Top 11 # Xem Nhiều Nhất Stt Hay Về Phật Dạy Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Altimofoundation.com

Lời Phật Dạy Về Cuộc Sống Con Người, Lời Phật Dạy Về Đạo Làm Người, Lời Phật Dạy Về Chữ Nhẫn, Châm Ngôn Phật Dạy

2. Dứt bỏ nóng giận, diệt trừ tính kiêu căng, không luyến ái vật chất, không còn ham muốn dục vọng, sẽ giải thoát được mọi sự ràng buộc và không bao giờ bị phiền não.

3. Trong sạch và nhơ bẩn cũng đều tùy thuộc nơi mình. Không ai có thể làm cho người khác trong sạch hay ô nhiễm.

4. Cuộc sống của chúng ta được định hình bởi chính tâm trí của chúng ta. Chúng ta sẽ trở thành những gì chúng ta nghĩ.

5. Người chinh phục chính mình còn vĩ đại hơn một nghìn lần người chinh phục ngàn người trên chiến trường.

6. Nếu không tìm thấy ai để hỗ trợ trên con đường tâm linh, hãy đi một mình. Không ai đồng hành với người chưa trưởng thành cả.

7. Không có nỗi sợ hãi với những ai tâm trí không ngập tràn ham muốn.

8. Nếu có điều gì đáng làm, hãy làm nó bằng tất cả trái tim.

9. Chính bạn phải phấn đấu. Các chư Phật chỉ vạch ra con đường.

10. Những ai phá hủy được cội nguồn của sự ghen tị sẽ luôn bình yên trong tâm hồn.

11. Không có sự ô nhiễm nào lớn hơn sự thiếu hiểu biết.

12. Thế gian đau buồn bởi cái chết và sự tan rã. Nhưng người khôn ngoan không đau buồn vì họ nhận ra bản chất của thế giới.

13. Một người không thể gọi là khôn ngoan vì anh ta nói điều hay. Người khôn ngoan là những người kiên nhẫn và không bị ràng buộc bởi hận thù và sợ hãi.

14. Hàng ngàn ngọn nến có thể được thắp sáng bởi một ngọn nến và cuộc đời của ngọn nến ấy không hề bị tàn lụi. Hạnh phúc không bao giờ cạn đi khi ta biết sẻ chia.

15. Người không cao quý làm tổn thương đến các sinh vật sống. Người cao quý không làm tổn thương ai cả.

16. Như cây nến không thể cháy mà không có lửa; người không thể sống nếu không có đời sống tâm linh.

17. Nếu tìm thấy một nhà phê bình khôn ngoan để chỉ ra những lỗi lầm của mình, hãy làm theo anh ta vì bạn sẽ được hướng dẫn đến kho tàng bí ẩn.

18. Bình yên đến từ bên trong. Đừng tìm nó bên ngoài.

19. Khi đang sống trong bóng tối, tại sao bạn không đi tìm ánh sáng?

ảnh lời Phật dạy,bài học cuộc sống,suy ngẫm,Đức Phật,chân lý cuộc đời

20. Bí quyết để có sức khỏe cho cả tinh thần lẫn thể xác không phải là hờn trách quá khứ hay lo sợ về tương lai, mà là sống trong giây phút hiện tại một cách khôn ngoan và nghiêm túc.

21. Người có trí tuệ hãy thổi bay những cấu uế của bản thân mình, như một người thợ rèn thổi sạch những cặn bã của chất bạc, từng tí một, từng cái một, và từng lúc một.

22. Đừng cố xây dựng hạnh phúc trên sự bất hạnh của người khác, bạn sẽ vướng vào lưới của hận thù.

23. Người khôn ngoan có tính kỷ luật về thân, khẩu, ý. Họ thực sự kiểm soát rất tốt những điều đó.

24. Không ai có thể cứu ta ngoại trừ chính ta. Không ai có thể và không ai sẽ làm thế. Chúng ta phải đi trên con đường của chính mình.

25. Kiên quyết rèn luyện mình để có được sự bình yên.

26. Thiền định mang lại sự thông tuệ, không thiền định sẽ dẫn đến vô minh. Hiểu rõ những gì dẫn dắt bạn hướng về phía trước, những gì cản trở bạn và lựa chọn con đường dẫn đến sự thông tuệ.

27. Hãy cho đi, ngay cả khi bạn chỉ có một chút.

28. Hãy vững như bàn thạch để không bị lung lay trước giông bão, những người khôn ngoan cũng không bị ảnh hưởng bởi những lời khen chê theo cách đó.

29. Đừng lãng phí một phút giây nào, những phút giây lãng phí sẽ khiến bạn đi thụt lùi.

30. Nếu bạn quên niềm vui của cuộc sống và bị mắc kẹt trong những thú vui của thế gian, bạn sẽ ghen tị với những người đặt thiền định làm đầu.

31. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.

32. Nếu bạn không muốn rước phiền não vào người, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nổi.

33. Bạn hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.

34. Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn, bạn phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.

35. Khi bạn vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.

36. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.

37. Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.

38. Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định bạn sẽ ân hận.

39. Khi nào bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não.

40. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.

ảnh lời Phật dạy,bài học cuộc sống,suy ngẫm,Đức Phật,chân lý cuộc đời

41. Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.

42. Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn.

43. Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.

44. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.

45. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn “Đa khẩu hạ lưu tình”.

46. Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Giả sử bạn bị chó điên cắn một phát, chẳng lẽ bạn cũng phải chạy đến cắn lại một phát?

47. Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ đến người bạn không hề yêu thích.

48. Mong bạn đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.

49. Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao bạn lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao bạn phải chứa đầy những não phiền như vậy?

50. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của bạn.

51. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.

52. Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, bạn hiểu chứ?

53. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với chính mình.

54. Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt.

55. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp bạn mới được tự tại.

56. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.

57. Khi bạn thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối bạn.

58. Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.

59. Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.

60. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.

61. Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không.

62. Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu.

63. Người không tắm rửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm.

64. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của bạn đi.

65. Bạn cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế bạn sẽ rất đau khổ.

66. Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.

67. Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?

68. Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.

69. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.

70. Im lặng là một câu trả lời hay nhất cho sự phỉ báng.

71. Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình.

72. Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.

73. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.

74. Từ bi là vũ khí tốt nhất của chính bạn.

75. Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực.

76. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình.

77. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.

78. Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì?

79. Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của bạn, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác.

80. Cảm ơn đời với những gì tôi đã có, cảm ơn đời những gì tôi không có.

81. Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.

82. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.

83. Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.

84. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.

85. Đa số mọi người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.

86. Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối bạn nhất thời, nhưng nó lại gạt bạn suốt đời.

87. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.

