Cập nhật nội dung chi tiết về Tránh Tạo Nhân Đau Khổ Theo Lời Phật Dạy mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Một hôm, Đức Phật cùng các vị Tỳ-kheo đi khất thực nơi vùng nông thôn. Gặp đám trẻ đang bắt cua ở dưới ruộng rồi đem lên chơi trò cho chúng chạy đua với nhau, con nào thua thì bị phạt bẻ càng.
Đám trẻ chơi trò hành hạ cua say mê như vậy. Thử nghĩ nếu con nào thua chừng 10 lần thì bị bẻ hết càng và chân, khi con cua không thể bò được nữa thì chúng lấy chân giẫm đạp bỏ xuống ruộng. Những con thắng nó cũng bẻ càng bớt để chấp mấy con kia.
Phật thấy trò chơi quá tàn nhẫn, mới kêu lại bảo: “Này các con! Thôi các con hãy dừng lại, đừng có chơi trò chơi như thế. Thí dụ như các con bị chặt cái chân, hay gãy cái tay thì các con có đau không?”
Lũ trẻ nói: ” Dạ đau “.
Phật bảo: ” Con cua cũng vậy, nó bị các con bẻ gãy càng, gãy chân thì nó cũng đau như các con, các con có biết không?”
Lũ trẻ nghe thế nó cũng cảm biết được việc làm không tốt của mình nên làm thinh, không trả lời.
Ảnh minh họa trích trong phim Xuân hạ thu đông – đạo diễn Kim ki duk
Phật nói tiếp: “Con cua nó cũng biết ăn uống, nó cũng có cha mẹ, anh chị của nó như các con. Mà các con làm khổ con cua như thế, thì các con cũng sẽ làm khổ luôn cha mẹ và anh chị của nó. Cũng như mỗi khi các con đau ốm thì cha mẹ, hay là anh chị của các con cũng phải lo lắng buồn khổ. Con cua mà bị gãy chân đi không được, tức là nó không kiếm ăn được thì nó sẽ còn khổ gấp mấy lần nữa. Thôi thì các con đừng có chơi dại dột như thế nữa”.
Bọn trẻ nghe đến đây thì tỏ vẻ hối hận.
Đức Phật khéo nhắc làm như vậy là làm khổ đau cho con cua, thì chúng ta cũng phải nhớ lại là chính mình cũng vậy. Có khi mình bị chặt cái chân, hay mình bị trầy da cũng thấy đau, vậy mà mình bẻ càng, bẻ cẳng con cua mà không thấy đau sao?
Có khi mình đau ốm thì cha mẹ, anh chị lo lắng thêm; con cua bị như vậy thì cha mẹ, anh chị của nó cũng có sự lo lắng cho nó chứ đâu khỏi được, nghĩ như vậy thì mình sẽ có sự cởi mở.
Lúc bấy giờ những người đi đường thấy lạ đứng lại xem rất đông, nhân cơ hội đó Đức Phật dạy thêm, tức là vừa dạy cho những đám trẻ này, vừa dạy cho người lớn.
Tất cả loài vật dù lớn hay nhỏ, dù đi bằng hai chân, hay bơi lội dưới nước cũng đều có quyền sống an ổn và hạnh phúc. Chúng ta không nên sát hại hận thù nhau, chúng ta nên giúp đỡ, che chở cho nhau.
Phật mới bảo: ” Này các con! Chúng ta ai cũng muốn được sống an ổn và vui vẻ, thì các loài cầm thú nó cũng như vậy, chúng cũng muốn được sống an ổn và vui vẻ. Vậy chúng ta phải làm sao cho tất cả mọi loài đều được sống an lành và hạnh phúc, đó là công bằng. Chúng ta phải bảo vệ sự sống cho nhau, và đem niềm vui cho nhau”.
