Thơ Truyện Mầm Non Đồng Dao Ca Dao Thành Ngữ Tục Ngữ
--- Bài mới hơn ---
– Không vứt rác ra đường:
Cái bánh có lá gói
Quả chuối cỏ rất trơn Dẫm phải là ngã luôn Nhớ bỏ vào thùng rác. Vũ Thị Minh Tâm
– Chổi ngoan:
Sáng ra chổi đã quét nhà
Chiều chiều chổi lại cùng bà quét sân Ước gì bé lơn thật nhanh Để bé cùng chổi quét sân đỡ bà.
Vũ Thị Minh Tâm
– Hoa kết trái:
Hoa cà tim tím Hoa mận trắng tinh Hoa mướp vàng vàng Rung rinh trước gió Hoa lựu chói trang Này các bạn nhỏ Đỏ như đốm lửa Đừng hái hoa tươi Hoa vừng nho nhỏ Hoa yêu mọi người Hoa đỗ xinh xinh Nên hoa kết trái.
– Bé quét rác:
Keng! Keng! Keng Tiếng kẻng rất quen Của bác quét rác Đó là bác nhắc Tất cả mọi nhà Mang hết rác ra Cho bác đi đổ Tối nào cũng nhớ Hễ nghe tiếng kẻng Vội cùng mẹ em Đến bên xe rác Mẹ cùng với bác Chất rác lên xe Xe rác đầy ghê Bác còng lưng đẩy Và em nhìn thấy Bác đẫm mồ hôi Nhưng bác vẫn cười Vì đường phố sạch.
Hoàng Thị Dân.
– Cây dây leo:
Ngoài cửa sổ Lên trời cao Ra ngoài trời Tắm nắng gió
– Ghi nhớ:
Sáng nay chủ nhật Bé không đến trường Mẹ cha yêu thương Cho đi dạo phố Bé vào bách thú Thấy chú khỉ ngồi Vẻ mắt không vui Hai tay bưng trán Bé liền chạy đến Gọi: Chú khỉ ơi? Hôm nay đệp trời Sao không chạy nhảy? Khỉ liền vẫy vẫy Chỉ bé đằng kia Vứt chuối, vứt nho Khắp vườn bừa bãi Lại còn lấy gậy Chọc cả vào người Chắc bé quen rồi Lời cô nhắc nhở Bạn ơi ghi nhớ Làm sạch môi trường Việc làm thường xuyên Hàng ngày của bé. Hoàng Thị Dân.
– Chuyện bé Bin:
Bin có một cái rác Không biết vứt vào đâu Chỉ cho Bin thùng rác Để Bin vứt vào thùng Không vứt rác lung tung Thi đua làm việc tốt Để giữ sạch môi trường. Trần Bích Hà. – Thỏ bông bị ốm: Thỏ bông bị ốm Chốc chốc kêu la Miệng cứ xuýt xoa: Mẹ ơi đau quá ! Thỏ mẹ vội vã Bé Bông trên tay Đến bệnh viện ngay Nhờ bác sĩ khám Bác sĩ sờ nắn Thỏ Bông thều thào Đau quanh chỗ rốn Bác sĩ liền hỏi Ăn uống gì nào? Thỏ Bông thều thào: Ăn me với sấu Uống nước chưa nấu Múc ở ngoài ao Bụng sôi ào ào Ruột đau như cắt Bác sĩ gật gật Đặt chiếc ống nghe Nghe song liền ghi: Đau vì ăn bậy.
– Tâm sự của bức tường:
– Sân trường em:
Sân trường mát sạch Nhờ bác lao công Ngày ngày quét dọn Em cũng góp phần Giữ sân trường sạch Này các bạn ơi Cùng ra sân chơi Ta cùng lượm lá.
– Vệ sinh môi trường:
Chơi ở sân trường Thấy lá vàng rơi Vung vãi khắp nơi Cùng đi nhặt lá Bỏ vào trong giỏ Sạch sẽ sân trường Trong sạch môi trường Em luôn hít thở Cơ thể khỏe mạnh Học giỏi, chăm ngoan.
– Thỏ nâu và thỏ trắng:
Thỏ Nâu ăn kẹo Vứt giấy khắp nơi Thỏ Trắng nhẹ nhàng Nhặt từng chiếc giấy Thấy mình có lỗi Thỏ Nâu dọn ngay Này các bạn thỏ Đừng như thỏ Nâu Hãy như thỏ Trắng Giữ vệ sinh chung
– Bé tự bảo vệ sức khỏe:
Mùa hè nóng bức Ra đường bé đội Chiếc nón nhỏ vào Gặp cơn mưa rào Bé dùng ô nhỏ Khi trời trở gió Tiết trời lạnh lên Bé luôn giữ ấm Cho thân thể khỏe.
– Bé ngoan:
Bé biết giữ vệ sinh Áo quần luôn gọn sạch Tay chân không dơ bẩn Có rác bỏ vào thùng Không xả rác lung tung Và khi đi tiểu tiện Vào đúng nhà vệ sinh Không ăn uống linh tinh Như quả xanh nước lã Chỉ ăn khi quả chín Uống nước đã đun sôi Bánh kẹo ăn ít thôi Cho hàm răng xinh đẹp. Quang Thị San.
