Top 6 # Xem Nhiều Nhất Stt Buồn Suy Nghĩ Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Altimofoundation.com

Suy Nghĩ Về Kiếp Người

Phật dạy rằng tất cả mọi người sống trên cuộc đời chỉ có một chữ là “Khổ”, không ai thoát được khổ, người giàu hay nghèo, già hay trẻ đều khổ, nói chung, suốt cuộc đời người là khổ. Nếu kiếp con người là khổ thì thử hỏi ai làm chúng ta khổ và ai giải quyết được nỗi khổ này. Nếu Thượng đế làm chúng ta khổ thì hãy tìm Thượng đế để ngài giải quyết. Nhưng theo Phật dạy chính ta làm khổ ta, như vậy ta phải tự tháo gỡ cái khổ cho mình.

Phật nói tất cả mọi người đều sợ khổ, nhưng họ luôn tạo nhân khổ; trong kiếp người, ai cũng muốn an lạc nhưng không bao giờ tạo nhân an lạc. Vì vậy, theo Phật, nếu tạo nhân an lạc, dù không muốn an lạc, ta cũng được an lạc; nhưng tạo nhân khổ thì chắc chắn khổ cũng đến với ta, không thể thoát. Trên bước đường tu hành, ý thức như vậy là nhận diện được cái lý của khổ để cắt bỏ lần lần cho đến đoạn tuyệt nỗi khổ. Đầu tiên, nhận ra cái khổ và nguyên nhân của khổ, nhưng đó chỉ mới là giới hạn nỗi khổ niềm đau từ sanh đến chết trong kiếp người hiện tại. Còn nguyên nhân xa là trước khi sanh, chúng ta đã tạo nhân gì ở kiếp quá khứ và do nguyên nhân nào mà tái sanh làm người trên cuộc đời này. Ở đây, chúng ta mới tìm cái nhân hiện tại và đoạn cái nhân hiện tại này là Tập đế và tu Đạo đế.

Con người không khổ, nhưng tự mình làm mình khổ. Nói như vậy đôi khi Phật tử thấy lạ, nhưng suy nghĩ kỹ sẽ nhận ra lời Phật dạy là đúng. Đức Phật dạy rằng nỗi khổ của con người phát xuất từ sự ham muốn, vì ham muốn không được nên khổ gọi là cầu bất đắc khổ. Vì vậy, Phật bảo chỉ cắt bỏ ham muốn, chúng ta sẽ hết khổ liền. Ham muốn cái gì? Tất cả mọi người trên cuộc đời này thường ham muốn tiền tài, địa vị, danh vọng là ba điều ham muốn căn bản nhất. Người có ham muốn như vậy thì dù địa vị cao tới đâu, hay tiền bạc có nhiều bao nhiêu cũng khổ. Cứ như vậy mà nỗi khổ tăng lên, không giảm được. Nếu cắt được ham muốn phần nào sẽ hết khổ phần đó. Như vậy, thấy cái quả thì sẽ biết được cái nhân gì mà mình đã làm. Thấy Phật được người cung kính, thử nghĩ xem Phật đã làm gì để được như vậy. Đức Phật cho biết Ngài đã trải qua vô số kiếp thực hiện những việc làm của Thánh La-hán, của Bích chi Phật, của Bồ-tát. Hoặc thấy người người kính trọng Bồ-tát Quan Âm, ta cũng muốn được như vậy. Phật dạy rằng tất yếu phải làm như Quan Âm mới được kính trọng, nếu không có việc làm nào giống ngài mà muốn hưởng quả tốt đẹp như ngài chỉ là nấu cát muốn thành cơm.

Trong kiếp quá khứ xa xưa, khi chưa gặp Phật, Quan Âm cũng phạm sai lầm là muốn người kính trọng và nghe lời. Được người kính trọng và nghe lời, điều này ai cũng muốn. Thí dụ làm thầy thì muốn học trò nghe lời, làm cha mẹ luôn muốn con cái vâng lời. Trước khi được Phật khai thị, Quan Âm có ham muốn quá lớn, muốn người theo ông làm đủ mọi việc, nên luôn thúc giục họ; nhưng họ không làm được thì ông đánh mắng và đuổi đi. Và xua đuổi người xung quanh đi hết, không còn ai, bấy giờ Quan Âm khổ cùng cực, mới thấy Phật. Chúng ta cũng vậy, khi nào sung sướng, chúng ta lo hưởng thụ, đến lúc rơi vào hoàn cảnh khổ, đọa địa ngục, chúng ta mới nghĩ đến Phật. Nói đến đây, tôi nhớ lại bốn mươi năm trước, có các sinh viên sợ bị đi quân dịch mới nhờ tôi lo cho họ sang Nhật học. Vì vậy, lúc đó, tôi bảo làm gì, họ đều nghe theo. Tôi bảo tụng kinh

Pháp hoa

, ăn chay, đi chùa thì họ nghe theo răm rắp. Sau đó họ hỏi con làm như vậy rồi, chừng nào được đi Nhật. Tôi bảo phải hết lòng tụng kinh, Phật sẽ độ. Các anh này ráng tụng kinh, lạy Phật nữa. Tôi mới nói với Hòa thượng Yoshimizu rằng các sinh viên sợ đi lính, nếu Hòa thượng bảo lãnh họ sang Nhật học, họ không bị đi lính là cứu được một người thoát chết. Ông mới bảo lãnh họ sang Nhật. Các sinh viên hết lòng tụng kinh, được qua Nhật, tháng đầu họ còn đi chùa, nhưng đến tháng thứ hai, không đi chùa nữa viện cớ là bận. Có thể thấy rõ trước cái chết, cái khổ, niềm tin chúng ta dễ sanh ra, nhưng cuộc sống hơi vui là quên Phật ngay. Những người không khổ mà đi chùa phải biết đó là người có căn lành

.

