Top 8 # Xem Nhiều Nhất Lời Hay Ý Đẹp Về Nhân Quả Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Altimofoundation.com

Top 8 Câu Nói Lời Hay Ý Đẹp Về Luật Nhân Quả Nên Nhớ

Đã có bao giờ ta tự hỏi rằng “Liệu nhân quả có thật sự tồn tại trong cuộc đời này?”. Nhân và quả là hai khái niệm luôn đi song song với nhau, nếu nhân được xem là hạt giống thì quả chính là những bông trái từ hạt giống ấy.

Để có hoa thơm, trái ngọt thì người gieo trồng hạt phải thật sự cần mẫn, tìm tòi và quy luật của cuộc sống cũng luân hồi như vậy, và đó chính là luật nhân quả.

Để giải đáp một cách chi tiết hơn cho câu hỏi mở đầu, Lời hay ý đẹp hôm nay xin mời quý vị độc giả đến với những câu nói lời hay ý đẹp về nhân quả đầy sâu sắc sau đây.

1. “Sống ở đời Có vay có trả Luật nhân quả Không bỏ sót một ai!”

Mọi sự đều tuân theo một cách biến chuyển chung mà ta chắc hẳn ít nhất đã được nghe qua một lần trong đời, đó là “Luật nhân quả”. Gọi là luật vì nếu ta phạm phải những điều không tốt đều sẽ nhận lại kết quả tương ứng với hành động của mình. Bốn câu thơ trên là lời khẳng định sắt thép về nhân quả báo ứng trong đời thực để rồi ta khi quyết định làm một điều gì đó, hãy nên cân nhắc, suy nghĩ kĩ càng.

2. Mỗi chúng ta chắc chắn đều từng mong ước về cuộc sống mai sau sẽ hạnh phúc, sẽ ấm no và câu danh ngôn sau như là lời khích lệ đúng nhất “Tương lai được mua bằng hiện tại”. Thật vậy, sống ở đời, ta nên hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, cố gắng nỗ lực hết sức, luôn hoàn thành thật tốt công việc của bản thân và đừng chùn bước trước mọi khó khăn thì hãy tin sẽ có một ngày, ta sẽ nhận được lại những điều may mắn, xứng đáng với kết quả bản thân đã bỏ ra.

3. Xã hội ngày càng phát triển, song bên cạnh đó, ta vẫn thấy được những mảnh đời bất hạnh, kém may mắn.

“Người ta làm việc thiện Là để giúp chúng sinh Nhưng một phần trong đó Cũng là giúp chính mình”

Trong lúc đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và khi Chính phủ đưa ra lệnh cách ly toàn xã hội. May mắn thay, trong dòng tin tức căng thẳng mỗi ngày, ta được thấy, được nghe về hình ảnh của những bạn sinh viên trẻ ngành Y, dù chưa ra trường nhưng đã hạ quyết tâm tình nguyện tham gia hỗ trợ vào công tác y tế.

Hành động của các bạn ấy rất đáng khích lệ, không chỉ giúp cho đất nước ngày một vươn lên khỏi khó khăn còn là giúp chính mình có thêm hành trang, kỷ niệm quý báu trong cuộc đời. Nhờ những tấm lòng đó, ta mong rằng tất cả công dân Việt Nam một ngày không xa sẽ lại vui tươi, chào hỏi, đông đúc gặp gỡ nhau như trước đây.

4. “Ở hiền thì gặp lành” – câu nói tuy đơn giản nhưng khắc sâu vào tâm trí người đọc. “Ở hiền” ở đây không phải là bạn phải quá hiền lành, nhẫn nhịn chịu sự ức hiếp, ràng buộc của người khác mà là sống một cách đúng đắn, chính chắn không hổ thẹn với lòng. Sống tốt ắt hẳn ta sẽ thấy yêu đời, tươi vui hơn và mỗi sự việc diễn ra ta tự tin đối mặt thì đó chính là những điều “lành” đẹp nhất.

6. “Những người nông cạn tin vào may mắn. Những người mạnh mẽ tin vào nhân quả8. “Đã mang lấy nghiệp vào thân Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa” “.

Tại sao tin vào may mắn lại gọi là nông cạn. Đó chính là bởi vì may mắn không phải sẽ đến với ta cả đời. Có thể ta nhìn nhận một sự việc nào đó là nhờ vận may nhưng nó không phải là tất cả. Đừng vì ỷ lại vào may mắn mà chán nản, bỏ cuộc, không biết phấn đấu vì sẽ có một ngày, may mắn sẽ không có nữa và bạn nhận ra bản thân đã sai lầm.

