Top 11 # Xem Nhiều Nhất Ca Dao Tục Ngữ Quảng Ninh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Altimofoundation.com

Ca Dao, Tục Ngữ Về Quảng Ninh

Câu ca dao, tục ngữ Quảng Ninh

Tục ngữ ca dao về chốn tâm linh

*Trăm năm tích đức tu hànhChưa đi Yên Tử chưa thành quả tu.

* Ai đi Yên Tử cùng anhKhói hương nghi ngút còn vương hạ Trần.

* Nào ai quyết chí tu hànhHãy về Yên Tử mới đành làm tu.

*Lần theo dấu tích ngàn xưaBảy trăm năm ấy bây giờ còn lưu.

* Vĩnh Nghiêm, Yên Tử, Quỳnh LâmAi chưa đến đó thiền tâm chưa đành.

*Miếu Đức Ông là nơi Cửa SuốtKhách vẫn lại thương nhớ cùng dâng.

* Bao giờ sấm chớp Chùa LôiCon ơi nhớ dậy mang nồi ra sân.

* Mồng bảy hội miếu Tiên CôngDưới là đánh vật trên rồng phi bay.Đêm thì hát đúm vui thayBên này thi cấy, bên đây đua thuyền.

*Chùa Quỳnh vui lắm ai ơiTrốn cha, trốn mẹ mà chơi Chùa Quỳnh.

* Chùa Quỳnh khánh đá, chuông đồngMuốn chơi thì lấy của chồng mà chơi.

Tục ngữ ca dao thời kì kháng chiến chống Pháp

* Vua thua ông huyện Hoành Bồ.

* Cọp dữ Mông Dương, nước độc Hà TuDa dày, bụng ỏng, mặt phù, chân sâu.

*Chưa đi chưa biết Vàng Danh Đi ra khốn khổ thân anh thế này.

*Chưa đi chưa biết Vàng DanhMá hồng để lại, má xanh mang về.*Ai đi Uông Bí, Quảng HồngCó đoàn vệ quốc dân công qua đèoAi về cho ta về theoCó sông cũng lội , có đèo cũng qua.

*Sông sâu còn có kẻ dòTội ác chủ mỏ ai dò cho ra.

* Đào than cho nó làm giàuXúc vàng đem đổ xuống tàu cho Tây.

* ở quê cái khổ bám theoRa mỏ cái khổ nó trèo lên lưng.

* Đau đẻ cũng phải xúc thanĐẻ rơi cũng mặc kêu van hững hờ.

*Lầm than cực khổ thế nàyXúc than cuốc đất suốt ngày lọ lem.

*Khi xưa nghe tiếng còi tầmNhư nghe tiếng vọng từ âm phủ về.

* Thẻ tôi lĩnh có hai đồngÔng cai lĩnh hộ trừ công năm hào.

*Cây mắm cò quămCây sú cù queoThắt lưng cho chặt mà theo anh vềĂn cơm với cá mòi heLấy chồng Cẩm Phả đun xe suốt đời.

* Ai ra Cẩm Phả mà xemRừng xanh ngăn ngắt, đất đen sì sìĐã làm cái kiếp cu liCòn gì là đẹp còn gì là vui.

* Đồn Cẩm Phả sơn hà bát ngátHuyện Hoành Bồ đồi cát mênh môngAi ơi, đứng lại mà trôngKìa khe nước độc, nọ ông hùm giàViệc gì mà rủ nhau raLàm ăn cực khổ nghĩ mà tủi thân.

* Ai về Yên Dưỡng, Hoành MôMà xem quân lính cụ Hồ sang sôngĐêm ngày mải mê chiến côngThoáng nom như có cả chồng em kia.

* Thuyền than mà đậu bến thanThương anh vất vả cơ hàn nắng mưa.* Thuyền than đậu bến đen sìAnh không ra mỏ lấy gì em ăn.

Ca dao tục ngữ giao duyên

* Ai về chợ huyện Thanh Vân

Ca Dao Tục Ngữ Quảng Ngãi

CA DAO TỤC NGƯ VỀ QUẢNG NGÃI (SƯU TẦM)

Bao giờ núi Ấn hết tranh Sông Trà hết nước anh đành xa em

Ngó lên Thiên Ấn nhiều tranh Liều mình lén mẹ theo anh phen này

Ai về núi Ấn sông Trà Có thương cô bậu ghé nhà mà thăm

Sông Trà sát núi Long Đầu Nước kia chảy mãi rồng chầu ngày xưa Núi Long Đầu lưu danh hậu thế Chùa Thiên Ấn ấn để hậu hoàng Ai về xứ Quảng cho nàng về theo

Ai về núi Bút, Quán Đàng Núi bao nhiều đá dạ thương chàng bấy nhiêu

Ba La, Vạn Tượng, Cầu Mông Chạy quanh chạy quéo cũng về đồng Ba La

Ai về Cỗ Lũy cô thôn Nước sông Trà Khúc sóng dồn lăn tăn

Ai về quê ấy Nghĩa An Ghé thăm phong cảnh Chùa Hang, Bàn Cờ

Tư Nghĩa, Cửa Đại là đây Gành Hàu, núi Quế đá xây nên chùa Dưới thời bông súng nở đua Ngó lên trên chùa đá dựng kiểng giăng Ngó qua bên xóm Trường An Ngó xuống hòn Sụp cát vàng soi gương

Sơn Tịnh có núi Chân Trâu Có bàu ông Xá, có cầu Rừng Xanh

Bao giờ rừng Thủ hết gai Sông Trà hết nước mới sai lời nguyền

Tai nghe anh lấy vợ Ba La Ruột đau từng chặng, nước mắt ra từng luồng

Cò bắt lươn cò trườn xuống cỏ Lươn bắt cò cò bỏ cò bay Từ ngày xa bạn đến nay Đêm đêm tưởng nhớ, ngày ngày trông luôn Kể từ Cầu Ván, Ao Vuông Bước qua Quán Ốc lòng buồn lụy sa Quán Cơm nào quán nào nhà Ngóng ra Trà Khúc trời đà rạng đông Buồn lòng đứng dựa ngồi trông Ngó vô Hàng Rượu mà không thấy chàng

Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ con cá bống sông Trà kho tiêu

Phải đâu chàng nói mà xiêu Tại con cá bống tại niêu nước chè

Mứt gừng Đức Phổ Bánh nổ Nghĩa Hành Đậu xanh Sơn Tịnh

Cô gái lòng son Không bằng tô don Vạn Tượng

Nghèo thì nghèo, nợ thì nợ Cũng cưới cho được con vợ bán don Mai sau nó chết cũng còn cặp ui

Sơn Tịnh đường đinh Sa Huỳnh muối trắng

Bậu về nhớ ghé Ba La Mua cân đường phổi cho ta với mình

Muối Xuân An, mắm Tịnh Kỳ Khoai lang dưới Trảng, gạo thì Đường Trung

Ai về Cỗ Lũy, Xóm Câu Nhớ mua đôi chiếu đón dâu về làng

Gái Thanh Khiết giỏi nghề cải giá Trai Sung Tích chuyên dạ kén dâu

Bao giờ Thiên Mã sang sông Thì làng Mỹ Lại mới không công hầu

Mía ngọt tận đọt Heo béo tận lông Cổ thời mang sông Tay cầm lóng mía Vừa đi vừa hít Cái đít sưng vù

