Top 6 # Xem Nhiều Nhất Stt Hay Về Phật Giáo Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Altimofoundation.com

Những Câu Ca Dao Về Phật Giáo, Tục Ngữ Phật Giáo

Cha già là Phật Thích CaMẹ già đích thị Phật Bà Quan Âm – Khuyết danh

Mẹ già như ánh trăng khuyaDịu dàng soi tỏ bước đi con hiền – Khuyết danh

Đời xưa trả báo còn chầyĐời nay trả báo một giây nhãn tiền – Khuyết danh

Không bệnh là lợi nhấtBiết đủ là giàu nhấtBạn lành là thân nhấtNiết-bàn là vui nhất – Khuyết danh

Cha mẹ là những vì saoSoi đường con trẻ bước vào Thiên môn – Khuyết danh

Khuyên mẹ niệm Phật cho chuyênThì hoa sen đợi ở bên Liên Trì – Khuyết danh

Lời kinh vang dậy ngân ngaChạnh lòng nhớ nghĩ mẹ cha sinh thành – Khuyết danh

Mẹ còn là cả trời hoaCha còn là cả một tòa kim cương – Khuyết danh

Quý thay Đức Mục Kiền LiênTheo gương hiếu thảo muôn nghìn thiên thu – Khuyết danh

Dốc lòng niệm Phật không lơiCầu cho cha mẹ thác thời siêu sanh – Khuyết danh

Nam mô Đức Phật Quán ÂmRa tay cứu độ trầm luân mọi loài – Khuyết danh

Khuyên ai ăn ở cho lànhKiếp này chẳng gặp để dành kiếp sau – Khuyết danh

Mỗi người mỗi nước mỗi nonBước vào cửa Phật là con một nhà – Khuyết danh

Cuộc đời như cánh phù duSớm còn tối mất công phu nhọc nhằn – Khuyết danh

Nguyện cho tôi có biện tàiThuyết cho cha mẹ vui hoài vẫn vui – Khuyết danh

Có thì có tự mảy mayKhông thì cả thế gian này cũng không – Khuyết danh

Nguyện cho tôi được tâm khaiThuyết cho cha mẹ vui hoài pháp âm – Khuyết danh

Nguyện cho tới được tâm khôngĐộ cho cha mẹ thoát vòng tử sanh – Khuyết danh

Bởi do kiếp trước vụng tuKiếp này tu để đền bù kiếp sau – Khuyết danh

Sân si nghiệp chướng không chừaBo bo mà giữ tương dưa làm gì – Khuyết danh

Mong thân vào cõi Ta BàƠn Cha nghĩa Mẹ bao la ngút ngàn – Khuyết danh

Còn trời còn nước còn mâyChúng sanh còn khổ thì thầy còn tu – Khuyết danh

Lễ Phật thì đặng việc hiềnBao nhiêu nghiệp chướng não phiền đều tan – Khuyết danh

Lấy hận thù diệt hận thùHận thù không mất nghìn thu vẫn còn – Khuyết danh

Rồng vàng rông tắm nước ao tùNgười khôn ở với người ngu nặng mình – Khuyết danh

Thứ nhất là tu tại giaThứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa – Khuyết danh

