Top 14 # Xem Nhiều Nhất Ca Dao Tục Ngữ Về Xã Hội Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Altimofoundation.com

Ca Dao Tục Ngữ Về Gia Đình Và Xã Hội

Gia đình là gì? Tại sao xuất hiện ca dao tục ngữ về gia đình và xã hội

Gia đình là một cộng đồng nhỏ gồm tập hợp những người có chung huyết thống (hoặc có thể không); ràng buộc và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ mật thiết về mặc tình cảm, nuôi dưỡng, giáo dục.

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng mỗi con người; có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Gia đình đã xuất hiện và trải qua một quá trình phát triển, hoàn thiện lâu dài; có tác động mạnh mẽ đến các chuẩn mực đạo đức, văn hóa, đời sống, xã hội.

Trong một gia đình có nhiều mối quan hệ xoay quanh và kết nối với nhau thành thể thống nhất. Đó là những người yêu thương nhau một cách trọn vẹn nhất; không vụ lợi, không toan tính hay hơn thua; ở đó chỉ có tình cảm chân thành, sẻ chia và hy sinh cho nhau.

Và để có một gia đình hạnh phúc mỗi thành viên phải yêu thương, quan tâm, chăm sóc nhau; cùng nhau nuôi dưỡng và xây dựng các mối quan hệ thật bền chặt.

Ca dao, tục ngữ về gia đình và xã hội hay, ý nghĩa

Chính vì gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp; cần được ca ngợi giữ gìn và nuôi dưỡng nó mỗi ngày. Vậy nên từ xưa ông bà ta đã truyền tai nhau những câu ca dao tục ngữ về gia đình để nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải biết quý trọng, yêu thương, đùm bọc, sống chan hòa với nhau.

Tục ngữ về gia đình

Con có cha như nhà có nóc.

Con dại cái mang.

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.

Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.

Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn.

Cha mẹ sinh con trời sinh tính.

Ba tháng con sẩy, bảy tháng con sa.

Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.

Chị ngã em nâng.

Máu chảy, ruột mềm.

Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

Anh em như chông như mác.

Anh em hạt máu sẻ đôi.

Anh ngủ em thức, em chực anh nằm.

Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau.

Anh em khinh trước, làng nước khinh sau.

Anh em chém nhau đằng dọng, ai chém đằng lưỡi.

Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

Anh em thuận hòa là nhà có phúc.

Ca dao về gia đình

Đố ai đếm được lá rừng,Đố ai đếm được mấy tầng trời cao.Đố ai đếm được vì sao,

Đố ai đếm được công lao mẹ già.

Đi đâu mà bỏ mẹ già,Gối nghiêng ai sửa,

Chén trà ai dâng?

Tục ngữ về xã hội

Đã nghèo còn mắc cái eo.

Sa cơ lỡ vận.

Ăn thì hơn, hờn thì thiệt.

Ăn tấm trả giặt.

Cao cờ không bằng cao cổ.

Khôn nhà dại chợ.

Mạt cưa mướp đắng.

Có tiền mua tiên cũng được.

Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.

Trời sinh voi sinh cỏ.

Ăn cơm với bò thì lo ngay ngáy, ăn cơm với cáy thì ngáy o o.

Thượng bất chính, hạ tắc loạn.

Phép vua thua lệ làng.

Đất có lề, quê có thói.

Ca Dao Tục Ngữ Về Dân Chủ Và Kỷ Luật, Công Bằng Xã Hội Hay Nhất

Sự công bằng dân chủ và kỷ luật luôn là những tiêu chí hàng đầu trong việc phát triển xã hội ngày càng văn mình hiện đại và giầu đẹp hơn. Con người ngày càng có suy nghĩ và tư duy mở hơn so với ngày xưa. Họ đề cao sự tự do sự công bằng lên hàng đầu. Ca dao tục ngữ về dân chủ và kỷ luật, công bằng xã hội hay và ý nghĩa nhất

Trong cuộc sống ngày nay thì những quy định về dân chủ, kỷ luật, công bằng xã hội là một yếu tố rất cần thiết đối với con người trong xã hội ngày nay. Những quy định về dân chủ và kỷ luật, công bằng xã hội khiến con người ta có những ý thức và ý nghĩa tốt đẹp đối với cuộc sống ngày nay. Những quy định về kỷ luật làm cho chúng ta có ý thức và sống tốt hơn trong cuộc sống.

