Top 11 # Xem Nhiều Nhất Stt Buồn Làm Sao Buông Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Altimofoundation.com

Buồn Làm Sao Buông Của Anh Khang Là Nỗi Buồn Của Thanh Xuân

Tiếp nối thành công của hai đứa con tinh thần đầu tiên là Ngày trôi về phía cũ và Đường hai ngả người thương thành lạ, cây bút trẻ Anh Khang tiếp tục cho ra mắt đứa con thứ ba vào năm 2014: . Theo tờ báo chúng tôi của tác giả Anh Khang xếp đầu bảng sách bán chạy tại Hội sách 2014, đứng trên cả tác giả Nguyễn Nhật Ánh, Dan Brown. 5 năm đã trôi qua nhưng chắc chắn một điều là khi nào chúng ta còn mang trong lòng những nỗi buồn không thể gọi tên thì lúc ấy chúng ta còn tìm đọc Buồn làm sao buông!

Đôi điều về tác giả Anh Khang

Tên đầy đủ là Quách Lê Anh Khang sinh ngày 11/8/1987.

Cử nhân khoa Báo chí và Truyền thông – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh.

Từng là học sinh chuyên Văn của trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong Tp. Hồ Chí Minh.

Các thành tích nổi bật như Huy chương vàng Olympics Truyền thống 30/4, Thủ khoa kỳ thi Học sinh Giỏi Thành phố, Giải III Học sinh Giỏi Quốc gia và được tuyển thẳng vào Đại Học Khoa học Xã hội & Nhân Văn.

Thời sinh viên, Anh Khang đã có kinh nghiệm làm người dẫn chương trình nên về sau anh không chỉ công tác trong lĩnh vực PR – Marketing, thỉnh thoảng anh còn lấn sân sang vai trò MC cũng như sáng tác nhạc.

Các tác phẩm đã/sắp phát hành

Những năm tháng đó có tôi yêu người

Người xưa đã quên ngày xưa

Trời vẫn còn xanh em vẫn còn anh

Thương mấy cũng là người dưng

Đường hai ngả người thương thành lạ

Ngày trôi về phía cũ

Buồn làm sao buông

Buồn làm sao buông sẽ phù hợp với những ai?

Nhiều người thường có lối suy nghĩ rằng những tác phẩm dành cho teen, của những cây bút trẻ mới nổi rất khó để tìm ra những triết lí sâu xa so với văn học kinh điển. Mà Anh Khang là một trong những tác giả sáng tác dòng văn học này và luôn đứng trong top tác giả có sách bán chạy nhất. Nhưng không phải tự nhiên mà một quyển sách không có gì đặc biệt lại có thể trở thành Best seller. Nhiều người thường mặc định rằng đọc sách là để có tri thức. Những quyển sách mang tầm kiến thức thời đại mới là những quyển sách đáng đọc. Nhưng đôi khi, đọc sách là để làm mới lại tâm hồn đã cằn cõi bấy lâu nay!

Buồn làm sao buông sẽ phù hợp với những ai: thích sách có bìa đẹp, chọn sách đẹp để làm quà tặng, đang trong tâm trạng không biết nên đọc cái gì, những người ngây thơ, có một chút mộng mơ cảm xúc nào đó về tình yêu.

Cái buồn trong Buồn làm sao buông là nỗi buồn của thanh xuân

“Cảm ơn người vì đã không yêu ta, để ta dành dụm đủ đầy yêu thương cho một người đến sau xứng đáng. Và người ấy,chắc hẳn cũng sẽ cảm ơn người vì đã bỏ lại ta giữa cơn mưa sũng nước, để người ấy kịp đến và cùng ta đi qua trọn vẹn những ngày bão giông nhưng chắc chắn sẽ có cầu vồng…”(Trích sách)

Khác với những quyển sách trước đây tôi đọc về hoàn cảnh tiếp nhận. Đây không phải là quyển sách tôi đích thân chọn mua tại nhà sách hay bất cứ trang bán hàng điện tử nào. Đây là món quà tôi nhận được từ cô bạn thân. Thời gian đó tôi đang say nắng một người và bắt đầu có những nỗi buồn đầu tiên. Nên là ngay khi nhìn thấy tựa đề quyển sách, tôi liền bị thu hút! Tôi tự hỏi: thật sự có cách buông bỏ nỗi buồn sao hay đây là một lời cảm thán: sẽ chẳng có cách gì mà bỏ nỗi buồn đâu?

Lúc bắt đầu đọc những dòng đầu tiên, có lúc tôi muốn bỏ không đọc nữa. Lí do là vì nỗi buồn của tác giả còn buồn hơn cả nỗi buồn tôi đang mang. Bạn hiểu ý tôi không? Đơn giản là khi bạn buồn, nghe con bạn thân cảu bạn than thở một chuyện buồn hơn thì than ôi, cả ngày sẽ chẳng muốn làm gì mất? Những nỗi buồn trong sacsg là những nỗi buồn không tên. Và thú thật, dù ít hay nhiều bản thân lúc đó cũng trải qua ít nhiều. Đến bây giờ khi đã trưởng thành hơn, đọc lại quyển sách như một dạng không dám đối mặt với những nỗi buồn của thanh xuân!

Anh đã viết: “Thế nên đừng trách tôi bi quan hay tiêu cực khi cứ cổ súy nỗi buồn. Vì chẳng có cách nào đương đầu và vượt qua tâm trạng tồi tệ ấy hiệu quả bằng việc cứ đối diện và đi xuyên qua nó […] Bởi vậy, cứ buồn, để mau chóng nếm trải hết cùng cực nỗi chán chường thất vọng, để nhận ra mình còn một chặng đường dài của rất nhiều cảm xúc khác đang chờ trải qua”.

Bạn biết không, cuộc sống hiện tại của tôi rất tốt. Có người để yêu thương, có người để nhớ, có việc để làm. Không phải khi con người ta bế tắc mới bắt đầu đi tìm chân lý. Không phải khi con người ta buồn thì mới tìm sách buồn để đọc. Đọc quyển sách này trong tâm trạng rất tốt làm tôi chuyển sang cảm giác bồn chồn lo sợ. Sợ một ngày mình sẽ đánh mất những điều tốt đẹp. Tôi nghĩ, thời đại bây giờ, người ta mãi đi tìm những điều hạnh phúc lớn lao mà đôi khi chẳng màng đến hiện tại mình đã có được những gì. Hạnh phúc không cần cầu kì, chỉ cần giản dị, không cần to lớn, chỉ cần vừa đủ.