Và Ngài nói câu này là câu mà chúng ta phải nên học kỹ, nhớ kỹ không quên là: “Nếu chúng ta không thể đem hạnh phúc đến cho kẻ khác, thì cũng nên cố tránh đừng gây thêm đau khổ”. Phật dạy thêm: “Tất cả loài vật dù lớn hay nhỏ, dù đi bằng hai chân, hay bơi lội dưới nước cũng đều có quyền sống an ổn và hạnh phúc. Chúng ta không nên sát hại hận thù nhau, chúng ta nên giúp đỡ, che chở cho nhau”.
Quý vị nghĩ tại sao Đức Phật dạy như thế?
Bởi vì chúng sanh mê lầm nên thường không sống đúng với lẽ thật. Khi làm đau khổ cho người, cho vật thì mình vui, sẵn sàng làm, giả sử người khác làm cho mình như vậy thì mình đâu có chịu. Người có học Phật phải xét lại, tránh bớt không nên tạo cái nhân đau khổ rồi gặp quả phải sống trong đau khổ mà không nhận ra mê lầm của mình. Nghĩa là việc làm sai lầm nhưng mình lại không nhận ra, nhiều khi còn cho mình đúng nên cứ tiếp tục làm theo cái sai lầm đó.
TT Thích Thông Phương
Tu Tâm Theo Lời Phật Dạy Để Tạo Nghiệp Lành
Phật dạy phải tu tâm hàng ngày hàng giờ để sửa mình, cố gắng trở thành người thiện, tu được nghiệp lành.
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Con người sinh ra như tờ giấy trắng, sống thiện thì thành người thiện, sống ác thì thành người ác. Bởi vậy,
► Cùng đọc: Danh ngôn cuộc sống, những lời hay ý đẹp và suy ngẫm
Tu tâm là việc có thể tự làm ở ngay tại nhà, ngay trong từng việc nhỏ hàng ngày, ở bất kì nơi đâu. Ở nhà biết kính trên nhường dưới, hòa nhã, yêu thương, ra đường biết bênh yếu chống mạnh, bảo vệ lẽ phải, chấp hành pháp luật cũng là tu tâm.3 điều sau rất có ích cho việc dưỡng tâm lại đơn giản, nên học theo:1. Thở chậm và điều hòa. Nếu có thể mỉm cười, dù bằng mắt hay chỉ nghĩ đến niềm vui trong lòng tức là để tâm hài hòa với mọi sự và mọi vật xung quanh.2. Buông nhẹ hai vai, thả lỏng thân thể cho mọi phiền muộn, những điều không may mắn chạy xuống chân, ra khỏi thân thể và tan biến vào lòng đất.3. Ðể một cái lọ thủy tinh ở chỗ dễ nhìn thấy nhất. Mỗi lần đi ra hay đi vào nhìn thấy lọ thủy tinh thì nhớ nhắc mình bỏ những đồng tiền xu, tiền cắc vào đó và tâm niệm “tôi đóng góp số tiền này để có thể giúp đỡ những trẻ mồ côi, người già yếu hay những ai kém may mắn, vất vả, thiếu thốn trên đường đời…”.Những điều ấy tuy nhỏ thôi, nhưng như nước dưỡng cây, nuôi lớn tâm hồn, giúp ta trở thành người tốt, biết hướng thiện, sẻ chia và trở nên đẹp đẽ giữa cuộc đời.
Tấm lòng của mỗi người tuy khác nhau nhưng đều chung một đích là hướng thiện. Muốn có tấm lòng trong sáng, tốt đẹp, được người yêu thần quý thì nên săn sóc,
Tu tâm theo lời Phật dạy, mỗi một người tốt sẽ góp phần làm nên một xã hội tốt, tu tâm và dưỡng tính, theo lời Phật dạy là tạo phúc cho bản thân. Theo Truyen8 nuôi dưỡng tấm lòng của mình (hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng giây.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Phật Giáo: Vượt Qua Nỗi Đau Phản Bội Theo Lời Phật Dạy Như Nào
Vượt qua nỗi đau phản bội theo lời phật dạy như nào?
