Đề Xuất 6/2023 # Tuyển Tập Danh Ngôn Các Thánh Công Giáo # Top 14 Like | Altimofoundation.com

Đề Xuất 6/2023 # Tuyển Tập Danh Ngôn Các Thánh Công Giáo # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tuyển Tập Danh Ngôn Các Thánh Công Giáo mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. NHẬN BIẾT VÀ VÂNG PHỤC THIÊN CHÚA

Kẻ có Thiên Chúa thì có mọi sự. Kẻ có mọi sự mà không có Thiên Chúa, thì chẳng có gì. – Thánh Augustinô

Sự vâng phục thánh ý Chúa làm cho người ta luôn bình an ngay giữa những nghịch cảnh xảy đến, và luôn hiền dịu nhã nhặn với mọi người. – Thánh An-phong-sô

Không bao giờ người ta thực hiện thánh ý Thiên Chúa tốt hơn khi vâng lời các vị bề trên của họ. – Thánh Vinh Sơn Phao-lô

Những việc hãm mình đẹp lòng Chúa nhất thì không phải là những việc ta tự chọn, song là những việc ta không muốn chút nào, do Chúa gởi đến cho ta. – Thánh An-phong-sô

Nếu ta lánh sự dữ vì sợ hình phạt, chúng ta sống như tên nô lệ. Nếu chạy theo phần thưởng, chúng ta khác nào kẻ làm thuê. Nếu chúng ta tuân phục vì chính sự thiện và vì yêu mến Đấng ban lề luật, chúng ta mới thực sự là con. – Thánh Ba-si-li-ô Cả

Chống lại thánh ý Chúa là một điều thật khờ dại, vì ý Chúa đã định, thì phải thành, không ai có thể ngăn cản được. – Thánh An-phong-sô

Ý muốn của Chúa là nguồn mọi sự an lành; còn ý muốn của loài người là nguồn mọi sự dữ. – Thánh An-sen-mô

II. MA QUỶ, CÁM DỖ VÀ TỘI LỖI

Mỗi lần chiến thắng cơn cám dỗ, ta được thêm một triều thiên. – Thánh Bê-na-đô

Khi gặp thú dữ, đứa trẻ chạy ngay đến nép mình trong tay cha mẹ nó, và nó cảm thấy đó là chỗ chắc chắn nhất. Cũng vậy, chúng ta phải chạy đến với Chúa Giêsu và Mẹ Ma-ri-a ngay. Tôi xin nhắc lại: ngay lập tức, đừng dỏng tai nghe quỷ nói gì, càng không được suy xét xem nó nói thế nghĩa là gì. – Thánh Phan-xi-cô Sa-lê

Chính qua các cơn thử thách và cám dỗ mà Chúa biết ai là kẻ mến Ngài. – Thánh Tê-rê-sa

Mọi nỗi gian nan ở đời, chỉ mang danh là sự dữ, còn tội ta phạm mới là sự dữ thật. – Thánh An-phong-sô

Không phải ma quỷ đóng đinh Chúa Kitô, nhưng chính anh em đã và đang vẫn đóng đinh ngài, khi anh em đắm chìm trong tội lỗi và nết xấu của anh em. – Thánh Phan-xi-cô Át-si-si

Những ai cả đời đã quen chịu thua ma quỷ, luôn để cho nó lấn lướt mình, nay, trong cơn hấp hối, làm sao hy vọng thắng nó được. – Thánh An-phong-sô

Một người suốt đời cứ lặn lội trong vũng tội lỗi, đến giờ sau hết được chết lành thì thật là một phép lạ cả thể hơn phép lạ người chết sống lại. – Thánh Vinh Sơn Phê-ri-ê

Hễ đời này, ai gieo giống gì thì đời sau sẽ gặt giống ấy. Kẻ nào ở đời này đã gieo giống vui sướng xác thịt, thì ngày sau sẽ thu hoạch sự hư thối, sự khốn nạn và sự chết đời đời. – Thánh An-phong-sô

Ma quỷ thường dùng hai cách mà lừa dối. Khi chưa phạm tội thì ma quỷ dỗ dành người ta cậy vào lòng nhân lành hay thương xót của Chúa, mà phạm tội. Nhưng khi phạm tội rồi, thì nó lại xúi giục người ta sợ hãi phép công thẳng của Chúa, mà ngã lòng trông cậy. – Thánh Augustinô

Muốn rỗi linh hồn, ta chẳng những phải dứt bỏ tội lỗi mà còn phải xa lánh các dịp tội nữa. – Thánh An-phong-sô

Trông thấy chúng ta cầu nguyện để chống trả lại cám dỗ, ma quỷ liền liệu đường bỏ chạy. – Thánh Gio-an Kim Khẩu

Mưu mẹo thông thường của ma quỷ là làm cho các tâm hồn nhẹ dạ tưởng rằng các cơn cám dỗ là tội lỗi thực sự rồi. Kỳ thực, không phải các ý nghĩ xấu xa làm nhơ nhuốc tâm hồn và làm nó mất Thiên Chúa, song chính sự ưng thuận các ý nghĩ đó làm cho nó ra như vậy. Các cuộc tấn công của ma quỷ có mạnh mẽ mấy đi nữa, các bóng ma ô uế có lượn qua lượn lại trong trí tưởng tượng của ta mấy đi nữa, nếu ta không ưng nhận chúng, chúng sẽ chẳng thể nào làm nhơ nhớp linh hồn ta được, trái lại, càng làm cho linh hồn ta nên mạnh mẽ hơn, thuần khiết hơn, và gần gũi Thiên Chúa hơn. – Thánh An-phong-sô

Khi ma quỷ xúi giục con cậy vào lòng nhân lành của Thiên Chúa mà xúi con phạm tội, thì con phải lo giữ mình cẩn thận. – Thánh Gio-an Cli-ma-cô

