Bốn cô anh lạ cả bốn biết là quen ai?
Anh chỉ quen một cô da trắng tóc dài
Miệng cười như cánh hoa nhài nở nang.
(B11, B là vần chữ cái, 11 là số thứ tự)
+ Chân mày vòng nguyệt có duyên
Tóc mây dợn sóng đẹp duyên tơ hồng.
Nắm đuôi giật lại hỏi nhà chị đâu.
Ở sau đám bắp, đầu cầu ngó qua.
Tóc dài, tóc xanh, tóc mây gợn sóng, tóc đuôi gà, tốt tóc xanh non là mái tóc đẹp của người phụ nữ xưa. Mái tóc đẹp ấy được chăm sóc kĩ càng:
+ Mài dừa đạp cám cho nhanh
Ép dầu mà chải tóc anh tóc nàng
Mài dừa dưới ánh trăng vàng
Ép dầu mà chải tóc nàng tóc anh.
Miệng em cười có ý anh thương.
Tục ngữ rất ít khi nói về vẻ đẹp của mái tóc người phụ nữ, nhưng đã truyền lại kinh nghiệm chăm sóc tóc: ” Tốt tóc gội cỏ mần trầu, sạch đầu thì gội lá sả “. Mần trầu là thứ cỏ có hoa mọc thành bông gồm năm, bảy nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung; sả là thứ cây cùng họ với lúa, mọc thành bụi, lá dài, hẹp và thơm. Muốn tóc tốt thì gội bằng nước đun với cỏ mần trầu, muốn đầu thơm sạch thì dùng nước đun với lá sả.
Nói chung, tóc của phụ nữ thường dài hơn tóc nam giới. Mái tóc của cô thanh nữ đã làm biết bao chàng trai ngơ ngẩn:
Tóc đến lưng vừa chừng em bối (búi)
Trong các nước ở khu vực văn hoá Đông Á, thời phong kiến, con trai 20 tuổi, con gái 15 tuổi mới kết tóc để đội mũ hoặc để cài trâm. Lúc kết tóc ấy là vào tuổi lấy vợ lấy chồng. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du (1765 – 1820) viết:
Đã buồn cả ruột mà dơ cả đời.
Trong thơ ca dân gian, hơn một lần người bình dân sử dụng điển “kết tóc”:
+ Anh đố em đếm hết sao trời
Đây anh kết tóc ở đời với em
Trên trời biết mấy muôn sao
Biết dạ anh ở thế nào mà mong.
+ Bao giờ sum hiệp trước (trúc) mai
Lòng nguyền kết tóc lâu dài trăm năm.
Khi xưa, lúc thề non hẹn biển, các đôi trai gái thường cắt tóc thề bồi hoặc trao cho nhau làm kỷ vật:
Lời thề nước biếc non xanh
Nhện giăng sóng dợn sao đành bỏ nhau.
+ Đã thương cắt tóc trao tay
Tha hồ én liệng nhàn (nhạn) bay mái ngoài.
Mái tóc cũng là một nội dung trong các cuộc hát đối đáp nam nữ có tính chất đùa vui:
Đàn ông tốt tóc những mang nặng đầu.
Đàn bà tốt tóc nằm liền với ma.
Người khôn xem lấy đôi hàng tóc mai.
Quăn quăn tóc trước là người hay ghen.
Em đi khắp bốn phương trời
Chẳng đâu lịch sự bằng người ở đây
Răng đen rưng rức tóc mây rườm rà.
Câu này trong dân ca quan họ Bắc Ninh, các nghệ nhân nói năng bao giờ cũng lịch sự, nhún nhường, bên nam xưng là em và gọi những người bên nữ là liền chị, còn bên nữ thì cũng xưng là em và gọi bên nam là liền anh.
Mái tóc của người phụ nữ quý giá như vậy, nhưng dân ta đã kể rằng, ở một nhà kia, khi bạn của chồng đến nhà, không có tiền đãi khách, người vợ đã bán mái tóc của mình để cho chồng có thể thù tiếp bạn tri âm. Người vợ hiền thảo ngày xưa đã tận tụy với chồng con như thế đấy! Người dân xưa quan niệm rằng, cái đẹp không tách rời giá trị đạo đức, người phụ nữ đẹp phải là người biết nữ công gia chánh, chuyên cần lao động, sống có đạo đức:
+ Tóc dài những búi mà trưa
Ham chi người đẹp mà thưa việc làm.
Tham người có nghĩa tham chi tóc dài.
+ Tóc dài thì tốn tiền chanh
Nào ai bán tóc nuôi anh bao giờ.
Nói chung, mái tóc đẹp thường gắn với tuổi trẻ còn khi tuổi già thì ” tóc bạc da mồi“, ” tóc bạc mình gày“, ” tóc bạc lưng gù“, ” tóc bạc răng long “, thí dụ:
Ai vong thiếp cũng không vong
Ôm lòng chờ đợi dầu tóc bạc răng long cũng đành.
Có nhiều câu tục ngữ, lời ca dao nếu không chịu khó tìm thì nhiều bạn trẻ ngày nay không giải thích được. Thí dụ, tại sao lại có câu tục ngữ: ” Tốt tóc nhọc cột nhà “? Ngày trước, các bà, các cô tóc dài mỗi khi gội đầu, muốn cho tóc chóng khô để quấn tóc hay vấn khăn, thường có thói quen quật mái tóc nhiều lần vào cột nhà.
Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2010