Cập nhật nội dung chi tiết về Văn Xuôi Các Nhà Văn Nữ Thế Hệ Sau 1975 Nhìn Từ Diễn Ngôn Giới mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
VHSG- Trong tiến trình văn học Việt Nam, ở những giai đoạn trước, sự có mặt của nữ giới không chiếm ưu thế. Những năm 60 thế kỉ XX, một số cây bút nữ đã khẳng định vị thế trên văn đàn nhưng chưa thành một lực lượng chủ yếu. Đặc biệt, ở bộ phận văn học miền Nam, đội ngũ nhà văn nữ bắt đầu gây ấn tượng ở số lượng cũng như chất lượng. Sau 1975, và nhất là sau 1986, bên cạnh những tác phẩm của nam giới, vẫn tồn tại một mảng văn học nữ, mang đến một sức sống mới, với những cảm xúc mới mẻ bằng sự mẫn cảm nữ giới. Sự lên tiếng của những người viết văn nữ làm nên một diện mạo khác, riêng so với nam giới.
1. Sự lên tiếng của nữ giới
Trong tiến trình văn học Việt Nam, ở những giai đoạn trước, sự có mặt của nữ giới không chiếm ưu thế. Những năm 60 thế kỉ XX, một số cây bút nữ đã khẳng định vị thế trên văn đàn nhưng chưa thành một lực lượng chủ yếu. Đặc biệt, ở bộ phận văn học miền Nam, đội ngũ nhà văn nữ bắt đầu gây ấn tượng ở số lượng cũng như chất lượng. Sau 1975, và nhất là sau 1986, bên cạnh những tác phẩm của nam giới, vẫn tồn tại một mảng văn học nữ, mang đến một sức sống mới, với những cảm xúc mới mẻ bằng sự mẫn cảm nữ giới. Sự lên tiếng của những người viết văn nữ làm nên một diện mạo khác, riêng so với nam giới. Ngoài thế hệ các nhà văn trưởng thành từ giai đoạn chống Mỹ từng bước thay đổi cách viết như Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Ngọc Tú,… một thế hệ mới ra đời, đóng dấu ấn cá nhân bằng những tác phẩm được đông đảo bạn đọc đón nhận. Cho đến nay, sau 40 năm thống nhất đất nước, sau 30 năm đổi mới, đã có thêm ngày càng nhiều những nhà văn “tên tuổi”, như Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Ấm, Y Ban, Dạ Ngân, Phan Thị Vàng Anh,… góp phần khẳng định một thế hệ nhà văn cầm bút và trưởng thành từ sau 1975. Không có nhiều tuyên ngôn, song bằng những trang viết lặng thầm, bền bỉ, bằng số lượng tác phẩm được bạn đọc đón nhận và… thừa nhận, các nhà văn nữ thế hệ trưởng thành sau 1975 đã góp phần không nhỏ trong sự chuyển đổi văn học.
Sau 1975, số lượng các nhà văn nữ ngày càng nhiều. Tiếng nói nữ giới trong văn chương có khi còn “trấn áp” cả tiếng nói của nam giới (tiếng nói của nhà văn nam, của nhân vật nam). Ban đầu, cũng có không ít ý kiến cho rằng văn chương phụ nữ, chuyện của phụ nữ,… chẳng bao giờ có tầm, một khi họ ít quan tâm về… đại sự. Song, cuộc sống không chỉ được dệt nên bởi các đại tự sự; và hơi thở của cuộc sống lại thường nằm ở những chi tiết, những câu chuyện nhỏ nhất mà chỉ trái tim nhạy cảm của phụ nữ mới có thể phát hiện, trân quý và níu giữ. Về sau, cùng với những thay đổi của xã hội trong quan niệm về chức năng, nhiệm vụ của văn chương; cùng với những đòi hỏi khác của độc giả về văn học như một loại hình giải trí, các câu chuyện của phụ nữ, gắn với phụ nữ,… ngày càng được chú ý. Chuyện thường ngày, chuyện tình yêu, hôn nhân, chuyện tủn mủn, và những vấn đề nhức nhối của xã hội,… đĩnh đạc bước vào các trang văn phụ nữ và trở thành những câu chuyện không chỉ của phụ nữ. Tiếng nói của giới nữ trong văn học khiến độc giả phải nghĩ khác về một bộ phận văn học nữ. Không còn đi bên lề, văn xuôi nữ dần sóng đôi với văn xuôi của các nhà văn nam giới, cùng làm nên một diện mạo nói chung của văn xuôi sau 1975. Và nếu xem sự vận động của văn xuôi 30 năm đổi mới như một đồ thị hình sin, không phải không có những thời kì, xếp quanh vị trí đỉnh, vị trí cực đại là các cây bút nữ… Có thể nói, đã có một diễn ngôn của giới nữ trong văn xuôi thế hệ nhà văn sau 1975.
Đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, văn đàn Việt Nam xôn xao bởi sự xuất hiện của nhiều cây bút nữ mới, đặc biệt ở lĩnh vực truyện ngắn. Phạm Thị Hoài gây ấn tượng với tiểu thuyết Thiên sứ và tập truyện ngắn Mê lộ. Y Ban khẳng định ngay tên tuổi với truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ – giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1989 – 1990), và tập truyện Người đàn bà có ma lực – giải nhì cuộc thi viết về Hà Nội của NXB Hà Nội năm 1993). Sau một vài truyện ngắn gây tiếng vang, Võ Thị Hảo trở thành một tên tuổi kể từ tập truyện Biển cứu rỗi. Tiếp ngay đó, Nguyễn Thị Thu Huệ với mỗi năm mỗi tập truyện Cát đợi, Hậu thiên đường, Phù thủy, và gần đây là Thành phố đi vắng (giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2012), thể hiện sức bền và không ngừng đổi mới cách viết của nhà văn… Với những tác phẩm xuất bản rải rác từ giữa những năm 80, Lý Lan, Dạ Ngân, Bích Ngân,… đã bền bỉ xác lập chỗ đứng sau ba thập kỉ sáng tác không ngừng nghỉ ở nhiều thể loại. Hơn kém nhau chừng nửa thập kỉ, xuất bản trước sau cũng chừng nửa thập kỉ, Trần Thùy Mai, Võ Thị Xuân Hà, Trần Thanh Hà, Phan Thị Vàng Anh,… cùng tạo dấu ấn khi còn khá trẻ và cùng làm nóng văn đàn với rất nhiều tập truyện ngắn ở thập niên 90 của thế kỉ XX.
Đáng mừng là trong 15 năm đầu thế kỉ XXI, những cái tên từng lạ lẫm, mới mẻ ấy không chỉ trở nên rất quen thuộc mà tiếp tục buộc độc giả phải nhắc tên. Một số tác giả đã thử nghiệm ở tiểu thuyết, tản văn và có những thành công mới: Võ Thị Hảo, Y Ban, Lý Lan, Dạ Ngân, Thùy Dương, Võ Thị Xuân Hà, Trần Thanh Hà, Phan Thị Vàng Anh,…. Văn xuôi nữ đầu thế kỉ XXI còn được tiếp sức bởi một số nhà văn nữ thế hệ sau 1975 sống và viết ở hải ngoại như Thuận, Đoàn Minh Phượng,… với nhiều tác phẩm lần đầu được xuất bản ở trong nước. Những tên tuổi, những phong cách nghệ thuật đã hình thành một dòng văn nữ trong văn học Việt Nam 30 năm đổi mới. Và để có được những thành tựu không nhỏ ấy, các nhà văn nữ đã luôn “rút ruột” sáng tác cho chính mình, cho giới mình, với tâm niệm: “Luôn ước muốn sáng tạo một nền văn học cho chính mình (a literature of your own). Cho chính mình? Tức là cho thời đại mình”[1].
