Top 10 # Xem Nhiều Nhất Stt Hay Về Nhân Quả Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Altimofoundation.com

Stt Luật Nhân Quả Trong Cuộc Sống, Những Câu Nói Hay Về Nhân Quả Báo Ứng

Rate this post

1. Những stt hay về luật nhân quả đáng suy ngẫm nhất của Phật Pháp

Đang xem: Stt luật nhân quả trong cuộc sống

Nếu chưa chấp nhận điều gì đó xảy ra với mình thì có nghĩa là bạn chưa chấp nhận nhân quả.Từ thiện cũng chẳng chứng tỏ mình đặc biệt hay mình giỏi. Nó chẳng chứng tỏ mình tốt. Từ thiện không phải do tôi giỏi, tôi tốt, tôi giàu hay tôi hay. Từ thiện chỉ là hoạt động tự nhiên của nhân quả. Do nhân quả thì từ thiện xảy ra. Chẳng phải là ai hay, ai giỏi. Giống như là ở đâu có lửa cháy thì lấy nước để dập. Cứ tự nhiên thế thôi, tự nhiên xảy ra, nhân quả làm việc ấy.Hiểu nhân quả để nhận ra: Yêu đương, rung động đều là do duyên.Muốn biết nhân đời trước. Xem sự hưởng đời nay. Muốn biết quả đời sau. Xem việc làm kiếp này.Mình phán xét người khác thế nào thì mình sẽ gặp chuyện như vậy, đó là nguyên tắc đơn giản của nhân quả.Điều mà mình phán xét họ thì chắn chắn sẽ xảy ra với mình, không đời này thì đời sau. Vì thế, không nên phán xét ai hết.Đạo Phật tìm cách chữa bệnh từ gốc. Vì hiểu rằng mọi chuyện đều do nhân quả, nên tôi chữa bệnh từ gốc, đó là giải quyết những cái nhân đã gây ra ốm bệnh.

Muốn ăn quả ngọt, chúng ta phải gieo hạt mầm tốt. Ảnh: Internet

2. Những câu nói hay về luật nhân quả và lòng dạ con người trong cuộc sống

Nhân quả đừng đợi thấy mới tin, bởi không đến ở kiếp này thì đến kiếp sau. Do đó, trong mỗi hành động của mình, chúng ta cần suy xét kỹ lưỡng. Hãy làm điều tốt để nhận lại những điều tốt đẹp.

Những nhân tốt sẽ biến thành bức tường nghiệp tốt, còn những nghiệp xấu giống như những cơn sóng đánh đến bức tường đấy. Nhân tốt càng nhiều thì càng chặn được nhiều sóng; nên liên tục gieo nhân tốt và hạn chế gieo nhân xấu.Mỗi người nhận được từ cuộc đời những gì mà mình đã bỏ vào đó.Nhân quả là gì? Nhân quả hay còn gọi là nghiệp, hành động. Hành động này thì ra kết quả kia. Tất cả mọi hành động của mình đều tạo ra một kết quả. Làm gì hay không làm gì cũng là gieo nhân.Hận thù diệt hận thù. Điều này không có được. Từ bi diệt hận thù. Là định luật ngàn thu.Nhân quả ngoài hành động còn phải xét đến tác ý. Một hành động xấu nhưng động cơ tốt sẽ có quả khác với hành động xấu đi kèm động cơ xấu.Nhân quả không sai được. Nên khi đang khổ thì phải hiểu rằng: mình đang phải trả quả của những nghiệp xấu mà bản thân đã gây ra. Nếu không hiểu điều đó thì mình sẽ đi trách móc người gây khổ cho mình.Những người nông cạn tin vào may mắn. Những người mạnh mẽ tin vào nhân quả.

Mỗi người nhận được từ cuộc đời những gì mà mình đã bỏ vào đó. Ảnh: Đức Lộc

3. Những lời răn dạy hay về luật nhân quả, tâm đức của Phật Pháp

Cuộc đời là một hành trình mà mỗi người đều đi tìm ý nghĩa sống. Nhưng trên hành trình này, vì “cái tôi” ích kỷ mà chúng ta quên mất quy luật “có vay có trả” của vũ trụ. Hãy chậm lại một chút, để suy ngẫm hững câu nói hay về luật nhân quả sau trước khi hành động một việc gì đó.