Đến tận bây giờ thì chắc cũng có dăm ba người gọi là “người dưng thân thương” bước ngang đời tôi và để lại những nỗi buồn riêng biệt. Nỗi buồn thì còn đó, chỉ cần có cơ hội là lại trỗi dậy. Nhưng có một bài học tôi rút ra được từ những nỗi buồn quá khứ ấy chính là biết trân trọng hiện tại. Tuổi hai mươi nào đã là cuộc đời, mới chỉ là một phần ba thôi mà!

Những điều không thuộc về mình, không là của mình thì có gượng ép cũng chẳng làm được gì. Những điều không đáng xuất hiện trong cuộc sống của mình thì cứ mặc kệ đi, hồn nhiên mà tận hưởng những điều tốt đẹp khác. Có thể buồn, buồn thật nhiều, có thể đau khổ , đau khổ đến cùng cực những nhất định phải biết yêu thương cuộc sống mình

Buồn làm sao buông không phải đem nỗi buồn của tác giả lây lan cho đọc giả. Mà là giúp đọc giả nhìn cái buồn của người mà thấu nỗi buồn của mình từ đó biết yêu thương và trân trọng cuộc sống của mình nhiều hơn.

Chuyên gia nói gì về Buồn làm sao buông và dòng sách teen nói chung

Các đoạn trích hay

Bởi vì cho dù yêu nhau đến cùng hay

đành đoạn bỏ đi, thì cái cảm giác sau khi trải qua

một mối tình không hề dễ chịu.

Ngơ ngác nhất là khi tất cả yêu thương cuối cùng khép lại với kết cục “Chẳng-để-làm-gì”…

Anh biết em đi hay ở, cũng chẳng để làm gì!

Em biết anh nhớ hay quên, cũng chẳng để làm gì!

Và nếu chúng ta có thể trở lại như ngày xưa chăng nữa, cũng chẳng để làm gì.

Lửa cháy tàn tro, rượu cạn men nhạt, mọi thứ đã làm tròn phận sự của nó. Duy chỉ có hai đứa vẫn cứ lấp lửng giữa ngọt-đắng, dùng dằng giữa níu-buông mà chẳng bao giờ thấy đâu là cuối đường để biết được sự cố chấp này liệu có nguyên do? Hay tất cả chỉ là hoài phí, chẳng-để-làm gì…

Thật ra là tự em đa tình, chứ vốn dĩ, tình cảm này ngay từ khi bắt đầu đã biết sẵn chỉ là tự mình huyễn hoặc bọc đường cho những đắng đót đơn phương.

Thật ra là tự anh vô tâm, chứ vốn dĩ, những lời nói ấy chỉ có thể dành riêng cho một người rất mực yêu thương, cớ sao cứ thản nhiên bông đùa với những người dưng khác.

Thật ra, vạn vật dù vô tri hay hữu tình đều đã định sẵn một lý do cho sự tồn tại “để làm gì” của chúng. Chỉ riêng anh và em, đến bao giờ chúng ta mới ngộ ra rằng thứ tình cảm này vốn dĩ chẳng-để-làm-gì.

Vô nghĩa và hoang phí cảm xúc đến thế mà vẫn cháy đến kiệt cùng như lửa đã bén cồn, chỉ có thể bùng lên đến khi tro tàn mà chẳng-thể-làm-gì.

Ừ thì, biết là chẳng-ĐỂ-làm-gì, nhưng cũng chẳng-THỂ-làm-gì khác hơn ngoài việc đau đến sau cuối…

Bởi thế mới thấy, muốn hủy hoại một đứa con nít, hãy cứ chăm bẵm nuông chiều. Còn muốn hủy hoại một kẻ trưởng thành, hãy cho họ trải qua một lần thương yêu.

Thật đấy, tình yêu là thứ hủy hoại con người nhanh nhất, dù là tình yêu viên mãn hay chỉ là một phút xao lòng. Bởi vì cho dù yêu nhau đến cùng hay đành đoạn bỏ đi, thì cái cảm giác sau khi trải qua một mối tình không hề dễ chịu. Thậm chí ngay cả trong lúc còn yêu, con người ta cũng luôn ngập tràn những lo toan, hoài nghi và tự ti đến tội nghiệp.

Nhớ cho rằng, tình yêu cũng như không khí vậy – cứ tưởng là trong lành và duy trì nhịp thở cho trái tim, nhưng lại chính là nguyên nhân dẫn đến ôxy hóa bào mòn rất nhiều thứ kim loại trở nên vô dụng. Kim loại sắc bén bền bỉ thế kia mà còn trơ ra rỉ sét chịu trận, huống hồ khối cơ mềm oặt nơi ngực trái làm sao gánh chịu nổi thứ gặm nhấm hủy hoại trá hình “tình yêu – nguồn sống” ấy?

Hướng về riêng phía người thôi

Hoa nở để mà tàn. Người gặp để rẽ ngang

Ngày đó, tôi chẳng thiết tha gì với hoa cỏ và facebook cá nhân tuyệt nhiên không có chỗ để post hình hoa hòe. Hai loại hoa duy nhất tôi phân biệt được là hoa hồng và hoa vạn thọ, một cái để tặng sinh nhật, cái kia để chưng bàn thờ – tuyệt đối đừng nên nhầm lẫn nếu không muốn tiệc sinh nhật người ta thành ra đám giỗ cho mối quan hệ của mình.

Nhưng từ khi quen người, tôi thuộc lòng tên gọi từng loại hoa. Buổi hẹn hò của hai đứa dù có chạy loanh quanh thành phố, nói xàm nói nhảm thế nào thì trước lúc tiễn nhau về, trên tay sẽ luôn cầm sẵn một bó hoa như lời hẹn cho lần gặp kế tiếp. Niềm vui của người nhiều khi chỉ đơn giản là tìm được bó hoa súng tím xanh vì biết tôi thích màu của bầu trời, rồi mang về nhà để tôi hậu đậu cắm xiêu vẹo trong bình và ngay hôm sau, nó đã héo queo chỉ còn có thể đem ra nấu lẩu mắm. Rồi để dỗ dành một đứa vụng về đang buồn bã vì hoa cỏ chết yểu, người sẽ lại kiên nhẫn cùng tôi ra hàng hoa mà tỉ mẩn chọn mua hoa khác, kèm theo cái liếc mắt dặn dò: “Hoa tulip khó trồng lắm đó, mang về xong nó héo nữa thì đừng có than vãn”. Rốt cục, tôi vẫn chọn tulip và cả hai phải lúi cúi kiếm đá lạnh để thả vào bình hoa, vì tulip chỉ nở tươi được trong nước lạnh mỗi ngày.

