Top 5 # Xem Nhiều Nhất Stt Yeu Em Mai Mai Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Altimofoundation.com

Kể Chuyện Mai An Tiêm

KỂ CHUYỆN MAI AN TIÊM – SỰ TÍCH DƯA HẤU

  I- Mục đích: Qua câu chuyện các em hiểu được Mai An Tiêm đã lao động đem lại thành quả tốt đẹp. II- Chuẩn bị: – Câu chuyện kể Mai An Tiêm. – Hình ảnh Mai An Tiêm và dưa hấu. III- Thực hành: – Huynh Trưởng kể cho các em nghe câu chuyện Sự tích Mai An Tiêm 1.Vào đời Hùng-vương, ở một vùng quê cách xa kinh đô Phong-Châu, có một cậu bé mồ côi, thường theo người lớn đi săn bắn và đánh cá…Năm tám tuổi, cậu bé được lên kinh đô và gặp vua Hùng. Thấy cậu bé thông minh, nhà vua nhận làm con nuôi và đặt tên là Mai An-Tiêm. 2. Lớn lên, Mai An-Tiêm rất khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Vua Hùng cưới vợ cho An-Tiêm và cho cả hai vợ chồng đi phá rừng, làm rẫy trồng trọt. Chỉ ít lâu sau, An-Tiêm đã dựng được nhà cửa và gặt được nhiều thóc lúa chứa đầy kho. 3.Thấy thế, bọn người ganh tị tâu với vua Hùng: “An-Tiêm coi thường ơn Vua. Hắn cho rằng của-cải làm ra đều là nhờ ơn Trời và tài sức của hai vợ chồng hắn với các con”. Vua Hùng nghe tâu giận lắm, không cần tìm hiểu hư, thực ra sao 4. Nhà Vua truyền lệnh đày gia đình An-Tiêm ra một đảo hoang vắng ở biển Đông. Ngoài lương khô đủ ăn trong vài tháng, không được mang theo gì hết xem còn nhờ Trời vào đâu. Thế là cả gia đình An-Tiêm lênh đênh ở giữa biển khơi. 5.Cuối cùng, thuyền tới một đảo hoang, đầy cát trắng. Ngoài ít lương khô, không có một con dao hoặc một hạt giống gì nữa. Vợ An-Tiêm khóc. Chàng dỗ vợ: “Chúng ta là người có khối óc và hai bàn tay thì gian nan, vất vả mấy cũng vượt qua được!…” 6. Hôm sau, An-Tiêm kiếm được cành cây nhọn, liền đào đất xuống thật sâu và thấy nước ngọt để uống. Rồi chàng cùng các con bẻ cành cây, khuân đá xếp lại, làm nơi trú mưa nắng. Vợ chàng xuống ven biển mò được cua, ốc để ăn thêm. 7. Nhờ kiếm được những viên đá lửa lớn, An-Tiêm đánh hai viên đá vào nhau là có lửa để nấu cua, luộc ốc. Một hôm, An-Tiêm thấy có con chim trắng ở đâu bay tới, làm rơi hạt đen đen xuống bãi cát trắng. An-Tiêm liền đem hạt này trồng thử. 8. Mấy tháng sau, những hạt ấy mọc thành những cây nhỏ bò lan trên mặt cát. Cây có nhiều trái màu xanh thẫm to bằng đầu người lớn. An-Tiêm hái một trái đem về cho cả nhà ăn thấy ruột đỏ mà ngọt, lại có lắm nước. Thế là An-Tiêm liền trồng thêm nhiều nữa. 9. Đến khi dưa có nhiều trái rồi, An-Tiêm dùng que nhọn vạch chữ vào, thả xuống biển cho trôi đi khắp nơi. Thuyền buôn qua lại, vớt được trái này, ăn thấy ngon, liền tìm tới đảo, đổi hàng hoá, vải, gạo lấy những trái đó đem đi các nơi bán. Đó là trái dưa hấu, “tức quả dưa đỏ”. 10.Tiếng đồn về quả dưa đỏ đến tai vua Hùng. Vua biết tài của An-Tiêm nên cho cả gia đình An-Tiêm trở lại đất liền. Lần này vua lại phong thưởng cho An-Tiêm và khuyên chàng dạy cho mọi người cách trồng dưa. Kể từ đó, nước Văn-Lang có thêm loại dưa hấu đỏ vừa để ăn, vừa để bán. IV- Câu hỏi: – Hoàn cảnh của Mai An Tiêm như thế nào? – Mai An Tiêm bị đày đến đâu và làm gì để sống ? – Sự lao động không biết mệt mỏi của Mai An Tiêm đã đem lại kết quả như thế nào?  

