--- Bài mới hơn ---
Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Cây Lúa Việt Nam
Ca Dao Tục Ngữ Nói Về Rượu
Mái Đình Làng Trong Văn Hóa Việt
Các Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Địa Danh
Ca Dao Tục Ngữ Về Hạnh Phúc, Bất Hạnh, Hiếu Thảo, Có Hiếu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
BÙI CÔNG ĐOẠT
TỤC NGỮ, CA DAO ĐỊA DANH NINH BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Thái Nguyên – 2022
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
BÙI CÔNG ĐOẠT
TỤC NGỮ, CA DAO ĐỊA DANH NINH BÌNH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Huế
Thái Nguyên – 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều
trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2022
Tác giả luận văn
Bùi Công Đoạt
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học,
Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực
tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng
dẫn PGS. TS. Nguyễn Thị Huế đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời
gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp
đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2022
Tác giả luận văn
Bùi Công Đoạt
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………….. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ………………………………………………………………….. 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu …………………………………………………………… 2
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………….. 3
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ………………………………………………. 4
5. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………………………………. 5
6. Cấu trúc của luận văn ………………………………………………………………………. 5
7. Đóng góp của luận văn …………………………………………………………………….. 6
NỘI DUNG……………………………………………………………………………………….. 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI ……………………………………………………………………………………. 7
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, đời sống văn hóa,
con người Ninh Bình …………………………………………………………………………… 7
1.2. Đời sống văn hóa, con người Ninh Bình …………………………………………. 10
1.3. Khái niệm Tục ngữ, Ca dao, Địa danh …………………………………………….. 15
1.4. Văn học dân gian Ninh Bình và tục ngữ, ca dao Ninh Bình ……………….. 18
1.5. Tục ngữ, ca dao Ninh Bình …………………………………………………………… 20
Tiểu kết chương 1……………………………………………………………………………….. 23
Chương 2: TỤC NGỮ, CA DAO ĐỊA DANH NINH BÌNH VỀ MẢNH
ĐẤT CON NGƯỜI VÀ SẢN VẬT ……………………………………………………. 25
2.1. Tục ngữ, ca dao địa danh về đất Ninh Bình …………………………………….. 25
2.2. Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình về người Ninh Bình …………………. 31
2.3. Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình giới thiệu sản vật, nghề nghiệp
và phong tục. …………………………………………………………………………………….. 39
2.4. Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình giới thiệu về phong tục, lễ hội …… 49
Tiểu kết chương 2……………………………………………………………………………….. 53
Chương 3: TỤC NGỮ CA DAO ĐỊA DANH NINH BÌNH VỀ KINH
NGHIỆM SẢN XUẤT, QUAN HỆ XÃ HỘI……………………………………………. 55
3.1.Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình về kinh nghiệm sản xuất ……………. 55
3.2. Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình về các quan hệ xã hội ……………….. 61
3.3. Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình thể hiện tinh thần lạc quan,
Yêu đời …………………………………………………………………………………………….. 80
Tiểu kết chương 3……………………………………………………………………………….. 82
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………. 86
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………… 90
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài (Lý do chọn đề tài)
Có thể nói rằng Văn học dân gian là một phần không thể tách rời nền văn
học dân tộc . Ra đời rất sớm (từ khi con người chưa có chữ viết) bộ phận văn học
này đã góp phần nuôi dưỡng, vun đắp nền văn học Việt Nam. Trong dòng chảy
của lịch sử, văn học dân gian Ninh Bình đặc biệt là tục ngữ, ca dao đã là những
mạch nguồn trong mát nuôi dưỡng tâm hồn biết bao người con Ninh Bình để rồi
“Ăn đâu, làm đâu” mọi người con Ninh Bình đều hướng về quê hương, nguồn cội
với tấm lòng thành kính, tri ân và khát vọng cống hiến xây dựng quê hương Ninh
Bình ngày càng văn minh, giầu đẹp.
Tìm hiểu địa danh qua tục ngữ, ca dao Ninh Bình giúp chúng ta hiểu thêm
về diện mạo và đặc trưng của Văn học dân gian Ninh Bình nói chung và tục ngữ,
ca dao Ninh Bình nói riêng. Ninh Bình, mảnh đất ngàn năm văn hiến mà ở đó mỗi
tên làng, tên xã, mỗi ngọn núi, dòng sông đều mang “bóng dáng ông cha”, mang
“dáng hình xứ sở” được ghi lại qua những câu tục ngữ, ca dao để rồi trường tồn
cùng quê hương, đất nước.
