HTTL Việt Nam Juan – Chúa nhật 01/01/2012
SL
NĂM MỚI, SỐNG HẾT LÒNG NƯƠNG CẬY NƠI CHÚA
Châm ngôn 3:5-6
Năm mới người ta thường chúc nhau ‘lời chúc thành công’. Người xưa nói rằng, “muôn sự tại nhân, thành sự tại thiên’, nghĩa là mọi việc con người làm, nhưng thành công hay công là quyết định bởi Trời. Còn Kinh thánh, lời Đức Chúa Trời dạy người muốn sống thành công, phải là người vâng lời chỉ dạy của Ngài như sau:
“5. Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, Chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con; 6. Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, Thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con.”
1. Hãy hết lòng tin cậy Đức Giêhôva(5a).
“Tin cậy” nó gồm 2 hành động, ‘tin’ và ‘nương cậy’. Và sự nương cậy chỉ có khi nào niềm tin phải có trước đã.
Đứng trước sự chọn lựa 1 chàng trai trong nhiều người đem lòng yêu thương mình, để lấy làm chồng, người nữ sẽ quyết định trao trái tim mình cho người mà nàng tin; Có thể có nhiều lý do, nhưng 2 lý do quan trọng hơn hết mà nàng thường đặt ra, thứ nhất, người đó là người yêu mình thật lòng; thứ hai là người có năng lực để đảm bảo hạnh phúc gia đình sau ngày cưới. Cũng giống như vậy, ‘Tin’, có nghĩa là sự biết chắc, không chút nghi ngờ rằng Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng, tức là mọi điều Ngài có thể làm được; là Đấng giàu lòng thương xót, sẽ giúp mình hoàn thành mọi điều tốt lành mà mình có kế hoạch hành động;
Nếu bạn nghĩ rằng, chắc Chúa toàn năng, nhưng có khi Ngài không thương mình, quan tâm đến mình như Kinh thánh nói; Hoặc ngược lại, thì bạn đã không thể nhờ cậy nơi Ngài hết lòng được. Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho chúng ta biết Ngài là Đấng đáng để cho chúng ta tin cậy; vì Ngài giàu lòng thương xót chúng ta và đủ quyền năng để giúp chúng ta thực hiện nhiều mong ước tốt lành. Một khi chúng ta tin điều đó, thì mình mới nương cậy, hay nhờ cậy nơi Ngài được. Chúng ta cần tin nơi Chúa để có thể thực hiện bước thứ hai là nhờ cậy Ngài. Ngài vui lòng dẫn dắt cuộc đời của ai đi trong cuộc đời phước hạnh, nếu người đó để lòng tin và nhờ cậy Ngài cách hết lòng, tức không nghi ngờ và một sự phó thác trọn vẹn.
2. “Chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con.”(5b)
Đức Chúa Trời tạo dựng nên con người với sự thông minh vượt xa các loài sinh vật khác; Mỗi người đều có sự thông minh đặc trưng riêng. Người có óc thông minh về ngoại ngữ; người thì giỏi về âm nhạc, hội họa, người thì có khiếu về vật lý, toán, hóa…người thì về văn chương, người thì giỏi về chính trị, quân sự…
Nhưng tại sao Đức Chúa Trời lại muốn chúng ta phải nương cậy nơi Ngài mà không phải là sự thông sáng mà Ngài ban cho chúng ta từ ban đầu? Có hai lý do mà Đức Chúa Trời không muốn chúng ta nương cậy vào sự thông sáng của chúng ta:
Thứ nhất: trí khôn của chúng ta hữu hạn. Thứ hai : sự khôn ngoan của chúng ta dễ bị điều khiển bởi tư tưởng tội lỗi, sẽ gây ra tai hại cho chính bản thân mình và cho người khác.
