Top 8 # Xem Nhiều Nhất Những Câu Nói Hay Về Cảm Ơn Và Xin Lỗi Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Altimofoundation.com

Suy Nghĩ Về Lời Xin Lỗi Và Cảm Ơn

Trong cuộc sống lời xin lỗi cùng hai tiếng cảm ơn luôn là những nguyên tắc đạo đức thiết thực nhất mà mỗi người cần có trong văn hóa ứng xử. Biết nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ và biết xin lỗi khi mắc sai lầm cũng là một cách thể hiện lòng tự tôn của chính bản thân mình

Biết cảm ơn và biết nói lời xin lỗi là một nguyên tắc cơ bản nhất trong văn hóa giao tiếp giữa con người với con người. Khi được giúp đỡ, con người ta cần phải nói lời cảm ơn đến ân nhân của mình, đó là phép lịch sự tối thiểu. Khi nhận được lời cảm ơn chân thành từ người mình ban ơn, người làm ơn cũng sẽ thấy vui, thấy ấm lòng vì nhận ra rằng sự giúp đỡ của mình là có ích, đã mang lại điều tốt đến cho mọi người.

Khi mắc phải lỗi lầm với người khác thì phải biết xin lỗi, nhận lỗi sai của mình, có như vật, mâu thuẫn giữa mọi người mới được giảm nhẹ, đồng thời cũng thể hiện văn hóa của người mắc lỗi, biết nhận cái sai là sẽ biết sửa sai.

Biết cảm ơn và xin lỗi đúng hoàn cảnh, đúng thời điểm sẽ giúp lòng mình được thanh thản, nhẹ nhõm hơn. Lời cảm ơn, xin lỗi lịch sự, chân thành sẽ khiến con người với con người gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn, gắn kết nhau hơn vì những điều tưởng như bình dị, giản đơn nhưng có tầm quan trọng vô cùng

Nếu chúng ta không biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác, người làm ơn sẽ nhận thấy sự thiếu tôn trọng họ từ bạn, rằng việc làm của họ và vô nghĩa và sự giúp đỡ sẽ không có lần thứ hai. Không chịu xin lỗi, không chịu nhận lỗi khi làm sai sẽ khiến cho mối quan hệ của bạn trở nên căng thẳng, bạn sẽ bị đánh giá là một con người thiếu lễ độ, sự tôn trọng với bạn sẽ bị suy giảm trầm trọng.

Tuy nhiên, điều đáng nói hiện nay là tình trạng những lời cảm ơn, xin lỗi dường như không còn sự phổ biến hay còn tồn tại nhưng lại bao hàm ý nghĩa xã giao rõ rệt. Đặc biệt là các bạn trẻ với lối suy nghĩ đề cao cá nhân, các bạn rất cân nhắc khi đưa ra lời xin lỗi vì cho rằng như vật là tự hạ thấp bản thân mình hay nói ra những lời cảm ơn không có nhiều tình cảm.

Đất nước ngày một đổi mới, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện nhưng với sự nhu nhập của văn hóa và nhu cầu vật chất ngày càng cao khiến cho con người ngày càng thờ ơ, vô cảm với nhau, ít quan tâm nhau và có nhiều sự tính toán thiệt hơn với nhau để giành lấy phần hơn về cho mình. Để rồi, chính những lối ứng xử văn hóa đạo đức tưởng chừng đã trở thành đạo lý, truyền thống cũng bị mai một dần, lời cảm ơn và xin lỗi cũng vậy.