Mấy ai trên thế gian này khi vướng vào lưới tình lại chưa một lần đau khổ. Hạnh phúc có thể khác nhau nhưng nỗi đau thì chỉ có một. Và không gì hơn khi một người bị người mình yêu ruồng bỏ vì kẻ thứ ba.
Sự phản bội dường như là nhát dao kinh khủng nhất đâm sâu vào trái tim con người:
Khi yêu nhau, thời gian gần gũi chăm sóc tạo ra tiết tố gây nghiện tình yêu như ma tuý. Vì vậy, khi người yêu nói lời chia tay, thời gian đầu ta hụt hẫng, buồn tủi, nhớ nhung, suy sụp, chìm sâu vào nỗi đau tình ái. Theo một nghiên cứu của một nhà tâm lí học, những cảm xúc vật vã và đau khổ như người nghiện ma tuý, dù chất nghiện tình yêu không nguy hiểm bằng ma tuý. Theo nghiên cứu, tuỳ theo người có bản lĩnh mạnh mẽ hay không mà có thể giải phóng các tiết tố tình yêu từ 1 – 3 tháng. Có nhiều người bám víu vào những cuộc vui thâu đêm, với rượu, bia, dựa dẫm vào những người bạn thân hay những người khác giới khác để đè nén cảm giác đau thương đang ngự trị trái tim mình. Thế nhưng, tàn cuộc vui, kết thúc những cuộc nói chuyện tỉ tê trong nước mắt, nỗi buồn vẫn chưa thể vơi đi. Lại có người chờ đến thời gian, mong rằng thời gian là liều thuốc hay nhất chữa lành vết thương nhưng vấn đề là bao giờ để hết đau? Lúc ấy, chúng ta có nhận thấy, chúng ta chỉ dựa vào những yếu tố bên ngoài mà không tự mình cứu lấy mình, không dùng sức mạnh nội tại trong con người mình để vượt qua cú sốc ấy. Những phương pháp sau đây sẽ phần nào tháo gỡ nỗi đau bị bội phản:
Mọi thứ đều là vô thường, tình yêu cũng vô thường mà thôi. Ít có người chỉ duy nhất có một tình yêu trước khi kết hôn. Chúng ta thường trải qua hai hay ba mối tình, thậm chí là nhiều hơn nữa. Ngày hôm nay chúng ta thấy yêu một người, kết thúc mối tình đó, chúng ta thấy đau khổ. Rồi mai sau, ta lại yêu một người khác. Sự vô thường trong tình yêu là thế. Yêu hay hận, hạnh phúc hay phiền não đều là vô thường, đều không hề có thật. Cả người đang làm chúng ta đau khổ, cả sự phản bội mà ta tưởng như có thể sờ được ấy cũng không hề có thật. Phải có trí tuệ tư duy, vì thân xác không đòi hỏi chúng ta đau khổ, đối tượng cũng không làm ta đau khổ, chỉ có cái đầu của ta dẫn đến đau khổ. Do suy tư vọng tưởng, vọng tình, vọng thức làm cho ta đau khổ, hằng ngày ta đau khổ do ta suy tưởng chứ không phải là sự thật.
Sau khi quán chiếu, lúc này chúng ta cần dùng hành động, việc làm và suy nghĩ tích cực để vượt thoát chính mình.