Khi đã đang phải gánh lấy hậu quả tương ứng, đừng bao giờ than thân trách phận vì đó là những gì bạn đã làm nên. Thay vào đó, hãy biết sống tốt hơn, thay đổi bản thân theo hướng tích cực để bù lại những điều xấu bản thân gieo nên. Có vậy, cuộc sống mới có ý nghĩa được.

Với 8 câu danh ngôn, lời hay ý đẹp về nhân quả bên trên, lời hay ý đẹp hy vọng đã mang đến cho bạn một bài viết ấn tượng để bạn có thể suy ngẫm, chia sẻ và cho nhau lời khuyên để góp phần xây dựng cuộc sống hạnh phúc hơn.

Tổng hợp lời hay ý đẹp xem nhiều trong tuần

Lời Phật Dạy Về Nhân Quả Đẹp, Xấu, Giàu, Nghèo Của Phụ Nữ

Theo quan điểm nhà Phật, chuyện gì xảy ra ở đời cũng đều có nhân duyên của nó. Chuyện liên quan đến tướng mạo đẹp – xấu, giàu – nghèo của con người cũng vậy.

>>Những lời Phật dạy sâu sắc

Ai sinh ra cũng đều mong muốn mình giàu có, đẹp đẽ, khả ái chứ chẳng ai muốn mình nghèo khổ, xấu xí, khiếm khuyết cả. Song, không phải cứ mong là được, ở đời này, ngoài những người có dung mạo đẹp thì cũng gần như có từng ấy người không được ưa nhìn, hay nhiều khiếm khuyết. Hãy cùng nghe Đức Phật dạy về nhân quả đẹp, xấu, giàu, nghèo của phụ nữ bên dưới.

Chuyện cô nữ tu ngoại đạo Sundarī và kỹ nữ Ciñcā-māṇavikā có sắc đẹp tuyệt trần nhưng lại mang thân phận thấp hèn, hạ liệt; và cả hai đều bị chết thảm, người thì bị giết rồi bị chôn trong đống rác, người thì bị đất rút với quả báo địa ngục. Hai sự kiện ấy đã dấy sinh trong lòng hoàng hậu Mallikā không biết bao nhiêu là câu hỏi, về nhân quả đời này, đời kia cũng như sự “bí mật” của nghiệp!

Hôm kia, bà cùng với chừng một trăm thị nữ mang theo lễ phẩm đến Kỳ Viên cúng dường đức Phật và Tăng chúng; sau đó, bà xin được đảnh lễ, hầu Phật rồi thưa rằng:

– Bạch đức Thế Tôn! Hôm nay cho đệ tử được hỏi về những điểm giống nhau, khác nhau, liên hệ đến sự đẹp, xấu, giàu, nghèo, sang, hèn của tất thảy nữ nhân trên đời này?

– Cứ hỏi đi, này Mallikā! Đức Phật đáp – Có phải hoàng hậu muốn hỏi về nhân, về quả, về duyên, về báo; mà từ đó, phát sinh những dị, đồng sai khác như trên của nghiệp?

– Thưa vâng, bạch đức Thế Tôn!

Đức Phật và hoàng hậu Mallika. (Ảnh minh họa: mettapage.org)

Rồi những câu hỏi của hoàng hậu Mallikā được đúc kết, tóm tắt lại như sau:

1. Thứ nhất là do nhân gì, do duyên gì mà trên thế gian này có một số phụ nữ hình dáng xấu xí, ngũ quan xiên lệch, da dẻ sần sùi, khô cằn; tỏa mùi hôi khó chịu, lại còn sống đời nghèo nàn, đói khổ trong thân phận tôi đòi, thấp hèn, hạ liệt làm cho ai cũng muốn tránh xa, không muốn gần gũi?

2. Thứ hai, do nhân gì, do duyên gì mà có hạng phụ nữ tuy xấu xí như trên nhưng lại sống đời phú quý, có danh vọng, có địa vị cao sang, lộc tài phú túc, cháu con cùng kẻ hầu người hạ đông vui, thịnh mãn?