Ai về Sơn Tịnh quê ta Đừng quên chiến thắng Ba Gia lẫy lừng

Tiếng đồn du kích Tịnh Khê Lính đi mất xác, quan về mất lon

Ai về Cổ Lũy Cô Thôn Quê ta Quảng Ngãi mồ chôn quân thù

Qua chùa núi Hó thắp bó nhang vàng Xin cho bạn cũ lại hoàn như xưa Trông trời chẳng thấy trời mưa Rồng đi lấy nước rồng chưa kịp về Lựu tìm đào, đào chẳng tìm lê Lên non tìm quế, quế về rừng xanh Trách ai treo ngọn thắt ngành Cho chàng xa thiếp cho anh xa nàng

Ba năm quế gãy còn cành Bình hương tan nát, miếng sành còn thơm

Nhà bà có ngọn mía mưng Có cô gái út mà ưng ông già

Trồng trầu tưới nước cho vông Cảm thương cây quế đứng trông một mình

Em nguyền cùng anh một miếng tóc mai Trước chùa Quan Thánh, nghe lời ai anh bỏ nàng

Thương tằm cởi áo bọc dâu Tưởng người có nghĩa hay đâu bạc tình

Nghèo nghèo nợ nợ lấy cô vợ bán don Lỡ mai có chết cũng còn cặp ui…

Đặc sản Quãng Ngãi qua ca dao tục ngữ

Hình ảnh này là dòng Sông Trà Khúc vào mùa hè và Ngọn Núi Ấn. Trên Ngọn Núi này có Chùa Thiên Ấn nỗi tiếng nhất ở Quảng Ngãi và có Mộ của cụ Huỳnh Thúc Kháng. Trên tuyến đường này sẽ đi đến được Khu Chứng Tích Sơn Mỹ – Bãi Biển Mỹ Khê thuộc huyện Sơn Tịnh.

Chim mía Xuân Phổ Cá Bống Sông Trà Kẹo Gương Thu Xà Mạch Nha Mộ Đức

Chỉ bốn câu vỏn vên 16 chữ, người bình dân đã giới thiệu được cả bốn ăn đặt sản nỗi tiếng của Quảng Ngãi, gắn nó với những địa danh tiêu biểu. Về đặc sản cá bống Sông Trà, có thể kể đến những câu ca dao khác, như:

Phải đâu chàng nói mà xiêu Tại con cá bống tại niêu nước chè.

Nước chè lá Minh Long sắc đặc phải nói là rất ngon sau mỗi bữa cơm, nhất là bữa cơm có cá bống Sông Trà kho tiêu. Dân gian đã mượn chuyện tình duyên đôi lứa để làm cái “đòn bẩy” để bật lên sức hấp dẫn. Cũng với kiểu như vậy, với Don, một đặc sản bình dân, lại có câu:

Con gái còn son Không bằng tô don Vạn Tường.

Nghèo thì nghèo, nợ thì nợ Cũng kiếm cho được con vợ bán don Mai sau nó chết cũng còn cặp ui

Quảng Ngãi là xứ mía đường, nên dễ hiểu ca dao cũng đề cập đến đường mía đặc sản.

Ở đây mía ngọt đường nhiều Tìm trai xứ Quảng mà yêu cho rồi

Nước mía trong cũng chẳng thành đường Anh thương em thì anh biết chớ thói thường ai hay

Cùng cần biết xưa kia có nơi đặt ra lệ phạt người bẻ trộm mía để ăn, nên mới có cái hoạt cảnh khôi hài này.

Mía ngọt tận đọt Heo béo tận lông Cổ thời mang gông Tay cầm lóng mía Vừa đi vừa hít Cái đít sưng vù

Chuyện mía lan sang chuyện đường với nhiều loại đường đặt sản như đường cát:

“Thiếp gửi cho chàng, một cục đàng rim, một tiềm đường cát”,

Bậu về nhớ ghé Ba La, mua cân đường phổi cho ta với mình”.

Bên cạnh Mạch nha, đường phổi còn có đường phèn:

“Thơm ngon như món mạch nha, Ngọt qua đường phổi, thơm qua đường phèn…”

Cũng có thể kể ngoài đảo Lý Sơn còn có bánh ít lá gai nổi tiếng:

“Muốn ăn bánh ít lá gai, lấy chống hải đảo sợ dài đường ghe.

Quế

Ở rừng thì có đặc sản quế Quảng nỗi tiếng ở Trà Bồng, song lại gắn với ý niệm xa xôi, cách trở:

“Lựu tìm đào, đào chẳng tìm lê, lên non tìm quế, quế vế rừng xanh”.

Quế Trà Bồng cũng vang danh không kém gì mía đường:

Ai về Quảng Ngãi Cho tui gởi ít tiền Mua dùm miếng quế lâu niên Đêm về trị bệnh khỏi phiền bà con.

Don

Don là đặc sản của vùng sông Trà (Quảng Ngãi). Món này có thể ăn với bánh tráng, hoặc xào với hành xúc bánh tráng nướng; ăn kèm ớt xanh, tiêu hành rất dậy vị.

Khi có dịp qua địa phận Quảng Ngãi, ngang sông Trà Khúc và đặc biệt, qua thôn Vạn Tượng, xã Tư Bình, Sơn Tịnh… làm sao bạn không bị hút tầm mắt vào những tấm biển mộc mạc bên đường: Don.

Don họ nhuyễn thể hai mảnh, vỏ nửa đen nhạt nửa vàng lợt, hình quả trám, to bằng móng tay út người lớn, dài hơn một phân. Vỏ thường mỏng hơn các loài ốc khác, hai mảnh vỏ chụm vào nhau, ở phía trên mỏng hơn dưới bụng. Ruột don màu phổi bò, pha màu vàng và có những tua hồng bao quanh. Don nằm sâu dưới cát (khoảng 5 phân), mỗi năm chỉ nổi lên một lần, với mực nước ngập khoảng một mét. Cứ từ tháng giêng âm lịch đến cuối mùa hạ, người dân miền đông Quảng Ngãi, nơi con sông Trà đổ ra biển (cửa Đại Cổ Lũy) lại rủ nhau đi nhủi (cào, bắt) don. Thật lạ kỳ, don chỉ sinh ra nơi nước “chè hai” (nước lợ, nước cửa biển), và cũng chỉ có thôn Vạn Tượng là nhiều và ngon nhất.

Khi nhủi don về, người ta loại bỏ hết rong rêu và các loại ốc hến khác, rồi đem ngâm với nước vo gạo khoảng nửa ngày. Đun sẵn một nồi nước hâm hẩm, một ui nước thì bốn bát don vỏ, thêm một chút muối sống (muối hột). Khi nước sôi bùng lên thì dùng đũa bếp khuấy mạnh và đều cho don há miệng, nhả tất cả chất ngọt làm cho nước don có mùi vị. Gạn nước luộc để riêng, ruột don đãi sạch vỏ. Cho don và nước luộc vào đun sôi một lần nữa. Chuẩn bị các gia vị như ớt xanh, tiêu xay, tỏi, hành, rau thơm…

Khi ăn, người ta thường húp cả nước lẫn ruột, và ăn kèm bánh tráng gạo. Bánh tráng cũng có hai loại, hoặc nướng để bẻ miếng nhỏ bỏ vào ăn kèm, hoặc bánh tráng một hai nắng, xé nhỏ như sợi mì Quảng, cho một vắt nhỏ vào tô và chan nước. Một tô don chỉ có một muỗng nhỏ ruột, châm một tí nước mắm nguyên chất và rau thơm, hành lá… là có thể thưởng thức một thứ kỳ tuyệt, lạ lùng. Don ngon không phải vì cầu kỳ, đắt tiền, hay vì gắn kết với một kỷ niệm xưa… mà ngon vì thế đất, vì con nước “chè hai” đã làm cho nó ngọt lạ ngọt lùng. Ngoài ra, don còn được xào khô với hành lá xúc bánh tráng nướng, nấu canh với dưa hồng hay nấu cháo với mè…