Điều này khó vô cùng, không thể chỉ bằng lời nói mà có thể làm chúng ta quên, không thể nghĩ mà đã có thể quên khi mà mỗi bước chân, mỗi góc tối, mỗi hàng cây, con phố, mỗi đồ vật đều gợi nhớ đến người ta một thời từng yêu thương. Nhưng nếu cứ nhớ và yêu rồi căm hận đồng nghĩa với việc chúng ta đang tự dùng dao đâm thật sâu, thật sâu vào tim mình. Phải hiểu như thế để thực hành các cách để quên họ:
1. Quán chiếu đối tượng đó không đáng để ta yêu thương. Khi nhìn nhận lại suốt quá trình yêu thương nhau, ta nhận thấy mình chưa gây ra lỗi lầm gì quá lớn để phải nhận lấy sự đau khổ này, có chăng là vì chúng ta đã quá yêu thương họ mà thôi. Vậy thì, chúng ta phải nghĩ, họ không xứng đáng, một chút cũng không xứng đáng với tình cảm mà chúng ta đã dành cho họ. Và chúng ta sống trên cõi đời này đâu chỉ có tình yêu đôi lứa. Chúng ta còn phải đem niềm vui đến cha mẹ, anh chị, đem tài năng và khối óc để phục vụ cho cộng đồng này.
2. Xem mình và hắn chết rồi. Tại sao chúng tôi nói như vậy? Bởi lẽ, nghĩ như thế, chúng ta sẽ không còn vấn vương, không còn mơ tưởng, chờ đợi một ngày người ta sẽ quay về, không còn chết dần chết mòn trong ảo giác của riêng mình. Hãy quán chiếu, tất cả, tình yêu này, con người này và cả chúng ta nữa đều đã chết rồi. Tất cả đã là quá khứ, bây giờ chúng ta đang hồi sinh một con người mới, đẹp hơn, đáng yêu hơn và cả quyến rũ hơn.
3. Tìm công việc để quên. Hãy nhớ rằng, một trong những ý nghĩa của con người sống trên cuộc đời này là có một công việc để làm. Khi bạn đau khổ, bạn cần lao vào công việc nhiều hơn nữa. Bởi lúc đó, bạn sẽ tìm được niềm vui trong công việc, quên lãng được nỗi đau xâm chiếm, nuốt lấy tư tưởng và tình cảm của bạn.
4. Quán chiếu sự giả hợp: Những cảm xúc yêu thương, nhớ nhung, đau khổ, hận thù, thậm chí cả kẻ phản bội kia đều là do chúng ta tưởng tượng, tự làm đau mình. Bởi, trong khi chúng ta đang giãy giụa trong một mớ kỷ niệm đẹp, khóc lóc than thở cho mình thì người kia lại đang hạnh phúc với kẻ khác. Chúng ta có đang đối xử công bằng với chính mình hay không?
5. Thay vì ta khóc lóc năn nỉ để kẻ đó càng hãnh diện và vui sướng, cách trả thù trong cuộc đời duy nhất với kẻ làm cho ta đau đớn là chúng ta phải sống tự tại vui vẻ và hạnh phúc hơn. Chúng ta đừng nghĩ, chúng ta vật vã, khóc lóc, gọi điện thoại liên tục cho họ, nói cho họ biết nỗi đau mà họ gây ra cho ta thì sẽ khiến họ quay về.
6. Không điện thoại và không nhận điện thoại từ người đó.
7. Cho kẻ đó biết: Tôi có người mới rồi. Dù chúng ta có hay không có người khác, cũng hãy cho người ta thấy chúng ta đang hạnh phúc, không có anh, tôi vẫn sống và sống hạnh phúc. Nhưng bạn hãy nhớ, đừng vội vã tìm một đối tượng khác lấp đi nỗi buồn, hãy để vết thương tự lành, để chúng ta thật sự tỉnh táo khi đến với một mối quan hệ khác. Nếu không, chúng ta đang tự hố này nhảy vào một cái hố sâu hơn.
8. Bạn phải mạnh mẽ, tự tin, trả lại cho đời bằng hạnh phúc, bình yên và mỉm cười.Đã chấp nhận bị phản bội rồi thì mình sẽ quên hết, để tìm cho mình cuộc sống tích cực mạnh mẽ và tự tin hơn, khi đó sẽ làm cho kẻ phản bội ta đau đớn hơn ta, phải trả lại cho đời những kẻ làm ta đau khổ bằng thái độ sống tích cực và khôn ngoan nhất.