Không biết nói lời cảm ơn, xin lỗi sẽ dễ khiến cho tâm hồn con người trở nên chai sạn, vô cảm. Con người với con người trong xã hội mất đi sự gắn kết. Con người không viết nói lời cảm ơn là những người vô ơn bạc nghĩa, những người không biết nói lời xin lỗi là bất nghĩa, thiếu đạo đức

Đừng coi thường lời cảm ơn, xin lỗi tưởng chừng nhỏ bé và vô hại, nó là bề nổi của đạo đức nhưng đừng để nó bị thoái trào. Người ta thường nói: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để cho thấy tầm quan trọng của ứng xử giao tiếp trong cuộc sống. Văn hóa, đạo đức, lòng tự tôn và cách đánh giá về một con người cũng từ đó mà ra. Tuy nhiên, lời cảm ơn và xin lỗi phải thành tâm, xuất phát từ sự chân thành thì đó mới thực sự tạo nên những ý nghĩa tốt đẹp thực sự.

Hãy biết nói lời cảm ơn khi được nhận ơn và biết nói lời xin lỗi khi mắc sai lầm, đó là phép lịch sự tối thiểu nhất, cũng là thước đo nhân cách của mỗi người. Hãy xây dựng cho mình một hình ảnh đẹp trước mắt mọi người từ những chuyện nhỏ nhặt nhất, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi một cách chân thành.

Nguyễn Lưu

Làm Sao Để Nói Lời Cảm Ơn Và Xin Lỗi Chân Thành Bằng Tiếng Anh?

Ngoài câu “I’m sorry”, bạn có nhiều cách để bày tỏ sự hối lỗi của mình trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.

Sorry for your loss (khi chia buồn vì một người hay thú cưng bị chết)

Sorry to hear that. (khi nghe ai chia sẻ một tin không vui như con ốm, bị sa thải)

I apologize (khi bạn mắc lỗi)

Sorry for keeping you waiting. (Xin lỗi vì để bạn đợi lâu)

Sorry I’m late. (Xin lỗi tôi tới muộn)

Please forgive me. (Làm ơn tha thứ cho tôi)

Sorry, I didn’t mean to do that. (Xin lỗi, tối không cố ý làm vậy)

Excuse me (khi cần đi qua người khác)

Pardon me. (khi cần đi qua người khác hoặc bạn muốn cắt lời)

I owe you an apology. (khi bạn vừa gây lỗi)

Cách xin lỗi với bạn bè một cách thoải mái, suồng sã (slang)

My bad (phổ biến với lứa tuổi thiếu niên)

Whoops (cách nói thoải mái giữa bạn bè thân thiết )

Oops, sorry. (nói thoải mái giữa bạn bè thân thiết hoặc hàm ý mỉa mai)

Oops, I did it again (nhắc lại lời bài hát cùng tên của ca sĩ Britney Spears )

Xin lỗi trang trọng, xã giao trong văn nói và viết

I beg your pardon. (Tôi nợ anh một lời xin lỗi)

I hope that you can forgive me.

I’m awfully/ terribly sorry. (Tôi thực sự xin lỗi)

I cannot express how sorry I am. (Tôi không thể diễn tả được mình cảm thấy hối hận như thế nào)

It (something) was inexcusable. (Điều đó đúng là không thể tha thứ được)

There is no excuse for my behavior. (Tôi không có lời bào chữa nào cho hành vi của mình)

Lời xin lỗi ở đầu bức thư, email trang trọng

I would like to express my regret. (Tôi muốn nhấn mạnh sự hối tiếc của mình)

I apologize wholeheartedly/ unreservedly. (Tôi toàn tâm toàn ý muốn xin lỗi)

Lời​ xin lỗi ở cuối bức thư, email trang trọng

Sincerely apologies (Lời xin lỗi chân thành)

Please accept my/ our sincere apologies. (Làm ơn chấp nhận lời xin lỗi chân thành của tôi/ chúng tôi)

Please accept my/ our humblest apologies. (Làm ơn chấp nhận lời xin lỗi bé nhỏ của tôi/ chúng tôi)

Cử chỉ đi cùng lời xin lỗi

Giao tiếp bằng mắt (nhìn vào mắt người đối diện và nói xin lỗi)

Lấy một tay che trước miệng sau khi gây lỗi

Đặt một tay vào trái tim khi bạn nói xin lỗi

Mở to mắt và miệng để thể hiện sự nuối tiếc

Khi lời nói là chưa đủ

Mang một tách café hoặc trà nóng

Gửi lời xin lỗi qua tin nhắn

Tiếng lóng khi nói xin lỗi

My bad – Là tại tớ (phổ biến với thiếu niên)

Oops, sorry. – Xin lỗi (giọng chế nhạo, mỉa mai)

Cách nói Cảm ơn trong tiếng Anh – Thank you!