3. Thứ ba, do nhân gì, duyên gì mà có hạng phụ nữ có ngũ quan cân đối thẩm mỹ, duyên dáng; nhan sắc vô cùng xinh đẹp, da dẻ trắng ngà lại tỏa mùi thơm, đi đến đâu ai cũng trầm trồ, tán thán, chiêm ngưỡng; nhưng lại sống đời nghèo khó, thiếu cơm, thiếu áo, chẳng có của cải tài sản gì, chẳng có địa vị, danh tiếng gì trong xã hội?

4. Thứ tư, do nhân gì, do duyên gì mà có số phụ nữ hầu như toàn diện về ngũ quan, dung nghi và sắc đẹp mỹ lệ như trên; lại còn sống đời phú quý vinh hoa, toàn mãn về của cải tài sản, toàn mãn về lộc tài, toàn mãn về địa vị, danh vọng, chồng con, nô bộc, thường được thế gian tôn thờ, trọng vọng và chiêm ngưỡng!

Bạch đức Thế Tôn! Vậy là có bốn hạng phụ nữ như vậy trên đời này, xin đức Đạo sư từ bi vén mở bức màn tối tăm đang che phủ tâm trí của đệ tử, để gỡ rối tất thảy mọi hoài nghi thắc mắc cho đệ tử.

Sau khi nghe xong, đức Đạo sư thuyết giảng rằng:

– Này hoàng hậu Mallikā! Tóm tắt, vậy là có bốn hạng phụ nữ. Hạng thứ nhất, xấu xí, đói nghèo và bất hạnh. Hạng thứ hai, tuy xấu xí nhưng lại phú quý và vinh hoa. Hạng thứ ba, tuy có dung sắc xinh đẹp, mỹ lệ nhưng lại bất hạnh, đói nghèo. Và hạng thứ tư, vừa có dung sắc xinh đẹp, mỹ lệ vừa được sống trong phú quý, vinh hoa! Như Lai tóm tắt như vậy có đúng không, này Mallikā?

– Thưa vâng! Bạch đức Tôn sư!

– Hãy nghe đây, này Mallikā! Hãy nghe và hãy khéo chú tâm, thọ trì, Như Lai sẽ nói đây!

Trên thế gian này có hạng người phụ nữ tính tình nóng nảy, sân nộ bất thường, dễ dàng nổi cơn lôi đình khi có ai xâm phạm đến, dù chỉ là việc nhỏ mọn, vụn vặt. Một chút gì đó đụng đến “cái ta” của họ, họ liền tức khắc biểu hiện sự không hài lòng; thế là cơn nóng giận, sự dữ dằn bộc phát ngay, thường gây thù chuốc oán với người khác.

Không những thế, hạng người nữ này không có đức tin với thiện pháp, không hoan hỷ tạo phước điền, không bao giờ bố thí cơm, nước, hoa quả, thuốc men, vật thơm, dầu thoa, nhu cầu phương tiện, vải vóc, y phục, đèn dầu, chỗ ở, chỗ nằm, ngồi… đến chư sa-môn, bà-la-môn hay cho người đói khổ. Ngoài ra, tính tình họ thường hay đố kỵ, ganh tỵ đối với những người có của cải tài sản; đem tâm tị hiềm với sự làm phước của người khác; ganh tị với những người có nhiều lợi lộc, người được quần chúng cung kính, mến mộ; và họ còn làm nhiều việc sái quấy, xấu ác khác nữa. Số phụ nữ này sau khi thân hoại mạng chung, bị nhiều quả báo đau khổ trong bốn ác đạo, nếu do ảnh hưởng một phước lành nào đó trong quá khứ, được tái sanh trở lại làm người thì sẽ rơi vào trường hợp hạng phụ nữ thứ nhất: Vừa xấu xí, đói nghèo vừa sống đời hạ liệt, bất hạnh – này Mallikā!

– Đệ tử nghe rõ rồi!

– Này Mallikā! Trong thế gian này, hạng phụ nữ có tính tình hung hãn, dữ dằn, dễ dàng nổi cơn thịnh nộ như trường hợp thứ nhất; nhưng họ lại có đức tin, có tâm tạo phước điền, biết bố thí vật thực, y phục đến cho sa-môn, bà-la-môn hay những kẻ cơ cực, đói nghèo. Hạng nữ này còn có những đức tính tốt khác nữa, là họ không có tâm đố kỵ với những người nhiều lợi lộc; không ganh tỵ với những người được tán dương, khen ngợi, không tị hiềm đối với những người được sự cung kính, cúng dường. Ngoài ra, họ còn làm được nhiều việc đúng đắn, lành tốt khác nữa. Hạng phụ nữ này, sau khi lâm chung thường được sinh vào những cảnh giới tốt đẹp; tuy nhiên, nếu sinh trở lại làm người thì sẽ rơi vào trường hợp thứ hai: Tuy thân sắc xấu xí nhưng lại được cao sang, phú quý, này Mallikā!