Bàn về các thế hệ những nhà văn nữ, nhà văn Văn Giá cho rằng, nhìn vào những đóng góp của nhà văn nữ ở nước ta, thì thời nào cũng có những đỉnh cao, cái tôi trong văn học nữ hôm nay là cái tôi đa diện, đa ngã[2]. Trong xu thế hội nhập văn học toàn cầu, thế hệ nhà văn nữ sau 1975 không tỏ ra thụ động. Một số tác giả nữ đã đạt giải thưởng ở nước ngoài. Trong bộ sách Phái đẹp – Cuộc đời & Cây bút, tập 1, ghi lại 43 chân dung nhà văn nữ nhiều thế hệ (vẫn còn một số nhà văn chưa được điểm diện) chỉ có Nguyễn Ngọc Tư (2008) được trao Giải thưởng Văn học ASEAN (nhà văn nữ duy nhất trong số 17 nhà văn được giải thưởng từ 1996-2013).
2. Từ ý thức giới đến tinh thần nữ quyền
Ý thức giới (Gender awareness) là khái niệm chỉ mức độ kiến thức và sự hiểu biết về khác biệt trong vai trò và mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới. Ý thức giới được đề cập nhiều ở phương diện xã hội học, xuất phát từ nỗ lực đem lại bình đẳng giới, bảo vệ giới nữ trước những định kiến xã hội, những quan niệm truyền thống vốn coi thường phụ nữ, mặc định phụ nữ phải yếu kém hơn nam giới. Dĩ nhiên, phụ nữ có giới tính riêng – giới tính nữ, phân biệt với giới tính nam. Song khái niệm “nữ tính” vốn do đàn ông gán cho phụ nữ để chỉ những đặc điểm về mặt xã hội (thay vì những đặc điểm thuộc về bản tính, giới tính), từ đó quan niệm phụ nữ là yếu kém (yếu đuối), phụ thuộc,… chỉ là kết quả của ý thức hệ nam quyền kéo dài qua nhiều thế kỉ. Và với cách nhìn lấy nam giới là trung tâm, người nữ đã bị biến thành… phụ nữ. Nói như Simone de Beauvoir trong câu nói nổi tiếng toàn thế giới: “Người ta không phải sinh ra là phụ nữ, mà trở thành phụ nữ”.
Ở Việt Nam, các nhà văn nữ, đặc biệt là thế hệ sau 1975, cũng là những người đưa ý thức giới từ đời sống vào văn học, và ngược lại, bằng văn học, nâng cao những nhận thức về giới. Các nhận thức về việc phụ nữ phải được xem là một nửa dân số, phụ nữ được quyền tham gia và quyết định ở mọi phương diện đời sống, phụ nữ phải được bảo vệ và bồi dưỡng, đào tạo, phụ nữ phải được tự do trong khẳng định bản ngã, tự do trong tình dục,… đã được nhiều nhà văn nữ công khai lên tiếng, giúp cho cả hai giới nam và nữ nhận biết sự khác biệt giới tính cũng như những đòi hỏi bức thiếtvề bình đẳng giới. Không đến mức phủ định hoàn toàn cách nhìn nhận của nam giới về phụ nữ như nhà văn, nhà triết học mang tư tưởng nữ quyền người Pháp François Poulain de la Barre (1647-1723) cho rằng: “Tất cả những gì được những người đàn ông viết về phụ nữ đều phải được xem xét với sự nghi ngờ, bởi vì họ vừa là quan tòa vừa là bè phái”[4]; song các nhà văn nữ thế hệ sau 1975 ở Việt Nam đã chứng minh rằng, nhờ có họ, xã hội Việt Nam đã có những cách nhìn khác hơn về phụ nữ so với trước. Phụ nữ trong trang viết của các nhà văn nữ, phụ nữ của đất nước Việt Nam thời hậu chiến, thời đổi mới, đã ý thức hơn về bản thân, về giới tính của chính mình. Và từ những thức tỉnh giới tính ấy, trong nhiều tác phẩm, tiếng nói nữ giới (tiếng nói của nhà văn nữ, của nhân vật nữ, của tự thân những câu chuyện về phụ nữ…) đã trở thành những diễn ngôn mang đậm tinh thần nữ quyền.
Kể từ sau 1975, chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại xuất hiện nhiều đến thế những tác phẩm văn học mang đậm ý thức giới tính. Nhiều tác phẩm đã công khai “danh tính” của giới nữ ngay từ nhan đề: Hành trang của người đàn bà Âu Lạc (Võ Thị Hảo), Người đàn bà ám khói (Nguyễn Thị Thu Huệ), Người đàn bà bí ẩn (Phạm Thị Ngọc Liên), Người đàn bà bơi trên sóng (Bích Ngân), Người đàn bà kể chuyện, Tiểu thuyết đàn bà, Ba người đàn bà (Lý Lan), Đàn bà xấu thì không có quà, I am đàn bà, Người đàn bà có ma lực (Y Ban), Trên mái nhà người phụ nữ, Gánh đàn bà (Dạ Ngân),… Nhiều tiêu đề tác phẩm chứa đựng những kí hiệu “ám chỉ” về chuyện của giới nữ: Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Xuân Từ Chiều (Y Ban); Nàng tiên xanh xao, Hồn trinh nữ, Góa phụ đen (Võ Thị Hảo), Thiếu phụ chưa chồng (Nguyễn Thị Thu Huệ), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Chuyện của con gái người hát rong (Võ Thị Xuân Hà), Gái một con (Trần Thanh Hà), Thần nữ đi chân không (Trần Thùy Mai),… Đa dạng về phong cách, thể loại, những người đàn bà viết thế hệ sau 1975 đã đi từ những diễn ngôn cá nhân đến những diễn ngôn của giới, biến những ý thức về giới trong xã hội thành những “tuyên bố” của giới nữ thông qua những câu chuyện trải nghiệm giới tính trong văn chương. Đó là thân phận phụ nữ với những bi kịch, những nỗi đau bởi chiến tranh trong các tác phẩm Trong nước giá lạnh (Võ Thị Xuân Hà), Thế giới xô lệch (Bích Ngân), Tiểu thuyết đàn bà (Lý Lan),… Đó là những mặc cảm sinh lí, mặc cảm giới tính trước những định kiến “nam quyền” của xã hội trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Người đàn bà có ma lực (Y Ban), Hậu thiên đường, Thiếu phụ chưa chồng (Nguyễn Thị Thu Huệ), Hồn trinh nữ, Người sót lại của rừng cười (Võ Thị Hảo), Thập tự hoa, Trăng nơi đáy giếng (Trần Thùy Mai) hay Mưa ở kiếp sau (Đoàn Minh Phượng), Paris 11 tháng 8 (Thuận),…
