Đề Xuất 3/2023 # Trích Dẫn Hay Nhất Trong Sách Của Haruki Murakami # Top 10 Like | Altimofoundation.com

Đề Xuất 3/2023 # Trích Dẫn Hay Nhất Trong Sách Của Haruki Murakami # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Trích Dẫn Hay Nhất Trong Sách Của Haruki Murakami mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cái chúng ta gọi là hiện tại thì được hình thành từ sự tích lũy của quá khứ. (1Q84)

Mọi thứ bạn tìm kiếm sẽ đến vào lúc bạn không ngờ tới nhất. (Kafka bên bờ biển)

Tổn thương về mặt cảm xúc là cái giá một người phải trả để được độc lập. (Tôi nói gì khi nói về chạy bộ)

Nỗi đau là điều không thể tránh khói, nhưng chịu đựng nó hay không lại là sự lựa chọn. (Tôi nói gì khi nói về chạy bộ)

Sự thật không hẳn là chân lý, những chân lý cũng không phải lúc nào cũng có thật. (Biên niên ký chim vặn dây cót)

Nếu bạn chỉ đọc những quyền sách mà mọi người đang đọc thì bạn cũng chỉ nghĩ những gì mọi người đang nghĩ. (Rừng Nauy)

Cuộc đời không như dòng nước. Sự vật hiện tượng trong cuộc sống chưa chắc đã chảy xuống theo con đường ngắn nhất. (1Q84)

Hai con người có thể ngủ cùng một giường, nhưng khi nhắm mắt, họ lại cô đơn. (Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới)

Khi ta yêu, điều tự nhiên nhất đó là hãy tha thiết với nó. Đó là những gì tôi nghĩ. Đó cũng là một dạng chân thực mà thôi. (Rừng Nauy)

Cuộc đời chúng ta có những thứ thật khó để giải thích dù bằng ngôn từ nào. (Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương)

Tế bào cơ thể tự thay thế mỗi tháng. Ngay cả chính lúc này đây, hầu hết mọi thứ anh nghĩ anh biết về em chỉ là kỷ niệm. (Cuộc săn cừu hoang)

Cô độc một mình cũng chẳng sao, chỉ cần thật lòng yêu một người, cuộc đời sẽ được cứu rỗi. Dẫu rằng ta không được sánh đôi bên người ấy. (1Q84)

Điều quan trọng nhất mà chúng ta học được ở trường đó là những thứ quan trọng nhất đều không thể học được ở trường. (Tôi nói gì khi nói về chạy bộ)

Cậu có thể giấu đi những ký ức nhưng chẳng thể xóa nổi lịch sử đã tạo ra nó đâu. (Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương)

Nếu bạn có thể yêu ai đó với toàn bộ trái tim mình, dù chỉ một người, thì đó chính là sự cứu rỗi cuộc đời. Thậm chí nếu bạn không thể ở bên người đó. (1Q84)

Cái gì mua được bằng tiền thì cứ bỏ tiền mua, đừng đắn đo hơn thiệt. Hãy để dành tâm lực cho những cái mà tiền không mua được. (Biên niên ký chim vặn dây cót)

Lòng người là cánh chim đêm. Dù chỉ một lần thôi. Tôi muốn biết được yêu đầy phần mình nó ra sao, đầy đến mức không thể chịu được ấy. Chỉ một lần thôi. (Rừng Nauy)

Điều quan trọng khi bạn quyết định chấp nhận tuyệt đối một ai khác trong tim mình. Khi bạn làm điều đó, luôn luôn là lần đầu tiên và là lần cuối cùng. (Cây liễu mù, cô gái ngủ)

Bạn đã có cảm giác thế này bao giờ chưa? Đó là lúc bạn bỗng muốn đến một nơi nào đó hoàn toàn khác và trở thành một con người hoàn toàn khác… (Biên niên ký chim vặn dây cót)

Yêu người khác là một điều tuyệt vời, và nếu tình yêu ấy là chân thành, chẳng ai cuối cùng lại bị ném vào một mê cung cả. Cậu phải thành thật với chính mình hơn mới được. (Rừng Nauy)

Mỗi người đều là một cá thể độc lập, có ý thức riêng biệt và có thể thấu suốt được tận cùng tâm hồn của mình. Nên cô độc thực chất cũng là một trạng thái tuyệt vời. (Tôi nói gì khi nói về chạy bộ)

Chúng ta có thể đầu tư rất nhiều thời gian và công sức hòng hiểu được người khác, nhưng rốt cục chúng ta tiếp cận được tới đâu cái bản chất xấu xa của con người đó? (Biên niên ký chim vặn dây cót)

Mỗi người trong chúng ta đều đánh mất đi những thứ vô cùng quý giá. Mất đi cơ hội, mất đi khả năng, những cảm xúc mà không bao giờ ta kiếm tìm lại được. Đó chính là ý nghĩa tận cùng của sự sống. (Kafka bên bờ biển)

Một trái tim sẽ chẳng thể kết nối với một trái tim khác chỉ bằng sự hòa hợp thông thường. Thay vào đó, chúng chỉ thực sự quyện chặt vào nhau qua những nỗi đau. (Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương)

Bất kì ai đang yêu đều tìm cái phần thiếu hụt của bản ngã mình. Cho nên họ cảm thấy buồn khi nghĩ đến người mình yêu. Giống như khi ta bước vào một căn phòng đầy kỷ niệm thân thương mà đã bao lâu ta không trở lại (Kafka bên bờ biển)

Đời thật chẳng công bằng, là điều tôi vẫn nghĩ, một số người phải làm đủ mọi cách mà không bao giờ đạt được cái mình mong muốn, trong khi những người khác thì lại có được nó mà chẳng tốn tí hơi sức nào… (Tôi nói gì khi nói về chạy bộ)

Đích cuộc đua chỉ là cái mốc tạm thời không có ý nghĩa gì nhiều. Cũng hết như đời sống của chúng ta. Một điểm kết thúc chẳng qua là được dựng lên như một ẩn dụ gián tiếp cho bản chất trôi chảy của sự tồn tại. (Tôi nói gì khi nói về chạy bộ)

Không có gì sai cả. Băng thì luôn lạnh giá, hoa hồng luôn đỏ và tôi đang yêu. Tình yêu này dẫn lối tôi đến một nơi nào đó. Lúc này nó có chế ngự tôi. Tôi chẳng có sự lựa chọn. Có thể nó sẽ khá ổn nếu đó là một nơi đặc biệt, nơi mà tôi chưa từng nhìn thấy. (Người tình Sputnik)

Nhưng có ai dám bảo chỉ thế mới là tốt đẹp nhất đâu? Cho nên cậu cần phải chộp lấy bất kì cơ hội hạnh phúc nào mà cậu có, và đừng áy náy vì người khác nhiều quá. Kinh nghiệm của tôi là chúng ta chỉ có độ hai hoặc ba cơ hội như thế trong đời và nếu để lỡ thì sẽ phải ân hận cho đến chết. (Rừng Nauy)

Vì sao mọi người cứ phải cô đơn như thế này? Hàng triệu con người trên thế giới này, tất cả đều đang mong mỏi khát khao, đang tìm kiếm những người khác để thỏa mãn mình nhưng lại tự họ cô lập họ. Vì sao? Có phải Trái Đất sinh ra chỉ để nuôi dưỡng sự cô đơn của con người? (Người tình Sputnik)

Vậy đó chính là cách sống của chúng ta. Bất kể sự mất mát tàn khốc và sâu sắc đến thế nào, bất kể những thứ bị cướp khỏi chúng ta – quan trọng đến thế nào, ngay cả khi chúng ta đã hoàn toàn thay đổi tới mức chẳng còn một lớp da của mình trước đây, chúng ta vẫn tiếp tục sống cuộc sống của mình theo cách này trong im lặng. (Người tình Sputnik)