Có hiểu nhân quả mới quan tâm đến tích tập nhân tốt. Người hiểu nhân quả, hiểu nghiệp sẽ có thái độ sống chủ động: “Tôi sẽ liên tục tích tập nghiệp tốt vì sớm muộn nó cũng sẽ nở ra và tôi sẽ có kết quả tốt.” Ngược lại, khi chưa hiểu nhân quả sẽ rất bị động. Trong xã hội hiện đại, mọi người hầu hết sống một cách bị động. Chúng ta cứ cố làm cái này cái kia, nếu không được thì than thân trách phận. Người có sự thực hành tốt thì sẽ luôn quan tâm tích tập nghiệp tốt, nếu muốn có kết quả tốt.Hành động làm nên ta, hoặc làm hỏng ta, chúng ta là kết quả hành vi của bản thân.Mỗi người nhận được từ cuộc đời những gì mà mình đã bỏ vào đó.Một người chỉ có lý do để hối tiếc khi anh ta gieo hạt và không ai gặt.Nguyên nhân và hệ quả là hai mặt của một vấn đề.Cha làm điều chẳng lành, con không chịu thế được, con làm điều chẳng lành, cha không chịu thế được. Làm lành tự được phước, làm dữ tự mang họa.Kẻ ngủ trên giường hồng ăn năn giữa thảm gai.

Làm lành tự được phước, làm dữ tự mang họa. Ảnh: Đức Lộc

4. Những câu nói hay về luật nhân quả trong đời mùa dịch Covid-19

Mọi hành động của chúng ta đều có khả năng gây ra đau khổ. Và, mọi điều chúng ta làm đều có hệ quả với tiếng vang vượt xa những gì ta có thể tưởng tượng ra. Điều này không có nghĩa là chúng ta không nên hành động. Nó có nghĩa là chúng ta nên hành động cẩn thận. Mọi chuyện đều có ý nghĩa.Chúng ta nên nghiêm túc suy nghĩ trước khi đóng sập cửa, trước khi đốt cầu, trước khi cưa gãy cành cây mà ta đang ngồi ở trên.Con người biết điều họ làm. Thường họ biết tại sao mình làm điều mình làm. Nhưng điều họ không biết là điều họ làm gây ra điều gì.Hành thiện gặt quả thiện. Hành ác gặt quả ác. Đã gieo hạt giống nào. Người phải gặt quả nấy…Kẻ ác người sợ trời không sợ, người hiền người khinh trời chẳng khinh.Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán giận.

Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán giận. Ảnh: Đức Lộc

Đức Lộc

Những câu nói hay được ví như những món quà vô giá. Khi chúng ta nhận được món quà này, tâm hồn ta nhẹ nhàng và bình yên hơn. Năm 2020 trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter… xuất hiện hàng ngàn lời nói hay mà cực kỳ ý nghĩa. Ở đó có thể là những câu nói trong những cuốn sách kinh điển, những bộ phim chinh phục khán giả mọi thời đại. Hay những câu nói xuất phát từ những người rất bình thường, ẩn danh. Nhưng dù xuất phát từ ai, ở đâu thì những lời nói ngọt ngào này luôn mang đến cho người đọc những cảm xúc tích cực nhất. Trong bài viết sau chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn tất cả câu nói như thế.

Danh Ngôn Về Nhân Quả

Danh ngôn về Nhân quả: Tương lai được mua bằng hiện tại. Người ngồi trong bóng râm ngày hôm nay là nhờ đã trồng cây từ lâu về trước.

Danh ngôn về Nhân quả

Cuộc sống là tiếng vọng. Điều bạn gửi đi quay trở về. Điều bạn gieo trồng bạn sẽ gặt hái. Điều bạn cho bạn sẽ nhận lại. Điều bạn thấy ở người khác tồn tại trong chính bạn.

Life is an echo. What you send out comes back. What you sow you reap. What you give you get. What you see in others exists in you.

Những người nông cạn tin vào may mắn. Những người mạnh mẽ tin vào nhân quả.

Shallow men believe in luck. Strong men believe in cause and effect.

Hành động làm nên ta, hoặc làm hỏng ta, chúng ta là kết quả hành vi của bản thân.

Our acts make or mar us, we are the children of our own deeds.

Con người biết điều họ làm; thường họ biết tại sao mình làm điều mình làm; nhưng điều họ không biết là điều họ làm gây ra điều gì.

People know what they do; frequently they know why they do what they do; but what they don’t know is what what they do does.

Mỗi người nhận được từ cuộc đời những gì mà mình đã bỏ vào đó.

A persons gets out of life what he or she puts in it.