Với lối viết “tự ăn mình”, nhân vật trong văn xuôi nữ chính là sự hóa thân của chủ thể nữ giới. Ý thức giới thể hiện rõ ở phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất, nhân vật tôi/đàn bà/người kể chuyện kể chuyện mình, chuyện giới mình, chuyện thế sự,… qua trường nhìn phụ nữ. Về phương diện này, các nhà văn nữ thường chọn hình thức tự thuật. Điểm nhìn của chuyện/truyện hầu hết đều là điểm nhìn bên trong. Nhân vật và người kể chuyện cũng thường đồng nhất, xưng tôi để kể những chuyện chỉ riêng tôi mới biết (chuyện trinh tiết, chuyện trở thành đàn bà, chuyện ngoại tình, chuyện chối bỏ bản năng làm mẹ,…). Những bí ẩn giới tính trong nhiều trang văn nữ giới trở thành những sự chia sẻ, trải lòng. Tôi chỉ sống để đi tìm những bí ẩn của các số phận đàn bà trong gia đình tôi là câu chuyện của Tôi – Mai Chi trong Mưa ở kiếp sau (Đoàn Minh Phượng). Tôi, “cái giống lạc loài”, không đủ dũng khí để bảo vệ hài nhi trong bụng – cũng là “cái giống lạc loài” của tình yêu… lại là một câu chuyện giới tính khác được lồng ghép khéo léo qua hình thức kể chuyện bằng thư độc đáo Bức thư gửi mẹ Âu Cơ (Y Ban). Tôi, người phụ nữ đã đi qua nhiều khúc đoạn của cuộc đời, đã từng bay lên thiên đường và rơi xuống bởi gánh đàn bà trên vai,… cũng là những chia sẻ đằm thắm trong một tản văn của Dạ Ngân (Gánh đàn bà),… Dưới hình thức tự sự như một lời độc thoại, song lại luôn đặt vấn đề để đối thoại với chính mình, giới mình; đối thoại với nửa còn lại của thế giới… truyện ngắn, tiểu thuyết tự thuật và tản văn nữ sau 1975 đã đem “chuyện” của giới nữ đến gần hơn với công chúng. Nhiều tác phẩm có sự đánh tráo ngôi kể, người kể chuyện tôi/ đàn ông/ hoặc ẩn sau một gương mặt phụ nữ khác (truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, tiểu thuyết Võ Thị Xuân Hà…); cũng có nhiều tác phẩm được kể bởi lối trần thuật khách quan hóa từ ngôi thứ ba, nhưng điểm nhìn hạn tri khác với truyền thống và diễn ngôn chủ đạo của tác phẩm vẫn là diễn ngôn nữ giới, điểm nhìn kể chuyện vẫn là điểm nhìn bên trong của nữ giới. I am đàn bà (Y Ban), Thiếu phụ chưa chồng (Nguyễn Thị Thu Huệ), Gia đình bé mọn, Con chó và vụ li hôn (Dạ Ngân), Tiểu thuyết đàn bà (Lý Lan),… là những tác phẩm như thế. Truyện được kể từ điểm nhìn của người kể chuyện hàm ẩn/ tác giả nữ. Điểm nhìn nữ giới này lại thường xuyên đồng nhất/ thống nhất với điểm nhìn của các nhân vật nữ (Thị trong I am đàn bà, My trong Thiếu phụ chưa chồng, Tiệp, Đoan trong Gia đình bé mọn, Con chó và vụ li hôn, Thoa trong Tiểu thuyết đàn bà)… Với đặc điểm đó, văn xuôi nữ thế hệ nhà văn sau 1975 hiếm khi khách quan, trung tính. Giọng điệu trần thuật trong nhiều tác phẩm thường giàu cảm xúc. Đặc trưng giới và ý thức về giới khiến các nữ văn sĩ thường để “lộ” tư tưởng, quan niệm, tình cảm chủ quan nhiều hơn so với các nhà văn nam giới. Điều này một mặt giúp các diễn ngôn nữ giới trong văn chương được bộc lộ rõ nét; song mặt khác lại khiến họ đôi khi đã tự khuôn mình vào khu vực “văn học giới”, thay vì nhập vào dòng văn học đương đại nói chung.
3. Nữ quyền luận và hiện sinh – những tiếng nói khẳng định nhân vị giới
Simone de Beauvoir vừa là một nhà nữ quyền luận vừa là nhà văn mang tư tưởng hiện sinh. Kết hợp, bổ sung hai triết thuyết lớn với những nhận định nhân bản, de Beauvoir được xem là một trong những người sáng lập ra thuyết Nữ quyền hiện sinh. Tiếp nhận những lí thuyết hiện đại, thế hệ nhà văn nữ sau 1975 đã đem lại một tinh thần mới cho văn học đương đại – điều cơ bản nhất là khẳng định nhân vị đàn bà. Ý thức nữ quyền là sự phát triển và thể hiện cao nhất của ý thức về giới ở phụ nữ. Vượt lên trên sự tự ý thức về giới tính, về những đặc trưng của giới nữ trong tương quan với giới nam, ý thức nữ quyền là sự tự nhận thức về quyền và địa vị của phụ nữ. Từ những nhận thức ấy, những nhà văn nữ đã bằng nhiều cách, phản đối những gì chống lại phụ nữ trên mọi phương diện, trong đó có bất bình đẳng tính dục.
“Trong bản thể con người vốn có một thứ căn bản nguyên sơ là dục vọng, và thứ dục vọng này đưa đến ham muốn tiếp xúc nhục thể, tạo thành sự cộng hưởng sinh hoạt” (Michel Foucault) [5]. Nhà nữ quyền hiện sinh de Beauvoir nổi tiếng với những nhận định về bình đẳng giới trong tình dục: “Để trở thành một cá nhân hoàn toàn và bình đẳng với nam giới thì người nữ phải được tiếp cận với thế giới nam giống như người nam tiếp cận với thế giới nữ”[6]. Khẳng định nhân vị đàn bà, đã có một hiện sinh tính dục trong các trang văn phụ nữ. Cùng với những diễn ngôn tính dục được trao cho phụ nữ, văn xuôi thế hệ các nhà văn nữ sau 1975 đã làm nên một âm hưởng nữ quyền trong bức tranh chung của văn học đương đại Việt Nam. Trong hành trình xác lập cái tôi nữ giới, người kể chuyện/ tác giả nữ không chỉ khẳng định bản ngã mà còn tự giải phóng bản thân, bằng ý thức về vẻ đẹp nữ giới; ý thức về cái tôi cá thể; về những đòi hỏi bản năng,…; những trải nghiệm tính dục cũng xuất hiện với mật độ ngày càng nhiều (tác phẩm Y Ban, Dạ Ngân, Võ Thị Xuân Hà, Thuận…).
Đầu thế kỉ XXI, vượt lên định kiến, văn xuôi thế hệ các nhà văn nữ sau 1975 không chỉ là diễn ngôn của giới mà trở thành những diễn ngôn mang ý thức nữ quyền – hiện sinh. Theo Soeren Kierkegaard – ông tổ sáng lập chủ nghĩa hiện sinh: “Hiện sinh, là bước ra khỏi phòng tối, là không chấp thuận cái kín cổng cao tường, là chối từ cái im lìm, cái bất động của cái gì đã đạt, đã xong, đã rồi, đã đủ… Không. Sống là còn đòi hỏi thêm… thêm… Thế còn chưa đủ. Thế vẫn chưa vừa. Hôm nay phải khác hôm qua. Ngày sau không thể nào lập y như bữa trước”[7]. Không chấp thuận cái kín cổng cao tường… nhiều nhà văn đã lên tiếng bênh vực cho giới nữ, kể cả “nổi loạn tính dục” để khẳng định vị thế. Nhân vật của Nguyễn Thị Thu Huệ “luôn muốn một cái gì như gió bão chứ không đủ sức chịu đựng và chờ đợi sự thấm lâu của mưa ngâu” (Người xưa); “Tôi cóc cần sống vì ai. Tôi phải vì tôi bởi cũng có ai nghĩ đến tôi đâu” (Thiếu phụ chưa chồng).