Phật dạy khi đọa địa ngục, phải phát tâm Bồ-đề để thoát khổ và khi ra khỏi địa ngục, phải nhớ đến nỗi khổ ở địa ngục mà tu hành để không rơi vào cảnh khổ đó nữa và khi được sống trong cảnh sung sướng cũng phải khéo tu, nếu không sẽ bị khổ. Nhìn kỹ cuộc đời thấy bức tranh này có đủ, Trí Giả đại sư gọi là thập giới hỗ cụ. Nghĩa là mở mắt huệ mới thấy được trong một con người hay trong xã hội có đủ thành phần là ma quỷ, hay Phật, Bồ-tát, chư Thiên. Nhìn kỹ thấy quỷ làm việc của quỷ, ma làm việc của ma, Bồ-tát làm việc của Bồ-tát. Thực tế cho thấy có người hiện hữu trên cuộc đời chỉ nghĩ việc duy nhất là hại người, nhưng có người chỉ nghĩ đến việc giúp đỡ người khác, cứu các loài khác. Nhìn vào bức tranh xã hội thấy tất cả người nghèo hay giàu, già hay trẻ đều khổ và ngược lại, thấy có người nghèo nhưng hạn chế được lòng tham, họ vẫn sống an lạc.

Người sống tri túc theo Phật, tức sống với phước của mình, với cái mình có, làm sao khổ. Một ngày không sử dụng quá năm mươi phần trăm số tiền mình kiếm được, sẽ không khổ. Riêng tôi, trong thời sinh viên, tôi nghèo nhất, nhưng không khổ, vì không tiêu xài quá số tiền tôi có là 50 USD một tháng. Không xài hết tiền, còn để dành giúp được người thì tôi có thêm một số người thương tôi. Chúng ta có tiền giúp người thoát khỏi cuộc sống khó khăn, họ sẽ nhớ ơn là chúng ta có bạn tốt, hay việc làm của Bồ-tát.

Đức Phật dạy Quan Âm nhận ra ý này, khi bạn bè, con cháu bỏ đi, ông không làm được gì mới nghĩ đến Phật. Bấy giờ Phật xuất hiện trước Quan Âm. Phật nói vì sai lầm, ông khổ, nay nhận ra sai lầm có thể sửa đổi kiếp người đau khổ thành kiếp người an lạc. Phật dạy Quan Âm, nhưng tôi nghĩ rằng Phật dạy tôi, nên tôi tự hạn chế ham muốn của mình. Hạn chế tối đa ham muốn, chúng ta sẽ được an lạc tối đa. Nâng ham muốn tối đa sẽ khổ tối đa.

  

Tuân theo lời Phật dạy, hạn chế ham muốn tối đa, sống tri túc là sống vừa đủ thì ta còn thặng dư mới giúp đỡ cho người cần. Giúp một người, chúng ta có thêm một người bạn, nghĩa là chúng ta có thêm hai cánh tay và hai con mắt để thấy được việc xung quanh. Trước đó, chúng ta không thấy, nhưng nay nhờ có thêm hai con mắt, nghĩa là nhờ bạn thấy, họ nói cho chúng ta biết. Điển hình cho ý này là vào năm 1963, khi Phật giáo tranh đấu chống Chính phủ Diệm, ông có kế hoạch Nước lũ, ra lệnh cắm trại và tấn công tất cả các chùa vào 12 giờ đêm. Lúc ấy, có người ở trong Tổng thống phủ nghe được tin này liền trốn ra ngoài và đến chùa Ấn Quang để báo cho Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo biết. Theo tôi, Phật giáo tranh đấu thành công năm 1963, một phần là nhờ được nhiều người thương, nhiều người hợp tác; vì ông Diệm muốn làm gì, Phật giáo đều biết trước là do các Phật tử làm việc trong Chính phủ báo cho biết.

  

  

Ở Ta-bà này, Bồ-tát Quan Âm làm được tất cả mọi việc công đức. Trước nhất, ngài có danh hiệu là Phật Viên Thông Thánh Tự Tại, nói đủ là nhĩ căn viên thông, tức ngài nghe được tiếng nói của chư Phật và nghe được những nỗi oan ức của chúng sanh, nên nói Quan Âm có hạnh lắng nghe, từ đó Quan Âm sử dụng lời Phật dạy để xóa bỏ nỗi khổ đau của chúng sanh. Ngày nay, nếu chúng ta làm theo Quan Âm, chúng ta cũng sẽ trở thành Quan Âm. Muốn vậy, chúng ta phải nghe được Phật âm và nghe chúng sanh, nghĩa là lấy an lạc xóa trừ khổ đau và áp dụng pháp an lạc, chắc chắn cuộc sống của ta sẽ được an lạc.

  

Điển hình ý này, Đức Phật giới thiệu thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà có điều đặc biệt là tập hợp những người trí thức và đạo đức. Chỗ nào có người trí thức thì chỗ đó sỏi đá cũng thành cơm, vì trí tuệ đóng vai trò rất quan trọng. Thật vậy, ngày nay nếu có kỹ sư hầm mỏ phát hiện được trong lòng đất có mỏ vàng, mỏ đồng, mỏ sắt, mỏ dầu, mỏ than, v.v… và khai thác được quặng mỏ này dễ dàng làm giàu cho đất nước. Khi Phật Di Đà về phương Tây lập nghiệp, ở mảnh đất mới này không có gì. Chúng ta tạm hình dung ra nước Mỹ ba trăm năm trước không là gì, nhưng ngày nay có rất nhiều người trí thức, tài năng làm việc, nên nước này trở thành cường quốc. Phật dạy chúng ta, nhưng nghiệm lại trong cuộc sống sẽ thấy rõ chỗ có người trí thức thì phát triển nhanh, người trí thức bỏ đi thì giàu trở thành nghèo.

