Cập nhật nội dung chi tiết về Về Tam Ngãi Nhớ “Chị Út Tịch” mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Di ảnh của nữ AHLLVTND Nguyễn Thị Út (bà Út Tịch)
Người phụ nữ chân chất với câu nói đi vào lịch sử
Đường từ trung tâm huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh về đến khu tưởng niệm khoảng 5km nay đã được mở rộng rất khang trang. Hai bên đường là vô số hàng rào, cột cờ, vườn hoa thẳng tắp như để minh chứng sự hồi sinh của vùng đất có trên 80% người dân tộc Khmer từng hứng chịu nhiều bom đạn chiến tranh qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ.
Ông Thạch Then, ngụ xã Tam Ngãi kể, về cái xứ này nhắc đến câu nói bất hủ “Còn cái lai quần cũng đánh” và “ Nó đánh mình, mình đánh nó” thì hầu như ai cũng biết. Đó là sự biểu hiện ý chí bất khuất kiên cường của người phụ nữ Nam Bộ chân chất, mộc mạc nhưng lẫm liệt khí phách anh hùng. Người nói những câu nói đó là Nguyễn Thị Út mà mọi người dân nơi đây quen gọi cái tên rất thân thương “chị Út Tịch”.
Bà Kim Thy, 89 tuổi người xã Tam Ngãi kể lại, “tui với chị Út tuổi bằng nhau, hồi nhỏ còn chơi chung với nhau nữa. Chị Út Tịch có tánh khí như đàn ông, hễ nói là làm, gan dạ lắm. Hồi nhỏ chị rất cực, phải đi “ở đợ”, rồi đi theo Việt Minh, chị khiến cho tụi lính ngán cái xứ này lắm. Chị tên Út, còn chồng tên Tịch, người ta quen gọi theo tên chồng nên chị có cái tên Út Tịch là vậy đó…”.
Bà Nguyễn Thị Út, sinh ngày 19/4/1931 tại xã Tam Ngãi, quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh).
Từ bé, bà và hai chị của mình đã phải sống đời cơ cực, ở thuê cho địa chủ có tên Hàm Giỏi. Năm 12 tuổi, trong một lần bị bắt nạt, bà đã ném con dao chẻ cau vào tay vợ tên Hàm Giỏi, ném ớt bột vào mắt vợ Hội đồng Thanh (là con dâu Hàm Giỏi). Hành động ấy, khí chất ấy toát lên một tính cách anh hùng, không chịu cam phận của người con gái Tam Ngãi từ thời thơ ấu.
Khu tưởng niệm AHLLVTND Nguyễn Thị Út tại xã Tam Ngãi
Đôi vợ chồng đồng lòng diệt giặc
Theo tư liệu tại Khu tưởng niệm, đầu năm 1950, bà Nguyễn Thị Út xây dựng gia đình với ông Lâm Văn Tịch (người Khmer) cũng là chiến sĩ trong lực lượng vũ trang địa phương. Trong suốt quá trình chiến đấu đến lúc hy sinh năm 1968, bà đã lập nên nhiều chiến công oanh liệt. Cụ thể như chỉ huy giải thoát một lãnh đạo bị địch bắt giữ năm 1953 (trong trận này bà tiêu diệt tên quận trưởng Cầu Kè) và vận chuyển nhiều vũ khí cho cách mạng. Cũng trong năm 1953, bà chỉ huy trận đánh đồn Cây Châu (huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp). Năm 1954 bằng phương pháp binh vận khéo léo, bà tham gia chiếm đồn Tám Thế mà không phải nổ súng.
Chiến công nối tiếp chiến công, bà tiếp tục tham gia nhiều trận đánh lẫy lừng như trận đồn Chông Nô 2 và 3; bót Đường Trâu, bót Bà My, bót Thạnh Phú… Năm 1964, bà Nguyễn Thị Út được kết nạp vào Đảng. Tháng 4/1965, bà được cử đi dự Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua lực lượng vũ trang toàn miền. Tại Đại hội, bà được bầu là nữ Anh hùng lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, được tặng thưởng Huân chương chiến công giải phóng hạng Nhì với thành tích tham gia 23 trận lớn nhỏ cùng đơn vị diệt trên 200 giặc, thu 70 súng các loại và nhiều vũ khí khác. Năm 1968, bà hy sinh ở chiến trường Châu Đốc (nay thuộc tỉnh An Giang). Sau đó bà đã được phong tặng danh hiệu AHLLVTND. Riêng ông Lâm Văn Tịch được điều về Trà Vinh tiếp tục công tác và hy sinh năm 1974.