Tính dục là nhu cầu, là đời sống của nữ giới, là tự do cá nhân. Khẳng định nhân vị trong đời sống tính dục trở thành biểu hiện rõ nhất của ý thức nữ quyền hiện sinh, bên cạnh những giải thiêng đạo đức, truyền thống,… từng xuất hiện trong văn xuôi nữ giai đoạn trước. Với nhiều truyện ngắn (I am đàn bà, Gà ấp bóng…) và nhất là với hàng loạt tiểu thuyết tấn công mạnh mẽ vào ý thức hệ nam quyền (Xuân Từ Chiều, Trò chơi hủy diệt cảm xúc,…), Y Ban vẫn luôn là nhà văn sôi sục ý thức nữ quyền hơn cả. Tiêu đề truyện, phát ngôn ngắn gọn của một nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban “I am đàn bà”, chính là lời xác tín nhân vị đàn bà dẫu từ góc khuất bản năng giới. Được viết bằng ngôn ngữ thân thể, vấn đề tính dục trong tiểu thuyết nữ có khi còn mạnh mẽ, bạo liệt hơn so với tiểu thuyết của nhà văn nam giới. Những năm 60 của thế kỉ XX, trong một bộ phận văn học miền Nam, Nguyễn Thị Hoàng khá bạo liệt khi để nhân vật nữ chiêm ngưỡng thân thể đàn ông và khơi lên những cồn cào, rạo rực bản năng: “Trâm nhìn khoảng cườm chân trắng nõn của Minh hé lên giữa ống quần và tất đen”; “chiếc áo len xanh ngắn rướn lên để hở một khoảng da bụng trắng muốt” (Vòng tay học trò). Thuộc thế hệ khác, trong bối cảnh xã hội khác, nhiều nhà văn nữ thế hệ sau 1975 đã thay đổi những cái nhìn duy dương vật vốn lấy nam giới làm trung tâm. “Tôi nằm phơi dưới cơn mưa, đồng loã với đất trời trêu ngươi bản lĩnh chuyên chính của Tăng…”; “Tôi ngủ trên cỏ, trần truồng, thích thú …”, “Cười nhạo sự thánh thiện. Mơn trớn và giục giã…” (Trong nước giá lạnh – Võ Thị Xuân Hà).
Với cảm thức hiện sinh, các nhà văn nữ đã ý thức khắc họa một kiểu nhân vật nữ lạc lõng, xa lạ giữa một thế-giới-vắng, thế giới phi lí. Trong các không gian rỗng, nhân vật nữ thường rơi vào tâm trạng cô đơn, chông chênh trong trạng thái vừa muốn kết nối vừa tách rời cuộc sống. “Bước qua mỗi ngày sống, người ta tiến gần đến với cái chết của mình hơn” (M. Heidegger). Lo âu, thiếu vắng, cái chết trở thành phổ biến trong nhiều tác phẩm. Những cái chết phi lí trong một thế giới vô cảm (Thành phố đi vắng – Nguyễn Thị Thu Huệ). Những cái chết được lựa chọn sau những phút giây truy tìm bản thể, trả lời/ không thể trả lời được câu hỏi về sự hiện tồn “Tôi là ai?” (tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng). Những cái chết tất yếu sau nỗi đau phải sống (tiểu thuyết Thuận),… Như vậy, ngoài ý thức về bản năng tính dục từ góc nhìn giới, ý thức về bản năng chết “có chức năng đưa tất cả những gì ở trạng thái sống động về trạng thái bất động”[8] cũng xuất hiện trong sáng tác của nhiều nhà văn nữ.
Kết luận
Văn học sau đổi mới đã đi được một chặng đường 30 năm. Các nhà văn nữ thế hệ sau 1975 cũng đã có thâm niên sáng tác từ 20 đến 30 năm và có thể còn dài hơn nữa (Nhiều tác giả vẫn đang ở giai đoạn sung sức, bút lực dồi dào, hứa hẹn sẽ tiếp tục đem đến những tác phẩm mới có giá trị). 30 năm trong tiến trình vận động của văn học chỉ là một giai đoạn ngắn, nhưng sự nghiệp 20, 30 năm sáng tác với nhiều tác giả là một sự nghiệp đáng tự hào. Theo quy luật sàng lọc khắc nghiệt của thời gian, một vài thập kỉ, một vài thế kỉ nhiều khi cũng chỉ còn lại một vài tên tuổi. Song cũng theo quy luật về sự “trỗi dậy”, “bừng nở” trong các giai đoạn văn học chuyển đổi, bước sang một trang mới, có những giai đoạn văn học ngắn lại đem đến những bước tiến dài. 30 năm văn học đổi mới với sự đóng góp không thể phủ nhận của các nhà văn nữ thế hệ sau 1975 là một giai đoạn như thế. Các nhà văn nữ đã cùng nhau làm nên một dòng văn học nữ giàu bản sắc, tiếp tục cất lên tiếng nói của nữ nhân Việt Nam. Tiếng nói nữ giới ấy không còn là những tiếng nói cá nhân, nhỏ lẻ như những thời kì, những giai đoạn văn học trước. Tiếng nói phụ nữ trong văn xuôi 30 năm đổi mới đã là tiếng nói chung của giới nữ. Nhờ sự tập hợp đông đảo ấy, các nhà văn nữ thế hệ sau 1975 đã không chỉ khẳng định ý thức giới tính mà còn tạo nên một diễn ngôn của giới mang đậm âm hưởng nữ quyền. Văn học nữ nhờ đó không còn là một bộ phận, một khu vực văn học “ngoại biên” của nền văn học chính thống. Văn học, văn xuôi nữ trở thành một bộ phận không thể chia cắt, tách rời của nền văn học đương đại. Diện mạo của văn học Việt Nam đương đại cũng sẽ khuyết thiếu, bất thành hình nếu không tính đến sự góp phần của văn xuôi nữ, đặc biệt là văn xuôi của các nữ nhà văn thế hệ sau 1975.
PGS-TS THÁI PHAN VÀNG ANH
[1] Võ Thị Xuân Hà:Văn trẻ – bình tĩnh và vững tâm, (tham luận tại Tọa đàm giao lưu nhà văn trẻ trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam 2010). Nguồn: http://tonvinhvanhoadoc.vn/van-hoc-viet-nam/doi-song-van-hoc/647-toa-dam-giao-luu-nha-van-tre-hoi-nghi-quoc-te-quang-ba-van-hoc-vn.html
[2] Ý kiến phát biểu tại Hội thảo về bộ sách “Phái đẹp – Cuộc đời & Cây bút”, Nguồn: http://vanvn.net/news/1/5852-hoi-thao-ve-bo-sach-phai-dep-cuoc-doi-cay-but.html
[3] Y Ban: ‘Hãy lắng nghe tác phẩm của nhà văn nữ’, Nguồn: http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/y-ban-hay-lang-nghe-tac-pham-cua-nha-van-nu-2142011.html
[4] Dẫn theo Nguyễn Tấn Hùng: “Tư tưởng của Simone de Beauvoir về vấn đề nữ quyền trong tác phẩm Giới tính thứ hai”, Nguồn: http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/tu-tuong-cua-simone-de-beauvoir-ve-van-de-nu-quyen.html
[5] Michel Foucault: “Lịch sử tính dục: Chương năm : Nữ giới” (Khổng Đức dịch). Nguồn: http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=9299
[6] Dẫn theo Nguyễn Tấn Hùng: “Tư tưởng của Simone de Beauvoir về vấn đề nữ quyền trong tác phẩm Giới tính thứ hai”, Tlđd.