Khi nhận được 1 sự giúp đỡ nào đó dù là nhỏ nhất bạn cũng nên nói cảm ơn sẽ cực kỳ hữu ích trong nhiều trường hợp. Văn hóa cảm ơn&xin lỗi cũng được nhắc nhỏ nhiều trên các kênh truyền thông, mạng xã hội. Đừng ngại ngần nói những lời cảm ơn này vì bạn thực sự chẳng mất gì nhưng người nghe sẽ rất vui.

Trong tiếng Anh thường có 4 cách nói cảm ơn cơ bản

Thanks! Cảm ơn thân mật

Thank you! Cảm ơn anh/chị

Thanks very much! Cảm ơn rất nhiều

Thank you very much! Cảm ơn anh/chị rất nhiều

Cách nói Cảm ơn trong tiếng Anh – Thanks you!

Được khá nhiều người sử dụng, ngoài ra cũng còn rất nhiều mẫu câu khác nhau để tỏ lòng biết ơn thông qua cách nói thân mật hoặc trang trọng hơn mà bạn có thể tham khảo sau đây:

Cheers (Cảm ơn thân mật)

Thank you very much (Cám ơn bạn rất nhiều -Cách nói trang trọng hơn)

I really appreciate it (Tôi thực sự rất trân trọng nó)

You’ve made my day (Cấu trúc to make one’s day có nghĩa là làm cho ai đó thực sự hạnh phúc, sung sướng)

How thoughtful (Bạn thật chu đáo)

You shouldn’t have (Bạn không cần làm vậy đâu – Cách nói khiêm tốn)

That’s so kind of you (Bạn thật tốt với tôi)

I am most grateful (Tôi thực sự rất biết ơn vì điều này)

We would like to express our gratitude (Chúng tôi muốn bày tỏ sự biết ơn tới …)

Thank you, without your support, I wouldn’t have been able to +Verb (Nếu không có sự giúp đỡ của bạn, tôi không thể….)

Thank you, I really enjoyed the gift (Cảm ơn, mình thật sự rất thích món quà)

There are no words to show my appreciation! (Không một lời nói nào có thể diễn tả hết lòng biết ơn của tôi)

Thanks a million for…! (Cảm ơn hàng triệu lần vì…..)

How can I show how grateful I am for what you did? (Làm sao để nói cho bạn biết lòng biết ơn của tôi vì những gì bạn đã làm?)

Những câu cảm ơn hay nhất trong ngày sinh nhật nên tham khảo

Những câu nói cảm ơn chân thành nhất tặng mọi người trong ngày sinh nhật là tổng hợp những câu nói đơn giản gửi tặng mọi người xung quanh bạn. Những câu nói cảm ơn chân thành nhất như là mộ món quà nhỏ nhưng vô cùng ý nghĩa gửi tặng đến những người thân, bạn bè, đồng nghiệp.. của bạn. Nhận được từ ai đó lời cảm ơn, chúng ta đều vui vẻ và thấy mình có ích với cuộc đời. Vì vậy, đừng tiếc rẻ khi cảm ơn ai đó đã giúp bạn, dù là việc nhỏ nhất.

3. Con cảm ơn cha mẹ đã yêu thương và đón nhận nhau. Con cảm ơn cha mẹ đã vì nhau và vì tình yêu của nhau để tạo nên con.

