Top 8 # Xem Nhiều Nhất Ca Dao Tục Ngữ Pháp Luật Và Kỉ Luật Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Altimofoundation.com

Những Câu Ca Dao, Tục Ngữ Về Pháp Luật Và Kỉ Luật

Những câu ca dao tục ngữ về pháp luật

Pháp luật vốn dĩ là một tiêu chí hàng đầu để tạo dựng một đất nước giàu mạnh và văn minh. Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò khá quan trọng và cần thiết. Pháp luật được xem là một công cụ không thể thiếu nhằm bảo đảm sự công bằng, lợi ích của mỗi người dân.

1. Đất có lề, quê có thói

2. Nước có vua, chùa có bụt

3. Phép Vua thua lệ làng

4. Vua phạm tội cũng giống thứ dân.

5. Biết luật mà vẫn phạm luật.

6. Quốc có quốc pháp, gia có gia quy.

7. Luật pháp bất vị thân.

8. Tha kẻ gian, oan người ngay.

9. Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.

10. Chớ dong kẻ gian, chớ oan người ngay.

11. Chí công vô tư.

12. Rõ ràng phải trái phân minh.

13. Cầm cân nảy mực.

14. Bênh lí, không bênh thân.

15. Ăn cho đều, kêu cho sòng.

16. Vay thì trả, chạm thì đền.

17. Làm điều phi pháp việc ác đến ngay.

18. Làm người trông rộng nghe xa

Biết luật biết lí mới là người tinh.

19. Bề trên chẳng giữ kỉ cương

Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa

20. Con ơi nhớ lấy câu này

Cướp đêm là Giặc, cướp ngày là Quan

Những câu ca dao tục ngữ về kỉ luật

Tính kỷ luật luôn là tiêu chí hàng đầu quyết định sự thành công của bản thân. Lối sống tự chủ và nắm được kỷ luật bản thân chính là sự thành công đầu tiên của bạn. Điều này giúp bản thân chọn hướng đi đúng đắn và đem lại giá trị thành công cho bản thân.

1. Bề trên ở chẳng kỉ cương

2. Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa

3. Thương em anh để trong lòng

4. Việc quan anh cứ phép công anh làm

5. Đất có lề, quê có thói

6. Phép vua thua lệ làng

7. Tiên học lễ hậu học văn

8. Tôn sư trọng đạo

9. Kính lão đắc thọ

10. Không thầy đố mày làm nên

11. Ăn cây nào, rào cây nấy

12. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây

13. Uống nước nhớ người đào giếng

14. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

15. Anh đâu phải mê bông quế mà bỏ phế cái bông lài

16. Biết thì thưa thốt

Không biết thì dựa cột mà nghe?

17. Muốn tròn phải có khuôn

Muốn vuông phải có thước.

18. Thà làm chim sẻ trên cành

Còn hơn sống kiếp hoàng anh trong lồng.

19. Thương em anh để trong lòng

Việc quan anh cứ phép công anh làm.

20. Dốt kia thì phải cậy thầy

Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên

Bên trên là những câu ca dao, tục ngữ về pháp luật và kỉ luật hay và ý nghĩa. Dù cuộc sống có phần cải tiến, luôn đề cao tinh thần tự do và công bằng. Tuy nhiên tiêu chí pháp luật và kỷ luật luôn bắt buộc con người tuân thủ theo. Đây là tiêu chí hàng đầu để xây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh và thịnh vượng. Những câu ca dao tục ngữ về pháp luật, kỷ luật như một lời dạy, lời răn đe giúp thế hệ con cháu không sai ngã vào các tệ nạn của xã hội.

Tìm Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Đạo Đức Và Kỉ Luật Câu Hỏi 136754

Sinh ra trong cõi hồng trần,Là người, phải lấy chữ Nhân làm đầu.

Có nhân nhân nở, vô nhân nhân trẩm.

Thức lâu, mới biết đêm dài,Ở lâu, mới biết là người có nhân.

Thương người, như thể thương thân.

Ở có nhân, mười phần chẳng khốn.