Một người chỉ có lý do để hối tiếc khi anh ta gieo hạt và không ai gặt.

A man has cause for regret only when he sows and no one reaps.

Nguyên nhân và hệ quả là hai mặt của một vấn đề.

Cause and effect are two sides of one fact.

Cha làm điều chẳng lành, con không chịu thế được, con làm điều chẳng lành, cha không chịu thế được. Làm lành tự được phước, làm dữ tự mang họa. Kẻ ngủ trên giường hồng ăn năn giữa thảm gai.

And he repents in thorns that sleeps in beds of roses.

Cuộc sống cũng giống như trò chơi boomerang. Sớm hay muộn rồi những suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta sẽ quay trở lại chúng ta với sự chính xác đến không ngờ.

The game of life is a game of boomerangs. Our thoughts, deeds and words return to us sooner or later with astounding accuracy.

Mọi hành động của chúng ta đều có khả năng gây ra đau khổ, và mọi điều chúng ta làm đều có hệ quả với tiếng vang vượt xa những gì ta có thể tưởng tượng ra. Điều này không có nghĩa là chúng ta không nên hành động. Nó có nghĩa là chúng ta nên hành động cẩn thận. Mọi chuyện đều có ý nghĩa.

Every single act we do has the potential of causing pain, and every single thing we do has consequences that echo way beyond what we can imagine. It doesn’t mean we shouldn’t act. It means we should act carefully. Everything matters.

Chúng ta nên nghiêm túc suy nghĩ trước khi đóng sập cửa, trước khi đốt cầu, trước khi cưa gãy cành cây mà ta đang ngồi ở trên.

We should think seriously before we slam doors, before we burn bridges, before we saw off the limb on which we find ourselves sitting.

Việc lành làm hôm trước, sinh phúc lạc bữa sau. Độ lượng to lớn bao nhiêu thì phúc trạch cũng to bấy nhiêu. Có mưu sâu độc bao nhiêu thì tai vạ cũng sâu độc bấy nhiêu. Hành động tốt đem lại quả tốt. Hành động xấu đem lại quả xấu. Đừng kỳ vọng thánh thần, chư thiên, những kẻ khuất mày khuất mặt sẽ bảo vệ bạn. Cũng đừng tin tưởng ngày tốt, ngày xấu. Đó là những điều không thật. Bạn sẽ luôn luôn chờ đợi ngày tốt, giờ tốt, tháng tốt, năm tốt, vị thần này, vị thánh nọ. Tin tưởng vào những điều đó chỉ đem lại đau khổ cho bạn mà thôi. Hãy nhìn vào hành động và lời nói của bạn, nhìn vào nghiệp của bạn. Làm lành bạn sẽ gặt quả vui, làm ác bạn sẽ mang quả khổ.

Good act bring good result, bad actions bring bad result. Don’t expect the gods to do thing for you, or the angles and guardian deities to protect you, or the auspicious days to help you. These things aren’t true. Don’t believe in them. If you believe in them , you will suffer. You will always be waiting for the right day, the right month, the right year, the angles or the guardian deities. You’ll only suffer that way. Look into your own actions and speech, into your own kamma. Doing good, you inherit goodness, doing bad you inherit badness.

Gieo hạt không khó như gặp hái.

Sowing is not as difficult as reaping.

Hành thiện gặt quả thiện Hành ác gặt quả ác Đã gieo hạt giống nào Người phải gặt quả nấy… Cứ làm việc tốt phần mình, trời sẽ cho các thứ khác. Trời làm nên tai họa còn có thể tránh được, tự mình làm nên tai họa, thì không thể sống được. Kẻ ác người sợ trời không sợ, người hiền người khinh trời chẳng khinh.

人惡人怕天不怕,人善人欺天不欺。 Nhân ác nhân phạ thiên bất phạ, nhân thiện nhân khi thiên bất khi.

Thấy tai vạ mà hay làm lành, thời tai vạ không đến nữa. Con người thường tìm kiếm cách nhanh nhất và dễ nhất để đạt được những điều mình muốn, ngay lập tức, mà không cân nhắc hay cân nhắc rất ít tới hậu quả của những hành vi đó trong dài hạn.

People invariably seek the fastest and easiest way to get the things they want, right now, with little or no concern for the long-term consequences of their behaviors.

Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán giận.