Nếu theo kết quả khảo sát xã hội gần đây cho thấy một trong những biểu hiện của người hạnh phúc là thích cắm hoa, thì quả thật tôi phải cảm ơn người đã có thời tập cho tôi thói quen được hạnh phúc. Dù rằng hạnh phúc ngắn ngủi và thời gian bên nhau chẳng tròn đầy, nhưng thói quen mang hoa về rải khắp nhà đã thành nếp sống từ ấy. Mà đã là nếp sống, bắt quên sao đành?

Thế nên khi bạn bè mang đến tặng tôi những giỏ hoa tràn ngập hướng dương trong một ngày-đáng-lẽ-phải-vui, thì cái thói quen xưa cũ lại thảng hoặc trở về. Tôi nhớ người hay gọi hướng dương là “cúc Mặt trời”, theo kiểu chúng tôi thường gán ghép tên gọi khác cho những thứ vốn dĩ quen thuộc (như cách người gọi tôi là “quờ lờ a cờ”, và tôi gọi người là “người lạ thân thương”). Đến độ sau này khi không còn cùng nhau đi qua những hàng hoa ngày cũ, tôi vẫn cứ một mình bảo cô chủ bán hoa: “Cho một bó cúc Mặt trời” khiến người xung quanh kỳ thị hoang mang chẳng hiểu tôi đang nói thứ ngôn ngữ gì.

Tôi nhớ thần thoại Hy Lạp có lần kể về tình yêu đơn phương của cô nàng Clytie yêu thầm Thần Mặt trời Helios. Mỗi ngày, cô gái phàm trần ấy chẳng thể làm gì khác hơn ngoài việc ngước nhìn cỗ xe ngựa của thần đi qua bầu trời rồi chết dần chết mòn, hóa thân thành một bông hoa hướng dương. Chẳng biết thần thoại xưa có thật trong đời không, chứ hoa hướng dương từ bao thế kỷ nay vẫn cứ nở rực dưới Mặt trời, cứ vươn về một phương ánh sáng mà ươm vàng một sắc màu lành lặn nhất của thứ tình yêu tròn đầy. Với mỗi một bông hướng dương, thứ ánh sáng đó là nguyên vẹn và duy nhất để nhuộm vàng đời sống thảo mộc cho mình. Còn trên cao, Thái dương vẫn lãnh đạm tỏa sáng cho hàng ngàn hàng vạn loài hoa khác nhau, chứ chẳng thể của riêng bất kỳ thứ thực vật nào.

Tình yêu của Clytie dành cho Helios ngay từ đầu đã hoang đường như thế. Một kẻ thuộc về bầu trời, một người ở lại mặt đất, dẫu có nhìn thấy nhau, dẫu có một phút xao lòng vì nhau cũng chẳng thể nào với tới nhau. Hoa nở để mà tàn. Người gặp để rẽ ngang. Tình cảm đâu phải cứ muốn giữ là sẽ sở hữu mãi được một bàn tay trước những ly tan của năm tháng, nhất là khi chính bàn tay mình còn chưa biết cách cầm-níu-nắm-buông cho đúng lúc và đúng người.

Nhưng, tình yêu đòi hỏi phải sở hữu thì có còn nguyên vẹn là tình yêu? Hay chỉ còn sự chiếm hữu ích kỷ của bao điều áp đặt? Tình yêu thật sự trên đời, không đòi hỏi phải nắm giữ trong tay hay đơn phương ảo tưởng trong lòng, mà là thứ tình cảm cam tâm trong tim. Hoàn toàn cam chịu, hoàn toàn kiên tâm, dẫu cho người ấy có đoái hoài hay không.

Thế nên, vẫn muốn như hướng dương, nở rực hay lụi tàn vẫn hướng về riêng phía Mặt trời. Muốn được thương người, dẫu buồn vui khóc cười vẫn dõi theo đoạn đường đã ngược lối chia đôi.

Cảm nhận của đọc giả mua sách

Bạn có thể mua sách ở đâu?

Tiki: https://tiki.vn/buon-lam-sao-buong-p391390.html

Vinabook: https://www.vinabook.com/buon-lam-sao-buong-p57173.html

742 views

Làm Sao Phân Biệt Được Thiện Và Ác?

Những hành động dù bình thường thiết thực, hay những việc làm có ý nghĩa rất lớn lao mang lợi ích cho bản thân, cho người khác ở hiện tại – tương lai đều gọi là việc Thiện. Những việc làm này, tùy hoàn cảnh, tùy thời điểm chúng ta đều có thể làm được, miễn là chúng ta có một tấm lòng.

Tâm Thiện là cái tinh yếu nhất, cốt lõi nhất trong con người và trong mọi hành động của con người. Hoạt động của con người tuy đa dạng nhiều màu nhiều vẻ, nhưng giá trị đích thực của chúng nói cho cùng, cũng chỉ quy về một chữ Tâm mà thôi. Đại thi hào Nguyễn Du, trong đoạn kết thúc Truyện Kiều, đã viết:

Đối với đạo Phật, tất cả những lời nói hay những cử chỉ gọi là đẹp, nếu không xuất phát từ tấm lòng chân thiện, thì chỉ là vô nghĩa, hay chỉ là giả dối kệch cỡm mà thôi. Chính như vậy mà tu theo đạo Phật, chủ yếu là tu tập cái tâm của mình khiến cho tâm trước đây nghĩ điều ác thì nay chỉ nghĩ điều thiện lành. Nhờ cái tâm suy nghĩ toàn điều thiện mà trước kia tâm bị mê mờ, thì nay tâm trở nên sáng suốt, cái tâm trước kia tán loạn, nay trở nên định và thanh thản.

Đức Phật từng ví thân tâm người thiện như cái cây, hút toàn những chất ngọt ở trong đất và thân tâm người ác như cái cây có bộ rễ hút toàn những chất đắng ở trong đất. Vì sao cảnh ngộ của người thiện thường là an vui, may mắn, tiếng lành đồn xa. Còn cảnh ngộ của người ác thì bức xúc và đầy lo âu, gặp chuyện bất hạnh, và tiếng dữ của người này cũng đồn xa, bạn bè và người thân đều lánh mặt ?