88. Khi trong tay bạn nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì bạn chỉ có mỗi thứ này, nếu bạn chịu buông xuống, thì bạn mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.

89. Nếu bạn có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.

90. Bạn có nhân sinh quan của bạn, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới bạn. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được bạn. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.

91. Bạn hy vọng nắm được sự vĩnh hằng thì bạn cần phải khống chế hiện tại.

92. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn.

93. Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.

94. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.

95. Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.

96. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.

97. Lấy từ bi và ôn hoà để thắng nóng giận. Lấy hiền lành để thắng hung dữ. Lấy bố thí và lòng rộng rãi để thắng tham lam. Lấy chân thật để thắng giả dối.

98. Lửa giận hờn một khi đã phát ra, có thể đốt cháy và làm tiêu tan muôn mẫu núi rừng công đức.

99. Hận thù diệt hận thù, là điều không thể có. Tình yêu diệt hận thù, là định luật ngàn thu.

100. Không có con đường dẫn đến hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường.

Phật Giáo: Những Lời Phật Dạy Về Nghiệp Báo

Tất cả chúng sanh đồng nương bốn đại mà thành, cho nên không có cái ta, và những vật sở hữu của cái ta. Nhưng, thảng hoặc có kẻ chịu khổ, có kẻ hưởng vui, và có tốt xấu, có quả báo hiện tại, quả báo hậu lai là tại sao?

Thời mới đáp như sau: tùy theo hành nghiệp của mỗi một chúng sanh mà cảm quả báo sai khác như thế. Chớ chẳng phải ai tạo tác cho, in như một hột giống nằm dưới ruộng mọc lên những cây lúa; như nhà huyển thuật hiện ra các hình sắc, như loài chim nở ra khỏi vỏ là có tiếng kêu.

Kinh Hoa Nghiêm

Ví như cát trong biển cả, nhiều không thể tính biết được; cũng như người tạo tác thiện ác họa phước, trước sau gây nên, nhiều không thể kể xiết. Nhưng đến khi mạng tận, thời làm ác phải sanh về chỗ khổ, mà làm lành sẽ sanh về chỗ vui; vì lành hay dữ đã điều có dự định nơi chỗ sẵn sàng trước vậy.

Cha làm chẳng lành, con chẳng thay chịu; con làm chẳng lành cha cũng chẳng chịu thay. Làm lành tự hưởng phước, làm dữ tự chịu ươn.

Kinh Nê Hoàn

Người làm thiện ác có bốn kẻ chứng biết: một trời, hai đất, ba người gần, bốn ý của ta.

Kinh Mạ Ý

Nếu ta làm nghiệp lành vì sức mạnh tự nhiên mà được hưởng nghiệp báo tốt, dầu cho có sức mạnh của nhà vua viện trợ đi nữa cũng chẳng bằng sức mạnh của nghiệp.

Luận Đại Trang Nghiêm Kinh

Ngài Ma Ha Nam bạch Phật rằng: Những lúc tôi gặp phải xe, ngựa, voi điên và người đánh lộn là khi ấy tôi mất tâm niệm Phật, không may lâm nạn bị chết thì sẽ sanh về cõi nào?

Đức Phật dạy: Lúc ấy không may thời ngươi vẫn được sanh về cõi lành, chứ chẳng sanh về ác thú đâu, ngươi đừng lo sợ. Ví như cái cây thường ngày nó nghiêng về hướng đông, nếu mà nó bị gãy thì quyết định nó ngã vế hướng đông. Người lành cũng như thế, nếu khi thân chết nhờ sức hun đúc ý thức lành đã nhiều ngày từ trước như kính tin trì giới, học hỏi, bố thí và trí huệ chắc được lợi ích mà sanh lên trời.

Luận Tà Trí

Muốn biết nhơn đời trước, cứ xem hưởng thọ quả ngày nay, muốn biết quả đời sau, cứ xem gây nhơn ngày nay.

Kinh Nhân Quả

Đức Phật dạy các đệ tử rằng: Đời có 4 hạng người:

1.Trước khổ sau vui

2.Trước vui sau khổ

3.Trước sau đều khổ

4.Trước sau đều vui

Hạng người thứ nhất là sanh vào trong gia tộc ti tiện sát nhơn mà biết thọ giáo tu pháp lành, ăn năn sám hối cải ác tu thiện. Hạng người thứ hai là sanh vào trong giòng hào tộc, vua chúa mà chẳng biết thụ giáo tu thiện gì cả, sẽ phải sanh vào ác thú. Hạng người thứ ba là sanh vào trong nhà nghèo hèn mà cũng chẳng biết tu phước làm thiện gì cả cũng sẽ sanh vào ác thú. Và hạng người thứ tư là sanh vào nhà giàu sang mà biết tu thiện là hạng người sẽ được sanh lên trời.

Đức Phật Dạy Về Hiếu Đạo

Trong kinh Phật dạy, nếu cho một người con xuất gia chân thật tu hành thì công đức phước báu cũng rất lớn, vì người con đấy chân thật tu hành có đầy đủ giới đức thì sẽ cứu độ được rất nhiều đời cha mẹ.

>>Lời Phật dạy

Cha mẹ ân sâu tựa đất trời. Nuôi con lao nhọc chẳng đầy vơi. Mở vòng tay lớn ôm con trẻ. Dẫn dắt con đi suốt cuộc đời.

Chúng ta ai cũng là con cả, vì ai cũng có cha có mẹ, để cho ta hình hài như ngày hôm nay cha mẹ đã chịu biết bao khổ nhọc, chúng ta là những kẽ cùng tử lang thang rồi gặp duyên rồi về làm con. Nếu ai nhìn thấu thì sẽ thấy rõ, chúng ta là người khách trọ mà không được sự đồng ý của cha mẹ, nói về nhân duyên sinh ra con thì trong kinh Phật nói cái thần hồn của mình, khi bỏ thân ở kiếp trước thì nó bơ vơ vất vưởng trong vòng bốn chín ngày, đấy là với những thần hồn ở nghiệp trung, còn nếu nghiệp nặng thì đã sa ngay xuống địa ngục, còn nếu nghiệp nhẹ phúc nhiều thì sinh ngay lên trời. Còn đa phần chúng ta ở dạng thân trung ấm trong 49 ngày rồi mình mới tái sinh, thì trong 49 ngày này thần thức của mình lang thang vất vưởng, chạy đông chạy tây theo gió nghiệp thổi. thì trong kinh Phật dùng cụm từ gió nghiệp vì nghiệp là một sức mạnh rất khủng khiếp, biến hiện ra các cảnh giới đưa đẩy thần thức của mình mà người trần gian gọi là linh hồn ấy. mình lang bạt chạy chổ này chổ kia, chạy bên này thì thấy núi đao rừng kiếm chạy bên kia thì thấy núi đao biển lửa, rồi chạy chổ này thì thấy bốn núi xô ép, chạy chổ kia thì thấy quỷ sứ đầu trâu, cứ thế mình chạy, rồi thấy mưa đá sấm chớp rất sợ hãi.