Để ghi nhớ, tôn vinh tấm gương của nữ AHLLVTND Nguyễn Thị Út, tỉnh Trà Vinh đã xây dựng khu tưởng niệm bà trên phần đất rộng khoảng 14.000m2 với các hạng mục chính bao gồm nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, nhà truyền thống; nhà hội thảo, nhà chiếu phim, đường giao thông, sân lễ, bãi xe… Thông qua các hiện vật, hình ảnh, tư liệu trưng bày, khách tham quan có dịp tìm hiểu về hoàn cảnh xuất thân, quá trình tham gia kháng chiến và nhất là quyết tâm đánh giặc bảo vệ xóm làng không gì lay chuyển được của một người phụ nữ bình dị, sinh ra và lớn lên ở một làng quê nghèo khó.
Khu tưởng niệm nữ anh hùng Nguyễn Thị Út là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các địa chỉ du lịch trên địa bàn huyện Cầu Kè – vùng đất được mệnh danh “Vương quốc Dừa sáp”, bao gồm Vạn Niên Phong Cung với Vu lan thắng hội, Nhà cổ Huỳnh Kỳ, khu du lịch sinh thái vườn cù lao Tân Qui…
Một lần được về quê hương Tam Ngãi thắp hương trước linh vị bà, chúng tôi cũng như nhiều du khách khác ngưỡng mộ trước tấm gương người liệt nữ anh hùng đã sống, chiến đấu góp phần giải phóng quê hương, làm rạng danh khí phách anh hùng của người phụ nữ Việt Nam: Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang.
Bài và ảnh: Phan Thị Anh Thư
Những Đứa Con Của Chị Út Tịch…
NTT: “Chị Út Tịch” được nhiều người biết đến qua truyện ký Người mẹ cầm súng và truyện ngắn Mẹ vắng nhà của nhà văn Nguyễn Thi (Nguyễn Ngọc Tấn) với câu nói nổi tiếng “Còn cái lai quần cũng đánh!”. Chị Út và nhà văn Nguyễn Thi đều hy sinh năm 1968 tại chiến trường và đều được phong Anh hùng lực lượng vũ trang. Truyện của Nguyễn Thi được đạo diễn Nguyễn Khánh Dư dựng thành phim năm 1979 và đoạt giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1980 và giải thưởng Lọ hoa pha lê tại Liên hoan phim quốc tế Karlovy Vary (Tiệp Khắc) năm 1980. Sau chiến tranh, 6 người con của chị Út và anh Tịch vẫn còn sống, nhưng ít người biết đến cuộc sống của họ. Và câu chuyện gặp lại những con cháu Út Tịch được tác giả Nguyễn Viễn Sự kể lại được đăng trên Tuổi Trẻ thật xúc động lòng người…
Những đứa con chị Út Tịch, 45 năm sau…
NGUYỄN VIỄN SỰ TT – 45 năm sau ngày chị Út Tịch – “người mẹ cầm súng” đất Tam Ngãi (Cầu Kè, Trà Vinh) – hi sinh, những đứa trẻ hồn nhiên, biết bảo ban nhau khi mẹ vắng nhà qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn Thi năm nào đã lớn lên, trưởng thành.
Chúng tôi tìm về miệt vườn Tam Ngãi, nơi đang có bốn trong sáu người con của vợ chồng chị Út Tịch sinh sống, để tìm hiểu tiếp câu chuyện Mẹ vắng nhà mà Nguyễn Thi đã thôi kể từ năm 1968 – năm chị Út hi sinh và cũng là năm nhà văn qua đời.
Trong căn nhà đối diện nghĩa trang liệt sĩ huyện Cầu Kè, nơi chị Út và anh Tịch (Lâm Văn Tịch, chồng chị Út) đang an nghỉ, một người đàn ông ngũ tuần, dáng người khắc khổ trò chuyện với chúng tôi.
Đó là Hiển “ngọng” – Lâm Thanh Hiển, cậu bé lủn củn với cái miệng “ngọng líu ngọng lô” trong tác phẩm của Nguyễn Thi.
“Sao ba không đón chị em mình?”
Đó là câu nói mà anh Hiển và người chị thứ sáu Kim Anh vẫn nhắc lại trong ngày giỗ, trong những dịp chị em sum họp. Câu nói ấy hai chị em từng thốt lên trong những ngày mòn mỏi chờ ba cuối năm 1975 ở Sài Gòn, khi vừa được đưa về từ miền Bắc.
Mấy tháng ròng, hai chị em cứ nhìn hết gia đình này đến gia đình khác đến đón những học sinh miền Nam trở về sum họp nhưng vẫn không thấy ba đến đón. Hai chị em đâu hay ba đã hi sinh từ năm 1974.
Lát cắt đẫm nước mắt ấy chỉ là một đoạn ngắn trong hành trình 45 năm vắng mẹ của những đứa con chị Út Tịch. Từ cuối năm 1965, vì yêu cầu công tác, mẹ Út dẫn các con về Gò Quao (Kiên Giang) dựng chòi sinh sống, còn ba Tịch cùng người chị thứ tư là Lâm Thị Mỹ Thanh vẫn ở lại Tam Ngãi.
Để rồi như một định mệnh, chị Út Tịch hi sinh ngay tại căn chòi ở Gò Quao trong lần sum vầy hiếm hoi, sau nhiều năm đàn con chia đôi ngả theo má, theo ba đi đánh giặc.