9. Điều cuối cùng và quan trọng vô cùng, bạn có thể không dựa vào người đàn ông khác, không dựa vào bạn bè nhưng hãy dựa vào Đức Phật. Hãy lạy Phật, sám hối, thành tâm quỳ dưới chân Ngài, tha thiết cầu xin Đức Phật và các vị Bồ Tát tiếp thêm dũng mãnh để bạn vượt qua nỗi đau phản bội này.
Chọn Nghề Theo Lời Phật Dạy
Trong thực tế, nhiều người chú trọng quá mức vào công việc, dù kiếm được rất nhiều tiền và có cuộc sống dư dả nhưng họ lại không hạnh phúc, mà ngược lại, chịu nhiều đau khổ. Cuộc sống vật chất rất dễ được cải thiện nhưng cuộc sống về tinh thần lại phải chịu nhiều đè nén, căng thẳng.
Do vậy, khi lựa chọn nghề nghiệp, chúng ta cần xác định rõ mục đích của công việc là xây dựng cuộc sống vật chất nhưng phải không tổn hại đến cuộc sống tinh thần của chúng ta. Chọn được một nghề nghiệp đúng thì mới có được cuộc sống an lạc, có điều kiện tu tập tinh tấn và tạo điều kiện cho con cái có được môi trường sống lành mạnh.
Chọn nghề theo lời Phật dạy
Khi chọn nghề nghiệp, không câu nệ công việc sang hay hèn, là lao động trí óc hay tay chân, đã là lao động thì đều đáng quý và đáng trân trọng như nhau. Tuy nhiên, để công việc không gây hại cho chúng sinh, không cản trở sự phát triển về tâm linh của bản thân thì chúng ta cần chú ý những điểm sau đây:
Bát chánh đạo là con đường tám nhánh để giải thoát khỏi đau khổ, trong đó nhánh thứ năm là “chánh mạng” nghĩa là phương cách kiếm sống không nên ảnh hưởng đến sự phát triển tâm linh. Vậy những công việc như thế nào được coi là chánh mạng?
Trong cuộc đời có vô vàn loại công việc khác nhau và không ai có thể phân loại từng công việc một, nhưng chúng ta cần nhớ trong lòng: bất cứ công việc, nghề nghiệp nào cũng có thể được coi là chánh mạng nếu nó không đem lại tai hại cho bản thân người làm công việc đó hay cho bất cứ ai khác.
Chọn nghề theo lời Phật dạy
Lựa chọn công việc đúng chánh mạng không chỉ nhằm bảo vệ cho người khác mà còn bảo vệ cho chính chúng ta. Bởi khi làm tổn hại đến người khác thì không chỉ tự nó đã vi phạm căn bản đạo đức còn gây tổn hại cho bản thân người làm công việc đó.
Người bán cá hay bán thịt heo, công việc của anh đương nhiên là gây hại cho những con vật này, nhưng ngoài ra, hằng ngày anh phải chứng kiến các thú vật đau khổ dưới tay mình, sẽ gây cho anh những ám ảnh, giằng xé nội tâm,…
Những người làm những việc không chánh mạng sẽ không thể tu tập, phát triển tâm linh được.
Nếu công việc mà chúng ta muốn chọn là chánh mạng, thì đã đáp ứng được yêu cầu ban đầu, nhưng chưa đủ. Là một Phật tử, trong mọi hành động trong cuộc sống, chúng ta đều cần giữ đúng năm giới luật. Trong công việc cũng không ngoại lệ.