Không có tội nào trọng hơn tội trễ nải việc linh hồn… – Thánh Êu-kê

Khi người ta phạm tội, là lúc họ đánh mất ân huệ Thiên Chúa, vì họ coi những đam mê xác thịt ngang hàng với Thiên Chúa và tôn thờ những đam mê xác thịt làm chúa và cùng đích đời họ. – Thánh Giê-rô-ni-mô

Không có gì đau khổ cho bằng người mình hằng yêu thương săn sóc và ban nhiều ân lộc cho, nay lại giơ gót chống lại mình. Vậy người phạm tội chống lại ai? Người ấy chống lại Thiên Chúa, Đấng đã tạo thành dưỡng dục họ, Đấng đã yêu thương họ đến nỗi đã sai Con Một xuống thế chịu chết để cứu chuộc họ. Thế mà họ cả gan phạm tội đuổi Chúa ra khỏi lòng họ. – Thánh An-phong-sô

Bản chất của tội là điều rất độc dữ, nó được xếp ngang hàng với tội giết Thiên Chúa. – Thánh Bê-na-đô

Hỡi những kẻ tội lỗi khốn nạn đáng hư mất! Anh em chớ ngã lòng, hãy ngước mặt trông lên Mẹ, hãy kêu xin Mẹ lành cứu vớt và hãy hết lòng trông cậy Mẹ rất khoan nhân ấy, thì lòng khoan nhân của mẹ đưa anh em về nước Thiên đàng. – Thánh Bô-na-ven-tu-ra

Về các giống tội mà người ta đã phạm bởi tính yếu đuối, không có thể tránh được, nếu khinh thường chẳng lưu tâm đến, đó là điều có lỗi; nhưng vì những tội vô tình ấy, mà sợ hãi thái quá cũng có lỗi. – Thánh Bê-na-đô

Mẹ không hề tránh mặt chẳng nhìn dẫu là kẻ rất tội lỗi bao giờ; nó cứ đến kêu xin Mẹ, tức khắc Mẹ cứu vớt nó khỏi ngã lòng trông cậy. – Thánh Bê-na-đô

Bao lâu con người còn mang thân xác, thì không thể tránh được mọi tội, ít là các tội nhẹ. Nhưng các tội mà ta gọi là nhẹ, bạn chớ xem nó như vô hại: Nếu bạn coi chúng như vô hại khi bạn cân nhắc chúng, thì bạn hãy run sợ khi bạn đếm chúng. Nhiều vật nhỏ hợp thành một khối to, nhiều giọt nước làm đầy một con sông, nhiều hạt lúa làm thành một đụm. Vậy thì còn hy vọng gì? Trước hết đi xưng tội đã… – Thánh Augustinô

III. VƯỢT QUA THỬ THÁCH, CHIẾN THẮNG CÁM DỖ

Để chiếm được Nước Trời, thì bất cứ sự đau khổ nào vẫn còn là quá nhỏ. – Thánh Giu-se Ca-la-san

Sống đau khổ ở tại thế này là đặc điểm riêng của những người được tuyển chọn. – Thánh Grê-gô-ri-ô

Ai đã yêu thì không còn thấy đau khổ, mà giả có thấy cũng yêu luôn đau khổ. – Thánh Augustinô

Khi yêu mến Thiên Chúa trong những đau khổ là chúng ta đang gieo hạt giống tốt cho hạnh phúc Thiên đàng. – Thánh An-phong-sô

Nếu chúng ta biết nhận ra những kho tàng quý giá trong những cơn bệnh hoạn tật nguyền, hẳn chúng ta sẽ đón nhận chúng trong một niềm vui sướng lớn lao hơn cả khi được những của cải châu báu đời này. – Thánh Vinh Sơn Phao-lô

Phần thưởng tôi đang trông đợi thật cao trọng vô giá, cao trọng đến nỗi tôi coi các gian khổ đời này là sung sướng. – Thánh Phan-xi-cô Át-si-si

Nhiều người khi được mọi sự như ý thì coi bộ hoà nhã dễ dàng, nhưng khi gặp điều bất ý khó chịu liền vùng vằng khó chịu, tức giận. Ăn ở như thế tựa than đỏ giấu ngầm dưới tro. – Thánh Bê-na-đô

Sự chịu khinh chê hèn hạ, là hòn đá thử đức khiêm nhường, là hàn thử biểu đo nhân đức. Người mà phình to vì tự ái sẽ không bay được, chỉ có người khiêm nhường nhỏ bé mới bay cao. – Thánh Phan-xi-cô Sa-lê

Những người có lòng cao thượng, biết hy sinh, thì không bao giờ được phép tự cho mình là khổ. – Thánh Bê-đa

Tình yêu nào không bắt nguồn trong mạch đau khổ, thì chỉ là tình yêu hời hợt, bấp bênh. – Thánh Phan-xi-cô Sa-lê

Sự buồn sầu chỉ xứng cho ma quỷ và các thuộc hạ của nó; còn chúng ta, hãy vui mừng trong Chúa. – Thánh Phan-xi-cô Át-si-si

Khi người ta làm sỉ nhục tôi, tôi nghĩ đến Chúa Cứu Chuộc chịu nhục nhã trên Thánh giá, và tôi suy đi suy lại cho đến khi mình được bình tĩnh hẳn. – Thánh Elzéar

Đừng ai sợ đau khổ vì lẽ công chính, hoặc nghi ngờ về phần thưởng đã hứa; vì, chỉ qua lao nhọc, mới đến được nghỉ ngơi; qua cái chết, mới tới được sự sống. – Thánh Lê-ô Cả

Ngoài Thập giá, không có chiếc thang nào khác để lên trời. – Thánh Rô-sa Li-ma

Ma quỷ nó ghê sợ riêng những linh hồn có chí quyết định. – Thánh Tê-rê-sa A-vi-la

Chúa chỉ đòi ta phải có chí quyết định, còn mọi việc khác tự Người sẽ làm lấy. – Thánh Tê-rê-sa A-vi-la