Đợt đó là tháng 11-1968, chị Út nghỉ công tác để sinh bé út (Lâm Thị Xuân Hồng), anh Tịch cắt phép qua thăm, cả nhà sum vầy chỉ còn thiếu mỗi Mỹ Thanh vẫn ở lại Tam Ngãi. Nhưng buổi sáng đó, khi bé Ba đang luộc hành cho má ăn dưỡng sinh, anh Tịch đang hâm lại cá kho cho bữa sáng của đàn con thì loạt bom B52 cắt ngay giữa chòi.
Chị Út chết ngay trong loạt bom đầu tiên đó, với một miểng bom làm bay mất chóp trán và cắt nát phần ngực trái. Vừa dứt loạt bom đầu, anh Tịch gom đàn con tính đưa xuống hầm bí mật thì một loạt bom nữa lại cắt xuống.
Lần này, người con gái thứ năm Lâm Thị Mỹ Tho gục ngay bên thi thể mẹ. Hiển lồm cồm bò dậy cũng bị một miểng bom cắt ngang bụng, lòi cả ruột ra ngoài.
Riêng bé út, mới sinh được 14 ngày, dù bị hơi bom quăng xa hơn chục mét, vùi trong đống cây lá nhưng nhờ có “mụ đỡ”, khóc ré lên và được ba đến moi lên, thoát chết.
Trận B52 oan nghiệt không chỉ bắt “người mẹ cầm súng” phải vắng nhà vĩnh viễn, mà từ đó những đứa trẻ con người mẹ ấy phải chia lìa mỗi người một phương. Hiển “ngọng” được ba đưa về Thứ 11 (nay thuộc huyện An Minh, Kiên Giang), rồi sau đó vô căn cứ R20 (Kiên Giang) năm 1970.
Năm 1971, Hiển lại về An Giang rồi được đưa qua Campuchia, theo đường Trường Sơn đi bộ ra đến miền Bắc vào cuối năm 1972.
Lúc này, người chị thứ sáu Kim Anh cũng được ra Hà Nội, nhưng hai chị em mỗi người đi theo một tuyến nên ra đến nơi mới mừng tủi gặp lại nhau kể từ sau ngày mẹ mất.
Chín người con còn lại sáu. Những người con còn lại của chị Út Tịch đứa ngược về Cần Thơ, đứa xuống Bạc Liêu, Cà Mau… cơm nhờ, bú thép trong những cơ sở cách mạng mà mấy chị em vẫn gọi là ông bà nội, ngoại. Tứ tán và bặt tin nhau cho tới ngày thống nhất.
Tiếp nối 45 năm mẹ vắng nhà
Làng quê Tam Ngãi giờ yên bình, xanh mướt cây trái từ nhà ra tới mé sông Hậu. Những người già ở Tam Ngãi cùng thời với chị Út thiệt thà nói rằng cái “vật đổi sao dời” lớn nhất của xứ này chính là con đường mang tên Nguyễn Thị Út (tên thật của chị Út Tịch) chạy cắt qua trước ngôi nhà của địa chủ Hàm Giỏi khi xưa.
Nơi đó, chị Út đã đi ở đợ “từ khi chưa biết mặc quần”. Biết nung nấu căm thù, đánh trả sự áp bức của nhà Hàm Giỏi với câu nói “nó đánh mình, mình đánh nó”, rồi được mấy chú, mấy cô “chấm” cho vô cách mạng.
Bầy con sáu đứa còn lại của chị Út, sau những tháng năm ly tán đã trở về đây. Bốn người dựng nhà ở Cầu Kè, chị Bé Ba và chị Kim Anh cũng ở Vĩnh Long ngay cạnh, có chuyện ới nhau cái là về Tam Ngãi.
Anh Lâm Thanh Hùng, người con thứ tám của chị Út Tịch, kể sau ngày hòa bình, mấy chị em phải gom nhau từ tứ xứ mới đủ mặt.
Trở về Tam Ngãi, không có nổi cục đất chọi chim, căn nhà với cây dừa cao, có dây trầu quấn quanh trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thi là ở nhờ người cậu họ.
Bởi vậy, mỗi người cứ chọn lấy một góc đất hoang cạnh những nơi ngày xưa ba má hay lại qua mà dựng chòi. Chị sáu Kim Anh dựng chòi sát khu mộ ông Hàm, em gái út Xuân Hồng cất nhà sát mé chùa Ông Bổn, anh Hùng về lại khu đất ruộng bên nội.
Còn anh Hiển dựng căn chòi hai tấm lá trên miếng đất hoang đối diện nghĩa trang liệt sĩ huyện Cầu Kè để tiện chăm sóc mộ phần ba má đã cất về đây.
Đời ba má đi đánh giặc, đời con lít nhít đi ăn nhờ, bú thép, cái ơn đó mấy đứa con nhà chị Út Tịch không ai nhắc mà tạc dạ.
Ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Cầu Kè, mộ phần của chị Út và hai anh hùng khác trong huyện được dành một góc riêng trang trọng, vừa được xây lại to đẹp đều nhau.
Tất cả đều do những đứa con của chị Út Tịch làm lấy. Anh Hùng nói: “Đất này đâu chỉ có má tôi là anh hùng, mình phải chăm lo cho các đồng đội của má như mấy cô bác năm nào từng lo cho chị em tôi”.
Anh Hiển kể sau ngày thống nhất, mấy chị em đã tổ chức nhiều chuyến xuôi ngược về miệt thứ ở Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau… tìm lại những ông bà nội, ông bà ngoại đã cưu mang sáu chị em.
Nhiều quá, không nhớ hết vì khi ở còn quá nhỏ, không tìm hết vì thời gian và chiến tranh, chỉ tìm được sáu gia đình, để lâu lâu mấy chị em và đám cháu lui tới nhận ông bà.
45 năm mẹ vắng nhà, những người con của chị Út Tịch nói những tháng ngày có mẹ, có cha trong trang sách của nhà văn Nguyễn Thi mãi mãi là một câu chuyện đẹp, một ký ức đẹp của cuộc đời mình.
Một ký ức đẹp có lẽ không chỉ của riêng những người con của chị Út Tịch mà cả những ai từng cắp sách đến trường, từng đọc những dòng văn dung dị về những tháng năm vắng nhà của người mẹ cầm súng.
Thuộc lòng từng chữ
Truyện ký Người mẹ cầm súng và truyện ngắn Mẹ vắng nhà được Nguyễn Thi viết lần lượt vào năm 1965 và 1966. Nhưng mãi đến năm 1977, lần đầu tiên những đứa con của chị Út Tịch mới được đọc tác phẩm viết về mẹ mình.
“Cả hai truyện có hơn trăm trang sách nhưng tôi đọc đến hơn một tháng mới xong. Lần đầu đọc được mấy trang tim đã quặn lại…” – anh Hiển kể về thời khắc “gặp lại” má Út, gặp lại chính mình và mấy chị em khi đọc tác phẩm của Nguyễn Thi.
Nhưng sau đó anh thuộc lòng từng chữ của tác phẩm. Ngồi nói chuyện với anh Hiển, đến đoạn nào cần trích dẫn từ tác phẩm anh đều có thể đọc vanh vách, nhớ từng dấu chấm câu.
Anh Hiển cũng là cố vấn nghệ thuật cho đoàn làm phim Mẹ vắng nhà của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư bấm máy vào năm 1979 tại huyện Long Hồ, tỉnh Cửu Long cũ (nay thuộc Vĩnh Long).
Suốt mấy tháng làm phim, cứ mỗi chiều sau khi quay xong về nơi ở tại công trường công nông Long Hồ, anh Hiển lại xem từng phân đoạn vừa quay và góp ý cho thật giống bối cảnh mẹ vắng nhà.
Phim đoạt giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1980 và giải thưởng Lọ hoa pha lê tại Liên hoan phim quốc tế Karlovy Vary (Tiệp Khắc) năm 1980.
*
“Còn cái lai quần cũng đánh”
Câu nói này của chị Út Tịch đã trở thành biểu tượng cho tinh thần bất khuất trong kháng chiến chống Mỹ của người dân miền Nam.
Chị sinh năm 1931, tham gia cách mang từ năm 12 tuổi với vai trò giao liên. Năm 1954, chị cùng chồng là anh Lâm Văn Tịch (người Khmer) không tập kết ra Bắc mà ở lại hoạt động binh vận, đánh nhiều trận, tuyên truyền vận động nhiều binh lính đối phương bỏ ngũ.
Năm 1965, chị Út Tịch được cử đi dự Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua lực lượng vũ trang toàn miền Nam tại Hà Nội, được gặp Bác Hồ và được bầu là Nữ anh hùng lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam.
Nhà văn Nguyễn Thi sinh năm 1928 ở Nam Định, tên khai sinh Nguyễn Hoàng Ca. Tuy nhiên, ông được biết đến nhiều nhất với tên Nguyễn Ngọc Tấn, cái tên được khắc lên bia mộ (thực chất là mộ gió khi hài cốt của ông vẫn chưa tìm được) tại nghĩa trang liệt sĩ chúng tôi
Năm 9 tuổi, ông phiêu bạt theo một gánh hát đồng ấu, rồi vào Sài Gòn năm 15 tuổi. Sau đó, ông tham gia cách mạng, vừa cầm súng chiến đấu vừa tham gia hoạt động văn nghệ.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc để công tác ở tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, đến năm 1962 tình nguyện trở về miền Nam chiến đấu.