  

Phật Di Đà xưa kia đến phương Tây hoang dã, Ngài tập hợp những người trí thức về đó. Ngài cho làm đường và trồng cây. Ngày nay chúng ta mới nhận ra cây xanh quan trọng cho sự trong lành của môi trường sống của con người. Ở thế giới Cực lạc có bảy hàng cây báu, bảy hàng lưới giăng, ngày nay gọi là hệ thống ra-đa phát ra âm thanh khiến cho người nghe phát tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Có thể nói Đức Phật Di Đà là một kiến trúc sư vĩ đại và chư vị Bồ-tát là những kỹ sư tài giỏi hợp tác với Ngài, tạo thành thế giới Cực lạc.

  

Ngoài ra, Đức Phật Di Đà cho đào ao thất bảo và rải vào đó vàng bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, mã não, trân châu… Chúng ta có cảm giác rằng Phật thiết kế ao thất bảo như một hồ tắm hiện đại, nước dơ được rút ra và đưa nước bát công đức vào khiến cho người tắm cảm thấy mát mẻ thư thái, không còn phiền não. Đặc biệt là ở trong ao đó, muốn nước tới bụng hay tới cổ thì liền được như vậy. Thoạt nghe điều này có vẻ trừu tượng, nhưng ngày nay trên thực tế, nếu ta xuống ao tắm cũng thấy như vậy, tức phía trên nước cạn và đi tiếp xuống nữa thì ao sẽ sâu hơn, nước sẽ dâng lên đến cổ hay qua khỏi đầu mình. Thiết nghĩ từ hàng ngàn năm trước, Đức Phật đã thiết kế cảnh giới trong lành có ao tắm hoàn toàn sạch sẽ với hệ thống nước lọc các tạp chất, mà ngày nay con người văn minh mới áp dụng được. Nghiên cứu thấy nghĩa sâu của kinh theo đó thế giới Cực lạc hoàn toàn an vui, vì đã được Đức Phật Di Đà kết hợp toàn những người trí thức và đạo đức.

  

Bồ-tát Quan Âm ở Ta-bà, vào địa phủ để cứu vớt chúng sanh, ngài không vãng sanh về Tịnh độ, nhưng Đức Phật Di Đà nói rằng Ngài sẽ giao Cực lạc cho Quan Âm làm Giáo chủ.

Tóm lại, bước theo dấu chân Phật, nếu cắt bỏ lòng tham và điều chỉnh cho đến hoàn thiện suy nghĩ, lời nói, việc làm của ta theo Phật, Bồ-tát, chắc chắn chúng ta sẽ có Niết-bàn, Cực lạc ngay trong cuộc sống này.

Suy Nghĩ Về Đức Tính Khiêm Tốn

Suy nghĩ về đức tính khiêm tốn – Bài làm 1

Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người. một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là lòng khiêm tốn, lòng khiêm tốn là đức tính đầu tiên con người cần phải có. Để hiểu rõ hơn về đức tính này ta cùng đi tìm hiểu về lòng khiêm tốn.

Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Trong công việc và trong cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đã đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những thành quả cao hơn nữa. Vì vậy, họ thường gặt hái được nhiều kết quả và thành công mĩ mãn.

Khiêm tốn là luôn có thái độ đánh giá đúng năng lực và khả năng của mình trong công việc và học tập. Không cho rằng bản thân giỏi, không tự kiêu, tự mãn cho rằng mình hơn người. Người khiêm tốn luôn nhã nhặn, nhún nhường, tiếp thu ý kiến của người khác, không cho rằng mình giỏi. Đối với thành công của mình thì người khiêm tốn luôn cho rằng đó là điều nhỏ nhoi, kém cỏi. Ý thức rằng luyện bản thân ngày càng hoàn thiện luôn được thể hiện ở người khiêm tốn.

Hồ Chí Minh ( 1890 -1969) Một trong những điểm đặc biệt của Hồ Chí Minh chính là sự giản dị, khiêm tốn, đã được cả thế giới ca ngợi và khâm phục. Mặc dù là Chủ tịch nước, là nguyên thủ của một quốc gia nhưng Bác Hồ lại có một cuộc sống hết sức giản dị. Nơi làm việc của Người chỉ là một ngôi nhà sàn đơn sơ với các đồ đạc đủ dùng ở mức tối thiểu và cần thiết nhất. Còn nơi ở chỉ là một ngôi nhà cũ được sửa chữa lại, vỏn vẹn chỉ có hai phòng một phòng đủ để kê một chiếc giường đơn và một phòng đủ để kê một chiếc bàn làm việc và một tủ sách nhỏ. Hàng ngày, Người thường dùng bữa với vài ba món ăn dân dã, đơn giản. Trang phục Người thường mặc nhất là bộ bà ba nâu, bộ ka ki vàng và đôi dép cao su… Sự giản dị của Người còn thể hiện ở trong từng lời nói luôn luôn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Nói về chủ nghĩa xã hội, Người nói một cách thật dễ hiểu là “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, ốm đau được chữa bệnh…”. Sự khiêm tốn cũng là một đức tính nổi bật của Bác Hồ. Là lãnh tụ nhưng Người khiêm tốn với tất cả mọi người, cả người già và người trẻ. Đối với những người giúp việc thường xuyên bên mình, Bác thường gọi hết sức thân mật và trân trọng là cô, chú như những người trong gia đình. Đối với các vị nhân sĩ, trí thức khi tiếp chuyện Bác luôn thưa gửi rất lễ độ và đúng mực.Khi Quốc hội đề nghị tặng Bác Huân chương cao quý nhất của Nhà nước là Huân chương Sao Vàng, Người khiêm tốn từ chối và nói: Miền Nam còn chưa được giải phóng, khi nào thống nhất đất nước xin Quốc hội ủy quyền cho đồng bào miền Nam được thay mặt Quốc hội trao tặng thì tôi xin nhận…