Thỉnh thoảng tôi vẫn thấy cô đơn đến nhói lòng. Ngay cả nước tôi uống, không khí tôi thở dường như cũng tua tủa những chiếc kim dài, bén ngót. Những trang sách trên tay tôi lấp lánh ánh kim loiaj đầy đe dọa như những lưỡi dao lam. Lúc 4 giờ sáng, chung quanh lặng tờ đến độ tôi như nghe thấy tiếng nỗi cô đơn đâm rễ vào thân tôi mỗi lúc một sâu. (Biên niên ký chim vặn dây cót)

Không có chân lí nào có thể làm dịu được nỗi đau buồn khi chúng ta mất một người yêu dấu. Không một chân lí nào, một tấm lòng trung thực nào, một sức mạnh nào, một tấm lòng từ ái nào, có thể làm dịu được nỗi đau buồn ấy. Chúng ta chỉ có thể chịu đựng nỗi đau ấy cho đến tận cùng và cố học được một điều gì đó, nhưng bài học ấy cũng lại chẳng có ích gì nữa khi chúng ta phải đối mặt với một nỗi đau buồn mới sẽ ập đến không biết lúc nào. (Rừng Nauy)

Rừng Na Uy – Haruki Murakami

Rừng Na – uy là một tác phẩm có thể nói là kinh điển, mang dậm dấu ấn Nhật Bản thập niên 60. Hôm nay mình muốn bày tỏ những suy nghĩ của mình về tác phẩm lẫn cả bộ phim cùng tên của đạo diên Trần Anh Hùng.

Đọc sách luôn là một trải nghiệm thú vị đối với nhiều người và việc đắm mình vào trong những câu chữ của Haruki lại mang cho mình một cảm xúc khác so với đọc các tác phẩm mình từng đọc, bởi lẽ lối viết văn của nhà văn này có một phong cách khá thực tế, chân thực và cởi mở.

Về phần cốt truyện, tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình tay ba giữa Toru Watanabe – Naoko – Midori qua lời trần thuật, hồi tưởng ở ngôi thứ nhất của nhân vật nam chính Toru Watanabe về mối tình những năm anh 20 tuổi. Khác với những tác phẩm tình cảm khác, câu chuyện tình xảy ra tự nhiên hơn, không có quá nhiều nút thắt hay cao trào mà những sự việc được đẩy lên đỉnh điểm qua những câu nói chuyện của nhân vật. Chẳng hạn như chuyện Naoko tự tử được kể lại qua lời kể của Reiko Ishida nhưng lối kể này sẽ chân thực hơn vì nó xuất phát từ người ở bên cạnh cô lúc trước khi mất và ông thêm xén vào cả những suy nghĩ của Reiko. Điều này khó có thể thực hiện nếu như không phải Haruki viết hay ở ngôi thứ ba.

Về lối viết, Haruki, ông không đi sâu vào việc thể hiện trình tự diễn tiến câu chuyện mà bao trùm tác phẩm là những suy tư, nội tâm của nhân vật. Hay nói một cách khác, ông miêu tả nội tâm nhân vật và đan xen sử dụng các hình ảnh ẩn dụ và độc thoại. Điều này làm nên điểm nổi bật của ông so với các tác giả khác mà mình đã đọc vì việc miêu tả kĩ tâm lí nhân vật và để nhân vật tự độc thoại cụ thể ở đây là Watanabe khiến độc giả thông cảm hơn cho nhân vật và cảm thấy tương đồng nếu như bản thân cũng đã gặp những chuyện tương tự.

Một điểm thú vị hơn của tác phẩm là bao trùm tác phẩm là âm nhạc, tình dục, rượu và thuốc lá. Sử dụng âm nhạc có tên thật bài hát thật hay cởi mở, thẳng thắn trong việc miêu tả những cảnh nóng cũng là một sự mới lạ, phá cách rât riêng của tác giả mà chỉ có lẽ mỗi Haruki Murakami mới dám làm.

Mở rộng hơn ở câu chuyện tình tay ba, mình quan tâm đến 2 vấn đề lớn chiếm tầm quan trọng trong tác phẩm. Đó là phong cách sống của sinh viên những năm 60 ở Nhật và sự nghiêm trọng của những căn bệnh tâm lí mà những đau thương ở quá khứ đã bám rễ và ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức. Ví dụ cụ thể hơn ở đây mình nghĩ đến Naoko vì cái chết của Kizuki mà những 4 năm sau cái chết của anh vẫn tìm đến tự tử sau khi đã trải qua những điều trị tâm lí phức tạp. Bệnh nhân cách và chứng trầm cảm thực sự nguy hiểm và trong tác phẩm của ông, việc tự tử trở thành một cách hữu hiệu để giải quyết những khúc mắc trong cuộc sống. Còn bàn về phong cách sống có phần buông thả của sinh viên Nhật bản thập niên 60s luôn tìm đến rượu và tình dục để giải tỏa stress đời thường. Một điều đáng nói là tự tử cũng xảy ra… Một nửa số nhân vật xuất hiện chủ yếu đều đã tự tử hoặc có ý định tự tử nhưng không thành.

Sau khi hoàn thành cuốn sách, mình cũng đã quyết định đi coi phim. Đây chắc chắn sẽ là một tác phẩm chuyển thể thành phim cực khó và có lẽ cũng do mình là một khán giả khó tính. Bộ phim chuyển thể cùng tên của đạo diễn Trần Anh Hùng lại không gây cho mình quá nhiều cảm xúc khi mà phim không có một sự giới thiệu nhân vật rạch ròi ở mở đầu phim và xuyên suốt tác phẩm rất nhiều cảnh quay cắt nhưng lại không có đủ dụng ý hoặc trôi qua quá nhanh gây khó hiểu và khi mình chưa kịp hiểu chuyên gì đang xảy ra thì đã tới cảnh khác. Phim cũng lược nhiều chi tiết thú vị và dễ trở thành thiếu tự nhiên. Ví dụ như đầu phim với ông bạn quốc xã khá ít thể hiện hay cảnh Midori xuất hiện lần đầu bất ngờ không theo một hoàn cảnh cụ thể. Âm nhạc là một cách để dẫn dắt người xem theo cung bậc cảm xúc của nhân vật nhưng đôi khi thiếu hợp lí. Chẳng hạn ở đoạn gần cuối sau khi Naoko tự tử, liên tục mấy phút liền là 1 bản nhạc có phần đáng sợ, ảm đạm, ma mị trong khi cá nhân mình thấy một bản nhạc buồn và nên thêm 1 vài cảnh và chi tiết hơn vì đó là một đoạn cao trào trong tác phẩm. Tuy nhiên chung quy lại thì vẫn là một bộ phim đáng xem với những khung cảnh đẹp, thơ mộng.

Đây là một tác phẩm thú vị, phong cách mà các bạn nên đọc ít nhất 1 lần bởi lẽ mình nghĩ mỗi lần đọc các bạn sẽ có một trải nghiệm khác nhau đấy.

– Vũ Duy

Rừng Na Uy – Haruki Mukarami: Cảm thức về tuổi trẻ và cô đơn

Tôi đã đọc Rừng Na uy 3 lần.

Lần đầu tiên, khi đọc chưa đầy 1/3 cuốn sách, tôi đã phải bỏ dở vì năng lực cảm thụ và màng lọc nhận thức của tôi chưa đủ để tiếp nhận được thế giới mà nó mang lại, một thế giới quá trần trụi, phũ phàng. Tôi sợ mình cũng sẽ rơi tuột xuống cái “giếng đồng” của nỗi buồn, nỗi cô đơn ám ảnh mà Toru và Naoko đã cảnh báo ở đầu truyện.

Lần thứ hai, tôi đã rất thất vọng về cái được gọi là tình yêu tồn tại trong cuốn sách, thứ tình yêu mà theo tôi lúc đó là những tình cảm mù quáng nhạt nhòa, yếu đuối. Tôi thấy đau lòng và thương hại cho những linh hồn nhỏ bé và đơn độc không thể sưởi ấm cho nhau bằng thứ tình yêu hời hợt ấy. Nỗi thất vọng ấy như rút cạn những năng lượng tích cực, những rung cảm mãnh liệt mà tôi có. Một lần nữa, tôi lại bỏ dở cuốn sách.