Quê tôi vốn chổ không nhàCha tôi là Phật, mẹ là Pháp không – Khuyết danh

Sớm về cảnh Phật tây phươngAn vui tự tại dứt đường tử sanh – Khuyết danh

Vu lan tháng bảy ngày rằmLòng con hiếu thảo ghi lòng chớ quên – Khuyết danh

Đêm rằm tháng bảy Vu LanPhận con báo hiếu muôn ngàn ghi ân – Khuyết danh

Lên chùa dự lễ vu lanCầu cho cha mẹ thoát đàng tử sanh – Khuyết danh

Dù xây chín bậc phù đồKhông bằng làm phúc cứu cho một người – Khuyết danh

Bể trần là kiếp phù sinhThị phi thương ghét trong tình quẩn quanh – Khuyết danh

Nhớ ngày xá tội vong nhânLên chùa lạy Phật đền ơn sinh thành – Khuyết danh

Phật dạy chữ hiếu làm đầuMà ai giữ được đạo mầu mới trao – Khuyết danh

Đến đâu thăm cảnh viếng thầyKhông say mùi đạo cũng khuâng mùi trầm – Khuyết danh

Lên chùa lễ Phật cầu kinhCầu cho cha mẹ thác sanh Liên đài – Khuyết danh

Vai mang hai chữ Di ĐàCông lao dưỡng dục mẹ cha khấn nguyền – Khuyết danh

Lênh đênh qua cửa thần phùKhéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm – Khuyết danh

Lên chùa lạy Phật quy yCầu cho kẻ ở người đi an lành – Khuyết danh

Tìm Hiểu Về Phật Giáo Nguyên Thủy Và Lời Phật Dạy

Phật giáo Nguyên Thủy (tên gọi tiếng anh làTheravada Buddhism) là một trong ba nhánh chính của Phật giáo. Tuy chưa phân chia thành bộ phái nhưng cũng hình thành nhiều bộ phận tăng đoàn khác nhau chịu ảnh hưởng của các tôn giáo khác.

Phật giáo Nguyên thủy có hai nhánh còn lại là Phật giáo Đại Thừa (còn gọi là Bắc Tông, Mahayana Buddhism) và Kim Cương Thừa (hay Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng). Phật giáo này lan rộng từ Ấn Độ đến Sri Lanka, vào thế kỷ thứ 3 TCN sau đó đến Đông Nam Á và vẫn giữ nguyên bản Pali nguyên thủy đó là nguyên nhân hình thành nhiều phái tông như thế.

1. Phật giáo nguyên thủy là gì?

Phật giáo Nguyên Thủy chính là thuật ngữ để chỉ Phật giáo giai đoạn đầu sơ khai, kể từ khi pháp sư Tất Đạt Đa sáng lập ra Phật giáo cho đến trước Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai diễn ra ở thành phố Vaisili. Phật giáo Nguyên Thủy chủ yếu phổ biến ở Campuchia, Thái Lan, Lào và đất nước Myanmar nên truyền thống này còn được gọi là Phật giáo Nam Tông.

Giáo hội phật giáo Tăng già Nguyên thuỷ Việt Nam được thành lập vào năm 1957, có những hoạt động rất tích cực trong vòng 24 năm, đến năm 1981 trở thành một thành viên trong GHPGVN và tồn tại phát triển bền vững cho đến ngày nay.

2. Giáo lý của phật giáo Nguyên Thủy

Về giáo lý của phật giáo Nguyên Thủy rất chất phác và đơn giản tức là Đức Phật không vòng vo tam lý mà chủ yếu đức phật dạy người ta con đường giải thoát thực tiễn. Trong giáo lý phật giáo nguyên thủy thì Đức Phật không sử dụng uy quyền thần giáo bao che tội lỗi hay chuộc lỗi giùm cho ai, mà chủ yếu là dạy người tự mình thực hành một phương pháp rất thực tiễn. Thời kỳ này mê tín và thần thoại đều không tồn tại.

3. Phật giáo nguyên thủy có ăn chay không?

Theo quan điểm của đa số phật tử Việt Nam đã là người tu hành sẽ không được ăn thịt, cá..nếu ăn thịt thì sẽ không phải kẻ tu hành. Trong phật giáo Nguyên thủy (Tiểu thừa) không có quan niệm ăn chay giới cấm ăn thịt cá dù có giới cấm sát sinh.