Khi xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ hơn thì con người ngày càng tiến tới sự công bằng dân chủ trên nhiều mặt khác nhau. Tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều mặt trái và khoảng cách giấu nghèo ngày càng có vẻ được nới rộng

Từ bao đời nay, từ thời Vua hùng đến ngày nay thì những quy định về dân chủ, tính dân chủ luôn được đặt lên hàng đầu. những hình thức kỷ luật, những quy định về kỷ luật được đưa ra để tập thể phát triển toàn diện và hùng mạnh hơn. Công bằng xã hội là một yếu tố rất cần thiết trong xã hội, luôn được mọi người quan tâm. Chúng ta cùng đi tìm những câu ca dao tục ngữ về dân chủ và kỷ luật, công bằng xã hội để hiểu rõ thêm về dân chủ và kỷ luật, công bằng xã hội.

Ca dao tục ngữ về tính dân chủ:

Tục ngữ về tính dân chủ:

Câu 1:

Đói tự do hơn no luồn cúi.

Câu tục ngữ nói về sự dân chủ, dù no hay hay đói thì cũng cần có những tính dân chủ. Câu tục ngữ nói rằng thà chịu đói nhưng tự do còn hơn no và sống cúi trước người khác. Câu tục ngữ khẳng định tự do luôn được đặt lên trước vật chất.

Câu 2:

Bể rộng cá nhảy, trời cao chim bay.

Câu tục ngữ nói về sự tự o, tự tại của con người trong cuộc sống. con người có được dân chủ cũng giống như cá bơi trong bể rộng, không sợ bị nhốt, bị tù túng. Giống như con chim bay trên trời, bay không có giới hạn, không có diểm dừng. con người cũng cần có những khoảng không gian, sự ân chủ cho chính mình.

Câu 3:

Cá kình cá nghê sao chịu vũng nước vừa chân trâu.

Câu tục ngữ nói về sự dân chủ của con người được thể hiện qua sự chịu đựng của con cá kình và con cá nghệ. Cá kình và cá nghệ là hai con cá lớn nhưng làm sao có thể sống trong vũng nước vừa chân trâu. Qua đó thể hiện sự tự do dân chủ của người.

Câu 4:

Không có gì quý hơn độc lập tự do.

Đúng như thế, khi con người có độc lập tự do thì con quý hơn vàng bạc đá quý. Khi có độc lập tự do thì gì cũng có, gì cũng sẽ không bằng việc tự do, độc lập.

Ca dao về tính dân chủ:

Câu 1:

Thà làm chim sẻ trên cành

Còn hơn sống kiếp hoàng anh trong lồng.

Câu ca dao mượn hình ảnh con chim sẻ và con chim hoàng anh để nói lên sự tự do của con người. con chim sẻ là một con chim xấu xí, con chim hoàng anh là một con chim đẹp. nhưng khó thay con chim sẻ nó luôn tự do, tự tại sống với cuộc sống tự do, còn con chim hoàng anh dù đẹp nhưng lại bị nhốt trong lồng, không có tự do.

Ca dao tục ngữ về kỷ luật:

Tục ngữ về kỷ luật:

Câu 1:

Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước.

kỷ luật là một hình thức tạo nên một tổng thể, có kỷ luật thì tập thể mới phát triển, mới vững mạnh. Khi muốn vẽ nên vòng tròn thì chúng ta cần phải có khuôn, muốn tạo nên hình vuông phải có thước, muốn con người phát triển thì cần có kỷ luật.

Câu 2:

Câu tục ngữ trên khẳng định vai trò và vị thế của kỷ luật. dù ở đâu nơi đâu thì đất nào cũng có lề, vùng quê nào cũng có thói, bởi những lề thói ấy mà đất nước mới vững mạnh, mới phồng vinh.

Tổng hợp những câu tục ngữ về kỷ luật:

Nước có vua, chùa có bụt.

Ở quen thói, nói quen sáo.

Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn.

Thượng bất chính, hạ tắc loạn.

Bề trên ở chẳng kỉ cương

Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.

Dột từ nóc dột xuống.

Nhà dột tại nóc.

Đục từ đầu sông đục xuống.

Tôn ti trật tự.

Phép Vua thua lệ làng

Vua phạm tội cũng giống thứ dân.

Quốc có quốc pháp, gia có gia quy.

Luật pháp bất vị thân.

Tha kẻ gian, oan người ngay.

Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.

Chớ dong kẻ gian, chớ oan người ngay.

Chí công vô tư.

Rõ ràng phải trái phân minh.

Cầm cân nảy mực.

Bênh lí, không bênh thân.

Ăn cho đều, kêu cho sòng.

Vay thì trả, chạm thì đền.

Làm điều phi pháp việc ác đến ngay.

Làm người trông rộng nghe xa

Biết luật biết lí mới là người tinh.

Thương em anh để trong lòng

Việc quan anh cứ phép công anh làm.

Ca dao về kỷ luật:

Câu 1:

Bề trên ở chẳng kỉ cương

Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa

kỷ luật là một yếu tố rất quan trọng, là một hình thức để quản lí những người ở dưới. câu ca dao nói rắng nếu chúng ta làm xếp, làm lớn mà không kỉ cương thì làm sao cấp dưới noi theo, chúng ta có kỉ cương, đúng đắn thì cấp dưới mới quý trọng và noi theo.

Câu 2:

Thương em anh để trong lòng

Việc quan anh cứ phép công anh làm

Câu ca dao trên khẳng định rằng tình yêu nam nữ cũng không thể vượt qua được lệnh của cấp trên. Dù yêu em, nhớ em nhưng việc quan phép công anh phải làm, tôn trọng kỷ luật.

Ca dao tục ngữ về công bằng xã hội:

Câu 1:

Câu tục ngữ trên nói về sự công bằng, trong cuộc sống thì có những người giàu, cũng có những người nghèo, có những người khó khăn, cũng có những người hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu những người giàu có, hạnh phúc giúp đỡ những người khó khăn, nghèo khó thì xã hội sẽ công bằng hơn.

Câu 2:

Ăn cho đều, kêu cho sòng.

Công bằng là một hình thức để phát triển xã hội, công bằng luôn có những điều tốt đẹp, khiến con người sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn, có những sự đối nhân xử thế tốt đẹp hơn.

Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về công bằng xã hội:

Vậy thì trả, chạm thì đền

Có vay có trả, mới thỏa lòng nhau.

Tiền trao ra, gà bắt lấy.

Tiền trao cháo múc.

Tiền trả mạ nhổ.

Biển Đảo Trong Tục Ngữ, Ca Dao Ở Hội An

Ở các địa phương này biển đảo là đối tượng chủ yếu của các đơn vị tục ngữ, ca dao. Biển đảo cũng đã có mặt trong nhiều đơn vị ca dao, tục ngữ sưu tầm được ở các địa bàn khác của Hội An chứng tỏ ảnh hưởng sâu rộng của biển đảo trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng cư dân địa phương. Các đơn vị ca dao, tục ngữ về biển đảo đã góp phần quan trọng làm nên sự phong phú, đa dạng và sắc thái riêng có của kho tàng di sản văn nghệ dân gian Hội An nói riêng, xứ Quảng, Đàng Trong nói chung và mặt khác, quan trọng hơn, chúng chứng tỏ rằng từ lâu đời người dân ở đây đã có cuộc sống gắn bó máu thịt với biển đảo, không ngừng vươn ra chiếm lĩnh biển đảo để làm không gian sinh tồn và sáng tạo nên nhiều giá trị văn hóa có giá trị, trong đó có các đơn vị ca dao, tục ngữ về biển đảo.

Trước hết những câu ca dao, tục ngữ này cho thấy nhận thức, tâm thức của người dân địa phương về biển đảo mà cụ thể ở đây là biển Đông. Đối với họ, biển đảo không phải là nơi ” lạ bến đậu nhờ ” mà là quê hương gần gũi, thân thương, gắn bó:

– Quê ta biển bạc non vàngBiển bạc Đông Hải, non vàng Bồng Miêu– Cù Lao đảo nhỏ quê taDạt dào sóng biển thuyền ra thuyền vàoĐêm nằm ngữa mặt trông saoTrông cho biển lặng cá vào đầy ghe– Ra Lao bước tới Mồ DàiGần Khô có Lá gần Tai có NồmBiển bạc có nhiều cá tômRừng vàng tươi thắm hoa thơm bốn mùaHỏi rằng đây phải Cù LaoThưa rằng Tân Hiệp đã bao nhiêu đời[1]