Chính vì vậy, cảm thức đầu tiên về tác phẩm là sự ám ảnh. Có hai thể loại độc giả sau khi đọc Rừng Na uy, hoặc là ghét cay ghét đắng, hoặc là rất ám ảnh. Mà những nỗi căm ghét kia, cũng đến từ sự ám ảnh mà tác phẩm mang lại, nó cứ hiện lên và lẩn quẩn trong tâm trí chúng ta, như những giai điệu buồn bã của tiếng guitar vang lên trong căn nhà gỗ phủ đầy tuyết nơi bìa rừng hoang vắng, không dễ để dứt ra khỏi tâm trí.

Trên hành trình phản tỉnh của Rừng Na uy, ta ám ảnh với những gì?

Thứ nhất, sự cô đơn.

Cô đơn là nhân vật chính trong tác phẩm này. Toru, Kizuki, Naoko, Midori cho đến Hatsumi, Nagasawa, Reiko, tất cả đều cô đơn. Như cách nói của Naoko, họ là những con người méo mó, những linh hồn méo mó vì những biến thiên cuộc đời đã tự mình cắt đứt những liên hệ với cuộc sống thực tại, tự tạo ra một thế giới riêng tách biệt với phần còn lại của thế giới mà họ đang sống. Cùng có điểm chung là những người cô đơn, mỗi người lại mang một dạng thức cô đơn khác nhau: Kizuki giấu đi nỗi cô đơn, Naoko bế tắc trước nỗi cô đơn, Nagasawa vị kỉ và bất nhẫn đến đơn độc, Toru và Midori chấp nhận sống với nỗi cô đơn một cách thành thật nhất. Dù họ tiếp cận với nỗi cô đơn bằng cách nào thì cô đơn đã và luôn là một phần trong bi kịch của họ.

Thứ hai, sự sống và cái chết.

“Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt” (Xuân Diệu). Toru đã nhận ra cái mong manh hữu hạn của đời người và ranh giới mong manh của sống chết có thể dễ dàng cướp mất những điều mà chúng ta hằng yêu quý như thế nào. Những sự mất mát, ra đi trong Rừng Na uy cũng nhẹ nhàng, lạnh lùng và hiển nhiên như vậy. Cái gì rồi cũng không vượt qua quy luật của sự vô thường, tuổi trẻ cũng vậy, cũng như giọt mưa trôi qua kẽ tay, chẳng thể cưỡng cầu, chẳng thể níu giữ. Sự phản tỉnh đau đớn này đến với Toru khi anh gần như đã mất đi tất cả, sau 1 tháng trời ròng rã lang thang vô định, anh buộc phải đưa ra lựa chọn, chìm đắm và bị nuốt chửng bởi những ám ảnh quá khứ hay đối mặt, sống tiếp với thực tại hiện hữu, một thực tại “đang thở, đang sống” hay một quá khứ giờ chỉ còn là “nhúm tro trăng trắng”. Hình ảnh cuối cùng đầy ám ảnh của tác phẩm chính là khi hành trình phản tỉnh của Toru đi đến đoạn kết. Một Cái Tôi lạc lõng giữa những biến thiên của thời gian, những linh hồn cô đơn đã lựa chọn sẽ bám víu lấy sự sống này một cách chân thành nhất. Dù sâu thẳm trong những linh hồn ấy là những mất mát cô đơn không thể khỏa lấp, những nỗi bâng khuâng chưa thể dứt, họ đã chọn sống và sống một cách mãnh liệt.

Nhiều người nói Rừng Na uy không thể là cuốn sách của thanh xuân khi chất chứa quá nhiều mất mát, quá nhiều nỗi buồn. Tôi thì cho rằng đây chính là một cuốn sách thanh xuân bất diệt, vì từ những nấm mồ của sự mất mát, những tàn tro của nỗi buồn, một sự sống mới sẽ hồi sinh mạnh mẽ. Và đó chính là vẻ đẹp của thanh xuân.

– Trương Khải Minh

Bạn tôi nói đọc truyện Rừng Na Uy mất hết cả hứng thú đối với tình dục. Tôi không thực sự thấu hiểu quan niệm của các nhân vật trong truyện về tình dục, nhưng chuyện của bọn họ lại khiến tôi nghĩ, tình dục cũng là khía cạnh không cần phải xấu hổ và đáng được quan tâm.

Đây cũng là lần đầu tiên tôi đọc về trầm cảm, mà thật sự cho tới lúc ấy, đọc hết truyện vẫn không thể nào hiểu nổi cái gì là trầm cảm. Chỉ thấy bóng đêm trong cô gái nhỏ, tràn ngập nỗi đau buồn, và rồi trống rỗng, không cảm xúc. Tôi đã sửng sốt, không hiểu được nhưng cảm thương vì cô bé không vượt qua được nỗi ám ảnh khủng khiếp khi phải chứng kiến hai người thân nhất lần lượt tự tử.

Đọc rồi khiến tôi mang ấn tượng, không lẽ thế hệ trẻ Nhật Bản lúc ấy hầu hết đều mang tâm trạng tăm tối đến thế. Chỉ có một cô gái tươi tắn, là một tỉ lệ quá thấp giữa hàng loạt các nhân vật khác ủ rũ đau buồn. Vừa hay, nhân vật chính được dẫn dắt ra khỏi khu rừng tăm tối (dù rừng trong truyện là khu rừng tuyết sáng rỡ và lạnh lẽo chết người) bằng chính vẻ tươi sáng duy nhất, hiếm có – tình yêu của một cô gái hồn nhiên. Câu hỏi xuyên suốt tác phẩm, như vậy, đã được trả lời theo một cách thức hết sức cảm động. Sự đơn sơ, mộc mạc tràn đầy hy vọng, là câu trả lời can đảm nhất cho vấn đề cốt lõi – Sự sống, Cái chết, Ý nghĩa cuộc sống – chất chứa trong lòng của Watanabe, mà cũng là giá trị cốt lõi của tác phẩm.

Trong truyện sáng rực lên đến độ ám ảnh một khu rừng tuyết hoang vắng, trắng toát, nhưng không hiểu sao, đọng lại trong tôi, là một khu rừng tăm tối âm u chết người. Hình ảnh đó, sau này khi đã hiểu rõ về trầm cảm, tôi biết, ông ấy đang mô tả về khu rừng trầm cảm – cô độc, lạnh lẽo, không có lối ra.

Chẳng hề ngạc nhiên là câu chuyện về khu rừng tăm tối ấy, ngoài những suy tư không thể tránh khỏi của người trầm cảm về ý nghĩa của cuộc sống, cái chết, những lựa chọn, thì tình dục là thứ được tập trung nhiều nhất, là căn bản để kể về. Trong thế giới trầm cảm, không hiếm trường hợp trở nên lãnh cảm, nhưng phần còn lại thì quay cuồng tìm kiếm tình dục. Bởi vì tình dục là một trong số ít những phương cách hiệu quả nhất để họ cảm giác được “sự sống” – theo cách trực tiếp và cụ thể nhất, khi mà đa phần họ cảm giác trống rỗng từ thể xác cho đến trong tận cùng của linh hồn. (Một số khác sẽ dùng chất kích thích hoặc self-harm – cực hạn.) Có lẽ là vậy, nên tình dục được mô tả không chỉ thuần về cảm xúc, rồi gắn với các câu chuyện tình, mà còn đi xa hơn, gắn với những thăm dò, suy tư tinh tế về ý nghĩa của nó trong từng nhân vật một: họ cần thấu hiểu và cảm nhận thật sâu sắc về thứ khiến họ cảm nhận “sự sống”.

