Đề Xuất 3/2023 # Tôn Vinh Người Phụ Nữ Việt Nam # Top 10 Like | Altimofoundation.com

Đề Xuất 3/2023 # Tôn Vinh Người Phụ Nữ Việt Nam # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tôn Vinh Người Phụ Nữ Việt Nam mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

TÔN VINH NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM

20/10/2019

Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường, dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng cho dân tộc.

Vào thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc có những nữ anh hùng đã được lưu danh vào sử sách như Bà Trưng; Bà Triệu với câu nói:

“Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”

Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, còn có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Minh Khai…

Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của nữ giới.

Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh có 12.946 chị tham gia phụ nữ giải phóng, cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở trên 300 xã. Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó có hàng ngàn phụ nữ tham gia.

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ.

Chính vì vậy mà ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng nữ giới.

Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là “Ngày Phụ nữ Việt Nam”.

Đã trải qua 89 năm, ngày 20 tháng 10 vẫn còn nguyên giá trị nhằm tôn vinh và ghi nhận của đất nước với những người phụ nữ được Bác Hồ phong tặng tám chữ vàng “Cần cù, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”.

– Ban Vì sự Tiến bộ Phụ nữ

– Đại cương Lịch sử Việt Nam

Phụ Nữ Việt Nam Qua Ca Dao

Khi nói về phụ nữ Việt Nam, ai ai cũng đều thừa nhận rằng từ ngàn xưa cho đến nay họ là những người đàn bà dịu hiền, thùy mị, đoan trang, đảm đang, trung trinh tiết hạnh, giàu lòng hy sinh; trong gia đình thì hiếu thảo với cha mẹ, tảo tần lo cho chồng con, ra ngoài là những bậc anh thư liệt nữ. Chính những đức tính đẹp này đã nâng cao phẩm giá của người phụ nữ ViệtNam:

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt đã góp phần viết nên những trang sử vàng son, làm vẻ vang giống nòi như: Bà Trưng, Bà Triệu; nữ tướng Bùi Thị Xuân của Quang Trung… Về thi ca, các bà Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Sương Nguyệt Ánh… đều là những nữ sĩ tài hoa, nức tiếng trên văn đàn, là những cánh hồng tươi thắm trong vườn hoa văn học. Ngoài ra, còn có biết bao nhiêu phụ nữ Việt Nam khác sống một cuộc sống bình thường, thầm lặng nơi thôn trang, xóm làng nhưng những nét đẹp tâm hồn của họ vẫn được dân gian ca tụng bằng những áng văn, những vần thơ, điệu hát, câu hò hay những vần ca dao phong phú.

Nói đến phụ nữ Việt , trước hết phải nói đến lòng hiếu thảo đối với mẹ cha và tiết hạnh của bản thân. Không phải chỉ có một nàng Kiều của cụ Nguyễn Du mới biết báo hiếu mà bất cứ người con gái Việt Nam nào cũng đều nhớ đến ơn sinh thành, công lao nuôi dưỡng bao la của đấng song thân:

Đó là đối với cha mẹ, còn đối với bản thân thì:

Ngay từ khi còn ẵm ngửa, mỗi chúng ta lớn dần trong nhịp võng đưa qua tiếng hát của ru của bà, của mẹ, của chị:

Những vần ca dao mộc mạc, bình dị đưa tuổi thơ của chúng ta vào giấc ngủ an bình. Và từ ngày này qua ngày khác, tiếng ru lắng đọng, thẩm thấu vào tiềm thức của chúng ta nên khi chúng ta lớn lên thành chị, thành mẹ, thành bà lại tiếp tục khúc hát ru ngàn đời theo nhịp võng đưa kẽo kẹt, đều đều nâng giấc ngủ bé thơ.

Vẻ đẹp phụ nữ hiện lên trong ca dao không chỉ về hình thức bên ngoài với khuôn mặt, vóc dáng, nụ cười, mà còn cả vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn, làm rung động biết bao trái tim các chàng trai:

Những người con gái “thắt đáy lưng ong” được ca dao đúc kết ca ngợi:

Mái tóc đen dài, nụ cười duyên dáng quyến rũ biết bao trái tim si tình:

Ca dao cũng không quên ca tụng nét đẹp tâm hồn của phụ nữ Việt :

Tình yêu của nàng còn sâu đậm hơn nữa:

Và chung tình cho đến chết:

Làm cho tỏ mặt đàn bà Việt Nam!