4. Con cảm ơn mẹ đã mang nặng con 9 tháng 10 ngày để con được nên vóc nên hình. Con cảm ơn cha đã luôn ở bên mẹ để yêu thương và chăm sóc mẹ suốt những tháng ngày vất vả.

6. Con cảm ơn cha đã đưa mẹ đến trạm xá để con không phải nằm giữa vườn rau hoặc trong sọt rác như những hài nhi bất hạnh khác. Con cảm ơn mẹ đã bọc con trong tã êm, quấn con trong khăn ấm.

7. Con cảm ơn ông bà, cô dì đã ẵm bồng con, cười đùa với con.

8. Con cảm ơn mẹ đã cho con bú bằng dòng sữa ấm áp ngọt ngào của mẹ thay vì bú bình để vóc dáng mẹ đẹp hơn, mẹ rảnh tay hơn. Con cảm ơn mẹ đã hát ru con bằng những câu ca dao ngọt ngào.

11. Con cảm ơn cha mẹ đã một nắng hai sương, vất vả tần tảo để con được đến trường thay vì phải đi bán vé số, đi đánh giày, hay bị người ta bẻ lọi tay để đi ăn mày thiên hạ.

13. Con cảm ơn cha đã dạy cho con biết lễ nghĩa phải trái, biết ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Con cảm ơn mẹ đã dạy con biết rửa chén, quét nhà, biết khâu lại một nếp áo đã sờn, biết nấu một bữa cơm gia đình. Con cảm ơn cha vì những lằn roi khiến con không còn dám trốn học. Con cảm ơn mẹ vì những lời răn bảo để biết lễ phép hiếu kính với ông bà.

14. Con cảm ơn cha mẹ đã dạy con biết đứng dậy và đi lên bằng đôi chân của mình. Dù chậm nhưng con sẽ không bao giờ còn sợ đối mặt với khó khăn, thất bại, với cả những cám dỗ của cuộc đời.

Làm sao để nói lời cảm ơn và xin lỗi chân thành bằng tiếng Anh? Cẩm nang học tiếng anh, Học tiếng anh

Đăng bởi Uyên Vũ

Tags: biểu đạt cảm xúc, CẢM ƠN, cảm ơn bằng Tiếng Anh, nói sorry, thank you, tiếng Anh, tiếng anh giao tiếp, XIN LỖI, xin lỗi bằng tiếng Anh

Bài Văn Mẫu Suy Nghĩ Về Lời Xin Lỗi Và Cảm Ơn Lớp 12 Tuyển Chọn, Hay,

Trong giao tiếp, chúng ta thường xuyên sử dụng lời cảm ơn và lời xin lỗi, thế nhưng ý nghĩa của chúng không phải ai cũng hiểu hết. Bài văn mẫu suy nghĩ về lời xin lỗi và cảm ơn không chỉ đưa ra những gợi ý cho bài viết của các bạn mà còn cung cấp thêm những hiểu biết về ý nghĩa của lời cảm ơn, xin lỗi cũng như việc sử dụng chúng trong những trường hợp cụ thể. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

Đề bài: Suy nghĩ về lời xin lỗi và cảm ơn

Phần 1: Dàn ý suy nghĩ về lời xin lỗi và cảm ơn

Phần 2: Bài văn mẫu Suy nghĩ về lời xin lỗi và cảm ơn

Bài làm:

Trong xã hội công nghệ hóa, hiện đại hóa với tốc độ chóng mặt như ngày nay, con người dường như bị hạn chế giao tiếp với nhau. Mỗi cá nhân chú trọng vào việc xây dựng hình ảnh trên mạng xã hội nhiều hơn những phương thức ứng xử thường nhật trong đời sống thực. Chính vì vậy, việc nói lời cảm ơn hay xin lỗi ngày càng giảm thiểu tần suất xuất hiện, tuy đây là những câu nói giản đơn và cơ bản nhất mà bất kì đứa trẻ nào cũng nằm lòng.