Suốt cả cuộc đời, Bác Hồ luôn là một tấm gương mẫu mực về sự giản dị, khiêm tốn, tiết kiệm. Điều quan trọng hơn, tư tưởng của Người không chỉ thể hiện bằng lời nói mà luôn đi đôi với việc làm. Ngay cả đến khi sắp đi vào cõi vĩnh hằng, trong Di chúc Người vẫn căn dặn lại “sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.

Cuộc đời như một cuộc đua, con người không thể không ngừng học hỏi và rèn luyện để hoàn thiện bản thân hơn. Sự hiểu biết của mình vẫn còn ít ỏi, chính vì thế mà mình không nên cho rằng mình giỏ. Đây là một đức tính quý giá ở con người, những người có đức tính khiêm tốn thường được mọi người yêu mến hơn là những người kiêu ngạo

Bên cạnh những con người khiêm tốn thì cũng có một số người tự kiêu, tự nhân mình giỏi, luôn khoe khoang bản thân, cho rằng mình giỏi. Hay có một số người lại khiêm tốn một cách thái quá khiêm tốn giả tạo để được mọi người quý mến. Hoặc thay vì sống khiêm tốn, nhiều người lại thích khoe khoang, tự cao tự đại về những gì họ có. Họ cho rằng việc chú trọng đến vật chất là cần thiết hay là lượng kiến thức của bản thân như thế là đủ. Tất cả những điều này đều khiến cho bản thân chủ quan, tự tin thái quá về chính mình. Từ đó, tự họ đã làm cho bản thân thụt lùi so với mọi người xung quanh.

Mỗi chúng ta cần phải thực hiện tính khiêm tốn từ những công việc, hành động nhỏ nhất. Học đức tính hòa nhã, không tham vọng, không cho thành công của mình là lớn lao, là vĩ đại, như vậy cuộc sống con người sẽ chan hòa hơn. Rèn luyện cho bản thân đức tính khiêm tốn là một cách để chúng ta tiến gần đến thành công hơn.

Suy nghĩ về đức tính khiêm tốn – Bài làm 2

Trong xã hội hiện đại, để thành công, chúng ta cần trang bị cho bản thân đức tính khiêm tốn bởi vì khi có nó, ta sẽ có những nhìn nhận đúng mực về bản thân. Từ đó, chúng ta sẽ gặt hái được nhiều thành quả tốt hơn trong cuộc sống.

Lòng khiêm tốn thật sự rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi con người. Đó là thái độ không tự đề cao mình. Đánh giá đúng bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm tốn là những người luôn hòa nhã nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn là nới. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi khuyết điểm, học tập những cái hay, cái tốt để hoàn thiện bản thân. Họ cũng không bao giờ khoe khoang những thứ mình đạt được. Bác Hồ là tấm gương sáng cho lòng khiêm tốn. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một cuộc sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị của một chủ tịch nước, Bác vẫn ở nhà sàn, cùng với những vật dụng giản dị và những món ăn đơn sơ. Khiêm nhường là một đức tính cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả. Tất cả những việc chúng ta cần làm là học tật không ngừng ở người khác. Khiêm tốn đó dường như chỉ là một giọt nước giữa đại dương bao la mà thôi, khiêm tốn sẽ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và mở rộng hiểu biết của mình, khiêm tốn là thái độ cần có của mỗi chúng ta, bất kể là ai, làm chức vụ gì, tài giỏi thế nào thì đức tính đó sẽ làm chúng ta có thiện cảm với mọi người, và được mọi người yêu quý ta cũng như sẽ có những mối quan hệ gần gũi và thân thiết.

Tuy nhiên, nếu không có khiêm tốn, con người sẽ luôn ngủ trên vinh quang không tự mình vươn lên, không tự mình tiến bộ sẽ bị tụt hậu bị mọi người xung quanh căm ghét vì quá kiêu ngạo. Vậy mà vẫn có những người khác, cho mình là số một. Còn một số người khác thì rụt rè, tự ti, xem nhẹ giá trị bản thân mình. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc. Từ đó dẫn đến những hậu quả rất lớn và kiến thức bị thu hẹp, gây mất đoàn kết. Ta cũng cần thấy rằng khiêm tốn không phải là tự ti, hạ thấp hay nâng cao bản thân, rụt rè và không đánh giá đúng năng lực của bản thân vì thế ta cần phải rút kinh nghiệm và tránh mắc phải những điều đó.

Tóm lại, khiêm tốn là đức tính góp phần nâng cao giá trị con người. Bản thân tôi cũng phải tự rèn luyện bản thân cho mình đức tính khiêm tốn để phát triển bản thân cũng như góp phần phát triển xã hội và đất nước.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn Suy nghĩ về đức tính khiêm tốn hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn Suy nghĩ về đức tính khiêm tốn thật hay và đạt được kết quả cao.

Nêu Suy Nghĩ Của Em Về Tài Và Đức

Bài làm

Bác Hồ kính yêu, vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của đân tộc ta đã có một châm ngôn sống vô cùng chân lý ” Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” để có thể thấy rằng mối quan hệ tài đức là vô cùng quan trọng. Để trở thành công dân có ích đòi hỏi cần có sự tổng hòa của nhiều yếu tố, trong số đó có sự kết hợp của cả tài và đức.

