Top 9 # Xem Nhiều Nhất Châm Ngôn Về Quân Tử Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Altimofoundation.com

Danh Ngôn Về Quân Tử

2. 11 Câu Nói Nổi Tiếng Kinh Điển Của TÀO THÁO Có Giá Trị Lưu Truyền Ngàn Đời

3. Status hay & những câu nói ý nghĩa, sâu sắc nhất của Quan Doãn Tử.

6. Ta tin rằng mình đã trót tỏ tình bằng một giọng nói, một ánh mắt, hoặc một cái chạm tay nhẹ nhàng.

11. Lời nói và việc làm của người quân tử thì phù hợp với chuẩn tắc trung dung, còn kẻ tiểu nhân thì phản lại trung dung.

14. Đời vua Châu Kỉnh Vương, Đức Khổng Tử qua kinh đô nhà Châu học Lễ, nghe nói có Đức Lão Tử tại đó, liền đến xin ra mắt và hỏi Đức Lão Tử về Lễ.

15. Tiên Hiệp Kiếm Hiệp Ngôn Tình Truyện Teen Đô Thị Quân Sự Lịch Sử Xuyên Không Truyện Ma Trinh Thám Huyền Huyễn Khoa Huyễn Dị Giới Võng Du Truyện Ngắn Truyện Cười Tiểu Thuyết Review.

19. ” Danh ngôn hay về cách đối nhân xử thế trong gia đình, công việc 21, Chẳng bao giờ xảy ra chuyện ta yêu mà người con gái không hề hay biết – ta tin rằng mình đã tỏ tình một cách rõ ràng bằng một giọng nói, một ánh mắt, một cái chạm tay nhẹ nhàng.

24. 07/01/2020 · CUỘC SỐNG TV là kênh chia sẻ những video gần gũi trong cuộc sống của chúng ta thường ngày như những chuyến đi du lịch, thăm quan những thắng cảnh đẹp.

28. Quyền thế lớn, không giữ lấy mãi Uy thế lớn, không bám lấy mãi.

30. Đọc truyện Trọng Sinh Chi Quân Tẩu chương mới nhất của tác giả Dạ Tử Vũ.

32. Không được bộc phát thích gái teen, không được ném mình vào gái ế.

34. Khổng Tử 38, Câu nói như tên bắn, không nên bắn bậy, đã lọt vào tai ai khó mà lấy lại.

35. Đây là bộ sưu tập những di ngôn của danh nhân cổ, danh nhân thời kỳ Xuân Thu với rất nhiều những nhà tư tưởng, triết học lỗi lạc với những triết lý rất sâu sắc về con người, về tề gia, trị quốc, bình thiên hạ… Di ngôn của các vị vẫn được lưu truyền đời.

37. Danh ngôn về con người, xã hội Mỗi câu danh ngôn đều mang trong nó tính triết lý sâu sắc về cuộc sống.

40. Tổng hợp danh ngôn về tính cách hay nhất, những quan điểm của những người nổi tiếng về tính cách, những câu nói về tính cách hay nhất.

41. Những câu tục ngữ hay về học tập, các câu châm ngôn về học tập, các câu ca dao tục ngữ về học tập, những câu danh ngôn về học tập đã cho thấy người xưa và nay đều rất đề cao việc học tập.

42. Hán học danh ngôn, Những câu danh ngôn, những lời vàng ngọc của tiền nhân thể hiện chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng Nho gia và Đạo gia, giúp ta thấu hiểu lẽ sống, thấu hiểu sự đời, tu dưỡng bản thân.

46. – Khổng Tử – – Tham khảo tin bài Người quân tử cầu ở mình, kẻ tiểu nhân cầu ở người hay nhất.

47. Danh ngôn hay Tương lai có rất nhiều tên: Với kẻ yếu, nó là Điều không thể đạt được.

Danh Ngôn Người Quân Tử

2. Lời dạy của Khổng Tử- Cách sống, làm người

3. ) Vì nguyên nhân của bản thân mà khiến người khác rơi vào nguy khốn, bậc quân tử ắt sẽ cùng chung hoạn nạn với người đó, làm sao có thể một mình mình sống được.