Trong khi mình chạy như thế rồi gặp duyên cha mẹ gặp nhau, mình liên nhập vào thai mẹ, mà cha mẹ cũng không mời mình đến đâu, chỉ do mình sợ quá mình khởi những niệm ái luyến lẻn vào, rồi từ đó mẹ phải mang mình ở trong tử cung và nuôi mình, dùng máu của mẹ để nuôi thân mình. Từ đó trở đi mẹ phải thương mình kém ăn kém ngủ vất vã, đại chúng thấy nếu mình vác cái gì đó năm ba cân hàng năm trời thì có mệt không, đi đâu cũng mang mình theo, trong vòng 9 tháng như thế, ở đây ai đã từng mang thai thì biết, rất khó nhọc vất vả. Chúng ta vào trong bụng mẹ trọ vào đó thực sự là chưa có xin phép đâu, thế thì chúng ta thấy mẹ và bố mình có tốt không, giờ mình đi đường mưa bão mà mình muốn vào nhà ai trọ thì mình phải gõ cửa xin phép người ta người ta cho vào thì mình mới được vào chứ, đâu thế phá cửa liều mình xông vào được.

Thế nhưng ở đây riêng cha mẹ thì tự mình xông vào, trong kinh Phật nói là cha mẹ không mời mình đến, nhưng mình vào trọ ở trong đấy uống cái máu của mẹ để nuôi lớn thân mình, mẹ ăn bao nhiêu thì vào mình hết. Rồi gầy mòn xanh xao cũng vì mình, rồi phải thương mình, mẹ đúng là bà chủ nhà trọ tốt bụng vô cùng, chẳng cần biết lai lịch của mình thế nào mà mẹ cũng thương mình. Sau khi đủ tháng đủ ngày thì mẹ cho mình ra đời, mà ở đây các cô nữ Phật tử đã từng sinh con thì biết, lúc sinh con rất vất vả, lúc đó là thập tử nhất sinh, có người khi sinh xong con là mẹ chết, rồi nếu để khó là phải mổ. Rất là đau đớn, mà trong kinh Vu Lan Phật dạy “sinh con ba đấu huyết ra” rất là hao tổn tinh huyết của mẹ, vô cùng vất vả. Nhưng vất vả như thế xong rồi, khi sinh ra nhìn thấy mặt con là mẹ vô cùng mừng rỡ, không biết chín tháng ở trọ ở trong mà không biết mặt mủi anh ở trọ này như thế nào.

Chúng ta thấy mẹ yêu mình có vô tư không, mình đến trọ thì mẹ không biết mình là ai, nếu mà mẹ biết thì chắc chắn những đứa đầu trâu tướng cướp là không bao giờ được trọ đâu, phải chọn đứa nào ngoan ngoãn hiếu thảo chứ. Còn mình cứ chạy bừa xô cửa xông vào rồi mẹ cũng cho ở hết, rồi nuôi cho mình lớn rồi cho mình vào đời, rồi phải lo lắng cho mình, thì cái sự ra đời của mình là như vậy đấy. Thế mà chúng ta lớn lên thân người được thế này rồi thì sao? Có nhiều người bây giờ trách mẹ là “ai bảo bà để ra tôi, thì bà phải nuôi tôi chứ”, như thế là mình không biết nghĩ, chính mình là kẽ vào trọ không xin phép cơ mà, không nhưng thế mẹ còn cho mình hình hài, dùng máu huyết để nuôi mình, trao cho mình hết thảy tình yêu thương, vậy mà mình còn trách.

Đáng lẽ mình bị mưa dập gió vùi có khi rồi vào trong địa ngục, nhờ tử cung của mẹ mà mình được yên ổn tai qua nạn khỏi, mà trong kinh Phật dạy là muốn vào tử cung người mẹ là do sức nghiệp hoặc đại nguyện chứ không dễ mà vào được. Các bậc Bồ Tát thì do nguyện, còn chúng sinh thì do nguyện dẫn dắt mới vào được chứ không phải dễ đâu, cho nên chúng ta phải hiểu nhân duyên như thế, biết được cha mẹ cho mình hình hài này, tất cả thân này là của mẹ của cha. Ngay từ nghĩa đầu tiên này mình đã phải mang ơn rồi, tình cảm đầu tiên khi ta sinh ra là tình cảm với mẹ với cha mình, thứ tình cảm mẹ dành cho mình rất vô tư, không hề đòi hỏi trách móc gì. Bây giờ chúng ta nếu đi ở trọ thì cũng mất một đêm mấy trăm nghìn, vậy mà mình chẳng mất một đồng nào, rồi khi ra thì phải sắm cho mình đủ thứ, nào là áo quần tả lót, sữa rồi tất cả mọi cái. Ngay đầu cuộc đời chúng ta đã nợ cha nợ mẹ như thế rồi, chúng ta nợ nghĩa nợ ân cha mẹ, chúng ta phải thấy rõ thấy minh bạch ngay chổ này thì mới thành cái nghĩa được, cho nên mình khi lớn lên phải luôn nhớ tới ân nghĩa này.

Dù có những người cha người mẹ do điều kiện nào đó mà không nuôi nấng chăm sóc được mình, nhưng cái ân nghĩa của việc sinh ra thân này thì cũng đủ để mình mang suốt đời. Có nhiều bậc cha mẹ vì hoàn cảnh này hoàn cảnh khác mà phải bỏ con mình, chứ thực ra thì không ai muốn và rồi những người con đó lớn lên thì oán cha oán mẹ, thì cái oán này cũng không đúng. Kính thưa quý Phật tử chúng ta quán chiếu cái ân tình của cha của mẹ thuở ban đầu là như vậy đấy, cho nên cha mẹ nên ân nên nghĩa với mình từ khi mình trú ngụ vào thai mẹ. Nên người con khi lớn lên mà quên đi cái ân nghĩa này thì thật là tội lỗi, không xứng đáng phẩm hạnh con người, không có ân nghĩa với cha mẹ, đặc biệt Đức Phật ngài dùng tuệ nhãn của mình và thấy, chủng tử để thành tựu quả vị Phật là tâm hiếu hạnh này. Một người không có tâm hiếu hạnh thì người đó phẩm chất làm người còn chưa được, thì làm sao mà thành thánh thành Phật được. Cho nên con đường tu thành phật này nhất định phải tu tâm hiếu hạnh này, không có tâm hiếu này không thể thành Phật được, tức nhiên chữ hiếu này còn bao hàm còn nhiều cái hiếu nữa.