Ông hi sinh ở mặt trận Sài Gòn trong cuộc tổng tấn công xuân Mậu Thân đợt hai vào ngày 24-5-1968. Năm 2000, Nguyễn Thi được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật và đến năm 2011 được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Nguồn: Tuổi Trẻ
Tam Sinh Tam Thế: Chẩm Thượng Thư
Anh Duy xin chào các độc giả SAOstar!. Duy may mắn được biết đến như hiện tượng mạng trong ca khúc Độ ta không độ nàng vào năm 2019. Và từ ca khúc đó đã làm thay đổi hướng đi về âm nhạc của Duy.
Dạo gần đây, Anh Duy đã say mê giai điệu của ca khúc Người bên gối – OST của bộ phim Tam sinh tam thế: Chẩm thượng thư đang trình chiếu độc quyền trên ứng dụng WeTV.
Bộ phim này đang là hiện tượng trên mạng xã hội, được nhiều người nhắc tên và theo dõi nên ngay chính Duy cũng tò mò tìm xem và ‘nghiện’ ngay lập tức. Chính vì thế, Anh Duy cũng vừa cover bản nhạc phim Người bên gối để rồi sau đó lại tiếp tục hát Duyên tự thư.
Cơ duyên nào đã đẩy đưa Anh Duy đến với phiên bản Việt của OST Tam sinh tam thế: Chẩm thượng thư?
Trước tiên Duy cũng là fan của thể loại phim tiên hiệp. Nhất là series Tam sinh tam thế. Thế nên ngay khi Tam sinh tam thế: Chẩm thượng thư được WeTV cho ra mắt ở Việt Nam.
Ở các phân cảnh tình cảm, nhạc phim làm tăng them xúc cảm cho người xem, thậm chí Duy còn nổi da gà vì OST và có lúc còn rơi nước mắt khi xem. Vì lẽ đó, một ý nghĩ thôi thúc Duy cover lại bài hát Người bên gối.
Đối với Độ ta không độ nàng, đây là một ca khúc không mấy quen thuộc ở Việt Nam. Nhưng đến OST Tam sinh tam thế: Chẩm thượng thư, bài hát lại phổ biến với các fan của phim. Anh Duy có những nỗi lo hay áp lực gì khi thể hiện phiên bản Việt?
Thật ra là rất áp lực vì dù bản thân Duy cũng đã có nhiều ca khúc cover nhạc Phim thành công (Hoa thiên cốt, Tây Du Ký,…) nhưng lần với ca khúc người bên gối do ca sĩ Hồ Ngạn Bân trình bày.
Anh Duy nghĩ, điều gì khiến cho những ca khúc nhạc phim của Trung Quốc chạm đến trái tim của khán giả, kể cả khi ta Việt hóa lời bài hát?
Duy nghĩ là để chạm được đến tim của khán giả. Ngoài giai điệu ca khúc bắt tai ra thì nội dung của phim ít nhiều phải thể hiện qua lời bài hát thì mới có thể truyền tải được tình cảm cho người nghe.
Và hơn ai hết, khán giả họ đã xem qua bộ phim và đã ghi nhớ các thuật ngữ ấy. Thế nên nếu trong ca khúc có nhắc tới 1 tình tiết, 1 địa danh hoặc 1 câu thoại thì nhất định sẽ gợi đến tình cảm cho người nghe.
Giống với chuyện tình của Đông Hoa và Phượng Cửu trong Tam sinh tam thế: Chẩm thượng thư vậy. Cuộc tình ngang trái, ngược nhau thê thảm.
Thế nên câu kết bài hát Duy thể hiện điều đó khi nhấn nhá “yêu là sai là những trái ngang quấn quanh đời ta”. Duy tin là nó sẽ làm cho cảm xúc của nhiều người lắng đọng rất nhiều.
Đối với bản nhạc OST của Tam sinh tam thế: Chẩm thượng thư, điều gì khiến Anh Duy ấn tượng nhất? Bạn có muốn thử sức viết những giai điệu nhạc tương đồng với Độ ta không độ nàng hay bản OST này không?
Vẫn là giai điệu của ca khúc này khiến Duy cảm thấy ấn tượng nhất. Đoạn điệp khúc cao trào khiến tiết tấu làm cho người nghe cảm thấy thích thú hơn. Nên Duy tin là hầu như người nghe sẽ chú ý và ấn tượng ở đoạn điệp khúc.
Về câu chuyện bản quyền, trước đó Độ ta không độ nàng gặp rắc rối khi có 1 bên thứ ba mua bản quyền ca khúc này và ảnh hưởng đến bản cover của Anh Duy. Bạn đã làm việc với nhà sản xuất Tam sinh tam thế: Chẩm thượng thư cũng như đơn vị nắm giữ bản quyền ca khúc này thế nào để đảm bảo quyền lợi cho mình trong lần này?
Về ca khúc Tam sinh tam thế: Chẩm thượng thư lần này Duy có làm việc với WeTV và WeTV cũng đã hỗ trợ Duy trong việc gỡ bản quyền hình ảnh cũng như cho phép sử dụng bài hát để lưu hành trên youtube và cả mạng xã hội Facebook. WeTV làm việc rất chuyên nghiệp nên Duy rất yên tâm khi thực hiện phiên bản lời Việt cho các ca khúc này.