4. Kẻ tự cho mình là giỏi thì tai không còn được nghe lời hay lẽ thiệt nữa.

6. Nếu đời người là một cái cây, thì lập đức chính là thân cây, lập công là hoa quả, và lập ngôn là hạt.

7. Người quân tử coi trọng tiền tài của cải nhưng nhận phải đúng đạo lý.

11. Người khôn ngoan hỏi nguyên do lầm lỗi ở bản thân, kẻ dại khờ hỏi nguyên do ở người khác.

14. (Trước tiên ta phải tự rèn luyện bản thân thì ta mới tề chỉnh được gia đình, nếu làm được hai việc đó ta mới mong quản trị được việc nước, nếu làm.

19. Người quân tử dùng tri thức văn chương để tập hợp bạn bè, dùng sự giúp đỡ của bạn bè để bồi dưỡng nhân đức.

21. Người quân tử cầu ở mình, kẻ tiểu nhân cầu ở người.

22. Lời nói và việc làm của người quân tử thì phù hợp với chuẩn tắc trung dung, còn kẻ tiểu nhân thì phản lại trung dung.

24. (Danh ngôn phương Đông) Cần đặt bổn phận lên trên hết, chỉ đặt thành quả thu được đứng thứ hai.

28. Trong “Luận ngữ” của Khổng Tử có đoạn vua Nghiêu nói”: “Quân tử huệ nhi bất phí, lao nhi bất oán, dục nhi bất tham, thái nhi bất kiêu, uy nhi bất mãnh”, ý rằng người quân tử ban ơn mà không hao tổn, khổ cực mà không oán hận, mong muốn mà không tham lam, thư thái mà.

30. Đa tình tự cổ nan di hận Dĩ hận miên miên bất tuyệt kỳ Mỹ nhân tự cổ như danh tướng Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu Người đẹp từ xưa như tướng giỏi.

33. Danh ngôn về Đối nhân xử thế Bạn hãy yêu tự do hơn tất cả và làm điều thiện ở bất cứ nơi nào có thể.

36. (Khổng Tử) (Người quân tử thấy xấu hổ khi lời nói vượt quá việc làm) 43.

39. Vả lại, người quân tử gặp thời thì xe ngựa nghinh ngang, không gặp thời thì tay vịn nón lá mà đi chơn không.

43. Xin giới thiệu đến các bạn độc giả những câu danh ngôn tâm hồn, những quan điểm về đời sống nội tâm hay nhất.

Cảnh Giới Của Bậc Quân Tử: Người Quân Tử Có 9 Điều Nên Lo Nghĩ

Tục ngữ có câu: “Ninh đắc tội quân tử, bất đắc tội tiểu nhân” tạm dịch: Thà đắc tội với người quân tử không nên đắc tội với kẻ tiểu nhân. Tại sao lại nói như vậy? Bởi kẻ tiểu nhân lòng dạ hẹp hòi, luôn đố kị với người khác, còn bậc quân tử khoan dung rộng lượng, luôn biết nhún nhường, nhẫn nhịn, lấy thiện mà đãi người.

Từ xa xưa cảnh giới của bậc quân tử luôn là điều mà người đời mong muốn truy cầu. Như thế nào mới được coi là cảnh giới của bậc quân tử? Nho gia xưa thường đưa ra những định nghĩa về “bậc quân tử” và “người tiểu nhân”, ví dụ: ” Cận quân tử, viễn tiểu nhân”, ýnghĩa là:Nếu một người muốn đạt tới cảnh giới của bậc quân tử, nên tránh xa thói hư tật xấu của kẻ tiểu nhân .