Một chút chua chát, người dân kể chuyện tình lắt léo trắc trở do không môn đăng hộ đối mà vô hình trung lại giới thiệu được cái giá trị của đặc sản mắm nhum:

Sớm mai anh ngủ dậy Anh súc miệng Anh rửa mặt Anh xách cái rựa quéo Anh lên hòn núi Quẹo Anh đốn cây củi còng queo Anh than với em cha mẹ anh nghèo Đôi đũa tre yếu ớt không dám quèo con mắm nhum. Tổng cộng : lần thực hiện

Tục Ngữ, Ca Dao Địa Danh Ninh Bình (Lv Thạc Sĩ)

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BÙI CÔNG ĐOẠT

TỤC NGỮ, CA DAO ĐỊA DANH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨNGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Nguyên – 2018

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BÙI CÔNG ĐOẠT

TỤC NGỮ, CA DAO ĐỊA DANH NINH BÌNHChuyên ngành: Văn học Việt NamMã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨNGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Huế

Thái Nguyên – 2018LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệutrích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đềutrung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018Tác giả luận văn

Bùi Công Đoạt

LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơnBan Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học,Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trựctiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướngdẫn PGS. TS. Nguyễn Thị Huế đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thờigian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúpđỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018Tác giả luận văn

Bùi Công Đoạt

MỤC LỤCMỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………….. 11. Tính cấp thiết của đề tài ………………………………………………………………….. 12. Tổng quan vấn đề nghiên cứu …………………………………………………………… 23. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………….. 34. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ………………………………………………. 4

5. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………………………………. 56. Cấu trúc của luận văn ………………………………………………………………………. 57. Đóng góp của luận văn …………………………………………………………………….. 6NỘI DUNG……………………………………………………………………………………….. 7Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUANĐẾN ĐỀ TÀI ……………………………………………………………………………………. 71.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, đời sống văn hóa,con người Ninh Bình …………………………………………………………………………… 71.2. Đời sống văn hóa, con người Ninh Bình …………………………………………. 101.3. Khái niệm Tục ngữ, Ca dao, Địa danh …………………………………………….. 151.4. Văn học dân gian Ninh Bình và tục ngữ, ca dao Ninh Bình ……………….. 181.5. Tục ngữ, ca dao Ninh Bình …………………………………………………………… 20Tiểu kết chương 1……………………………………………………………………………….. 23Chương 2: TỤC NGỮ, CA DAO ĐỊA DANH NINH BÌNH VỀ MẢNHĐẤT CON NGƯỜI VÀ SẢN VẬT ……………………………………………………. 252.1. Tục ngữ, ca dao địa danh về đất Ninh Bình …………………………………….. 252.2. Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình về người Ninh Bình …………………. 312.3. Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình giới thiệu sản vật, nghề nghiệpvà phong tục. …………………………………………………………………………………….. 392.4. Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình giới thiệu về phong tục, lễ hội …… 49Tiểu kết chương 2……………………………………………………………………………….. 53

Chương 3: TỤC NGỮ CA DAO ĐỊA DANH NINH BÌNH VỀ KINHNGHIỆM SẢN XUẤT, QUAN HỆ XÃ HỘI……………………………………………. 553.1.Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình về kinh nghiệm sản xuất ……………. 553.2. Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình về các quan hệ xã hội ……………….. 613.3. Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình thể hiện tinh thần lạc quan,Yêu đời …………………………………………………………………………………………….. 80Tiểu kết chương 3……………………………………………………………………………….. 82KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 84TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………. 86PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………… 90

MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài (Lý do chọn đề tài)Có thể nói rằng Văn học dân gian là một phần không thể tách rời nền vănhọc dân tộc . Ra đời rất sớm (từ khi con người chưa có chữ viết) bộ phận văn họcnày đã góp phần nuôi dưỡng, vun đắp nền văn học Việt Nam. Trong dòng chảycủa lịch sử, văn học dân gian Ninh Bình đặc biệt là tục ngữ, ca dao đã là nhữngmạch nguồn trong mát nuôi dưỡng tâm hồn biết bao người con Ninh Bình để rồi“Ăn đâu, làm đâu” mọi người con Ninh Bình đều hướng về quê hương, nguồn cộivới tấm lòng thành kính, tri ân và khát vọng cống hiến xây dựng quê hương NinhBình ngày càng văn minh, giầu đẹp.Tìm hiểu địa danh qua tục ngữ, ca dao Ninh Bình giúp chúng ta hiểu thêmvề diện mạo và đặc trưng của Văn học dân gian Ninh Bình nói chung và tục ngữ,ca dao Ninh Bình nói riêng. Ninh Bình, mảnh đất ngàn năm văn hiến mà ở đó mỗitên làng, tên xã, mỗi ngọn núi, dòng sông đều mang “bóng dáng ông cha”, mang“dáng hình xứ sở” được ghi lại qua những câu tục ngữ, ca dao để rồi trường tồncùng quê hương, đất nước.Đến với Ninh Bình hôm nay, chúng ta cảm nhận về một vùng quê đangtừng ngày thay đổi trong xu thế đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, có nhiều địa danhmới xuất hiện và không ít những địa danh cũ mất đi hoặc thay đổi tên gọi. Tìmhiểu những địa danh của Ninh Bình qua những câu tục ngữ, ca dao sẽ giúp chúngta bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa vô cùng quí báu của cha ông, để từ đóchúng ta thêm tự hào và thấy được trách nhiệm của mình trong việc quảng bá, gìngiữ kho tàng tục ngữ, ca dao Ninh Bình cho thế hệ mai sau.Từ những mong muốn trên, tôi chọn đề tài luận văn của mình là: “Tục ngữ,ca dao địa danh Ninh Bình”. Hy vọng rằng công trình là sự hệ thống những câutục ngữ, ca dao có nói tới những địa danh của tỉnh Ninh Bình với những tên gọi,sự tích đầy thú vị, gợi mở cho giáo viên và học sinh Ninh Bình trong quá trìnhtiếp nhận tục ngữ, ca dao địa phương (Ngữ văn lớp 7). Luận văn cũng là món quànhỏ mà người viết tri ân quê hương Ninh Bình yêu dấu.

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu2.1.Việc sưu tầm và giới thiệu tục ngữ, ca dao nói chung đã được tiến hành từ lâu(thế kỷ XVIII). Đó là công trình Nam phong giải trào của Trần Danh Án, NgôHạo Phu, Trần Doãn Giác, soạn vào năm 1788 – 1789 đến nửa thế kỷ XIX; Tụcngữ, cổ ngữ gia ngôn của Huỳnh Tịnh Của, xuất bản năm 1897; Việt Nam phongsử của Nguyễn Văn Mại, soạn năm 1914; Tục ngữ và cách ngôn của Hàn TháiDương, 1920; An Nam tục ngữ của Vũ Như Lâm và Nguyễn Đa Gia, 1933; Phonggiao, ca dao, phương ngôn, tục ngữ của Nguyễn Văn Chiểu, năm 1936; Ngạn ngữphong dao của nguyễn Can Mộng, 1941; Đặc biệt là công trình Tục ngữ phongdao của Nguyễn Văn Ngọc (Nhà xuất bản Vĩnh Hưng Long), 1928, đã có tới 6500 câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, được sưu tầm và giới thiệu. Tuy nhiên côngtrình này chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu.Từ sau năm 1975 việc sưu tầm và giới thiệu tục ngữ, ca dao, dân ca đã cónhững thuận lợi hơn, thời kỳ này phải kể tới công trình của Vũ Ngọc Phan đó làcuốn Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, (Xuất bản lần đầu năm 1955 đến nay đãtái bản nhiều lần). Công trình là một tập hợp tương đối đầy đủ và hệ thống tụcngữ, ca dao, dân ca Việt Nam ở cả ba miền đất nước. Ở ấn phẩm này tác giả đãsưu tầm và giới thiệu được một số câu ca dao Ninh Bình về những địa danh nổitiếng như núi Phi Diên (núi Cánh Diều), cửa biển Thần Phù (nay thuộc xã YênLâm, Yên Mô)…Trong khoảng gần 30 năm trở lại đây các nhà nghiên cứu đã tập trungnghiên cứu tục ngữ, ca dao theo chuyên đề, đáng chú ý là các công trình nghiêncứu sau:– Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp của Nguyễn Thái Hòa, Nhà xuấtbản Khoa học xã hội, năm 1997…– Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam của Phan Thị Đào, Nhà xuất bảnThuận Hóa, năm 1999– Tiếp cận ca dao bằng phương thức xâu chuỗi theo mô hình cấu trúc củaTriều Nguyên, Nhà xuất bản Thuận Hóa, năm 2003