Kẻ thù đáng ghê sợ hơn cả, chính là kẻ thù ở trong mình ta. – Thánh Bê-na-đô

Ai chế ngự thân xác và điều khiển hồn mình, không để dục vọng khuất phục là làm chủ bản thân. Người ấy có thể được gọi là vua, và có khả năng cai trị chính bản thân; người ấy tự do, độc lập và không làm nô lệ cho tội lỗi. – Thánh Am-brô-si-ô

Luôn nhớ mình đớn hèn, tội lỗi, nhưng không phải run sợ mà trái lại càng lỗi, càng phải khắng khít với Chúa, càng phải tin tưởng lại gần Chúa hơn, vì chỉ có Người mới chữa được sự bất xứng của con, vì sự khốn cùng của con là ngai cho lòng nhân từ và thương xót của Chúa ngự. – Chân phước Gio-an XXIII

IV. SỰ CHẾT VÀ PHẦN RỖI ĐỜI ĐỜI

Chúng ta đừng xin được sống thêm để đền tội. Lãnh nhận cái chết trong vui tươi thực sự thì giá trị hơn mọi việc đền tội. – Thánh An-phong-sô

Khi chết, chúng ta sẽ bị Thiên Chúa xét xử căn cứ trên tình yêu. – Thánh Gio-an Thánh Giá

Kẻ nào suốt đời ăn ở hoang đàng thì chẳng hề được chết lành bao giờ. – Thánh Giê-rô-ni-mô

Khi thấy một người chết “bất đắc kỳ tử” thì ai cũng giật mình, song biết bao người lại liều mình chết cách hiểm nghèo như thế trong tình trạng tội lỗi, mà chẳng hề biết sợ hãi. – Thánh An-phong-sô

Sự chết không chỉ là mút cùng của mọi sự cực khổ mà còn là cửa ngõ dẫn vào sự sống đời đời. – Thánh Bê-na-đô

Sự chết đến như kẻ trộm, nếu nó gặp người ngủ mê thì giết chết, lấy hết của cải và quăng xuống Hỏa ngục. Nhưng nếu nó gặp người tỉnh thức, nó sẽ chào hỏi hiền hòa như Thiên thần đem tin mà nói: “Hỡi bạn! Chúa đợi bạn đến dự tiệc vui, bạn hãy đi, tôi xin dẫn bạn đến nước phúc vinh mà bạn hằng mong chờ”. – Thánh Tô-ma Vi-la

Tội trọng mới là điều đáng sợ, còn sự chết thì không nên sợ làm gì. – Thánh Am-brô-si-ô

Tôi vẫn nhắc và sẽ nhắc đi nhắc lại rằng: Phần rỗi chúng ta hệ tại lời cầu nguyện; phải, chúng ta hãy cầu nguyện, đừng nhàm chán bao giờ, vì nhờ cầu nguyện, chắc chắn chúng ta sẽ được cứu rỗi, không cầu nguyện sẽ phải hư đi; vì cầu nguyện mà nay các Thánh đang hưởng hạnh phúc trên Thiên đàng; vì bỏ cầu nguyện mà nay tội nhân đang bị trầm đọa trong Hỏa ngục. – Thánh An-phong-sô

Kẻ nào tin có sự đời đời mà không lo sống thánh thiện, thì nên giam vào nhà thương điên. – Chân phước A-vi-la

Thật lạ! Phần rỗi thì muốn, nhưng tội lỗi lại không muốn bỏ. Tự lên án cho mình xuống Hỏa ngục mà lại trông cậy được rỗi linh hồn. – Thánh An-phong-sô

Việc quan trọng ta phải lo là sự sống đời đời. Việc này không giống việc mua bán nhà cửa thế gian, rộng hẹp, nóng mát thế nào cũng được. Song nó là việc vĩnh viễn. Ngày mai ta phải ở trong hai nơi: hoặc ở nơi bình an sung sướng và sum vầy cùng các thánh; hoặc ở nơi vực sâu khốn nạn và làm tôi tớ ma quỷ. Ở chốn ấy bao lâu? Không phải chỉ ở hai ba chục năm, nhưng là ở muôn đời muôn kiếp. – Thánh Êu-kê

Phần rỗi đời đời rất quan trọng nên dẫu có lo mấy cũng chẳng bao giờ quá. – Thánh Bê-na-đô

Chúa có hứa phần thưởng cho người lúc đầu có lòng yêu mến Chúa, nhưng ai đó bền đỗ đến cùng mới được hưởng. – Thánh Bê-na-đô

Tôi chỉ mong chức quyền trên trời, chứ không mong danh vọng trần thế. – Thánh Tô-ma Trần Văn Thiện

Đền tội cho kẻ đã chết thì đẹp lòng Chúa hơn đền tội cho người còn sống vì người đã chết ở trong tình trạng khẩn thiết hơn, họ không còn tự giúp mình được như người còn sống. – Thánh Tô-ma A-qui-nô

Hình phạt của các tội nhân trong Hỏa ngục rất kinh khủng, rất nhiều và rất gay gắt, lại không hề được một chút an ủi và nỗi đau khổ càng cứ tăng mãi cho đến đời đời. – Thánh Rô-béc-tô Ba-la-mi-a-nô

V. CẦU NGUYỆN VÀ THAM DỰ THÁNH LỄ

Ta nói với Chúa khi cầu nguyện; ta nghe Chúa phán dạy khi đọc Lời Chúa. – Thánh Am-brô-si-ô

Người tôi tớ đẹp lòng Thiên Chúa nhất là kẻ không chỉ chuyên tâm lắng nghe Lời Chúa, mà còn quyết tâm thực thi Lời Ngài nữa. – Thánh Augustinô

Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô. – Thánh Giê-rô-ni-mô

Hỡi các Kitô hữu, hãy biết cho rằng Thánh lễ là hành vi thờ phượng thánh thiện nhất. Anh chị em không thể làm được một việc nào sáng danh Thiên Chúa hoặc đem lại ơn ích cho linh hồn anh chị em cho bằng việc sốt sắng và thường xuyên tham dự Thánh lễ. – Thánh Phê-rô Julianô Eymard