Qua các câu ca dao, tục ngữ trên và qua nhiều câu khác không trích dẫn ở đây ta thấy biển đảo hiện ra rất thân thương, gần gũi, gắn bó với con người, biển đảo là quê hương, quê ta, quê mình chứ không hề là môi trường xa lạ, tạm thời, là nơi sống nhờ ở đậu. Đàng sau các câu chữ là một tình yêu mãnh liệt, nồng thắm đối với quê hương, biển đảo. Biển đảo qua các sáng tác dân gian cũng hiện lên rất đỗi tươi thắm, giàu đẹp không thua kém bất cứ một miền quê nào khác. Biển bạc, rừng vàng không hề là những câu hoa ngữ, khoa trương mà rất cụ thể với các nguồn tài nguyên phong phú vốn có của mình. Biển bạc Đông Hải là một hiển hiện thực tế sau những vụ mùa bội thu tôm cá:

– Được cá làng Gành ghe mành chở gạo

Hoặc biển bạc hiện ra với những tổ chim yến quý hiếm, được xem là vàng trắng của phương Đông:

– Lao Chàm nắng đẹp ban maiCó đàn chin yến kéo dài mùa xuân– Rủ nhau cơm gói ra HònMuốn ăn được yến phải lòn hang Khô

Cho dù biển khơi không phải lúc nào cũng trời yên gió lặng mà có lúc trái tính trái nết nhưng không vì thế mà người dân ở đây chối bỏ, xa cách biển. Họ vẫn kiên trì bám biển, dựa vào biển để sống với ước mơ biển đảo sẽ đem lại cho mình nhiều điều tốt đẹp, cuộc sống no đủ:

– Ra khơi bữa có bữa khôngLạy trời đừng để tố giông cho mình

Biển đảo là quê hương đồng thời cũng đã đem lại cho cộng đồng dân cư ở đây một cái nhìn toàn diện về sự rộng lớn, bao la của đất nước, của tổ quốc. Từ rất sớm trong ca dao tực ngữ đã hình thành quan niệm, cách nhìn về phạm vi lãnh thổ của đất nước không chỉ gồm đất đai, rừng núi, sông hồ mà còn có cả biển đảo. Đó là một chỉnh thể không thể chia cắt, tách rời.

– Sông Thu khúc lỡ, khúc bồiKhúc mô lỡ lỡ hết khúc mô bồi bồi luônTrời sinh ra có biển có nguồnCó ta có bạn bạn buồn nỗi chi

Quan niệm, nhận thức này đã được định hình và ăn sâu vào tâm thức của người dân địa phương để khi nói về quê hương họ có cái nhìn kết nối giữa núi rừng và biển đảo:

” Ngó lên trên rừng ngó về dưới biển” là câu nói cửa miệng và là mô típ lặp đi lặp lại ở nhiều đơn vị ca dao, tục ngữ của địa phương. Thật ra, điều này không có gì lạ khi ta đọc lại truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên với 50 người con theo mẹ lên núi và 50 người con theo cha xuống biển. Đó chính là địa bàn cư trú truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó biển là môi trường mang tính cội nguồn. Có lẽ do tâm thức này mà tại địa phương có tục gát đòn đông nhà phải theo quy định ” Gốc biển ngọn nguồn “, gốc của cây đòn đông phải luôn quay về hướng đông, hướng biển, ngọn quay về hướng Tây, hướng núi.

Cùng với việc thể hiện tình cảm gắn bó đối với quê hương biển đảo những đơn vị ca dao, tục ngữ nêu trên còn là sự khẳng định tư thế làm chủ của người dân địa phương đối với biển đảo nơi mình sinh sống. Các câu ca dao, tục ngữ với những địa danh cụ thể được xác định là quê mình, quê ta như Đông Hải, biển Đông, Cù Lao, hòn Khô, Lá, Tai, Nồm,… và nhiều địa danh biển đảo khác chứng tỏ chúng là những vùng biển đã được khai phá, chiến lĩnh và có chủ quyền từ lâu đời. Có thể nói đây là những tấm bản đồ xác định chủ quyền biển đảo bằng ca dao, tục ngữ.

Qua các đơn vị ca dao, tục ngữ sưu tầm được cho ta thấy rằng người dân ở đây có những hiểu biết rất sâu sắc về biển đảo chứ không phải ” xa rừng nhạt biển ” như một số người nhận xét. Sự hiểu biết sâu sắc này là kết quả của quá trình chung sống lâu dài và không ngừng tìm tòi, khám phá để khái quát, tập hợp thành kho trí thức đồ sộ về biển đảo được diễn đạt, thể hiện ở nhiều hình thái, loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó có ca dao, tục ngữ.