– Thi pháp ca dao, do Nguyễn Xuân Kính chủ biên, Nhà xuất bản Đại họcQuốc gia Hà Nội năm 20062.2. Giới thiệu về tục ngữ, ca dao Ninh Bình cho đến nay còn có ở trong các côngtrình của Ninh Bình: Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình, do Trương Đình Tưởngchủ biên, Nhà xuất bản Thế giới, năm 2004;Địa chí Ninh Bình, do Tỉnh ủy Ninh Bình – Viện khoa học xã hội ViệtNam chịu trách nhiệm nội dung, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, năm 2010;Chùa Dầu di tích lịch sử văn hóa, do Thích Minh Đức, Lã Đăng Bật chủbiên, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, năm 2008;Tục ngữ ca dao, dân ca Yên Mô, do Trần Đình Hồng chủ biên, Nhà xuấtbản vãn hóa thông tin, nãm 2012. Bên cạnh ðó còn có các tác giả: Đặng Hữu Vân,Phạm Thị Ánh Nguyệt, biên tập phần tục ngữ, ca dao giảng dạy trong chươngtrình ngữ văn địa phương trong các trường THCS tỉnh Ninh Bình.Tất cả những công trình trên là những tài liệu quí báu, định hướng cho tôi cóđược cái nhìn sâu sắc về địa danh Ninh Bình qua những câu tục ngữ, ca dao. Tuynhiên một số công trình nghiên cứu trên chỉ giới thiệu tục ngữ, ca dao Ninh Bình quadư địa chí, hoặc nghiên cứu tục ngữ, ca dao Ninh Bình trong dòng chảy của văn họcdân gian nói chung, hoặc nghiên cứu tục ngữ, ca dao của một huyện, một vùng, nênchưa có được cái nhìn thật khái quát, đầy đủ về tục ngữ, ca dao Ninh Bình đặc biệtlà những câu tục ngữ, ca dao gắn với các địa danh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Từ lýdo đó tôi mạnh dạn chọn đề tài Tục ngữ, ca dao về địa danh Ninh Bình, nhằm nốidài những nghiên cứu về tục ngữ ca dao Ninh Bình đặc biệt là tìm hiểu những địadanh của tỉnh được nhắc tới trong tục ngữ, ca dao, những tên gọi, sự tích, ý nghĩa củamỗi địa danh đều có sức hấp dẫn riêng mà mỗi người con Ninh Bình nhất là thế hệtrẻ cần phải hiểu biết và gìn giữ.3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu trong luận văn này là tục ngữ, ca dao về địa danhNinh Bình, trong đó tập trung làm rõ một số vấn đề sau:

7. Đóng góp của luận văn– Luận văn lần đầu tiên là một tập hợp những câu tục ngữ, những bài ca daovề địa danh Ninh Bình.– Luận văn lần đầu tiên đi sâu tìm hiểu nội dung phản ánh, giá trị và ý nghĩatên gọi của mỗi địa danh trong các câu tục ngữ, ca dao của Ninh Bình. Qua đógiúp chúng ta thấy được một phần diện mạo của văn hóa dân gian Ninh Bình, thấyđược vẻ đẹp tiềm ẩn trong mỗi cảnh vật nơi đây, và đặc biệt là chúng ta cảm nhậnđược tâm hồn tình cảm của mỗi người con Ninh Bình đối với quê hương, đất nước.– Luận văn góp phần cung cấp tài liệu cho giáo viên và học sinh tỉnh NinhBình nói riêng và các địa phương khác nói chung trong các tiết Ngữ văn địaphương.

NỘI DUNG

Khí hậu: Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, chịu ảnhhưởng của khí hậu ven biển. Thời tiết trong năm chia làm hai mùa khá rõ: mùakhô từ tháng 11-12 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng10. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.860 – 1.950 mm nhưng phân bốkhông đều, tập trung 70% lượng mưa vào mùa hạ.Dân cư: Dân số Ninh Bình tính đến năm 2016 là 952 509 người, đại bộ phậndân cư Ninh Bình là dân tộc Kinh và có khoảng 20 000 người là đồng bào dân tộc ítngười, chủ yếu là dân tộc Mường sinh sống ở một số xã miền núi huyện Nho Quan.Có hai tôn giao chính: phật giáo và công giáo. Phật giáo chiếm khoảng 5,18% vàcông giáo chiếm 16,3% dân số (chủ yếu ở huyện Kim Sơn)Ninh Bình là nơi những dấu tích của con người tồn tại từ hàng vạn năm trởvề trước vẫn còn lưu lại; là cố đô Hoa Lư một thời sáng chói, như một minh chứngvề một vùng đất cổ “địa linh, nhân kiệt”. Truyền thống, hiện đại luôn hoà quyệnvới nhau để làm nên một Ninh Bình giàu bản sắc văn hoá, giàu truyền thống yêunước và cách mạng, là cội nguồn sức mạnh của người dân Ninh Bình trong khángchiến chống giặc ngoại xâm cũng như trong thời kỳ hội nhập và phát triển cùngđất nước.Về tài nguyên thiên nhiên, đây là mảnh đất có rất nhiều tiềm năng và thếmạnh, cụ thể:Đất đai: Ninh Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là 139.011 ha. Trong đóđất cho sản xuất nông nghiệp là 61.959 ha (chiếm 44,57%). Các loại đất phù sađược bồi và phù sa không được bồi tạo điều kiện cho nuôi trồng thuỷ sản và câycông nghiệp; đất phù sa cũ chua, nghèo…thích hợp cho thâm canh lúa, hoa màu;đất feranit thích hợp phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu.Sinh vật: Ninh Bình có thảm thực vật rừng phong phú, tập trung ở vườnQuốc gia Cúc Phương. Rừng Cúc Phương thuộc loại rừng mưa nhiệt đới điển hìnhvới cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng, phong phú về thành phần loài. Một số loàithực vật điển hình là Chò xanh, cây Lê, cây Chân chim…Động vật ở đây cũng