Lời cảm ơn là lời thể hiện sự biết ơn, quý trong dành cho những người đã giúp đỡ khi ta gặp khó khăn, hoặc đơn giản hơn, lời cảm ơn được thốt ra khi ta nhận được sự tự tế từ đối phương. Không ai tiếc một lời cảm ơn khi được phục vụ một cách chu toàn từ người bồi bàn. Lời cảm ơn kèm nụ cười thân thiện thể hiện bạn là người có học vấn, hòa đồng, vui vẻ và biết trân trọng người khác. Lời xin lỗi là sự nuối tiếc, thừa nhận sai lầm và mong muốn sửa chữa lỗi lầm khi ta vô tình mắc lỗi. Lời xin lỗi khi làm cha mẹ buồn, xin lỗi khi vô tình làm rơi đồ của người khác,… có khả năng làm dịu đi cơn nóng giận, giải tỏa những hiểu lầm không đáng có. Bản thân chúng ta khi bị làm khó chịu cũng xứng đáng nhận được một lời xin lỗi. Như vậy, cảm ơn là xin lỗi là những câu nói đơn giản nhất, dễ nói nhất, phản ánh văn hóa giao tiếp, trình độ tư duy của mỗi cá thể và làm con người ngày thêm gắn kết. Tuy nhiên, ngày càng ít những lời cảm ơn và xin lỗi được nói ra trong những cuộc hội thoại hàng ngày.

Trên thực tế có thể thấy một cách dễ dàng, con người ngày càng ít nói cảm ơn khi được giúp đỡ hay nói xin lỗi khi phạm sai lầm. Trong số chúng ta, còn được bao nhiêu người nói cảm ơn khi nhận tiền thừa từ những người bán hàng, cúi đầu cảm ơn khi hoàn thành một chuyến xe an toàn, thoải mái. Lời cảm ơn chân thành xuất phát từ đáy lòng không đòi hỏi phải ở trong hoàn cảnh thanh cao, mĩ miều. Cũng không còn nhiều người biết nói lời xin lỗi khi lỡ va quệt vào người tham gia giao thông, thay vào đó là những lời mắng chửi thậm tệ như “không biết đi à”, “mắt để ở đâu mà không biết nhường đường”. Xin lỗi từ những điều nhỏ nhặt không làm chúng ta “mất giá”, đó là cách ứng xử tối cơ bản của những người lịch thiệp, hòa giải mọi khúc mắc và hiểu lầm, gắn kết con người với con người.

Một sự thật đáng buồn rằng văn hóa xin lỗi và văn hóa cảm ơn của người Việt Nam ngày càng có chiều hướng đi xuống. Giới trẻ không có phản xạ cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác, điều này có thể dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy khi các bạn trẻ giao tiếp với những người bán hàng. Họ thường có suy nghĩ rằng, họ bỏ tiền ra để mua dịch vụ, vì thế, người bán hàng cần cảm ơn họ nhưng họ không cần thiết nói cảm ơn. Suy nghĩ sai lệch này chắc hẳn đã và đang được tư duy bởi phần lớn công dân hiện nay. Tương tự như vậy, người lớn – tấm gương của những mầm non dân tộc, lại rất hiếm khi xin lỗi khi mắc sai lầm. Bậc cha mẹ cho rằng họ không có trách nhiệm phải xin lỗi con cái cho dù họ trách mắng con trẻ sai hay phạm sai lầm trước mặt con trẻ. Chính những hành động ấy tác động vào tiềm thức của trẻ em một lối sống và hành vi tiêu cực. Thậm chí, có những trường hợp cha mẹ ra đường với con nhỏ ngồi sau vẫn sẵn sàng mắng nhiếc, cãi nhau khi gặp sự cố. Con trẻ chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ, nên dường như sự suy đồi văn hóa cảm ơn và xin lỗi đã bắt nguồn, tồn tại từ những thế hệ đi trước.