因果不曾亏欠过我们什么,所以请不要抱怨。

Hành thiện gặp quả thiện Hành ác gặt quả ác Ðã gieo hạt giống nào Người phải gặt quả nấy… Ta không thể chỉ sống vì mình. Hàng ngàn sợi chỉ kết nối ta với đồng loại; và giữa những sợi chỉ ấy, những sợi tình cảm, hành động của ta trở thành nguyên nhân, và chúng quay lại với ta là hệ quả.

We cannot live only for ourselves. A thousand fibers connect us with our fellow men; and among those fibers, as sympathetic threads, our actions run as causes, and they come back to us as effects.

Danh Ngôn Về Triết Lý Nhân Quả

1. Hoàng đế Lý Thái Tổ khơi nguồn tâm linh mở trang sử mới cho người dân nước Việt. Phật hoàng Trần Nhân Tông đưa đạo vào đời phá trừ mê tín làm rạng rỡ tổ tiên.

2. Ai cũng có thể biết tình yêu đưa đến hôn nhân nhằm phát triển giống nòi nhân loại và bảo vệ truyền thống gia tộc, nhưng lại là đầu mối của nhiều hệ lụy khổ đau. Bởi yêu thương trong vị kỷ cho nên nói tình chỉ đẹp khi còn dang dở, đời mất vui khi đã vẹn câu thề.

3. Để đảm bảo cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, những thành viên trong gia đình cần phải tích cực siêng năng trong việc làm ra của cải vật chất, biết chi tiêu phù hợp những nhu cầu cần thiết, và không để tài sản hao hụt thất thoát.

4. Khi gia đình được xây dựng và phát triển ổn định về mọi mặt, thì xã hội mới hưng thịnh và bền vững lâu dài. Chính vì vậy, mỗi thành viên trong gia đình cần phải có trách nhiệm tương trợ lẫn nhau để đảm bảo an sinh đời sống, về vật chất lẫn tinh thần.

5. Để duy trì nề nếp sinh hoạt, tình cảm, văn hóa, đạo đức, kinh tế, tài chính, truyền thống gia đình, sự nghiệp của từng cá nhân và sự nghiệp chung của gia tộc, mỗi thành viên phải có trách nhiệm, bổn phận để làm thành cho nhau bằng sự siêng năng tinh cần.

6. Người phật tử xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, những thành viên trong gia đình cần siêng năng tháo vát trong việc tạo ra của cải vật chất, biết sử dụng tài sản một cách hợp lý và biết giữ gìn tài sản, không để cho tài sản thất thoát, tiêu tán bất hợp pháp.

7. Con người do tạo nhân quả không đều nên có sự sai biệt rất lớn trong cuộc đời, như giàu nghèo, sang hèn, đẹp xấu, thông minh hay ngu dốt, sống thọ hay chết yểu.

8. Giáo lý nền tảng của đạo Phật có khả năng chuyển hóa khổ đau thành an vui hạnh phúc, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, hay còn gọi là ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão.

9. Hiểu và ứng dụng lý nhân quả vào trong đời sống hằng ngày, chúng ta sẽ không đổ thừa do số mệnh định sẵn, hay có sự an bài của đấng tạo hóa nào đó, mà không vươn lên làm mới lại chính mình, thay đổi hoàn cảnh cuộc sống.

10. Đối với thức ăn vật chất, đức Phật dạy không nên ăn nhiều, chỉ ăn vừa đủ giúp cơ thể khỏe mạnh, không nên ăn những gì không thích hợp với cơ thể. Đó là cách ăn của chư vị Tổ sư đã thể nghiệm nên đưa ra pháp tu tương ứng nhằm duy trì mạng sống chúng tăng được khỏe mạnh.

11. Chúng ta đừng để tâm chạy theo những mối ưu tư của nó giống như những người bình thường chưa biết quán sát hơi thở là gì. Một khi ta đã có chỗ an trú, con khỉ tâm thức sẽ ngày càng bớt ngang ngạnh và từ từ bớt rong ruổi chạy tìm.

12. Chúng ta chỉ làm một việc duy nhất là đơn thuần theo dõi và nhận biết hơi thở rõ ràng, thở vô mình biết mình đang thở vô, thở ra mình biết mình đang thở ra. Hơi thở dài hay ngắn là tùy theo khả năng của mỗi người.

13. Ngu dốt là sự không hiểu biết của con người nên ngu dốt cũng đem tới nhiều tai hại cho bản thân, gia đình và xã hội. Có thể nói, ngu dốt là không có kiến thức, không tin sâu nhân quả, không hiểu biết chân chính về mối tương quan trong thế giới mình đang sống.