Đến với Ninh Bình hôm nay, chúng ta cảm nhận về một vùng quê đang
từng ngày thay đổi trong xu thế đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, có nhiều địa danh
mới xuất hiện và không ít những địa danh cũ mất đi hoặc thay đổi tên gọi. Tìm
hiểu những địa danh của Ninh Bình qua những câu tục ngữ, ca dao sẽ giúp chúng
ta bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa vô cùng quí báu của cha ông, để từ đó
chúng ta thêm tự hào và thấy được trách nhiệm của mình trong việc quảng bá, gìn
giữ kho tàng tục ngữ, ca dao Ninh Bình cho thế hệ mai sau.
Từ những mong muốn trên, tôi chọn đề tài luận văn của mình là: “Tục ngữ,
ca dao địa danh Ninh Bình”. Hy vọng rằng công trình là sự hệ thống những câu
tục ngữ, ca dao có nói tới những địa danh của tỉnh Ninh Bình với những tên gọi,
sự tích đầy thú vị, gợi mở cho giáo viên và học sinh Ninh Bình trong quá trình
tiếp nhận tục ngữ, ca dao địa phương (Ngữ văn lớp 7). Luận văn cũng là món quà
nhỏ mà người viết tri ân quê hương Ninh Bình yêu dấu.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.Việc sưu tầm và giới thiệu tục ngữ, ca dao nói chung đã được tiến hành từ lâu
(thế kỷ XVIII). Đó là công trình Nam phong giải trào của Trần Danh Án, Ngô
Hạo Phu, Trần Doãn Giác, soạn vào năm 1788 – 1789 đến nửa thế kỷ XIX; Tục
ngữ, cổ ngữ gia ngôn của Huỳnh Tịnh Của, xuất bản năm 1897; Việt Nam phong
sử của Nguyễn Văn Mại, soạn năm 1914; Tục ngữ và cách ngôn của Hàn Thái
Dương, 1920; An Nam tục ngữ của Vũ Như Lâm và Nguyễn Đa Gia, 1933; Phong
giao, ca dao, phương ngôn, tục ngữ của Nguyễn Văn Chiểu, năm 1936; Ngạn ngữ
phong dao của nguyễn Can Mộng, 1941; Đặc biệt là công trình Tục ngữ phong
dao của Nguyễn Văn Ngọc (Nhà xuất bản Vĩnh Hưng Long), 1928, đã có tới 6
500 câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, được sưu tầm và giới thiệu. Tuy nhiên công
trình này chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu.
Từ sau năm 1975 việc sưu tầm và giới thiệu tục ngữ, ca dao, dân ca đã có
những thuận lợi hơn, thời kỳ này phải kể tới công trình của Vũ Ngọc Phan đó là
cuốn Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, (Xuất bản lần đầu năm 1955 đến nay đã
tái bản nhiều lần). Công trình là một tập hợp tương đối đầy đủ và hệ thống tục
ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam ở cả ba miền đất nước. Ở ấn phẩm này tác giả đã
sưu tầm và giới thiệu được một số câu ca dao Ninh Bình về những địa danh nổi
tiếng như núi Phi Diên (núi Cánh Diều), cửa biển Thần Phù (nay thuộc xã Yên
Lâm, Yên Mô)…
Trong khoảng gần 30 năm trở lại đây các nhà nghiên cứu đã tập trung
nghiên cứu tục ngữ, ca dao theo chuyên đề, đáng chú ý là các công trình nghiên
cứu sau:
– Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp của Nguyễn Thái Hòa, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, năm 1997…
– Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam của Phan Thị Đào, Nhà xuất bản
Thuận Hóa, năm 1999
– Tiếp cận ca dao bằng phương thức xâu chuỗi theo mô hình cấu trúc của
Triều Nguyên, Nhà xuất bản Thuận Hóa, năm 2003
– Thi pháp ca dao, do Nguyễn Xuân Kính chủ biên, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội năm 2006
2.2. Giới thiệu về tục ngữ, ca dao Ninh Bình cho đến nay còn có ở trong các công
trình của Ninh Bình: Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình, do Trương Đình Tưởng
chủ biên, Nhà xuất bản Thế giới, năm 2004;
Địa chí Ninh Bình, do Tỉnh ủy Ninh Bình – Viện khoa học xã hội Việt
Nam chịu trách nhiệm nội dung, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, năm 2010;
Chùa Dầu di tích lịch sử văn hóa, do Thích Minh Đức, Lã Đăng Bật chủ
biên, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, năm 2008;
Tục ngữ ca dao, dân ca Yên Mô, do Trần Đình Hồng chủ biên, Nhà xuất
bản vãn hóa thông tin, nãm 2012. Bên cạnh ðó còn có các tác giả: Đặng Hữu Vân,
Phạm Thị Ánh Nguyệt, biên tập phần tục ngữ, ca dao giảng dạy trong chương
trình ngữ văn địa phương trong các trường THCS tỉnh Ninh Bình.