Cái tâm hiếu này mà còn thì xã hội còn nhiều điều tốt lành, cho nên từ ngàn xưa tới nay dù ở thời đại nào cũng được nhấn mạnh. Thưa đại chúng cho đến loài vật cũng còn biết hiếu, con chim quạ mình thì hay ghét nó vì nó cứ kêu quang quoác, nhưng trong nhà Phật thì lại nói chim quạ là loài chim có hiếu, khi quạ bố mẹ già thì quạ con đi tha mồi về cho bố mẹ ăn. Chúng ta là con người được cái phúc báo hơn hẳn các loài chúng sinh, trí tuệ mình hơn, thì cái hiếu tâm này lại càng phải đề cao, trong xã hội người nào mà đã bất hiếu thì không có đạo đức tư cách làm người. Như vậy thì người con Phật phải thực hiện việc hiếu đạo với cha mẹ như thế nào? Trong kinh Tạp Bảo Tạng Phật dạy “đối với cha mẹ dù làm một chút điều bất thiện cũng chịu tội báo rất khổ, cúng dường cha mẹ dù một chút ít cũng được phước báu vô lượng, đối với cha mẹ phải hết lòng siêng năng phụng dưỡng cha mẹ”. đối với cha mẹ dù làm một chút điều bất thiện cũng chịu tội báo rất khổ, Thầy xin kể câu chuyện có cô bé đợi mẹ đi làm về, thì mẹ cô bé đi làm về muộn. Cô bé nhìn ra ngoài thì thấy có con Nai mẹ cho con bú, thì khi đấy cô bảo là “mẹ gì không bằng loài súc vật như con Nai” chỉ vì một câu trách như thế thôi mà sau này năm trăm kiếp cô gái này bị đọa làm loài Nai. Cha mẹ là nhưng người mình phải tôn phải quý phải kính thờ, mình mà xúc phạm dù một chút thôi là mình bị mắc cái báo rất là lớn, bây giờ có rất nhiều người con cư xử với cha mẹ quá tệ quá ác. Cha mẹ già thì xem như đồ vô dụng, là gánh nặng của gia đình, họ không biết là họ có cái tài sản rất quý. Cha mẹ ốm một tuần hai tuần là còn chăm sóc, ốm nhiều hơn chút là nhăn nhó khó chịu, ốm vài năm là không thể chịu được rồi, thưa đại chúng tình trạng này bây giờ xuất hiện rất nhiều. Chúng ta ngẫm xem rồi cũng có ngày già như cha mẹ mình, mình phải thấy còn cha mẹ đấy để mình phụng dưỡng là phúc lành, mình mà nghèo đói thì cha mẹ cũng có trách mình đâu, cha mẹ cũng thông cảm và hiểu cho mình mà, thế thì tại sao mình lại nở lòng nào mà đối xử với cha mẹ tệ bạc như vậy.

Thế thì ở đây Phật dạy nếu chúng ta làm một điều bất thiện nhỏ thôi thì cũng chịu quả báo rất khổ, ai mà đã nở nói hay làm điều gì bất thiện với cha mẹ thì khẩn trương mà xám hối. Oán cha trách mẹ, chửi cha mắng mẹ, có khi đánh đập và có cả giết cha giết mẹ nữa, mà cái tội giết cha giết mẹ là một trong những ngũ nghịch trọng tội, phải chịu quả báo vô lượng kiếp trong địa ngục A Tỳ, ở Việt Nam mình bây giờ có mấy vụ giết cha giết mẹ rồi, mà những người này thì không biết rồi phải chịu đau khổ thế nào, khi nó tỉnh cơn mê mộng đó. Phật lại dạy “cúng dường cha mẹ dù một chút ít cũng được phước báu vô lượng, đối với cha mẹ phải hết lòng siêng năng phụng dưỡng cha mẹ”, thực ra thưa đại chúng tất cả chúng ta đây dã là cha mẹ rồi , nhiều khi mình ăn món mà con mình cúng dường cho mình nó ngon, thì không hẳn là ngon ở món ăn đâu, mà mình thấy ở lòng thơm thảo của nó đấy. Thầy thì không có con nhưng khi các đệ tử làm món gì mà từ lòng thành kính của nó thì Thầy thấy rất ngon lành, bây giờ quý Phật tử ở nhà mà con cái mình làm cho mình một mâm cao cổ đầy rồi đặt phịch xuống dưới bàn mà bảo, ông hay bà xơi đi thì mình có ăn đươc không? Không ăn được, không thể nuốt nổi. Nhưng có khi chỉ là cây rau sam cây rau dại thôi, nhưng với long thành kính mà nó làm cho mình bát canh thì lúc đấy mình ăn mình cũng thấy ngon lành.

Cho nên dân mình thường có câu “lời chào cao hơn mâm cổ là thế đấy” lời chào tức là sự kính trọng lễ phép, là phép tắc thì nó còn quý hơn mâm cổ đó, nhất là cha mẹ tuổi già rất cần tình cảm này, lúc đấy không cần mâm cao cổ đầy mà cần ở tấm lòng của người con hiếu kính với mẹ cha thương yêu cha mẹ,cho nên Phật dạy làm con thì phải hết lòng phụng dưỡng thương yêu cha mẹ. Trong kinh Vị Sinh Oán Đức Phật dạy “luận về điều thiện tột bậc không gì hơn là hiếu thảo, cái ác lớn nhất là làm hai song thân, kẻ lớn người nhỏ chăm sóc cho nhau trời còn giúp đỡ huống là phụng dưỡng cha mẹ”, luận về điều thiện tột bậc không gì hơn là hiếu thảo có nghĩa là điều thiện cùng tột nhất không gì hơn là hiếu thảo. Còn cái ác lớn nhất là làm hại song thân, song thân ở đây là cha mẹ. Kẻ lớn người nhỏ chăm sóc cho nhau trời còn giúp đỡ, ở trong nhà anh em mà giúp đỡ đùm bọc chăm sóc cho nhau còn được chư Thiên hộ trì huống hồ là con cái hiếu dưỡng cha mẹ là việc cực thiện chẳng lẽ chư Thiên không hộ trì được sao, cho nên người có hiếu được chư Thiên giúp đỡ. Như chúng ta thấy mình mà làm được điều gì cho cha mẹ vui thì mình cũng rất là vui, lòng mình rất hoan hỷ, chúng ta ngẫm một ngày nào đó cha mẹ không còn, thì lúc đó mình có thấy quạnh hiu không. Đi xa về mà thấy bóng cha mẹ thì thấy rất ấm lòng, dù cha mẹ có già nhưng cha mẹ vẫn là cái đòn nóc cho tất cả rui mèn tựa vào. Bản thân Thầy rất may mắn vì được sống trong gia đình mà tất cả con cháu chát đều rất yêu quý cụ nội, cụ có nụ cười rất là đôn hậu, nhìn thấy cụ cười là ai cũng vui vẽ hết, cho nên con cháu đi xa về là chạy ra cụ trước đã, thấy cụ ngồi niệm Phật là rất vui vẽ, rồi đến khi cụ mất mới thấy mình mất hẳn một góc trong lòng.