[7] Dẫn theo Bùi Giáng: “Soeren Kierkegaard và cơ sở chủ nghĩa hiện sinh”, Tư tưởng hiện đại, NXB Văn hóa Sài Gòn, Tp.HCM., 2008.
[8] Sigmund Freud: “Cái tôi và cái nó” (Trần Thị Mận dịch với sự giúp đỡ của Jean – Noel Cristine), NXB Tri thức, H., 2015, tr.86.
Diễn Văn: “Tôi Là Một Người Berlin”
“Tôi là một người Berlin” cũng được cho là bài diễn văn đáng nhớ nhất của tổng thống Kennedy, nó đã trợ giúp tinh thần cho những người dân sống tại Tây Đức chống lại nỗi ám ảnh bị Đông Đức đánh chiếm. Trí Thức VN xin được giới thiệu tới độc giả diễn văn “Ich bin ein Berliner” của tổng thống John F. Kennedy.
Bản audio:http://www.americanrhetoric.com/mp3clipsXE/politicalspeeches/jfkberlinspeechARXE.mp3
Bản video:
Bản dịch:
Tôi tự hào được đến thành phố này với tư cách là khách mời của ngài Thị trưởng tuyệt vời của các bạn, người đã cho toàn thế giới thấy tinh thần chiến đấu của Tây Berlin. Và tôi tự hào – tôi tự hào vì đã đến thăm Cộng hòa Liên bang Đức cùng với ngài Thủ tướng lỗi lạc của các bạn, người đã tận tụy đưa nước Đức đến dân chủ, tự do cũng như sự tiến bộ, và [tôi cũng tự hào vì] đồng hành cùng người bạn Mỹ của tôi, tướng quân Clay, người – người đã đóng quân tại thành phố này vào những thời khắc khủng hoảng to lớn và sẽ trở lại khi được cần đến.
Hai nghìn năm trước – Hai nghìn năm trước, câu nói đáng tự hào nhất là “civis Romanus sum” (Tôi là một người Rome)*. Ngày nay, trong thế giới tự do này, câu nói ấy trở thành “Ich bin ein Berliner” (Tôi là một người Berlin).
* Bấy giờ, Rome (thủ đô của nước Ý hiện tại) là trung tâm văn hóa, chính trị, tín ngưỡng của Đế quốc La Mã, một đế quốc có tầm ảnh hưởng rộng lớn tại châu Âu mãi cho tới tận ngày nay.
Có rất nhiều người trên thế giới thực sự không hiểu được, hoặc nói là họ không hiểu, tại sao lại có một vấn đề lớn như vậy* giữa thế giới tự do và thế giới Cộng sản.
* Hàm ý cuộc Chiến tranh Lạnh
Hãy để họ đến Berlin!
Có vài người nói – Có vài người nói rằng chủ nghĩa Cộng sản là làn sóng của tương lai.
Hãy để họ đến Berlin!
Và có một vài người nói rằng, ở Châu Âu hoặc đâu đó, chúng ta có thể làm việc cùng Cộng sản.
Hãy để họ đến Berlin!
Và thậm chí có vài người còn nói rằng, đúng, chủ nghĩa cộng sản là một hệ thống tà ác, nhưng nó cho phép chúng ta có những tiến bộ về kinh tế.
Lass’ sie nach Berlin kommen!(Tiếng Đức – Hãy để họ đến Berlin!)
Hãy để họ đến Berlin!
Tự do có rất nhiều khó khăn, cũng như dân chủ không phải là hoàn hảo. Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ phải dựng một bức tường chỉ để giữ người ở lại – để ngăn chặn họ rời khỏi chúng ta. Tôi muốn đại diện cho đồng bào của mình, những người sống rất xa bên kia Đại Tây Dương, xa các bạn, những người đã phải trả những cái giá lớn nhất, tôi muốn đại diện cho họ để nói rằng họ có thể cảm thông chia sẻ với các bạn, kể cả khi xa cách, câu chuyện của 18 năm qua*. Tôi chưa từng chứng kiến thị trấn hay thành phố nào đã bị xiềng xích 18 năm mà vẫn sống với đầy sức sống và sức mạnh, và sự hy vọng, cùng sự kiên định như Tây Berlin.
* Thời gian kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, và thế giới bước vào cuộc Chiến tranh Lạnh.
Trong khi bức tường Berlin là biểu hiện rõ ràng và trung thực nhất cho sự thất bại của hệ thống Cộng sản – để toàn thế giới thấy được – chúng ta không hài lòng với nó; và nó, như ngài Thị trưởng của các bạn đã nói, là một sự xúc phạm không chỉ với lịch sử, mà còn với nhân loại, với những gia đình ly tán, những người chồng, vợ, anh, chị cũng như tất cả mọi người bị chia lìa, những người đang khát khao được đoàn tụ.
Điều gì – Điều gì đúng với thành phố này cũng là đúng với nước Đức: Nền hòa bình thật sự và lâu bền của châu Âu sẽ không bao giờ được đảm bảo khi mà một phần tư người Đức vẫn bị từ chối những đòi hỏi cơ bản của người tự do, đó là được đưa ra những lựa chọn của riêng mình. Trong 18 năm của hòa bình và niềm tin, thế hệ người Đức hiện tại [ở Tây Berlin] đã có được quyền tự do, bao gồm cả quyền được đoàn tụ với gia đình và với quốc gia trong nền hòa bình lâu dài, cùng với dự định tốt đẹp cho tất cả mọi người.
Các bạn đang sống trong một hòn đảo tự do được bảo vệ, nhưng cuộc sống của các bạn là một phần trong toàn thể thế giới. Vì thế, hãy để tôi yêu cầu ở các bạn, trước khi tôi kết thúc bài phát biểu, hãy nâng mình vượt khỏi những hiểm nguy của ngày hôm nay, đến với những hy vọng của ngày mai, hãy vượt qua sự tự do đơn thuần ở thành phố Berlin, ở nước Đức của các bạn, để vươn tới một sự tự do tiến bộ khắp mọi nơi, vượt qua bức tường này để đến với hòa bình cùng công lý, vượt qua các bạn và chúng tôi để đến với toàn thể nhân loại.
Sự tự do là không thể bị chia cắt, và khi một người còn bị nô lệ, thì toàn thể sẽ không thể tự do. Khi tất cả được tự do, chúng ta nhìn – chúng ta có thể nhìn thẳng đến tương lai khi thành phố này được tái hợp lại thành một và đất nước này cũng như lục địa châu Âu rộng lớn này hòa vào một thế giới hòa bình và đầy hy vọng. Khi ngày đó tới, và nó sẽ tới, những công dân Tây Berlin sẽ cảm thấy mãn nguyện một cách điềm tĩnh, vì họ đã ở tiền tuyến gần 2 thập niên.
Và tất cả – tất cả những con người tự do, cho dù còn sống hay đã khuất, đều là người dân của Berlin.