Đất có lề, quê có thóiPhép vua thua lệ làngMuốn tròn phải có khuônMuốn vuông phải có thước.Luật pháp bất vị thân

Bề trên ở chẳng kỷ cươngCho nên kẻ dưới lập đường mây mưa

Uống nước, nhớ nguồn.

Con người có tổ, có tông,

Như cây có cội, như sông có nguồn.

Con chim có tổ, con người có tông.

Con chim tìm tổ, con người tìm tông.

Ăn quả, nhớ kẻ trồng cây,

Ăn gạo, nhớ kẻ đâm xay giần sàng.

Ăn quả, nhớ kẻ trồng cây,

Ăn khoai, nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Ăn cây nào, vào cây ấy.

Ăn cây nào, rào cây ấy.

Ăn của Bụt, thắp hương thờ Bụt.

Ăn oản, thời phải thờ Phật.

Ăn oản, phải giữ lấy chùa.

Làm quan ăn lộc vua, ở chùa ăn lộc Phật.

Ta về, ta tắm ao ta,

Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn.

Cáo chết ba năm, còn quay đầu về núi.

Thứ nhất thì tu tại gia,

Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.

Tu đâu cho bằng tu nhà,

Thờ cha kính mẹ, mới là chân tu.

Nâng niu bú mớm đêm ngày,

Công cha, nghĩa mẹ, coi tày bể non.

Có nuôi con, mới biết lòng cha mẹ.

Lên non, mới biết non cao,

Nuôi con, mới biết công lao mẫu từ.

Con mẹ thương mẹ lắm thay,

Chín tháng mười ngày, mang nặng đẻ đau.

Liệu mà thờ mẹ kính cha,

Đừng tiếng nặng nhẹ, người ta chê cười.

Có cha, có mẹ, thì hơn,

Không cha, không mẹ, như đờn đứt giây.

Trách ai được cá quên nơm,

Được chim bẻ ná, quên ơn sinh thành.

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,

Miệng nhai cơm mớm, lưỡi lừa cá xương.

Vẳng nghe tiếng vịt kêu chiều,

Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau.

Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi,

Giã gạo cho trắng, mà nuôi mẹ già.

Mẹ cha như chuối chín cây,

Sao đấy chẳng liệu, cho đây liệu cùng.

Cha mẹ ở tấm lều tranh,

Sớm thăm, tối viếng, mới đành dạ con.

Mẹ cha như nước như mây,

Làm con phải ở cho tày lòng son.

Con có làm ra của vạn tiền trăm,

Con ơi, hãy nhớ lúc con nằm trong nôi.

Trâu dê chết để tế ruồi,

Sao bằng lúc sống, ngọt bùi là hơn.

Lúc sống, thời chẳng cho ăn,

Đến khi thác xuống, làm văn tế ruồi.

Sống thì chẳng cho ăn nào,

Chết thì cúng giỗ, mâm cao cỗ đầy.

Dạy con, con nhớ lấy lời,

Trọng cha, kính mẹ, suốt đời chớ quên.

Con giữ cha, gà giữ ổ.

Dâu hiền hơn gái, rể hiền hơn trai.

Trai mà chi, gái mà chi,

Cốt sao có nghĩa, có nghì là hơn.

Con ở đâu, cha mẹ đấy,

Cháu con ở đâu, tổ tiên ở đấy.

Trẻ đeo hoa, già đeo tật.

Già sinh tật, đất sinh cỏ.

Lụ khụ, như ông cụ bảy mươi.

Bảy mươi chưa đui, chưa què, chớ khoe là giỏi.

Một già, một trẻ như nhau.

Kính lão, đắc thọ.

Thương già, già để tuổi cho.

Cá không ăn muối, cá ươn,

Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư.

Cha mẹ là biển là trời,

Nói sao hay vậy, đâu dám cãi lời mẹ cha.

Nói con, con chẳng nghe lời,

Con nghe ông huyểnh, ông hoảng, hết đời nhà con.