rất phong phú. Hiện đã phát hiện 233 loài động vật có xương sống, nhiều loàichim và 24 bộ côn trùng trong số 30 bộ côn trùng thường gặp ở nước ta.Tài nguyên khoáng sản: Ninh Bình có nhiều loại khoáng sản nhưng đángkể nhất là đá vôi với diện tích 1,2 vạn ha, trữ lượng hàng chục tỷ mét khối và hàngchục triệu tấn đôlômit, chất lượng tốt. Đây là nguồn nguyên liệu lớn cho sản xuấtvật liệu xây dựng. Ngoài ra, đất sét phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp dùngđể sản xuất gạch ngói và là nguyên liệu cho ngành đúc. Than bùn có trữ lượng2triệu tấn/năm dùng để sản xuất phân vi sinh. Nước suối Kênh Gà, Nước khoángCúc Phương cũng là những nguồn lợi lớn trong việc chữa bệnh và phát triển dulịch…[57; 1,2; 12]1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hộiNhững lĩnh vực kinh tế lợi thế: Trong những năm tới, các ngành côngnghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ như: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng,đặc biệt là xi măng, đá, gạch sẽ phát triển, trở thành khâu đột phá đưa nền kinh tếNinh Bình tăng tốc và ưu tiên hàng đầu cho ngành sản xuất xi măng.Phát triển đa dạng các ngành kinh tế thuỷ sản, trong đó nuôi thuỷ, hải sảnlà trọng tâm được coi là một khâu đột phá của ngành nông nghiệp và nền kinh tếcủa tỉnh.Với các khu du lịch và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đặc biệt là các khu:Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động, Bái Đính – Tràng An…là thế mạnh củatỉnh trong phát triển du lịch.Tiềm năng du lịch: Sự kì thú của thiên nhiên với những danh lam thắngcảnh đẹp, đa dạng như: Vườn Quốc gia Cúc Phương, khu hang động Tam CốcBích Động, khu Địch Lộng Vân Long, khu du lịch Tràng An – Bái Đính…cùngvới tài nguyên nhân văn như: Cố đô Hoa Lư, quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm,chùa Non Nước, phòng tuyến Tam Điệp- Biện Sơn…tạo điều kiện cho Ninh Bìnhphát triển những tuyến du lịch hấp dẫn, đưa tỉnh nhà trở thành địa bàn du lịch quantrọng của vùng đồng bằng Bắc bộ và cả nước.

Non nước Ninh Bình kỳ thú, nên thơ, lại nằm ở cửa ngõ đồng bằng Bắc bộvà dải lãnh thổ miền Trung, nên từ xa xưa là nơi gặp gỡ giao thoa của ba nền vănhoá lớn của đất nước. Nhân dân Ninh Bình vừa tiếp thu những nét tinh hoa vănhoá của các vùng, miền khác trong nước, tạo dựng nên sắc thái văn hoá NinhBình phong phú đa dạng lại có những nét đặc sắc riêng biệt.Nghiên cứu và tìm hiểu về văn hoá Ninh Bình, chúng ta nhận thấy: vùngđất này có nhiều điều hấp dẫn, thú vị. Nhiều phong tục, tập quán, truyền thống tốtđẹp của cộng đồng người Việt được con người Ninh Bình tiếp thu và sáng tạo.Mỗi ngọn núi, dòng sông, mỗi thôn xã, làng bản…đều âm vang những huyền tích,huyền thoại. Quá khứ, hiện tại, trí tưởng tượng của người lao động và hiện thựclịch sử đan xen vào nhau, tạo nên bản sử thi hùng tráng của dải đất cuối sông, đầunúi, dải đất đã được mệnh danh là “cổ họng”, là “yết hầu” của Bắc – Nam này.[57; 3; 13]1.2. Đời sống văn hóa, con người Ninh Bình1.2.1. Ninh Bình – nơi in đậm dấu ấn văn hoá của cư dân Việt cổDấu vết khảo cổ học: Ninh Bình là vùng đất có con người cư trú từ rất sớm.Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trầm tích có xương răng đười ươi và các độngvật trên cạn ở Núi Ba (Tam Điệp) thuộc sơ kỳ đồ đá cũ, cách ta khoảng ba mươivạn năm; ở Thung Lang (Tam Điệp) có niên đại cách ta khoảng ba mươi nghìnnăm; động ngưòi xưa (Cúc Phương) có di chỉ cư trú của con người thời văn hoáHoà Bình cách ta khoảng 7.580 + 100 năm. Di chỉ của con người văn hoá HoàBình còn tìm thấy ở một số hang động ở Tam Điệp, Nho Quan. Sau thời kỳ vănhoá Hoà Bình, các nhà khảo cổ cho rằng, vùng đồng bằng ven biển Thanh Hoá,Ninh Bình là nơi định cư của con ngưòi thời đại đồ đá mới Việt Nam. Di chỉ ĐồngVườn (Yên Thành, Yên Mô) đã được định niên đại muộn hơn di chỉ Gò Trũng (dichỉ Gò Trũng có niên đại C14: 4700 + 50 năm cách ngày nay). Cư dân cổ di chỉĐồng Vườn đã phát triển lên cư dân cổ di chỉ Mán Bạc (Yên Thành, Yên Mô) ởgiai đoạn văn hoá đồ đồng từ cuối Phùng Nguyên đến đầu Đồng Đậu, cách đây3.300 – 3700 năm.

1.2.2. Ninh Bình – ” văn hoá mới” của cư dân ven biểnNinh Bình là một trong những tỉnh điển hình về sự mở rộng không gianvăn hoá Việt xuống biển Đông. Trong quá trình kiến tạo địa chất, biển lùi dần tạora đồng bằng vùng hạ lưu sông Đáy. Con người tiến dần ra chiếm lĩnh vùng đồngbằng ven biển và tạo ra những trung tâm văn hóa như Hoa Lư, sau là kinh đô củacả nước trong 42 năm (968-1010). Vùng ven sông Vân sau là trung tâm của đạo,trấn, rồi tỉnh Ninh Bình. Dấu ấn về biển còn in đậm trên đất Ninh Bình. Nhữngđịa danh: cửa biển Phúc Thành (thành phố Ninh Bình), cửa biển Đại An (nay làngã ba Độc Bộ), nơi tiếp giáp giữa yên Khánh và Nghĩa Hưng (Nam Định), cửabiển Con Mèo (Yên Thành, Yên Mô), cửa Biển Thần Phù (Yên Lâm, Yên Mô)làm cho chúng ta có cảm tưởng một thời biển còn ở đâu đây. Cùng với các địadanh về các cửa biển là các con đê lịch sử như đê Hồng Đức (1471), đê Hồng Lĩnh(1773) do Nguyễn Nghiễm – thân phụ Nguyễn Du đắp, đê Đường Quan(1830), đêHồng Ân (1899), đê Hoàng Trực (1927), đê Văn Hải (1933-1934), đê Bình MinhI (1959-1960), đê Bình Minh II (1981). Cho đến nay, Ninh Bình vẫn tiến ra biểnmỗi năm gần 100m. Như vậy, từ ngàn xưa, ngưòi dân Ninh Bình đã hướng rabiển, khát vọng chinh phục biển, đón nhận các luồng dân cư, các yếu tố văn hoátừ Bắc vào Nam, từ biển vào. Kinh tế biển còn in đậm các di chỉ văn hoá thời kỳđồ đồng. Cho đến nay, kinh tế biển còn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tếcủa tỉnh. Khai thác kinh tế biển như nghề đánh bắt cá biển, nuôi tôm sú, tôm rảo,nuôi cua…vẫn là hướng phát triển quan trọng. Cùng với phát triển kinh tế tỉnhNinh Bình cũng rất chú trọng đến công tác đảm bảo an ninh quốc phòng cũng nhưmôi trường sinh thái biển để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của nền kinh tếquan trọng này.1.2 3. Hệ thống di tích văn hoá, lịch sử và những danh lam thắng cảnh nổi tiếngcủa Ninh BìnhTrước khi đi sâu tìm hiểu giới thiệu về tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bìnhchúng tôi muốn giới thiệu về hệ thống di tích lịch sử văn hóa những danh lam