14. Thế gian là một trường đời hỗn hợp mang nhiều sắc thái đa dạng, phức tạp, chúng ta không biết đối xử với nhau bằng tình người trong cuộc sống thì dễ dẫn đến oán giận, thù hằn vay trả không có ngày thôi dứt.

15. Chúng ta không nên đi theo con đường du lịch tâm linh của người thế gian bằng cách cầu khẩn, van xin mà không chịu gieo nhân tốt để gặt quả tốt và tu tập để chuyển hoá phiền não tham-sân-si thành vô lượng trí tuệ và từ bi.

16. Phật là con người, pháp là những lời dạy chân chính của Ngài, tăng là những người truyền thừa, thay Phật hoằng dương Chánh pháp, sống trong tinh thần lục hòa, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần chia vui sớt khổ, phục vụ vì lợi ích chúng sinh.

17. Đạo Phật không dạy chúng ta trốn tránh cuộc đời, hoặc chối bỏ sự thật của tội lỗi, mà tìm cách sám hối để làm mới lại chính mình. Sám hối là sám lỗi trước nguyện không cho tái phạm lỗi lầm xưa. Hối là ngăn ngừa lỗi sau, không cho phát sinh kể từ ngày hôm nay.

18. Hạnh phúc là thứ mà người ta luôn kiếm tìm và dành quá nhiều ngôn ngữ lời nói để miêu tả nó. Nhưng thật sự có mấy ai đã có thể cảm nhận được hạnh phúc? Giữa bộn bề công việc của xã hội này, đôi khi chúng ta phải vội vã kiếm tìm hạnh phúc cho chính mình…

19. Có người nghĩ rằng được vào trường đại học mà mình mong muốn là niềm hạnh phúc lớn nhất… Người khác cảm thấy hạnh phúc với mình là khi ra trường có công ăn việc làm và thu nhập ổn định để chuẩn bị lập gia đình.

20. Hạnh phúc chính là ta đang làm việc gì thì biết việc đó, ta phải sống với những gì trong hiện tại mà hiện tại chính là đây. Chúng ta hãy trân quý và tận hưởng những gì mình đang có ngay trong giờ phút hiện tại và đừng nên mong chờ.

22. Người phật tử phải nên biết sức mạnh tâm linh của mỗi người chính là nội tâm thanh tịnh, sáng suốt; nương nơi mắt thì thấy biết rõ ràng không lầm lẫn, tai-mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại như thế.

23. Này em hãy nhớ lấy điều này, khi chúng ta ghét bỏ một ai đó, chính là em đang làm nghẹt thở và bóp nát trái tim mình, làm cho em cảm thấy chán nản và vô cùng tuyệt vọng! Vậy tại sao em cứ phải ghét bỏ một ai đó, làm chi vậy?

24. Để được sống trọn vẹn với tình yêu không đơn giản chút nào, có người đang sống bên nhau nhưng không có tình yêu thật sự. Nhưng chia tay trong tình yêu chưa hẳn là đã mất hết tất cả, mà trên đường mình đang đi còn rất dài các em ạ.

25. Này các em, tôi đã từng lầm lỡ, tôi đã từng tiếc nuối, tôi đã từng sống trong đau khổ, vì tôi có quá nhiều sai lầm. Tôi sẽ hướng dẫn cho các em học cách yêu thương bằng trái tim hiểu biết mà tha thứ cho nhau!

26. Em à, hãy mạnh mẽ và vững vàng hơn. Em hãy học cách chấp nhận sai lầm và tha thứ để đứng lên từ những đau thương ấy. Đó mới là người biết sống và đón nhận hạnh phúc chân thật.

27. Này em, hối tiếc về chuyện đã qua chính là em đang gặm nhắm những những niềm đau nỗi buồn. Em luôn tiếc nuối thì em sẽ đánh mất chính mình trong hiện tại và em đang xóa mờ con đường đi đến tương lai đang dang tay chờ đón em?

28. Tổn thương nào cũng đau đớn dù ít hay nhiều, tôi chỉ khuyên nhủ em hãy tha thứ và chấp nhận những gì đang có trong hiện tại, rồi em sẽ quên nỗi đau ấy. Thay vì em ôm ấp nỗi đau đó, chính em đã biến nó thành một vết thương lòng khó buông xả được!

