Mô tả: Ngân nga những câu ca dao, tục ngữ về Hà Nội hay làm cho ta có cảm giác xao xuyến đến nao lòng. Nét đẹp và tâm hồn người Hà Nội được gột tả qua từng vần thơ, ôi nghe sao mà dễ chịu.
Lời đầu
Nhắc đến Hà Nội, ta thường nghĩ ngay đến những câu ca dao, tục ngữ về Hà Nội tạo nên nét rất riêng của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Hà Nội mang trong mình một nét kiêu sa, thanh lịch mà cũng rất gần gũi, giản dị, mang đậm hương vị quê nhà cũng như bản sắc dân tộc. Ta có thể cảm nhận ngay nét đẹp Hà Nội từ phong cảnh, sản vật, văn hóa cho đến con người. Ta dễ dàng bắt gặp Hà Nội trong trong những câu ca dao dân ca. Qua những câu từ, Hà Nội hiện hữu như một minh chứng cho một sức sống trường tồn theo thời gian của văn hóa Việt nam.
Cảm nhận về vẻ đẹp qua ca dao tục ngữ về Hà Nội
Ca dao, tục ngữ về Hà Nội được ra đời từ rất sớm, ngay từ trước khi mà cso cái tên Hà Nội thì nó đã được sáng tác và tồn tại cho đến tại thời điểm này. Ca dao nơi đây đã hấp dẫn và làm dấy lên những làn sóng ca dao tại nhiều vùng. Qua những lời thơ, ca dao người nghe có thể cảm nhận được những nét đẹp, những đặc trưng của đất và người Hà Nội luôn toả sáng cùng thời gian và trên khắp mọi miền đất nước.
Nói đến Hà Nội xưa, người ta thường dễ hình dung ra một đô thị mang tính chất phong kiến. Hình ảnh phía trong là Hoàng thành, phía ngoài là các phường phố, các trại. Ở thời điểm này, Hà Nội được biết đến gồm 2 khu vực: khu vực đô thị nội thành và các làng xã, các huyện ngoại thành. Một phần ảnh hưởng từ điều này dẫn đến số lượng các nghề sản xuất khác nhau và trình độ lao động khá nổi tiếng của người dân nơi đây: “Khéo tay hay nghề, đất là Kẻ Chợ”. Mỗi khi đề cập đến hai tiếng Kẻ Chợ, người xưa thường mường tượng đến Hà Nội.
Không những thế, những câu ca dao, tục ngữ Hà Nội luôn gợi cho ta về bức tranh thủ đô ngàn năm thắm đượm lối sống, tính cách, tâm hồn dân tộc, mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt Nam.
Hà Nội là chốn hội tụ tinh hoa đất nước, không chỉ hội tụ, mảnh đất trái tim Tổ quốc này còn sàng lọc, kết tinh hương hoa trăm miền để tạo nên bản sắc thanh lịch tiêu biểu cho mình, cho dân tộc mình, để rồi lại tỏa sáng ra trăm miền đất nước. Hình ảnh thanh lịch đã trở thành truyền thống của người Hà Nội, một vầng sáng của tâm thức Việt Nam.
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ.
Thăng Long Hà Nội đô thành
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây.
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Rủ nhau chơi khắp Long thành
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Quanh đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là cũng xinh
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.
Ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh.
Sông Tô một dải lượn vòng
Sông Hồng một khúc uốn quanh
Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài.
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.
Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Đường về xứ Lạng mù xa…
Có về Hà Nội với ta thì về
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh.
Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen.
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho
Nước Hồ Tây biết bao giờ cạn
Trên trời có một ông sao
Nhị vườn đào biết vạn nào hoa
Đưa nhau một quãng đường xa
Hỏi thăm anh Tú có nhà Cửa Nam
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh.
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa màn sương
Gió đưa cành trúc la đà
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Hỏi ai gây dựng nên non nước này. –
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya…
Sông Tô nước chảy quanh co
Có về Kẻ Bưởi với anh thì về
Làng anh có ruộng tứ bề
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có hồ tắm mát, có nghề quay tơ.
Sông có Nhị Hà, núi có Tản Viên
Thề kia nỡ để lỡ duyên
Gương kia lỡ để bụi nhòa
Trăng còn soi mãi vùng sen Tây Hồ
Hỡi trăng Tô Lịch, hỡi mây Tây Hồ.
Mình đi có nhớ kinh đô
Biết nhà cô ở đâu đây,
Nhớ trăng Tô Lịch, nhớ hồ Gươm trong.
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Làng tôi có lũy tre xanh
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
Có về Hà Nội với ta thì về
Đường thủy thì tiện thuyền bè
Đường về xứ bắc xa xa
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
Có gò Ngũ Nhạc, có con sông Hồng
Thanh Trì cảnh đẹp người đông
Thanh Trì có bánh cuốn ngon
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.
Hỏi thăm chú lái
Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm
thuyền chồng tôi đâu
Chồng em còn ở sông Dâu
Chiều chiều ra đứng ghềnh sông
Buôn chè mạn hảo tháng sau mới về
Kìa ba bốn chiếc thuyền kê
Chiếc về Hà Nội, chiếc về Vạn Vân
Vạn Vân có bến Thổ Hà
Xa nhau chỉ mất, cho già mất duyên.
Có về Kẻ Bưởi với anh thì về
Làng anh có ruộng tứ bề
Có hồ tắm mát, có nghề quay tơ.
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Dọc ngang thước rưỡi móc khâu năm đường.
Nón này chính ở làng Chuông
Làng Già lợp nón, Khương Thường bán khuôn.
Nón này em sắm chợ Giần
Hà Nội thì kết quai tua
Có hai con bướm đậu vừa xung quanh.
Nhất lịch, nhất sắc kinh kỳ Thăng Long.
Thăng Long đẹp đất, đẹp người ngàn năm.
Nhất cao là núi Ba Vì
Kết
Đến đây hẳn bạn đã phần nào cảm nhận được những nét đẹp của Hà Nội thông qua những câu ca dao, tục ngữ hay về Hà Nội. Với những ai có tâm hồn yêu thơ văn, chắc chắn rằng sẽ cảm nhận được đây là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn ta lớn lên cùng đất nước.
Đền Đô kiến trúc tuyệt vời