Một Thánh Lễ khi còn sống có ích lợi cho chúng ta hơn một ngàn Thánh Lễ khi đã qua đời. – Thánh An-sen-mô

Người ta được nhiều công phúc khi dự Lễ sốt sắng, hơn khi người ta bố thí tất cả của cải mình có cho người nghèo, và hơn đi hành hương trên khắp thế giới. – Thánh Bê-na-đô

Bạn rước Thánh Thể để trở nên thánh, chứ không phải vì bạn đã là thánh rồi mới rước Thánh Thể. – Thánh Phê-rô Julianô Eymard

Một lần rước lễ được nhiều ơn ích hơn một tuần ăn chay. – Thánh Vinh Sơn Phê-ri-ê

Kẻ nói mình nguội lạnh, không dám rước lễ cũng giống như người biết mình bị cảm lạnh mà không chịu đến lò sưởi ấm, ấy thật là dại dột. – Thánh Gierxing

Mỗi người phải trông cậy lòng Chúa nhân từ mà năng rước lễ, vì ai cảm thấy mình bệnh nặng thì càng phải tìm đến bác sĩ mới mong được khỏi bệnh. – Thánh Phan-xi-cô Sa-lê

Ai xưng thú tội mình là cộng tác với Thiên Chúa. Thiên Chúa tố cáo tội ngươi, và ngươi cũng tố cáo tội mình, thì ngươi liên kết với Thiên Chúa. – Thánh Augustinô

Ai không được Mẹ Ma-ri-a làm Mẹ, thì cũng chẳng xứng đáng được Thiên Chúa làm Cha. – Thánh Louis Montfort

Thánh Giuse là vị thánh mà không ai đến cầu xin phải về không, mà không được thánh nhân nhận lời. – Thánh Tê-rê-sa A-vi-la

VI. YÊU MẾN THA NHÂN

Người ta chỉ tạo được hạnh phúc của mình bằng cách săn sóc đến hạnh phúc của người khác. – Thánh Pierre

Bạn sẽ làm nhẹ gánh nặng của mình khi bạn làm nhẹ gánh nặng của người kia. – Thánh Augustinô

Cho đi là mình chia sẻ những cái mình quý trọng chứ không phải để làm nhẹ bớt đi những cái dư thừa. – Chân phước Tê-rê-sa Calcutta

Bởi đức thương yêu mà lầm lẫn, thì không có hại. – Thánh Augustinô

Thầy thuốc ghét bệnh tật, nhưng yêu thương bệnh nhân. Con cũng phải ăn ở như vậy, phải ghét tội nhưng phải thương yêu người phạm tội. – Thánh An-phong-sô

Thà hay bị lừa mà giữ được quan niệm tốt về một kẻ gian ác, còn hơn ít bị lừa mà có quan niệm xấu về một linh hồn lương thiện. Trong trường hợp thứ nhất, bạn không phạm phải tội bất công, nhưng trong trường hợp thứ hai bạn có nguy cơ phạm đấy. – Thánh Tô-ma A-qui-nô

Danh Ngôn Của Các Thánh

3. 1460 101 Danh Ngôn Các Thánh (Y Phan CMC) 1453 12 Vị Thánh Tử Đạo Của Địa Phận Huế (Lm Phêrô Trần Điển) 1416 Bức Tâm Thư Nocera 1754 -Thánh Anphong (Lm.

7. Nhưng chúng con đâu biết rằng, lời cầu xin của chúng con không thêm ích lợi cho phần rỗi linh hồn chúng con.

14. – Maxime Goocki Những người bạn giả dối giống như những chiếc bóng: chúng theo gót ta ra ngoài nắng ấm, và rời bỏ ta ngay khi ta bước vào bóng râm.

15. Những câu châm ngôn vĩnh cửu của Thánh Anphongsô Maria Liguori, Nhung cau cham ngon vinh cuu cua Thanh Anphongso Maria Liguori.

16. Hội Thánh Tin Lành Hà Nội là một Hội Thánh Tự trị, có nguồn gốc từ nỗ lực truyền giáo của các giáo sĩ thuộc [Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp] từ năm 1916 đến nay.

20. Chương 22: HIỀN LÀNH “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.

21. Vào ngày sau hết, khi cuộc thi cuối cùng được tổ chức, sẽ không có một câu hỏi nào về các tài liệu của Aristotle, về các cách ngôn của Hippocrates, hoặc các đoạn văn của Justinian.

22. Net là website lấy tên theo Thánh Augustinô thành Híp-pô (354-430) – Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh.

24. 18/10/2019 · Điểm danh các THÁNH ĂN LÉN “đánh rơi” LIÊM SỈ trong 4 mùa Thiên đường ẩm thực vừa qua.

25. Danh Ngôn Các Thánh Về Chúa Thánh Thần admin 16/05/2018 Sống Đạo 37 Views Trước khi chúng ta lãnh nhận Chúa Thánh Thần, chúng ta giống như người mang gánh nặng của tuổi tác và tật nguyền, nhưng khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trong chúng ta rồi, chúng ta liền được biến đổi trở nên trẻ trung, xinh đẹp và tràn đầy.

26. 13/11/2018 · 10 danh ngôn hay của các Thánh về sự chết, Thông Tin, Tin Tức Công Giáo – Dành cho người Công Giáo, các Kitô hữu, và những ai mong muốn tìm hiểu Đức Tin Công Giáo một cách sâu sắc hơn – Để yêu mến Chúa Kitô và Mẹ Hội Thánh hơn.

29. Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

32. Trong các nhân đức, thì đức ái giống như mặt trời giữa các tinh tú, đem ánh sáng của mình truyền cho các nhân đức khác.

35. Trong số các tài liệu của Văn khố lịch sử của Vatican đã được “số hóa”, có tài liệu về những người Do Thái đã được Tòa Thánh giúp đỡ dưới thời Đức Quốc xã.