Tất cả những công trình trên là những tài liệu quí báu, định hướng cho tôi có
được cái nhìn sâu sắc về địa danh Ninh Bình qua những câu tục ngữ, ca dao. Tuy
nhiên một số công trình nghiên cứu trên chỉ giới thiệu tục ngữ, ca dao Ninh Bình qua
dư địa chí, hoặc nghiên cứu tục ngữ, ca dao Ninh Bình trong dòng chảy của văn học
dân gian nói chung, hoặc nghiên cứu tục ngữ, ca dao của một huyện, một vùng, nên
chưa có được cái nhìn thật khái quát, đầy đủ về tục ngữ, ca dao Ninh Bình đặc biệt
là những câu tục ngữ, ca dao gắn với các địa danh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Từ lý
do đó tôi mạnh dạn chọn đề tài Tục ngữ, ca dao về địa danh Ninh Bình, nhằm nối
dài những nghiên cứu về tục ngữ ca dao Ninh Bình đặc biệt là tìm hiểu những địa
danh của tỉnh được nhắc tới trong tục ngữ, ca dao, những tên gọi, sự tích, ý nghĩa của
mỗi địa danh đều có sức hấp dẫn riêng mà mỗi người con Ninh Bình nhất là thế hệ
trẻ cần phải hiểu biết và gìn giữ.
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là tục ngữ, ca dao về địa danh
Ninh Bình, trong đó tập trung làm rõ một số vấn đề sau:
7. Đóng góp của luận văn
– Luận văn lần đầu tiên là một tập hợp những câu tục ngữ, những bài ca dao
về địa danh Ninh Bình.
– Luận văn lần đầu tiên đi sâu tìm hiểu nội dung phản ánh, giá trị và ý nghĩa
tên gọi của mỗi địa danh trong các câu tục ngữ, ca dao của Ninh Bình. Qua đó
giúp chúng ta thấy được một phần diện mạo của văn hóa dân gian Ninh Bình, thấy
được vẻ đẹp tiềm ẩn trong mỗi cảnh vật nơi đây, và đặc biệt là chúng ta cảm nhận
được tâm hồn tình cảm của mỗi người con Ninh Bình đối với quê hương, đất nước.
– Luận văn góp phần cung cấp tài liệu cho giáo viên và học sinh tỉnh Ninh
Bình nói riêng và các địa phương khác nói chung trong các tiết Ngữ văn địa
phương.
NỘI DUNG
Khí hậu: Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, chịu ảnh
hưởng của khí hậu ven biển. Thời tiết trong năm chia làm hai mùa khá rõ: mùa
khô từ tháng 11-12 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.860 – 1.950 mm nhưng phân bố
không đều, tập trung 70% lượng mưa vào mùa hạ.
Dân cư: Dân số Ninh Bình tính đến năm 2022 là 952 509 người, đại bộ phận
dân cư Ninh Bình là dân tộc Kinh và có khoảng 20 000 người là đồng bào dân tộc ít
người, chủ yếu là dân tộc Mường sinh sống ở một số xã miền núi huyện Nho Quan.
Có hai tôn giao chính: phật giáo và công giáo. Phật giáo chiếm khoảng 5,18% và
công giáo chiếm 16,3% dân số (chủ yếu ở huyện Kim Sơn)
Ninh Bình là nơi những dấu tích của con người tồn tại từ hàng vạn năm trở
về trước vẫn còn lưu lại; là cố đô Hoa Lư một thời sáng chói, như một minh chứng
về một vùng đất cổ “địa linh, nhân kiệt”. Truyền thống, hiện đại luôn hoà quyện
với nhau để làm nên một Ninh Bình giàu bản sắc văn hoá, giàu truyền thống yêu
nước và cách mạng, là cội nguồn sức mạnh của người dân Ninh Bình trong kháng
chiến chống giặc ngoại xâm cũng như trong thời kỳ hội nhập và phát triển cùng
đất nước.