Có ai đó nói truyện Rừng Na Uy là truyện về một thế hệ thanh niên những năm xx của Nhật Bản, người khác lại nói đó là câu chuyện về tình yêu. Tôi nghĩ chỉ một phần như vậy, tựa đề đã nói rõ, đây là câu chuyện của khu rừng – rừng trầm cảm. Riêng biệt. Đặc trưng. Là một thế giới mà ở đó, dù họ là ai, tính cách và gia cảnh thế nào, cũng có thể đối mặt với nghẹn ngào, đau đớn, trống rỗng nhưng không ai khác có thể nào thấu hiểu. Họ chật vật đấu tranh, cố gắng thấu hiểu và tìm cho ra các giá trị thực sự của đời sống, đi đến lựa chọn giữa sự sống và cái chết, buông tay hoặc là được cứu thoát. Phần lớn mỗi người chúng ta hay trăn trở với những điều này, còn ở trong rừng trầm cảm, chúng tra tấn bạn đến chết, trong khi người bạn duy nhất của bạn lúc này là sự cô độc tuyệt đối.

Ở thời điểm đọc truyện Rừng Na Uy, tôi đã có cảm giác rơi vào một thế giới hoàn toàn khác, một thế giới không tồn tại. Những suy tư khác lạ của tất cả nhân vật, nhờ vậy, mở ra cho tôi thấy thế giới này rộng lớn hơn tôi tưởng rất nhiều. Thì ra thế giới thực mà tôi đang sống có những mảng màu tăm tối như thế, có những con người như thế, không nhìn thấy lối thoát, mà tôi sẽ không bao giờ hiểu nổi, nhưng họ vẫn đã, đang và sẽ cùng tồn tại, chỉ là tôi chưa bao giờ biết đến…

– Dong Anh

Một trong những tác phẩm kinh điển, mang đậm dấu ấn Nhật Bản thập niên 60, xuyên suốt cả tác phẩm là hành trình chạy chốn quá khứ của mỗi nhận vật. Nhưng chứa đựng trong đó là một lớp trẻ nhật bản tha hóa, tàn lụi luôn mong muốn tìm đến rượu, và tình dục như một phương thức cứu cánh, giải tỏa stress đời thường. Vấn nạn tự tử cũng được tác giả đề cập đến khi hơn một nửa số nhân vật tìm đến tự tử hoặc có ý định tự tử chỉ để giải thoát bản thân. Liệu “tự tử” có phải là dấu chấm viên mãn hay đó là những khởi đầu cho một chuỗi những đau khổ về sau?

Về cốt chuyện: Tất thảy câu chuyện xoay quanh mối quan hệ giữa 3 nhân vật Toru Watanabe – Naoko – Midori. qua lời trần thuật, hồi tưởng ở ngôi thứ nhất của nhân vật nam chính Toru Watanabe. Một Bức Tranh tự sự “rừng – nauy hiện lên với chằng chịt những sợi dây liên kết mộng mị của mỗi nhân vật. Một bên là cuộc chạy trốn dài đến vô hạn của Toru và naoku trước những ký ức đau buồn về cái chết người bạn thân kizuki để rồi “tự tử” như một phương thuốc cuối cùng tìm đến, trấn an một tâm hồn đang dần héo mòn trong Naoko. Trái ngược lại bức tranh u ám đó, Toru – Midori hiện lên với những tình cảm mộc mạc, bồi hồi của tuổi trẻ, hai con người tìm đến với nhau để hàn gắn những vết xước trong quá khứ, Để trưởng thành hơn và để mạnh mẽ hơn. Sâu bên trong đó còn một tầng liên kết gần như vô hình giữa hai nhân vật “ midori – naoko”, họ chưa từng gặp nhau trực tiếp, chỉ được biết đến nhau qua thư & lời kể của Toru. Nhưng ai đọc tác phẩm cũng sẽ biết được : Niềm khao khát cháy bỏng của naoko muốn là một cô gái bình thường, cũng được thương, và được yêu – như midori. Còn đối Với Midori đó là sự ghen tị và mong muốn được cho và nhận một tình yêu chân thành chân chất, phủ đầy cung bậc cảm xúc từ Toru, giống như cái cách mà anh đã dành cho Naoko thuở ban đầu.

Về nhân vật: Mỗi nhân vật trong tác phẩm đặc trưng rất rõ rang cho từng tầng lớp xã hội nhật bản trong thập niên 60. Mỗi tầng lớp bị mắc kẹt giữa những mong muốn và những lý tưởng riêng. Cho đến khi họ đưa ra những quyết định mà ngay cả đến bản thân cũng không hiểu được.

Toru Wanatabe: Một chàng trai bị giằng xé giữa nghĩa vụ với Naoko và tình cảm nam nữ anh dành cho Midori. Một naoko ngày càng xa cách và cô lập bản thân, một midori sẵn sàng yêu anh và dành chọn tấm chân thân của mình. Tuy nhiên, chính sự thiếu quyết đoán của Toru đã khiến anh phải sống trong cuộc sống ngập tràn tình dục, rượu, sự cô liêu, và sự hối hận miên man.

Naoko: Một trái tim mong mảnh dễ vỡ, luôn luôn muốn chạy, chạy thật xa để xóa mờ đi quá khứ cay nghiệt. Nhưng đâu biết được rằng cách tốt nhất để vượt qua là trực tiếp đối mặt với nó. Để đến khi chính quá khứ đó ngày một gặm nhấm và xói mòn trái tim cô và giải thoát bằng liều thuốc vĩnh hằng mãi mãi.

Midori: Một cô gái với đầy những biến cố trong gia đình, từ người mẹ mất sớm, người bố đang thoi thóp từng ngày trong bệnh viện, cho Đến người thân duy nhất là chị cô, cũng suốt ngày dành tình cảm cho người yêu thay vì hỏi han, chăm sóc cho người em cô liêu. Nhưng vượt lên trên tất thảy là sức mạnh về tình yêu. Tình yêu được sống và được yêu thương từ những người thương cô thật lòng

Nagasawa: Một nhân vật với đầy ẩn ý – như hiện thân của những dục vọng vô tận đòi hỏi bất tận sự thụ hưởng thấp hèn và mau chóng; không thích chờ đợi hay suy tính, đơn giản chỉ là thỏa mãn hiện tại; không cần tình yêu hay những hạnh phúc mơ hồ. Nagasawa cũng đại diện cho một lớp thanh niên Nhật thập niên 60, một “thế hệ mất mát” bị vật chất che mờ đi lý tưởng và truyền thống, họ vẫy vùng một cách vô vọng trong vòng xoáy bất tận và ngột ngạt của một xã hội tôn thờ chủ nghĩa vị kỷ.

Reiko: Một nhân vật phụ khác phản ánh về thực trạng xã hội nước nhật lúc bấy giờ, một xã hội kì thị những con người đồng tính, họ bị xem như là những kẻ ghê tởm, cặn bã của xã hội, bị dèm pha, phỉ báng. Tiếng nói của họ không được lắng nghe, trân trọng, ngoại trừ gia đình. Đến khi giọt nước chênh vênh tràn ly, họ chị biết chốn chạy thực tại phũ phàng đến nơi mà họ nghĩ họ thuộc về.

Giá trị tinh thần: Chỉ có tình yêu mới làm con người đau khổ và hạnh phúc đến thế. Ta thấy một tình yêu quây quắc, vô vọng và vô điều kiện của Hatzumi dành cho Nagasawa. Ta thấy một tình yêu ám ảnh, đau khổ của Naoko dành cho Kizuki. Ta thấy một tình yêu đầy hoang mang và chênh vênh của Toru dành cho Naoko. Và, ta cũng thấy một tình yêu dữ dội, chân thành, đầy niềm lạc quan, hi vọng chờ đợi của Midori dành cho Toru; một tình yêu e ấp lưỡng lự nhưng cũng mãnh liệt đến ám ảnh của Toru dành cho Midori. Tình yêu đầy những cung bậc phức tạp và khó hiểu như chính cuộc đời phức tạp và bất trắc mà chúng ta đang sống và đấu tranh.