Kiến thức về thế giới xung quanh chúng ta chừng như là vô cùng; kiến thức của 1 nhà bác học có thể ví sánh như 1 ly nước so với 1 hồ nước rộng mênh mông. Những nhà kinh tế học thì thường mù mờ về thiên văn học; nhà thiên văn học cũng mù mờ về kinh tế học; Nhà nông nghiệp thì giỏi về chăn nuôi trồng trọt, nhưng thường không hiểu nhiều về chính trị học, còn anh chính trị học thì thường thiếu am hiểu về y học…Bạn giỏi về đột giập, nhưng không biết làm sao để có 1 bộ áo quần comlê sành điệu…Do đó mà các chính trị gia khi bị bệnh thì nhờ đến bác sĩ chữa cho chứ không tự mình chữa được.
Bên cạnh tính hữu hạn về kiến thức, con người chúng ta thường sống theo định kiến, hay sự khôn ngoan của mình bị tư tưởng lỗi lầm điều khiể. Einstein nhà khoa học trứ danh người Mỹ gốc Dothái đã dùng sự khôn ngoan của mình để nghiên cứu, tạo ra bom nguyên tử. Hậu quả là vào tháng 8/1945, bom nguyên tử của Mỹ đã giết chết 140.000 người tại thành phố Hiroshima và 74.000 người chết tại thành phố Nagasaki. Chẳng những vậy, thế giới từ xưa nay trở nên căng thẳng, gây bất an cho hàng tỷ người trên thế giới vì bom hạt nhân. Một thẩm phán hiểu biết pháp luật, có kiến thức nhất định trong xã hội, nhưng vì ‘bì thư’, ông ta sẽ không xử đúng người đúng tội, mà là xử đúng với độ mỏng hay độ dày của bì thư… Những người làm bác sĩ ban đầu họ cũng vì thương người mà chọn ngành y để học, và là người thông minh, cần cù; nhưng sau khi ra trường, vì tham tiền, nhiều bác sĩ đối xử với bệnh nhân dựa vào bì thư cá nhân… Nhưng con người ai không có thành kiến, ai không có lỗi lầm?
Vì 2 lý do chính yếu như vậy, nên dù Đức Chúa Trời cho chúng ta ý chí tự do làm điều mình suy nghĩ, nhưng Ngài muốn chúng ta đừng nhờ cậy vào sự khôn ngoan của mình, bèn là biết hết lòng tin cậy nơi Chúa. Vì Đức Chúa Trời có sự khôn ngoan toàn diện; Ngài toàn tri, biết mọi điều; không tri thức nào Ngài không biết, vì Ngài đã sáng tạo nên mọi tri thức trong đời nầy; Bạn có thể bảo người thợ sữa vi tính nhiều khi không biết hết về vi tính, nhưng người tạo nên vi tính, thì anh ta chắc chắn biết rõ mọi thứ anh đã tạo nên. Đức Chúa Trời cũng vậy. Chẳng những vậy; Đức Chúa Trời không có tội lỗi, Ngài không có thành kiến với bất kì ai; Ngài lại là Đức Chúa Trời giàu lòng thương xót đối với mọi người; Ngài muốn mọi người hạnh phúc; Ngài đã ban mọi điều tốt nhất cho con người, thậm chí hi sinh chính mạng sống mình để cứu chuộc con người. Vì thế, Ngài là Đấng duy nhất để bạn và tôi đáng nương cậy.
3. Nhận biết Chúa, nương cậy nơi Chúa trong mọi việc mình làm.
Câu 6 “Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con.” Đức Chúa Trời muốn chúng ta trước khi làm bất kì việc gì, lớn hay bé, hãy cần nhận biết rằng, Ngài đã biết bạn định làm gì; Hãy đối chiếu xem việc mình định làm có đẹp ý Chúa không? Hãy cầu nguyện xin Chúa bày tỏ? Và Chúa hứa với chúng ta rằng, Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo, tức là Ngài sẽ dạy cho chúng ta biết việc nào nên làm và làm như thế nào; hoặc điều nào cần bỏ, để không gây tai họa cho mình và người khác.