– Đệ tử lãnh hội rồi, bạch đức Tôn sư!

– Trên thế gian này có hạng phụ nữ không có hoặc ít có tâm sân hận, luôn dịu dàng, từ hòa, mát mẻ, thần sắc luôn phấn chấn, tươi vui. Nếu có ai lỡ nói lời khó nghe, đụng chạm, xúc phạm đến họ, họ cũng không bất bình, không giận dữ, không phẫn nộ; chẳng bao giờ hiềm hận ai, chẳng gây thù chuốc oán với ai. Tuy nhiên, họ không có đức tin, không có tâm tạo phước điền, không bố thí vật thực, y phục, chỗ ở đến các hàng sa-môn, bà-la-môn hay những người cơ hàn, đói khổ! Đã thế, họ lại có tâm đố kỵ với người nhiều lợi lộc; ganh tỵ với những người được sự tán dương khen ngợi, được sự thương yêu, quý mến, cung kính cúng dường của người khác; đồng thời họ còn có những hành động sai quấy, xấu ác khác nữa. Hạng phụ nữ này sau khi chết, nếu như tái sanh trở lại làm người thì họ rơi vào trường hợp thứ ba: Có dung nhan vô cùng xinh đẹp nhưng lại sống đời tối tăm, đói nghèo, bất hạnh, này Mallikā!

– Đệ tử biết nhân, biết quả rồi, bạch đức Đạo sư!

– Trên thế gian này, có số phụ nữ không có hoặc ít có tâm sân hận, luôn dịu dàng, từ ái, mát mẻ, thần sắc luôn phấn chấn, tươi vui như hạng người thứ ba ở trên; họ còn có đức tin, có tâm tạo phước điền, biết bố thí vật thực, y phục đến cho sa-môn, bà-la-môn hay những kẻ cơ cực, đói nghèo. Hạng phụ này lại còn có những đức tính tốt khác nữa, là họ không có tâm đố kỵ với những người nhiều lợi lộc; không ganh tị với những người được tán dương, khen ngợi; không tị hiềm đối với những người được sự cung kính, cúng dường. Ngoài ra, họ còn làm được nhiều việc đúng đắn, lành tốt khác nữa. Hạng phụ nữ này sau khi lâm chung thường sanh vào những cảnh giới tốt đẹp; nếu sinh trở lại làm người thì họ rơi vào trường hợp thứ tư: Có dung sắc vô cùng mỹ lệ mà phước báu về tài sản, danh vọng, địa vị, chồng con, nô bộc thảy đều toàn mãn; được mọi người cung kính, quý trọng, này Mallikā!

Đối với mỗi người phụ nữ, nhân khác nhau đưa đến quả khác nhau. Ảnh minh họa

Sau khi giảng giải, phân tích rõ nhân quả của bốn hạng phụ nữ trên đời, đức Thế Tôn kết luận như sau:

1. Do tính tình nóng nảy hay giận dữ, nhiều sân hận, dễ chuốc oán, sinh thù, mặt mày luôn cau có, bẳn gắt: Chính chúng là nhân, là duyên, tạo nên hạnh nghiệp, sinh ra quả báo có khuôn mặt xấu xí, ngũ quan xiêng lệch, da dẻ sần sùi, tỏa mùi hôi khó chịu, khó nhìn, khó ưa, này Mallikā!

2. Do không có đức tin, không có giữ giới, không biết bố thí: Đó chính là nhân, là duyên, là hạnh nghiệp đưa đến quả báo có đời sống cơ cực, đói khổ, thiếu cơm, rách áo, này Mallikā!

3. Do có tâm đố kỵ, ganh ghét, tị hiềm đối với những người có địa vị, danh vọng, tài sản: Đó chính là nhân, là duyên, là hạnh nghiệp đưa đến quả báo thấp hèn trong thân phận nô bộc, thị tỳ, nô lệ, dâm nữ… là thang bậc hạ liệt nhất trong xã hội, này Mallikā!