42. Anh chị em hãy xem và hãy ghi nhớ những gì Chúa và Thầy của chúng ta là Đức Kitô đã giảng dạy bằng lời nói và thực hiện bằng gương sáng của Người”.

Tuyển Tập Những Danh Ngôn Về Giáo Dục Hay Nhất !!!

Tuyển tập những Danh ngôn về Giáo dục hay nhất !!! Thiên tài không có học hành giống như bạc trong mỏ.

Genius without education is like silver in the mine.

Benjamin Franklin

~*~

Tuyển tập những Danh ngôn về Giáo dục hay nhất !!!

Người thầy là người rút ra nhiều nhất từ bài giảng, và người thầy thực sự cũng là một người trò.

The teacher is the one who gets the most out of the lessons, and the true teacher is the learner.

Elbert Hubbard

~*~

Chúng ta sẽ trở thành gì phụ thuộc vào điều chúng ta đọc sau khi tất cả các thầy cô giáo đã xong việc với chúng ta. Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở.

What we become depends on what we read after all of the professors have finished with us. The greatest university of all is a collection of books.

Thomas Carlyle

~*~

Kết quả cao nhất của giáo dục là sự khoan dung.

The highest result of education is tolerance.

Helen Keller

~*~

Ta không nên dạy trẻ nhỏ khoa học; nhưng hãy để chúng nếm trải nó.

We should not teach children the sciences; but give them a taste for them.

Jean Jacques Rousseau

~*~

Nghệ thuật tối thượng của người thầy là đánh thức niềm vui trong sự diễn đạt và tri thức sáng tạo.

It is the supreme art of the teacher to awaken joy in creative expression and knowledge.

Albert Einstein

~*~

Giáo dục là nghệ thuật biến con người thành có đạo đức.

Education is the art of making man ethical.

Hegel

~*~

Nên giáo dục và hướng dẫn trẻ em những nguyên tắc của tự do.

Children should be educated and instructed in the principles of freedom.

John Adams

~*~

Giáo dục là thứ gì còn lại sau khi anh đã quên những gì anh học ở trường.

Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.

Albert Einstein

~*~

Người thầy tốt nhất là người thầy khơi gợi chứ không giáo điều, và truyền cho học trò mình mong muốn tự dạy bản thân.

The best teacher is the one who suggests rather than dogmatizes, and inspires his listener with the wish to teach himself.

Edward Bulwer Lytton

~*~

Người dạy học phải tin vào sức mạnh tiềm tàng của học trò, và anh ta phải nỗ lực hết sức để giúp học trò mình trải nghiệm được sức mạnh này.

The educator must believe in the potential power of his pupil, and he must employ all his art in seeking to bring his pupil to experience this power.

Alfred Adler

~*~

Ảnh hưởng của người thầy là vĩnh cửu. Ta không thể biết được khi nào thì ảnh hưởng ấy dừng.

A teacher affects eternity; he can never tell where his influence stops.

Henry Brooks Adams

~*~

Vài người nói trong lúc ngủ. Giảng viên nói trong lúc người khác ngủ.

Some people talk in their sleep. Lecturers talk while other people sleep.

Albert Camus

~*~

Sáu mươi năm trước tôi biết mọi thứ; giờ tôi chẳng biết gì cả; giáo dục là cuộc khám phá không ngừng về sự ngu dốt của chúng ta.

Sixty years ago I knew everything; now I know nothing; education is a progressive discovery of our own ignorance.

Will Durant

~*~

Có hai kiểu giáo dục. Một kiểu dạy chúng ta làm thế nào để sống, và kiểu còn lại dạy chúng ta phải sống như thế nào.

There are two educations. One should teach us how to make a living and the other how to live.

John Adams

~*~

Một người thầy tốt giống như ngọn nến – cháy hết mình để thắp sáng đường đi cho những người khác.

A good teacher is like a candle – it consumes itself to light the way for others.

Mustafa Kemal Atatürk

~*~

Tất cả những người đáng giá đều có phần tự lập trong học vấn của mình.

All men who have turned out worth anything have had the chief hand in their own education.

Walter Scott

~*~

Học đọc là nhóm lên ngọn lửa; từng âm tiết được đánh vần lên đều là tia lửa.

To learn to read is to light a fire; every syllable that is spelled out is a spark.

Victor Hugo

~*~

Dạy học bao gồm nhiều việc hơn là chỉ trao đi tri thức, nó đòi hỏi truyền cảm hứng cho thay đổi. Học hỏi bao gồm nhiều việc hơn là chỉ tiếp thu kiến thức, nó đòi hỏi sự thấu hiểu.

Teaching is more than imparting knowledge, it is inspiring change. Learning is more than absorbing facts, it is acquiring understanding.

William Arthur Ward

~*~

Tại sao xã hội lại chỉ cảm thấy phải có trách nhiệm với sự giáo dục của trẻ nhỏ mà không phải sự giáo dục của tất cả người lớn ở mọi độ tuổi?

Why should society feel responsible only for the education of children, and not for the education of all adults of every age?

Erich Fromm

~*~

Trong giáo dục, không có gì đáng ngạc nhiên hơn là lượng ngu dốt mà nó tạo ra dưới dạng chân lý trì trệ.

Nothing in education is so astonishing as the amount of ignorance it accumulates in the form of inert facts.

Henry Brooks Adams

~*~

Có giáo dục không nằm ở việc bạn ghi nhớ được bao nhiêu, hay thậm chí bạn biết được bao nhiêu. Đó là có thể phân biệt giữa điều bạn biết và điều bạn không biết.

An education isn’t how much you have committed to memory, or even how much you know. It’s being able to differentiate between what you know and what you don’t.

Anatole France

~*~

Toàn bộ nghệ thuật của sự giáo dục là nghệ thuật đánh thức sự tò mò bản năng của những trí óc non trẻ nhằm thỏa mãn nó sau đó.

The whole art of teaching is only the art of awakening the natural curiosity of young minds for the purpose of satisfying it afterwards.

