Cách Cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm Lịch
--- Bài mới hơn ---
Sau tết Nguyên đán thì tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch rất được chờ đợi vì khoảng thời gian này chúng ta lại có dịp hội ngộ gia đình. Sửa soạn lễ cúng và thưởng thức các món ăn ngon truyền thống trong sự vui vẻ, cầu bình an, xin cho mưa thuận gió hòa.
Tết Đoan Ngọ 5/5 là ngày gì?
Cũng như các nước Trung Quốc, Hàn Quốc… tết Đoan Ngọ có tên gọi khác là tết Đoan Dương hay “ngày hội giết sâu bọ” được tổ chức vào mùng 5 tháng 5 âm lịch thường niên. Đây cũng là nét văn hóa độc đáo mang đậm tín ngưỡng tâm linh của người Việt.
Tết đoan ngọ là một nét văn hóa đẹp của nhiều dân tộc trong đó có Việt Nam chúng ta. Ngày tết 5/5 âm lịch nhằm ngày 25/6/2020.
Nguồn gốc và ý nghĩa tết Đoan Ngọ 5/5
Khởi nguồn từ xa xưa, cứ đến nửa năm, đúng mùng 5/5 thì hết thảy người dân sẽ cùng nhau dậy sớm. Chuẩn bị sửa soạn mâm cúng với đầy đủ lễ vật, trong đó không thể thiếu: rượu nếp, bánh ú, bánh tro, chè xôi các loại và hoa quả theo mùa.
Cũng có sự tích kể lại rằng, bởi vì tháng 5 là thời điểm mà sâu bọ hoành hành dữ nhất. Đã làm cho người trồng trọt lao đao vì mất trắng thì có ông lão tên Đôi Truân xuất hiện và bày cho mỗi nhà cách lập đàn cúng tế vào giờ Ngọ. Để tưởng nhớ sự kiện này, chúng ta mới có mùng 5/5 là tết Đoan Ngọ.
Không chỉ vậy, tên Đoan Ngọ còn được coi là trùng với ngày hạ chí, tức thời điểm mùa hè vào giữa năm. Lúc này ngày sẽ dài hơn đêm, thậm chí nhiều nơi không có ban đêm. Bức xạ nhiệt tăng cao, hỏa khí trong trời đất lẫn cơ thể con người đều lên đỉnh điểm.
Cách cúng tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch với đầy đủ lễ vật
Trong từ ghép Hán Việt, Đoan có nghĩa khởi đầu, Ngọ là chỉ giờ Ngọ, tức trong khung giờ từ 11 giờ sáng cho đến 1 giờ chiều. Do đó, đây chính là thời điểm thích hợp nhất để bày mâm lễ cúng tết Đoan Ngọ mùng 5/5.
- Chè xôi các loại.
- Hoa quả: chuối, xoài, mận, đào, sấu, vải…
- Cơm nếp.
- Các loại bánh ú, bánh tro.
- Nước lọc.
- Rượu nếp cẩm.
- Vàng mã…
Lễ vật cúng tết Đoan Ngọ 5/5 trong miền Nam
- Cơm nếp nước đường.
- Rượu nếp vò viên tròn
- Hoa quả đa dạng các loại.
- Bánh tro, bánh ú.
- Xôi đậu.
- Chè trôi nước, chè kê.
- Vịt quay, heo quay…
- Vàng mã…
Song song đó, trên bàn lễ gia tiên, cần có
- Mâm cơm chay.
- Bánh chay.
- Xôi đậu.
- Mâm nhỏ chứa hoa quả ngũ sắc có thêm 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên.
- 3 chén rượu pha màu đỏ, trắng, vàng.
- Vàng lá, vàng thỏi.
- 9 nén nhang.
- 9 ngọn nến.
Những tục lệ thú vị trong ngày tết Đoan Ngọ có thể bạn chưa biết
Năm 2022 này, ngày tết Đoan Ngọ mùng 5/5 sẽ rơi đúng vào 25/6 dương lịch. Không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là ngày diệt trừ, xua đuổi sâu bọ. Mà các nghi thức trong ngày tết Đoan Ngọ còn được người Việt lưu truyền và gìn giữ cho đến ngày nay.