Suy cho cùng tự tử cũng chỉ là phương thức giải thoát vị kỷ cho người ra đi nhưng kéo theo đó là biết bao đau khổ, khắc khoải mien man của những con người ở lại. khởi đầu với cái chết đường đột của Kizuki, để lại Vết thương lòng không sao lấp được của naoko. Trong cô luôn luôn ám ảnh câu hỏi đối với bản thân: “Về nguyên nhân cái chết của Kizuki” khiến cô chạy chốn quá khứ, chạy chốn câu trả lời và ngay cả chạy chốn chính bản thân mình. Kế đến là sự ra đi của Naoko, bao trùm lên một bức màn u uất, một bức màn đêm đen với hai nhân vật Toru – Reiko. Trong khi Toru diễn tả nỗi buồn đến tột cùng khôn nguôi bằng việc lững thững lưu lạc trên đường, đi khắp mọi xó xỉnh nhật bản và làm bạn với rượu và thuốc lá để quên đi quá khứ. Thì Reiko phải đưa ra lựa chọn khó khăn nhất trong cuộc đời: “Dời khỏi khu an dưỡng – nơi cô thấy được thanh thản với chính bản thân” để tìm đến Toru. Mong muốn san sẻ phần nào nỗi buồn vô hạn cùng nhau. Cũng phải nhắc đến nỗi một nỗi buồn thầm kín và lớn lao của Midori, Luôn ngày ngày đợi mong nhận tin tức của Toru trong vô vọng. Sự đợi chờ, trông ngóng có bao giờ là dễ chịu đối với cặp đôi đang yêu.

Quả thật, Trong Rừng Nauy, Ta thấy được Hành trình trưởng thành đầy những thử thách dữ dội, những muộn phiền, đau khổ là không thể tránh khỏi nhưng phải can đảm đối mặt với nó. Chúng ta không quên ký ức nhưng hãy dành cho nó một hốc nhỏ đầy tĩnh lặng (như cái hốc đá của Toru trước biển cả cuồng loạn) mà chiêm nghiệm và để tiếp tục sống can đảm hơn cho những biến cố đang chờ đón phía trước. Cuối cùng thì Toru đã tìm được cho mình con đường tương lai sẽ đi, có thể cất những đau thương đầu đời mà can đảm tiếp tục sống và trưởng thành, để tiếp tục yêu và đau khổ!

– Nguyễn Nam Thắng

Rừng Na-Uy: Khi sự cô đơn là một phần quan trọng của quá trình trưởng thành

Tình cờ nghe được The Beatles với giai điệu mộc mạc của ca khúc “Norwegian Wood”( Rừng Na-Uy) vang lên qua chiếc radio cũ, khi cả thế giới xung quanh thu lại chỉ bằng âm nhạc, lòng tôi chợt sống dậy với mớ hỗn độn cảm xúc khó mà diễn tả thành lời.Bởi lẽ, ca khúc đó gợi ra trong tâm trí tôi nhớ về cuốn tiểu thuyết cùng tên được chắp bút bởi Haruki Murakami- một tiểu thuyết gia Nhật Bản xuất sắc và cũng là một trong số ít những tác giả mà tôi vô cùng yêu thích.

I once had a girl, or should I say, she once had me.She show me her room, isn’t it good, Norwegian Wood?(Tôi đã từng có một cô gái, hay nói đúng hơn,cô ấy đã có được tôicô ấy dẫn tôi đến phòng mình,cánh rừng Nauy, chẳng phải thật đẹp hay sao?)

Bao phủ toàn bộ tác phẩm là một gam màu tối của sự cô đơn, có nỗi buồn, rất buồn, có tuyệt vọng, sầu bi, và ở đó còn có những người trẻ “méo mó”, mất phương hướng ngay trong chính cuộc đời mình… Tác phẩm như một “cuốn từ điển về nỗi cô đơn” đặc biệt ở thế hệ trẻ trên con đường đi tới sự trưởng thành mà tất cả chúng ta đang/ sẽ trải qua một lần trong đời mình.Như một kẻ nghiện, tôi bị cuốn hút bởi cuốn sách này ngay từ những dòng đầu tiên . Rừng Nauy được kể theo dòng hổi tưởng miên man về quá khứ đẹp mà buồn, về ký ức nơi tuổi trẻ và những nỗi đau đớn của mười tám năm trước nhưng chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí của Toru Watanabe- lúc này đã ba mươi bảy tuổi, đang trên máy bay tới nước Đức xa xôi. Không chỉ chất chứa dày đặc nỗi cô đơn, sự bế tắc của từng cá nhân trong câu chuyện mà còn đầy ắp những đau xót, nhớ nhung có lẽ chẳng bao giờ vơi cạn cho những hoài niệm xưa cũ, cho những gì đã qua đi, cho những con người đáng thương mãi mãi- mãi mãi không bao giờ trở lại…

Đồng cảm với Naoko, nhưng đồng thời tôi lại thương và cũng khâm phục nhất Watanabe. Trải qua nỗi đau mất đi người bạn thân duy nhất và người con gái anh yêu- Naoko nhưng Watanabe lại trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn. Phải chăng đã có một thứ sức mạnh quyền năng tối thượng nào đó giữ anh ở lại và tiếp tục sống? Sông với những mất mát, những nỗi đau không có bất cứ thứ gì có thể bù đắp lại được chắc hẳn phải khó khăn lắm! Nhưng Watanabe vẫn cố gắng gượng dậy sau những đổ vỡ, những suy sụp để tiếp tục ở giữ lấy cuộc đời mình. Không có một sức mạnh nào, một siêu nhiên nào, một thứ phép thuật toàn năng nào kéo ảnh ra khỏi vũng bùn lầy bị ám ảnh bởi sự chết, vậy lý do ở đây là gì?

Theo tôi, thứ nhất, Watanabe ngay từ đầu đã sống đúng với bản thân mình. Anh thừa nhận tính cách, sở thích của bản thân và không che giấu nỗi cô đơn. Watanabe vẫn cứ là Watanabe thôi, không cố gắng gượng để trở thành ai, để được mọi người chấp nhận- nên anh mới cô đơn- có lẽ vậy. Điều này khác hoàn toàn với Kizuki. Theo giọng kể của Watanabe thì Kizuki có lẽ là người bình ổn nhất nhưng có thật sự như vậy hay không khi Kizuki lại chọn cho mình cách tự sát- một điều chẳng ai ngờ tới! Có khi nào Kizuki bên ngoài chỉ là chiếc vỏ bọc che giấu đi nỗi cô đơn, yếu ớt trong lòng mình. Thay vì chữa trị cho chính mình hay mở lòng ra để tốt hơn thì anh lại quên nó đi để làm chỗ dựa cho người khác.

Thứ hai, điều mà Watanabe làm được để tiếp tục bám víu lấy cuộc đời này là vì anh dám đối mặt với quá khứ- dù cho nó có đau đớn đến nhường nào đi chăng nữa. Còn Naoko thì chẳng thể hoặc cô chẳng muốn làm. Cô luôn đấu tranh vật vã với những tiếng nói trong đầu mình, cô không muốn nghe những âm thanh đó- những âm thanh cho thấy sự tổn thương nặng về tâm lý. Cứ thế, cứ thế tiếp diễn còn Naoko thì chấp nhận sống với những hoài niệm- dù cho nó đau đớn hay làm cô vụn vỡ ra như thế nào!

Tôi cảm phục tinh thần thép của Watanabe, những đổ vỡ trong tình cảm, trong cuộc sống đặc biệt ở giai đoạn đi tới trưởng thành là không thể tránh khỏi. Nếu ví trưởng thành là một chiếc gai thì chúng ta – ai rồi cũng phải bị đâm một lần trong đời. Vết đâm ấy là một phần quan trọng của quá trình trưởng thành. Nó giúp ta nhận ra giá trị của tuổi trẻ, giúp ta mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn . Những thương tổn xưa cũ sẽ thành những vết sẹo để sau này nhìn lại ta thấy mình đã vượt qua mạnh mẽ như thế nào, dù vui buồn hay khổ đau thì đến một giai đoạn trong cuộc đời, bạn sẽ gói gọn nó trong ngăn kéo của an yên và hạnh phúc!