Chúng ta bây giờ còn mẹ còn cha thì thấy như là thừa, các cụ thỉnh thoảng nhắc mình một chút là mình muốn bỏ nhà đi, nhưng thử một ngày nào đấy về nhà không thấy bóng mẹ bóng cha thì có trống trãi không. Nên cha mẹ già là linh khí của gia đình , dù các cụ có già nua đi chăng nữa thì đó cũng là chổ dựa để chúng ta ấm lòng, vô cùng quý. Nhưng trong cuộc sống có những cái khi mình có thì không biết trân quý, khi mất rồi thì không tìm lại được, lúc đấy mới ăn năn hối tiếc. Nên trong những câu chuyện hiếu đạo thường dạy nếu ai vẫn còn cha còn mẹ thì mau mau mà làm tất cả những gì để cha mẹ vui lòng hòng báo đáp công ơn của cha mẹ. Thầy cũng mong toàn thể quý Phật tử chúng ta hàng ngày có thể sống biết ơn và thành kính phụng dưỡng cha mẹ, dâng lên đấng sinh thành những gì tốt đẹp nhất. Thì trước cũng có những vị giảng sư đã từng khuyên chúng ta rằng “hãy về cầm tay cha hoặc mẹ mà nói cha mẹ ơi con yêu cha mẹ lắm”, nói như vậy nghe có vẽ khách sáo nên nhiều người cứ ngại, hơi khó nói bởi mình lâu rồi không nói. Chứ thực ra lời yêu này mẹ nói với mình bao nhiêu lần rồi “con yêu của mẹ, con cưng của mẹ, cục vàng của mẹ” mẹ đã bao lần gọi mình như thế, mình đã nghe suốt cả một thời ấu thơ, nhưng lớn lên thì mình lại chẳng bao giờ nói với mẹ như thế. Mình thử nói với cha mẹ một lần như thế thử xem, chắc là cha mẹ mình cũng vui lắm, khi mình chân thật nói lên điều ấy. Thầy cũng mong sau buổi này chúng ta hãy mạnh dạn, dụ mẹ mình có chín mươi tuổi đi chăng nữa, mình mà nói được thế thì các cụ phấn khởi lắm, không có gì bằng cái đấy đâu, con mình cháu mình nói câu đấy sướng lắm.

Cho nên bảo cho các cụ đi Anh đi Mỹ thì các cụ cũng không thích bằng ở nhà mà có mấy đứa cháu quây quần, chúng nó bảo cháu yêu bà lắm. Người già các cụ sống tình cảm, mà đấy cũng là mình thực hiện cái chữ hiếu đấy, dạy con dạy cháu biết nối lời yêu thương ông bà đến cha mẹ rất là cần thiết. Ở đây nhất là những cháu thanh niên qua hôm nay rồi thì về hãy nói với bố mẹ mình những lời yêu thương đi nha, khi nói như thế không phải mình nói xã giao hay giả tạo, mà mỗi lần nói như thế là mình đang gieo vào tâm mình những hạt giống yêu thương kính trọng cha mẹ, nói như thế để tự hứa với lòng mình rằng từ hôm nay mình sẽ yêu thương kính trọng cha mẹ. Mình có gieo thì mới có cây có quả được, chẳng bao giờ nói yêu thương cha mẹ đến khi chết rồi thì mới khóc thì lúc đó để làm gì. Lúc bố mẹ còn sống thì mình hãy nói và làm những điều hiều thảo thì bố mẹ rất hạnh phúc, không có gì phải xấu hổ về việc này cả, chúng ta hãy thường nói lời yêu thương thì chắc chắn các cụ sẽ rất hạnh phúc và Thầy tin quý Phật tử cũng rất thích được nghe câu đó từ con cháu mình. Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương Đức Phật dạy “người phụng thờ chư thiên quỷ thần chẳng bằng có hiếu với cha mẹ, cha mẹ là vị thần tối cao”, có nghĩa là những người mà suốt ngày giữ mấy cái miếu, thờ ông thần nọ thần kia, bà chúa nọ bà chúa kia, thờ ông tiên nọ ông tiên kia thì Phật dạy chẳng bằng có hiếu với cha mẹ. Cha mẹ là vị thần tối cao, chắc chắn Đức Phật không nói quá đâu, mình suốt ngày mình đến đền đến phủ đến miếu, khấn bái lễ lạy cúng cấp ông thần nọ bà chúa kia, làm sao mà bằng được vị thần tối cao này.

Nên quý Thầy mong quý Phật tử thực tập cái hiếu đạo này ở ngay nhà mình, Thầy tin rằng người con mà có hiếu họ khấn cầu điều gì thì đều cảm động đến chư thiên người ta hộ trì, mà người bất hiếu thì trời không dung đất không tha. Đất nước chúng ta trãi qua thời kỳ lịch sử đen tối, khi mà thực hiện cải cách, thì lúc đó có những người con đấu tố cha mẹ, có những vị cha mẹ là địa chủ, bây giờ có người yêu là cán bộ thế là phải đấu tố cha mẹ. Đem cha mẹ ra giữa đình mà chỉ mặt, nói tệ lắm cơ nói rằng ” cái thằng này cái con kia mày bóc lột mày thế nọ thế kia”, quả thật những người như thế quả báo đến rất nhanh trong cuộc đời, những người con như thế họ chỉ thấy cái lợi trước mắt, họ không biết họ phạm vào điều tội lỗi rất lớn đó là bất hiếu với người sinh ra mình, câu chuyện ấy đau xót lắm. Mà chuyện này không phải chỉ diễn ra ở một làng quê đâu ,mà nhiều làng quê như thế và sau đó thì quả báo đến ngay trong cuộc đời này, vậy thì có đúng cha mẹ là vị thần tối cao không.