Trong ” Thuyết văn giải tự” (cuốn từ điển từ nguyên chữ Hán đầu tiên, cũng là cuốn từ điển đầu tiên sắp xếp các chữ Hán theo bộ thủ của tác giả Hứa Thận) có viết: ” Quân, tôn dã” (Nghĩa là: Quân là để chỉ người được tôn kính). Chữ “君” (Quân) được ghép thành từ hai chữ “尹” (Doãn) và chữ “口”(Khẩu). Chữ “尹” (Doãn) có nghĩa là trị sự, chữ “口”(Khẩu) nghĩa là từ miệng phát ra mệnh lệnh. Kết hợp lại thành từ “君” (Quân), có nghĩa là: Công bố mệnh lệnh, cai trị quốc gia. Nghĩa gốc của từ “Quân” nghĩa là “Quân chủ”, chỉ người thống trị cao nhất của một đất nước.

Ý nghĩa ban đầu của từ “Quân tử” là “Quân chi tử” (nghĩa là con của bậc quân chủ). Vào thời nhà Chu, khi vua Chu phân đất phong hầu, lập nên các nước chư hầu, người đứng đầu các nước đó được gọi là quân vương, con của những bậc quân vương đó được gọi là “Quân tử”. Từ trước thời nhà Chu, chữ “Quân tử” dùng gọi chung những người có địa vị cao quý.

Vào thời Xuân Thu, “Quân tử” là danh từ gọi chung các bậc sĩ phu. Người làm quan được gọi là quân tử, còn người dân bình thường thì gọi là tiểu nhân.

Đức Khổng Tử cho rằng “bậc quân tử” là hàm nghĩa chỉ những người có đạo đức. Theo quan điểm của Nho gia, “quân tử” không chỉ đơn thuần là chỉ những người có địa vị cao quý, những bậc sĩ phu. Quân tử là người “” là để chỉ những người đã rũ bỏ những ràng buộc đối với tiền tài và địa vị, là cảnh giới làm người Có những biểu hiện của một bậc thánh nhân, là người có nhiều tiêu chuẩn của lễ nghĩa“, là người có phẩm chất đạo đức cao thượng. Trong trường hợp này hàm ý chân chính của “bậc quân tử “bần hàn mà vui vẻ, có đầy đủ những lễ nghi cần có”.

Trong phần Hiền Vấn, Khổng Tử nói: ” Quân tử đạo giả tam, ngã vô năng yên: nhân giả bất ưu, tri giả bất hoặc, dũng giả bất cụ “. Tạm dịch : Đạo quân tử có ba điều mà ta chẳng làm được một. Người nhân không lo buồn, kẻ trí không nghi hoặc, người dũng không sợ hãi.

Như vậy, theo Khổng Tử, bậc quân tử trước tiên là một người nhân từ, đồng thời cần có “trí” và “dũng”.

Trong Luận Ngữ – Dương Hóa, Tử Lộ viết: ” Quân tử thượng dũng hồ” . Khổng Tử viết: ” Quân tử nghĩa dĩ vi thượng. Quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo” .

Khổng Tử đáp: ” Tạm dịch: Tử Lộ thỉnh hỏi Đức Khổng Tử: ” Người quân tử trọng nghĩa lý hơn hết. Người quân tử chỉ dũng cảm mà không hợp nghĩa lý thì làm loạn, kẻ tiểu nhân chỉ dũng cảm mà không hợp nghĩa lý thì làm trộm cướp”. Người quân tử có trọng dũng không ?”.