Cái chết trong tác phẩm này nhẹ tựa mộ chiếc chiếu êm, mông lung tựa lông hồng. Cái chết ở đâu còn như hiệu ứng Domino khi nó xảy ra hết người này cho tới người khác. Bởi lẽ, “sự chết không phải là đối nghịch của sự sống, mà là một phần sự sống”. Gam màu ảm đạm của tác phẩm là vậy những trong đó vẫn ẩn chứa vệt sáng của Tình yêu- thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Tình yêu chỉ sống được nhờ đau khổ. Sống trong hạnh phúc, tình yêu sẽ chết dần chết mòn. Với Murakami cũng như tiểu thuyết của ông, cô độc là một phần quan trọng , có sẵn bên trong, nhưng nó chẳng có gì đáng sợ, và “chỉ cần thật lòng yêu một người, cuộc đời sẽ được cứu rỗi”. Ở đây, tình yêu là thứ ánh sáng hy vọng duy nhất kéo con người ra khỏi cũng bùn lầy nhầy nhụa những mất mát và đau thương, của tối tăm và mịt mù. Tình yêu trong Rừng Nauy là một phép màu kì diệu kéo những tâm hồn đã đi qua bao thương tổn, đã oằn mình để chiến đấu lại những nỗi đau, trở lại bám víu, đi tìm lý do để tiếp tục được sống, được là chính mình, được đối mặt với thế giới và cho phép mình có những cơ hội khác để được hạnh phúc hơn, nhiều hơn nữa.

Là một người trẻ đọc Rừng Nauy, nhiều lúc tôi thấy sợ bởi cách viết, cách miêu tả về sự cô đơn đến đáng lưu tâm ở những người trẻ, bởi sự trần trụi khi nói về tình dục. Tuy nhiên, tình dục trong cuốn sách không phải thứ lời lẽ câu khách rẻ tiền mà lại là nơi trú ngụ, là nỗi an ủi và cũng là một cách để con người nhận ra mình vẫn còn giá trị, để trở về cuộc sống bình thường. Trên tất cả, điều ám ảnh tôi duy nhất còn lại sau không ít lần đọc cuốn sách này chính là sự cô đơn- cô đơn đến khắc khoải và đáng sợ, cùng với đó là những ý niệm về tình yêu, về mất mát trên đường tới sự trưởng thành mà dù muốn hay không muốn- tôi hay tất cả chúng ta đều đã và đang đi qua. Giống như một nghi lễ. Còn những điều không thể tránh khỏi thì hãy tập cách bình tĩnh, dũng cảm để đối mặt với nó- đó là cách tối ưu nhất. Và nếu có cơ hội thì ta cũng nên yêu một lần khi còn trẻ để không phí hoài thanh xuân- nhanh đến nhưng cũng vội vàng qua mau.

Để tôi đọc cho các bạn nghe một bài thơ Haiku Nhật Bản:“Những lỗ trống trong củ senKhi ta ănĂn luôn cả nó” .

Sự cô đơn cũng vậy, nó luôn tồn tại sẵn trong mỗi cá thể. Điều chúng ta cần làm là gì? Theo tôi, hãy đối diện với nó. Đàm thoại với nỗi cô đơn hay chính là khi ta đối diện với chính bản thân mình. Đừng trốn tránh vào những cuộc vui ồn ào, cũng đừng tạo ra vỏ bọc giả dối nào cả. Bởi đó còn là hành trình ta đi tìm bản ngã, đi tìm cái tôi cá nhân để từ đó ta biết phải làm sao, làm như thế nào và trên hết là thấu hiểu chính bản thân ta!

“Chuyện gì sẽ xảy ra khi con người mở lòng mình ra?– Họ sẽ cảm thấy tốt hơn!”

Có lẽ bạn cũng nên tìm đọc quyển sách này, ngoài những điều ở trên, nó còn có những nhân vật khác, là “Green girl” Midori Kobayashi cá tính, mạnh dạn và lạc quan, là chị Reiko của nhà nghỉ Ami, hay anh bạn tài giỏi nhưng đào hoa- Nagasawa và cô bạn gái chung thủy để cuối cùng cũng chẳng nhận lại được gì từ người mình yêu- Hatsumi đáng thương… Tất cả, mỗi nhân vật, mỗi màu sắc tạo nên bức tranh sinh động, chân thực về cuộc sống, về tâm lý của sinh Nhật Bản những năm 60 của thế kỷ trước. Chắc chắn “Rừng Na-uy”- cuốn sách thanh xuân bất diệt và Murakami – “hình vóc văn chương của thế kỉ XXI” (New Statesman) sẽ không khiến bạn phải thất vọng đâu!“Sự tinh tế như một giọt nước rơi tách xuống mặt hồ, điều mà bạn không thể đọc được ở bất kì nhà văn nào – ngoài Murakami.”

– Thanh Huyền Trần

Trích Dẫn Hay Nhất Trong Sách Của Nguyễn Nhật Ánh Về Cuộc Sống

Càng lớn tuổi con người càng ít nói đi. Họ nghĩ nhiều hơn. (Tôi là Bê tô)

Khi lần đầu đón nhận nỗi buồn, tôi hiểu rằng tuổi thơ của mình đã hết. (Hạ đỏ)

Hạnh phúc quá mức đôi khi là cái bẫy của cuộc sống. (Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ)

Cảm thông cũng là một cách nghe. Trái tim có lỗ tai của nó, bạn tin không? (Tôi là Bê tô)

Trẻ con thì không biết cách nuôi nấng nỗi buồn dài lâu như người lớn. (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh)

Để sống tốt hơn, đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi làm người lớn. (Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ)

Với một trái tim tràn ngập yêu thương thì cuộc sống không bao giờ có cơ hội trở thành gánh nặng. (Làm bạn với bầu trời)

Khi một kẻ được đối xử đặc biệt hơn những kẻ khác, tự nhiên hắn trở thành cái gai trong mắt những kẻ còn lại. (Tôi là Bê tô)

Cuộc đời đã thực sự đổi thay. Có những đổi thay sâu sắc, những đổi thay mang màu sắc số phận mà thoạt nhìn không dễ nhận ra. (Mắt biếc)

Để đến được thảo nguyên bình yên, đôi khi con người ta buộc phải leo qua những ngọn núi cao trong lòng mình. (Ngày xưa có một chuyện tình)

Nếu phát ra những thông điệp đẹp đẽ của tâm hồn, miệng lưỡi sẽ thơm tho hơn là chỉ dùng nó để chuyển thông điệp của thức ăn đến dạ dày. (Tôi là Bê tô)

Khi bạn quá tin cậy hoặc sùng bái một ai, chắc chắn bạn không bao giờ đề phòng, thậm chí nghi ngờ. Và đôi khi bạn chết vì niềm ngây thơ của mình. (Tôi là Bê tô)

Khi bạn thay đổi một góc nhìn, bạn sẽ thấy thế giới mà bạn đang sống hiện ra dưới một thứ ánh sáng khác, và biết đâu nhờ vậy mà quan niệm về thế giới cũng khác đi. (Tôi là Bê tô)

Tình bạn là mảnh đất phù hợp nhất để tình yêu gieo xuống hạt giống của mình. Tới một ngày nào đó, chiếc áo tình bạn trở nên chật chội, con bé đó sẽ cần tới một chiếc áo khác. (Ngày xưa có một chuyện tình)

Bạn cũng biết rồi đó, cái tên đôi khi được cha mẹ đặt cho một cách ngẫu nhiên, nhưng chính cách sống của bạn đã không ngừng chưng cất cái tên của mình qua năm tháng, giúp nó tỏa hương. (Tôi là Bê tô)

Tôi đủ lớn để hiểu rằng, mỗi năm thế giới mỗi đổi thay và lòng người cũng khác. Tuổi ấu thơ chỉ có một con đường để cùng nhau chung bước. Khi lớn lên trước mắt ta có lắm nẻo đường đời, bao nhiêu số phận là bấy nhiêu ngã rẽ, làm sao người chẳng quên người. (Mắt biếc)

Khi người ta lớn, niềm vui và nỗi buồn cũng lớn lên theo. Trong những giấc mơ của tôi, không chỉ có châu chấu, chuồn chuồn như những ngày thơ bé. Đã có bão giông theo về trong những đêm gió luồn qua mái lá. Ờ, ngay cả giấc mơ cũng lớn lên đó thôi. (Cây chuối non đi giày xanh)