Qua câu chuyện các em hiểu được Mai An Tiêm đã lao động đem lại thành quả tốt đẹp.- Câu chuyện kể Mai An Tiêm.- Hình ảnh Mai An Tiêm và dưa hấu.- Huynh Trưởng kể cho các em nghe câu chuyện Sự tích Mai An Tiêm1.Vào đời Hùng-vương, ở một vùng quê cách xa kinh đô Phong-Châu, có một cậu bé mồ côi, thường theo người lớn đi săn bắn và đánh cá…Năm tám tuổi, cậu bé được lên kinh đô và gặp vua Hùng. Thấy cậu bé thông minh, nhà vua nhận làm con nuôi và đặt tên là Mai An-Tiêm.2. Lớn lên, Mai An-Tiêm rất khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Vua Hùng cưới vợ cho An-Tiêm và cho cả hai vợ chồng đi phá rừng, làm rẫy trồng trọt. Chỉ ít lâu sau, An-Tiêm đã dựng được nhà cửa và gặt được nhiều thóc lúa chứa đầy kho.3.Thấy thế, bọn người ganh tị tâu với vua Hùng: “An-Tiêm coi thường ơn Vua. Hắn cho rằng của-cải làm ra đều là nhờ ơn Trời và tài sức của hai vợ chồng hắn với các con”. Vua Hùng nghe tâu giận lắm, không cần tìm hiểu hư, thực ra sao4. Nhà Vua truyền lệnh đày gia đình An-Tiêm ra một đảo hoang vắng ở biển Đông. Ngoài lương khô đủ ăn trong vài tháng, không được mang theo gì hết xem còn nhờ Trời vào đâu. Thế là cả gia đình An-Tiêm lênh đênh ở giữa biển khơi.5.Cuối cùng, thuyền tới một đảo hoang, đầy cát trắng. Ngoài ít lương khô, không có một con dao hoặc một hạt giống gì nữa. Vợ An-Tiêm khóc. Chàng dỗ vợ: “Chúng ta là người có khối óc và hai bàn tay thì gian nan, vất vả mấy cũng vượt qua được!…”6. Hôm sau, An-Tiêm kiếm được cành cây nhọn, liền đào đất xuống thật sâu và thấy nước ngọt để uống. Rồi chàng cùng các con bẻ cành cây, khuân đá xếp lại, làm nơi trú mưa nắng. Vợ chàng xuống ven biển mò được cua, ốc để ăn thêm.7. Nhờ kiếm được những viên đá lửa lớn, An-Tiêm đánh hai viên đá vào nhau là có lửa để nấu cua, luộc ốc. Một hôm, An-Tiêm thấy có con chim trắng ở đâu bay tới, làm rơi hạt đen đen xuống bãi cát trắng. An-Tiêm liền đem hạt này trồng thử.8. Mấy tháng sau, những hạt ấy mọc thành những cây nhỏ bò lan trên mặt cát. Cây có nhiều trái màu xanh thẫm to bằng đầu người lớn. An-Tiêm hái một trái đem về cho cả nhà ăn thấy ruột đỏ mà ngọt, lại có lắm nước. Thế là An-Tiêm liền trồng thêm nhiều nữa.9. Đến khi dưa có nhiều trái rồi, An-Tiêm dùng que nhọn vạch chữ vào, thả xuống biển cho trôi đi khắp nơi. Thuyền buôn qua lại, vớt được trái này, ăn thấy ngon, liền tìm tới đảo, đổi hàng hoá, vải, gạo lấy những trái đó đem đi các nơi bán. Đó là trái dưa hấu, “tức quả dưa đỏ”.10.Tiếng đồn về quả dưa đỏ đến tai vua Hùng. Vua biết tài của An-Tiêm nên cho cả gia đình An-Tiêm trở lại đất liền. Lần này vua lại phong thưởng cho An-Tiêm và khuyên chàng dạy cho mọi người cách trồng dưa. Kể từ đó, nước Văn-Lang có thêm loại dưa hấu đỏ vừa để ăn, vừa để bán.Hoàn cảnh của Mai An Tiêm như thế nào?- Mai An Tiêm bị đày đến đâu và làm gì để sống ?- Sự lao động không biết mệt mỏi của Mai An Tiêm đã đem lại kết quả như thế nào?