Chỉ người nào thật sự tin cậy nơi Chúa mới làm được; vì ai cũng thường không muốn Chúa xen vào mọi quyết định của mình. Có người nghĩ, việc làm ăn của con thì xin Chúa chỉ dạy, nhưng vấn đề hôn nhân gia đình thì để tự con; vì con biết ý Ngài thì con sẽ không thể lấy được cô nọ; vì cô ấy đang có chồng; hay không có cùng đức tin với con; Cũng có những người làm theo ý mình, mà cứ cho rằng đó là Chúa cảm động mình, hay mình đang làm theo ý Chúa.
VD: Ở HT tôi biết, có 1 tín đồ sau 1 thời gian không đi nhóm lại nữa; ban trị sự đến thăm; Người tín đồ nầy bảo rằng, tôi không đi nhà thờ là ý Chúa; vì tôi đã cầu nguyện với Chúa rằng, xe máy của con bị hư; nếu Chúa muốn con đi nhà thờ, thì Ngài sữa cho con, còn Ngài không sửa cũng có nghĩa là Ngài không muốn con đi nhà thờ nữa; Ngài không sửa, nên Ngài không muốn tôi đi; dù xung quanh nhà thầy có nhiều quán sửa xe máy.
Một Cơ đốc nhân muốn biết ý Chúa cũng giống vậy; người đó cần phải đọc Kinh thánh và cầu nguyện để tìm biết ý muốn Đức Chúa Trời. Trước khi thực hiện 1 công việc, Đức Chúa Trời muốn chúng ta hãy tìm hiểu ý muốn của Ngài; Hãy trình dâng cho Chúa điều mình muốn làm, đối chiếu với Lời Chúa dạy trong Kinh thánh và cầu nguyện với Ngài; Nếu việc làm đó ngược lại với lời dạy của Chúa, điều cần làm là phải hủy ngay kế hoạch, vì nếu không, chắc chắn nó sẽ đem lại tai họa; Và nếu công việc đó Đức Chúa Trời cho phép làm; Ngài sẽ chắc chắn đồng công, cho chúng ta sự sáng suốt và năng lực để hoàn thành tốt công việc đó.
Ngày nay, những quốc gia văn minh bậc nhất trên thế giới như Thụy điển, Thụy sĩ, Phần Lan, Hà lan….và có nhiều khoa học gia tại Châu Âu, Úc, Mỹ là những quốc gia có tỉ lệ cao người dântheo đạo Cơ đốc giáo. Đức Chúa Trời chúng ta là Cha thành tín; Ngài đã, đang và tiếp tục thực hiện điều Ngài hứa trong Thánh Kinh rằng, ‘Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo cho ai nhận biết Ngài’. Ngài cũng sẽ làm cho mỗi chúng ta, con cháu chúng ta và dân tộc Việt Nam yêu dấu của chúng ta nữa, khi mà chúng ta, dân tộc chúng ta biết hết lòng tin Ngài, nhận biết Ngài và nương cậy nơi Ngài.
Bài học.
Năm mới 2012 nầy, nếu chúng ta muốn được Chúa ban cho sự khôn sáng, chỉ dẫn tất cả mọi việc làm và giúp chúng ta sống hạnh phúc và thành công; thì chúng ta hãy tin nơi Chúa, hết lòng nương cậy nơi Ngài; Khi làm bất kì điều gì, hãy dâng trình lên Chúa, tìm hỏi ý Ngài. Vì sự khôn ngoan của chúng ta hết sức hữu hạn, và tư tưởng chúng ta nhiều khi không tốt; vì thế chúng ta cầu tin cậy, phó thác cuộc đời, mọi kế hoạch mình cho Chúa; Ngài sẽ ngăn trừ những việc làm gây tai họa của chúng ta; hoặc sẽ cho chúng ta sự khôn ngoan, năng lực đễ hoàn thành mọi việc tốt lành, dù là khó; để chúng ta được thành công, được hạnh phúc; đặc biệt là được sống trong năng quyền của Chúa, có ích lợi cho chúng ta, cho tha nhân và cho nhà của Ngài./.