Về tài nguyên thiên nhiên, đây là mảnh đất có rất nhiều tiềm năng và thế
mạnh, cụ thể:
Đất đai: Ninh Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là 139.011 ha. Trong đó
đất cho sản xuất nông nghiệp là 61.959 ha (chiếm 44,57%). Các loại đất phù sa
được bồi và phù sa không được bồi tạo điều kiện cho nuôi trồng thuỷ sản và cây
công nghiệp; đất phù sa cũ chua, nghèo…thích hợp cho thâm canh lúa, hoa màu;
đất feranit thích hợp phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu.
Sinh vật: Ninh Bình có thảm thực vật rừng phong phú, tập trung ở vườn
Quốc gia Cúc Phương. Rừng Cúc Phương thuộc loại rừng mưa nhiệt đới điển hình
với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng, phong phú về thành phần loài. Một số loài
thực vật điển hình là Chò xanh, cây Lê, cây Chân chim…Động vật ở đây cũng
rất phong phú. Hiện đã phát hiện 233 loài động vật có xương sống, nhiều loài
chim và 24 bộ côn trùng trong số 30 bộ côn trùng thường gặp ở nước ta.
Tài nguyên khoáng sản: Ninh Bình có nhiều loại khoáng sản nhưng đáng
kể nhất là đá vôi với diện tích 1,2 vạn ha, trữ lượng hàng chục tỷ mét khối và hàng
chục triệu tấn đôlômit, chất lượng tốt. Đây là nguồn nguyên liệu lớn cho sản xuất
vật liệu xây dựng. Ngoài ra, đất sét phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp dùng
để sản xuất gạch ngói và là nguyên liệu cho ngành đúc. Than bùn có trữ lượng
2triệu tấn/năm dùng để sản xuất phân vi sinh. Nước suối Kênh Gà, Nước khoáng
Cúc Phương cũng là những nguồn lợi lớn trong việc chữa bệnh và phát triển du
lịch…
1.2. Đời sống văn hóa, con người Ninh Bình
1.2.1. Ninh Bình – nơi in đậm dấu ấn văn hoá của cư dân Việt cổ
Dấu vết khảo cổ học: Ninh Bình là vùng đất có con người cư trú từ rất sớm.
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trầm tích có xương răng đười ươi và các động
vật trên cạn ở Núi Ba (Tam Điệp) thuộc sơ kỳ đồ đá cũ, cách ta khoảng ba mươi
vạn năm; ở Thung Lang (Tam Điệp) có niên đại cách ta khoảng ba mươi nghìn
năm; động ngưòi xưa (Cúc Phương) có di chỉ cư trú của con người thời văn hoá
Hoà Bình cách ta khoảng 7.580 + 100 năm. Di chỉ của con người văn hoá Hoà
Bình còn tìm thấy ở một số hang động ở Tam Điệp, Nho Quan. Sau thời kỳ văn
hoá Hoà Bình, các nhà khảo cổ cho rằng, vùng đồng bằng ven biển Thanh Hoá,
Ninh Bình là nơi định cư của con ngưòi thời đại đồ đá mới Việt Nam. Di chỉ Đồng
Vườn (Yên Thành, Yên Mô) đã được định niên đại muộn hơn di chỉ Gò Trũng (di
chỉ Gò Trũng có niên đại C14: 4700 + 50 năm cách ngày nay). Cư dân cổ di chỉ
Đồng Vườn đã phát triển lên cư dân cổ di chỉ Mán Bạc (Yên Thành, Yên Mô) ở
giai đoạn văn hoá đồ đồng từ cuối Phùng Nguyên đến đầu Đồng Đậu, cách đây
3.300 – 3700 năm.