Anatole France

~*~

Tại sao trẻ nhỏ lại thông minh đến vậy, và người lớn lại ngu xuẩn như thế? Có lẽ chính bởi vì giáo dục.

How is it that little children are so intelligent and men so stupid? It must be education that does it.

Alexandre Dumas

~*~

Chúng ta sinh ra yếu đuối, chúng ta cần sức mạnh; bất lực, chúng ta cần trợ giúp; ngu ngốc, chúng ta cần lý lẽ. Tất cả những gì chúng ta thiếu khi sinh ra, tất cả những gì chúng ta cần khi bước vào di sản của loài người, là món quà của giáo dục.

We are born weak, we need strength; helpless, we need aid; foolish, we need reason. All that we lack at birth, all that we need when we come to man’s estate, is the gift of education.

Jean Jacques Rousseau

~*~

Dạy dỗ trẻ nhỏ là một nghề nghiệp mà chúng ta phải biết cách lãng phí thời gian để tiết kiệm nó.

The training of children is a profession, where we must know how to waste time in order to save it.

Jean Jacques Rousseau

Nội Dung Khác

Một Hướng Dẫn Công Giáo Về Kinh Thánh

Lm. Oscar Lukefahr C.M. –

Dịch giả: Pt. Giuse Trần Văn Nhật

CÁC SÁCH KHÔN NGOAN

“Sự vội vàng không có kết quả tốt.” “Một lời khuyên của người khôn ngoan thì cũng đủ.” “Hãy làm cho người khác những gì bạn muốn họ làm cho bạn.” Những câu châm ngôn như thế là một phần của sự khôn ngoan để dẫn dắt chúng ta trong cuộc sống.

Sự khôn ngoan có thể được diễn trả trong nhiều hình thức khác, tất cả đều giúp chúng ta xác định giá trị và khám phá ra ý nghĩa. Kịch bản như “A Man for All Season” minh chứng giá trị của sự can đảm và liêm chính. Bài hát “Amazing Grace” nhắc nhở chúng ta về lòng thương xót của Thiên Chúa. Những câu cách ngôn giúp chúng ta trong những quyết định hàng ngày. Bài thơ “How Do I Love Thee?” của Elizabeth Barrett Browning dậy rằng sự giao tiếp của con người thì quý hơn vàng.

Người dân thời Cựu Ước quý trọng sự khôn ngoan và duy trì cái nhìn sáng suốt của các hiền nhân trong bảy cuốn sách được gọi là các Sách Khôn Ngoan. Trong đó chúng ta thấy có kịch bản, sách ông Gióp; các thánh thi, sách các Thánh Vịnh; một cuốn Châm Ngôn; sách Giảng Viên; thi ca tình yêu sách Diễm Ca của Sôlômon; những suy nghĩ về quá khứ, sách Khôn Ngoan của Sôlômon; và một thư mục các lời nói, sách Huấn Ca.

Nội Dung của Văn Học Khôn Ngoan

Có nhiều truyền thuyết về Khôn Ngoan trong thế giới cổ. Các hiền triết của Ít-ra-en nghiên cứu các truyền thuyết này và học hỏi từ đó. Tuy nhiên, sự khôn ngoan của Do Thái thì độc đáo vì nó phản ánh một niềm tin rõ rệt nơi Thiên Chúa và trong một trật tự luân lý dựa trên thánh ý của Thiên Chúa.

Hình Thức Văn Học Khôn Ngoan

Các Sách Khôn Ngoan theo các khuôn khổ của thi ca Do Thái, tùy thuộc vào sự cân đối tư tưởng thay vì vần điệu. Các khuôn khổ thông thường là sự lập đi lập lại, tương phản, và xây dựng.

Trong cách lập đi lập lại, những ý tưởng tương tự được diễn tả bằng những lời khác nhau: Lạy CHÚA, xin đừng trách mắng con khi thịnh nộ, đừng sửa trị con lúc nổi trận lôi đình (Tv 6:2).

Trong cách tương phản, các ý tưởng khác nhau được so sánh: Ghét ghen sinh cãi vã, nhưng tình yêu khoả lấp mọi lỗi lầm (Cn 10:12).

Trong cách xây dựng, các ý tưởng được chồng lên nhau: Xin đặt em như chiếc ấn trên trái tim anh, như chiếc ấn trên cánh tay anh; vì tình yêu mãnh liệt như tử thần, cơn đam mê dữ dội như âm phủ. Lửa tình là ngọn lửa bừng cháy, một ngọn lửa hoành hành. Nước lũ không dập tắt nổi tình yêu, sóng cồn chẳng tài nào vùi lấp (Dc 8:6-7).

Một khi chúng ta để ý đến các khuôn mẫu này, chúng ta có thể thích thú với dòng tư tưởng và sự cân đối mà chúng làm thành thi ca của người Hebrew. Chúng ta có thể sẵn sàng muốn hiểu biết và quý trọng Văn Học Khôn Ngoan hơn.

Nguồn Gốc và sự Hình Thành Văn Học Khôn Ngoan

Các truyền thuyết khôn ngoan đã có ở Ai Cập và Mêsôpôtamia trước khi có biến cố Xuất Hành, có lẽ người Ít-ra-en đã biết đến và dùng các châm ngôn để dậy con trẻ ngay từ thời các Thủ Lãnh. Trong kỷ nguyên các vua, các luật sĩ là người thu thập các lời nói và thành lập các trường phái. Truyền thuyết Khôn Ngoan tiếp tục trong lịch sử Cựu Ước, và sách Khôn Ngoan của Sôlômon là sách sau cùng trong Cựu Ước được viết xuống.