Phật giáo Nguyên Thủy chủ trương quan niệm rằng ăn cách nào cũng được, miễn sao phật tử ăn có đủ sức khỏe để hành trì giáo pháp cho nên phật giáo Nguyên thủy không đặt nặng vấn đề ăn chay, ăn mặn mà là việc quan trọng cho sự tu hành

Từ đó tất cả hàng triệu người chư Tăng Nam Tông ở các quốc gia Phật giáo như Thái Lan, Miến Điện, Cao Miên, Ai Lao và cả ở Việt Nam đều tiếp tục duy trì truyền thống này. Chỉ ăn chay niệm phật vào ngày rằm hoặc mùng 1, còn những ngày còn lại họ ăn uống bình thường, sẽ có những người ăn chay trường và không cho phép bản thân tự mình sát sinh.

Đối với Phật giáo Nguyên thủy thì tất cả đều không có quan niệm về chay mặn, chỉ có quan niệm Tịnh nhục. Tịnh nhục tức là chư Tăng và Phật tử tu tập theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy có thể ăn thịt nhưng không được giết hại sinh vật và là người khuyến khích người khác sát sinh.

Còn riêng đối với Phật giáo Đại thừa tăng sĩ sẽ không ăn các loại thịt mà thực hiện ăn chay trường, chỉ ăn ngũ cốc và rau quả tức ăn chay là nguyên tắc bất di bất dịch. Đó là đối với tăng sĩ còn đối với Phật tử tại gia thì việc ăn chay trường sẽ được khích lệ, còn hầu hết chỉ giới hạn trong những ngày rằm và mùng một.

Qua đây ta thấy quan điểm về việc ăn chay và ăn mặn của người tu hành dù theo trường phái Phật giáo Nguyên thủy (Phật giáo Nam truyền) hay theo Phật giáo Đại thừa (Phật giáo Bắc truyền) thì đều sẽ có nguồn gốc và những quy tắc nhất định mà tăng ni phật tử cần tuân theo.

Chùm Thơ Phật Giáo Hay Về Lối Sống, Dục Vọng, Phật Dạy Làm Người

Chùm thơ phật giáo hay về lối sống, dục vọng, phật dạy làm người: Chùm thơ phật giáo hay về lối sống, dục vọng, phật dạy làm người Chùm Thơ Ngắn Về Phật Giáo Hay Ý Nghĩa! Ngày hôm nay chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn loạt những bài thơ ngắn hay về phật giáo. Trong cuộc sống, chúng ta luôn có những lầm lỡ, sai phạm khó tránh khỏi, những lúc như thế này chỉ cần tỉnh tâm và…

Chùm thơ phật giáo hay về lối sống, dục vọng, phật dạy làm người:

Chùm thơ phật giáo hay về lối sống, dục vọng, phật dạy làm người

Chùm Thơ Ngắn Về Phật Giáo Hay Ý Nghĩa!

Ngày hôm nay chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn loạt những bài thơ ngắn hay về phật giáo. Trong cuộc sống, chúng ta luôn có những lầm lỡ, sai phạm khó tránh khỏi, những lúc như thế này chỉ cần tỉnh tâm và đọc những bài thơ phật dạy cách làm người, về lối sống, lẽ sống sẽ giúp các bạn cam thấy thanh thản trong lòng hơn.

Mỗi người chúng ta điều có những nỗi niềm, khổ đau, bức xúc riêng. Nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người khác ngột ngạt, khổ đau. Không hiểu, sẽ làm người mình thương đau khổ suốt đời. Nhân danh tình thương, người ta làm khổ nhau. Chuyện đó vẫn thưòng xảy ra.

Phật dạy chúng sinh thiện lương Tam kinh thông suốt…cung đường thiện nhân!!!

Chùm Thơ Phật Giáo Hay, Ý Nghĩa, Sâu Sắc Về Thói Đời & Cuộc Sống

Khi xem những lời phật dạy qua các bài thơ, các bạn sẽ thấy rất hay và thấm tháp, nó như những lời khuyên tinh thần ngay lúc này của bạn. Giúp chúng ta phân biệt được đúng sai trong cuộc sống, nên làm gì có ích cho đời và xã hội, dạy chúng ta cách làm người, cách để trở thành một con người tươi đẹp sống đẹp lòng đẹp đạo.