Chúng ta đến thần đến thánh thì sợ lắm sợ mấy ông thần bà thánh trừng phạt, nên quỳ bái suýt xoa, thế mà ông thần bà thánh hằng ngày ngồi trong nhà mình thì mình không thèm quan tâm, sao mình không cung kính ông thần bà mẩu ở nhà đi. Có nhiều người đi ra đền phủ thì quỳ mọp lễ lạy còn về nhà thì đối xử tệ mạt với cha mẹ, những người như thế thì ai có thể phù hộ cho được. Cho nên trong đạo Phật Đức Phật rất quý vị trí của cha và mẹ, dù có những người cha người mẹ không được mẩu mực, và cũng có thể có những người cha người mẹ về đạo đức là tồi, là thành phần không tốt trong xã hội, nhưng bổn phận của chúng ta làm con vẫn phải tôn thờ hiếu thảo với cha mẹ. Vừa rồi trên một tờ báo của Ấn Độ có đăng tin một anh thanh niên gánh cả cha và mẹ trên đôi quang gánh, từ một vùng hẻo lánh xa xôi đến sông hằng, vì bố mẹ anh ước một lần được đến sông Hằng tắm và uống nước của con sông ấy và xách được hai bình nước về cúng tổ tiên. Mà cái vùng của anh ở rất xa xôi, không có các phương tiện ô tô qua lại, thế là anh này mới lót đệm vào đôi quang gánh của mình, sau đó lễ lạy cha mẹ và thỉnh cha mẹ ngồi vào đó, thế là anh gánh đi. Lúc đầu thì bố mẹ cũng không muốn vì thương con, mà anh này anh có hiếu vô cùng, anh bảo bố mẹ là cho con được thỏa nguyện được báo hiếu với bố mẹ, thì bố mẹ anh đồng ý anh cứ thế gánh bố mẹ đi trên đoạn đường trên 200km, mỗi ngày anh đi được trên 30km, ở Ấn Độ nổi tiếng về câu chuyện hiếu thảo của anh thanh niên này, anh chàng này gánh cha mẹ mà hai vai của anh trầy xước hết ra, thế mà anh này rất vui.

Mà trong kinh Vu Lan có nói đấy, nếu chúng ta có gánh cha mẹ trên hai vai đi khắp thế gian này, đi vòng quanh núi Tu Di và cha mẹ có tiểu dãi trên hai vai của mình, cứ như thế cho đến hết cuộc đời thì cũng không thể trả hết ơn sinh thành của cha mẹ. Lại có chuyện này, cháu này học xong phổ thông nhà nghèo mẹ bị bại liệt, dưới thì có hai em nhỏ, bố đi làm lương chẳng được bao nhiêu, mà bây giờ phải đi làm nuôi em, mà cháu này rất khát khao thi vào đại học và cháu rất chăm học. Cháu thi đại học thi xong rồi, thì đến ngày nhận điểm thì báo cháu đổ đại học, ban đầu thì cháu rất là mừng nhưng sau đó cháu rất buồn, sau đó thì cháu đã gấp giấy báo đổ cất đi và bảo bố rằng con trượt đại học rồi, vì cháu nghĩ rằng nếu cháu mà đi học đại học thì vất vả cho bố phải chăm mẹ chăm em, lại gánh gánh nặng mình nữa, nên cháu đành nói dối với bố như thế. Sau đó thì chau xin bố đi làm phụ với bố, thì ông bố cũng không biết nên động viên “con cố gắng sang năm bố lo cho con ôn thi”, mà sau này ông bố mới phát hiện ra khi lục túi áo của cháu thấy giấy báo đổ đại học, câu chuyện rất cảm động, thì đấy cũng là những người con biết thương cha thương mẹ sẳn sàng hy sinh bản thân mình. Và ở Việt Nam mình cũng có câu chuyên nổi tiếng là Thúy Kiều bán mình chuộc cha, cô gái này đã thực hiện một hạnh hiếu vô cùng cao quý, một cô gái đang ở độ xuân xanh, biết bao nhiêu tài tử giai nhân đến với mình kễ cả các vương tôn công tử. Thế nhưng cô đã sẳn sàng hy sinh bán thân mình chuộc cha, rất đáng quý.

Ở Trung Quốc có đến 24 gương hiếu hạnh nổi tiếng và đã dược viết thành một cuốn sách gọi là nhị thập tứ hiếu, những cuốn sách này thì quý Phật tử nên mua về để trong tủ sách nhà mình cho con cháu mình học, những cái đạo đức này phải học. Rồi có cháu này ở Sài Gòn mẹ thì bị bệnh, em bé này đã sẳn sàng cắt quả thận của mình cho mẹ, để mẹ được phục hồi sức khỏe, đấy cũng là tấm gương hiếu. Hay chúa ba ở chùa hương sẳn sàng móc mắt chặt tay mình nghiền thành thuốc cho cha mẹ, câu chuyện này còn có hàm ý, vì người ta bảo giàu đôi con mắt khó đôi bàn tay thì hai bộ phận đó là gia sản của con người, thế mà sẳn sàng móc mắt chặt tay tức sẳn sàng hy sinh cuộc đời mình, để đền đáp công ơn cha mẹ, vì sao vậy? vì cha mẹ chỉ có một, mà cái gì duy nhất thì cũng rất là quý, chẳng ai có hai người bố người mẹ đẻ ra mình cả. Vì cái nghĩa cao quý như thế cho nên sẳn sàng móc mắt chặt tay, sẳn sàng hiến dâng cuộc đời cho cha mẹ, cũng nhờ Ngài thành tựu cái hạnh như vậy mà ngài thành Phật được, mình hay gọi là Phật bà chùa Hương. Chư Phật và Bồ Tát cũng thế, trong vô lượng kiếp quá khứ các ngài đã hy sinh thân mình vì cha vì mẹ, Đức Phật Thích Ca của chúng ta Ngài cũng có lần xả bỏ thân mình cho năm mẹ con hổ ăn để thoát khỏi cái chết của cơn đói, vì Ngài thấy chúng tiền kiếp đều là cha là mẹ của Ngài,thì chúng ta thấy để thành tựu quả vị Phật phải có cái đức như vậy, mà hy sinh vì cha vì mẹ thì rất đáng để hy sinh. Thầy rất mong trong đại chúng mình đây có đủ cái hiếu tâm hy sinh mình cho cha cho mẹ, hễ làm điều gì làm cho cha mẹ đau lòng thì mình ân hận biết bao, thấy giọt nước mắt của mẹ mà vì mình mà rơi thì mình ân hận không biết đến bao giờ hết được. Phật dạy:

Thế gian hết thảy trai gái lành Ân cha mẹ nặng như núi lớn Phải nên có tâm hằng hiếu kính Biết ân báo ân là thánh đạo Nếu người chí tâm cúng dường Phật Và người chí tâm hiếu dưỡng Cả hai người này phước như nhau Ba đời thọ báo cũng vô cùng.