Sau tác phẩm Độ ta không độ nàng thì Duy không theo hướng cover hoàn toàn như trước. Mà vẫn đan xen những ca khúc đã sáng tác như tác phẩm Tương ngộ tam giới, Cổ Loa thương tâm khúc,… và gần nhất là cuối tháng 3 này Duy và ekip sẽ ra mắt dự án 1 ca khúc về Phật Giáo mang giai điệu trẻ với tiết tấu có 1 chút R&B để giúp các bạn trẻ dễ tiếp cận hơn. Đây cũng là MV phía bên Duy chỉnh chu hơn và cũng là nhạc do phía bên Duy đặt nhạc sĩ Hy Di sáng tác riêng.
Liệu rằng Anh Duy có muốn “trẻ hóa” dòng nhạc của mình, theo đuổi các thể loại nhạc trẻ như Pop, Ballad, RnB như nhiều ca sĩ trên thị trường VPOP hiện nay? Nếu có, ai là hình mẫu mà bạn muốn hướng đến?
Chắc chắn là sẽ có rồi. Sau khi ra mắt các tác phẩm về Phật Giáo, Duy vẫn sẽ theo đuổi dòng nhạc trẻ để phù hợp với thị hiếu của khán giả hiện nay. Nhưng vẫn sẽ giữ những nét đặc trưng của dòng nhạc cổ phong mà trước giờ Duy vẫn thể hiện. Như câu từ thay vì dùng anh em thì thay bằng ta và nàng là một ví dụ.
Hình tượng mà Duy vẫn hướng đến là anh Đan Trường. Cho nên rất nhiều khán giả nhận thấy giọng hát của Duy rất giống anh ta. Vì ngày trước Duy rất hay nghe nhạc của anh ta. Nên ít nhiều giọng hát cũng khá giống là vậy.
Một câu hỏi mà nhiều người rất quan tâm đối với các nghệ sĩ hoạt động nhiều trên Youtube: Nguồn thu từ đâu giúp Anh Duy duy trì niềm đam mê âm nhạc của mình, khi bạn đã lựa chọn một hướng đi “khác người”?
“Thị trường ngách” có thể hơi “khác người”, nhưng nó vẫn là một nhu cầu không nhỏ trong thực tế. Và cũng vì ít ai dám bước đi mạo hiểm nên thành ra Duy lại may mắn tiên phong đi đầu. (Cười)
Tải ngay WeTV và thưởng thức Tam sinh tam thế: Chẩm thượng thư cũng như nhạc phim cảm động lòng người tại: https://lihi.one/mRH9E
Đặc Sản Quảng Ngãi Qua Ca Dao
Đặc sản Quảng Ngãi qua ca dao – tục ngữ (Quê Hương Tôi)
Hình ảnh này là dòng Sông Trà Khúc vào mùa hè và Ngọn Núi Ấn. Trên Ngọn Núi này có Chùa Thiên Ấn nỗi tiếng nhất ở Quảng Ngãi và có Mộ của cụ Huỳnh Thúc Kháng. Trên tuyến đường này sẽ đi đến được Khu Chứng Tích Sơn Mỹ – Bãi Biển Mỹ Khê thuộc huyện Sơn Tịnh.
Chim mía Xuân Phổ Cá Bống Sông Trà Kẹo Gương Thu Xà Mạch Nha Mộ Đức
Chỉ bốn câu vỏn vên 16 chữ, người bình dân đã giới thiệu được cả bốn ăn đặt sản nỗi tiếng của Quảng Ngãi, gắn nó với những địa danh tiêu biểu. Về đặc sản cá bống Sông Trà, có thể kể đến những câu ca dao khác, như:
Phải đâu chàng nói mà xiêu Tại con cá bống tại niêu nước chè.
Nước chè lá Minh Long sắc đặc phải nói là rất ngon sau mỗi bữa cơm, nhất là bữa cơm có cá bống Sông Trà kho tiêu. Dân gian đã mượn chuyện tình duyên đôi lứa để làm cái “đòn bẩy” để bật lên sức hấp dẫn. Cũng với kiểu như vậy, với Don, một đặc sản bình dân, lại có câu:
Con gái còn son Không bằng tô don Vạn Tường.
Nghèo thì nghèo, nợ thì nợ Cũng kiếm cho được con vợ bán don Mai sau nó chết cũng còn cặp ui
Quảng Ngãi là xứ mía đường, nên dễ hiểu ca dao cũng đề cập đến đường mía đặc sản.
Ở đây mía ngọt đường nhiều Tìm trai xứ Quảng mà yêu cho rồi
Nước mía trong cũng chẳng thành đường Anh thương em thì anh biết chớ thói thường ai hay
Cùng cần biết xưa kia có nơi đặt ra lệ phạt người bẻ trộm mía để ăn, nên mới có cái hoạt cảnh khôi hài này.