4. Do ít có tâm sân hận, luôn dịu dàng, từ hòa, mát mẻ, thần sắc luôn phấn chấn, tươi vui: Đó chính là nhân, là duyên, là hạnh nghiệp đưa đến quả báo có sắc thân xinh đẹp, da dẻ mịn màng, tỏa mùi thơm, ngũ quan cân đối, tuyệt mỹ như là hiện thân tiên nữ trên đời này vậy, này Mallikā!

5. Do có đức tin, có tâm tạo phước điền, biết bố thí vật thực, y phục đến cho sa-môn, bà-la-môn hay những kẻ cơ cực, đói nghèo: Đó chính là nhân, là duyên, là hạnh nghiệp tốt lành cho quả báo giàu sang, phú túc, thịnh mãn lộc tài, này Mallikā!

6. Do không có tâm đố kỵ với những người nhiều lợi lộc; không ganh tỵ với những người được tán dương, khen ngợi; không tị hiềm đối với những người được sự cung kính, cúng dường; ngoài ra, họ còn làm được nhiều việc đúng đắn, lành tốt khác nữa: Đó chính là nhân, là duyên, là hạnh nghiệp đưa đến quả báo cao sang, đạt địa vị, danh vọng tối thắng mà thế gian ai cũng kính trọng, tôn quý!

Đấy chính là sáu nhân, sáu duyên, sáu hành nghiệp đưa đến sáu quả báo, sáu hoàn cảnh với ngũ quan, dung sắc, tài lộc, địa vị, danh vọng khác nhau, này Mallikā!

Sau khi lắng nghe đức Phật thuyết giảng xong, bà chánh hậu bèn cung kính thưa rằng:

– Theo như sự phân tích, giảng giải cặn kẽ, chu đáo, hoàn hảo vừa rồi của đức Thế Tôn, đệ tử đã nắm rõ, đã biết chắc, đã tường minh ba nhân quả xấu nên loại trừ, ba nhân quả tốt nên hành theo. Vậy để lợi lạc, tấn hóa lâu dài cho đệ tử về sau, đệ tử xin phát nguyện dưới chân đức Thế Tôn rằng:

“Từ rày về sau, đệ tử nguyện chừa bỏ tính tình nóng nảy, hay giận dữ, nhiều sân hận, dễ chuốc oán, sinh thù, mặt mày luôn cau có, bẳn gắt; phải lập tâm tu tập ít có tâm sân hận, luôn dịu dàng, từ hòa, mát mẻ, thần sắc luôn phấn chấn, tươi vui để có được sắc đẹp mỹ toàn hơn kiếp này nữa!

Từ rày về sau, đệ tử nguyện chừa bỏ tâm bủn xỉn, keo kiệt, rít róng; sống đời đầy đủ đức tin, có tâm tạo phước điền, biết bố thí vật thực, y phục đến cho sa-môn, bà-la- môn hay những kẻ cơ cực, đói nghèo để hưởng được giàu sang, mỹ toàn về của cải, tài sản hơn cả kiếp này nữa!

Từ rày về sau, đệ tử nguyện không đố kỵ với người nhiều lợi lộc; không ganh ghét, tị hiềm đối với những người được sự tán dương khen ngợi; còn hơn thế nữa, đệ tử sẽ kính trọng họ, hoan hỷ với họ để mai sau đệ tử sẽ được danh vọng và địa vị sang cả trong các cảnh giới hơn thế này nữa!

Kính bạch đức Thế Tôn! Trong quốc độ này tất cả những phụ nữ thuộc nhiều dòng tộc khác nhau, như bà-la-môn, hoàng tộc, chiến sĩ, thương gia thì đệ tử là người có địa vị cao quý đặc biệt hơn tất cả những người phụ nữ ấy. Những người phụ nữ ấy đều dưới quyền cai quản của đệ tử, do nhân thế nào, duyên như thế nào, đệ tử không còn một mảy may nghi ngờ gì nữa! Ngay chính trường hợp của hai cô gái có sắc đẹp tuyệt trần, đều có cái chết thảm, thân cận với nhóm tu sĩ hạ liệt, thân phận thấp hèn, đệ tử cũng hiểu nhân và duyên của họ rồi!

Kính bạch đức Thế Tôn! Đệ tử vô cùng hoan hỷ bởi lời dạy cao quý, quá sức rõ ràng của ngài! Kính xin đức Đạo sư chứng minh cho đệ tử một lần nữa, là một người cận sự nữ có đức tin trong sạch, thường xuyên hộ độ Tăng-già từ nay cho đến trọn đời”.