Vua Đavít được cho rằng đã sáng tác nhiều Thánh Vịnh, và Vua Sôlômon được coi là tác giả của các sách Châm Ngôn, Giảng Viên, Diễm Ca, và nhiều phần của sách Khôn Ngoan của Sôlômon. Đavít có thể đã viết một số Thánh Vịnh, và Sômômon có lẽ đã viết một số châm ngôn và các giáo huấn, nhưng không ai thực sự là tác giả của các sách được gán cho họ. Điều phổ thông thời xưa là gán tên của một người nổi tiếng là tác giả cho một cuốn sách nhằm tạo uy tín đặc biệt cho sách này.

Sách Gióp (Job)

Một cụ bà bị bệnh ung thư nằm trong bệnh viện và than khóc. Vị tuyên úy hỏi điều gì làm cụ mất bình an. Cụ trả lời một người bạn nói rằng nếu cụ cầu nguyện với đức tin, cụ sẽ được khỏi. Bạn của cụ, thay vì an ủi thì đã đặt một gánh nặng mặc cảm tội lỗi trên cụ. Cụ lý luận, “Con không khỏi, vì không có đức tin.”

Người xưa cho rằng Thiên Chúa chỉ chúc lành cho chúng ta nếu chúng ta tốt lành và mọi đau khổ là hình phạt của Thiên Chúa vì không tốt lành đủ, quan niệm ấy ngày nay vẫn còn. Và nó gây nhiều thiệt hại, như đã xảy ra trong thời Cựu Ước.

Sách ông Gióp được viết bởi một thi sĩ có linh ứng, ông thấy sự sai lầm khi coi sự đau khổ ngang bằng với hình phạt của Thiên Chúa. Thời điểm sáng tác thì không rõ, nhưng nhiều học giả đặt nó vào khoảng thời gian Lưu Đầy.

Câu chuyện bắt đầu với một tường thuật văn xuôi về ông Gióp, một trưởng tộc giầu có, sống không tì ố trước mặt Thiên Chúa. Nhưng một ngày kia, Satan (không phải là quỷ, nhưng một loại trạng sư của quỷ) đã thách đố Thiên Chúa là hãy thử thách ông Gióp, nó nói rằng nếu Thiên Chúa tước đoạt mọi sự giầu có của ông, chắc chắn ông sẽ nguyền rủa Thiên Chúa. Hậu quả là ông Gióp bị tước đi sự giầu có, gia đình, và sức khỏe, nhưng ông đã kiên nhẫn chịu đựng.

Sau đó cảnh tượng thay đổi, và sách đổi từ văn xuôi sang thể thơ khi kể lại ba người bạn của ông Gióp đến an ủi ông, là Êlipha, Biuđát, và Giôpha. Khi họ đến, ông Gióp trở nên thiếu kiên nhẫn và phàn nàn về số phận của mình. Sau đó các bạn ông đối thoại kiểu thi ca với ông Gióp trong ba chu kỳ phát biểu. Mỗi lần họ đều kết tội ông Gióp rằng căn cứ vào những đau khổ điều đó chứng tỏ ông có tội. Tuy nhiên, ông Gióp từ chối bất cứ tội nào và yêu cầu Thiên Chúa giải thích tại sao ông phải đau khổ. Sau đó một thanh niên, Êlihu, xuất hiện để bào chữa cho Thiên Chúa. Bài nói của anh kết thúc với nhận xét rằng Thiên Chúa “coi thường bất cứ ai cao ngạo tưởng mình khôn ngoan” (37:24).

Sau đó màn mở ra và Thiên Chúa đứng ngay giữa sân khấu. Lên tiếng từ “cơn lốc”, Thiên Chúa chất vấn ông Gióp: “Ngươi là ai mà dám đặt câu hỏi với ta? Ngươi có thể tạo thành vũ trụ này không? Ngươi có thống trị các tinh tú không? Ngươi là chủ sự sống hay sao? Ngươi có thể chế ngự sức mạnh của các thú vật bất kham không?”

Ông Gióp chới với, “Con biết Ngài có thể làm mọi sự,” ông thì thào với Thiên Chúa. “…. Con thốt ra những gì con không hiểu…. Con chỉ nghe về Ngài với đôi tai, nhưng giờ đây mắt con được thấy Ngài; bởi thế, con khinh thường chính con, và con sám hối trong bụi tro” (42:2-6).

Câu chuyện trở lại thể văn xuôi, báo hiệu màn cuối cùng. Thiên Chúa khiển trách ba người bạn của ông Gióp, họ kinh ngạc và khiếp đảm: “…vì các ngươi không nói đúng về ta, như tôi tớ Gióp của ta đã nói” (G 42:7). Thiên Chúa ra lệnh cho họ dâng của lễ đền tội và xin ông Gióp cầu cho họ! Sau đó Thiên Chúa chúc phúc cho ông Gióp bằng cách phục hồi tài sản của ông gấp hai lần và ban cho ông một gia đình mới.

Hãy đọc Gióp 31:35-37 về việc ông Gióp nài xin Thiên Chúa trả lời. Hãy đọc Gióp 38:1 — 42:6, một bài nói dài của Thiên Chúa có lẽ tượng trưng cho những suy tư của tác giả về công trình tạo dựng lạ lùng, và qua đó cảm nghiệm được Đấng Tạo Hóa.

Câu chuyện có hai điểm luân lý quan trọng. Thứ nhất, chúng ta không được toan tính đưa Thiên Chúa xuống ngang bằng với chúng ta bằng những câu trả lời đơn giản về những vấn đề lớn lao của đời sống. Một đàng, khi cho rằng sự đau khổ là hình phạt của Thiên Chúa, như các bạn ông Gióp nghĩ, đó là một xúc phạm đến Thiên Chúa. Đàng khác, như ông Gióp nghĩ, chúng ta có thể hiểu được tất cả các bí ẩn của đời sống, đó là sự điên dại. Thứ hai, khi chúng ta bị đau khổ, tất cả những sự hợp lý của đời này sẽ không giúp được gì. Chỉ có sự gặp gỡ với Thiên Chúa và ý thức rằng Thiên Chúa thì gần với chúng ta hơn sự đau đớn, điều đó có thể đem cho chúng ta sự bình an. Khi chúng ta có thể nói với Thiên Chúa, “Giờ đây mắt con thấy Ngài,” có lẽ chúng ta không hiểu được mọi lý do cho sự đau khổ của chúng ta, nhưng chúng ta có thể chấp nhận nó.