********************
ĐỨC TIN CỦA NHỮNG NHÀ KHOA HỌC LỖI LẠC
Pascal tin rằng Chúa Trời đã bày tỏ về Ngài qua cái mà ông [Pascal] gọi là “hai cuốn sách.” Thứ nhất, Đức Chúa Trời bày tỏ sự khôn ngoan và quyền năng của Ngài qua những tạo vật của Ngài – đó là cuốn sách của cõi thiên nhiên. Thứ hai, Đức Chúa Trời cho chúng ta thêm thông tin về Ngài trong lời của Ngài đã được chép ra, đó là Kinh Thánh.
Pascal còn nói thêm “Đức Chúa Trời đã đưa ra đủ bằng chứng về sự tồn tại của Ngài, để chúng ta có thể tin. Nhưng Ngài không đưa ra đủ bằng chứng để khiến niềm tin đó trở nên ràng buộc.”
Tiến sĩ Compton đã viết: “Với tôi, đức tin bắt đầu bởi sự nhận biết rằng một sự khôn ngoan siêu việt đã dựng nên vũ trụ và tạo nên con người. Không khó để tôi có niềm tin này, bởi một vũ trụ thông minh, trật tự đã xác nhận cho phát ngôn vĩ đại nhất: ‘Ban đầu, Đức Chúa Trời dựng nên trời đất…”(Tr ích theo “Các nhà khoa học đoạt giải Nobel nghĩ gì về Đức Chúa Trời’-Đài phát thanh Tin lành xuyên thế giới).
Nhà bác học Pasteur, người phát minh ra vécxin trị bệnh bại liệt nói: “Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Đức Chúa Trời”.
Antoine Henri Becquerel (15 tháng 12 năm 1852 – 25 tháng 8 năm 1908) là một nhà vật lý người Pháp, từng được giải Nobel và là một trong những người phát hiện ra hiện tượng phóng xạ, nói: “Nhờ nghiên cứu khoa học, đã dẫn tôi đến Thượng Đế và tôi có đức tin”.
Nhà bác học Newton nói: “Tôi đã thấy Thượng Đế qua viễn vọng kính”.
Platon nói: “Những ai có một chút trí khôn, đều phải kêu cầu Đức Chúa Trời trước khi bắt đầu công việc của họ, dù việc lớn hay việc nhỏ”.
Nhà bác học Duclaux nói: “Nếu sự sống đầu tiên xuất hiện trên mặt đất do tình cờ, nơi mà mọi vật đều có luật, thì sự xuất hiện tình cờ đó kỳ dị như hòn đá tự nó bò lên sườn núi”.
Khi bàn về Kinh Thánh:
Charles Dickens nói: “Kinh Thánh Tân Ước chính là quyển sách tốt nhất đã từng và sẽ được biết đến trên thế giới”.
Isaac Newton nói: “Kinh Thánh có nhiều biểu hiện chắc chắn về tính có thực hơn bất cứ một câu chuyện nào chống lại sách đó”.
Victor Hugo nói: “Nước Anh có hai cuốn sách: Kinh Thánh và Shakespeare. Nước Anh sinh ra Shakespeare; còn Kinh Thánh làm nên nước Anh”. Chateaubriand nói: “Tiêu hủy sự tin kính theo Phúc âm, thì mọi làng phải xây nhiều nhà ngục và phải có nhiều lý hình”.
Nhiều nhà khoa học cũng xác quyết niềm tin của mình:
Giáo sư James Simpson, người phát minh ra phương pháp gây mê trong phẫu thuật, khi được hỏi về những phát minh của ông, ông đã trả lời: “Phát minh quan trọng nhất của đời tôi là tìm được Chúa Cứu Thế Giê-su”.