Nhiều người sợ nỗi buồn. Nhưng tôi không sợ, tôi chỉ sợ một cuộc sống không buồn, không vui nói chung là nhạt nhẽo. Đôi khi chúng ta cũng cần có nỗi buồn làm bạn, nhất là lúc cuộc sống bỗng dưng trống trải và cảm giác cô đơn xâm chiếm ta từng phút. (Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ)

Và tôi xoay lưng nằm úp mặt vô tường, buồn muốn khóc. Tôi làm con cá nhỏ, bơi trong nỗi buồn. Nỗi buồn mênh mông như biển, tôi bơi suốt đêm vẫn chưa ra khỏi. Nhưng tôi vẫn lặng lẽ bơi, ngậm ngùi, cô độc, thỉnh thoảng quẫy mạnh chiếc đuôi dài làm xuất hiện những đốm bọt màu sữa như những ngôi sao nhỏ…. (Mắt biếc)

Nếu con người sống trọn một trăm năm, trừ ra cộng lại một cách chi li thì thời gian thật sự vui vẻ, bình yên, hạnh phúc chỉ gói ghém trong vỏn vẹn một năm. Chín mươi chín năm còn lại được định nghĩa bằng những từ khóa: buồn khổ, toan tính, lo lắng, ưu tư và vô vàn những thứ mệt mỏi khác. (Ngày xưa có một chuyện tình)

Con người có thể sống bằng nhiều cách. Và cũng có thể chết bằng nhiều cách, có những người chết lúc còn đang sống. Tôi không thấy có lý do gì để nghĩ đến lão dù là nghĩ đến để căm giận hay ghét bỏ. Nếu ai đó còn xứng đáng để bạn nuôi nấng sự căm ghét, người đó vẫn còn giá trị trong mắt bạn. Nói cách khác, lão đã trượt khỏi cuộc sống tôi. (Tôi là Bê tô)

Thực ra thì tư cách cũng cần cài nút, nhưng lúc quên cài thì chúng ta thường không thấy cảm giác nhột nhạt. Nhiều người lớn có khuynh hướng coi trọng sự ngay ngắn của quần áo hơn là sự ngay ngắn của tư cách. Bởi quần áo luộm thuộm dễ dàng bị người khác phát hiện còn sự luộm thuộm của tư cách là cái gì đó khó phát hiện hơn và khi bị phát hiện thì lại có vô số lý do để bào chữa. (Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ)

Bao giờ cũng nhìn thấy sự may mắn trong hoàn cảnh không may mắn, bao giờ cũng vui tươi trong một số phận kém vui tươi, bao giờ cũng đối xử tốt với cuộc đời, mặc dù không phải lúc nào cuộc đời cũng đối xử tốt với mình. Những phẩm chất đó có lẽ chỉ có ở thằng Tèo, đứa bé xem việc được làm bạn với bầu trời cao xanh và khoáng đạt là niềm vui lớn lao. Lớn lao hơn nhiều so với những mất mát của bản thân mình. (Làm bạn với bầu trời)

Khi sắp xếp những ý nghĩ tươi sáng đó rồi rón rén bày ra trên giấy, có thể Lợi đang mỉm cười cho tương lai, cũng có thể nó đang nhỏ nước mắt tong tong xuống hiện tại. Nhưng tôi tin, dù nụ cười hay nước mắt thấm vào những trang văn thì câu chuyện tuyệt vời về chàng chăn ngựa có lẽ đã góp phần ru nó qua những cơn ác mộng của cuộc đời. Giống như người bị sóng nước nhấn chìm đang cố quờ tay vào cọc nhọn, một đứa bị số phận nhấn chìm như Lợi có vẻ cũng đang cố níu lấy một giấc mơ để vượt qua giông bão của cuộc đời. (Lá nằm trong lá)

Hai bàn tay của ta giống như những người bạn thân, luôn chia sẻ với ta mọi vui buồn trong cuộc sống. Bạn cứ ngẫm mà xem, có phải khi bạn mừng rỡ hay phấn khích, hai bàn tay hăng hái vỗ vào nhau để nhân đôi niềm vui trong lòng bạn. Khi bạn khóc, hai bàn tay lại thay phiên nhau kiên trì lau khô những giọt lệ lăn tròn trên gò má bạn. Hai bàn tay đó giống như những chú chim vàng anh trong cổ tích, cần mẫn tha từng hạt cườm long lanh trên mặt bạn đem gởi vào nắng, vào gió, vào mưa để một chốc sau sự tươi tỉnh lại nhuộm hồng gương mặt mới đây còn tái xanh của bạn. (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh)

Trích Dẫn Hay Nhất Trong Sách Về Triết Học

Triết học được đánh giá là dòng sách kén người đọc nhất bởi để hiểu hết được những triết lý trong sách đòi hỏi bạn đọc phải mất rất nhiều thời gian cũng như phải có kiến thức vững chắc. Hôm nay, Sách Hay 24h tổng hợp những trích dẫn hay nhất về dòng sách Triết học, mời bạn cùng chiêm nghiệm!

1. Luận về yêu

Trong tình yêu trưởng thành, chỉ khi nào chúng ta thực sự biết rõ người kia thì tình yêu mới xứng đáng có cơ hội thăng hoa phát nở. Và song le, trong hiện thực ngang ngược của tình yêu (tình yêu sinh ra chính xác trước khi chúng ta kịp biết) việc trau dồi hiểu biết có thể sẽ là chướng ngại cũng như niềm khích lệ, vì nó có thể đưa thế giới không tưởng vào mối xung đột đầy nguy hiểm với hiện thực.

Mối tình không được đền đáp có thể gây đau đớn, nhưng là đau đớn trong khuôn khổ an toàn, vì nó không giáng thiệt hại lên ai khác trừ khổ chủ, một nỗi đau đớn riêng tự ngọt ngào và cay đắng vì đó là do họ tự gây ra cho mình. Nhưng ngay khi tình yêu được hồi đáp, người đó phải chuẩn bị từ bỏ tính thụ động của việc chỉ là người đang bị tổn thương để lãnh lấy trách nhiệm tổn thương chính mình.

Một dấu hiệu cho thấy hai người đã thôi yêu nhau (hoặc ít nhất là thôi vun đắp, điều cấu thành chín mươi phần trăm tình yêu) có thể nằm ở chỗ họ không còn có thể biến những khác biệt thành chuyện cười. Sự hài hước nằm men theo bức tường ngăn sự đụng độ giữa các lý tưởng của chúng ta và hiện thực: đằng sau mỗi chuyện cười là một cảnh báo về sự khác biệt, hay thậm chí về nỗi thất vọng, nhưng đó là sự khác biệt đã được hóa giải, và nhờ đó có thể ném qua cửa sổ mà không cần đến cuộc hành quyết.

Luôn luôn có một khoảnh khắc Mác – xít trong bất cứ mối quan hệ nào, khoảnh khắc người ta biết rõ tình yêu được hồi đáp. Việc giải quyết nó thế nào tùy thuộc vào mối cân bằng giữa lòng tự ái và thói tự ghét bản thân. Nếu lòng tự ghét thắng thế, người được nhận tình yêu sẽ tuyên bố rằng kẻ họ yêu (vì lý do nào đó) không xứng với họ (không xứng là bởi đi kèm với những quan điểm không tốt). Nhưng nếu lòng tự ái thắng thế thì cả hai sẽ chấp nhận rằng, việc thấy tình yêu của họ hồi đáp không phải là minh chứng cho kẻ được yêu thấp kém như nào, mà cho thấy bản thân họ đáng yêu ra sao.

2. Giáo dục và ý nghĩa sống

Khi người ta đi khắp thế giới, người ta nhận thấy bản chất của con người giống nhau kinh ngạc, dù ở Ấn hay ở Mỹ, ở Châu Âu và Châu Úc. Điều này đặc biệt đúng thực trong những trường cao đẳng hay những trường đại học. Chúng ta đang sản sinh, như thể qua một cái khuôn, một loại người mà sự quan tâm chính của họ là tìm được sự an toàn, trở thành người nào đó, hay hưởng thụ sự vui vẻ và càng ít suy nghĩ bao nhiêu càng tốt.