30. Em à, chúng ta hãy học cách tha thứ cho nhau, tha thứ cho những lỗi lầm đã qua mà không hối tiếc. Tha thứ cho người mà em đang thấy căm hận vô cùng, vì họ đã làm cho trái tim em tan nát.

31. Tha thứ và chấp nhận những gì đang có trong hiện tại, là con đường nhanh nhất để em có thể đứng dậy và bước tiếp trong vững vàng.

32. Việc tu thì dựa vào sự thực hành của mình. Như uống nước, khi chưa uống thì bạn không biết mùi vị của nó, uống xong rồi mới biết được mùi vị của nước như thế nào. Có thực hành mới chuyển hóa được phiền não khổ đau.

33. Đi, đứng, nằm, ngồi trong tỉnh giác. Người biết kiểm tra chặt chẽ từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động là người biết thể hội Phật pháp chân chính. Thời gian trôi qua mau nhanh như tên bắn, chớ bảo khi đến già mới tu thì e rằng sẽ hối hận!

34. Sám hối đúng nghĩa là phải có tâm hổ thẹn và cầu tiến. Người biết hổ thẹn sẽ không dám để tội lỗi phát sinh hoài. Nhờ vậy, người thành tâm sám hối thì tội lỗi dần dần được tiêu trừ.

35. Chúng ta hãy coi việc tu Phật là gấp rút, khẩn trương, tùy theo khả năng mà chọn lựa pháp môn để ứng dụng tu tập hay hợp với pháp nào thì pháp đó là số một! Nhưng phải nên nhớ tất cả đều phải tự lực là chính, chớ ỷ lại?

36. Gia tài, của cải, sự nghiệp, cha mẹ, vợ chồng, con cái mọi thứ ta chẳng đem theo khi sinh ra và cũng sẽ không mang theo lúc chết đi. Tất cả mọi thứ chẳng đem theo được, chỉ có nghiệp tốt xấu theo mình.

39. Chúng ta đừng nên chạy trốn khổ đau mà hãy đối diện với nó để tìm ra giải pháp nhằm thay đổi quan niệm sống như thế nào cho đúng. Trong cuộc sống này, tất cả chúng ta đều cần đến nhau như là việc ăn uống không thể thiếu được.

40. Chúng ta ai cũng biết rằng tham lam là điều không tốt có thể làm tổn hại đến người khác, nhưng làm người khó ai vượt qua khỏi chỗ này vì đó là thói quen do huân tập nhiều đời. Cuộc sống không dạy cho chúng ta con đường nhanh nhất để đạt được sự thành công viên mãn.

41. Người biết gieo trồng phước đức thì sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tại và mai sau. Kẻ chỉ biết cho riêng mình thì sẽ trở thành người ích kỷ, làm tổn hại người vật.

42. Người phật tử, khi đọc kinh, sám hối hay tham thiền, cảm nhận niềm vui nên dần hồi buông xả được phiền não, tham-sân-si từ từ nhẹ bớt, không còn nặng như ngày xưa.

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Lời Phật Dạy Về Luật Nhân Quả

Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như chúng ta đang đói, chỉ cần ăn vào một thứ gì đó thì được no và kết quả của nó cũng có thể xảy ra ở tương lai gần hoặc xa. Chỉ cần chúng ta chịu khó quan sát trong hiện tại, ta sẽ dễ dàng nhận ra quả báo trước mắt của những việc làm tốt hay xấu.

Suy nghĩ và cảm xúc của con người luôn thay đổi và chịu tác động nhanh chóng bởi các sự kiện xung quanh. Ví dụ, khi nhận được một thông tin tốt đẹp có lợi cho mình, thì lập tức ta có thái độ hoan hỷ vui vẻ, lạc quan. Ngược lại, nếu nhận được tin xấu, ngay khi ấy chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu, buồn phiền, bực bội và có thể nóng nảy với những người khác.

Theo luật nhân quả, thành công hay thất bại đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Nếu chúng ta muốn có được nhiều kết quả tốt đẹp thì phải biết gieo nhân thiện ích giúp người cứu vật.

Trên thế gian này với nhiều thể chế chính trị và rất nhiều tôn giáo đều lý giải nhân quả theo cách riêng của mình, đa số đều nghiêng về có một đấng tối cao ban phước giáng họa. Tuy nhiên theo quan điểm của đạo Phật, luật nhân quả báo ứng là nền tảng sống của muôn loài vật, không ai có thể tách rời luật nhân quả mà tồn tại. Cho nên Phật giáo, đối với “nhân quả báo ứng”, có cái nhìn đầy đủ và thấu triệt, Phật dạy chính chúng ta là chủ nhân của bao điều họa phúc, mình làm lành được hưởng phước tốt đẹp, làm ác chịu quả khổ đau.

Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, “nhân quả báo ứng” chính là làm thiện được quả báo tốt đẹp, còn làm các điều xấu xa tội lỗi bị quả báo khổ đau. Mỗi hành vi xấu ác, đều phải chịu ác báo tương xứng với hành vi đó. Vả lại, căn cứ vào những hành vi xấu ác nặng hay nhẹ mà có quả báo tương xứng khác nhau.

Ai làm mười điều ác, sau khi chết chắc chắn phải thọ khổ trong địa ngục, còn tạo nghiệp ác nhẹ hơn, sẽ bị tái sinh vào loài quỷ đói và các loài súc vật để chịu khổ báo. Sau khi thọ hết tất cả thống khổ trong các đường này rồi, sẽ được chuyển sinh trở lại làm người, mà làm người thấp kém và tiếp tục bị thọ các quả báo xấu còn xót lại.

Để cho chúng ta có đủ niềm tin về nhân quả, xin mời tất cả quý vị cùng nghe bài kinh triết lý sâu sắc về tội lỗi, bởi gieo nghiệp xấu ác.

Tiến trình diễn biến từ nhân đến quả, có thể báo ứng ngay trong hiện tại mà cũng có thể xảy ra ở tương lai gần hoặc xa. Chỉ cần quan sát trong hiện tại, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra quả báo nhãn tiền của những việc làm ác.

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, có hai loại tội. Thế nào là hai? Tội có kết quả ngay trong hiện tại và tội có kết quả trong đời sau.

Thế nào là tội có kết quả ngay trong hiện tại? Này các Tỷ kheo, khi thấy nhà vua bắt được kẻ trộm, kẻ vô lại, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ bị đánh bằng roi cho đến bị chặt đầu. Thấy vậy liền suy nghĩ: Do làm ác nghiệp nên mới bị các hình phạt như vậy.

Nghĩ vậy, người ấy sợ hãi tội lỗi trong hiện tại.

Và này các Tỷ kheo, thế nào là tội có kết quả trong đời sau? Ở đây, có người suy xét như sau: Quả báo dị thục của thân miệng ý ác, sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục. Nghĩ vậy, người ấy sợ hãi tội lỗi trong đời sau.

Do vậy, này các Tỷ kheo, cần phải học tập như sau: Chúng ta phải sợ hãi đối với tội có kết quả trong hiện tại và đời sau. Chúng ta phải thấy rõ sự nguy hiểm và tránh xa các tội.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 2, phẩm Hình phạt, phần Hai loại tội [lược], VNCPHVN ấn hành 1996, tr.94)

Đây là bài kinh đức Phật nói tại thành Xá-vệ, nơi khu đất mà trưởng giả Cấp-cô-độc mua để làm Tịnh-xá, người học Phật cần phải suy xét và chiêm nghiệm, tất cả mọi hiện tượng trong bầu vũ trụ bao la này từ con người cho đến muôn loài vật, đều chịu sự chi phối của nhân quả.

Gieo nhân nào thì gặt quả ấy, như trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, việc làm ác cũng lại như thế. Phật dạy: Dù chúng ta có lên núi cao hay trốn xuống vực thẳm, cũng không thể nào tránh được nghiệp quả khi đủ nhân duyên. Do chúng ta đã tin sâu về nhân quả nên người học Phật, luôn cẩn thận và có sự quán xét trong suy nghĩ, lời nói và hành động của mình.

Nhân trộm cướp trong hiện đời sẽ bị quả báo nghèo khổ, tài sản bị người khác chiếm đoạt… và tiếp tục chịu quả báo xấu trong tương lai. Hễ tài vật hoặc đồ dùng của người khác, khi chưa được sự đồng ý của họ mà ta tự lấy dùng hoặc chiếm đoạt, đều thuộc về tội trộm cướp. Tham lam muốn chiếm lấy của người khác, để làm của riêng cho mình là do thói quen thâm căn cố đế của những người không tin nhân quả.

Tuy nhiên vì lòng tham mà chúng ta có thể tìm đủ mọi cách để lường gạt người khác, là nhân dẫn đến tù tội và nghèo cùng khốn khổ trong hiện tại và mai sau. Có biết bao người đau khổ vì bị mất của, bị lừa đảo mà túng quẫn dẫn đến tự sát.