Trước hết đó là những câu ca dao, tục ngữ ghi lại những kinh nghiệm về thời tiết trên biển, về đặc điểm, tính chất của biển đảo.

Rõ ràng đây là những nhận xét, tri thức của những người từng chung sống, lặn lội với biển, rất hiểu biết về biển kể cả về đặc điểm, tiềm năng, lợi thế về cả những hiểm nguy, bất trắc do biển mang lại. Các câu ca dao, tục ngữ trên cũng cho thấy để thích ứng với biển ngoài sự đoàn kết, đồng lòng, tính gan dạ, dũng cảm dám đương đầu với sóng gió thì sự hiển biết vể biển, kỹ năng đi biển cũng hết sức quan trọng.

Đó là những tố chất, đức tính cần thiết để chung sống với biển và trở thành là dân biển thực thụ.

Ảnh hưởng và sự thâm nhập sâu sắc của biển đảo trong đời sống tinh thần của cư dân địa phương còn được thể hiện ở chỗ hình tượng biển đảo xuất hiện ở nhiều đơn vị ca dao, tục ngữ để chỉ những điều thiêng liêng cao quý, những cung bậc tình cảm; để diễn đạt tình yêu đôi lứa thủy chung cũng như sự chia ly, xa cách…

Khi nói về công ơn lớn lao của cha mẹ các tác giả dân gian địa phương đã đi từ mô thức truyền thống ” Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” để có cách diễn đạt mới gắn với biển cả:

– Cha mẹ nuôi con biển hồ lai lángCon nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày– Ngó ra ngoài biển dờn dờnCửa tiền chất đống cũng không bằng công ơn cha mẹ giàSớm mai cơm, trưa cháo chiều tràƠn Cù Lao chín chữ bạn mà chớ quên

Biển cả cũng đã cho ta một câu khẩu ngữ để diễn đạt công ơn sinh thành, dưỡng dục là ” công ơn trời biển “. Cách diễn đạt này có chiều sâu và mang tính khái quát hơn. Rõ rang núi, sông còn có giới hạn và có thể xác định nhưng trời biển, biển cả thì thật vô hạn và mang tính thiêng liêng, làm sao có thể xác định được.

Hoặc khi nói về sự thâm sâu, khó dò của lòng người, các tác giả dân gian ở đây có cách diễn tả rất độc đáo, khác với truyền thống:

– Dò sông dò biển dễ dòNào ai lấy thước mà đo lòng ngườiLòng người thăm thẳm mù khơiKhông bờ không bến biết nơi mô dòLòng người thăm thẳm sao đoAi đo dài ngắn ai dò nông sâu

Lòng người ở đây không còn được so sánh với sông sâu như truyền thống ( Sông sâu còn có kẻ dò; Nào ai lấy thước mà đo lòng người) mà thay vào đó là biển khơi thăm thẳm. Hiệu quả của cách diễn đạt vì thế được tăng lên rõ rệt. Ở đây cho thấy biển đảo đã tạo nên một bước chuyển biến mới trong suy nghĩ, tâm thức của các lớp cư dân địa phương và thực tế này có thể xác định qua nhiều đơn vị ca dao tục ngữ.

Biển đảo cũng đã trở thành hình tượng trong nhiểu câu ca dao tục ngữ để diễn tả tình yêu đôi lứa với nhiều cung bậc và trạng thái khác nhau, tạo thành một nét riêng mới:

Ta thấy phải là những người dân biển thường xuyên hòa nhịp sống của mình với biển mới có cách diễn tả tình cảm sinh động và cụ thể đến như vậy.