Mía ngọt tận đọt Heo béo tận lông Cổ thời mang gông Tay cầm lóng mía Vừa đi vừa hít Cái đít sưng vù
Chuyện mía lan sang chuyện đường với nhiều loại đường đặt sản như đường cát:
“Thiếp gửi cho chàng, một cục đàng rim, một tiềm đường cát”,
Bậu về nhớ ghé Ba La, mua cân đường phổi cho ta với mình”.
Bên cạnh Mạch nha, đường phổi còn có đường phèn:
“Thơm ngon như món mạch nha, Ngọt qua đường phổi, thơm qua đường phèn…”
Cũng có thể kể ngoài đảo Lý Sơn còn có bánh ít lá gai nổi tiếng:
“Muốn ăn bánh ít lá gai, lấy chống hải đảo sợ dài đường ghe.
Quế
Ở rừng thì có đặc sản quế Quảng nỗi tiếng ở Trà Bồng, song lại gắn với ý niệm xa xôi, cách trở:
“Lựu tìm đào, đào chẳng tìm lê, lên non tìm quế, quế vế rừng xanh”.
Quế Trà Bồng cũng vang danh không kém gì mía đường:
Ai về Quảng Ngãi Cho tui gởi ít tiền Mua dùm miếng quế lâu niên Đêm về trị bệnh khỏi phiền bà con.
Don
Don là đặc sản của vùng sông Trà (Quảng Ngãi). Món này có thể ăn với bánh tráng, hoặc xào với hành xúc bánh tráng nướng; ăn kèm ớt xanh, tiêu hành rất dậy vị.
Khi có dịp qua địa phận Quảng Ngãi, ngang sông Trà Khúc và đặc biệt, qua thôn Vạn Tượng, xã Tư Bình, Sơn Tịnh… làm sao bạn không bị hút tầm mắt vào những tấm biển mộc mạc bên đường: Don.
Don họ nhuyễn thể hai mảnh, vỏ nửa đen nhạt nửa vàng lợt, hình quả trám, to bằng móng tay út người lớn, dài hơn một phân. Vỏ thường mỏng hơn các loài ốc khác, hai mảnh vỏ chụm vào nhau, ở phía trên mỏng hơn dưới bụng. Ruột don màu phổi bò, pha màu vàng và có những tua hồng bao quanh. Don nằm sâu dưới cát (khoảng 5 phân), mỗi năm chỉ nổi lên một lần, với mực nước ngập khoảng một mét. Cứ từ tháng giêng âm lịch đến cuối mùa hạ, người dân miền đông Quảng Ngãi, nơi con sông Trà đổ ra biển (cửa Đại Cổ Lũy) lại rủ nhau đi nhủi (cào, bắt) don. Thật lạ kỳ, don chỉ sinh ra nơi nước “chè hai” (nước lợ, nước cửa biển), và cũng chỉ có thôn Vạn Tượng là nhiều và ngon nhất.
Khi nhủi don về, người ta loại bỏ hết rong rêu và các loại ốc hến khác, rồi đem ngâm với nước vo gạo khoảng nửa ngày. Đun sẵn một nồi nước hâm hẩm, một ui nước thì bốn bát don vỏ, thêm một chút muối sống (muối hột). Khi nước sôi bùng lên thì dùng đũa bếp khuấy mạnh và đều cho don há miệng, nhả tất cả chất ngọt làm cho nước don có mùi vị. Gạn nước luộc để riêng, ruột don đãi sạch vỏ. Cho don và nước luộc vào đun sôi một lần nữa. Chuẩn bị các gia vị như ớt xanh, tiêu xay, tỏi, hành, rau thơm…
Khi ăn, người ta thường húp cả nước lẫn ruột, và ăn kèm bánh tráng gạo. Bánh tráng cũng có hai loại, hoặc nướng để bẻ miếng nhỏ bỏ vào ăn kèm, hoặc bánh tráng một hai nắng, xé nhỏ như sợi mì Quảng, cho một vắt nhỏ vào tô và chan nước. Một tô don chỉ có một muỗng nhỏ ruột, châm một tí nước mắm nguyên chất và rau thơm, hành lá… là có thể thưởng thức một thứ kỳ tuyệt, lạ lùng. Don ngon không phải vì cầu kỳ, đắt tiền, hay vì gắn kết với một kỷ niệm xưa… mà ngon vì thế đất, vì con nước “chè hai” đã làm cho nó ngọt lạ ngọt lùng. Ngoài ra, don còn được xào khô với hành lá xúc bánh tráng nướng, nấu canh với dưa hồng hay nấu cháo với mè…
Một chút chua chát, người dân kể chuyện tình lắt léo trắc trở do không môn đăng hộ đối mà vô hình trung lại giới thiệu được cái giá trị của đặc sản mắm nhum:
Sớm mai anh ngủ dậy Anh súc miệng Anh rửa mặt Anh xách cái rựa quéo Anh lên hòn núi Quẹo Anh đốn cây củi còng queo Anh than với em cha mẹ anh nghèo Đôi đũa tre yếu ớt không dám quèo con mắm nhum.