Newton- Cha để của Thuyết chuyển động và Định luật vạn vật hấp dẫn xác nhận rằng: “Lực hút Trái đất chỉ giải thích sự chuyển động của các hành tinh nhưng không thể làm rõ ai, khi nào và bằng cách nào đã đưa các hành tinh vào vị trí chuyển động như vậy. Chính Chúa trời là người điều khiển và sắp đặt vạn vật. Người là bất diệt, là vĩnh cửu…”.
Albert Einstein, nhà vật lý học được coi là vĩ đại nhất của thế kỷ 20, đã phát biểu: “Khoa học không có tôn giáo là mù lòa”.
Ông cũng tuyên bố: “Tôi sẽ đi nhà thờ nào lấy những lời dạy của Chúa Giê-xu làm tín điều của mình”.
Nhà bác học Edison đã ghi vào sổ lưu niệm khi ông đến viếng tháp Eiffel: “Edison hết sức khâm phục và ca ngợi tất cả các kỹ sư, trong đó gồm cả Đức Chúa Trời”.
Văn hào Bossuet nói: “Những chân lý đời đời không thay đổi [của luân lý] buộc ta phải tin rằng có một Đấng Tạo Hóa”.
Triết gia Brubetter nói: “Đã từ lâu, tôi cố gắng tìm kiếm một nền luân lý vô tôn giáo. Trước hết, tôi thấy rằng điều nầy khó thực hiện; sau tôi thấy rằng quá liều lĩnh; cuối cùng tôi thấy rằng không thể được. Tôi là một người thuộc nhóm Tự Do Tư Tưởng. Tôi bắt đầu nghiên cứu Cơ-Đốc Giáo. Tôi đã học hỏi rất lâu, suy nghĩ rất cẩn thận, cuối cùng tôi phải nói rằng, chân lý ở phía chân trời đó”.
Giáo sĩ Moreus, Giám dốc đài thiên văn Bourges nói: “Tôi liên lạc với các vị Giám đốc thuộc hết mọi đài thiên văn trên thế giới, tất cả đều tin có Đức Chúa Trời”.
Nhà bác học T. Termier nói: “Cứ chung mà nói, tất cả khoa học đều dọn trí khôn cho ta nhận biết Đức Chúa Trời hiện hữu. Hơn mọi người khác, nhà bác học dù chuyên về khoa nào cũng thế, bao giờ cũng dễ dàng nhận thấy mọi vật đều biến chuyển, được tạo dựng, hỗn tạp, khuyết điểm, có cùng mục đích và rất phức tạp. Do đó, hơn những người dốt nát khác, nhà khoa học dễ có ý tưởng về một Đấng bất di dịch, tự hữu, cần thiết, hoàn toàn và là Đấng duy nhất an bày mọi sự. Chính vì thế mà người ta bảo: Khoa học dẫn đến Đức Chúa Trời”.
A. Eynieu đã công bố bảng thống kê, trong số 432 nhà bác học thuộc thế kỷ 19, có 34 vị không biết lập trường tôn giáo, còn 398 vị phân chia như sau: 15 vị dửng dưng, 16 vị vô thần, 367 vị tin Đức Chúa Trời thực hữu. Như vậy, có 92% các nhà bác học tin Đức Chúa Trời.
Bác sĩ Dennert, người Đức cũng tuyên bố kết quả tìm tòi của ông để biết quan niệm tôn giáo của 300 nhà bác học, tìm hiểu trong những số lỗi lạc nhất thuộc bốn thế kỷ qua: “38 vị tôi không rõ các ông quan niệm thế nào, còn 262 vị thì 20 vị dửng dưng, 242 vị tin. Tức là cũng có 92% tin có Thượng Đế”. Nhà vật lý học đoạt giải Nobel vật lý năm 1997. Tiến sĩ William Phillips nói rằng ông không thể đi hết sảnh nhà thờ của mình mà không gặp hàng chục nhà khoa học. (Theo Lêtuấn, ccckinhte.com)./.
Share this:
Twitter
Facebook
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…