Tài là trình độ, năng lực, khả năng sang tạo cũng như nắm bắt tình huống giỏi và biết cách xử lý khéo. Tuy nhiên tài năng không chỉ là năng khiếu bẩm sinh, nó còn là kết hợp của nhiều yếu tố năng khiếu, sự cần cù trọng học tập, sự rèn luyện chăm chỉ trong cuộc sống và lao động. Tài biểu hiện cả trong lao động trí óc, lao động chân tay và và các ngành nghệ thuật.

Đức là phẩm chất và nhân cách của con người. Đức là kết quả của nhiều yếu tố: bản chất, môi trường sinh sống, môi trường học tập, sự dạy dỗ, hướng phát triển từ gia đình, nhà trường, xã hội. Và đặc biệt là sự tự tu dưỡng bản thân. Đức biểu hiện trong suy nghĩ, lời nói, hành động của con người và trở thành một lẽ sống đẹp.

Tài và đức thể hiện vẻ đẹp nhân cách con người, cũng là hai yếu tố cơ bản làm nên thành công của một con người.

Người có đức có thể hiểu chung là người có tâm lòng thiên lương trong sáng, luôn nghĩ cho người khác, luôn giúp đỡ người khác, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Những người như vậy sẽ luôn hướng đến những điều tốt đẹp cho cộng đồng. Đức giúp con người sống tốt, có lí tưởng cao cả, có lẽ sống cao đẹp, là sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua khó khăn. Phẩm chất đạo đức giúp mối quan hệ giữa người và người tốt đẹp hơn, cuộc sống có chất lượng hơn.

Những người tài đức vẹn toàn thật sự là những người có phẩm chất tốt đẹp và có nhiều đóng góp hữu ích cho xã hội. Bác Hồ, đại tướng Võ Nguyên Giáp là những tấm gương sáng điển hình về tài và đức giúp nhân dân Việt Nam ta giành lại quyền độc lập qua bao nhiêu gian khổ. Nhà nông học Lương Định Của cũng là một tấm gương như thế. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã gắn bó với người nông dân và đã có nhiều cống hiến và đóng góp cho ngành công nghiệp nước nhà, nghiên cứu và lai tạo được nhiều giống cây trồng có năng suất cao.

Tài và đức có mối quan hệ khăng khít với nhau. Tài là kỹ năng, đức là phẩm chất. Rèn luyện được tài và đức là điều kiện cần và đủ cho lý tưởng phấn đấu vì một xã hội tốt đẹo hơn. Đặc biệt, cần có sự dung hòa giữa hai yếu tối này vì có tài mà không có đức sẽ dễ dẫn đến sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, thiếu sự phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện bản thân. Người có tài mà không biết đem tài để phục vụ nhân dân, làm giàu đất nước, tài mà chỉ biết thu vén cho lợi ích cá nhân thì cái tài đó hoàn toàn vô ích. Người có tài mà vô đạo đức thậm chí sẽ gây ra nhiều tác hại xấu cho bản than và cộng đồng khi họ tài năng, thong minh và có thể giải quyết được mọi chuyện một cách dễ dàng. Ví dụ như những những lãnh đạo cấp cao trong bộ máy quản lý nhà nước hoặc doanh nghiệp rất có tài nhưng lại tham ô tư lợi thì cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến công việc chung, ảnh hưởng xấu cho cộng đồng.

Người có đức thường được mọi người kính mến, quý trọng, nhưng có đức mà không có tài thường khó thực hiện được chức trách, khó hoàn thành nhiệm vụ, kết quả đạt được nhiều khi không được như mong đợi, ví dụ như cán bộ có tư chất đạo đức tốt nhưng lại kém năng lực trong cách nắm bắt, xử trí công việc hay không hiểu thấu đáo am tường nghiệp vụ chuyên môn thì sẽ kéo theo sự thụt lùi trong cơ cấu chung mà anh ta quản lý.

Như vậy có thể thấy được con người nếu thiếu một trong hai giá trị trên đều là người không trọn vẹn. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến.

Cách nói giản dị và cụ thể trong lời khuyên của Bác giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của đức và tài trong quá trình hoàn thiện phẩm chất, nhân cách của một con người. Trong hai yếu tố ấy thì “đức” là gốc, là yếu tố quan trọng hàng đầu. “Tài” là biểu hiện cụ thể của “đức”, không có khái niệm đạo đức chung chung, tách rời hiệu quả việc làm. Giá trị của một con người là những đóng góp hữu ích cho cộng đồng. Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa tài và đức, bản thân mỗi chúng ta phải biết trau dồi, rèn luyện bản thân cả về trình độ, năng lực và phẩm chất để thật sự trở thành người lao động toàn diện, có ích cho đất nước.

Có quyết tâm phấn đấu, rèn luyện bản thân trở thành người thật sự có tài, có đức góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Theo chúng tôi

Lời Phật Dạy Khi Suy Nghĩ Về Kiếp Người

Cùng tìm hiểu về cũng như suy nghĩ của Đức Phật về kiếp người!

Khi Đức Phật dạy rằng con người sanh, già, bệnh, chết là khổ thì gần như ai cũng nhàm chán sống, tức sống để chịu khổ rồi chết. Từ đó, người theo Phật tu hành, xuất gia, bỏ nhà cửa, sự nghiệp và quyến thuộc để sống phạm hạnh. Như vậy, người xuất gia hầu như đã cắt bỏ hết cuộc sống bình thường, nhưng còn thân này thì họ còn phải ăn uống ngủ nghỉ. Tuy nhiên, người tu cắt bớt việc ăn uống ngủ nghỉ để không bị lệ thuộc bốn thứ này thì được giải thoát. Đó là pháp đầu tiên mà Phật dạy cho con người. Thật vậy, trong kinh Pháp hoa, Đức Phật nói rằng Ta vì những người nhàm chán sanh, già, bệnh, chết mới nói pháp Niết-bàn và chỉ dạy con đường đưa đến Niết-bàn là pháp đầu tiên gọi là Tứ Thánh đế, tức bốn chân lý không thay đổi.