Đây là lời dạy của Đức Phật trong kinh Tâm Địa Quán, Phật dạy tất cả những người con trai con gái gọi là lành thiện trong thế gian, ân cha mẹ nặng như núi lớn. ca dao Việt Nam cũng có câu:

Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Nên phải có tâm hiếu kính với cha mẹ biết ơn báo ơn là thánh đạo, cái người muốn vào thánh đạo phải tu cái tâm biết ơn và báo ơn này, cái người mà vô ơn bội nghĩa thì đừng nghĩ có thể bước vào đạo. Chúng ta phải nhớ chúng ta đang học đạo tu đạo thì trước hết chúng ta cần tu học cái tâm biết ơn và báo ơn này trước hết. Các vị đệ tử xuất gia thì cần nhớ ơn Thầy tổ, cho mình giới thân huệ mạng, dưỡng dục mình mình hằng ngày để mình được nên thân, hễ mà có một niệm bất hiếu với Thầy tổ thì không thể tu đạo được, mà người này có tu thì không ai chứng cho cả, Phật Bồ Tát cũng không thể nhắc người này lên hàng Bồ Tát được, phải sám hối ăn năn khi nào sạch cái tội đó thì mới có thể thành tựu được.

Vì thế nên Phật mới dạy “Biết ân báo ân là thánh đạo”, người con Phật chúng ta phải luôn nhớ ơn và đền ơn, hễ thọ ơn ai dù một tí thôi, mình cũng luôn ghi nhớ tìm cách để trả, còn chúng ta giúp ai thì không cần nhớ, nhưng thọ ơn thì phải nhớ, một chút cũng nhớ tìm cách báo đáp thì đó mới xứng đáng tư cách là người đệ tử Phật, không làm được điều này thì dù nói cao nói xa bao nhiêu cũng là vô ích. Người vô ơn bội nghĩa thì không bao giờ có thể bước chân vào thánh đạo được, cho nên đạo tràng chúng ta đây cả ngàn con người này phải luôn nhớ biết ơn và đền ơn, sẽ là những người sống có nghĩa có tình trong cái xã hội này. Phật còn dạy

Nếu người chí tâm cúng dường Phật Và người chí tâm hiếu dưỡng Cả hai người này phước như nhau Ba đời thọ báo cũng vô cùng.

Tức nhiên Phật dạy đây không phải chúng ta chỉ hiếu dưỡng với cha mẹ hiện đời, chúng ta có nhiều cha mẹ lắm, nếu không hiểu mà bảo là chỉ ở nhà lo cho cha mẹ mình không thôi, không lo cho ai khác nữa thì không đúng lời Phật dạy. Cha mẹ nhiều đời của ta đang lăn lộn đang chìm đắm, ai mà đắc thiên nhãn thông thì có khi lại thấy người ngôi bên cạnh mình đây là cha mẹ mình kiếp trước, bà cụ ngồi bên cạnh mình là mẹ đẻ mình kiếp trước, thế nên Đức Phật của chúng ta Ngài thương tất cả chúng sinh là vì Ngài nhìn thấy tất cả chúng sinh đều là cha là mẹ trong các kiếp quá khứ của Ngài. Nên Phật dạy tất cả đệ tử của mình rằng nhìn thấy người nam thì coi như cha của ta, nhìn thấy người nữ thì coi như mẹ của ta, chúng ta mà nhìn như vậy thì có oán thù ai nổi không, chỉ nghĩ làm sao để đền đáp còn không hết.

Trong kinh Hiếu Tử Phật nói với chúng đệ tử rằng, “ta thấy người thế gian chưa được gọi là có hiếu, chỉ có người nào làm được như vầy mới gọi là có hiếu đó là: làm cho cha mẹ bỏ ác làm lành, quy y Tam Bảo vâng giữ năm giới, ngày đêm phụng thờ thì người ấy mới báo được cái ân vô lượng sâu nawgj của cha mẹ nuôi dưỡng nên người. Nếu chẳng hóa độ được cha mẹ quy y về ngôi tam Bảo thì tuy có hiếu dưỡng cũng là bất hiếu”, Phật nói đấy nếu chỉ lo cho cha mẹ ăn tứ sự cúng dường thì với cách nhìn của Phật mình cũng chưa tròn chữ hiếu. Mà ở đây Phật dạy người phải thực hiện thế này mới thật là có hiếu với cha mẹ đó là giúp cha mẹ biết bỏ ác làm lành, ví dụ cha mình sống bằng nghề ăn trộm, mẹ mình sống bằng nghề giết mổ, hoặc cha mẹ sống bằng nghề không thanh tịnh, thì mình phải khuyên cha mẹ bỏ những việc ác ấy đi. Rồi cha mẹ chưa quy y Tam Bảo thọ trì năm giới thì mình khuyến khích cha mẹ đi quy y Tam bảo thọ năm giới cấm của Phật, thì người ấy mới báo được ân huệ vô lượng của cha mẹ sinh thành nuôi dưỡng mình.

Như vậy chúng ta là người Phật tử chúng ta xem lại mình đã làm tròn trách nhiệm của mình chưa? Nếu ai còn cha mẹ mà còn sống chưa quy y thì hãy tìm mọi cách dẫn dụ các cụ quay về quy y Tam Bảo, cụ nào mà yếu quá thì bế cách cụ lên. Chùa mình đã có những người làm như vậy rồi, cha mẹ già bế lên chùa quy y, hoặc đón các Thầy về nhà quy y, nhưng muốn cho các cụ quy y thì phải chỉ rõ cho các cụ rằng Tam Bảo là chổ cần thiết phải nương tựa và là chổ nương tựa vững chắc. Đi quy y Tam bảo không mất gì được vô lượng phước báu, nói cho cha mẹ rõ như thế, đấy là khuyến khích và giúp cha mẹ quy y Tam Bảo, thứ hai là giúp cha mẹ giữ được giới luật của Phật. Thì Phật dạy người con mà làm được việc này này, thì mới báo hiếu được cha mẹ, còn nếu chỉ lo cho món ngon cha mẹ ăn, áo quần cho cha mẹ mặc diện, xây nhà đẹp cho cha mẹ ở, mà chưa làm được những điều trên thì chưa được gọi là có hiếu, nếu mà chỉ lo như thế không thôi thì mình chỉ lo được cái thân đời này của cha mẹ không thôi, còn sau khi cha mẹ chết là đọa luôn, mà đọa rồi thì có khi chính mình lại cầm dao cắt cổ cha mẹ trong kiếp sau, đó là chuyện xẩy ra nhiều rồi. Nếu cha mẹ mà đầu thai thành con gà con vịt thì như thế thật, vậy là từ nghĩa cha con thành kẽ thù oán kết, chúng ta ai mà đã xem Phật pháp nhiệm màu kỳ 31 thì thấy rõ. Ông lão đó đầu thai làm con lợn rồi chính cháu mình lại cầm dao chọc tiết mình, chết rồi lại đầu thai làm lợn thì các cháu mình lại nuôi lớn rồi chọc tiết mình cứ như thế mà trong 40 kiếp làm lợn, chúng ta thấy có sợ không, nói lên thì người ngoài khó tin lắm, chỉ những người con Phật mới tin nổi những điều đó và đó cũng là lẽ thật. Cho nên ở đây Phật dạy chúng ta phải đưa được cha mẹ về quy y Tam Bảo thọ trì giới pháp của Phật bỏ ác làm lành, thì mới làm tròn bổn phận của mình đấy.