Nguyên nhân của tình trạng này một phần được đổ lỗi do sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Con người dành quá nhiều thời gian cho những thiết bị điện tử hiện đại, cho smartphone, cho ipad, cho laptop… Thay vì ra đường gặp gỡ và tăng cường khả năng giao tiếp, hầu hết mọi người lựa chọn ở nhà, nói chuyện với bạn bè qua tin nhắn, điện thoại. Bản tính con người từ đó bớt thiện lương hơn do ít được đặt trong tình huống giao tiếp trực diện. Những lời xin lỗi, cảm ơn không còn có cơ hội được thể hiện chức năng khi qua khoảng cách màn hình, ta không thể biết đối phương đang làm gì bên kia, xung quanh họ có những ai, họ bình phẩm về ta như thế nào. Nhân tính con người thay đổi theo guồng xoay phát triển của thời đại công nghệ. Hơn nữa, phải thừa nhận một điều rằng, từ trước tới nay, việc giáo dục chuẩn mực ứng xử ít được quan tâm. Các bậc phụ huynh dành thời gian đi kiếm tiền nhiều hơn là dạy dỗ con trẻ cách cư xử sao cho phải phép. Những lớp kĩ năng sống chỉ phần nào khỏa lấp được sự thiếu thốn về mặt giáo dục nhân cách, tuy nhiên, cũng không phải đứa trẻ nào cũng được uốn nắn, bài bản trong môi trường chuyên nghiệp như vậy. Việc không nói lời cảm ơn hay xin lỗi cũng không gây ảnh hưởng ngay lập tức và trực tiếp đến các mối quan hệ nên con người có chiều hướng xao nhãng, bỏ qua dễ dàng, dẫn đến con người không có thói quen nói xin lỗi và cảm ơn trong những tình huống cần thiết. Tồi tệ hơn, có những trường hợp bị giáo dục cách ứng xử tiêu cực để tránh bị xâm phạm, lâu dần sẽ tạo thành bức tường thành ngăn cách với thế giới, thui chột khả năng giao tiếp và ứng xử của cá nhân đó. Hai từ cảm ơn và xin lỗi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có quá nhiều lý do để ngăn cản chúng ta nói ra. Vì “ngại”, vì “tại sao phải xin lỗi”, “sao phải cảm ơn”, vì “bình thường tôi không cần nói cảm ơn”, chung quy lại là vì ý thức. Tác động ngoại lai sẽ không thể ảnh hưởng nếu chúng ta là những người có bản lĩnh vững vàng và có ý thức duy trì những thói quen tốt đẹp, như việc nói lời xin lỗi, cảm ơn.

Cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ khiến cuộc sống thêm hòa nhã, đơn giản. Những cuộc cãi vã không đáng có đều có thể ngăn chặn ngay từ đầu bằng lời xin lỗi chân thành. Những sự quan tâm và yêu thương càng nhân lên gấp bội nếu được lời cảm ơn nuôi dưỡng. Ngược lại, việc “tiết kiệm” lời cảm ơn và xin lỗi đang ngày càng để lại những hậu quả mà chúng ta có thể nhìn thấy hằng ngày. Nhân cách con người không được cải thiện, trẻ em không biết quý trọng những gì chúng đang được thụ hưởng, người lớn gây cho mình cảm giác bất mãn khi buộc phải nói lời xin lỗi, những việc tốt đáng được cảm ơn lại trở thành sự hiển nhiên không đáng được tôn trọng,… Những bài học lý thuyết sáo rỗng trong sách Giáo dục công dân niên đại mười năm có lẽ hoàn toàn không có giá trị nếu không được áp dụng vào thực tế đời sống ngay trước mắt. Những bài viết hô hào từ những cá nhân có tầm ảnh hưởng hoàn toàn phi thực tế nếu chính bản thân mỗi chúng ta không có ý định tiếp thu và vận dụng. Nguyên nhân do chúng ta gây ra, hậu quả cũng do chúng ta hứng chịu. Có những câu cảm ơn không thốt ra lời, cũng có những câu xin lỗi mà cả đời cũng chẳng có cơ hội nói được một lần.