Phật Dạy Ta Muôn Loài Đều Bình Đẳng – Tác Giả: Mộng Cầm

Lời Phật Dạy – Tác Giả: Duyên Kim

Tâm thành ý thật sao cho Ngàn năm con cháu tự do xây đời .

Nam Mô Đương Lai Hà Sanh Di Lặc Tôn Phật – Tác Giả: Nguyễn Ngọc Thanh Tâm

Tạm ngừng thế cuộc thương ,vay. Đón Xuân gác lại trần ai phong trần . Tiếng Quyên thổn thức thế nhân. Để lòng lưu luyến mộng trần hư hao . Xuân về xin có vài câu .

Bài Thơ Hay Về Phật Dạy- Tác Giả: Minh Lương

Các Bạn Đang Xem Bài Viết Chùm Thơ Phật Giáo Hay Về Lối Sống, Dục Vọng, Phật Dạy Làm Người Tại Danh Mục Những Bài Thơ Hay Về Cuộc Sống Buồn của Blog chúng tôi Truy Cập Blog Thường Xuyên Để Xem Nhiều Bài Viết Mới Hàng Ngày Nhé!

Chùm thơ phật giáo hay về lối sống, dục vọng, phật dạy làm người

Phật Giáo Và Phong Thủy

Đức Phật dạy : Như Lai xuất hiện ở đời không ngoài 2 mục đích nói lên sự thật về khổ và con đường diệt khổ. Ngoài 2 mục đích này, Đức Phật không nói gì khác, mặc dù cái biết của Ngài vượt rất xa với con người, không một pháp nào trên hành tinh này Đức Phật nhìn không thấu, không tường tận như người đứng trên ngã tư nhìn xuống 4 phía. Cái biết của Phật như lá trong rừng còn những gì Ngài nói chỉ là nắm lá trong tay. Nghĩa là những gì Ngài không dạy vì nó không giải quyết được tận gốc rễ khổ đau cho chúng sanh. Nhưng không có nghĩa những gì Phật không nói là không đúng, không có giá trị trong cuộc sống này. Như vậy đứng trên phương diện Phật học thì phong thuỷ không phù hợp chứ không có nghĩa là mê tín, không đúng với thực tiễn cuộc sống với mọi người trong xã hội ngày nay. Ông bà ta hay nói giúp ngặt không giúp nghèo, nghĩa là muốn giúp người khó khăn về vật chất là chúng ta phải tạo cho họ điều kiện để họ có thể tạo cho mình cuộc sống ổn định về lâu dài, chứ không phải là một bữa, hai bữa là xong. Nhưng trên thực tế đa số các hình thức từ thiện ngày nay chỉ giúp người vượt qua khó khăn tức thời, bằng hình thức giúp các phần quà. Và đồng thời cũng có một số người khó khăn thích hình thức giúp tức thời hơn phương thức phát triển bền vững.

Ở đây cũng vậy lời dạy của Đức Phật là chân lý bất di bất dịch có thể giúp tất cả chúng sanh vượt thoát mọi khổ đau, tiến đến quả vị Thánh. Còn phong thuỷ chỉ có giá trị giúp con người vượt qua khó khăn tạm thời, nhưng không phải không có giá trị tích cực.

Phong thuỷ là một hệ thống học thuật được con người tích luỹ tri thức trong quá trình lao động hơn 4000 ngàn năm lịch sử, là một hệ thống tri thức khoa học chứ không phải là mê tín dị đoan như một số người vẫn nghĩ. Nó bị khoác lên chiếc áo mê tín bởi rất nhiều lý do.