Lê Thương (Hoa Kỳ)

Tấm Lòng Của Bác Hồ Với Phụ Nữ Việt Nam

Tuổi trẻ Tỉnh Hà Tĩnh xung kích, năng động, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng!

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Người khẳng định: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”, làm cách mạng mà không giải phóng phụ nữ thì mới giải phóng một nửa thế giới và chỉ làm cách mạng giải phóng dân tộc để có độc lập dân tộc thì phụ nữ mới được giải phóng.

Khi đất nước đắm chìm trong đêm trường nô lệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, chú ý đến người phụ nữ. Bởi phụ nữ là lớp người khổ nhất trong những “người cùng khổ”. Họ không những phải chịu đựng nỗi đau của một người dân mất nước, bị tước đoạt hết các quyền tự do, dân chủ mà còn bị ngược đãi, chà đạp lên cả phẩm giá con người. Người căm ghét bọn thống trị đã “đối xử một cách hết sức bỉ ổi với người phụ nữ, xúc phạm tới phong hóa, trinh tiết và đời sống của họ”.

 

Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bản chất của thực dân Pháp đó là chế độ “ăn cướp và giết người”, “hãm hiếp đàn bà và trẻ nhỏ”. Người đã tố cáo những hành động phi nhân tính của bọn thực dân xâm lược đối với phụ nữ: “Một người Âu mắng phụ nữ An Nam là con đĩ, con bú dù là một việc thông thường. Ngay giữa chợ Bến Thành ở Sài Gòn… bọn gác chợ người Âu cũng không ngần ngại dùng roi gân bò, dùi cui đánh người phụ nữ bản xứ bắt họ tránh không làm nghẽn lối đi”

Xuất phát từ lòng nhân ái bao la và sự đồng cảm sâu sắc với nỗi đau khổ tột cùng mà người phụ nữ phải gánh chịu dưới chế độ thực dân, phong kiến nên Hồ Chí Minh luôn đặt ra yêu cầu bức thiết phải giải phóng “nửa thế giới” khỏi “xiềng xích nô lệ”. Người xác định: “Phụ nữ chiếm một nửa tổng số nhân dân. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ”.

Đây chính là một trong những động lực giúp Người vượt qua mọi khó khăn, thử thách để cùng với toàn Đảng và toàn dân ta lật đổ chế độ thuộc địa nửa phong kiến, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm thực hiện “nam nữ bình quyền”.

 

Đại biểu phụ nữ các dân tộc tỉnh Hà Giang về thăm Hà Nội vui mừng được gặp Bác Hồ 25/11/1965.

Ngay trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào ngày mồng 6 tháng 01 năm 1946, Người vui sướng nhận ra rằng “Phụ nữ là tầng lớp đi bỏ phiếu hăng hái nhất”. Sau khi đã trở thành Chủ tịch nước, mặc dầu bận trăm công ngàn việc nhưng Bác vẫn luôn giành cho các thế hệ phụ nữ Việt Nam sự quan tâm, yêu thương, tôn trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao vị trí, vai trò của người phụ nữ đối với tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong diễn ca “Lịch sử nước ta”, Người đã khẳng định:”Phụ nữ ta chẳng tầm thường. Ðánh Ðông, dẹp Bắc làm gương để đời”. Vì vậy, Người luôn tự hào: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng… Phụ nữ Việt Nam là phụ nữ anh hùng”. Nhân kỷ niệm ngày khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Quốc tế phụ nữ (8/3/1952), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên, khen ngợi chị em phụ nữ. Cuối bức thư Người khẳng định: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định phụ nữ là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng.

 

Bác Hồ với đại biểu dự Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ III, tháng 3/1961.

Tại Lễ kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1966), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc đến truyền thống yêu nước đầy tự hào của người Phụ nữ Việt Nam: “Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước, cứu dân, cho đến ngày hôm nay mỗi khi nước nhà gặp nguy nan, thì phụ nữ ta hăng hái đứng lên, góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.Do đó ta có câu tục ngữ rất hùng hồn: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”.