Chọn nghề theo lời Phật dạy
Ngũ giới bao gồm: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng rượu và các chất gây say. Dù làm công việc nào thì chúng ta cũng cần tuân theo năm giới luật này. Do vậy, Phật tử được khuyến khích không làm những nghề như: nuôi, buôn bán súc sinh; chế tạo, buôn bán cung tên, đao kiếm, súng đạn, mìn bom; sản xuất, buôn bán các loại rượu và các loại ma túy; sản xuất hoặc buôn bán hàng gian, hàng giả, hàng nhái, hàng hóa có nguồn gốc không lương thiện;…
Có nhiều công việc khi mới nghe thì thấy không có gì xấu, mà rất đúng chánh mạng, không hề vi phạm ngũ giới, nhưng khi thực hiện hàng ngày thì rất dễ phát sinh những điều vi phạm ngũ giới này.
Một người công an làm nhiệm vụ bảo vệ pháp luật là rất tốt nhưng nếu người công an này nhận hối lộ để tha cho tội phạm thì đã đi vào con đường xấu, đã phạm cả giới trộm cắp lẫn giới nói dối. Một cán bộ tham nhũng thì không thể có chánh mạng
Chọn nghề theo lời Phật dạy
Ngoài việc suy xét công việc, nghề nghiệp có chánh mạng không, có vi phạm năm giới không thì chúng ta cũng cần dùng kiến thức, trí tuệ của mình để đánh giá xem công việc này có những tác hại nào tới bản thân mình hay không?
Việc làm này có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân ta hay không (môi trường làm việc nhiều khói bụi, ô nhiễm), đồng nghiệp trong công ty có hành động bất chính (mặc dù ta không làm những việc bất chính nhưng ở trong môi trường làm việc bất chính),… Những công việc như vậy không nên làm.
Chọn nghề nghiệp hay công việc “sai lầm” không chỉ gây hại cho những chúng sinh liên quan mà sẽ cản trở chúng ta trong quá trình tu tập, tinh tiến về tâm linh, gây những nghiệp báo xấu về sau này.
Ngoài ra, khi đã lựa chọn được công việc phù hợp, mỗi ngày chúng ta cũng cần có sự quán chiếu, không ngừng kiểm soát những hành động, lời nói của mình để không bị đi “chệch hướng”. Những điều mà Phật tử phải luôn nhớ tu dưỡng trong công việc cũng như trong cuộc sống là:
Nhân – Quả không sai:
Nhân quả chắc chắn sẽ đến, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Gieo nhân lành thì có quả ngọt, ngược lại cũng thế, không thể oán trách được ai.
Hãy luôn trung thực:
Có thể nói đặc trưng của cuộc sống và công việc ngày nay là sự che đậy, dối trá, không trung thực. Con người vì kiếm tiền, vì lợi nhuận, vì tranh giành thị trường mà làm bậy, làm ẩu. Dù xã hội như vậy nhưng những Phật tử cần luôn giữ mình, không vì lợi nhuận, lợi ích cho bản thân mà nói dối dù là lời nói dối nhỏ nhất.
Chọn nghề theo lời Phật dạy
Giữ chánh niệm trong công việc:
Hãy thực hành giữ chánh niệm trong mọi hành động, trong cả công việc. Hãy chú tâm vào việc ta làm, hãy giúp đỡ đồng nghiệp, hãy thực tập từ bi và hãy giữ đúng lời nói chánh niệm trong giao tế.
Cuộc sống và công việc là cơ hội cho chúng ta thực tập chánh niệm: công việc căng thẳng, đồng nghiệp không tốt, môi trường làm việc không thuận lợi,… hãy thực tập chánh niệm để vượt qua những tình huống xấu này.
Trân trọng công việc của mình:
Dù làm nghề nghiệp gì thì cũng ta cũng đang góp phần vào việc xây dựng xã hội. Nghề nghiệp nào cũng có vai trò nhất định. Hãy trân trọng công việc của mình. Chúng ta làm việc không chỉ để nhận lương vào cuối tháng, mà còn làm việc bởi công việc của chúng ta có ý nghĩa, có đóng góp vào cuộc sống chung.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tránh Tạo Nhân Đau Khổ Theo Lời Phật Dạy trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!