thắng cảnh nổi tiếng của Ninh Bình để độc giả hình dung ra một Ninh Bình “Địalinh nhân kiệt”.Ninh Bình cùng với Hạ Long là 2 đỉnh cạnh đáy của tam giác châu thổ sôngHồng với địa hình Karst được các biến đổi địa chất theo thời gian và phù sa bồiđắp tạo cho Ninh Bình một “Hạ Long trên cạn” với vô số các hang động, đầm hồngập nước có giá trị phát triển du lịch. Ninh Bình, vùng đất “địa linh” là nơi chứanhững vật báu của trời”(Nguyễn Tử Mẫn), nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố của mộtViệt Nam thu nhỏ: có rừng, núi, sông, với các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốcgia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu du lịch quốc gia…Nói đến Ninh Bình là nói đến một mảnh đất có mật độ dày đặc các di tíchvăn hoá – lịch sử. Theo thống kê, Ninh Bình có 795 di tích lịch sử, văn hoá với225 ngôi chùa, 242 đình làng…Ngoài ra còn có 280 nhà thờ, trong đó có 73 nhàthờ giáo xứ, 207 nhà thờ họ.1.2.3.1. Những di tích lịch sử, văn hoáNinh Bình có khu di tích lịch sử văn hoá cố đô Hoa Lư được công nhận làdi tích đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, với 47 di tích trong đó nổi bật là: Đềnthờ vua Đinh Tiên Hoàng, lăng mộ vua Đinh; đền thờ và lăng mộ vua Lê ĐạiHành; nhà bia tưởng niệm vua Lý Thái Tổ; đền thờ công chúa Phất Kim; miếuthờ công chúa Phù Dung; đền Trần Quý Minh; phủ Khổng; phủ Đột; động HoaSơn; động Hoa Lư; núi Mã Tiên; bia Cầu Dền; sông Sào Khê; đền Vực Vông…Khu văn hoá tâm linh núi chùa Bái Đính với chùa Bái Đính cổ (có đền thánhNguyễn Minh Không, các hang động thờ Mẫu, thờ Phật, thờ thần Núi…) và khuchùa Bái Đính mới với 5 toà lớn dọc theo sườn núi. Bảo tháp với chiều cao 100m, 13 tầng, có thang máy và 72 bậc leo, là nơi trưng bày xá lợi Phật từ Ấn Độcũng là một điểm nhấn của khu du lịch tâm linh này.Quần thể nhà thờ Phát Diệm là kỳ quan Thiên chúa giáo, một công trìnhkiến trúc có một không hai ở Việt Nam. Các công trình kiến trúc nguy nga, tránglệ nhưng hài hoà giữa truyền thống và hiện đại bao gồm: Ao hồ, Phương Đình,nhà thờ lớn và 4 nhà thờ ở 2 bên, 3 hang đá nhân tạo. Nhà thờ đá Phát Diệm được

thiết kế độc đáo, thể hiện sự giao hòa giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo, cũng lànét kết hợp văn hóa Đông – Tây đậm nét nhất.Các di tích văn hoá khác như phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn; đồn GiánKhẩu; các đền thờ: Trương Hán Siêu, Nguyễn Công Trứ, Triệu Quang Phục, LýQuốc Sư, đền Thái Vi, cửa Thần Phù, Cố Viên Lầu…Các di tích tâm linh Nho giáo: Chùa Bích Động, chùa Nhất Trụ, chùa ĐồngĐắc, chùa Địch Lộng, chùa Bàn Long, chùa Bái Đính, chùa Non Nước…Các di tích lịch sử, cách mạng: Khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, núi NonNước, di tích chiến dịch Hà Nam Ninh…1.2.3.2. Những danh lam thắng cảnh nổi tiếngKhu du lịch vườn Quốc gia Cúc Phương với các loại hình: sinh thái, môitrường, nghiên cứu khoa học, đa dạng sinh học, khảo cổ học, đêm lửa trại và tìmhiểu văn hoá Mường…Khu du lịch Tam Cốc- Bích động với nhiều tuyến du thuyền trên sông vớicác điểm hang động, di tích lịch sử.Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long với các loại hình du lịch trên đầm sinhthái cảnh quan ngập nước.Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng với du lịch sinh thái đồng quêvà cảnh quan ven biển.Các ngọn núi và các hang động đẹp như: núi Ngọc Mỹ Nhân, núi Non Nước(núi Thuý), núi Kỳ Lân, động Địch Lộng, động Vân Trình, động Mã Tiên, độngBích Động, động Tam Giao, động Thiên Tôn, động Tiên, động Sinh Dược lànhững điểm hấp dẫn khách du lịch với thời gian tham quan ngắn.Các hồ nước tự nhiên: Hồ Kỳ Lân, hồ Đồng Chương, Hồ Yên Quang phùhợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần; hồ Yên Thắng, hồ Đồng thái còncó thêm loại hình du lịch thể thao.Các di tích lịch sử- văn hoá và những danh lam thắng cảnh nổi tiếng trênchính là món quà của thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất này. Các di tích văn hóahữu thể và phi vật thể ấy đã làm nên nét đặc sắc văn hoá Ninh Bình.

Ninh Bình còn là vùng đất có vị trí chiến lược trong suốt hàng ngàn nămdựng nước, giữ nước của dân tộc. Các cuộc hành quân thần tốc vào Nam hay raBắc vẫn âm vang trên mặt đất này. Đây còn là vùng đất rút lui chiến lược để vàoThanh Hoá của tướng Đô Dương (thời Hai Bà Trưng). Đất phát tích của Đinh BộLĩnh, là kinh đô của cả nước trong suốt 42 năm. Đất Ninh Bình ken dày vết chânlịch sử. Kinh đô Hoa Lư với ngót nửa thế kỷ của hai vương triều Đinh – Lê dựngnền độc lập chính thống. Nơi hoạch định kế sách và phát xuất các đạo hùng binhnăm 981 – 982 phá Tống, bình Chiêm. Lê Đại Hành đã kiến tạo võ công oanh liệttrong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Hoa Lư cũng là nơi khai sinhra vương triều Lý với áng văn “Chiếu dời đô” lịch sử.Một yếu tố khác vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ làm nên diệnmạo đa dạng, phong phú của văn hoá Ninh Bình, đó là sự lưu lại dấu vết văn hoácủa các “tao nhân mặc khách” khi qua vùng sơn thanh, thuỷ tú này. Bao đế vương,công hầu, khanh tướng danh nhân văn hoá lớn về đây, xếp gương, đề bút, sôngnúi hoá thành thi ca! Chỉ nói riêng núi Thuý đã có trên 30 bài thơ, văn khắc vàovà còn đến hàng trăm bài thơ vịnh cảnh của các danh nhân qua các triều đại: TrầnAnh Tông, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông,Phạm Huy ích, Ngô Thì Nhậm, Ninh Tốn, Cao Bá Quát, Nguyễn khuyến, PhạmVăn Nghị…Nhân cách bác học và phẩm cách văn hoá lớn của các danh nhân đóđã thấm đẫm vào tầng văn hoá địa phương, được nhân dân tiếp thu, sáng tạo làmgiàu thêm sắc thái văn hoá Ninh Bình.Đất Ninh Bình không chỉ là “địa linh” mà còn là nơi “nhân kiệt”. Biết baodanh nhân, danh tướng, danh sỹ sinh ra trên mảnh đất này! Khí thiêng sông núiquê hương đã hun đúc nên họ. Thời nào Ninh Bình cũng có những nhân tài như:anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, các danh tướng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, TrịnhTú, Lưu Cơ, hoàng hậu Dương Vân Nga, Quốc sư Nguyễn Minh Không, nhà thơTrương Hán Siêu, bảng nhãn Vũ Duy Thanh, tiến sĩ Ninh Tốn, nhà văn hóa VũPhạm Khải, Phạm Thận Duật…Có thể nói, yếu tố “địa linh”,”nhân kiệt”là nhân