Phú dữ quý, thị nhân chi sở dục dã; bất dĩ kì đạo đắc chi, bất xử dã. Bần dữ tiện, thị nhân chi sở ác dã; bất dĩ kì đạo đắc chi, bất khứ dã. Quân tử khứ nhân, ác hồ thành danh? Quân tử vô chung thực chi gian vi nhân, tạo thứ tất vu thị, điên phái tất vu th

Tạm dịch:Khổng Tử nói: Giàu sang và phú quý thì ai cũng thích, nhưng không dùng nhân nghĩa đạo đức mà đạt được nó thì không nên chọn làm. Nghèo và thấp hèn thì không ai thích. Nếu không dùng nhân nghĩa đạo đức để thoát nghèo hèn thì không nên làm. Người quân tử bỏ mất điều nhân nghĩa đạo đức để làm việc sao có thể được gọi là người quân tử? Người quân tử không làm trái điều nhân nghĩa đạo đức dù chỉ trong khoảng cách một bữa ăn. Dù vội vã cấp thiết cũng không như vậy, dù phải khốn cùng phiêu dạt cũng không rời xa đạo nhân.

Trong Lễ Ký – Khúc lễ thượng có viết: ” Phu lễ giả, sở dĩ định thân sơ, quyết hiềm nghi, biệt đồng dị, minh thị phi dã”.

Người giữ lễ là người có thể xác định được thân hay sơ, giải quyết được hiềm nghi, phân biệt được giống và khác, rõ ràng được đúng và sai.

Theo lễ mà nói, người quân tử không thể tùy tiện hành động để lấy lòng người khác, cũng không thể nói những việc mình không thể làm. Theo Lễ Ký, làm việc không được lạm dụng vượt quá thân phận của mình, không được xúc phạm coi thường người khác, cũng không nên tùy tiện kết giao thân thiết với người khác.

Tu dưỡng đức tính của bản thân, hành xử nói lời phải biết giữ lấy lời. Đây chính là phẩm hạnh đạo đức tốt đẹp cần có của người quân tử. Hành (làm việc) hợp với trung tín, ngôn (lời nói) hợp nhân nghĩa mới là điều đích thực của lễ nghĩa.

Ở vào mọi thời khắc, trong lòng người quân tử đều phải có chữ ” Kính “, vẻ bề ngoài phải lễ độ, trang nghiêm, dáng vẻ có đôi chút đăm chiêu, thái độ nói chuyện yên ổn tốt lành, nói những lời hợp lý lẽ.

Người quân tử chú ý lễ tiết nhưng lễ tiết cũng cần thuận theo từng sự việc thích hợp mà có chiểu theo cho phù hợp. Người quân tử cẩn trọng, dè dặt, ở trường hợp nào sẽ có dáng vẻ phù hợp với trường hợp đó.

Trong Lễ Ký – Khúc lễ thượng có viết: ” Quân tử cung kính tỗn tiết thối nhượng dĩ minh lễ”, nghĩa là: Người quân tử cần có tinh thần kính cẩn, kiềm chế và nhượng bộ trong sự lễ độ của bản thân.

4. Người quân tử có 9 điều lo nghĩ

Quân tử hữu cửu tư: thị tư minh, thính tư thông, sắc tư ôn, mạo tư cung, ngôn tư trung, sự tư kính, nghi tư vấn, phẫn tư nan, kiến đắc tư nghĩa”.

Tạm dịch: Quân tử có 9 điều lo nghĩ:

Khi nhìn nhận cần suy xét xem có nên nhìn thông suốt hay không.

Khi nghe cần tự cân nhắc có nên nghe rõ hay không.

Cần tự xét xem thái độ, sắc mặt của bản thân mình có ôn hòa hay không.

Cần tự xét xem dung mạo của bản thân có khiêm tốn hay không.

Cần tự vấn xem trong lời nói của mình có đủ sự trung thực hay không.

Khi hành sự cần phải tự hỏi bản thân có cung kính, nghiêm túc hay không.

Khi gặp điều nghi vấn cần tự vấn bản thân có nên hỏi người khác hay không.

Khi phẫn uất, giận dữ cần phải tự hỏi mình có gây ra hậu họa gì không.

Khi đạt được lợi ích tiền tài cần tự vấn xem như vậy có phù hợp với nhân nghĩa hay không.