Đối với đạo Phật, thì Phật tức là lòng. Tuệ Trung Thượng Sĩ, nhà Phật học xuất sắc nhất đời Trần, và là thầy dạy của vua Trần Nhân Tông có làm bài ca với đầu đề “Phật tâm ca” và mở đầu với hai câu: “Phật tức Tâm, Tâm tức Phật…”

Nếu lòng chúng ta, tâm chúng ta trong sáng, thanh thản, nghĩ toàn điều tốt lành, thì tâm chúng ta, lòng chúng ta tức là Phật rồi, không cần cầu ông Phật ở đâu xa.

Tuy nhiên ranh giới giữa thiện và ác nhiều khi không rõ rệt, có thể dễ bị hiểu lầm. Chẳng hạn như một vị thầy hay cha mẹ thường hay quở trách, la rầy học trò, xem qua có vẻ ác nhưng thực chất là việc thiện lành, vì đem lại tương lai cho người trẻ. Trái lại, có người ăn nói nhỏ nhẹ, vui vẻ, hành động dễ cảm tình, trông qua có vẻ thiện, nhưng thực chất là việc xấu ác, vì làm hư người khác, dụ dẫn người khác vào chỗ sa đọa, mất hết tương lai.

Muốn xét thiện hay ác, còn phải xét xem tâm con người muốn gì, khi hành động, nói năng hay suy nghĩ với mục đích gì. Người ngoài cuộc phê bình, phán xét đôi khi không chính xác, nên thận trọng. Làm sao biết rõ việc nào thiện, việc nào ác. Có những điều mà ở thời buổi này, địa phương này, tôn giáo này, xã hội này cho là điều thiện; ở thời buổi khác, địa phương khác, tôn giáo khác và xã hội khác cho là điều ác.

Cõi đời này thường tàn độc nhẫn tâm, thiện ác bất phân!. Nếu như con người, biết rõ điều thiện, sẵn sàng tha thứ cho các người khác, cũng như đã nhiều lần trong đời tha thứ cho chính bản thân mình. Thì cảnh giới Niết bàn Cực lạc chính là đây!

Thường thường những người đã từng rơi vào hoàn cảnh khốn khổ, mới biết thương xót người khác. Những người có tâm đại từ đại bi mới có cuộc sống an lạc không có phiền não, không khổ đau; Đồng thời tạo được an lạc hạnh phúc cho mình cho người. Ðó là những người thọ Bồ tát giới, hành Bồ tát đạo, sống với tâm Phật, luôn luôn cảnh giác và tĩnh thức. Ðó chính là những, người biết sống với Chân Tâm Phật Tánh từ chính bản thân.

Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy:

“Lấy oán báo oán, oán nghiệp chập chùng. Lấy ơn báo oán, oán nghiệp tiêu tan”.

Thông thường làm ơn được coi là việc thiện, gây oán được coi là việc ác. Làm ơn giúp người thường được xem là việc thiện, nhưng giúp người làm chuyện phi đạo đức, thì nên xem là việc ác. Người đi chùa làm công quả thường được xem là việc thiện, nhưng gặp trở ngại, khó khăn hay gặp kẻ ác gây rối, bèn khởi vọng tâm tức giận, mắng chửi, dễ trở thành người thô tháo bất thiện.

Một người có tuổi phát nguyện vô chùa tu tâm dưỡng tánh là việc thiện, nhưng bất hiếu bỏ cha mẹ vô chùa khi tuổi xế chiều bệnh hoạn không chăm sóc, thì phải xem là việc bất thiện, vô lương tâm, nếu không muốn nói là việc ác.

Khi làm việc phước thiện, mà khởi vọng tâm, khởi tâm sân, khởi tâm kiêu mạn phách lối, thì thiện đã biến thành ác! Tu tập cần quan tâm thiện ác, luôn quán sát từng hành động, để ý lời nói và nắm bắt ý nghĩ của mình sẽ không gây đau khổ cho người khác vì tâm tham, tâm sân và tâm si. Trong Kinh Pháp Cú, đức Phật có dạy:

Đạo Phật chủ trương chuyển hóa người ác thành người thiện, chuyển hóa phàm nhân thành thánh nhân, chuyển hóa phân rác thành hoa tươi, chuyển hóa nước đục thành nước trong. Bông sen từ bùn nhơ vươn lên tỏa hương thơm ngát là ví dụ tượng trưng cụ thể người xấu cũng có thể chuyển hóa thành người tốt, nếu như biết sám hối ăn năn, quyết tâm chuyển ba nghiệp xấu ác, trở thành ba nghiệp thanh tịnh.

Học theo đạo Phật cốt yếu sống với bản tâm thanh tịnh, có nghĩa là lúc nào cũng niệm Phật, tức là niệm thiện, là không khởi niệm ác, không khen mình khinh người, không lợi mình hại người, không chạy theo vọng tâm vọng niệm. Cái quan trọng nhất của người học Phật là tự thanh lọc tâm ý mình cho được minh tâm kiến tánh.

Tu thiện nghiệp, hay tu phước tức là mình đang gieo nhân lành, mình sẽ gặt quả lành, được hưởng phước báu nhân thiên. Tuy nhiên chưa giải thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi. Còn chấp chuyện làm phước phải hưởng phước, niệm Phật phải vãng sanh, cúng đèn được hưởng sáng suốt, cúng hoa được hưởng sắc đẹp, như vậy tâm mình vẫn còn vọng động, bởi dính mắc tâm tham, thi ân còn cầu báo, cho bánh ít đi, mong bánh qui lại, nên tâm chưa thanh tịnh, chưa được minh tâm, làm sao kiến tánh?

Muốn thanh tịnh được tâm ý, con người phải vượt qua sự chấp thiện và ác. Tuy vẫn cứu người giúp đời, làm phước thiện, niệm Phật chuyên cần, hương đăng hoa quả, tinh tấn công phu nhưng không mong cầu bất cứ điều gì cho bản thân, cho thân bằng quyến thuộc, như thế bản ngã mới dần tiêu mòn, chuyện khổ vì cầu bất đắc không còn, tức là mình thoát khỏi sự trói buộc của thiện nghiệp và ác nghiệp, mới đi đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn.

Tóm lại, khi tu theo Phật, chúng ta không nên khởi vọng tâm, không nên khởi vọng niệm, không mong cầu được điều này, đắc điều kia, không cầu khẩn van xin khấn vái, trái lại, phải nên hiểu sâu luật nhân quả, khai mở trí tuệ, hiểu suốt thiện ác. Nghĩa là, khi mình gieo nhân bỏ điều ác, làm việc thiện, tức là chúng ta có đủ phước báu thiện lành, chỉ cần khai mở trí tuệ giác ngộ, đạt bản tâm thanh tịnh, thì hưởng quả giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Đó là mục đích chính của đạo Phật.