Và, do đó, với tư cách là một người tự do, tôi tự hào về câu nói:
“Ich bin ein Berliner”
(Tôi là một người Berlin [tự do])
Mời xem video:
Tục Ngữ Khánh Hòa – Nhà Văn Việt Nam
TỤC NGỮ KHÁNH HÒA
Cũng như mọi miền đất nước, Khánh Hoà có một nền văn học dân gian tương đối đầy đủ về thể loại và phong phú về hình thức biểu hiện, trong đó phải kể đến thể loại tục ngữ.
Vì nhiều lý do chủ quan và khách quan và nhất là do hoàn cảnh lịch sử, việc nghiên cứu tục ngữ Khánh Hoà trước đây chưa được quan tâm thích đáng. Một số ít công trình sưu tầm, biên soạn tục ngữ ca dao đã xuất bản phải “khoanh vùng” Phú Khánh ( gồm hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà) hoặc miền Trung. Mặt khác phần nghiên cứu bước đầu lại nghiêng hẳn về thể loại ca dao. Vì vậy, khi nói đến Tục ngữ Khánh Hoà là nêu lên một vấn đề có tính tương đối.
Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức, nêu lên những nhận xét dưới hình thức những câu nói ngắn gọn súc tích, giàu hình ảnh, vần điệu, dễ nhớ, dễ lưu truyền.
Nội dung và đề tài phản ánh của tục ngữ rất rộng lớn, bao gồm hầu hết các lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần, đấu tranh với thiên nhiên, đấu tranh xã hội, nêu lên những nhận xét, những kinh nghiệm về tình yêu, hôn nhân, gia đình, nuôi dạy con cái, quan hệ giữ người và người…
Tục ngữ Khánh Hoà cũng có đầy đủ những đặc điểm nội dung như trên nhưng lại được thể hiện bằng hình ảnh, vần điệu và lối nói riêng mang sắc thái địa phương Khánh Hoà.
Một bộ phận tục ngữ Khánh Hoà phản ánh những hiện tượng tự nhiên, khái quát nên những qui luật tự nhiên của vùng đất nhằm phục vụ cho đời sống lao động sản xuất.
– “ Bao giờ trời kéo vảy tê
Sắp gồng, sắp gánh ta về kẻo mưa”
Hoặc:
– “Thế gian chẳng biết thì nhầm
Trời sấm ầm ầm là trời chưa mưa”
Cái mưa, cái gió ở Khánh Hoà cũng đặc biệt, cũng “thành danh”. Bởi hiện tượng tự nhiên ấy có khi gắn với một vùng đất, một tên địa danh cụ thể.
– “Mưa đồng Cọ, gió Tu Bông”
Tu Bông là vùng quê phía Nam Đèo Cả. Từ xưa nơi đây đã được gọi là Tụ Phong, nơi tích tụ gió. Gió Tu Bông dữ dội và khắc nghiệt, góp phần kết dọng nên trầm hương, kỳ nam, nhưng không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Ngày nay người nông dân đã cải vụ để tránh mùa gió, cho năng suất cao hơn.
– “Ông tha mà bà không tha
Liền cho cây lụt hăm ba tháng mười”
Câu tục ngữ phản ánh hiện tượng lũ lụt xảy ra có qui luật, trở thành “định kỳ” hàng năm ở Khánh Hoà mà đỉnh điểm là ngày hai ba tháng mười âm lịch. Hiện tượng thiên nhiên này từ xa xưa đã được nhân dân giải thích bằng truyền thuyết về Ngọc Bà Thiên-Y-a-na. Vì nhớ quê hương xứ sở nơi mình sinh ra, bà Thiên-Y-a-na từ biệt chồng con trở về núi Đại An (Diên Khánh). Chồng bà là Thái tử Bắc Hải cho quân theo cản trở. Bà nổi giận dâng nước lên để chống lại. Cơn giận đã gây ra nạn lụt hàng năm ở Khánh Hoà.
Nhiều câu tục ngữ ghi lại những đặc điểm, địa hình, địa vật của vùng đất Khánh Hoà: núi cao biển rộng nhiều thác hiểm, nhiều thú rừng, sản vật.
– “Ngựa Lồng, Trâu Đụng, Giàng Xay
Khỏi ba thác ấy khoanh tay mà ngồi”
“Cọp Khánh Hoà, ma Bình Thuận”
“Mây Hòn Hèo, heo Đất Đỏ”
Những kinh nghiệm về thực tiễn lao động, về thời vụ, mùa màng, thu hoạch… cũng được nhân dân đúc kết bằng những câu nói giản dị, rất dễ nhớ, dễ vận dụng vào đời sống sản xuất:
– “Được mùa lúa, úa mùa cau”
– “Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông”
– “Một lần mà tởn đến già
Không đi nước mặn nữa hà ăn chân”.
Chiếm tỷ lệ nhiều hơn trong kho tàng tục ngữ Khánh Hoà là phần tục ngữ về gia đình và xã hội. Đó là những câu tục ngữ chứa đựng nội dung răn dạy giáo dục ứng xử, đề cao những mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, giữa người và người, giữa cá nhân với cộng đồng…
Yếu tố truyền thống, gia đình, dòng tộc, nòi giống được xem là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách con người.
– “Giọt mưa trước nhỏ đâu, giọt mưa sau nhỏ đó”
– “Con khôn cha mẹ nao răn
Ví như trái bưởi ai lăn nó tròn”
– “Gà nòi không tập cũng hay
Con nòi không tập cũng tày thế gian”
Quan hệ gia đình với xã hội luôn là mối quan hệ gắn bó, trong đó những chuẩn mực đạo đức truyền thống luôn được đề cao. Nhiều câu tục ngữ vượt lên cả sự khuyên răn giáo dục, lên tiếng phê phán những biểu hiện suy đồi về đạo đức.
– “Trời sinh trái mít có gai
Con hư tại mẹ dẫn trai vô nhà”
Hoặc phê phán những cách sống , lối ứng xử, và tình yêu hôn nhân trái với lẽ thường:
– “Trai tơ lấy phải nạ dòng
Tổ tông khiến mạt chớ tơ hồng nào xe”
– “Ăn sao cho được của người
Thương sao cho được vợ người mà thương
Tục ngữ Khánh Hoà có nhiều câu đúc kết những kinh nghiệm đời sống xã hội sâu sắc, thể hiện sự nhận thức rạch ròi, đúng đắn giữa cái nội dung và hình thức, giữa hiện tượng và bản chất, đồng thời đề cao những giá trị đích thực:
– “Vô duyên dù bận áo sa
Áo ra đằng áo người ra đằng người
Có duyên dù bận áo tơi
Đầu đội nón cời duyên vẫn hoàn duyên”.
Hoặc:
– “Rượu ngon bất luận bè sành
Áo rách khéo vá hơn lành vụng may”
– “Dó lâu năm dó thành kỳ
Đá kia lăn lóc có khi thành vàng”
Nhân tình thế thái, mối quan hệ giữa người và người, là những vấn đề được nói đến nhiều trong tục ngữ Khánh Hoà. Đó là kinh nghiệm chua chát về sự ngăn trở giàu nghèo, về thái độ và sự lựa chọn của con người đối với tiền bạc và tình nghĩa.
– “Giàu cha giàu mẹ thì ham
giàu cô chú bác ai làm nấy ăn”
– “Giàu sang nhiều kẻ đến nhà
Khó khăn đến phải ruột rà xa nhau”.
Và cả những kinh nghiệm cay đắng của con người khi sa cơ thất thế.