Sự Tích Quả Dưa Hấu (Sự Tích Mai An Tiêm)

Dưa hấu là một loài quả rất được mọi người yêu thích khi xuân đi hè đến. Loài quả ấy có vỏ xanh, ruột đỏ, hạt màu đen. Khi ăn đem đến cho người thưởng thức cảm giác thanh mát, ngọt lành. Hôm nay Vườn cổ tích sẽ kể cho các bé nghe về “Sự tích quả dưa hấu” hay còn có tên gọi khác là “Sự tích Mai An Tiêm”.

Theo sự tích trên, quả dưa hấu chính là giống quả mà chàng Mai An Tiêm sau khi bị đày ra đảo hoang đã dùng để cho người cha của mình thấy: của cải, cây trái do mình làm ra là quý giá và đáng trân trọng đến nhường nào.

Ngày xưa, vào thời Vua Hùng Vương thứ 18, có một chàng trai tên là Mai An Tiêm. Mai An Tiêm nhanh nhẹn, tháo vát, lại chăm chỉ nên được nhà vua rất mực yêu mến và còn gả cả con gái nuôi cho chàng nữa. Vua rất yêu quý An Tiêm nên thường ban cho chàng nhiều của ngon vật lạ.

Tất thẩy mọi người ai được nhận lộc vua ban đều nâng niu ca tụng, riêng An Tiêm lại bảo rằng:

– Của mình làm ra mới quý, còn của biếu là của lo, của cho là của nợ!

Chàng vẫn chăm chỉ làm lụng, không hề có ý trông chờ vào bổng lộc vua ban.

Tất cả chỉ chờ có thế, bon quan ninh thần bèn đem câu nói của Mai An Tiêm tâu lên nhà vua. Nhà vua vô cùng tức giận và cho rằng chàng là một kẻ kiêu bạc vô ơn. Nhà vua giận lắm: “Đã thế để xem, nếu chỉ trông vào sức mình thì hắn có sống nổi không?”. Ngài sai quân lính bắt giữ Mai An Tiêm rồi đuổi cả gia đình chàng ra đảo hoang.

Cả gia đình Mai An Tiêm lênh đênh trên biển hết ngày này đến ngày khác. Cuối cùng, họ cũng cập bến lên một hòn đảo lạ. Vợ Mai An Tiêm khóc lóc kêu lên:

– Sao tôi khổ thế này? Biết vậy thì chúng ta không nên làm nhà vua tức giận!

– Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta. Chỉ cần có đôi bàn tay này thì chúng ta sẽ không sợ chết đói đâu. – Mai An Tiêm an ủi vợ.

Tình cờ một hôm, Mai An Tiêm phát hiện ra có một đàn chim từ phương Tây tới, chúng đậu trên bờ và đang ăn một loại hạt gì đó có màu đen láy. Mai An Tiêm nghĩ thầm: “Hạt này chim ăn được thì chắc người cũng ăn được!”

Nghĩ vậy, Mai An Tiêm liền thu gom hết số hạt lại và đem gieo trồng dưới đất. Ngày ngày, Mai An Tiêm ra sức chăm bón cho ruộng vườn của mình. Chẳng bao lâu sau, ruộng vườn của chàng trở nên xanh tốt, um tùm. Cây nở hoa, kết thành trái to. Đến mùa thu hoạch, Mai An Tiêm cùng với vợ con đem hết số quả đã chín về nhà. Quả nào quả nấy đều có màu xanh thẫm, khi bổ quả ra, thì bên trong ruột lại có màu đỏ tươi, mọng nước và có cả hạt màu đen nữa. Khi ăn quả, thì lại thấy quả có vị ngon, ngọt, thơm mát.

Một ngày kia, có một chiếc tàu gặp bão, bèn cập bến vào đảo để tránh bão. Mõi nười lên bãi cát, thấy có rất nhiều quả lạ, ngon. Họ đua nhau đổi thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Rồi từ đó, tiếng đồn vang xa rằng có một giống quả rất ngon trên hòn đảo ấy. Các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi lương thực, thực phẩm cho gia đình An Tiêm để được nếm vị ngon của quả lạ. Nhờ đó mà gia đình bé nhỏ của An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống đã sung túc đầy đủ hơn.