Ngay từ khi con nhỏ, việc giáo dục con trẻ về tác dụng của lời xin lỗi và cảm ơn là rất quan trọng. Chúng ta đã và đang làm rất tốt điều này. Hầu hết mọi đứa trẻ đều thuộc làu các bài dạy cảm ơn và xin lỗi, vậy tại sao người lớn lại không thực hiện được điều đó? Nói cảm ơn khi được giúp đỡ, bày tỏ tấm lòng biết ơn và làm gương cho con cháu. Xin lỗi khi mắc sai lầm, đặc biệt là xin lỗi trẻ em khi bạn hành xử chưa đúng mực với chúng không chỉ dạy cách xin lỗi mà còn khiến chúng có cảm giác được tôn trọng, từ đó trẻ em cũng biết cách tôn trọng người khác. Bản thân chúng ta cũng vậy, cần dần dần dẹp bỏ cái tôi cá nhân để trở thành cá thể cộng đồng. Nói lời cảm ơn và xin lỗi không khiến chúng ta mất mát điều gì, vậy hãy “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, vừa khiến tâm trạng phấn chấn, thanh bình, vừa khiến người đối diện thoải mái, dễ chịu, gia tăng mối quan hệ xã hội và nâng cao vị trí, khẳng định giá trị bản thân. Muốn được đối xử tốt, trước hết hãy đối xử tốt với tất cả mọi người.

https://thuthuat.taimienphi.vn/suy-nghi-ve-loi-xin-loi-va-cam-on-45295n.aspx Cảm ơn và xin lỗi, những điều tưởng như nhỏ bé, không đáng phải suy nghĩ lại khiến con người ta băn khoăn, trăn trở. Liệu một mối quan hệ bạn bè lâu năm khăng khít phút chốc tan biến chỉ vì thiếu đi lời xin lỗi, có đáng hay không? Liệu một nụ cười tươi rói của bác xe ôm tần tảo, vất vả có xứng đáng để ta nói lời cảm ơn chân thành? Cuộc sống không đong đếm bằng số tiền trong ví, số kiến thức đồ sộ hay bộ quần áo đắt tiền. Giá trị thực tại nằm ở chỗ, bản thân ta là người như thế nào.

Bài viết liên quan

Stt Suy Ngẫm Về Lời Xin Lỗi Và Những Câu Xin Lỗi Chân Thành Nhất

Trong một vài gia đình, “làm ơn” được ví như một từ có phép màu, nhưng trong gia đinh tôi đó là từ “xin lỗi”

Xin lỗi vì những lời nói, hành động dù vô tình hay cố ý tôi đã làm tổn thương đến bạn hay bất cứ ai.

Một lời xin lỗi cứng nhắc là một sự xúc phạm thứ hai..

Bên bị thương không muốn được bồi thường vì đã bị đối xử không đúng

Mà anh ta muốn được chữa lành bởi vì anh ta đã bị tổn thương

Xin lỗi vì nhiều lúc tôi không giúp được bạn và về những điều tôi muốn mà không dám làm…

Lời xin lỗi là chất keo siêu kết dính của cuộc sốngNó có thể hàn gắn bất cứ điều gì

Xin lỗi – một thói quen rất tuyệt vọng – hiếm khi được chữa lành. Lời xin lỗi cũng chỉ là sự ích kỷ cho những sai lầm

Nguyên tắc tốt trong cuộc sống là không bao giờ phải xin lỗi. Quyền công dân không muốn lời xin lỗi, và sự sai trái lấy đi lợi ích đích thực của họ

Xin lỗi vì những ích kỷ, những vụng về, những hiểu lầm của tôi đã làm phiền đến bạn.