Thứ nhất do người học chưa tới, nhưng muốn vẽ vời những điều thần bí để hù doạ những người nhẹ dạ cả tin mà trục lợi bản thân. Thứ hai là do tính bảo thủ người á đông, chỉ truyền dạy cho con cháu, đệ tử làm cho các tri thức chân chính bị hạn chế phát triển rộng rãi, từ đó dẫn đến tam sao thất bản v.v…

Vậy phong thuỷ là gì? Thuật ngữ phong thuỷ rất rộng, nhưng có thể hiểu một cách đơn giản là “tàng phong tụ khí”. Tức là khí vận chuyển cần thông thoáng, tránh bị xung đối hay bị ngăn chặn. Khí trong nhà nếu như được cân bằng là giải pháp tạo sự hài hòa giữa nơi cư trú với môi trường xung quanh.

Triết học phương đông cho rằng vũ trụ được hình thành bởi 5 yếu tố vật chất cơ bản là: kim, mộc, thuỷ, hoả và thổ gọi là ngũ hành. Và con người là một tiểu vũ trụ nên bên trong con người chúng ta vẫn bao hàm 5 yếu tố cơ bản trên. Mọi hoạt động sống của con người cần phải đảm bảo hài hoà với đại vũ trụ, thế mới phát triển ổn định. Học thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc là một tri thức rất khoa học được áp dụng rất rộng trong nhiều lĩnh vực đời sống con người như trong y học, trong xây dựng nhà cửa, trong mệnh lý học v.v .

Nói như vậy, không nghĩa phong thuỷ là chìa khoá vạn năng quyết định tốt, xấu, thịnh suy của một đời người. Các bậc tổ sư, đại sư phong thuỷ danh tiếng từ cổ chí kim dạy rất nhiều thuật phong thuỷ để cải tạo nhà cửa, phần mộ tổ tiên để giúp người được sự tốt đẹp nhất, đúc kết một câu chân lý là “ Tâm bất thiện phong thuỷ vô ích”. Qua đó ta có thể hiểu, phong thuỷ chỉ là một yếu tố góp phần tác động đến đời sống con người, chứ không mang yếu tố quyết định số phận một con người.

Ví như cái cây, cái gốc là quan trọng nhất, cái gốc được hiểu là tâm thiện, tâm phúc đức. Còn phong thuỷ là cành, lá hoa góp phần tạo cho cây thêm vẻ xanh tốt, tươi đẹp. Các bậc đại sư phong thuỷ trứ danh dạy, một con người muốn phát triển toàn diện, ổn định và phát triển phải hài hoà được ba yếu tố: Thiên – Nhân – Địa. Thiên ở đây được hiểu là Trời, mà Trời muốn ban phúc hay giáng hoạ con người dựa trên hành vi thiện ác từng người chứ không phải tuỳ thích. Nhân là mối quan hệ ứng xử của ta với mọi người xung quanh, Địa chính là đất là phong thuỷ nhà cửa chúng ta sinh sống.

Còn nhìn theo quan điểm Phật giáo, thì Thiên có thể hiểu là nhân tạo tác trong quá khứ của mỗi chúng ta, chúng ta sanh ra được phú quý hay bần cùng là do nghiệp tạo tác trong kiếp trước. Còn Nhân được hiểu là mọi hành động nghiệp ta tạo ra trong đời sống hiện tại, và Địa chính là phong thuỷ. Như vậy phong thuỷ chỉ chiếm 1/3 trong 3 yếu tố tạo nên sự phát triển ổn định tốt đẹp của một con người. Chứ không phải là chìa khoá vạn năng quyết định sự thành bại một kiếp người. Bởi thế mới nói “nhất mệnh, nhì vận, tam phong thủy”.