Đạo Phật không chủ trương lấy thiện diệt ác. Đạo Phật chủ trương chuyển hóa nghiệp ác thành nghiệp thiện, chuyển hóa ba nghiệp chưa thanh tịnh thành ba nghiệp thanh tịnh, chuyển hóa kẻ hung ác thành người lương thiện. Đạo Phật chủ trương đem lại niềm an lạc cho cá nhân, hạnh phúc cho gia đình và hòa bình cho xã hội. Người tu theo đạo Phật phải trưởng dưỡng tâm từ bi, phát triển tánh sáng suốt, đạt minh tâm thì được kiến tánh, cho nên không gây thù hận, không có kẻ thù, chỉ có người chưa thông cảm hay hiểu lầm mà thôi.

Cảm thông và thương yêu là cửa ngõ an lạc và hạnh phúc. Từ bi và trí tuệ là yếu tố giác ngộ và giải thoát.

Bài viết: PT Đức Lâm Nguồn: vienchuyentu.net

Phải Làm Sao Khi Người Yêu Cũ Lấy Vợ !!!

“Phải làm sao khi người yêu cũ lấy vợ?” là câu hỏi của 1 bạn đọc gửi đến các chuyên gia tư vấn công ty thám tử Tận Tình để nhờ hỗ trợ.

Chúc anh/chị một ngày mới thật vui và tràn đầy năng lượng. Chỉ còn 1 tháng nữa thôi là người yêu cũ sẽ lấy vợ. Bây giờ tâm trạng em rất hoang mang và đau đớn mặc dầu đã biết chuyện này đã được 10 ngày nay. Em và người yêu cũ đã quen nhau 5 năm, thời gian quen nhau chính thức là 3 năm nhưng sau đó chúng em chia tay vì người yêu cũ về quê lập nghiệp còn em thì ở lại Sài Gòn.

Có nhiều lần anh ấy đề cập chuyện cưới với em, nhưng em lo sợ về quê anh ấy không có việc làm, phụ thuộc kinh tế sẽ làm anh ấy gánh nặng nên em lưỡng lự. Chuyện cưới nhau chỉ là do hai đứa tính toán chứ chưa đề cập với gia đình lần nào. Trong suốt 2 năm qua chúng e vẫn thường xuyên liên lạc với nhau và chia sẽ buồn vui trong cuộc sống. Một năm chúng em có gặp nhau vài lần và lần gần nhất là sau tết năm nay.

Sau khi gặp lại thì em biết em vẫn còn yêu anh ấy như lúc ban đầu và anh ấy cũng nói còn yêu em. Anh ấy nhiều lần hỏi em còn yêu anh ấy không nhưng em luôn trả lời là không vì nghĩ rằng hai đứa sẽ không bao giờ đến được với nhau nên em đành trả lời là không. Anh ấy luôn nói đùa là anh ấy sắp lấy vợ hoặc đại loại là tháng sau anh lấy vợ nhưng em không tin vì anh vẫn còn quan tâm em và anh nói không quen ai trong thời gian này. Anh chỉ tán tỉnh vài người thôi, nhưng vì em không quay lại với anh ấy nên em không có quyền giữ anh ấy quen người khác mà chỉ tâm sự như hai người bạn.

Cách đây 1 tháng, anh ấy đột nhiên im lặng 1 tuần không liên lạc với em, trong khi thời gian đó em và anh ấy không hề cãi nhau hay có vấn đề gì. Em vẫn chờ tin nhắn của anh ấy nhưng một phần em linh tính có chuyện nên em chủ động hỏi anh ấy “Dạo này anh bận gì à” Anh ấy trả lời “đi hỏi vợ”. Em cứ nữa tin nữa không tin rồi trả lời “Anh có mời em không?”, anh nói “Mời em sợ em không đi”, sau đó em nói “em sẽ đi chứ”. Bản thân em lúc đó tưởng anh nói đùa nên em cũng quên đi chuyện đó. Sau đó thời gian liên lạc cũng thưa dần.

Một lần vì em bị gia đình hối chuyện lấy chồng, em buồn nên tâm sự với anh ấy và muốn ngỏ ý quay lại. Nhưng anh ấy nói cảm ơn em cho anh cơ hội nhưng anh ấy xin lỗi. Anh ấy hẹn em đi chơi để được bên em 1 ngày, để bù đắp và lưu lại kỷ niệm đẹp cuối cùng với em. Em không đồng ý và buồn lắm, sau đó em không liên lạc với anh ấy nữa và tự nhủ ko làm phiền anh ấy. Nhưng tình cờ em nói chuyện với 1 người bạn thì biết được anh lấy vợ là thật, em sốc lắm và lập tức nhắn tin hỏi anh, anh nói với em là anh đã nói anh lấy vợ nhưng em không tin. Sau một lúc nói chuyện thì anh nói với em là anh và vợ sắp cưới là bạn cấp 3, gần nhà, quen nhau được một năm. Trong thời gian đó anh quen người ấy những giữ liên lạc với em vì anh chưa xác định lấy ai.

Phải làm sao khi người yêu cũ lấy vợ?

Người anh ấy yêu nhiều và muốn lấy làm vợ là em. Nhưng vì em từ chối cơ hội thì anh lấy người ấy. Em hỏi lý do thì anh ấy nói vẫn yêu vợ sắp cưới nhưng không bằng em, đến tuổi và gần nhà nên kết hôn được rồi. Trong thời gian này anh và người ấy hay cãi nhau về việc chuẩn bị cưới, vợ sắp cưới nói anh hay khó khăn hay càu nhàu và chính anh ấy thừa nhận với em là anh ấy càng quen với người ấy thì càng khó và luôn so sánh với em.

Hai người hay cãi nhau nên anh thường xuyên tâm sự với em nhiều hơn. Em điềm đạm và không tranh cãi khi có vấn đề, em thường im lặng và khuôn mặt ko nhăn nhó. Khi biết tình hình như vậy nên em rất muốn anh dừng lại với vợ sắp cưới và cho em cơ hội, em đã sai khi không nhận ra tình cảm anh dành cho em nhiều thế nên thời gian này em chấp nhận buôn bỏ quá khứ và đến với anh không điều kiện.