Thưa quý Phật tử ở trên chúng ta đã nghe một ít lời dạy của phật về sự hiếu đạo của người con Phật, tất nhiên nếu nói hiếu tâm đầy đủ nhất thì phải nói đến thành tựu viên mãn quả vị Phật. Cho nên trong kinh Phật dạy, nếu cho một người con xuất gia chân thật tu hành thì công đức phước báu cũng rất lớn, vì người con đấy chân thật tu hành có đầy đủ giới đức thì sẽ cứu độ được rất nhiều đời cha mẹ. Hôm nay nhân ngày Vu Lan báo hiếu và tháng bảy này cũng là tháng xá tội vong nhân, xá tức là tha tội, thì tại sao lại tha? Vì ngày này là kết thúc ba tháng chư Tăng tinh tấn tu hành, trau dồi giới đức, nên mười phương chư Phật chư thiên chư thần hoan hỷ, mà khi người ta hoan hỷ thì dễ tha thứ cho nhau, cho nên gọi là xá tội. Thì kết thúc phẩm Phật dạy về hiếu đạo này, thầy chúc toàn thể hàng ngàn quý Phật tử chúng ta đây thực hiện ngay lời phật dạy về sự hiếu của người con tu phật đối với cha mẹ, nếu cha mẹ đã khuất thì làm các công đức phước lành hồi hướng cho cha mẹ, cha mẹ mà còn thì ngay hôm nay về làm ngay những gì tốt đẹp nhất cho cha mẹ. Chúc tất cả đại chúng là những người con hiếu hạnh muôn đời./

Đại đức Thích Trúc Thái Minh

Lời Phật Dạy Về Hơn Thua

Chúng ta đều hiểu rằng những đấu đá, hơn thua đều mang lại kết cục không tốt đẹp. Thế nhưng không phải ai cũng có thể kiềm chế bản thân, lấy nhu thắng cương. Do đó, theo lời răn dạy của Phật, chúng ta phải biết kiềm chế bản thân.

Lửa nào bằng lửa tham!

Thấp nào bằng sân hận!

Lưới nào bằng lưới si!

Lấy thiện thắng không thiện

Trong thế giới ồn ào này, người ta lừa gạt, oán trách nhau, đố kỵ nhau đều là kết quả của sự tranh giành. Công khai tranh giành, âm thầm tranh giành, tranh giành lợi ích lớn, tranh giành lợi ích nhỏ, hôm qua tranh giành, hôm nay tranh giành. Rốt cuộc, suy cho cùng, tranh giành cũng chỉ để thỏa tâm ích kỷ mà thôi.

Cuộc sống hiện tại, chúng ta hay chê bai nhau rằng nếu không biết tranh giành lợi ích, địa vị, tiền tài vật chất thì là người ngốc, si đần. Thế nhưng theo lời dạy của Phật bạn sẽ nhận ra rằng:

– Tranh cãi với vợ/chồng, nếu bạn thắng thì tình cảm nhạt phai.

Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên thấy cảnh người vợ không thuận lợi trong công việc liền mượn cớ phát sinh bực tức cáu giận với người chồng. Người chồng vì thể diện của bản thân mà trước mặt bạn bè, người ngoài sai khiến người vợ, người vợ không chịu được cảnh ấy và thế là mối quan hệ êm đẹp trở nên bất hòa.

– Con bất hòa với cha mẹ vì tranh thắng thua: Hiểu đức sinh thành của cha mẹ chúng ta sẽ nhận ra rằng, chỉ có chúng ta chỉ cần đừng tranh giành thắng thua với cha mẹ, đó mới là sự hiếu thảo lớn nhất!

– Tranh cãi với bạn hữu, nếu bạn thắng thì bạn hữu dần xa: Chẳng phải ngẫu nhiên mà ta hợp với ai đó, bạn bè cũng vậy. Nếu có duyên gặp gỡ thì nên trân trọng tình cảm của nhau.

– Hơn thua với khách hàng để làm gì vì nếu bạn thắng thì cũng mất khách hàng; Tranh cãi với đồng nghiệp, nếu bạn thắng thì đồng nghiệp xa dần…

Một khi tranh giành được quyền và tiền trong tay thì hạnh phúc sẽ mất đi. Tranh giành được thanh danh thì niềm vui cũng sẽ không tồn tại. Những thứ không thuộc về bản thân mà tranh giành được sẽ khiến tâm bất an.

Nhưng người xưa tin rằng, những thứ mà con người đạt được trong đời này là do phúc báo của họ mà có, tranh giành chỉ làm tổn hại đến người khác và tổn đức của bản thân mà thôi. Một khi tấm lòng rộng mở hơn thì bạn bè phú quý cũng sẽ nhiều hơn, bớt hơn thua để hạnh phúc đến gần ta hơn.

Theo lời Phật dạy về hơn thua, bạn cần ghi nhớ một điều rằng:

Để giảm bớt tranh giành hãy quan niệm!

Người nhiều tiền hay ít tiền, đủ ăn là được rồi.

Người xấu hay đẹp, vừa mắt là được rồi.

Người già hay người trẻ, khỏe mạnh là được rồi.

Gia đình giàu có hay nghèo túng, hòa thuận là được rồi.

Chồng về sớm hay về muộn, có về là được rồi.

Người vợ phàn nàn nhiều hay ít, lo việc nhà là được rồi.

Con cái dù làm tiến sĩ hay bán hàng ngoài chợ cũng được, an tâm là được rồi.

Nhà to hay nhà nhỏ có thể ở được là được rồi.

Trang phục có thương hiệu hay không, có thể mặc được là được rồi.

Ông chủ không tốt, có thể chịu được là được rồi.

Hết thảy phiền não, có thể giải được là được rồi.

Cả đời người, bình an là được rồi…!