– “Người khôn thất thế cũng khờ
Ba mươi đời cọp dữ sa cơ cũng hèn”
Tục ngữ Khánh Hoà còn phê phán những thói hư tật xấu của con người như thói a dua, dậu đổ bìm leo, phản bội, tham lam, tranh giành…
– “Trời gầm cóc nhái gầm theo
Rồng đi lấy nước, trùn leo miệng vò”
– “Sá gì một nải chuối xanh
Xúm lại mà giành cho mủ dính tay”
Hoặc phê phán thói ham vui, ham chơi sa đà quá trớn.
– “Hát bội làm khổ người ta
Đàn ông bỏ vợ, đàn bà bỏ con”
Những kinh nghiệm trong đời sống sinh hoạt ứng xử, giao tiếp, nói năng… cũng được tục ngữ ghi lại, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
– “Vàng sa đáy nước vàng chìm
Anh sa lời nói kiếm tìm không ra”
Một số đức tính tốt trong sinh hoạt như chăm chỉ siêng năng, tiết kiệm, căn cơ được tục ngữ đề cao:
– “Nợ quá gia tài đắp chiếu dài mà ngủ”
– “Làm ra ăn nhịn có dư
Làm nhiều ăn dữ cũng như không làm”
– “Đói thì đầu gối phải bò
Cái chân phải chạy, cái giò phải đi”
Khánh Hoà có các dân tộc ít người sinh sống lâu đời như Raglai, T’ Ring, Eâđê… trong đó có dân tộc Raglai sống tập trung đông đảo hơn cả.
Các dân tộc ít người ở Khánh Hoà cũng đúc kết những kinh nghiệm sống, lao động và đấu tranh bằng những câu tục ngữ ngắn gọn mà nhiều nghĩa. Qua đó có thể thấy được nếp sống sinh hoạt phong tục tập quán, tín ngưỡng… ứng xử gia đình và cộng đồng.
– “Đốt cây lồ ô vướng cây le”
– “Khôn nhìn mặt, dại nhìn gan”
– “Nói nhiều lỏng lạt, nói ít nắm chặt”
– “Lội nước ướt chân, uống rượu xỉn mặt…”
Nhìn chung, tục ngữ Khánh Hoà phần đã được khai thác chưa nhiều về số lượng. Một số mô phỏng theo tục ngữ của miền Bắc nhưng đã được biến đổi về phương diện ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu, thể hiện suy nghĩ, tình cảm, tính cách, quan niệm của người Khánh Hoà về những vấn đề của cuộc sống, làm giàu thêm kho tàng tục ngữ Việt Nam./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Thơ ca dân gian Phú Khánh – Trần Việt Kỉnh, Nguyễn Chí Trang- Hà Nam Tiến – Ty Văn hoá Phú Khánh 1982
2.Xứ Trầm Hương – Quách Tấn – NXB Tổng hợp Khánh Hoà 1992
3.Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam – Vũ Ngọc Phan – NXB Khoa học xã hội – Hà Nội – 1979
4.Khánh Hoà diện mạo Văn hoá một vùng đất – Tạp chí Văn hoá Thông tin Khánh Hoà – 1978
6.Đất nước con người Khánh Hoà – Trần Việt Kỉnh – Trung tâm Thông tin Cổ động Khánh Hoà xuất bản 1989.
Văn Thơ Công Giáo: Giới Thiệu Một Số Danh Ngôn Của Pascal, Nhà Khoa Học Đang Được Xem Xét Phong Thánh
Nhân dịp Vatican mở án phong chân phước cho Blaise Pascal, một triết gia nổi tiếng thế kỷ 17, chúng ta đọc lại một vài tư tưởng để đời của ngài.
1. Ít người nói về sự khiêm tốn một cách khiêm tốn, về nhân đức một cách đức hạnh, về sự hoài nghi một cách ngờ vực.
2. Chẳng mấy tình bạn sống sót nổi nếu mỗi người biết người kia nói gì về mình sau lưng mình.
3. Bạn muốn người ta nghĩ tốt về mình không? Vậy đừng nói tốt về bản thân mình.
4. Những lời tử tế không tốn bao nhiêu. Chúng không bao giờ làm bỏng giộp môi lưỡi. Chúng khiến người khác tốt lành. Chúng cũng tạo nên hình ảnh của chính chúng trong tâm hồn con người, và đó là một hình ảnh tươi đẹp.
5. Trái tim có lý lẽ mà lý trí không biết đến.
6. Trong thời gian khó khăn, hãy mang theo điều gì đó đẹp đẽ trong tim.
7. Trí tuệ thông suốt cũng có nghĩa là đam mê thông suốt; đó là vì sao một trí tuệ vĩ đại và thông suốt yêu say đắm và thấy rõ tình yêu là gì.
8. Chúng ta chẳng bao giờ bám chặt lấy hiện tại. Chúng ta gợi lại quá khứ; chúng ta chờ đợi tương lai như thể ta cảm thấy nó đến quá chậm và vì vậy cố gắng thúc giục nó đến nhanh hơn, hoặc chúng ta gợi lại quá khứ như thể muốn làm chậm đà bay vun vút của nó. Chúng ta thiếu sáng suốt đến nỗi lang thang trong những đoạn thời gian không thuộc về mình, và không nghĩ về đoạn thời gian duy nhất thuộc về mình; hão huyền đến nỗi mơ về những đoạn thời gian không tồn tại và mù quáng chạy trốn đoạn thời gian duy nhất tồn tại. Sự thực là hiện tại thường đau đớn.
9. Tính kiêu căng tự đại neo chắc trong trái tim con người đến nỗi một người lính, một thường dân đi theo quân đội, một người đầu bếp hay một người gác cổng cũng sẽ khoe khoang và muốn sự thán phục, và thậm chí ngay cả các triết gia cũng muốn nó; những người viết chống lại nó muốn có được danh vọng vì đã viết hay, những người đọc muốn có được danh vọng vì đã đọc, và có lẽ chính tôi người viết những dòng này cũng muốn điều đó.
10. Họ ưa chiến tranh hơn hòa bình, người khác lại thà chết cũng không muốn chiến tranh.
11. Nhưng bởi những giấc mơ đều khác nhau, và có sự phong phú thậm chí ngay cả trong từng giấc mơ, điều ta thấy ở chúng ảnh hưởng lên ta ít hơn nhiều điều ta thấy khi tỉnh giấc, bởi vì sự tiếp nối. Tuy nhiên sự tiếp nối cũng không đến mức nó không thay đổi, dù ít đột ngột hơn, trừ trong những dịp hiếm hoi, như vào một chuyến hành trình, khi ta nói: ‘Cứ như thể là mơ.’ Bởi cuộc đời là một giấc mơ, nhưng ít đổi thay hơn đôi chút.
12. Nếu chúng ta kiểm tra suy nghĩ của mình, chúng ta sẽ thấy chúng luôn luôn hướng về quá khứ và tương lai.
13. Thấu hiểu chính là tha thứ.
14. Chỉ có hai loại người: người có đạo đức nghĩ mình là tội đồ và kẻ tội đồ nghĩ mình có đạo đức.
15. Tôi càng nhìn nhân loại, tôi càng thích chú chó của mình hơn.
16. Con người chẳng bao giờ gây điều ác hoàn toàn và một cách vui vẻ như khi họ làm điều đó vì niềm tin tôn giáo.
17. Tất cả phẩm cách của chúng ta nằm ở trong suy nghĩ. Đây là nền cơ bản mà ta phải dùng đề phát triển bản thân, chứ không phải không thời gian, thứ ta không biết phải làm thế nào để lấp đầy. Vậy nên hãy lấy việc suy nghĩ chính đáng làm nhiệm vụ: đây là nguyên tắc của đạo đức.