Bây giờ anh ấy đang phân vân giữa em và vợ sắp cưới. Anh nói anh muốn lấy em làm vợ nhưng bây giờ bà con, hàng xóm, công ty đã biết chuyện cưới nên không dừng lại được nữa, anh sẽ cố gắng bớt càu nhàu với vợ sắp cưới vì vợ sắp cưới vẫn ngọt ngào với anh khi hai người không cãi nhau. Nếu không hạnh phúc thì anh ấy sẽ li dị. Em đã cố gắng thuyết phục anh dừng lại và em chấp nhận mọi vấn đề để đến với anh, và nói cho anh ấy hiểu không nên vì lời nói ra vào của mọi người rồi cố chấp lấy, sau này li dị thì người chiệu thiệt là vợ anh. Hai người tuy chưa đăng ký kết hôn hiện tại nhưng khi đã cưới thì cũng xem như 1 đời vợ và 1 đời chồng.

Em nên thuyết phục anh ấy như thế nào đây ạ? Và em nên làm như thế nào đây ạ. Em vẫn còn yêu anh ấy và muốn đấu tranh tư tưởng với anh đến cùng. Vì hiện giờ anh ấy vẫn còn phân vân giữa em và vợ sắp cưới do cái bóng của em quá lớn đối với anh ấy. Em là đứa sống nội tâm và khép kín trong việc chia sẽ chuyện tình cảm nên em xin được giấu tên và không muốn được đăng bài trên mạng xã hội. Em trân trọng cám ơn anh/chị đã dành thời gian để lắng nghe tâm sự của em và mong chị cho em lời khuyên sớm ạ. Thân ái,

Chào bạn! Các chuyên gia tư vấn xin trả lời bạn đọc câu hỏi:”Phải làm sao khi người yêu cũ lấy vợ?”

Trước tiên, cảm ơn bạn đã gửi gắm những sự của mình đến trung tâm. Thay mặt trung tâm, chúng tôi xin đồng cảm sâu sắc với câu chuyện của bạn. Thay mặt trung tâm tư vấn tôi đồng cảm sâu sắc với câu chuyện của bạn. Điều đầu tiên chúng tôi muốn khuyên bạn rằng: ” Hãy thật bình tĩnh trong giai đoạn khủng hoảng này”. Sau đó bạn có thể tham khảo một số tư vấn của chúng tôi dưới đây.

Câu chuyện của bạn có lẽ bắt đầu gặp trắc trở khi bạn bạn yêu xa và rào cản về mặt địa lý đã làm 2 bạn xa nhau hơn. Trong tình yêu, chúng tôi hiểu là một người con gái khi yêu bạn cần sự an toàn trong tình yêu, và có lẽ khoảng cách giữa bạn và anh ấy đã làm bạn thấy mất an toàn. Chia tay khi cả hai còn rất yêu nhau là điều vô cùng khó khăn, chính vì không buông bỏ được nhau. Cả hai đều muốn quay lại với nhau, nhưng có thể vì một vật cản vô hình gì mà cả hai đều im lặng. Sự việc ra cớ sự như hôm nay là điều mà tất cả những người trong cuộc, kể cả bạn, anh ấy và cả vợ tương lai của anh ấy đều là người chịu tổn thương trong chuyện này. Bình tĩnh và nhìn nhận lại câu chuyện một cách khách quan, tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho cả ba là điều mà cả 3 cùng phải suy nghĩ.

Tôi nghĩ, điều bạn cần làm bây giờ đó chính là nói chuyện thẳng thắn với anh ấy. Hai bạn hãy nói rõ ràng cho nhau nghe về tình cảm của đối phương dành cho nhau. Nếu bạn thật sự còn yêu và đủ dũng cảm để đến với anh ấy thì hãy một lần mở lòng, nói với anh ấy tất cả những gì bạn đang suy nghĩ, kể cả những thứ tình cảm đã ấp ủ bấy lâu nay trong lòng bạn. Chắc chắn, khi cả hai đã thật sự hiểu lòng nhau, đủ yêu thương cả hai sẽ mạnh mẽ vượt qua những lời dèm pha của hàng xóm và đến với nhau.

Bạn, anh ấy hay bất kì ai cũng đều hiểu rằng hôn nhân không được vun đắp từ tình yêu sẽ rất dễ đổ vỡ. Nếu như người yêu bạn chỉ lấy vợ sắp cưới của anh ta vì gia đình, vì sợ dị nghị của đồng nghiệp, bạn bè thì đó là một điều hoàn toàn không nên. Trong câu chuyện này, nhìn ở góc độ của anh ấy chắc chắn rằng sau cuộc hôn nhân này anh ấy cũng không thể hạnh phúc thậm chí luôn bứt rứt và dày xé tâm can vì không lấy được người mình yêu thương. Mặt khác, đặt vào tâm thế là cô vợ sắp cưới của người yêu bạn, thật sự cô ấy là một người đáng thương hơn là đáng trách. Cô ấy hoàn toàn không biết gì trong chuyện này, nếu đám cưới được diễn ra cô ấy sẽ là người thiệt thòi nhất vì lấy phải người chồng không yêu thương mình và ly hôn chỉ là điều sớm hay muộn mà thôi.

Hãy thử một lần khuyên anh ta dừng lại cuộc hôn nhân vì chính bạn, anh ấy và cả cô vợ sắp cưới của anh ấy. Đừng vì một chút lời dèm pha mà bỏ qua hạnh phúc cả đời của mình. Nhìn nhận sự việc theo chiều hướng tích cực một chút, cả 2 sẽ tìm được hướng giải quyết thích hợp nhất cho cả đôi bên. Hãy khuyên anh ấy, nói chuyện với vợ tương lai của anh ấy toàn bộ sự thật rằng anh ấy yêu bạn, anh ấy luôn khó chịu với cô ấy vì anh ấy luôn so sánh với bạn. Thành thật với nhau là điều rất cần lúc này, vợ tương lai của anh ấy chắc chắn sẽ rất đau lòng khi nghe anh ấy nói những điều này những rồi cô ấy cũng sẽ hiểu và chấp nhận dừng lại, vì tương lai của cô ấy và cả của anh ta.