5. Ngũ nghi của bậc quân tử

Khi Lỗ Ai Công hỏi Khổng Tử về việc trị quốc, Khổng Tử trả lời rằng chỉ cần lần lượt áp dụng theo đạo của “Ngũ nghi” là đầy đủ. Cái gọi là “Ngũ nghi” chính là chỉ năm thứ bậc đặc thù của con người. Năm thứ bậc đó là: người thường, người trí thức, quân tử, người tài đức, thánh nhân.

Trong Khổng Tử gia ngữ – ngũ nghi giải, Khổng Tử viết: ” Sở vị quân tử giả, ngôn tất trung tín nhi tâm bất oán, nhân nghĩa tại thân nhi sắc vô phạt, tư lự thông minh nhi từ bất chuyên; đốc hành tín đạo, tự cường bất tức, du nhiên nhược tương khả việt nhi chung bất khả cập giả. Thử tắc quân tử dã”.

Tạm dịch: Khổng Tử nói: Cái gọi là người quân tử chính là người mà trong lời nói ra nhất định có trung có tín mà nội tâm không có oán hận, thân có nhân nghĩa đạo đức mà không biểu hiện khoe khoang, suy xét vấn đề thông minh sáng suốt mà lời nói uyển chuyển. Cố gắng thuận theo đạo nhân nghĩa thực hiện lý tưởng của mình, từ đó không ngừng cố gắng vươn lên. Dáng vẻ ung dung của họ dường như rất dễ dàng để đạt được, nhưng không thể đạt tới cảnh giới của họ. Người như vậy chính là người quân tử.

Câu Châm Ngôn Của Phật Tử

Câu Châm Ngôn Của Phật Tử

Chúng ta cùng nhau tụ họp về đây để nghiên cứu Phật Pháp, nhưng mọi người cũng không nên chấp trước vào Phật Pháp. Chúng ta nên quán sát mọi việc một cách khách quan và phân tích sự vật bằng trí huệ vốn có của mình. Đừng mê tín hay tin tưởng một cách mê muội, gượng gạo. Chúng ta cũng không nên nhận giặc làm con, lấy trái làm phải, đen trắng chẳng phân minh, thiện ác điên đảo. Điều quan trọng nhất là chúng ta nên làm người Phật tử chân chánh trong việc tìm cầu chân lý, chớ chẳng dùng thủ đoạn như người đui dẫn người mù, thôi miên dân chúng khiến họ tin theo một cách hồ đồ, rồi làm những việc thiện ác hỗn độn để nhầm lẫn về nhân quả. Người học Phật nên chú ý về điểm nầy.

Tại sao chúng ta cần phải học Phật Pháp? Có phải vì chúng ta có chỗ tham cầu chăng? Nếu người nào có tham cầu thời đừng nên học. Học Phật nhất định là phải loại bỏ lòng tham, nếu không thì sân, si sẽ dễ phát sanh. Một khi ta có lòng tham, lòng sân và lòng si sẽ phát sanh theo, như vậy thì khỏi bàn gì đến giới, định, huệ nữa.

Bởi tự tánh của chúng ta vốn đã là Phật, cho nên khi nghiên cứu học tập Phật Pháp, chúng ta không nên tham cho mau, tham được tự tại, hoặc tham có thần thông. Vì những sự theo đuổi đó đều trái ngược với đạo, khiến ta quên mất ý nghĩa chân thật của việc học Phật. Chúng ta vốn muốn xuất ly biển khổ, ra khỏi nhà lửa của tam giới và rời khổ được vui, mà lại tham cầu tức là càng học thì càng khổ thêm.

Lục Đại Tông Chỉ: Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ chính là câu châm ngôn của những người Phật tử. Nếu lúc nào, ở đâu chúng ta cũng có thể thực hành theo, tức chúng ta mới là người Phật tử thật sự hiểu rõ được Phật Pháp.