1.2.2. Ninh Bình – ” văn hoá mới” của cư dân ven biển
Ninh Bình là một trong những tỉnh điển hình về sự mở rộng không gian
văn hoá Việt xuống biển Đông. Trong quá trình kiến tạo địa chất, biển lùi dần tạo
ra đồng bằng vùng hạ lưu sông Đáy. Con người tiến dần ra chiếm lĩnh vùng đồng
bằng ven biển và tạo ra những trung tâm văn hóa như Hoa Lư, sau là kinh đô của
cả nước trong 42 năm (968-1010). Vùng ven sông Vân sau là trung tâm của đạo,
trấn, rồi tỉnh Ninh Bình. Dấu ấn về biển còn in đậm trên đất Ninh Bình. Những
địa danh: cửa biển Phúc Thành (thành phố Ninh Bình), cửa biển Đại An (nay là
ngã ba Độc Bộ), nơi tiếp giáp giữa yên Khánh và Nghĩa Hưng (Nam Định), cửa
biển Con Mèo (Yên Thành, Yên Mô), cửa Biển Thần Phù (Yên Lâm, Yên Mô)
làm cho chúng ta có cảm tưởng một thời biển còn ở đâu đây. Cùng với các địa
danh về các cửa biển là các con đê lịch sử như đê Hồng Đức (1471), đê Hồng Lĩnh
(1773) do Nguyễn Nghiễm – thân phụ Nguyễn Du đắp, đê Đường Quan(1830), đê
Hồng Ân (1899), đê Hoàng Trực (1927), đê Văn Hải (1933-1934), đê Bình Minh
I (1959-1960), đê Bình Minh II (1981). Cho đến nay, Ninh Bình vẫn tiến ra biển
mỗi năm gần 100m. Như vậy, từ ngàn xưa, ngưòi dân Ninh Bình đã hướng ra
biển, khát vọng chinh phục biển, đón nhận các luồng dân cư, các yếu tố văn hoá
từ Bắc vào Nam, từ biển vào. Kinh tế biển còn in đậm các di chỉ văn hoá thời kỳ
đồ đồng. Cho đến nay, kinh tế biển còn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
của tỉnh. Khai thác kinh tế biển như nghề đánh bắt cá biển, nuôi tôm sú, tôm rảo,
nuôi cua…vẫn là hướng phát triển quan trọng. Cùng với phát triển kinh tế tỉnh
Ninh Bình cũng rất chú trọng đến công tác đảm bảo an ninh quốc phòng cũng như
môi trường sinh thái biển để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của nền kinh tế
quan trọng này.
1.2 3. Hệ thống di tích văn hoá, lịch sử và những danh lam thắng cảnh nổi tiếng
của Ninh Bình
Trước khi đi sâu tìm hiểu giới thiệu về tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình
chúng tôi muốn giới thiệu về hệ thống di tích lịch sử văn hóa những danh lam
thắng cảnh nổi tiếng của Ninh Bình để độc giả hình dung ra một Ninh Bình “Địa
linh nhân kiệt”.
Ninh Bình cùng với Hạ Long là 2 đỉnh cạnh đáy của tam giác châu thổ sông
Hồng với địa hình Karst được các biến đổi địa chất theo thời gian và phù sa bồi
đắp tạo cho Ninh Bình một “Hạ Long trên cạn” với vô số các hang động, đầm hồ
ngập nước có giá trị phát triển du lịch. Ninh Bình, vùng đất “địa linh” là nơi chứa
những vật báu của trời”(Nguyễn Tử Mẫn), nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố của một
Việt Nam thu nhỏ: có rừng, núi, sông, với các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc
gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu du lịch quốc gia…
Nói đến Ninh Bình là nói đến một mảnh đất có mật độ dày đặc các di tích
văn hoá – lịch sử. Theo thống kê, Ninh Bình có 795 di tích lịch sử, văn hoá với
225 ngôi chùa, 242 đình làng…Ngoài ra còn có 280 nhà thờ, trong đó có 73 nhà
thờ giáo xứ, 207 nhà thờ họ.
1.2.3.1. Những di tích lịch sử, văn hoá
Ninh Bình có khu di tích lịch sử văn hoá cố đô Hoa Lư được công nhận là
di tích đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, với 47 di tích trong đó nổi bật là: Đền
thờ vua Đinh Tiên Hoàng, lăng mộ vua Đinh; đền thờ và lăng mộ vua Lê Đại
Hành; nhà bia tưởng niệm vua Lý Thái Tổ; đền thờ công chúa Phất Kim; miếu
thờ công chúa Phù Dung; đền Trần Quý Minh; phủ Khổng; phủ Đột; động Hoa
Sơn; động Hoa Lư; núi Mã Tiên; bia Cầu Dền; sông Sào Khê; đền Vực Vông…
Khu văn hoá tâm linh núi chùa Bái Đính với chùa Bái Đính cổ (có đền thánh
Nguyễn Minh Không, các hang động thờ Mẫu, thờ Phật, thờ thần Núi…) và khu
chùa Bái Đính mới với 5 toà lớn dọc theo sườn núi. Bảo tháp với chiều cao 100
m, 13 tầng, có thang máy và 72 bậc leo, là nơi trưng bày xá lợi Phật từ Ấn Độ
cũng là một điểm nhấn của khu du lịch tâm linh này.