Người Việt Nam thường quá xem trọng cái tiếng và thể diện mà thường quên đi mình đang muốn gì và cần gì. Mọi người nói gì không quan trọng , quan trọng là bạn có hạnh phúc với lựa chọn của bạn hay không mà thôi. Tôi biết, đây là điều rất khó để có thể giải quyết, nói thì rất dễ nhưng để vượt qua được thì đó là cả một quá trình dài. Dẫu thế nào, tôi cũng muốn các bạn đi theo tiếng gọi của con tim. Đừng vì bất cứ điều gì mà chôn vùi thanh xuân của mình trong nuối tiếc vì mình đã làm sai một điều gì, hay chọn sai một điều gì đó. Hãy mạnh mạnh mẽ nói lên quan điểm của trái tim chính mình.

Điều cuối cùng, tôi mong bạn có thể cùng người yêu của mình vượt qua giai đoạn khủng hoảng này. Thật đáng tiếc nhưng hãy bình tĩnh và lạc quan lên, vì chính bạn và cả người yêu của bạn. Mong rằng mọi điều may mắn sẽ đến với bạn. Chúc cả hai sẽ có một cái kết viên mãn.

Nghèo Thì Làm Sao Để Bố Thí Và Cúng Dường?

Tôi vẫn thắc mắc là chẳng lẽ những người có tiền của thường hay bố thí cúng dường lại càng được phước đức và sau này giàu có hơn. Còn những người nghèo không có tiền đúc chuông, tạo tượng, xây dựng chùa chiền, hay bố thí cho chúng sanh thì phải chịu số phận nghèo mãi hay sao? Như vậy có bất công hay không?

Đáp:

Tôi xin phép được trả lời ngay là nếu phước đức và quả báo chỉ dựa trên sự đóng góp bằng tiền của thì đạo Phật rõ ràng là quá thiên vị người giàu, không thể nào gọi là “bình đẳng” được.

Câu chuyện của một bà lão ăn mày với gia tài chỉ có 2 xu, nhưng đã thành tâm mua đèn cúng Phật thì ngọn đèn vẫn còn sáng mãi. Trong khi đó những ngọn đèn của các vua quan, của các trưởng giả với bao nhiêu phi dầu cúng Phật cũng điều cạn sạch và dần tắt. Khi đem duyên cớ hỏi Phật thì Phật cho biết vì bà lão đã cúng dường chư Phật với tất cả tấm lòng thành, không mong cầu vụ lợi và một lòng hướng thượng. Tuy là chỉ có 2 xu, nhưng đó là cả gia tài của bà lão.

Bố thí như thế gọi là “Bố Thí Vô Trụ Tướng” là “Bố Thí Ba La Mật”, bố thí không có chỗ mong cầu và sở đắc.

Còn cho dù các vua quan cúng thật là nhiều dầu, nhưng tâm còn tham cầu thì không thể so sánh được.

Qua câu chuyện chúng ta có thể thấy được phước đức không phải ở chỗ cúng nhiều hay ít, mà là ở chỗ “tâm thành”.

Đa số chúng ta thường hiểu bố thí hay cúng dường là phải ra tiền của mới gọi là bố thí cúng dường. Nhưng thật ra đấy chỉ là “ngoại tài thí”, một trong 4 cách bố thí. Sơ lược sự khác biệt giữa “bố thí” và “cúng dường”. Bố thí được dùng đối với những chúng sanh hay người bình thường. Còn cúng dường là dùng cho những bậc tôn quý ví dụ như là ông bà cha me, hay là cúng dường chư Phật.

Trong pháp tu Lục Độ của Bồ Tát thì hạnh bố thí là đứng đầu tiên trong 6 hạnh. Bố thí được chia ra làm 3 loại:

1. Tài Thí 

Tài thí được chia ra làm hai loại, “Nội Tài” và “Ngoại Tài”. Nội tài là những phần đóng góp bằng công sức. Ngoại tài là phần đóng góp bằng tiền của vật chất bên ngoài. Nếu đem so sánh thì bố thí nội tài phước đức nhiều hơn vì đem tiền của bố thí thì ai làm cũng được. Nhưng chịu bỏ công sức ra thì đấy là một việc khó. Đấy là chưa nói đến có một số người ỷ có tiền đem bố thí cúng dường được chút gì thì lên mặt tự cho mình là đại thí chủ. Phước đức của những hạng người này lại càng kém xa. Người xưa cũng có nói rằng: “của một đồng nhưng công là một nén” cũng để so sánh cái công giá trị gấp ngàn lần cái tiền của bỏ ra.

2. Pháp Thí 

Pháp thí là nghe được, hiểu được và hành được theo kinh liễu nghĩa, làm được những cái khó tin, khó hiểu, khó làm, đem truyền đạt những lời Phật dạy khuyên chúng sanh hướng thiện, lưu truyền kinh điển của Phật, là mồi đèn nối đuốt, là “tục diện truyền đăng, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”.

3. Vô Úy Thí 

Vô úy thí là giúp cho chúng sanh được sự an tâm, không sợ hãi. Ví dụ có người sợ già bệnh chết, thì chúng ta nói cho người đó hiểu đó là quy luật tất yếu tất nhiên mà ai cũng phải trải qua giai đoạn đó, không có gì là đáng sợ. Một ví dụ khác là có người đi thuyền sợ sóng thì ta ngồi bên cạnh giúp đỡ trấn an tinh thần, làm cho người đó được an tâm hơn.

Trước đây, tôi cứ ngỡ chi một số tiền để ấn tống kinh sách, CD, DVD hay đem kinh ra nói Pháp với một người nào đó là cúng dường Pháp (Pháp Thí). Nhưng thật ra đấy chỉ là một phần rất nhỏ, vẫn chưa phải là Pháp Thí đúng nghĩa mà đức Phật muốn nói. Trong kinh Duy Ma Cật, đức Phật dạy rằng:

“Này thiện nam tử! Ngươi hãy lắng nghe Như Lai sẽ vì ngươi nói rộng về ý nghĩa, người cúng dường pháp phải làm gì. Người cúng dường pháp là người có khả năng nghe những kinh điển giáo lý sâu xa của chư Phật nói ra mà những người thế gian khó tin, khó hiểu, khó tiếp thọ, vì quá ư vi diệu, thanh tịnh tuyệt trần, vô nhiễm, vô vi, vượt ngoài tư duy phân biệt của người thường.”

Những kinh nhiếp thuộc về pháp tạng của Bồ tát là dấu ấn của Đà la ni. Những thứ kinh đưa con người đến địa vị bất thối chuyển, hoàn thành lục độ, thuận với pháp Bồ đề, trên hết trong các kinh. Những kinh nghĩa dạy cho người tu hành thể nhập đại từ bi, xa lìa các ma sự và các tà kiến.