18. Chúng ta biết sự thật không chỉ qua lý trí, mà còn qua con tim.
19. Lời tử tế không đáng bao nhiêu. Nhưng chúng làm được nhiều.
20. Con người tất yếu điên rồ, đến nỗi không điên rồ sẽ tương đương một hình thái điên rồ khác.
21. Con người tìm kiếm sự nghỉ ngơi giữa cuộc đấu tranh chống lại nghịch cảnh; và khi họ chiến thắng nghịch cảnh, nghỉ ngơi trở nên không thể chịu đựng nổi.
22. Bằng không gian, vũ trụ bao quanh và nuốt trọn tôi như một nguyên tử; bằng tư duy, tôi lĩnh hội thế giới.
23. Đúng là thật tồi tệ khi đầy khuyết điểm; nhưng còn tồi tệ hơn khi đầy khuyết điểm mà không sẵn lòng nhận thức chúng.
24. Trí tưởng tượng của chúng ta rất phóng đại hiện thực, bởi ta luôn nghĩ về nó, và vì vậy mà hạ thấp vĩnh hằng, bởi ta không nghĩ về nó, khiến ta biến vĩnh hằng thành hư vô và hư vô thành vĩnh hằng.
25. Ta thường luôn thán phục những gì ta thực sự không hiểu.
26. Bước cuối cùng của lý trí là nhận ra có vô hạn những điều vượt ra khỏi nó.
27. Công lý không có quyền lực là không có sức mạnh; quyền lực mà không có công lý là bạo ngược hung tàn.
28. Công lý, sức mạnh. – Rất đúng rằng điều gì công bằng cần phải được tuân theo; rất cần thiết rằng điều gì mạnh nhất cần phải được phục tùng. Công lý không có sức mạnh là bất lực; sức mạnh không có công lý là bạo ngược. Công lý không có sức mạnh bị chống đối, bởi luôn luôn có kẻ vi phạm; sức mạnh không có công lý bị lên án. Vì vậy chúng ta cần kết hợp công lý và sức mạnh, và để đạt được điều này, hãy khiến điều công bằng trở nên mạnh mẽ, và điều mạnh cần đảm bảo công bằng.
29. Con người chẳng bao giờ làm điều ác một cách toàn diện và vui vẻ hơn khi họ làm điều ác dưới niềm tin tôn giáo.
30. Thứ không thể hiểu nổi không ngừng tồn tại.
31. Ngôn từ được sắp đặt khác nhau có những ý nghĩa khác nhau, và những ý nghĩa được sắp đặt khác nhau có những hiệu quả khác nhau.
32. Đức hạnh của con người không nên được đo bằng những nỗ lực đặc biệt, mà bằng hành động thường ngày.
33. Chức năng cuối cùng của lý trí là nhận ra những điều vượt lên nó là vô cùng.
34. Cái ác chẳng bao giờ được thực hiện một cách hoàn toàn như khi nó được thực hiện với một thiện chí tốt.
35. Dục vọng là nguồn gốc của tất cả mọi hành động, và nhân loại.
36. Bất cứ ai không thấy được sự phù phiếm của thế giới, chính bản thân mình rất tự đại. Vậy ai không thấy nó, ngoài những người trẻ tuổi mà cuộc đời là tất cả những tiếng động, những trò tiêu khiển, và những suy nghĩ cho tương lai?
37. Sự nhạy cảm của con người đối với những điều nhỏ bé và thiếu nhạy cảm đối với những điều lớn lao là dấu hiệu của một loại rối loạn kỳ lạ.
38. Bản tính con người là động; tĩnh hoàn toàn là cái chết.
39. Trái tim có trật tự của nó, trí tuệ cũng có trật tự của nó, một trật tự sử dụng nguyên tắc và minh chứng. Trật tự của trái tim thì khác. Chúng ta không chứng minh rằng chúng ta đáng được yêu bằng cách liệt kê các nguyên nhân của tình yêu; như thế chỉ là ngớ ngẩn.
40. Con người hầu như luôn luôn tìm đến niềm tin của mình không phải trên cơ sở của minh chứng mà trên cơ sở của điều họ cảm thấy thu hút.
Blaise Pascal là nhà toán học, vật lý, nhà phát minh, tác gia và là triết gia Công giáo người Pháp. Tên của Pascal được dùng đặt cho đơn vị áp suất, một ngôn ngữ lập trình và tên một miệng núi lửa trên Mặt trăng.
Lý thuyết toán xác suất là đóng góp có nhiều ảnh hưởng nhất của Pascal cho toán học, có ảnh hưởng sâu đậm tới sự phát triển của kinh tế học và khoa học xã hội đương đại. Ông cũng có một số nghiên cứu tiên phong về máy tính, phát minh máy tính cơ học (gọi là máy tính Pascal, về sau gọi là Pascaline). Trong văn học, ông là một trong những tác gia quan trọng nhất của thời kỳ cổ điển Pháp. Nhiều cây bút chính luận chịu ảnh hưởng của văn phong trào phúng và dí dỏm mà ông sử dụng.
Năm 1962, nước Pháp làm lễ kỷ niệm 300 năm ngày mất của Blaise Pascal. Nhiều hoạt động đã được tổ chức để tưởng nhớ ông như phát hành tem thư, triển lãm, thuyết trình về triết học, toán học và văn học… Qua các bài diễn văn, các Viện Sĩ Louis de Broglie, Francois Mauriac đã ca ngợi Blaise Pascal là một thiên tài của Nhân Loại đã cống hiến cả cuộc đời cho khoa học và triết học.
rfi.fr, Olivier Bonnel, 2017-07-09
Đức Phanxicô trả lời với ký giả Eugenio Scalfari: “Tôi, tôi nghĩ triết gia Pascal xứng đáng được phong thánh. Tôi dự định tiến hành các thủ tục cần thiết và hội ý với Bộ Phong thánh về vấn đề này theo xác tín cá nhân của tôi”.
Trong cuộc phỏng vấn, ký giả kể cho Đức Phanxicô, trong những ngày cuối cùng của Blaise Pascal, ông muốn chết ở bệnh viện giữa những người nghèo.
Pascal sinh năm 1623 ở Auvergne, ông có một trí tuệ bẩm sinh thiên phú, từ tuổi vị thành niên ông đã tranh luận với các nhà toán học lớn nhất, Blaise Pascal trở thành một người công giáo day dứt sau khi ông có một kinh nghiệm thần bí năm 31 tuổi. Sức khỏe yếu, ông thường có những cơn đau đầu khủng khiếp, ông qua đời năm 1662, lúc ông mới 39 tuổi, ông chưa có thì giờ kết thúc bài ca tụng tư tưởng kitô giáo, mà bản thảo được xuất bản sau khi ông qua đời có tên Tư tưởng (Pensées).
Trong tác phẩm này, ông trình bày “cá cược” của mình, ông giải thích chẳng có gì để mất, nhưng thắng tất cả nếu tin vào Chúa.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Văn Xuôi Các Nhà Văn Nữ Thế Hệ Sau 1975 Nhìn Từ Diễn Ngôn Giới trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!