Vì chim đã mang hạt quả từ phương Tây tới nên An Tiêm đặt tên cho thứ quả này là Tây Qua. Các thương lái Trung Quốc ăn thấy ngon, khen là “hẩu”, nên sau người ta gọi lái đi là trái Dưa Hấu.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Like

Loading…

Related

Những Bài Thơ Về Hoa Mai Ngập Tràn Sắc Xuân

Những bài thơ về hoa mai ngập tràn sắc xuân

1. Mai Vàng

Tác giả: VUHUNGVIET

Mai vàng Mai vàng đẹp lắm biết sao vừa. Thử hỏi nhà em đã có chưa. Lộc biếc hoa tươi bao kẻ thích. Cành xanh nhánh tốt lắm người ưa. Giao mùa đổi tiết mây thơ thẩn. Tết đến xuân về gió đẫy đưa. Trăn trở trong lòng nhiều ước vọng. Tương lai tươi đẹp vẫn không thừa.

2. Mai vàng

Tác giả: Thanh Thanh Khiết

3. Mai Vàng

Tác giả: Đỗ Hữu Tài

Nhớ ơi một sáng Sài Gòn Cô hàng ngày ấy có còn bán hoa Xuân này hun hút trời xa Tôi còn chăm sóc cành hoa Mai vàng Dù xuân có đến ngỡ ngàng Nhưng tôi nhớ mãi cô hàng tên Mai.

4. Xuân Mai

Tác giả: Tlan

5. Xuân Đến Xuân Đi

Tác giả: Tlan

6. Cha!

Tác giả: Sake

Đêm về say ngủ giấc mơ Tuần trà, thưởng nguyệt làm thơ cùng người!

7. Hoa Mai Ngày Tết

Tác giả: Lê Viết Tư

Nhớ tuốt lá cho mai về kịp tết Kẻo giao thừa thiếu hẳn một mùi hương Mai vàng nở như em về đúng hẹn Áo vàng phơi sáng rỡ cả con đường Anh tuốt lá đợi mai về ngày tết Chở mùa xuân trên mỗi đóa vàng tươi Hương thoang thoảng mùa xuân tràn vườn ngọ Ngỡ như em đang đứng nhoẻn môi cười Trong giấc ngủ ngào hương hoa về hội Đứng vin cành em cũng đẹp như hoa Anh bên em giữa vườn xuân nắng xóa Bừng cơn mơ vàng tỏa cánh mai vàng.

8. Tết Đến Mai Vàng Nở

Tác giả: Trần Minh Hiền

9. Xuân Sài Gòn Hà Nội

Tác giả: Tạ Thăng Hùng

10. Anh Về Khi Mai Nở

Tác giả: Gió Bụi

11. Búp Mai Vàng

Tác giả: Huỳnh Đức Tú

12. Nói Với Hoa Mai

Tác giả: Tuyền Linh

Nói với hoa Mai

Mai vàng ơi, lòng khắc ghi!!!

13. Thơ Treo Dưới Cội Mai Vàng

Tác giả: Phan Cát Linh

Cố hương xa, rưng lòng người lữ thứ Cội Mai vàng Xuân cô lữ buồn thiu!

14. Nói Với Mai

Thơ: Hồ Thanh

15. Mộng Tình Xuân

Thơ: Do Phu Duong

16. Thơ Xuân

Tác giả: Văn Liêm

17. Cánh Nhạn Mừng Xuân

Tác giả: Yêu Thoáng Qua

18. Cảnh Xuân

Tác giả: Trần Bảo Kim Thư

19. Cho Đủ Bốn Mùa

Tác giả: Tâm Tưởng

20. Chợt Nhớ Thời Chưa Biết Yêu!!

Tác giả: Hoa Thuỷ Vu

Lục lạo tìm quá khứ Cuối ngăn bề bộn lòng Gặp mình và ngày cũ Ngậm ngùi thương dòng sông , ánh trăng Rằm điểm xuyết Thắp sáng thời hoa niên Muôn vì sao xanh biếc Lóng lánh mắt hồn nhiên

Buổi mai vàng chớm nở Xuân qua ngõ hẹn hò Nụ cười duyên nắng mới Trao tình muôn ý thơ

Rồi bước chân rất nhẹ Xa phố nhỏ mù sương Hôm giã từ Có kẻ Quên một nhành mai hương

Lật từng trang ký ức Nghe giai điệu ru buồn Vọng từ tim thổn thức Nhớ Thời chưa yêu đương ….