Cha mẹ đánh cửa trước, vào cửa sau. (1)

Một mẹ, nuôi được mười con,

Mười con, không nuôi được một mẹ.

Con bà, có thương bà đâu,

Để cho chàng rể, nàng dâu thương cùng.

Cha mẹ nuôi con, bằng trời bằng bể,

Con nuôi cha mẹ, con kể từng ngày.

Mẹ nuôi con, biển hồ lai láng,

Con nuôi mẹ, kể tháng kể ngày.

Mẹ già hết gạo treo niêu,

Mà anh khăn đỏ, khăn điều vắt vai.

Mẹ lá rau, lá má,

Con đầy rá, đầy mâm.

Mẹ sớm chiều, ngược xuôi tất tưởi,

Con đẫy ngày, đám dưới đám trên.

Cơm cha thời ngon, cơm con thời đắng.

Bình phong khảm ốc xà cừ,

Vợ hư thời bỏ, chớ từ mẹ cha.

Ca Dao Tục Ngữ Về Dân Chủ Và Kỷ Luật, Công Bằng Xã Hội Hay Nhất

Sự công bằng dân chủ và kỷ luật luôn là những tiêu chí hàng đầu trong việc phát triển xã hội ngày càng văn mình hiện đại và giầu đẹp hơn. Con người ngày càng có suy nghĩ và tư duy mở hơn so với ngày xưa. Họ đề cao sự tự do sự công bằng lên hàng đầu. Ca dao tục ngữ về dân chủ và kỷ luật, công bằng xã hội hay và ý nghĩa nhất

Trong cuộc sống ngày nay thì những quy định về dân chủ, kỷ luật, công bằng xã hội là một yếu tố rất cần thiết đối với con người trong xã hội ngày nay. Những quy định về dân chủ và kỷ luật, công bằng xã hội khiến con người ta có những ý thức và ý nghĩa tốt đẹp đối với cuộc sống ngày nay. Những quy định về kỷ luật làm cho chúng ta có ý thức và sống tốt hơn trong cuộc sống.

Khi xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ hơn thì con người ngày càng tiến tới sự công bằng dân chủ trên nhiều mặt khác nhau. Tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều mặt trái và khoảng cách giấu nghèo ngày càng có vẻ được nới rộng

Từ bao đời nay, từ thời Vua hùng đến ngày nay thì những quy định về dân chủ, tính dân chủ luôn được đặt lên hàng đầu. những hình thức kỷ luật, những quy định về kỷ luật được đưa ra để tập thể phát triển toàn diện và hùng mạnh hơn. Công bằng xã hội là một yếu tố rất cần thiết trong xã hội, luôn được mọi người quan tâm. Chúng ta cùng đi tìm những câu ca dao tục ngữ về dân chủ và kỷ luật, công bằng xã hội để hiểu rõ thêm về dân chủ và kỷ luật, công bằng xã hội.

Ca dao tục ngữ về tính dân chủ:

Tục ngữ về tính dân chủ:

Câu 1:

Đói tự do hơn no luồn cúi.

Câu tục ngữ nói về sự dân chủ, dù no hay hay đói thì cũng cần có những tính dân chủ. Câu tục ngữ nói rằng thà chịu đói nhưng tự do còn hơn no và sống cúi trước người khác. Câu tục ngữ khẳng định tự do luôn được đặt lên trước vật chất.

Câu 2:

Bể rộng cá nhảy, trời cao chim bay.

Câu tục ngữ nói về sự tự o, tự tại của con người trong cuộc sống. con người có được dân chủ cũng giống như cá bơi trong bể rộng, không sợ bị nhốt, bị tù túng. Giống như con chim bay trên trời, bay không có giới hạn, không có diểm dừng. con người cũng cần có những khoảng không gian, sự ân chủ cho chính mình.

Câu 3:

Cá kình cá nghê sao chịu vũng nước vừa chân trâu.