Từ bốn chân lý này mở ra cho chúng ta cuộc sống có ý nghĩa là Đức Phật vẽ ra hai con đường sống là cuộc sống khổ đau và cuộc sống an lạc, hay kiếp người khổ đau và kiếp người an lạc. Nếu chọn con đường đi lên là thiên đường hay Niết-bàn, chọn con đường đi xuống là địa ngục. Và Đức Phật dạy rằng kiếp sống khổ hay vui cũng do ta tạo nên, đó là tư tưởng mới nảy sanh trái ngược với tư tưởng cổ của Ấn Độ thời bấy giờ chủ trương con người khổ hay vui đều do Thượng đế quyết định, Thượng đế ban vui, hay hành hạ con người khổ là toàn quyền của ngài. Nhưng Đức Phật dạy rằng con người quyết định vận mạng của mình, Ngài phủ nhận quyền sinh sát của Thượng đế và dạy rằng chúng ta không nên giao vận mạng của mình cho người mà mình không biết gọi là Thượng đế.

Đức Phật hỏi người Bà-la-môn rằng ông có biết hay thấy Thượng đế hay không. Ông ta trả lời không thấy cũng không biết Thượng đế. Phật hỏi như vậy tại sao ông tin Thượng đế. Ông nói tại vì cha của con, ông của con, tổ tiên của con nói có Thượng đế. Bấy giờ Phật dạy rằng đừng tin những gì được nhiều người trước ta tin. Muốn tin phải kiểm chứng, coi điều ta tin có hợp lý hay không, nếu không hợp lý, ta không tin. Nếu thấy hợp lý rồi còn phải kiểm chứng trong cuộc sống và thấy kết quả không đúng cũng gạt bỏ. Không phải nghe rồi tin, không phải người xưa dạy rồi ta theo.

Trên bước đường giáo hóa độ sanh, có lần Phật gặp người theo ngoại đạo nói rằng cha của ông dạy mỗi sáng phải lạy sáu phương, nên ông theo truyền thống này mà lạy. Phật mới bảo rằng không nên tin theo truyền thống, nhưng làm phải suy nghĩ truyền thống này có từ bao giờ và có lợi ích nào. Vì vậy, khi lễ bái sáu phương, lạy phương Đông phải nghĩ gì, lạy phương Tây nghĩ thế nào. Phật nói rằng những gì người xưa để lại, chúng ta phải kiểm chứng và ngay như lời Phật dạy, cũng phải kiểm chứng trong cuộc sống của chúng ta để ứng dụng cho đúng.

Phật dạy rằng tất cả mọi người sống trên cuộc đời chỉ có một chữ là “Khổ”, không ai thoát được khổ, người giàu hay nghèo, già hay trẻ đều khổ, nói chung, suốt cuộc đời người là khổ. Nếu kiếp con người là khổ thì thử hỏi ai làm chúng ta khổ và ai giải quyết được nỗi khổ này. Nếu Thượng đế làm chúng ta khổ thì hãy tìm Thượng đế để ngài giải quyết. Nhưng theo Phật dạy chính ta làm khổ ta, như vậy ta phải tự tháo gỡ cái khổ cho mình.

Phật nói tất cả mọi người đều sợ khổ, nhưng họ luôn tạo nhân khổ; trong kiếp người, ai cũng muốn an lạc nhưng không bao giờ tạo nhân an lạc. Vì vậy, theo Phật, nếu tạo nhân an lạc, dù không muốn an lạc, ta cũng được an lạc; nhưng tạo nhân khổ thì chắc chắn khổ cũng đến với ta, không thể thoát. Trên bước đường tu hành, ý thức như vậy là nhận diện được cái lý của khổ để cắt bỏ lần lần cho đến đoạn tuyệt nỗi khổ. Đầu tiên, nhận ra cái khổ và nguyên nhân của khổ, nhưng đó chỉ mới là giới hạn nỗi khổ niềm đau từ sanh đến chết trong kiếp người hiện tại. Còn nguyên nhân xa là trước khi sanh, chúng ta đã tạo nhân gì ở kiếp quá khứ và do nguyên nhân nào mà tái sanh làm người trên cuộc đời này. Ở đây, chúng ta mới tìm cái nhân hiện tại và đoạn cái nhân hiện tại này là Tập đế và tu Đạo đế.

Con người không khổ, nhưng tự mình làm mình khổ. Nói như vậy đôi khi Phật tử thấy lạ, nhưng suy nghĩ kỹ sẽ nhận ra lời Phật dạy là đúng. Đức Phật dạy rằng nỗi khổ của con người phát xuất từ sự ham muốn, vì ham muốn không được nên khổ gọi là cầu bất đắc khổ. Vì vậy, Phật bảo chỉ cắt bỏ ham muốn, chúng ta sẽ hết khổ liền. Ham muốn cái gì? Tất cả mọi người trên cuộc đời này thường ham muốn tiền tài, địa vị, danh vọng là ba điều ham muốn căn bản nhất. Người có ham muốn như vậy thì dù địa vị cao tới đâu, hay tiền bạc có nhiều bao nhiêu cũng khổ. Cứ như vậy mà nỗi khổ tăng lên, không giảm được. Nếu cắt được ham muốn phần nào sẽ hết khổ phần đó. Như vậy, thấy cái quả thì sẽ biết được cái nhân gì mà mình đã làm. Thấy Phật được người cung kính, thử nghĩ xem Phật đã làm gì để được như vậy. Đức Phật cho biết Ngài đã trải qua vô số kiếp thực hiện những việc làm của Thánh La-hán, của Bích chi Phật, của Bồ-tát. Hoặc thấy người người kính trọng Bồ-tát Quan Âm, ta cũng muốn được như vậy. Phật dạy rằng tất yếu phải làm như Quan Âm mới được kính trọng, nếu không có việc làm nào giống ngài mà muốn hưởng quả tốt đẹp như ngài chỉ là nấu cát muốn thành cơm.