Nói đi nói lại gì, tôi cũng nói bấy nhiêu đạo lý đó thôi, tuy có vẻ rất cạn cợt đấy, nhưng quý vị cũng không dễ gì làm được đâu. Nếu quý vị làm được thì cũng sẽ sớm thành Phật. Nếu quý vị cung hành thực tiễn theo Lục Đại Tông Chỉ nầy mà không thành Phật, thì tôi sẽ ở mãi dưới địa ngục và không bao giờ thoát ra. Tôi tin tưởng và bảo đảm rằng: Người nào tu hành theo Lục Đại Tông Chỉ nầy, tương lai nhất định sẽ thành Phật.

Giảng ngày 20 tháng 5 năm 1985

Khai Thác Bảo Tàng Trong Tự Tánh

Từ nhiều năm qua cho đến bây giờ, đều chỉ là tôi nói cho quý vị nghe. Vậy bắt đầu từ nay trở đi, quý vị sẽ là người nói cho tôi nghe. Tại sao? Vì như vậy là dạy quý vị mỗi người biết khai thác vật bảo bối trong quặng mỏ trí huệ tự tánh của mình. Chúng ta đem các vật báu như vàng, bạc, kim cương, xa cừ, mã não, ngọc thạch… trong quặng mỏ ra để cho mọi người thưởng thức, như vậy mới công bình. Nếu không, rốt cuộc không ai biết được trong kho tàng của quý vị có những thứ bảo bối gì.

Kỳ giảng thuyết về kinh Niết Bàn nầy được gọi là Ban Nghiên Cứu Phật Pháp. Bất luận là người xuất gia hay tại gia, ai nấy đều nên tranh đua nhau để lên bục giảng trước.

Quý vị nên lấy việc nghiên cứu Phật Pháp, hoằng pháp, bố thí và việc phổ độ chúng sanh làm trách nhiệm của mình. Quý vị phải có tư tưởng như thế thì mới có tư cách làm người Phật tử.

Quý vị! Hiện quý vị có cơ hội tốt để nghiên cứu Phật Pháp như vậy, đây thật là ngàn năm khó gặp. Cho nên quý vị nên nắm lấy thời cơ, đừng để vuột mất cơ hội. Nếu không thì cũng như mình vào trong núi báu mà về tay không, đó là việc đáng tiếc lắm thay!

Quý vị hãy suy nghĩ đi, tới đâu mà có thể tìm được một đạo tràng thanh tịnh như vầy. Tôi dám nói là tìm khắp cả trên thế giới, e rằng tìm cũng không ra! Chúng ta may mắn đã gặp được, thì nên chuyên tâm nghiên cứu Phật Pháp, và tự phát huy tài ba của chính mình. Vậy tại sao khi đến giờ lên bục giảng, thì người nầy đẩy qua người kia, chứ không chịu lên trước? Thật là làm cho tôi thất vọng vô cùng.

Tôi đã từng nói, khi người thứ nhất giảng sắp xong, thì người thứ hai phải chuẩn bị đi lên. Như vậy mới không lãng phí thời gian. Ý tôi muốn huấn luyện cho quý vị có kinh nghiệm hoằng pháp, vì mỗi một cá nhân đều có đủ biện tài vô ngại. Như vậy chờ đến lúc quý vị chánh thức đi hoằng dương Phật Pháp, thì sẽ có cảnh “Thiên hoa loạn trụy, địa dũng kim liên,” tức là hoa trời rơi xuống, đất mọc sen vàng. Như thế quý vị mới đảm nhiệm được sứ mạng “tiếp tục huệ mạng” của Phật!

Đây gọi là: “Sư Phụ đưa đến cửa, tu hành do mỗi người.” Lúc tôi mới học Phật Pháp, không có ai chỉ dạy, không có ai khuyến khích, lại cũng không có ai đề bạt, nâng đỡ tôi cả. Cho nên tôi hy vọng quý vị sẽ tự lực tự cường, không ngừng tiến bước và đừng sanh tâm ỷ lại. Nếu như chuyện gì quý vị cũng có tâm lý ỷ lại vào Sư Phụ, quý vị sẽ vĩnh viễn không bao giờ được giải thoát.