Câu tục ngữ nói về sự dân chủ của con người được thể hiện qua sự chịu đựng của con cá kình và con cá nghệ. Cá kình và cá nghệ là hai con cá lớn nhưng làm sao có thể sống trong vũng nước vừa chân trâu. Qua đó thể hiện sự tự do dân chủ của người.

Câu 4:

Không có gì quý hơn độc lập tự do.

Đúng như thế, khi con người có độc lập tự do thì con quý hơn vàng bạc đá quý. Khi có độc lập tự do thì gì cũng có, gì cũng sẽ không bằng việc tự do, độc lập.

Ca dao về tính dân chủ:

Câu 1:

Thà làm chim sẻ trên cành

Còn hơn sống kiếp hoàng anh trong lồng.

Câu ca dao mượn hình ảnh con chim sẻ và con chim hoàng anh để nói lên sự tự do của con người. con chim sẻ là một con chim xấu xí, con chim hoàng anh là một con chim đẹp. nhưng khó thay con chim sẻ nó luôn tự do, tự tại sống với cuộc sống tự do, còn con chim hoàng anh dù đẹp nhưng lại bị nhốt trong lồng, không có tự do.

Ca dao tục ngữ về kỷ luật:

Tục ngữ về kỷ luật:

Câu 1:

Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước.

kỷ luật là một hình thức tạo nên một tổng thể, có kỷ luật thì tập thể mới phát triển, mới vững mạnh. Khi muốn vẽ nên vòng tròn thì chúng ta cần phải có khuôn, muốn tạo nên hình vuông phải có thước, muốn con người phát triển thì cần có kỷ luật.

Câu 2:

Câu tục ngữ trên khẳng định vai trò và vị thế của kỷ luật. dù ở đâu nơi đâu thì đất nào cũng có lề, vùng quê nào cũng có thói, bởi những lề thói ấy mà đất nước mới vững mạnh, mới phồng vinh.

Tổng hợp những câu tục ngữ về kỷ luật:

Nước có vua, chùa có bụt.

Ở quen thói, nói quen sáo.

Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn.

Thượng bất chính, hạ tắc loạn.

Bề trên ở chẳng kỉ cương

Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.

Dột từ nóc dột xuống.

Nhà dột tại nóc.

Đục từ đầu sông đục xuống.

Tôn ti trật tự.

Phép Vua thua lệ làng

Vua phạm tội cũng giống thứ dân.

Quốc có quốc pháp, gia có gia quy.

Luật pháp bất vị thân.

Tha kẻ gian, oan người ngay.

Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.

Chớ dong kẻ gian, chớ oan người ngay.

Chí công vô tư.

Rõ ràng phải trái phân minh.

Cầm cân nảy mực.

Bênh lí, không bênh thân.

Ăn cho đều, kêu cho sòng.

Vay thì trả, chạm thì đền.

Làm điều phi pháp việc ác đến ngay.

Làm người trông rộng nghe xa

Biết luật biết lí mới là người tinh.

Thương em anh để trong lòng

Việc quan anh cứ phép công anh làm.

Ca dao về kỷ luật:

Câu 1:

Bề trên ở chẳng kỉ cương

Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa

kỷ luật là một yếu tố rất quan trọng, là một hình thức để quản lí những người ở dưới. câu ca dao nói rắng nếu chúng ta làm xếp, làm lớn mà không kỉ cương thì làm sao cấp dưới noi theo, chúng ta có kỉ cương, đúng đắn thì cấp dưới mới quý trọng và noi theo.

Câu 2:

Thương em anh để trong lòng

Việc quan anh cứ phép công anh làm

Câu ca dao trên khẳng định rằng tình yêu nam nữ cũng không thể vượt qua được lệnh của cấp trên. Dù yêu em, nhớ em nhưng việc quan phép công anh phải làm, tôn trọng kỷ luật.

Ca dao tục ngữ về công bằng xã hội:

Câu 1:

Câu tục ngữ trên nói về sự công bằng, trong cuộc sống thì có những người giàu, cũng có những người nghèo, có những người khó khăn, cũng có những người hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu những người giàu có, hạnh phúc giúp đỡ những người khó khăn, nghèo khó thì xã hội sẽ công bằng hơn.