Để diễn tả sự chung thủy, gắn bó trong tình yêu những câu ca dao miền biển cũng có cách diễn đạt mới mẻ, sinh động:

Bài ca có hai hình ảnh, hình tượng mới mẻ, đó là những chiếc ghe buôn, mà ở đây là ghe buôn biển và những cơn sóng biển được dùng để chỉ sự nhớ thương. Trong kho tàng ca dao truyền thống có câu:

– Qua đình ngã nón trông đìnhĐình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

Cấu trúc câu ” Bao nhiêu… bấy nhiêu” vốn phổ biến ở nhiều vùng miền, nhiều đơn vị ca dao, dân ca. Đến Hội An, Quảng Nam và nhiều địa phương có biển cấu trúc này được vận dụng với hình tượng mới là sóng biển, lòng biển để chỉ sự nhớ thương, mức độ sâu đậm của tình yêu đôi lứa. Ta thấy ” đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu“, ” cau bao nhiêu lóng, thương chàng bấy nhiêu“, ” cầu bao nhiêu nhịp, thương nàng bấy nhiêu“, ” Đồng bao nhiêu lúa, thương chồng bấy nhiều “… là những biểu tượng có hạn, có thể xác định. Sóng biển, lòng biển thì vô hạn cả về bề rộng và chiều sâu, lại là hình tượng có tính động thể hiện rõ sự dạt dào, mênh mông của tình yêu đôi lứa.

Nhìn ý kiến xác đáng khi cho rằng ca dao,tục ngữ là tấm gương phản ảnh chân thực đời sống tình cảm, cách tư duy và thái độ của các cộng đồng dân cư trong những môi trường và điều kiện sống cụ thể. Các đơn vị ca dao, tục ngữ về biển đảo cũng vậy, chúng cho ta thấy rõ diện mạo những người dân biển chân chất, bộc trực, ăn sóng nói gió nhưng rất đổi nghĩa tình, gan dạ, sẵn sàng đương đầu với sóng gió, với hiểm nguy bất trắc để sinh tồn và phát triển. Cũng qua các đơn vị ca dao, tục ngữ này ra thấy biển đảo đã thâm nhập thực sự sâu sắc vào đời sống vật chất và tinh thần hàng ngày của cư dân địa phương tạo thành một truyền thống bền chắc về tương tác và thích ứng với biển đảo gồm nhiều sắc thái phong phú và đa dạng³

Ca Dao Tục Ngữ Về Rồng

Details Category: Kỹ năng mềm Published on Monday, 12 February 2018 02:12 Written by cudinhlang Hits: 5233

Rồng trong thành ngữ và tục ngữ Việt NamRồng lúc to lúc nhỏLớn thì đào sơn đảo hải – nhỏ ẩn tích tàn hình

Đa mưu túc trí muôn đời thịnh Hữu dũng vô mưu vạn đời suy Ghen ăn tức ở muôn đời nát Khiêm tốn nhường nhịn vạn kiếp sang.

Là con vật huyện thoại nhưng phổ biến, vừa cao quý, độc đáo, diệu kỳ lại vừa thân quen, gần gũi và giàu ý nghĩa biểu tượng, rồng (long) được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ rộng rãi mà thâm thúy của người Việt Nam.* Ăn như rồng cuốn: Ăn nhanh, ăn đến đâu hết đấy.* Ăn như rồng cuốn, làm như cà cuống lội nước/uống như rồng leo, làm như mèo mửa: 1. Ăn nhiều, ăn tham mà làm ít, cẩu thả; 2. Ăn thật làm chơi.* Cá [chép] hóa rồng: 1. Học trò đi thi được đỗ đạt vinh hiển; 2. Người được thỏa chí, toại nguyện, thành đạt.* Cá gặp nước, rồng gặp mây: 1. Gặp môi trường thuận lợi, tương hợp, may mắn; 2. Cảnh sum vầy, hội ngộ.* Chạm rồng trổ phượng: 1. Trang trí lộng lẫy, tinh xảo, cầu kỳ; 2. Sự tô điểm rối rắm, rườm rà.* Con Rồng cháu Tiên: Dòng dõi đầy tự hào của dân tộc Việt Nam.* Dẫu ngồi cửa sổ chạm rồng, chiếu hoa nệm gấm không chồng cũng hư: Một quan niệm đề cao hạnh phúc gia đình.* Dựa mạn thuyền rồng: Được vua chọn làm cung phi, làm vợ hoặc lấy được người giàu sang.* Đầu rồng đuôi tôm/rắn: 1. Việc khi đầu thì hưng thịnh, sau thì suy yếu; 2. Chuyện lúc khởi đầu có vẻ to tát, đẹp đẽ nhưng kết thúc lại chẳng ra gì; 3. Sự cọc cạch, không tương xứng giữa những bộ phận có phẩm chất quá khác biệt trong cùng một chỉnh thể.* Đẹp duyên cưỡi rồng: Lấy được người chồng lý tưởng.* Gái có chồng như rồng có vây, gái không chồng như cối xay chết ngõng: Một quan niệm xưa, đề cao vai trò của người đàn ông, khẳng định phụ nữ cần thiết phải lập gia đình.