Minh Đức Triều Tâm Ảnh

4 Lời Phật Dạy Về Nhân Quả: Khai Ngộ Nhân Sinh

4 lời Phật dạy về nhân quả, người thân cận nhất cũng có ngày rời xa bạn. Chỉ cần có tương ngộ, tất sẽ có chia ly. Đây chính là nguyên lý biến hóa của vạn vật, của tự nhiên.

4 lời Phật dạy về nhân quả

Ở đời, có sinh thì tất có tử

4 lời Phật dạy về nhân quả, sinh tử vốn là hai chuyện lớn của đời người. Bản năng của con người là tham sống sợ chết, tuy nhiên đây chỉ là cái bản năng động vật, chưa vượt qua được thì chẳng thể giác ngộ cõi Niết Bàn. Có tham sống đến mấy thì cũng không thể trường thọ, cũng như có sợ chết đến mấy rồi thì cũng đến lúc phải chết đi. Làm người, nhất định phải hiểu được đạo lý này. Sinh là cái nhân của tử. Có nhân tất có quả.

Ấn Độ xưa lưu truyền câu chuyện như thế này: Có một nhà nọ chết mất đứa con trai. Người mẹ vô cùng đau khổ, vội vàng tìm đến trước mặt Phật Cồ Đàm cầu xin Người giúp hồi sinh đứa trẻ. Đức Phật đồng ý, với điều kiện là người mẹ này tìm được một gia đình chưa từng có người chết đi.

Người mẹ mừng rỡ, ngay lập tức chạy Đông chạy Tây để kiếm tìm một gia đình như vậy. Bà tìm rất lâu, rất lâu rồi sau đó, giác ngộ được hàm ý trong lời nói của Phật, người mẹ ấy dừng lại. Sau này, người mẹ quay về quy y cửa Phật. Bà nhận ra chuyện sinh tử vốn là cái lẽ tất nhiên của cuộc đời, là hiện thực mà không ai có thể thay đổi được.

Tăng Quảng Hiền Văn từng nói: “Thuốc chữa được bệnh chưa sâu, rượu sao khuây nổi nỗi sầu thấm xương.” Bệnh tật lớn nhất trong đời một con người chính là bệnh sinh bệnh tử. Đối mặt với sự sống và cái chết, tốt nhất chúng ta nên học cách chấp nhận hiện thực thì mới có thể giảm nhẹ khổ đau. Giữa sinh và tử, ta chỉ có thể tìm và xóa bỏ được nguyên nhân nỗi khổ thì mới có thể thoát được luân hồi sinh tử.

Ở đời, có phú quý thì phải có bần hàn

4 lời Phật dạy về nhân quả, dù ở kiếp này bạn có giàu sang phú quý thì kiếp sau cũng sẽ gặp nghèo gặp khổ. Cho dù bạn có tiết kiệm, tích lũy từng đồng thì cũng sẽ tới một ngày rơi vào cảnh mất trắng tất cả. Đây là bởi, không có thứ vật chất nào tồn tại mãi mãi. Người không hiểu được đạo lý này thì sẽ chỉ biết chuốc khổ vào thân.

Ông cha ta vẫn dạy: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.” Hôm nay bạn là người giàu có, nhưng tiền tài của bạn cũng sẽ chẳng thuộc về bạn mãi. Con cháu bạn cũng không thể cứ giàu có, thịnh vượng chẳng tàn. Thế giới này không có điều gì là bất biến. Thứ duy nhất bất biến chính là vạn sự đều sẽ biến hóa. Vì vậy, có giàu thì cũng sẽ có nghèo, có nghèo thì cũng sẽ có giàu. Nếu hôm nay bạn bần cùng khốn khó, thì bạn sẽ có ngày ấm no đầy đủ.

Câu chuyện hạt cải và lời Phật dạy về sống chết – Nhẹ nhàng mà sâu lắng!

Ở đời, có hợp tất sẽ có tan

4 lời Phật dạy về nhân quả, người thân cận nhất cũng sẽ có ngày rời xa bạn. Chỉ cần có tương ngộ, tất sẽ có chia ly. Đây chính là nguyên lý biến hóa của vạn vật, là quy luật của tự nhiên. Nếu không muốn phải nếm trải nỗi khổ chia xa, thì ngay từ đầu đừng nên gặp gỡ.