Chúng ta học Phật Pháp, tức là học trí huệ chân chánh. Một khi đã có trí huệ rồi, chúng ta sẽ giải quyết tất cả vấn đề một cách dễ dàng. Bất luận làm công việc gì, chúng ta cũng có thể làm được một cách hoàn toàn mỹ mãn. Còn như chỉ dùng tâm ý thức để giải quyết vấn đề, chúng ta sẽ do dự và thiếu nghị lực để quyết đoán mọi việc. Vì thế dù làm chuyện gì, chúng ta tuyệt đối cũng không thể thành công được.

Muốn học được trí huệ chân chánh, trước hết là chúng ta phải đoạn dục. Làm sao để đoạn dục đây? Tức là không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ. Lục Đại tông chỉ nầy là Pháp bảo để đoạn dục, khiến cho quý vị thâu hoạch được trí huệ chân chánh. Lúc bấy giờ, đối với duyên khởi của vạn sự vạn vật, quý vị sẽ thân thuộc như lòng bàn tay mình, và biết phân tích rất là rõ ràng. Như vậy quý vị có thể phân biệt được phải trái, thiện ác và tuyệt đối không làm những chuyện điên đảo.

Giảng ngày 24 tháng 6 năm 1985

Tất cả các chữ Hoa đều có ý nghĩa và được cấu tạo theo những quy tắc nhất định. Mỗi chữ khi được tạo thành là đều có sự giải thích riêng của nó. Các văn tự Trung Hoa được cấu tạo theo sáu cách như: chỉ sự, tượng hình, hình thanh, hội ý, chuyển chú và giả tá.

Về Tượng hình: như chữ “mã” ngựa (馬 có bốn chân, chữ “lộc” hươu (鹿 thì bên trên có một chấm, còn chữ “dương” dê (羊 thì bên trên có hai chấm, vì chữ hươu và dê đều là biểu thị cho loài có sừng. Chữ “ngưu” trâu bò (牛 có nét phẩy bên trái, biểu thị cho cá tánh của loài trâu bò rất mạnh và thường cụng húc qua một bên. Cho nên mỗi chữ đều có ý nghĩa riêng của nó, và chúng ta cũng nên biết thêm về sáu cách cấu tạo chữ nầy. Ngoài ra cũng có lục nghệ, tức sáu nghề là: Lễ, nhạc, xạ, ngự, thơ, số. Ngài Khổng Tử có ba ngàn học trò, nhưng tinh thông lục nghệ thì chỉ có bảy mươi hai người. Lễ là lễ nghĩa; nhạc là âm nhạc; xạ là bắn cung và cũng bao gồm cả võ thuật; ngự là chỉ về cưỡi xe ngựa ở thời xưa, nhưng hiện nay là bao gồm cả lái xe, lái máy bay, lái tàu thủy… Thơ là phương pháp viết chữ, đại thể thì phân thành năm cách viết: triện, lệ, khải, hành, thảo. Số là số học, cho nên nói: “Tri mỗ số, thức mỗ danh,” người biết số học thì sẽ hiểu văn học.

Hiện nay người ta chế ra hỏa tiễn, phi đạn vốn phát minh từ trong ngành toán số. Như việc dùng điện não computer để điều khiển hỏa tiễn bay bao xa cũng đều không ngoài môn toán số.

Cho đến như âm nhạc, thì trong thời tụng niệm của Phật Giáo là thuộc về âm nhạc. Cho nên hễ ai đánh mõ có nhịp nhàng tiết tấu sẽ có công đức. Còn nếu người nào gõ mõ với tâm bực dọc, hoặc gõ quá lớn tiếng, hoặc gõ quá nhỏ thì sẽ có tội. Tán tụng cũng như là dùng âm nhạc để cúng dường Phật. Cho nên nếu một mặt cúng dường, một mặt lại giận hờn, quý vị nghĩ như thế Phật có hoan hỉ không? Dùng âm nhạc để cúng dường Phật vốn có rất nhiều công đức, nhưng khi phát giận quý vị không tán tụng được, mà lại còn dộng chuông gõ mõ loạn xạ cả lên, vậy tức là có tội rồi.