Câu 2:

Ăn cho đều, kêu cho sòng.

Công bằng là một hình thức để phát triển xã hội, công bằng luôn có những điều tốt đẹp, khiến con người sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn, có những sự đối nhân xử thế tốt đẹp hơn.

Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về công bằng xã hội:

Vậy thì trả, chạm thì đền

Có vay có trả, mới thỏa lòng nhau.

Tiền trao ra, gà bắt lấy.

Tiền trao cháo múc.

Tiền trả mạ nhổ.

Phân Biệt Tục Ngữ, Thành Ngữ Và Ca Dao

Về hình thức ngữ pháp , mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh. Có thể nói một cách hình ảnh: thành ngữ ngang hàng với từ. Thành ngữ là anh, từ đơn độc là em.

Vì thành ngữ qua thời gian đã được tập hợp thành cụm. VD: “Áo rách, quần manh”, “Ăn trắng, mặc trơn”, “Ăn trên, ngồi trốc”, “Dốt đặc cán mai”, “Cá bể, chim ngàn” “Bụng đói, cật rét”….đều là thành ngữ. Còn “Chó cắn áo rách”, “Bệnh quỷ thuốc tiên”, “Người chửa, cửa mả”… là tục ngữ.

Hầu hết những câu thành ngữ, tục ngữ đầu do nhân dân sáng tác, nhưng cũng có những câu rút ra từ các thi phẩm phổ biến, hoặc rút từ ca dao, dân ca ra. Có người nói tục ngữ là ngạn ngữ (nghĩa là lời nói đã lưu hành từ xưa) (Chữ ngạn có nghĩa là lời nói của người xưa).

Như vậy, tục ngữ được cấu tạo trên cơ sở những kinh nghiệm về sinh hoạt, sản xuất… Nó là những câu đúc kết những nhận xét đã được nhiều người thừa nhận, để hướng dẫn con người ta trong sự nhìn nhận mọi khía cạnh của cuộc đời. Tục ngữ là những câu thông tục, thiên về diễn ý, đúc kết một số ý kiến dựa theo kinh nghiệm, dựa theo luân lý và công lý để nhận xét về con người và xã hội, hay dựa theo trí thức để nhận xét về con người và vũ trụ. Trong tục ngữ có cả thành ngữ :“Chồng yêu, xỏ chân lỗ mũi“, thì ” xỏ chân lỗ mũi ” là thành ngữ.

2. Ca dao và dân ca:

– Ca dao là một thuật ngữ Hán Việt. Đứng về mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy, những câu láy ở một bài dân ca, thì chúng ta thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao. Có thể nói, ranh giới giữ ca dao và dân ca không rõ.

Ca dao của ta có thể ngâm được nguyên câu. Còn dùng một bài ca dao để hát, thì bài ca dao sẽ biến thành dân ca. Vì hát yêu cầu phải có khúc điệu, và như vậy phải có thêm tiếng đệm. Vậy có thể nói, ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được, như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu ca dao.

Còn dân ca là câu hát đã thành khúc điệu. Dân ca là những bài hát có nhạc điệu nhất định, nó ngả về nhạc nhiều ở mặt hình thức, nó là nhạc do tiếng của con người đưa ra từ cổ họng.

Xét về nguồn gốc phát sinh thì dân ca khác với ca dao ở chỗ nó được hát lên trong những hoàn cảnh nhất định, hay ở những địa phương nhất định. Dân ca thường mang tính chất địa phương, còn ca dao thì ngược lại, dù nội dung của bài ca dao có nói về một địa phương cụ thể nào, thì nó vẫn đươc phổ biến rộng rãi

“Đồng đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”

Hay:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

thì nhân dân nhiều nơi đều biết ngâm nga. Còn dân ca thì nhiều khi chỉ có dân địa phương mới biết, và mới hát được.