Người đã thấu hiểu được sự vất vả, hy sinh thầm lặng của phụ nữ Việt Nam trong điều kiện chiến tranh ác liệt. Không những tham gia kháng chiến mà họ còn phải cáng đáng việc nhà để chồng con yên tâm đi đánh giặc. Ruộng nương, vườn tược, nhà cửa, chăm sóc nuôi dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ… đều đổ dồn lên đôi vai gầy yếu của các chị, các mẹ. Do đó nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam, Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước ta. Ghi nhận những cống hiến to lớn của chị em trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thần thánh của dân tộc, Bác đã trao tặng cho phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng cao quý: “Anh hùng – Bất khuất-  Trung hậu – Đảm đang”.

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Người nhận thấy rằng phụ nữ có nhiều khả năng làm lãnh đạo, có nhiều phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo ở từ cơ sở đến trung ương, nhiều người rất giỏi, ưu điểm của cán bộ nữ là “ít mắc tệ tham ô, lãng phí, không hay chè chén, ít hống hách, mệnh lệnh như một số cán bộ nam”. Vì vậy Đảng, Chính phủ và các cấp, các ngành phải đặc biệt chú ý, cất nhắc phụ nữ vào đúng những vị trí, chức vụ phù hợp với khả  năng để chị em có điều kiện phát huy năng lực của mình.

Người đã thẳng thắn phê bình một số cán bộ của Đảng chưa đánh giá đúng về vai trò, vị trí của phụ nữ và xem đây như một “căn bệnh hết sức nguy hiểm”, là một tàn dư tồi tệ nhất của chế độ cũ nên Người yêu cầu phải kịp thời sữa chữa.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng hoa phong lan cho ba đại biểu nữ dân quân Quảng Bình và Vĩnh Linh, năm 1968.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thường xuyên động viên, nhắc nhở chị em phải cố gắng vươn lên để “tự giải phóng mình” chứ không được trông chờ vào Đảng và Chính phủ. Một lần, tới một hội nghị, thấy phụ nữ ngồi hết ở dãy ghế cuối. Bác nói: Ngay việc ngồi cũng không bình đẳng. Phụ nữ muốn được bình đẳng không phải đợi Đảng và Chính phủ hay nam giới mời lên ngồi mới ngồi mà phải tự đấu tranh, phấn đấu giành lấy. Muốn vậy, bản thân phụ nữ phải chủ động quyết tâm, khắc phục, khó khăn, tự tin, tự lực, tự cường, không nên tự ti. Phải gắng học tập chính trị, học tập văn hóa kỹ thuật; nâng cao tinh thần yêu nước và giác ngộ xã hội chủ nghĩa; hăng hái thi đua thực hiện “Cần kiệm xây dựng Tổ quốc, cần kiệm xây dựng gia đình” để xứng đáng là người làm chủ nước nhà.

Người đã dành trọn vẹn cả cuộc đời mình cho dân, cho nước. Trước khi “vĩnh biệt ánh mặt trời” để về với Mác – Lê nin, Bác đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta một bản Di chúc lịch sử. Trong đó Người không quên nhắc tới phụ nữ Việt Nam: “… Ðảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Ðó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hỏi chị em dân công lao động đào mương chống hạn ở Từ Liêm, Hà Nội, ngày 16/12/1958.

Trong một lần trả lời phỏng vấn Đài phát thanh BBC (Anh) nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã nói: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng con đường giải phóng phụ nữ tại Việt Nam. Người đã thức tỉnh phụ nữ tham gia giải phóng dân tộc, nhân loại và từ đó giải phóng chính mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của người phụ nữ Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai.

Người xác định rõ, bất bình đẳng nam nữ không đơn thuần là bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng lạc hậu mà chủ yếu là do chế độ kinh tế xã hội. Hồ Chí Minh là lãnh tụ Việt Nam đầu tiêu kêu gọi “Thực hiện nam nữ bình quyền”, coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một mục tiêu của cách mạng.

Trong di chúc, Bác viết “Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, phụ nữ vô cùng đảm đang, đã đóng góp rất nhiều trong chiến đấu và sản xuất. Đảng, Chính phủ cần có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ, phụ trách nhiều công việc kể cả lãnh đạo. Phụ nữ phải phấn đấu vươn lên, đây thực sự là một cuộc cách mạng”.