Cho dù là cha mẹ, anh em hay vợ chồng con cái, đến một thời điểm cũng ai rồi cũng sẽ phải rời bỏ bạn. Và chính bạn, cũng sẽ phải rời bỏ người khác. Chúng ta không nên sầu thảm vì phải nói lời tạm biệt, mà nên biết trân trọng khoảng thời gian đẹp đẽ bên nhau. Biết quý trọng những gì bạn có thì khi mất đi sẽ chẳng biết buồn đau, hối hận. Vạn sự tùy duyên, tự do tự tại.

Ở đời, lúc trẻ khỏe rồi sẽ đến lúc già nua.

4 lời Phật dạy về nhân quả, hôm nay bạn có thể là người thiếu niên tráng kiện, dương quang mỹ mão. Nhưng năm tháng qua đi, cơ thể sẽ ngày một xuống cấp, ngày bạn trở nên già nua xấu xí rồi cũng đến. Đừng nên coi thường những người già cả, cũng đừng ỷ rằng bản thân đương độ thiếu thời mà cao ngạo. Bởi ai rồi cũng sẽ phải gặp gỡ tuổi già.

Đạo lý mà câu nói này muốn truyền tải đến cho chúng sinh đó là không nên suy nghĩ tiêu cực mà nên học được cách tích cực đối diện với nhân sinh biến hóa. Song, cũng đừng ngây thơ mà cho rằng cuộc sống này sẽ không tổn thương bạn. Hãy học cách sống tùy duyên mà trí huệ.

Lời Phật Dạy Về Kinh Nhân Quả Ba Đời

Thuở xưa, có người đến hỏi một vị Thiền sư: “Bậc tu hành đã ngộ lý Chân Không, có lạc vào vòng nhân quả đặng?”. Thiền sư đáp: “Bậc đại tu hành chẳng lạc vào vòng nhân quả”.

Vì câu trả lời này mà khiến cho Thiền sư phải đọa làm kiếp chồn năm trăm năm, sau gặp ngài Bá Trượng mới được giải thoát.

Cũng do câu chuyện trên đây, nên các vị cổ đức khuyên người học Phật, trước tiên phải duyệt các kinh nói về nhân qủa tội phước, chú trọng phần giới hạnh, cùng hiểu biết sự luân hồi trong ba cõi sáu đường, sau mới nghiên cứu qua kinh cao. Nếu trái thứ tự, bước đầu tiên đọc những kinh như: Kim Cang, Pháp Bảo Đàn…nếu không phải là người có nhiều căn lành, tất dễ sinh lòng khinh mạn và lạc vào lối chấp không? Thật ra, nhân qủa không phải là chuyện thấp nhỏ, vì từ chúng sinh đọa tam đồ cho đến chư Phật thành Chính Giác đều không ngoài nhân quả. Do sự kiện trên bút giả mới phiên dịch quyển kinh nàỵ

Vì kinh nhân quả nói tóm tắt không mấy trang nên bút giả lại phụ thêm một ít câu chuyện tạm gọi là “Nhân quả luân hồi tạp lục”.

Về việc luân hồi nhân quả ở Việt Nam ta cũng có nhiều, tiếc vì không ai ghi chép thành sách, nên tản mác đi. Vì thế, bút giả đành tìm dịch các câu chuyện bên Trung Hoa, và những việc này đều có thật. Cái thông bệnh của người tu Phật, là hay luận huyền nói diệu, mà việc thường nhỏ lại ít khi làm được. Nhớ lại hồi xưa sư cụ Khánh Hòa còn tại thế, có một Phật tử hỏi về đạo lý “vô thỉ vô chung”. Sư Cụ mỉm cười đáp: “Hỏi chi xa vời vậy? Gắng ăn chay và niệm Phật cho đều đều là tốt lắm rồi!”, Đại để, người đã lăn lội trong nhiều giáo điển, lại không muốn nói diệu huyền mà chỉ chú trọng đến sự thật hành thông thường, là như thế.

Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là bước đầu của đạo, và mẹ của tất cả công đức”. Mong những vị hữu duyên, khi xem đến quyển sách này, bắt đầu tu niệm tin có linh hồn ma quỷ, đến tin có tội phước báo ứng, việc chuyển kiếp luân hồi, cũng sự linh hiển của Phật Pháp. Do đó, lần lượt tiếp tục xem những kinh cao hơn. Chừng ấy, lẽ không không sắc sắc, đường thị thị phi phi, sẽ hỏi Phật đà mà tỉnh ngộ.