21. Chúc Tết

Tác giả: Lê Gia Hoài

Vạn sự thành công!

22. Chúc Xuân

Tác giả: Khúc Niệm Từ

Xuân về mai đào nở tươi Lòng người phơi phơi phới đón mời sắc Xuân Chúc người xa chúc người gần Xuân tài, phúc, lộc, thọ trân kính chào Xuân tươi Xuân đẹp lắm nào Vui Xuân ta chúc vui sao tất lòng Mai vàng bên cạnh đào hồng Bắc, Nam liền dải tình nồng vui Xuân Mở vòng tay nối tình thân Khắp đường ngỏ phố đầy sân mai đào Xuân ơi Xuân đẹp làm sao Muôn nơi Xuân thắm dạt dào ý Xuân.

23. Vịnh Hoa Mai

Thơ: Đới Sỹ Thái

24. Có Phải Xuân Về!

Tác giả: Huyền Băng

25. Hương Xuân

Tác giả: TTL

26. Giao Xuân

Tác giả: Lưu Linh

Giao mùa cây lá rạng ngời hoa Ngũ quả lân hương tỏa huệ nhà Liễn đỏ song song hầu nhã nhạc Mai vàng nhô nhố đón xuân ca Nghinh tân bạn hữu mời khay mứt Tiếp lễ bà con thưởng ngụm trà Thanh đạm hòa dung phong thái đẹp.

27. Thăm Mai

Tác giả: Túy Lão Hòa Thượng

28. Mai Vàng

Tác giả: Chử Văn Hòa

29. Mai Vàng Nở Giữa Mùa Đông

Tác giả: Nguyễn Thị Tê Hát

30. Mai Tàn

Thơ: Kim Tuyến

Câu Chuyện Về Hòn Đảo Nơi Mai An Tiêm Tìm Ra Trái Dưa Hấu

Hầu hết chúng ta đều đã được nghe kể về Mai An Tiêm và sự tích quả dưa hấu. Thế nhưng, vẫn còn nhiều điều ta chưa biết hết, ví như chàng bị đi đày cụ thể ở đâu?

Không chỉ là lời kể truyền khẩu, câu chuyện về Mai An Tiêm còn được nhiều thư tịch cổ đề cập tới dù có khác biệt đôi chút nhưng nhìn chung nội dung tương đồng.

Theo như Lĩnh Nam chích quái liệt truyện thì ngày xưa, đời Hùng Vương có một người ngoại quốc, mới được 7 tuổi theo thuyền buôn từ phương Nam đến nước Văn Lang, vua Hùng mua về làm đầy tớ.

Khi trưởng thành, cậu bé ngày nào nay đã là một chàng trai cao lớn, diện mạo đoan chính, thông minh, tuấn tú; vua Hùng rất yêu mến mới nhận làm con nuôi và đặt tên là Mai Yến, tên chữ là Mai An Tiêm và chọn một cô gái xinh đẹp, hiền thục gả cho làm vợ, sau sinh được một trai.

Nhờ được vua yêu, tin dùng nên dần dần Mai An Tiêm thành phú quý, ai cũng muốn lấy lòng, thường đến dâng lễ vật không thức gì là không có; từ đó Mai An Tiêm sinh ra kiêu mạn, thường tự bảo rằng: “Của cải này là vật tiền thân của ta, ta không cần nhờ vào sự ban ơn của vua”.

Hùng Vương nghe được, nổi giận nói rằng:

“Làm thần tử mà nó không biết ơn chúa, sinh ra kiêu mạn, nói rằng của cải đều là vật tiền thân của nó. Bây giờ ta đem bỏ nó ra ngoài biển, ra nơi không có người sinh sống để coi thử nó có còn cái vật tiền thân nữa hay không?”.

Nói rồi ra lệnh đày Mai An Tiêm và vợ con ra một hòn đảo hoang ở ngoài cửa biển Nga Sơn, bốn phía không có dấu chân người, chỉ cấp cho lương thực đủ dùng trong 4-5 tháng mà thôi, ăn hết là chết đói.