Sách ông Gióp là một vở tuồng. Nhưng đằng sau, chắc chắn là một câu chuyện thực về sự đau khổ. Tác giả của nó có lẽ bị một căn bệnh hiểm nghèo. Các bạn của ông có lẽ đã khuyên ông là nếu ông cầu nguyện với đức tin, mọi sự sẽ tốt đẹp. Sau đó tác giả cảm được sự hiện diện của Thiên Chúa một cách mạnh mẽ, có lẽ qua cảm nghiệm gần kề cái chết và sự hiện diện này đã đem đến cho ông sự bình an.

Những người được chết đi sống lại xác nhận rằng qua cảm nghiệm đó họ nhận được một sự bình an hơn lòng mong đợi. Các bạn của họ có lẽ đã hỏi, “Làm thế nào bạn lại nói đời sống thì tốt đẹp khi bạn bị bệnh gần chết? Làm thế nào bạn nói rằng Thiên Chúa hiện diện khi có quá nhiều đau khổ trong thế giới này?” Những người ấy đơn giản trả lời rằng, “Tôi không thể giải thích được. Tôi chỉ biết là Thiên Chúa thật gần và mọi sự sẽ êm xuôi.” Những cảm nghiệm về Thiên Chúa như thế thì vượt trên mọi ngôn ngữ. Ngay cả những thi sĩ vĩ đại, như tác giả sách ông Gióp, chỉ có thể đem lại một hiểu biết sơ sài về Thực Tại Tối Hậu. Nhưng, cũng như một đứa bé sợ hãi cảm thấy an tâm trong đôi tay của mẹ nó thì những ai gặp gỡ Thiên Chúa cũng sẽ tìm thấy sự bình an.

Sách ông Gióp khích lệ chúng ta hãy tìm kiếm Thiên Chúa trong sự cầu nguyện. Nó giúp chúng ta nhận biết rằng trong khi không dễ để trả lời cho vấn đề đau khổ, ở đó vẫn có một câu trả lời. Đó là sự nhận biết của đức tin rằng Thiên Chúa thì gần gũi và chúng ta có thể gieo mình vào vòng tay từ ái của Thiên Chúa. Khi chúng ta cầu nguyện như ông Gióp, “Con đã thốt lên những gì mà con không hiểu, nhưng giờ đây mắt con được thấy,” chúng ta đang trên một hành trình mà nó sẽ dẫn đến Chúa Giêsu, “Lậy Chúa, lậy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 15:34). “Lậy Cha, con phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23:46). Chúng ta đang trên con đường từ sự đau đớn đến bình an.

Ông Gióp – Tranh của Jusepe de Ribera

NHỮNG CÂU TRẮC NGHIỆM

Trả Lời

Câu Hỏi

Sự khôn ngoan giúp dẫn dắt chúng ta qua đời sống thì được biểu lộ trong nhiều hình thức, kể cả kịch nghệ, thơ, và châm ngôn

Các hiền nhân của Ít-ra-en học hỏi từ các truyền thống Khôn Ngoan của người Ai Cập và Mesopotamia, và căn bản Văn Học Khôn Ngoan của Ít-ra-en cũng giống như thế

Văn Học Khôn Ngoan của Ít-ra-en nhìn đến đời sống từ quan điểm của một dân tộc thay vì của cá nhân

Văn Học Khôn Ngoan Cựu Ước có khuynh hướng đi theo các khuôn khổ của thơ văn Do Thái, tùy thuộc vào sự quân bình của tư tưởng thay vì trên vần điệu

Câu “Ghét ghen sinh cãi vã, nhưng tình yêu khoả lấp mọi lỗi lầm” (Cn 10:12) là một thí dụ của cách (a) lập lại; (b) tương phản; (c) xây dựng; (d) Thánh Vịnh

Truyền thống Khôn Ngoan của Ít-ra-en bắt đầu từ thời Đavít và tiếp tục trong suốt lịch sử Cựu Ước

Dường như Đavít và Solomon là tác giả của tất cả Văn Hóa Khôn Ngoan được gán cho họ

Sách ông Gióp được viết bởi một thi sĩ được linh ứng, ông này nhìn thấy sự sai lầm khi coi hình phạt ngang bằng với sự trừng phạt của Thiên Chúa

Cả hai phần văn xuôi và thơ trong của sách ông Gióp cho thấy ông là người kiên nhẫn chấp nhận sự giải thích truyền thống về sự đau khổ như được các bạn ông giải thích

Trong sách ông Gióp, Thiên Chúa khen ngợi ba người bạn của ông Gióp vì giải thích lý do thực sự của sự đau khổ

Khi đối diện với ông Gióp, Thiên Chúa hỏi là ông có sự kiểm soát của Thiên Chúa trên tạo vật, trên các gia súc và con người, và, sau cùng, trên một thú vật, hiển nhiên là con (a) cá sấu; (b) chim ưng; (c) chó sói; (d) lạc đà (Gióp 38:1 — 42:6)

Tác giả sách ông Gióp hầu như tìm thấy các câu trả lời cho vấn đề đau đớn qua (a) sự cảm nhận được Thiên Chúa; (b) triết lý; (c) sự hợp lý [logic]; (d) Tân Ước

Sách ông Gióp dậy chúng ta rằng không nên đưa ra những câu trả lời đơn giản cho những vấn đề lớn lao của đời sống và những ai đau khổ có thể tìm thấy sự bình an khi họ nhận thức rằng Thiên Chúa ở với họ ngay cả trong sự đau đớn

Sách ông Gióp là một vở kịch, nhưng chắc chắn rằng, đằng sau đó là một câu chuyện thực tế của sự đau đớn và khổ não

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tuyển Tập Danh Ngôn Các Thánh Công Giáo trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!