– Thư của bé:
– Bé ngoan:
Trung thu sáng quá bạn ơi Chị Hằng, chú Cuội cùng ngồi gốc đa Hai người vui vẻ chia quà Tặng bầy sao nhỏ cả nhà vui chung. Hà Nội bé cũng ngắm trăng Bên hồ Hoàn Kiếm chị Hằng thấy không? Rước đền, phá cỗ múa lân Vỉa hè, sân bãi tung tăng nô đùa Không vứt lá, không bày bừa Bánh kẹo, hoa quả xuống hồ, bồn hoa Môi trường trong sạch của ta Bé cũng phải giữ mới là bé ngoan.
– Chuyện của bạn Bi:
Đông về gió rét căm căm Bi đi học muộn quên khăn mất rồi Vậy mà Bi vẫn mải chơi Nhảy dây, đánh đáo mặc trời gió đông Sau giờ học, chơi nhông nhông Kéo co, bịt mắt mãi không về nhà Chẳng nghe lời dặn mẹ cha Tối về Bí sốt, họng đà xưng to Hôm sau Bi vẫn nằm co Đã phải nghỉ học còn ho suốt ngày Cô dặn bé nhớ làm ngay: Chớ theo bạn ấy có ngày ốm to.
2.3. Trò chơi: Dựa vào nhịp điệu bài đồng dao trong trò chơi dân gian tôi đã đặt lời mới một số trò chơi dân gian.
– Lộn cầu vồng: Lời tự biên
– Dung dăng dung dẻ: Lời tự biên.
Dung dăng dung dẻ Vui vẻ cùng chơi Giờ chơi đến rồi Xếp nhà, xếp cửa Trồng cây, bán quả Dỗ bé chăm ngoan Khi hết giờ chơi Nhanh tay cất dọn Đồ chơi xếp gọn Cất thật nhẹ nhàng Mới là bé ngoan
– Trò chơi về thời tiết và khí hậu: Giúp trẻ nhận biết đặc điểm của một số hiện tượng thời tiết.
+ Giáo viên hoán đổi thứ tự các câu hô, cho trẻ phản ứng theo hiệu lệnh.
– Trò chơi Nước biển dâng: Cung cấp cho trẻ biết biến đổi khí hậu làm băng tan, nước biển dâng lên làm ngập, mất nơi sinh sống của con người và các loài vật.
+ Chia trẻ thành các nhóm từ 5-8 trẻ. Cô phát cho mỗi nhóm một tờ báo.
+ Luật chơi: Tất cả trẻ của mỗi nhóm phải đứng dẫm chân đủ trên tờ báo
được thò chân ra ngoài vì xung quanh là biển, nếu thò chân ra sẽ bị ngã xuống biển.
+ Cô mời một số trẻ làm trọng tài, xem đội nào sống an toàn khi đất liền bị thu hẹp do nước biển dâng lên.
+ Cô lần lượt hô: Băng đang tan, nước biển dâng len và làm ngập 1/4 đất
liền.
+ Cho trẻ trọng tài gấp 1/4 tờ báo lại và quan sát xem trẻ của nhóm đó đứng an toàn trên khu đất còn lại
+ Cô tiếp tục hô như trên và cho trẻ trọng tài gấp báo lại và quan sát trẻ của các nhóm đứng an toàn trên khu đất liền còn lại, đội nào có bạn thò chân ra ngoài trước sẽ bị thua cuộc.
– Trò chơi: Phân loại: Giúp trẻ nhận biết và phân biệt các hành động góp phần gây ra biến đổi khí hậu và các hành động có tác dụng ứng phó với biến đổi khí hậu. Trẻ biết được đâu là hành động nên hay không nên.
+ Cô chuẩn bị sẵn cho mỗi đội những hình ảnh về hành động góp phần gây ra biến đổi khí hậu như: đốt rừng, chặt phá rừng, đi ô tô, đi xe máy, đốt rác đốt than, xả khí thải, chặt phá rừng… và hình ảnh về hành động có tác dụng ứng phó với biến đổi khí hậu như: phân loại rác, tái chế rác, tiết kiệm điện, đi xe đạp, sử dụng các phương tiện công cộng, dùng bóng đèn compac….
+ Cô đặt yêu cầu cho mỗi đội: Đội 1 tìm hành động có tác dụng ứng phó với biến đổi khí hậu. Đội 2 tìm hành động gây ra biến đổi khí hậu.
+ Cô cho 2 đội thi đua tìm ra các hành động nên làm và không nên làm.
– Trò chơi: Trời mưa
+ Mục đích: Luyện phản xạ nhanh cho trẻ.
+ Chuẩn bị: Một cái xắc xô, một số ghế xếp hình vòng cung, cái nọ cách cái kia 30- 40 cm, mỗi trẻ phải trốn vào một gốc cây. Ai không tìm được gốc cây phải ra ngoài một lần chơi.