Vào những ngày này, trẻ con, người già, người trẻ sẽ thực hiện nghi thức đánh dấu cho sự thay đổi tiết mới trong năm bằng hàng loạt phong tục:
- Treo bùa ngãi trừ tà.
- Đi sêu (con rễ mang lễ đến bố mẹ vợ) học trò đi lễ thầy cô, lễ thầy lang (tạ ơn chữa bệnh).
- Nhuộm móng tay móng chân.
- Tắm nước lá mùi, khảo cây lấy quả: lá ổi, lá vằng, lá chanh…
- Tắm tiên: tắm vào sáng sớm lúc mặt trời chưa lên để gột rửa xui xẻo, cầu bình an cho gia đình.
- Hái thuốc vào giờ Ngọ (đinh lăng, lá mùi, ngải cứu) phơi khô dùng chữa bệnh…
- Ăn những món ngon thơm mùa nếp mới, uống rượu, thưởng thức các loại đặc sản trái cây vào mùa trên tinh thần gắn kết, đoàn viên gia đình…
Bài văn cúng tết Đoan Ngọ 5/5 cầu bình an
Được xếp vào những ngày lễ truyền thống của người Việt, nghi thức cúng tết Đoan Ngọ cũng rất được chú trọng. Bên cạnh việc bày mâm lễ vật tươm tất, chúng ta còn có bài văn cúng nhằm van vái tứ phương, cầu mong các vị thần trời đất chứng giám. Về nhận tấm lòng thành của gia chủ mà phù hộ cho những điều tốt đẹp.
Nội dung bài văn cúng Tết Đoan Ngọ ngày 5 tháng 5
Nam mô A di Đà Phật.
Nam mô A di Đà Phật.
Nam mô A di Đà Phật.
Gia chủ, chúng con tên…
Ngụ tại…
Nay nhân dịp trời đất giao mùa, khí trời oi ả, sâu bọ hay phá hoại mùa màng, con cùng tất thảy cho cháu trong nhà làm mâm lễ cúng tết nửa năm, cũng là tết Đoan Ngọ mùng 5/5 cầu cho mùa màng bội thu, lúa thóc đầy bồ, gia đạo bình yên khỏe mạnh, công việc được trôi chảy, gặp nhiều may mắn, biến hung thành kiết.
Con xin cúi lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, đất đai viên trạch, chỗ ăn chỗ ở.
Con xin cúi lạy chư vị Tôn thần Hoàng Thiên Hậu Thổ.
Con xin bái lạy chư vị Táo quân, Thổ địa, ngài Bản Cảnh Thành Hoàng.
Con xin bái lạy chư vị hương linh Tổ tiên, ông bà, Tổ Khảo, Tổ Tỷ…
Nay chúng con sửa sang hoàn thành mâm lễ nguyện các đấng bề trên chứng giám gồm có hương hoa, trà rượu, trái cây, lễ vật, xôi chè…
Chúng con xin mời các chư Thần khuất mặt, linh ứng về đây thụ hưởng lễ vật, thức uống, cúi xin thành tâm khấn bái, cúi xin Thần Phật hiển linh phổ độ cho chúng con bản mệnh bình an, bệnh tật lánh xa, bốn mùa không hạn tai ương hạn ách, quanh năm được hưởng bình an thịnh vượng, phúc lộc dồi dào.
Chúng con xin tri ân, lễ bạc tâm thành, trước bày hương án, sau tận lòng thành, cúi xin các bậc bề trên chứng giám.
Nam mô A di Đà Phật.
Nam mô A di Đà Phật.
Nam mô A di Đà Phật.
Kết thúc buổi hành lễ tại nhà cho tết Đoan Ngọ mùng 5/5.
Video hướng dẫn cúng tết đoan ngọ:
--- Bài cũ hơn ---