Sự quan tâm của Bác Hồ với phụ nữ Việt Nam thật nhân ái bao la. Bác từng viết: “Ông Các Mác nói rằng: Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi (Đường Kách Mệnh).

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh trao huy hiệu cho đại biểu có nhiều thành tích tại Đại hội Những người xuất sắc trong phong trào Ba đảm đang của phụ nữ Thủ đô ngày 2-12-1965.

Trong lần nói chuyện với đại biểu nhân dân Nghệ An dịp về thăm quê ngày 14-6-1957, khi nói đến những thành tích của tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp, Bác nhấn mạnh đến vai trò của chị em phụ nữ, Bác nói: “Tôi muốn nêu một công trạng của chị em phụ nữ tỉnh ta. Đó là phong trào chăn nuôi gia súc”. Bác khen: Phụ nữ Anh Sơn, Nghi Lộc phong trào nổi trội hơn và Bác căn dặn phụ nữ Anh Sơn, Nghi Lộc phải cố gắng hơn nữa, để có kết quả cao hơn, để làm mẫu, làm gương cho chị em khác cùng thi đua. Còn chị em các huyện khác phải thi đua cho kịp với chị em Anh Sơn, Nghi Lộc…

Tiếp đó, Bác biểu dương chị Trương Thị Tâm ở Nghĩa Đàn một mình nuôi 300 con gà, 4 con lợn, chị còn làm ruộng, tham gia công tác xã hội, làm tổ trưởng phụ nữ. Bác nói “Đây là một phụ nữ anh hùng… Anh hùng không phải “Đông chinh Tây phạt”, hoặc cứ làm cái gì kỳ khôi xuất chúng. Nuôi được nhiều lợn, nhiều gà, tăng gia sản xuất, tiết kiệm, tham gia công tác xã hội tốt, như thế là anh hùng, như thế là chiến sĩ”… “Các chị em ở đây cứ cố gắng thì ai cũng có thể làm anh hùng, chiến sĩ”. Những lời căn dặn của Bác thật cụ thể, nhẹ nhàng mà vô cùng sâu sắc. Làm theo lời Bác để trở thành anh hùng, chiến sĩ không phải chuyện gì quá xa xôi. Mỗi chị em chúng ta hãy làm tốt những việc giản dị, bình thường hàng ngày trong gia đình, thôn xóm, bản làng, cơ quan, đơn vị.

Ngày 9/12/1962, Bác đến thăm nhà máy Cơ khí Vinh. Nói về những sáng kiến trong cải tiến sản xuất của công nhân nhà máy, Bác hỏi “thế thì các cháu trai có sáng kiến nhiều hơn hay các cháu gái có sáng kiến nhiều hơn?”. Được biết các cháu trai có nhiều sáng kiến hơn, Bác nhẹ nhàng động viên “Các cháu gái phải cố gắng”.

 

Bác Hồ về thăm quê Kim Liên, Nghệ An năm 1961.

Trong những năm qua, không phụ lòng tin yêu và sự kỳ vọng của Bác, chị em phụ nữ cả nước nói chung và phụ nữ Nghệ An nói riêng đã ra sức học tập, rèn luyện, vươn lên khẳng định vai trò và vị thế của mình trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta cũng luôn tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ, thông qua các chủ trương, chính sách về phụ nữ, về bình đẳng giới nhằm phát huy vai trò của phụ nữ. Không chỉ là những người vợ, người mẹ đảm đang trong gia đình, nhiều phụ nữ đã đạt được những thành tích nổi bật, được xã hội ghi nhận trong nhiều lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ… 

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của chị em phụ nữ cả nước, công tác phụ nữ trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng và phát triển đất nước. Ðể phong trào phụ nữ tiếp tục phát triển, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các cấp ủy đảng, chính quyền, các bộ, ban, ngành và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần phối hợp, tạo điều kiện để phụ nữ có cơ hội cống hiến nhiều hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiếp tục phát huy truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong thời kỳ mới, xứng đáng với tám chữ vàng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tặng phụ nữ Việt Nam.