Trong kiếp quá khứ xa xưa, khi chưa gặp Phật, Quan Âm cũng phạm sai lầm là muốn người kính trọng và nghe lời. Được người kính trọng và nghe lời, điều này ai cũng muốn. Thí dụ làm thầy thì muốn học trò nghe lời, làm cha mẹ luôn muốn con cái vâng lời. Trước khi được Phật khai thị, Quan Âm có ham muốn quá lớn, muốn người theo ông làm đủ mọi việc, nên luôn thúc giục họ; nhưng họ không làm được thì ông đánh mắng và đuổi đi. Và xua đuổi người xung quanh đi hết, không còn ai, bấy giờ Quan Âm khổ cùng cực, mới thấy Phật. Chúng ta cũng vậy, khi nào sung sướng, chúng ta lo hưởng thụ, đến lúc rơi vào hoàn cảnh khổ, đọa địa ngục, chúng ta mới nghĩ đến Phật. Nói đến đây, tôi nhớ lại bốn mươi năm trước, có các sinh viên sợ bị đi quân dịch mới nhờ tôi lo cho họ sang Nhật học. Vì vậy, lúc đó, tôi bảo làm gì, họ đều nghe theo. Tôi bảo tụng kinh Pháp hoa, ăn chay, đi chùa thì họ nghe theo răm rắp. Sau đó họ hỏi con làm như vậy rồi, chừng nào được đi Nhật. Tôi bảo phải hết lòng tụng kinh, Phật sẽ độ. Các anh này ráng tụng kinh, lạy Phật nữa. Tôi mới nói với Hòa thượng Yoshimizu rằng các sinh viên sợ đi lính, nếu Hòa thượng bảo lãnh họ sang Nhật học, họ không bị đi lính là cứu được một người thoát chết. Ông mới bảo lãnh họ sang Nhật. Các sinh viên hết lòng tụng kinh, được qua Nhật, tháng đầu họ còn đi chùa, nhưng đến tháng thứ hai, không đi chùa nữa viện cớ là bận. Có thể thấy rõ trước cái chết, cái khổ, niềm tin chúng ta dễ sanh ra, nhưng cuộc sống hơi vui là quên Phật ngay. Những người không khổ mà đi chùa phải biết đó là người có căn lành.

Phật dạy khi đọa địa ngục, phải phát tâm Bồ-đề để thoát khổ và khi ra khỏi địa ngục, phải nhớ đến nỗi khổ ở địa ngục mà tu hành để không rơi vào cảnh khổ đó nữa và khi được sống trong cảnh sung sướng cũng phải khéo tu, nếu không sẽ bị khổ. Nhìn kỹ cuộc đời thấy bức tranh này có đủ, Trí Giả đại sư gọi là thập giới hỗ cụ. Nghĩa là mở mắt huệ mới thấy được trong một con người hay trong xã hội có đủ thành phần là ma quỷ, hay Phật, Bồ-tát, chư Thiên. Nhìn kỹ thấy quỷ làm việc của quỷ, ma làm việc của ma, Bồ-tát làm việc của Bồ-tát. Thực tế cho thấy có người hiện hữu trên cuộc đời chỉ nghĩ việc duy nhất là hại người, nhưng có người chỉ nghĩ đến việc giúp đỡ người khác, cứu các loài khác. Nhìn vào bức tranh xã hội thấy tất cả người nghèo hay giàu, già hay trẻ đều khổ và ngược lại, thấy có người nghèo nhưng hạn chế được lòng tham, họ vẫn sống an lạc.

Người sống tri túc theo Phật, tức sống với phước của mình, với cái mình có, làm sao khổ. Một ngày không sử dụng quá năm mươi phần trăm số tiền mình kiếm được, sẽ không khổ. Riêng tôi, trong thời sinh viên, tôi nghèo nhất, nhưng không khổ, vì không tiêu xài quá số tiền tôi có là 50 USD một tháng. Không xài hết tiền, còn để dành giúp được người thì tôi có thêm một số người thương tôi. Chúng ta có tiền giúp người thoát khỏi cuộc sống khó khăn, họ sẽ nhớ ơn là chúng ta có bạn tốt, hay việc làm của Bồ-tát.

Đức Phật dạy Quan Âm nhận ra ý này, khi bạn bè, con cháu bỏ đi, ông không làm được gì mới nghĩ đến Phật. Bấy giờ Phật xuất hiện trước Quan Âm. Phật nói vì sai lầm, ông khổ, nay nhận ra sai lầm có thể sửa đổi kiếp người đau khổ thành kiếp người an lạc. Phật dạy Quan Âm, nhưng tôi nghĩ rằng Phật dạy tôi, nên tôi tự hạn chế ham muốn của mình. Hạn chế tối đa ham muốn, chúng ta sẽ được an lạc tối đa. Nâng ham muốn tối đa sẽ khổ tối đa.