tố quan trọng và chủ yếu nhất làm nên gương mặt lịch sử – văn hoá Ninh Bìnhqua các thời đại.1.3. Khái niệm Tục ngữ, Ca dao, Địa danh1.3.1. Khái niệm về tục ngữTục ngữ là một thể loại văn học dân gian hình thành, phát triển và tồn tạitrong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân.Về nội dung: Tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao độngsản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân giancủa nhân dân. Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sảnxuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác, theo nhà văn hóaVũ Ngọc Phan trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” (Xuất bản lần đầunăm 1955 đến nay đã tái bản nhiều lần) thì ” Tục ngữ là một câu tự nó đã diến đạttrọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khinó là một sự phê phán”[01; 37; 08TLTK]. Như vậy có thể thấy tục ngữ mang tínhtrí tuệ cao, bởi nó đúc rút những kinh nghiệm, những điều quan sát được trong tựnhiên, xã hội, con người, những tri thức từ thực tiễn lao động sản xuất. Được ứngdụng và kiểm nghiệm nên tục ngữ rất gần gũi như lời ăn tiếng nói hàng ngày củanhân dân.Về hình thức: Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, được diễn đạt bằngngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữlà văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinhhoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyênrăn. Theo Nguyễn Thị Bích Hà trong cuốn Giáo trình văn học dân gian ViệtNam, cũng đã đưa ra nhận xét “Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn cóvần, có nhịp, có hình ảnh” [02; 16; 16TLTK]. Như vậy có thể thấy tục ngữ lànhững câu hoàn chỉnh, có vần, dễ nhớ, dễ thuộc, đặc điểm này giúp chúng ta dễdàng phân biệt tục ngữ với thành ngữ. Bởi cũng theo tác giả Vũ Ngọc Phan trongcuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” “Về hình thức ngữ pháp mỗi thành ngữchỉ là một nhóm từ, chưa phải một câu hoàn chỉnh” “[03; 37; 08TLTK]. Từ những

đặc điểm trên chúng ta có thể thấy tục ngữ là một thể loại văn học dân gian rất dễnhớ, dễ vận dụng, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân,Giữa hình thức và nội dung tục ngữ cũng có sự gắn bó chặt chẽ, một câutục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúckết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hìnhtượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp sosánh, nhân hóa, ẩn dụ…Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắtnhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơca… Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tụcngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán,nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán. Các kiểu suy luận:liên hệ tương đồng, liên hệ không tương đồng, liên hệ tương phản, đối lập, liên hệphụ thuộc hoặc liên hệ nhân quả.1.3.2. Khái niệm ca daoNếu như tục ngữ là một thể loại văn học dân gian ra đời trước ca dao, thiênvề tổng kết những kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội thì ca dao lại thiên về đời sốngtình cảm của con người. Như vậy có thể thấy ca dao ra đời khi đời sống xã hộicủa con người đã phức tạp hơn. Không chỉ biểu hiện đời sống vật chất, đời sốngtình cảm ca dao còn thể hiện ý thức của con người trong lao động sản xuất, cải tạothiên nhiên, kinh tế xã hội và tinh thần đấu tranh chống lại áp bức, cường quyền,những thói hư tật xấu trong xã hội…Về cơ bản ca dao thể hiện mối quan hệ giữacon người với con người trong xã hội, mối quan hệ giữa con người với tựnhiên…nên ca dao bao giờ cũng thể hiện cái nhìn chủ quan của con người với thếgiới khách quan, đó là cái tôi trữ tình mà chúng ta rất dễ nhận ra qua những sángtác dân gian này.Là thể loại văn học dân gian tồn tại bằng phương thức truyền miệng ca daođã được nhiều thế hệ lưu truyền với những dị bản khác nhau. Tuy nhiên ca daovẫn giữ được nét mộc mạc, giản dị trong cách thể hiện. Chúng ta có thể bắt gặp

Quán cháo -Tam Điệp (đền Quán Cháo gắn liền với sự tích tiên nữ dâng cháo choquân lính Tây Sơn trước giờ xung trận), Cầu Lim- cầu bắc qua sông Vân ở trungtâm thành phố Ninh Bình (chuyện kể khi xưa cầu được bắc bằng gỗ lim, tên gọinày còn mãi đến nay)…1.4. Văn học dân gian Ninh Bình và tục ngữ, ca dao Ninh Bình1.4.1. Khái quát về văn học dân gian Ninh Bình1.4.1.1. Thể loại tự sựThần thoạiThần thoại Ninh Bình tập hợp những chuyện kể dân gian về các vị thần,các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, sư tổ của nghề; phản ánhquan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người…Thần thoại Ninh Bình bị truyền thuyết hóa, biến tướng trong phật thoại, tiênthoại, truyện cố tích…Thần thoại tiêu biểu và phổ biến nhất ở Ninh Bình là thần thoại về ôngKhổng Lồ (Nguyễn Minh Không 1066 – 1141)Truyền thuyếtTruyền thuyết Ninh Bình kể lại tích các nhân vật lịch sử, giải thích cácnguồn gốc, các phong vật địa phương theo quan niệm, tưởng tượng của người dân.Truyền thuyết dân gian Ninh Bình mang dấu ấn về vùng đất và con ngườiNinh Bình.Truyện truyền thuyết Ninh Bình ghi đậm công tích của người Ninh Bìnhtrong việc khai khẩn đất hoang, lập làng, lập ấp… và đặc biệt là truyền thuyết vềcác vị vua.Cổ tíchTruyện cổ tích Ninh Bình phản ánh những xung đột, mâu thuẫn trong giađình và xã hội.Truyện cổ tích Ninh Bình thể hiện ước mơ về một cuộc sống ấm no, hạnhphúc của nhân dân.

Truyện cổ tích Ninh Bình phản ánh triết lý sống, đạo lý làm người và ướcmơ công lý của nhân dân.Truyện cườiTruyện cười Ninh Bình là hình thức giải trí, đem lại tiếng cười vui trongcuộc sống thường ngày.Phê phán những thói hư, tật xấu của con người, lên án các ác, đả kích giaicấp thống trị trong xã hội phong kiến.Truyện thơTruyện thơ Ninh Bình mang tính tự sự kể về một sự kiện, một hiện tượngxã hội như Ký sự nhật trình, Kim Sơn sự tích Doanh điền ca…Truyện thơ viết về đề tài lịch sử, danh nhân văn hóa, nhân vật lịch sử:Truyện Đinh Tiên Hoàng diễn ca, Thánh Nguyễn…1.4.1.2. Thể loại trữ tình và luận lýCa dao, dân ca: Ca dao, dân ca Ninh Bình giản dị, chất phác như đất vàngười Ninh Bình, phản ánh đời sống, tình cảm, tâm hồn của người dân Ninh Bình.Tục ngữ: có tính chất đúc kết kinh nghiệm về con người, về lao động sảnxuất, đấu tranh xã hội, thiên nhiên, về những sản vật của địa phương Ninh Bình.1.4.1.3. Khái quát về đặc trưng, đặc điểm của văn học dân gian Ninh BìnhLà một bộ phận không thể tách rời của văn học dân tộc, văn học dân gianNinh Bình cũng có đầy đủ những đặc điểm chung của văn học dân gian. Tuy nhiênđược ra đời và phát triển gắn liền với những sinh hoạt văn hóa làng xã của cư dânnông nghiệp với đa dạng địa hình nên văn học dân gian Ninh Bình cũng mangmàu sắc địa phương khá rõ nét đó là:* Tính đa dân tộc của văn học dân gian Ninh BìnhNinh Bình có hai dân tộc chính là người Kinh và người Mường. Tộc ngườiMường sinh sống chủ yếu ở một số xã vùng núi huyện Nho Quan như: ThạchBình, Xích Thổ, Yên Quang, Văn Phương, Phú Long, Kỳ Phú, Cúc Phương,Quảng Lạc…Tộc người Kinh chiếm đa phần, phân bố ở các huyện, thành phố cònlại trong tỉnh. Chính vì vậy văn học của người Kinh chiếm số lượng lớn với nhiều