Quần thể nhà thờ Phát Diệm là kỳ quan Thiên chúa giáo, một công trình
kiến trúc có một không hai ở Việt Nam. Các công trình kiến trúc nguy nga, tráng
lệ nhưng hài hoà giữa truyền thống và hiện đại bao gồm: Ao hồ, Phương Đình,
nhà thờ lớn và 4 nhà thờ ở 2 bên, 3 hang đá nhân tạo. Nhà thờ đá Phát Diệm được
thiết kế độc đáo, thể hiện sự giao hòa giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo, cũng là
nét kết hợp văn hóa Đông – Tây đậm nét nhất.
Các di tích văn hoá khác như phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn; đồn Gián
Khẩu; các đền thờ: Trương Hán Siêu, Nguyễn Công Trứ, Triệu Quang Phục, Lý
Quốc Sư, đền Thái Vi, cửa Thần Phù, Cố Viên Lầu…
Các di tích tâm linh Nho giáo: Chùa Bích Động, chùa Nhất Trụ, chùa Đồng
Đắc, chùa Địch Lộng, chùa Bàn Long, chùa Bái Đính, chùa Non Nước…
Các di tích lịch sử, cách mạng: Khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, núi Non
Nước, di tích chiến dịch Hà Nam Ninh…
1.2.3.2. Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng
Khu du lịch vườn Quốc gia Cúc Phương với các loại hình: sinh thái, môi
trường, nghiên cứu khoa học, đa dạng sinh học, khảo cổ học, đêm lửa trại và tìm
hiểu văn hoá Mường…
Khu du lịch Tam Cốc- Bích động với nhiều tuyến du thuyền trên sông với
các điểm hang động, di tích lịch sử.
Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long với các loại hình du lịch trên đầm sinh
thái cảnh quan ngập nước.
Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng với du lịch sinh thái đồng quê
và cảnh quan ven biển.
Các ngọn núi và các hang động đẹp như: núi Ngọc Mỹ Nhân, núi Non Nước
(núi Thuý), núi Kỳ Lân, động Địch Lộng, động Vân Trình, động Mã Tiên, động
Bích Động, động Tam Giao, động Thiên Tôn, động Tiên, động Sinh Dược là
những điểm hấp dẫn khách du lịch với thời gian tham quan ngắn.
Các hồ nước tự nhiên: Hồ Kỳ Lân, hồ Đồng Chương, Hồ Yên Quang phù
hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần; hồ Yên Thắng, hồ Đồng thái còn
có thêm loại hình du lịch thể thao.
Các di tích lịch sử- văn hoá và những danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên
chính là món quà của thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất này. Các di tích văn hóa
hữu thể và phi vật thể ấy đã làm nên nét đặc sắc văn hoá Ninh Bình.
Ninh Bình còn là vùng đất có vị trí chiến lược trong suốt hàng ngàn năm
dựng nước, giữ nước của dân tộc. Các cuộc hành quân thần tốc vào Nam hay ra
Bắc vẫn âm vang trên mặt đất này. Đây còn là vùng đất rút lui chiến lược để vào
Thanh Hoá của tướng Đô Dương (thời Hai Bà Trưng). Đất phát tích của Đinh Bộ
Lĩnh, là kinh đô của cả nước trong suốt 42 năm. Đất Ninh Bình ken dày vết chân
lịch sử. Kinh đô Hoa Lư với ngót nửa thế kỷ của hai vương triều Đinh – Lê dựng
nền độc lập chính thống. Nơi hoạch định kế sách và phát xuất các đạo hùng binh
năm 981 – 982 phá Tống, bình Chiêm. Lê Đại Hành đã kiến tạo võ công oanh liệt
trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Hoa Lư cũng là nơi khai sinh
ra vương triều Lý với áng văn “Chiếu dời đô” lịch sử.
Một yếu tố khác vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ làm nên diện
mạo đa dạng, phong phú của văn hoá Ninh Bình, đó là sự lưu lại dấu vết văn hoá
của các “tao nhân mặc khách” khi qua vùng sơn thanh, thuỷ tú này. Bao đế vương,
công hầu, khanh tướng danh nhân văn hoá lớn về đây, xếp gương, đề bút, sông
núi hoá thành thi ca! Chỉ nói riêng núi Thuý đã có trên 30 bài thơ, văn khắc vào
và còn đến hàng trăm bài thơ vịnh cảnh của các danh nhân qua các triều đại: Trần
Anh Tông, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông,
Phạm Huy ích, Ngô Thì Nhậm, Ninh Tốn, Cao Bá Quát, Nguyễn khuyến, Phạm
Văn Nghị…Nhân cách bác học và phẩm cách văn hoá lớn của các danh nhân đó
đã thấm đẫm vào tầng văn hoá địa phương, được nhân dân tiếp thu, sáng tạo làm
giàu thêm sắc thái văn hoá Ninh Bình.