Vào ngày nọ, bỗng thấy một con bạch hạc lớn từ phương tây bay lại, đậu lên mỏm núi cao, kêu lên ba bốn tiếng thì 6-7 hạt màu đen rơi trên mặt cát, một thời gian sau hạt đơm hoa kết trái; chim chóc kéo đến mỏ khoét để ăn.

An Tiêm thấy thế mừng rỡ nói: “Chim ăn được tất người ăn được. Đây chính là thứ mà trời ban cho để nuôi ta đó”.

Quả thật, trái đó ăn vào mùi vị thơm tho ngọt ngào, mát ruột vô cùng. Mỗi năm trồng tỉa thêm, ăn không hết thì đem đổi cho các thuyền buôn qua lại vùng biển đảo đó lấy lúa gạo nuôi vợ con. Có người hỏi Mai An Tiêm đây là quả gì, chợt nhớ đến chuyện chim tha hạt từ phương Tây đem đến nên đặt tên là quả Tây qua.

Lâu ngày, Hùng Vương nhớ đến người con nuôi của mình bèn sai người đến chỗ hòn đảo nơi Mai An Tiêm ở để xem có còn sống hay không. Người ấy về tâu lại mọi chuyện với vua. Vua Hùng than thở hồi lâu mới nói rằng:

– Lời nói của nó năm xưa tuy tự mãn nhưng quả thực là đúng như vậy!

Sau đó vua Hùng cho gọi Mai An Tiêm về, trả quan chức lại và ban cho thêm của cải, lại đặt tên chỗ vợ chồng Mai An Tiêm ở là “An Tiêm Sa Châu”.

Hòn đảo nơi Mai An Tiêm bị đày đến sau này dần dần được bồi đắp trở thành đất liền, người dân đến sinh sống ngày một đông, dựng thành làng ấp và đặt tên là làng Mai An, còn gọi là Mai Thôn (nay thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

Tương truyền vì là vùng đất gốc nên là nơi trồng dưa ngon nhất nước; người dân ở đây tôn vợ chồng Mai An Tiêm là “Bố Cái dưa hấu” hay “ông bà tổ dưa tây”. Sách Lĩnh Nam chích quái liệt truyện cho biết khi lễ bái đều lấy quả dưa Tây qua làm đồ tế tự.

Còn về xuất xứ tên gọi, quả dưa ban đầu có tên là Tây qua vì được chim tha từ phía Tây đến. Chuyện xem chừng không có gì đáng lưu ý nhưng thực ra xét theo khoa học là hoàn toàn có lý và logic vì nguồn gốc của loại quả này ở vùng Tây Á có tên Ả-rập là Baticha, tiếng Pháp là Pasteque.

Còn về sau được gọi là dưa hấu, theo một số bản chép về câu chuyện này thì khi được về đất liền, Mai An Tiêm đã dâng lên vua Hùng một thuyền đầy dưa, vua ăn thấy ngọt mát thấu dạ nên truyền đặt là dưa thấu, chữ thấu ở đây còn hàm ý vua đã thấu hiểu được sự cố gắng và tấm lòng của Mai An Tiêm. Dưa thấu sau được đọc chệch gọi là dưa hấu.

Lời bình

Ý nghĩa của về Mai An Tiêm và sự tích quả dưa hấu chính là lời ngợi ca bản lĩnh, ý chí vượt khó khăn để sinh tồn. Bằng trí tuệ và sức lao động con người thời Hùng Vương, mà Mai An Tiêm là hình tượng tiêu biểu đã xây dựng, vun đắp lên một đời sống vật chất đầy đủ, sung túc.

1. 99 Câu hỏi đáp về thời đại Hùng Vương – NXB Lao Động, 2007

2. Lĩnh Nam chích quái – NXB Văn hoá, 1960.

3. Tân đính Lĩnh Nam chích quái – NXB Khoa học xã hội, 1993.

4. Tìm hiểu thời đại Hùng Vương – NXB Lao động, 2005

5. Tìm hiểu văn hóa thời đại Hùng Vương – NXB Quân đội nhân dân, 2010

6. Truyền thuyết Hùng Vương (Nguyễn Khắc Xương)- NXB Văn hóa dân tộc, 2008

Nguồn: http://soha.vn/chua-chac-ban-da-biet-hon-dao-mai-an-tiem-bi-di-day-nam-o-dau-20161028095809871.htm