Mắm Nhum
Nhum sống ở những gành đá ven bờ biển từ Bình Định đến Quảng Ngãi. Thịt nhum có thể kho để ăn cơm, trộn trứng chưng cách thủỵ.., nhưng ngon nhất là làm mắm. Mắm nhum sền sệt, mầu đỏ đục, thơm lựng, từng là đặc sản tiến vua xưa của người dân Quảng Ngãi.
Nhum là một động vật thuộc loại nhuyễn thể, có họ hàng với trai, sò; sống ở những gành đá ven bờ biển nước ấm, lẫn trong rong rêu.
Khi nhỏ, con nhum tựa trái chôm chôm, mầu đen thẫm. Khi lớn có hình tròn dẹt, đường kính khoảng 8 – 10cm; dày 3 – 4cm. Có thể nhận ra chúng trong đám rong rêu vì thân nhum có nhiều gai, giương ra khỏi lớp vỏ để tự vệ.
Vùng biển có nhiều nhum kép kéo dài từ vĩ Phú Quốc đến Quảng Ngãi, nhiều nhất là ở các gành đá ven biển và hải đảo gần bờ từ Hoài Nhơn (Bình Định) đến Dung Quất, cù lao Lý Sơn (Quảng Ngãi). Mùa sinh sản của nhum và cũng là mùa đánh bắt chúng, bắt đầu từ tiết xuân phân và kết thúc vào tiết lập thu.
Người tìm nhum lặn theo các gành đá. Khi thấy nhum, họ dùng chiếc móc sắt giật khẽ chúng về phía mình, rồi nhặt bỏ vào bao. Cái khó là không được khua động mạnh, nếu không nhum sẽ “bắn gai” vào tay người rồi bám chặt vào vách đá.
Bắt nhum về, người ta rửa sạch rong rêu rồi dùng một thanh tre mảnh nạo thịt ra khỏi vỏ. Thịt nhum kết thành 5 hoặc 8 múi, mầu hồng phớt, có thể kho để ăn cơm, hoặc trộn vào trứng để chưng cách thủy, tráng chả. Tuy nhiên ngon nhất là đem làm mắm, món mắm nhum độc đáo, đậm đà hương vị biển. Nhum có nhiều loại, nhưng chỉ có “nhum ta” nhỏ, thịt chắc, mầu đỏ thẫm ngả sang đen mới có thể dùng làm mắm. Nhum ta sống nhiều ở ven biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) và một ít ở Hoài Nhơn (Bình Định) nên mắm nhum là đặc sản của cư dân hai bên mỏm biển vùng này.
Để làm mắm, người ta cho thịt nhum vào chum sành, rắc một ít muối hạt lên trên, rồi đem vùi vào bếp tro hoặc “giang” ngoài nắng từ 10 đến 15 ngày. Mắm nhum chín, sền sệt, mầu đỏ đục như mắm sò Hải Vân, thơm rưng rức. Mặn, chua, ngọt lẫn vào trong hương vị riêng của thịt nhum, tạo thành một thứ mắm đầy quyến rũ. Mắm nhum ăn với bún tươi rất ngon. Nhưng ngon nhất là chấm thịt heo ba rọi kèm rau sống cuốn bánh tráng.
Sản lượng nhum đánh bắt không nhiều, nhum ta – nguyên liệu để làm mắm – lại càng ít. Người ta làm mắm nhum chỉ để dùng trong gia đình và làm quà cho người thân, bạn bè. Lượng mắm nhum bán ra rất ít ỏi và thường chỉ dành cho khách đã đặt từ trước.
Dưới triều Nguyễn, mắm nhum là một trong những sản vật tiến vua hằng năm. Đại Nam nhất thống chí – quyển 8 (tỉnh Quảng Ngãi) mục thổ sản, chép: “Mắm nhum – sản vật ở các đảo ngoài biển, khoảng đời Minh Mạng đặt “hộ” mắm nhum 5 người, mỗi năm phải nộp 12 cân mắm…” Nghĩa Sâm (sâm miền núi Quảng Ngãi nay đã tuyệt giống) và mắm nhum là hai thổ sản ở Quảng Ngãi triều đình đặt “hộ” và bắt buộc phải cống bằng vật, không được dùng tiền để thay.
Vì lẽ này, mắm nhum còn được gọi là “mắm tiền”.
Xứ Quảng cũng như các nơi khác của “Miền Trung xứ dân gầy” luôn luôn phải đối đầu với thiên tai bão lụt ít nhất cũng 5 tháng trong một năm:
Tháng bảy nước nhảy vô bờ
hoặc
Ông tha mà bà chẳng tha Đồng kia chưa ráo đã lụt hăm ba tháng mười
(Trích đăng từ nhiều nguồn)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Về Tam Ngãi Nhớ “Chị Út Tịch” trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!