Đất Ninh Bình không chỉ là “địa linh” mà còn là nơi “nhân kiệt”. Biết bao
danh nhân, danh tướng, danh sỹ sinh ra trên mảnh đất này! Khí thiêng sông núi
quê hương đã hun đúc nên họ. Thời nào Ninh Bình cũng có những nhân tài như:
anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, các danh tướng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh
Tú, Lưu Cơ, hoàng hậu Dương Vân Nga, Quốc sư Nguyễn Minh Không, nhà thơ
Trương Hán Siêu, bảng nhãn Vũ Duy Thanh, tiến sĩ Ninh Tốn, nhà văn hóa Vũ
Phạm Khải, Phạm Thận Duật…Có thể nói, yếu tố “địa linh”,”nhân kiệt”là nhân
tố quan trọng và chủ yếu nhất làm nên gương mặt lịch sử – văn hoá Ninh Bình
qua các thời đại.
1.3. Khái niệm Tục ngữ, Ca dao, Địa danh
1.3.1. Khái niệm về tục ngữ
Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian hình thành, phát triển và tồn tại
trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân.
Về nội dung: Tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động
sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian
của nhân dân. Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản
xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác, theo nhà văn hóa
Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” (Xuất bản lần đầu
năm 1955 đến nay đã tái bản nhiều lần) thì ” Tục ngữ là một câu tự nó đã diến đạt
trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi
nó là một sự phê phán”. Như vậy có thể thấy tục ngữ là
những câu hoàn chỉnh, có vần, dễ nhớ, dễ thuộc, đặc điểm này giúp chúng ta dễ
dàng phân biệt tục ngữ với thành ngữ. Bởi cũng theo tác giả Vũ Ngọc Phan trong
cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” “Về hình thức ngữ pháp mỗi thành ngữ
chỉ là một nhóm từ, chưa phải một câu hoàn chỉnh” “[03; 37; 08TLTK]. Từ những
đặc điểm trên chúng ta có thể thấy tục ngữ là một thể loại văn học dân gian rất dễ
nhớ, dễ vận dụng, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân,
Giữa hình thức và nội dung tục ngữ cũng có sự gắn bó chặt chẽ, một câu
tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc
kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình
tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so
sánh, nhân hóa, ẩn dụ…
Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt
nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ
ca… Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục
ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán,
nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán. Các kiểu suy luận:
liên hệ tương đồng, liên hệ không tương đồng, liên hệ tương phản, đối lập, liên hệ
phụ thuộc hoặc liên hệ nhân quả.
1.3.2. Khái niệm ca dao
Nếu như tục ngữ là một thể loại văn học dân gian ra đời trước ca dao, thiên
về tổng kết những kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội thì ca dao lại thiên về đời sống
tình cảm của con người. Như vậy có thể thấy ca dao ra đời khi đời sống xã hội
của con người đã phức tạp hơn. Không chỉ biểu hiện đời sống vật chất, đời sống
tình cảm ca dao còn thể hiện ý thức của con người trong lao động sản xuất, cải tạo
thiên nhiên, kinh tế xã hội và tinh thần đấu tranh chống lại áp bức, cường quyền,
những thói hư tật xấu trong xã hội…Về cơ bản ca dao thể hiện mối quan hệ giữa
con người với con người trong xã hội, mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên…nên ca dao bao giờ cũng thể hiện cái nhìn chủ quan của con người với thế
giới khách quan, đó là cái tôi trữ tình mà chúng ta rất dễ nhận ra qua những sáng
tác dân gian này.