* Họa long điểm tinh (Vẽ rồng điểm mắt): Hành động đúng hướng, nắm bắt được trọng tâm của sự vật, sự việc.* Học chẳng biết chữ cu chữ cò, nói những chữ như rồng như rắn: Nói phét, nói suông, dốt hay nói chữ.* Hội long vân (Hội rồng mây): Cuộc gặp gỡ tốt lành, thời cơ thuận lợi.* Long bàn hổ cứ (Rồng cuộn hổ ngồi): Thế đất hiểm yếu, linh thiêng.* Long ly quy phụng (Rồng lân rùa phượng): Bốn con vật quý và thiêng theo quan niệm tín ngưỡng.* Lưỡng long chầu nguyệt: 1. Hình hai con rồng chầu chụm vào một mặt trăng thường thấy ở nơi thờ tự; 2. Một người tài giỏi lại có được hai người hỗ trợ, phò tá nhiệt tình, tương xứng và trung thành.* Mả táng hàm rồng: Gặp may mắn, tự nhiên ngày càng phát đạt thịnh vượng, [tưởng như] do mồ mả tổ tiên được chôn vào chỗ đất đẹp.* May hóa long, không may xong máu: Gặp may thì vinh hoa phú quý, không may thì chết.* Mấy đời gỗ mục đóng nên thuyền rồng: Bản chất đã xấu thì khó thể trở thành người tốt, kẻ thuộc tầng lớp dưới khó thể lên địa vị cao.* Nem rồng chả phượng: Món ăn ngon, cầu kỳ và sang trọng.* Như rồng gặp mây: Gặp người, gặp hoàn cảnh tương hợp, thỏa lòng mong mỏi khát khao.* Nói như rồng cuốn: Nói những lời hay ý đẹp nhưng nói suông, chẳng bao giờ thực hiện điều gì mình đã nói, đã hứa.* Nói như rồng leo: Nói năng khôn khéo, mạch bạo.* Rồng bay phượng múa: Hình dáng, đường nét tươi đẹp, uyển chuyển, phóng khoáng.* Rồng đen lấy nước thì nắng, rồng trắng lấy nước thì mưa: Một cách dự báo và lý giải trạng thái thời tiết qua hiện tượng thiên nhiên – mây (rồng lấy nước ở đây tức là đám mây hình cột từ phía biển vươn lên trời).* Rồng đến nhà tôm: Người cao sang đến thăm kẻ thấp hèn (thường thấy trong lời ngoại giao, nói nhún của chủ nhà với khách).* Rồng lội ao tù: Người anh hùng sa cơ thất thế, bị kìm hãm, tù túng, không có điều kiện thi thố tài năng.* Rồng mây gặp hội: Cơ hội may mắn cho sự gặp gỡ và hòa nhập.* Rồng nằm bể cạn phơi râu: Trạng thái thờ ơ vì bất lực của người vốn tài giỏi nhưng bị đặt trong môi trường khó hoạt động, khó phát triển được.* Rồng thiêng uốn khúc: Người anh hùng, tài giỏi nhưng gặp vận xấu, phải sống nép mình, ẩn dật chờ thời cơ.

* Rồng tranh hổ chọi: Hai đối thủ hùng mạnh giao đấu.* Rồng vàng tắm nước ao tù: Người tài giỏi ở trong hoàn cảnh bó buộc, bất lợi hoặc phải chấp nhận chung sống với kẻ kém cỏi.* Thêu rồng vẽ phượng: Bày vẽ, làm đẹp thêm.* Trai ơn vua – cưỡi thuyền rồng, gái ơn chồng – bồng con thơ: Một quan niệm xưa, cho rằng nghĩa vụ chính của người đàn ông là phụng sự nhà cầm quyền, còn của người đàn bà là chăm lo gia đình và con cái.* Trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu: Tính tất yếu của sự bảo toàn, di truyền những giá trị và bản chất nòi giống.* Vẽ rồng nên/ra giun: Có mục đích hay, tham vọng lớn nhưng do bất tài nên chỉ tạo ra sản phẩm xấu, dở.* Vẽ rồng vẽ rắn: Bày vẽ lôi thôi, luộm thuộm, rườm rà.