Khi tìm kiếm sự thanh thản, thông thường chúng ta tìm được một góc yên tĩnh trong sống nơi có sự xung đột tối thiểu, và sau đó chúng ta sợ hãi ra khỏi nơi trú ẩn đó. Sự sợ hãi của sống này, sự sợ hãi của đấu tranh và của trải nghiệm mới này, giết chết tinh thần mạo hiểm trong chúng ta; toàn sự nuôi nấng và giáo dục của chúng ta đã khiến cho chúng ta sợ hãi khác biệt với người hàng xóm của chúng ta, sợ hãi suy nghĩ trái ngược với khuôn mẫu được thiết lập của xã hội, với sự kính trọng giả dối của uy quyền và truyền thông.

Sống là đau khổ, hân hoan, vẻ đẹp, xấu xí, tình yêu và khi chúng ta hiểu rõ nó như một tổng thể, tại mọi mức độ, sự hiểu rõ đó sáng tạo kỹ thuật riêng của nó. Nhưng điều ngược lại không đúng thực: kỹ thuật không bao giờ có thể mang lại sự hiểu rõ sáng tạo.

Sự hiểu biết công nghệ, dù cần thiết ra sao, sẽ không thể giải quyết những áp lực và những xung đột bên trong, thuộc tâm lý của chúng ta; và do bởi chúng ta đã thâu lượm sự hiểu biết công nghệ mà không hiểu rõ sự tiến hành tổng thể của sống nên công nghệ đã trở thành một phương tiện hủy diệt chúng ta. Cái người mà biết làm thế nào để tách rời nguyên tử nhưng không có tình yêu trong quả tim của anh ấy trở thành một quái vật.

Đứa trẻ là kết quả của cả quá khứ lẫn hiện tại và vì vậy đã bị quy định sẵn. Nếu chúng ta chuyển tải nền quá khứ của chúng ta sang em ấy, chúng ta tiếp tục cả tình trạng bị quy định riêng của em ấy lẫn của chúng ta. Có sự thay đổi cơ bản chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ tình trạng bị quy định riêng của chúng ta và được tự do khỏi nó. Bàn luận điều gì nên là loại giáo dục đúng đắn trong khi chính chúng ta bị quy định là hoàn toàn vô lý.

3. Sự an ủi của triết học

Mỗi người trong số chúng ta giàu có hơn mình nghĩ.

Tại sao phải khóc cho phần đời này? Cả đời lúc nào ta chẳng phải khóc.

Chính sự không hài lòng đã thúc đẩy cuộc sống tiến lên phía trước, hướng ra biển lớn.

Mọi thứ bên ngoài có thể là trại tâm thần cũng chẳng sao, miễn là tâm ta không biến động.

Chính sự hài lòng là thứ chúng ta có thể viện đến, lấy cảm xúc làm tiêu chuẩn để đánh giá mọi thứ.

Người khôn ngoan nhất từ trước đến nay là người khi được hỏi anh biết gì, trả lời rằng điều duy nhất mà tôi biết chính là không biết gì cả.

Một cuộc sống bình thường tử tế, nỗ lực đạt tới sự thông thái nhưng không bao giờ quá xa sự điên rồ, đã đủ để được coi là một thành tựu.

Chúng ta biết rằng cuộc sống toàn là khổ đau và ta càng cố hưởng thụ cuộc sống thì càng làm nô lệ cho nó, do đó, ta nên vứt bỏ những điều tốt trong cuộc sống và tập tiết chế.

Con người mãi mãi là kẻ thù của một nỗi thống khổ vô nghĩa và phù phiếm, chúng ta để cuộc sống trôi qua trong phiền muộn, trong nỗi lo lắng vô ích vì không nhận thức được giới hạn của vật chất và sự lớn lên của sự hài lòng đích thực.

4. Thuật tư tưởng

Có sướng khổ mới sinh lòng ham muốn. Ham muốn sự vui sướng, trốn tránh sự đau khổ.

Quả quyết thì cố nhiên là tin tưởng, mà hễ tin tưởng nhiều rồi thì lại biến thành Tín ngưỡng. Đó là con đường tự nhiên, ai ai cũng phải trải qua.

Hi vọng không phải là ham muốn, tuy nó do lòng ham muốn mà ra. Mình có thể ham muốn một điều mà thật ra không bao giờ dám hi vọng đến.

Tư tưởng con người lúc ban đầu chưa biết phân biệt được đâu là phán đoán về thực sự, đâu là phán đoán về giá trị, nghĩa là khó hạnh định được tính chất của sự vật mà không để cho tình cảm chen vào.

Tinh thần con người, trước sau chỉ có một, nhưng nếu phải vừa nhận bản giá trị này, vừa nhận bản giá trị kia thì làm sao tránh khỏi sự phân vân ly tán trong đầu óc. Không đâu, chính nơi đây là chỗ phân biệt tinh thần của người bán khai với kẻ văn minh.

Cơ thể và cuộc sống con người có nhiều thứ nhu cầu, nếu thỏa mãn được, gọi là sung sướng. Trái lại là khổ. Đói mà không ăn thì thấy đau khổ; ăn được no đủ liền thấy sung sướng ngay. Nếu không có sự sướng khổ ấy thì con người đến quên ăn mà phải chết mất.

Vui sướng là một vấn đề tương quan luôn luôn tùy hoàn cảnh. Cái khổ ngày nay có thể là sướng đối với ngày mai. Cái sướng ngày nay ngay biết đâu rồi sẽ khổ đối với ngày mai. Đối với người ăn đã nó óc ách rồi mà bắt đầu ăn thêm cơm nguội, là một sự khổ. Nhưng, cũng với người ấy, bỏ ba, bốn ngày không cho ăn, mà gặp cơm nguội, thì còn sung sướng nào bằng. Cái sướng của người này chưa ắt là cái sướng đối với người kia, nghĩa là cái sướng của người ngu, người trí lấy làm bực mình, mà cái sướng của người trí, kẻ ngu cũng lấy làm bực mình vây. Anh say rượu trong quán có cái sướng của anh, nó không giống với cái sướng của nhà văn sĩ viết xong một bài văn hay.

5. Triết lý cuộc đời

Cuộc sống không chỉ là thời gian dần trôi. Cuộc sống là tập hợp những kinh nghiệm và sức mạnh của chúng.

Học cách biến sự khó chịu thành sự phấn khích. Khi phấn khích với cuộc sống, bạn sẽ học được nhiều hơn là khi bạn khó chịu với cuộc sống.

Không có cơ hội nào để được nhận tốt hơn là biết ơn những gì bạn đang có. Lòng biết ơn mở ra cánh cửa cơ hội để những ý tưởng tràn vào con đường của bạn.

Cảm xúc cũng cần được giáo dục như trí tuệ. Biết cách cảm nhận, biết cách phản ứng, biết cách đón nhận cuộc sống để nó có thể chạm đến bạn là rất quan trọng.

Thất bại không phải là một biến cố đơn lẻ. Bạn không thất bại sau một đêm. Thay vào đó, thất bại là việc lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác vài sai lầm trong đánh giá.

Hạnh phúc là nghệ thuật học cách có được niềm vui từ giá trị của bạn. Hạnh phúc không phải là thứ trong tương lai mới có được, hạnh phúc là thứ bạn tạo ra ngay ở hiện tại.

Động lực không thôi chưa đủ. Nếu bạn có một gã ngốc và bạn truyền động lực cho gã thì bạn sẽ có một gã ngốc tràn đầy động lực. Nếu thiếu tinh thần khẩn trương, niềm khao khát sẽ mất đi giá trị.

Thành công không gì khác hơn là thực hiện một số kỷ luật đơn giản hằng ngày; còn thất bại đơn giản là lặp đi lặp lại một vài lầm lỗi trong đánh giá từ ngày này qua ngày khác. Chính sức mạnh tích lũy của kỷ luật và đánh giá sẽ dẫn dắt chúng ta tới thành công hay thất bại.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Trích Dẫn Hay Nhất Trong Sách Của Haruki Murakami trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!