Cho nên có thể hiểu khi mệnh tốt thêm phong thủy tốt như gấm thêm hoa, còn khi mệnh tốt mà phong thủy xấu thì sẽ làm giảm cái tốt một phần nào đó thôi. Cũng vậy khi mệnh xấu mà phong thủy tốt thì phong thủy góp phần làm giảm thiểu những thiệt hại phần nào do mệnh xấu mang lại, còn cả hai cùng xấu thì tai họa ập đến khỏi phải bàn.

Một ví dụ rất đúng được hệ thống thành tri thức phong thủy từ xưa tới nay là những ngôi nhà nào làm nhà vệ sinh trong nhà mà ở phương vị Tây bắc. Thì chủ nhân trong ngôi nhà đó có những ảnh hưởng xấu nhất định, nếu phương vị tây bắc không có những vật hay âm thanh, màu sắc hóa giải. Và sự ảnh hưởng đó không phải ai cũng giống nhau, tùy theo phước đức mỗi người mà có sự khác nhau. Nhưng chắc chắn một điều là có ảnh hưởng đến sức khỏe, vận may của chủ nhân trong ngôi nhà đó, bất luận tuổi tác, hay phúc đức có hay không.

Qua thực tế kinh nghiệm mấy năm qua xem phong thủy cho mọi người bản thân nhận thấy lời Đức Phật dạy luôn là chân lý. Phât dạy: Chánh báo tốt thường đi kèm y báo tốt. Nghĩa là nhiều người có phước, tâm biết tu tập hướng thiện lớn thì thường họ không xem phong thủy trong xây dựng nhà cửa nhưng khi xem thì nhà họ ở đã rất phong thủy.

Tóm lại nếu đứng trên quan điểm Phật giáo nhìn phong thủy thì phong thủy là không phù hợp, không phải là chánh kiến trong Phật giáo. Thế nhưng không vì thế mà phong thủy không có giá trị trong cuộc sống này, như đã nói phong thủy chính là hoa, lá góp phần tạo thêm vẻ đẹp của một cái cây.

Nói vậy là để ta có một cái nhìn thoáng hơn, không qua hà khắc, lấy quan điểm lập trường của mình mà phê phán mọi thứ là tà kiến là phi pháp. Mọi lời dạy của Đức Phật cũng chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng chứ không phải là mặt trăng, ta bảo thủ chấp ngón tay là mặt trăng quả là dại dột. Trên con đường hoằng pháp đem chân lý của Phật Đà vô thượng đến mọi tầng lớp trong xã hội, là một con đường hết sức khó khăn, đòi hỏi người hoằng phải biết vận dụng nhiều phương tiện dẫn dắt khác nhau. Bởi chúng sanh như Phật dạy có nhiều căn tánh khắc nhau, thế Phật mới phương tiện nói ba thừa, chư Tổ sư mới lập ra môn học ngũ minh.

Thông thường đại đa số quần chúng đến với Phật giáo bằng con đường tình cảm, ít ai đến bằng sự hiểu biết cao thượng lúc sơ cơ. Quần chúng đến với vị Tăng thường là gia đình họ có sự phiền toái, bất an, vợ chồng bất hòa v.v. Lúc đó họ tìm đến chúng ta, nhờ ta xem phong thủy, không thể nào bạn phán phong thủy là mê tín, Phật giáo là không xem phong thủy, rồi rao giảng một loạt lời dạy cao quý của Đức Phật. Như thế Phật sẽ bảo chánh Pháp được rao giảng không đúng thời, không đúng đối tượng. Bởi vì lúc đó họ sẽ không tiếp thu được lời dạy của chúng ta đâu. Mà cũng sẽ tìm đến người thầy khác, đôi lúc người đó lại dẫn họ vào con đường phi pháp hơn.

Thay vì đó chúng ta khéo léo biết vận dụng phong thủy đáp ứng nhu cầu trước mắt họ, rồi từ từ hướng dẫn vào con đường Phật pháp, thì con đường truyền bá chánh Pháp sẽ thuận lợi hơn là đả phá nó ngay từ đầu.

Thích Phước Trí