Một hôm, Tôn giả A Nan Đà, ở trên hội Linh Sơn cùng với một ngàn hai trăm năm mươi đại Tỳ Kheo câu hội.

Khi ấy A Nan Đà Tôn giả, chắp tay đảnh lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng, rồi quỳ xuống thưa thỉnh đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn rằng:

– Bạch Thế Tôn! Đến thời mạt pháp, tất cả chúng sinh ở cõi Nam Diêm Phù Đề, nhiều kẻ sinh niệm chẳng lành, không kính Tam Bảo, không trọng cha mẹ, không có tam cang. Năm giềng rối loạn, nghèo khó, thấp hèn, sáu căn chẳng đủ, trọn ngày sát sinh hại mạng cho đến nghèo giàu sang hèn không đồng nhau. Do nhân duyên qủa báo gì khiến nên như thế?

Cúi xin đức Thế Tôn từ bi, vì chúng con giải thích mọi sự việc.

Phật bảo A Nan cùng các đại đệ tử: Lành thay! Lành thay! Các ông hãy lắng nghe! Ta sẽ vì các ông mà giải thích rành rẽ”.

Tất cả nam nữ ở thế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nhân duyên từ đời trước mà cảm qủa báo.

Cho nên tất cả chúng sinh, trước phải hiếu kính cha mẹ, kế đó phải tin trọng ngôi Tam Bảo, thứ ba nên bỏ giới sát mà phóng sinh, và thứ tư cần ăn chay bố thí mới có thể gieo giống ruộng phước về sau.

Phật liền nói bài kệ nhân quả rằng:

Thiện nam, tín nữ nghe ta nói: Suy nhớ kinh Nhân Quả ba đời Nhân quả ba đời việc chẳng nhỏ, Phật nói lời Phật chớ chê khinh.

1. Đời nay làm quan do nhân gì? Kiếp trước vàng ròng thếp tượng Phật Đời nay hưởng phước bởi nhân xưa Đai vàng, áo tía, cầu nơi Phật. Vàng trang nghiêm Phật, trang nghiêm mình. Làm đẹp Như Lai, đẹp từ thân. Đừng bảo làm quan là chuyện dễ, Không tu phước ấy đến từ đâu?

45. Rắn cắn cọp ăn do nhân gì? Kiếp trước gây oan tạo đối đầu. Muôn việc mình làm lại mình chịu Thọ khổ địa ngục oán trách ai? Đừng nói nhân qủa người không thấy. Xa trả con cháu, gần trả mình.

46. Chỉ nhìn trước mắt người hưởng phước. Sẽ tin bố thí với trì trai. Kiếp trước tu nhân nay hưởng quả. Đời nầy tu tích để về sau. Nếu ai hủy báng kinh Nhân Quả Kiếp sau đọa lạc mất thân người. Kẻ nào thọ trì kinh Nhân Quả. Chư Phật, Bồ Tát đều chứng minh. Kẻ nào biên chép kinh Nhân Quả, Truyền đời tu học đạo nhà hưng. Ai mà mang đội kinh Nhân Quả, Tai hung hoạnh họa chẳng vào thân. Nếu người giản nói kinh nhân qủa Đời đời kiếp kiếp được thông minh Kẻ nào đề xướng kinh Nhân Quả Đời sau người thấy sinh cung kính. Người nào ấn tống kinh Nhân Quả. Kiếp sau sẽ được thân Đế Vương. Theo Kinh Nhân Quả hỏi đời trước. Chính sự thọ hưởng của đời nay. Theo Kinh Nhân Quả hỏi đời sau. Chính sự gây nhân của kiếp này, Nếu như nhân quả không cảm ứng, Do đâu Mục Liên cứu được mẹ? Người nào tin sâu kinh Nhân Quả. Đồng sinh Tây phương cõi Cực Lạc. Nhân quả ba đời nói không hết. Thiên long chẳng bỏ ý người lành. Nên ngôi Tam Bảo ruộng phước lớn, Nhân tu tuy một, hưởng muôn ngàn. Gởi kho bền chắc không hư mất, Nhiều đời thọ dụng phước vô cùng. Muốn biết nhân đời trước, Xem sự hưởng đời nay, Muốn biết quả đời sau, Xem việc làm kiếp này.