Nội dung của dân ca cũng như nội dung của ca dao, chủ yếu là trữ tình, tức biểu hiện cái nội tâm của tác giả trước ngoại cảnh. Cũng như tục ngữ, ca dao – dân ca là những bài văn vần do nhân dân sáng tác tập thể, được lưu truyền bằng miệng và / được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Trong tất cả những tính chất chung của văn học dân gian (trong đó có tục ngữ – ca dao – dân ca): tính nhân dân, tính hiện thực, tính lãng mãn, tính phổ biến, tính khuyết danh, tính truyền miệng, tính tập thể ….thì tính tập thể là tính chất cơ bản nhất

So với thần thoại và truyền thuyết thì ca dao có một hình thức văn nghệ tưởng như mới hơn. Nhưng theo kết quả nghiên cứu, tục ngữ, ca dao cũng xuất hiện cùng thời với thần thoại và truyền thuyết. Trong quá trình lao động, xuất hiện những câu hò, kiểu như “Dô ta”, như vậy ca hát đã có từ rất sớm, nó xuất hiện trong lao động từ thời cổ sơ, và được sửa đổi qua các thế hệ của loài người.

Xét nội dung những câu ” Năm cha, ba mẹ“, hay ” Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông“, ” Con dại, cái mang”, “con mống, sống mang “.. ta có thể biết được thời điểm xuất hiện câu đó, đólà thời kỳ tạp giao, hay tình trạng chồng chung vợ chạ, hoặc tóm tắt quá trình tạp giao từ chế độ mẫu hệ, rồi đến Phụ hệ…

Ca dao, tục ngữ cũng mang ý nghĩa lịch sử vì nó gắn liền và phản ánh đời sống kinh tế, xã hội qua từng thời kỳ.

C. Nội dung và hình thức của tục ngữ – ca dao – dân ca: 1. Nội dung của tục ngữ

Tục ngữ được cấu tạo trên cơ sở thực tế, do lý trí nhiều hơn là do xúc cảm. tư tưởng biểu hiện trong tục ngữ là tư tưởng đanh thép, sắc bén, rút ở cuộc đời. Ở tục ngữ, tính chất phản phong là mạnh hơn cả.

Về nội dung, tục ngữ là những nhận định sau kinh nghiệm của con người về lao động, sản xuất, về cuộc sống trong gia đình, xã hội. Nội dung ấy vừa phong phú, vừa vững chắc, vì nó đã được đúc kết qua nhiều thế hệ của con người.

VD:

Quá mù ra mưa Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa Vỏ quýt dày có móng tay nhọn Cái sảy nảy cái ung Cõng rắn cắn gà nhà … 2. Hình thức của tục ngữ

Tục ngữ ban đầu chỉ là những câu nói xuôi ta, hợp lý, sau dần mới trở thành những câu đối có vần vè, gọn gàng hơn

Làm phúc phải tội Gà què ăn quẩn cối xay Có ở trong chăn, mới biết chăn có rận Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm …

Tục ngữ không nhất thiết, nhưng phần lớn đều có vần vè, hay có đối

No nên bụt, đói nên ma Bút sa, gà chết Có tật giật mình

Còn có những câu vần cách, cách hai chữ, ba chữ

May tay hơn hay thuốc Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão Gà cựa dài thịt rắn, gà cựa ngắn thịt mềm

Hoặc thể lục bát

Cá tươi thì xem lấy mang Người khôn xem lấy hai hàng tóc mai

Tóm lại xét về sự phong phú cả về mặt nội dung cũng như hình thức, ta có thể thấy tục ngữ đã phát triển trước ca da rất nhiều. Còn nữa, ca dao thiên về tình cảm, biểu lộ tính tình của con người…nên chỉ có thể phát triển khi mà đời sống xã hội đã phức tạp.

3. Nội dung của ca dao

Có thể nói muốn hiểu biết về tình cảm của con người Việt Nam xem dồi dào, thắm thiết và sâu sắc đến cỡ nào…thì không thể nào không nghiên cứu ca dao mà hiểu được.

Ca dao Việt nam là những bài tình tứ, là khuôn thước cho lối thơ trữ tình của ta.