Ca Dao Tục Ngữ Về Rồng

Details Category: Kỹ năng mềm Published on Monday, 12 February 2018 02:12 Written by cudinhlang Hits: 5233

Rồng trong thành ngữ và tục ngữ Việt NamRồng lúc to lúc nhỏLớn thì đào sơn đảo hải – nhỏ ẩn tích tàn hình

Đa mưu túc trí muôn đời thịnh Hữu dũng vô mưu vạn đời suy Ghen ăn tức ở muôn đời nát Khiêm tốn nhường nhịn vạn kiếp sang.

Là con vật huyện thoại nhưng phổ biến, vừa cao quý, độc đáo, diệu kỳ lại vừa thân quen, gần gũi và giàu ý nghĩa biểu tượng, rồng (long) được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ rộng rãi mà thâm thúy của người Việt Nam.* Ăn như rồng cuốn: Ăn nhanh, ăn đến đâu hết đấy.* Ăn như rồng cuốn, làm như cà cuống lội nước/uống như rồng leo, làm như mèo mửa: 1. Ăn nhiều, ăn tham mà làm ít, cẩu thả; 2. Ăn thật làm chơi.* Cá [chép] hóa rồng: 1. Học trò đi thi được đỗ đạt vinh hiển; 2. Người được thỏa chí, toại nguyện, thành đạt.* Cá gặp nước, rồng gặp mây: 1. Gặp môi trường thuận lợi, tương hợp, may mắn; 2. Cảnh sum vầy, hội ngộ.* Chạm rồng trổ phượng: 1. Trang trí lộng lẫy, tinh xảo, cầu kỳ; 2. Sự tô điểm rối rắm, rườm rà.* Con Rồng cháu Tiên: Dòng dõi đầy tự hào của dân tộc Việt Nam.* Dẫu ngồi cửa sổ chạm rồng, chiếu hoa nệm gấm không chồng cũng hư: Một quan niệm đề cao hạnh phúc gia đình.* Dựa mạn thuyền rồng: Được vua chọn làm cung phi, làm vợ hoặc lấy được người giàu sang.* Đầu rồng đuôi tôm/rắn: 1. Việc khi đầu thì hưng thịnh, sau thì suy yếu; 2. Chuyện lúc khởi đầu có vẻ to tát, đẹp đẽ nhưng kết thúc lại chẳng ra gì; 3. Sự cọc cạch, không tương xứng giữa những bộ phận có phẩm chất quá khác biệt trong cùng một chỉnh thể.* Đẹp duyên cưỡi rồng: Lấy được người chồng lý tưởng.* Gái có chồng như rồng có vây, gái không chồng như cối xay chết ngõng: Một quan niệm xưa, đề cao vai trò của người đàn ông, khẳng định phụ nữ cần thiết phải lập gia đình.

* Họa long điểm tinh (Vẽ rồng điểm mắt): Hành động đúng hướng, nắm bắt được trọng tâm của sự vật, sự việc.* Học chẳng biết chữ cu chữ cò, nói những chữ như rồng như rắn: Nói phét, nói suông, dốt hay nói chữ.* Hội long vân (Hội rồng mây): Cuộc gặp gỡ tốt lành, thời cơ thuận lợi.* Long bàn hổ cứ (Rồng cuộn hổ ngồi): Thế đất hiểm yếu, linh thiêng.* Long ly quy phụng (Rồng lân rùa phượng): Bốn con vật quý và thiêng theo quan niệm tín ngưỡng.* Lưỡng long chầu nguyệt: 1. Hình hai con rồng chầu chụm vào một mặt trăng thường thấy ở nơi thờ tự; 2. Một người tài giỏi lại có được hai người hỗ trợ, phò tá nhiệt tình, tương xứng và trung thành.* Mả táng hàm rồng: Gặp may mắn, tự nhiên ngày càng phát đạt thịnh vượng, [tưởng như] do mồ mả tổ tiên được chôn vào chỗ đất đẹp.* May hóa long, không may xong máu: Gặp may thì vinh hoa phú quý, không may thì chết.* Mấy đời gỗ mục đóng nên thuyền rồng: Bản chất đã xấu thì khó thể trở thành người tốt, kẻ thuộc tầng lớp dưới khó thể lên địa vị cao.* Nem rồng chả phượng: Món ăn ngon, cầu kỳ và sang trọng.* Như rồng gặp mây: Gặp người, gặp hoàn cảnh tương hợp, thỏa lòng mong mỏi khát khao.* Nói như rồng cuốn: Nói những lời hay ý đẹp nhưng nói suông, chẳng bao giờ thực hiện điều gì mình đã nói, đã hứa.* Nói như rồng leo: Nói năng khôn khéo, mạch bạo.* Rồng bay phượng múa: Hình dáng, đường nét tươi đẹp, uyển chuyển, phóng khoáng.* Rồng đen lấy nước thì nắng, rồng trắng lấy nước thì mưa: Một cách dự báo và lý giải trạng thái thời tiết qua hiện tượng thiên nhiên – mây (rồng lấy nước ở đây tức là đám mây hình cột từ phía biển vươn lên trời).* Rồng đến nhà tôm: Người cao sang đến thăm kẻ thấp hèn (thường thấy trong lời ngoại giao, nói nhún của chủ nhà với khách).* Rồng lội ao tù: Người anh hùng sa cơ thất thế, bị kìm hãm, tù túng, không có điều kiện thi thố tài năng.* Rồng mây gặp hội: Cơ hội may mắn cho sự gặp gỡ và hòa nhập.* Rồng nằm bể cạn phơi râu: Trạng thái thờ ơ vì bất lực của người vốn tài giỏi nhưng bị đặt trong môi trường khó hoạt động, khó phát triển được.* Rồng thiêng uốn khúc: Người anh hùng, tài giỏi nhưng gặp vận xấu, phải sống nép mình, ẩn dật chờ thời cơ.

* Rồng tranh hổ chọi: Hai đối thủ hùng mạnh giao đấu.* Rồng vàng tắm nước ao tù: Người tài giỏi ở trong hoàn cảnh bó buộc, bất lợi hoặc phải chấp nhận chung sống với kẻ kém cỏi.* Thêu rồng vẽ phượng: Bày vẽ, làm đẹp thêm.* Trai ơn vua – cưỡi thuyền rồng, gái ơn chồng – bồng con thơ: Một quan niệm xưa, cho rằng nghĩa vụ chính của người đàn ông là phụng sự nhà cầm quyền, còn của người đàn bà là chăm lo gia đình và con cái.* Trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu: Tính tất yếu của sự bảo toàn, di truyền những giá trị và bản chất nòi giống.* Vẽ rồng nên/ra giun: Có mục đích hay, tham vọng lớn nhưng do bất tài nên chỉ tạo ra sản phẩm xấu, dở.* Vẽ rồng vẽ rắn: Bày vẽ lôi thôi, luộm thuộm, rườm rà.