Nghe kinh nghĩa như thế không nghi ngờ sợ hãi, như thuyết tu hành gọi là cúng dường pháp. Lại nữa, người cúng dường pháp là người có khả năng nhận thức chân lý, tùy thuận pháp nhơn duyên sanh, tỏ ngộ chân lý vô ngã, vô nhân, vô chúng sanh, vô thọ mạng. Thấu triệt nghĩa không, vô tướng, vô tác, vô khởi của vạn pháp, có thể khiến cho chúng sanh ngồi đạo tràng mà chuyển pháp luân. Chư Thiên, Long thần… tán thán. Có thể khiến cho chúng sanh thể nhập kho tàng pháp bảo của Phật, nắm trọn hết trí tuệ của hiền thánh, nói rõ những đạo lý của Bồ tát làm, y cứ vào nghĩa thực tướng của các pháp.

Tuyên rõ nghĩa vô thường, khổ, không, vô ngã và tịch diệt, để cứu hộ những chúng sanh sai phạm giới cấm và những ngoại đạo ma quân, những người nặng nghiệp tham, sân, si sợ sệt răn chừa. Những kinh điển chư Phật ngợi khen, trái đường sanh tử, chỉ nẻo Niết bàn, mười phương chư Phật hộ niệm và nói ra. Nghe kinh điển như thế mà tin sâu, hiểu kỹ, thọ trì, đọc tụng vì các chúng sanh phân biệt giải nói rõ ràng và giữ gìn kinh pháp đó. Làm được những điều như thế, gọi đó là cúng dường pháp.

Lại nữa, người cúng dường pháp là người đối với các pháp đúng như lời dạy của kinh mà tu hành, tùy thuận pháp nhân duyên, xa lìa tà kiến, chứng nhập pháp nhẫn vô sanh, thể nhập sâu sắc diệu lý vô ngã, vô chúng sanh. Đối với chân lý nhân duyên, nhân quả không nghi ngờ chống trái, xa lìa tất cả ngã sở hữu.

Trên đường học đạo tiến tu y nghĩa bất y ngữ, y trí bất y thức, y liễu nghĩa kinh bất y bất liễu nghĩa kinh, y pháp bất y nhân. Người cúng dường pháp còn là người tùy thuận pháp tướng. Đối với các pháp không có tướng sở nhập cũng không có chỗ sở qui. Vì hiểu rằng: vô minh rốt ráo tịch diệt. Khởi quán như thế nhận thấy rõ rằng mười hai nhân duyên không có tướng tận chung, cũng không có tướng khởi thủy. Học pháp như thế, hành những pháp như thế gọi đó là người cúng dường pháp tối thượng.”

Nếu đem so sánh cả 3 loại bố thí trên thì Pháp Thí là đứng hàng đầu. Vì sao thế? Cứ y theo lời Phật dạy thì thực hành được đúng nghĩa của Pháp Thí thì chúng ta sẽ có được giải thoát và giác ngộ, và cũng đồng thời hóa độ cho những chúng sanh khác. Như thế công đức chẳng phải là vô lượng vô biên hay sao?

Cùng với tư tưởng này, Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật dạy rằng:

“Giả sử cúng dường Hằng Sa Thánh. Không bằng kiên dõng cầu Chánh Giác”.

Nghĩa là giả sử có người đem của báu cúng dường chư Phật nhiều bằng số cát của Sông Hằng, thì Phước Đức cũng không bằng người này tự cầu đạo và giải thoát cho chính mình. Vì sao thế? Vì chỉ lo cúng dường ông Phật bên ngoài chỉ là “phương tiện râu ria bìa chéo” mà đã quên mục đích đức Phật ra đời là để độ cho ông “Phật Tâm, Phật Tánh” của chúng sanh.

Thế nên, ở bước đầu học đạo thì cần phải bố thí bằng tiền của công sức. Nhưng đấy chỉ là phương tiện ban đầu. Còn mục đích cuối cùng là phải hóa độ cho được ông “Phật Tâm” của mình. Đấy mới chính là Pháp Thí.

Trong kinh Hoa Nghiêm cũng có nói rằng:

“Giả sử vô số kiếp Của báu cúng dường Phật. Chẳng biết Phật thiệt tướng Cũng chẳng gọi cúng dường.”

Ở đoạn này cũng xác định rõ ràng là nếu đem của báu cúng dường chư Phật trong vô số kiếp mà không biết được “thật tướng của Như Lai” thì không được gọi là cúng dường, nghĩa là công đức cũng chẳng có. Đấy là lý luận cao vút kinh kiếp của tư tưởng Đại Thừa.

Thông thường thì ai cũng muốn ra tiền của bố thí cúng dường để đổi lấy được phước đức. Nhưng nếu phân tích ra thì anh bố thí để mong cầu được phước đức nghĩa là anh làm bố thí với mục đích vụ lợi, anh muốn ra tiền của ít mà muốn được lợi nhiều về mình. Như vậy là bố thí với mục đích vụ lợi, làm với “lòng tham”. Nói trắng ra là một cuộc mua bán đổi chác. Tôi ra công sức tiền của rồi các ngài phải chấm điểm, phù hộ ban phước đức lại cho tôi.

Như vậy trên căng bản là đã đi sai với mục đích của đạo Phật. Thế nên ở các kinh điển Đại Thừa thường hay bác bỏ phước đức hay công đức tu hành là ở lý do này. Làm thật nhiều việc phước đức, bố thí thật nhiều công sức và tiền của, giúp đỡ vô lượng vô biên chúng sanh mà không bao giờ được tính công hay là mong cầu được người khác đền trả. Quý vị là Bồ Tát hay phàm phu là xét ở điểm này. Đạo lực của quý vị còn non hay là thâm hậu cũng là xét ở điểm này.

Kết Luận:

Như vậy, nghèo không có tiền của để bố thí thì bố thí bằng nội tài, bố thí Pháp, bố thí Vô Úy. Những cách bố thí này phước đức vô lượng vô biên, vượt trội xa những người chỉ bố thí bằng tiền của. Nói như vậy không phải là phủi bỏ công đức của những người bố thí bằng tiền của, mà chúng ta phải hiểu là bố thí không phải vì bỏ tiền của ra mới được gọi là bố thí. Cũng đồng thời những người bố thí bằng tiền của cũng đừng cho rằng phước đức của mình vượt trội hơn những người khác rồi sanh tâm ngã mạng làm cho công đức bố thí của mình bị tổn giảm.