Đừng bao giờ hủy hoại lời xin lỗi bằng một cái cớ

Hối hận thật sự là không chỉ hối tiếc về hậu quả, mà còn là sự hối tiếc về nguyên nhân gây ra nó

Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn im lặng

Cho dù phát sinh mâu thuẫn với bất cứ ai, cố gắng giải quyết trong vòng 24h, càng để lâu sự việc sẽ càng khó giải thích. Một lời xin lỗi không chứng minh bạn đã sai. Nó thể hiện sự ứng xử thông minh của bạn

Xin lỗi cho những lời hứa tôi đã không thể nào thực hiện, dẫu rằng biết sẽ làm cho ai đó thấy thất vọng…

Xin lỗi bản thân vì đôi lúc, chính mình khiến mình đau khổ và nghĩ xấu về người khác..

Xin lỗi vì tôi đã cố gắng mà vẫn chưa làm được nhiều điều tốt đẹp cho cuộc đời và cho xã hội

Xin lỗi vì tôi đã làm cho nhiều người thất vọng, hụt hẫng, mệt mỏi…

Xin lỗi vì tôi đã quá khác, quá thay đổi, vì đã không thể làm khác được… Xin lỗi tất cả mọi người!

Em xin lỗi, có lẽ anh đang trách em đã che giấu sự thật suốt một năm dài. Cho đến khi anh tự mình tìm ra sự thật ấy, nó lại trở thành một cú sốc quá lớn phải không anh?

Em thực sự xin lỗi! Xin lỗi anh vì dù đã cố gắng, nhưng em cũng sẽ không thể nào thay thế được những điều mà em muốn thay đổi. Xin lỗi anh vì em đã phí hoài tình cảm của anh suốt những năm tháng qua.

Em xin nhận lấy tất cả lỗi lầm về em, dù thật sự đó không là lỗi của cá nhân em. Con người luôn cố gắng để tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình mà, và vì em cũng thế nên em đã mắc sai lầm ấy.

Sự lựa chọn của anh lúc đó cho đến bây giờ anh vẫn còn dây dứt, ân hận và đau khổ. Anh ngàn lần xin lỗi em. Anh biết giờ em vẫn còn hận anh lắm. Nhưng em hãy nhớ rằng anh vẫn mãi yêu em, tình cảm anh dành cho em không bao giờ thay đổi.

Xin lỗi em, mong em tìm được hạnh phúc thực sự và đừng bao giờ viển vông nghĩ rằng, em có thể chinh phục được trái tim mọi gã đàn ông. Đơn giản là, em hãy tự chăm lo cho bản thân mình, tự biến người đàn ông ấy thành của riêng mình, nhé em!

Nếu có thể tránh những điều đã xảy ra thì anh sẽ làm nhưng anh không thể. Vì vậy, cho anh xin lỗi nhé.

Em là người con gái tốt nhất mà anh đã gặp. Em hãy tha thứ cho kẻ ngốc ngếch này nhé. Anh không thể sống thiếu em em ak.

Nếu anh có thể, anh sẽ lấy lại tất cả những gì anh đã làm tổn thương em. Nhưng anh không thể, làm ơn hãy chấp nhận lời xin lỗi của anh nhé!”

Em là người dẫn đường cho anh. Nhưng khi em tức giận, anh như người mất phương hướng. vì vậy em hãy chấp nhận lời xin lỗi này và tha thứ cho anh đi!

Hãy để cuộc sống của chúng ta trở về đúng quỹ đạo của nó đi em và chấp nhận lời xin lỗi của anh nhé

Cái tính ích kỷ và tự kiêu của anh đã làm em phải buồn… Anh đã rất hối hận vì không thể nói lời xin lỗi em ngay lúc đó.Hãy tha thứ cho anh em nhé vì em là cuộc sống của anh mà, em biết điều đó phải không? Anh yêu em!

Lời kết: Đừng ngần ngại nhận lỗi và nói câu xin lỗi để người khác cảm nhận được sự chân thành của bạn, họ sẽ không tiếc tha thứ và trao đi yêu thương từ đầu.