Hình Ảnh Người Phụ Nữ Việt Nam Qua Một Số Bài Ca Dao Than Thân

Hai tiếng “thân em” cất lên thật ngậm ngùi, xót xa gợi lên những thân phận nhỏ bé, hẩm hiu của những người phụ nữ ngày xưa dưới thời phong kiến. Chế độ xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng trăm năm với những quan niệm bất công, khắt khe với người phụ nữ: “Tại gia tòng phụ , xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” – một thân phận hoàn toàn bị phụ thuộc. Họ còn bị xem thường, xem như không tồn tại: nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô; nam tôn nữ ty….tất cả đã trói buộc cuộc đời họ. Nhưng nỗi khổ, nỗi lo lắng băn khoăn nhất là nỗi lo về thân phận mong manh, nổi nênh bị phụ thuộc:

Câu hỏi vang lên đầy lo lắng, băn khoăn day dứt. Quãng đời thanh xuân của người thiếu nữ là quãng đời đẹp nhất, ngọt ngào nhất như tấm lụa đào vậy mà họ lại phải cất lên lời than đầy xót xa, ngậm ngùi “biết vào tay ai ? “. Dẫu rằng, họ cũng ý thức được giá trị của bản thân mình – một tấm lụa đào mềm mại, óng ả duyên dáng đẹp từ trong ra ngoài vậy mà lại “phất phơ giữa chợ”. Ở chợ, tấm lụa đào trở thành đối tượng để mọi người khen chê, mặc cả và sẽ trở thành sở hữu của bất kì ai muốn mua, những người có tiền dù họ tốt hay xấu. Nó không có quyền lựa chọn hay định đoạt số phận của mình. Câu hỏi cất lên khiến chúng ta mỗi khi đọc lại cũng không khỏi xót xa ngậm ngùi. Cuộc sống thân phận của họ hoàn toàn phụ thuộc vào người sử dụng: nếu là “giếng giữa đàng” thì “người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.”, là “miếng cau khô” thì “kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày”….

Trong cái xã hội bất công ấy có biết bao nỗi khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng, từ nỗi khổ về vật chất, tinh thần, về sự áp bức. Họ chưa bao giờ được tự chủ, tự quyết định bất cứ việc gì kể cả hạnh phúc của bản thân:

Mẹ em thấy của thời thamHang hùm cứ tưởng hang vàng ép conNói ra thẹn với nước nonNgậm vào cay đắng lòng con đêm ngày.

Bị ép duyên, không hạnh phúc dường như là mẫu số chung của những cô gái thời xưa, thế nên vẫn còn đó lời ca buồn:

Thân phận người phụ nữ xưa là thế: mỏng manh, phụ thuộc, không biết trôi về đâu giữa dòng đời trong đục. Chính vì thế, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã tiếp nối mạch cảm xúc của văn học dân gian để khắc họa rõ nét hơn qua một tiếng thơ đầy bản sắc:

Thân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù cuộc đời có nổi trôi, có bảy nổi ba chìm họ cũng không hoàn toàn tự đánh mất mình, buông xuôi theo số phận. Họ vẫn giữ một “tấm lòng son” đầy kiêu hãnh, giữ được vẻ đẹp rực rỡ của tâm hồn, phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam.

Những điệu khúc ca dao của những người lao động bình dân đã đem đến cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về họ và những bài học quý giá về cuộc sống, về con người để biết quý trọng những giá trị của ngày hôm nay.Văn học nghệ thuật ngày nay vẫn tiếp tục lưu giữ những vẻ đẹp của người phụ nữ trong một phương diện mới, khía cạnh mới. Và xã hội ngày nay đã tạo mọi điều kiện để phụ nữ thể hiện mình và hơn hết họ còn được xã hội tôn vinh qua các ngày lễ dành riêng cho phái nữ. Chúng ta hãy dần loại bỏ những quan niệm lạc hậu để những lời ca dao than thân xưa được thay thế bằng những khúc ca vui ngợi ca về người phụ nữ. Xin mượn lời nhà thơ Xuân Quỳnh để thêm một lần nữa khẳng định giá trị và vai trò của người phụ nữ trong xã hội:

Một buổi sớm mai trớm bước chân mình trên cátNgười mẹ cho ra đời những Phù đổng thiên vươngDẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùngLà bác học hay là ai đi nữaCũng là con của một người phụ nữNgười đàn bà bình thường không ai biết tuổi tên.

Theo ĐINH THỊ LIỄU / THPT LÊ HỒNG PHONG QUẢNG BÌNH

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tôn Vinh Người Phụ Nữ Việt Nam trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!