Tu hành là từ mỗi việc làm về mọi phương diện, không có nơi nào mà chẳng phải là nơi tu hành. Mà cũng không phải chỉ là ngồi thiền, hoặc lạy Phật mới là tu hành. Vì vậy ăn cơm, mặc áo, cho đến nhất cử, nhất động đều là tu hành cả. Tu hành tức là phải điều phục thân tâm. Điều thân là làm cho thân thể không sanh bệnh tật và giữ cho mình được khỏe mạnh. Nhưng cũng không phải là quá yêu quý nó: lạnh cũng không được, nóng cũng không được, khát cũng không được, đói cũng không được, không phải là quá nuông chiều cho thân xác. Chúng ta phải ra công kiềm chế để rèn luyện thân thể, chỉ cần không tổn hại nó là được rồi. Chứ không phải vì yêu quý thân thể mình như tấm gương dễ bể, không ai đụng đến được.

Trong các sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cũng nên tự rèn luyện lấy mình, vậy mới là tu hành. Đi đứng nằm ngồi, không lúc nào là không tu hành. Tu hành không có nghĩa là chỉ có hai thời tụng niệm sớm tối mới là tu hành. Mà lúc bình thường, nhất cử, nhất động, nhất ngôn, nhất hành, chúng ta đều nên hòa hợp với tiết tấu, phù hợp với qui tắc, bởi tự tánh trong mỗi chúng ta đều có “âm nhạc” cả. Chúng ta phải tu sao cho được tâm bình khí hòa, không sanh phiền não, không nhân, không ngã và không có vô minh. Nếu chúng ta ghen ghét người hiền tài, hoặc thích làm những chuyện viễn vông, hoặc tự vỗ ngực khoe tài để mình được danh tiếng, thì đó không phải là âm nhạc đâu. Nếu mỗi ngày chúng ta tu hành đúng pháp, thì đó mới là âm nhạc.

Tự mình tu cho được tâm bình khí hòa và rèn luyện tánh tình, vì chúng ta vốn không cần phải tìm kiếm âm nhạc ở bên ngoài. Bởi vì tâm chúng ta không hòa bình, cho nên phải giả mượn âm nhạc bên ngoài để tự thăng bằng lại.

Nếu t âm có thể bình hòa được thì lúc nào chúng ta cũng sẽ tràn đầy khí khái tốt lành, đó mới chính là “âm nhạc” chân thật đấy. Còn về lục nghệ: lễ, nhạc, xạ, ngự, thơ, số; sáu thứ nầy vốn đã bao gồm trong tự tánh của chúng ta rồi. Nếu trọn ngày chúng ta có thể không nói lời vô ích, không nghĩ điều vô vị và có thể tự điều phục tâm mình cho được bình thản, an ổn, không bị câu thúc, không vướng mắc chướng ngại, không nhân, không ngã, không phải không trái, thì quý vị nói đi, đó không là âm nhạc thì là cái gì?

Khi Khổng Tử ở nước Tề nghe nhạc Thiều, ông đã không biết gì đến mùi vị thịt trong ba tháng trời. Nếu quý vị hiểu được âm nhạc của tự tánh, đâu cần nói đến mùi thịt, mà ngay cả đến mùi nước, quý vị cũng không biết, hoặc có chua, ngọt, đắng, cay gì, quý vị cũng đều không biết luôn. Khi đó mới gọi là quý vị đã đạt đến cảnh giới “nhìn mà không thấy, nghe mà không nghe, ăn mà không biết mùi vị.” Quý vị nên chú ý: Chớ xem tự tánh của mình như bãi chiến trường để đấu tranh, nếu thế thì không phải là âm nhạc đâu.

chuavanphat.org