Là thể loại văn học dân gian tồn tại bằng phương thức truyền miệng ca dao
đã được nhiều thế hệ lưu truyền với những dị bản khác nhau. Tuy nhiên ca dao
vẫn giữ được nét mộc mạc, giản dị trong cách thể hiện. Chúng ta có thể bắt gặp
Quán cháo -Tam Điệp (đền Quán Cháo gắn liền với sự tích tiên nữ dâng cháo cho
quân lính Tây Sơn trước giờ xung trận), Cầu Lim- cầu bắc qua sông Vân ở trung
tâm thành phố Ninh Bình (chuyện kể khi xưa cầu được bắc bằng gỗ lim, tên gọi
này còn mãi đến nay)…
1.4. Văn học dân gian Ninh Bình và tục ngữ, ca dao Ninh Bình
1.4.1. Khái quát về văn học dân gian Ninh Bình
1.4.1.1. Thể loại tự sự
Thần thoại
Thần thoại Ninh Bình tập hợp những chuyện kể dân gian về các vị thần,
các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, sư tổ của nghề; phản ánh
quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người…
Thần thoại Ninh Bình bị truyền thuyết hóa, biến tướng trong phật thoại, tiên
thoại, truyện cố tích…
Thần thoại tiêu biểu và phổ biến nhất ở Ninh Bình là thần thoại về ông
Khổng Lồ (Nguyễn Minh Không 1066 – 1141)
Truyền thuyết
Truyền thuyết Ninh Bình kể lại tích các nhân vật lịch sử, giải thích các
nguồn gốc, các phong vật địa phương theo quan niệm, tưởng tượng của người dân.
Truyền thuyết dân gian Ninh Bình mang dấu ấn về vùng đất và con người
Ninh Bình.
Truyện truyền thuyết Ninh Bình ghi đậm công tích của người Ninh Bình
trong việc khai khẩn đất hoang, lập làng, lập ấp… và đặc biệt là truyền thuyết về
các vị vua.
Cổ tích
Truyện cổ tích Ninh Bình phản ánh những xung đột, mâu thuẫn trong gia
đình và xã hội.
Truyện cổ tích Ninh Bình thể hiện ước mơ về một cuộc sống ấm no, hạnh
phúc của nhân dân.
Truyện cổ tích Ninh Bình phản ánh triết lý sống, đạo lý làm người và ước
mơ công lý của nhân dân.
Truyện cười
Truyện cười Ninh Bình là hình thức giải trí, đem lại tiếng cười vui trong
cuộc sống thường ngày.
Phê phán những thói hư, tật xấu của con người, lên án các ác, đả kích giai
cấp thống trị trong xã hội phong kiến.
Truyện thơ
Truyện thơ Ninh Bình mang tính tự sự kể về một sự kiện, một hiện tượng
xã hội như Ký sự nhật trình, Kim Sơn sự tích Doanh điền ca…
Truyện thơ viết về đề tài lịch sử, danh nhân văn hóa, nhân vật lịch sử:
Truyện Đinh Tiên Hoàng diễn ca, Thánh Nguyễn…
1.4.1.2. Thể loại trữ tình và luận lý
Ca dao, dân ca: Ca dao, dân ca Ninh Bình giản dị, chất phác như đất và
người Ninh Bình, phản ánh đời sống, tình cảm, tâm hồn của người dân Ninh Bình.
Tục ngữ: có tính chất đúc kết kinh nghiệm về con người, về lao động sản
xuất, đấu tranh xã hội, thiên nhiên, về những sản vật của địa phương Ninh Bình.
1.4.1.3. Khái quát về đặc trưng, đặc điểm của văn học dân gian Ninh Bình
Là một bộ phận không thể tách rời của văn học dân tộc, văn học dân gian
Ninh Bình cũng có đầy đủ những đặc điểm chung của văn học dân gian. Tuy nhiên
được ra đời và phát triển gắn liền với những sinh hoạt văn hóa làng xã của cư dân
nông nghiệp với đa dạng địa hình nên văn học dân gian Ninh Bình cũng mang
màu sắc địa phương khá rõ nét đó là:
* Tính đa dân tộc của văn học dân gian Ninh Bình
Ninh Bình có hai dân tộc chính là người Kinh và người Mường. Tộc người
Mường sinh sống chủ yếu ở một số xã vùng núi huyện Nho Quan như: Thạch
Bình, Xích Thổ, Yên Quang, Văn Phương, Phú Long, Kỳ Phú, Cúc Phương,
Quảng Lạc…Tộc người Kinh chiếm đa phần, phân bố ở các huyện, thành phố còn
lại trong tỉnh. Chính vì vậy văn học của người Kinh chiếm số lượng lớn với nhiều
--- Bài cũ hơn ---
Tổng Hợp Những Câu Ca Dao, Tục Ngữ Hay Nhất Về Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Mùa Hè, Mùa Xuân, Mùa Thu, Mùa Đông
Đặc Sản Miền Trung Qua Ca Dao
Cách Nói Của Người Miền Tây Nam Bộ Qua Ca Dao Trần Minh Thương
Ca Dao Tục Ngữ Qua 2 Miền Nam Bắc Pptx