Ca dao thể hiện tình yêu: tình yêu đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước, lao động, giai cấp, thiên nhiên, hoà bình…

Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ , canh gà Thọ Xương Tuyệt mù khói toả ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ…

Ca dao còn thể hiện tư tưởng đấu tranh của con người với thiên nhiên, với xã hội. Có thể nói nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình. Tìm hiểu được cái tình trong ca dao chúng ta sẽ thấy được tính chiến đấu, tính phản phong, tính nhân đạo chủ nghĩa chứa đựng trong ca dao.

4. Hình thức nghệ thuật của ca dao

Ca dao thường là những bài ngắn, hai, bốn, sáu, hoặc tám câu., âm điệu lưu loát và phong phú. Đặc điểm của ca dao về phần hình thức là vần vừa sát lại vừa thanh thoát, không gò ép, lại giản dị, và tươi tắn. Nghe có vẻ như lời nói thường mà lại nhẹ nhàng, gọn gàng, chải chuốt, miêu tả được những tình cảm sâu sắc. Có thể nói về mặt tả cảnh , tả tình không có một hình thức văn chương nào ăn đứt được hình thức diễn tả của ca dao.

Ca dao dùng hình ảnh để nói lên những cái đẹp, những cái tốt, nhưng cũng có khi để nói về những cái xấu, nhưng không nói thẳng. Nhờ phương pháp hình tượng hoá, nên lời của ca dao tuy giản dị, mà rất hàm súc.

Người con gái không được chủ động trong việc hôn nhân, đã ví mình như hạt mưa:

Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

Hay để tả một tình yêu trong trắng mới chớm nở của đôi lứa, ca dao nói:

Đôi ta như lửa mới nhen Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu

Đến như tả hạng người ngu đần, ca dao cũng đã đưa ra những hình ảnh táo bạo:

Mặt nạc đóm dày Mo nang trôi sấp biết ngày nào khôn

Ca dao ngoài nghệ thuật cụ thể hoá, còn có nghệ thuật nhân cách hoá, dùng vật vô tri để gán cho những tâm tư, tình cảm con người.

Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thời một dạ khăng khăng đợi thuyền

Một số thể cổ điển của ca dao:

Thể phú: Là trình bày, diễn tả…

Đường lên xứ lạng bao xa Cách một trái núi với ba quãng đồng Ai ơi đứng lại mà trông Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ Em chớ thấy anh lắm bạn mà ngờ Bụng anh vẫn phẳng như tờ giấy phong…

Thể tỉ: là so sánh, người ta thường mượn một cái khác để ngụ ý, so sánh, hay gửi gắm tâm sự của mình. Đây là phương pháp nghệ thuật chủ yếu trong sự diễn đạt tư tưởng và tình cảm. So sánh cũng là một lối cụ thể hoá những cái trừu tượng, làm cho lời thêm ý nhị, tình tứ và thắm thiết. So sánh trực tiếp:

Gối mền, gối chiếu không êm Gối lụa không mềm bằng gối tay em

Lối tỉ gián tiếp, tức nghệ thuật ẩn dụ, một phương pháp nghệ thuật tế nhị hơn:

Trăm năm đành lỗi hẹn hò Cây đa, bến cũ, con đò khác đưa

….Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng– Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?– Đan sàng thiếp cũng xin vângTre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng? ……….

Thể hứng: Ca dao còn một phương pháp nghệ thuật độc đáo nữa là cách biểu lộ cảm xúc đối với ngoại cảnh, mở đầu cho sự biểu lộ tâm tình. Hứng là do cảm xúc mà nảy nở tình cảm, có thể là vui, cũng có thể là buồn:

Cơm trắng ăn với chả chim Chồng đẹp vợ đẹp, những nhìn mà no Trên trời có đám mây vàng Bên sông nước chảy có nàng quay tơ Nàng buồn nàng bỏ quay tơ Chàng buồn chàng bỏ thi thơ học hành

Tags: Văn học, Văn hóa Việt