Lại nữa, tiền bạc tài sản vật chất là phương tiện để nuôi sống bản thân và gia đình, bao nhiêu năm tháng chắt chiu dành dụm giờ thì đội nón ra đi. Sự mất mát tài sản làm cho gia đình trở nên thiếu thốn, khó khăn, nghi ngờ lẫn nhau, có thể dẫn đến đổ vỡ hạnh phúc gia đình mình và người khác.

Sự đền trả xứng đáng của quả báo này, trước tiên là bị giam cầm tù tội, bị nhiều người khinh chê, gia đình ly tán vợ con khốn khổ, rồi mai sau nghèo cùng vô số kiếp và nếu có nhiều tiền của, thì cũng không thể tự do sử dụng để giúp đỡ người.

Chúng ta nên nhớ của phù vân khó bao giờ tồn tại bởi sống trên sự đau khổ của người khác. Nhan nhãn mỗi ngày có những vụ lừa đảo, lường gạt trong xã hội mà báo chí thường đăng tải là do lòng tham muốn quá đáng của con người. Con người vì lòng tham lam quá đáng nên mới dễ bị người khác lường gạt.

Nhân quả trong thời hiện đại, thường được hiểu như một luật thưởng phạt công bình: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ” hoặc “gieo gió gặt bão”… Bởi thế có rất nhiều người quá sợ hãi luật nhân quả nên họ không dám làm những điều xấu ác, vì gieo nhân xấu thì gặt quả ác trong hiện tại và mai sau. Hoặc ngược lại, có rất nhiều người làm phước thật nhiều để mong mai sau thọ hưởng phước báo nhiều hơn.

Luật nhân quả theo quan điểm của Phật giáo, đúng là gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy, nhưng theo sự hiểu biết của chúng tôi nó không phải chỉ là luật thưởng phạt bình thường, mà là một luật cần thiết cho nhu cầu đời sống và sự tiến bộ của con người.

Đức Phật dạy: Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành. Tất cả mọi người ai cũng có khả năng thành Phật như nhau, vì ta đã có nhân Phật trong người, cái vì biết khi thấy, cái vì biết khi nghe….. Trong kinh Pháp Hoa, đức Phật thọ ký cho các đệ tử sau này ai sẽ thành Phật hiệu gì, ở đâu v.v… Như vậy ta thấy không những đệ tử của Phật sẽ thành Phật mà tất cả chúng sinh đều sẽ thành Phật, vì tính bình đẳng dù phải trải qua vô lượng số kiếp về sau.

Nhân quả ở đời vốn rất chính xác và rõ ràng, gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Đức Phật cũng từng dạy: Dù lên núi cao hay xuống vực thẳm cũng không tránh được nghiệp quả. Do nhận thức đúng về nhân quả nên người con Phật luôn thận trọng trong mỗi việc làm, lời nói và suy nghĩ của chính mình.

Tiến trình từ nhân đến quả, có thể báo ứng ngay trong hiện tại mà cũng có thể xảy ra ở tương lai gần hoặc xa. Chỉ cần quan sát trong hiện tại, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra quả báo nhãn tiền của những việc làm ác như: trộm cướp, đua xe, hút chích, phụ tình, trù dập, hãm hại, buôn lậu, tham ô…..dẫn đến bị bắt, bị truy tố, giam cầm cho đến xử tử.

Ngoài những tội có kết quả trong hiện tại còn vô số những việc ác sẽ kết thành quả xấu trong tương lai. Con người thường sợ quả báo hiện tại mà xem thường quả báo ở vị lai. Vì thế, những người đã phạm tội nhưng chưa bị phát hiện hoặc đã “hạ cánh an toàn” thì ung dung hưởng thụ, thản nhiên như người vô tội, thậm chí đắc ý cười thầm. Sự thật thì không như vậy, lương tâm luôn cắn rứt và tội báo sẽ đến với những người ấy, không thể nào thoát khỏi.

Vì thế, người học Phật thấy rõ nhân quả nên luôn sợ hãi với quả báo, quyết không làm điều ác, tránh xa tội lỗi. Niềm tin nhân quả, sự sợ hãi quả báo trong đời này và những đời sau sẽ góp phần tác thành nên nhân cách, đạo đức cho mỗi người. Xã hội sẽ bình an, thiện lành và phát triển ổn định hơn khi mỗi người đều có nhận thức đúng đắn về nhân quả và nghiệp báo.