Tuân theo lời Phật dạy, hạn chế ham muốn tối đa, sống tri túc là sống vừa đủ thì ta còn thặng dư mới giúp đỡ cho người cần. Giúp một người, chúng ta có thêm một người bạn, nghĩa là chúng ta có thêm hai cánh tay và hai con mắt để thấy được việc xung quanh. Trước đó, chúng ta không thấy, nhưng nay nhờ có thêm hai con mắt, nghĩa là nhờ bạn thấy, họ nói cho chúng ta biết. Điển hình cho ý này là vào năm 1963, khi Phật giáo tranh đấu chống Chính phủ Diệm, ông có kế hoạch Nước lũ, ra lệnh cắm trại và tấn công tất cả các chùa vào 12 giờ đêm. Lúc ấy, có người ở trong Tổng thống phủ nghe được tin này liền trốn ra ngoài và đến chùa Ấn Quang để báo cho Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo biết. Theo tôi, Phật giáo tranh đấu thành công năm 1963, một phần là nhờ được nhiều người thương, nhiều người hợp tác; vì ông Diệm muốn làm gì, Phật giáo đều biết trước là do các Phật tử làm việc trong Chính phủ báo cho biết.

Ở Ta-bà này, Bồ-tát Quan Âm làm được tất cả mọi việc công đức. Trước nhất, ngài có danh hiệu là Phật Viên Thông Thánh Tự Tại, nói đủ là nhĩ căn viên thông, tức ngài nghe được tiếng nói của chư Phật và nghe được những nỗi oan ức của chúng sanh, nên nói Quan Âm có hạnh lắng nghe, từ đó Quan Âm sử dụng lời Phật dạy để xóa bỏ nỗi khổ đau của chúng sanh. Ngày nay, nếu chúng ta làm theo Quan Âm, chúng ta cũng sẽ trở thành Quan Âm. Muốn vậy, chúng ta phải nghe được Phật âm và nghe chúng sanh, nghĩa là lấy an lạc xóa trừ khổ đau và áp dụng pháp an lạc, chắc chắn cuộc sống của ta sẽ được an lạc.

Điển hình ý này, Đức Phật giới thiệu thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà có điều đặc biệt là tập hợp những người trí thức và đạo đức. Chỗ nào có người trí thức thì chỗ đó sỏi đá cũng thành cơm, vì trí tuệ đóng vai trò rất quan trọng. Thật vậy, ngày nay nếu có kỹ sư hầm mỏ phát hiện được trong lòng đất có mỏ vàng, mỏ đồng, mỏ sắt, mỏ dầu, mỏ than, v.v… Và khai thác được quặng mỏ này dễ dàng làm giàu cho đất nước. Khi Phật Di Đà về phương Tây lập nghiệp, ở mảnh đất mới này không có gì. Chúng ta tạm hình dung ra nước Mỹ ba trăm năm trước không là gì, nhưng ngày nay có rất nhiều người trí thức, tài năng làm việc, nên nước này trở thành cường quốc. Phật dạy chúng ta, nhưng nghiệm lại trong cuộc sống sẽ thấy rõ chỗ có người trí thức thì phát triển nhanh, người trí thức bỏ đi thì giàu trở thành nghèo.

Phật Di Đà xưa kia đến phương Tây hoang dã, Ngài tập hợp những người trí thức về đó. Ngài cho làm đường và trồng cây. Ngày nay chúng ta mới nhận ra cây xanh quan trọng cho sự trong lành của môi trường sống của con người. Ở thế giới Cực lạc có bảy hàng cây báu, bảy hàng lưới giăng, ngày nay gọi là hệ thống ra-đa phát ra âm thanh khiến cho người nghe phát tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Có thể nói Đức Phật Di Đà là một kiến trúc sư vĩ đại và chư vị Bồ-tát là những kỹ sư tài giỏi hợp tác với Ngài, tạo thành thế giới Cực lạc.

Ngoài ra, Đức Phật Di Đà cho đào ao thất bảo và rải vào đó vàng bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, mã não, trân châu… Chúng ta có cảm giác rằng Phật thiết kế ao thất bảo như một hồ tắm hiện đại, nước dơ được rút ra và đưa nước bát công đức vào khiến cho người tắm cảm thấy mát mẻ thư thái, không còn phiền não. Đặc biệt là ở trong ao đó, muốn nước tới bụng hay tới cổ thì liền được như vậy. Thoạt nghe điều này có vẻ trừu tượng, nhưng ngày nay trên thực tế, nếu ta xuống ao tắm cũng thấy như vậy, tức phía trên nước cạn và đi tiếp xuống nữa thì ao sẽ sâu hơn, nước sẽ dâng lên đến cổ hay qua khỏi đầu mình. Thiết nghĩ từ hàng ngàn năm trước, Đức Phật đã thiết kế cảnh giới trong lành có ao tắm hoàn toàn sạch sẽ với hệ thống nước lọc các tạp chất, mà ngày nay con người văn minh mới áp dụng được. Nghiên cứu thấy nghĩa sâu của kinh theo đó thế giới Cực lạc hoàn toàn an vui, vì đã được Đức Phật Di Đà kết hợp toàn những người trí thức và đạo đức.

Bồ-tát Quan Âm ở Ta-bà, vào địa phủ để cứu vớt chúng sanh, ngài không vãng sanh về Tịnh độ, nhưng Đức Phật Di Đà nói rằng Ngài sẽ giao Cực lạc cho Quan Âm làm Giáo chủ.

Tóm lại, bước theo dấu chân Phật, nếu cắt bỏ lòng tham và điều chỉnh cho đến hoàn thiện suy nghĩ, lời nói, việc làm của ta theo Phật, Bồ-tát, chắc chắn chúng ta sẽ có Niết-bàn, Cực lạc ngay trong cuộc sống này.