+ Cách chơi: Mỗi cái ghế là 1 gốc cây. Trẻ chơi tự do hoặc vừa đi vừa hát: Trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng…Khi cô ra lệnh: Trời mưa và gõ trống dồn dập thì trẻ phải chạy nhanh để tìm cho mình một gốc cây trú mưa (ngồi vào ghế). Ai chạy chậm không có gốc cây phải ra ngoài một lần chơi.
– Trò chơi: Mưa to, mưa nhỏ:
+ Mục đích: Luyện phản xạ nhanh cho trẻ.
+ Chuẩn bị: 1 cái xắc xô
+ Cách chơi: Trẻ đứng trong phòng. Khi nghe thấy cô gõ xắc xô to, dồn, dập, kèm theo lời nói: Mưa to. Trẻ phải chạy nhanh lấy tay che đầu. Khi cô gõ xắc xô nhỏ, thong thả và nói: Mưa tạnh. Trẻ chạy chậm, bỏ tay xuống. Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đúng im tại chỗ.(cô gõ lúc nhanh, lúc chậm để trẻ phản ứng nhanh theo nhịp)
– Trò chơi: Nhảy qua con suối:
+ Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo, tự tin, phản xạ nhanh của trẻ.
+ Chuẩn bị: Vẽ một con suối nhỏ, có chiều rộng 35 – 40 cm. Một số bông hoa bằng nhựa
+ Cách chơi: Một bên suối để các bông hoa rải rác. Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng trong nhóm, nhảy qua suối hái hao trong rừng. Khi nghe hiệu lệnh: nước lũ tràn về . Trẻ phải nhanh chóng nhảy qua con suối chạy về nhà. Ai hái được nhiều hoa là người thắng cuộc, ai thua sẽ phải hát hoặc đọc thơ theo yêu cầu.
2.4. Câu chuyện: Tôi đã sáng tác một số câu chuyện để kể cho trẻ, nhằm mục đích giáo dục trẻ bảo vệ môi trường góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.
– Chủ đề thực vật :
Truyện: Nỗi đau của lá
( Tự sáng tác)
Các bạn ạ, tôi là một chiếc lá. Tôi mọc ra từ cành của một cây rất to lớn. Hàng ngày tôi vươn mình đón ánh nắng mặt trời làm cho màu sắc của tôi càng thêm xanh mát và tôi thở ra rất nhiều khí ôxi làm cho không khí trong lành. Tôi rất vui vì hàng ngày có rất nhiều bạn nhỏ vui đùa dưới bóng mát của chúng tôi. Vậy mà một hôm có một bạn nhỏ đã dùng một chiếc gậy rất dài đập vào tôi và các bạn của tôi, làm cho chúng tôi bị rách hết cả. Tôi không còn là một chiếc lá xinh đẹp như ngày nào nữa. Tôi cảm thấy rất buồn vì có một số bạn nhỏ đã không biết yêu quý, bảo vệ chúng tôi. Một thời gian sau tôi và các bạn của tôi đã bị héo hết và rụng xuống. Thế là các bạn nhỏ không còn bóng mát để vui chơi nữa. Các bạn ạ tôi rất mong các bạn hãy yêu quý chúng tôi, hãy chăm sóc và bảo vệ chúng tôi vì chúng tôi góp phần rất lớn làm cho môi trường của các bạn trong lành đấy.
– Chủ đề động vật:
Truyện: Bạn cá vàng đáng thương
(Tự sáng tác)
Chú cá vàng xinh xắn sống trong một hồ nước rất trong xanh của công viên giữa thành phố. Hàng ngày cá vàng tung tăng bơi lội khắp hồ ngắm nhìn các bạn nhỏ vui chơi trong công viên. Thỉnh thoảng vui quá cá vàng lại quăng mình lên khỏi mặt nước khiến các bạn nhỏ chơi quanh hồ nhìn thấy rất thích thú. Nhưng thời gian gần đây không ai còn nhìn thấy cá vàng nữa. Suốt ngày cá vàng chỉ quanh quẩn ở một góc hồ, nó không còn bơi lội thoả thích như trước nữa. Vì trong hồ có rất nhiều rác thải nhất là vỏ bánh kẹo, túi ni lông, rác thải do những người đi chơi công viên ném xuống hồ. Một ngày cá vàng cảm thấy trong mình không được khoẻ, nó cảm thấy khó thở quá. Nó biết chắc mình không còn sống được bao lâu nữa vì nước trong hồ đã bị ô nhiễm quá nặng. Thế rồi một ngày kia cá vàng cảm thấy mình nhẹ bẫng, người nó dần dần nổi lên mặt nước, nhưng nó không bơi được nữa mà đã vĩnh viễn lìa xa cuộc đời.
– Chủ đề trường mầm non:
Truyện: Đồ chơi của ai
( Tự sáng tác)
Gửi bởi in Tags: Hà Vũ Thế giới của bé, Trò chơi mầm non, doc truyen bảy con quạ, doc truyen co tich viet nam, doc truyen co tich viet nam hay nhat, doc truyen co tich viet nam mp3, doc truyen hoa phụng tiên Truyện kể mầm non
--- Bài cũ hơn ---