Đề Xuất 3/2023 # Tình Quê Hương Thanh Hóa Trong Tâm Thức Người Xa Quê # Top 7 Like | Altimofoundation.com

Đề Xuất 3/2023 # Tình Quê Hương Thanh Hóa Trong Tâm Thức Người Xa Quê # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tình Quê Hương Thanh Hóa Trong Tâm Thức Người Xa Quê mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tình quê hương Thanh Hóa trong tâm thức người xa quê

Mảnh đất xứ Thanh là một trong những chiếc nôi văn minh của loài người, Thanh Hóa có núi, có sông, có đồng bằng, có biển, ngay từ buổi đầu sơ khai con người đã tìm đến đây chọn mảnh đất này làm nơi sinh tồn và phát triển (hang Con Moong, di tích núi Đọ thời kỳ đồ đá, làng cổ Đông Sơn đã có từ 2.500 năm,…).

Ban liên lạc Hội đồng hương văn nghệ sĩ – nhà báo xứ Thanh tại Hà Nội trao tặng tác phẩm “Với quê Thanh” cho đại diện lãnh đạo Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa năm 2019. Ảnh: Đoàn Dũng

Trong quá trình quần cư hình thành nên các tộc người ứng với từng vùng địa lý khác nhau tạo nên những nét văn hóa khác nhau. Bắt đầu, từ việc trú ngụ để chống chọi với thiên nhiên, rồi đến cái ăn để sinh tồn, đến cái mặc, đến cách tạo ra công cụ sản xuất, tạo ra những lề thói, hương ước… Núi sông trời đất xứ Thanh có đầy đủ mọi yếu tố nhân hòa để quyến rũ, mời gọi, tụ hội, phục vụ cho quá trình phát triển đó và để rồi mỗi khi phải xa nó (vì một lý do nào đó), miền đất này luôn thôi thúc mỗi người tìm về như một niềm tri ân, một sự phụng sự…

Bắt đầu từ vị trí địa lý, con người Thanh Hóa, sách Đại Nam nhất thống chí viết: “Mặt Đông trông ra biển lớn, mặt Tây khống chế rừng dài. Bảo Sơn Châu (hoặc Sơn Thù) chặn hiểm ở phía Nam (tục gọi là Eo Ống), giáp huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, núi Tam Điệp giăng ngang phía Bắc. Ở trong thì sông Mã, sông Lương, sông Ngọc Giáp hợp nhau; ở ngoài thì núi Chiếc Đũa, núi Biện Sơn che chở. Thực là một trọng trấn có hình thế tốt”. Có thể nói Thanh Hóa là nơi giao nhau giữa Bắc bộ và Bắc Trung bộ, được xem như là yết hầu của nước Nam nơi cõi Bắc. Cũng chính nơi đây thế đất và trời giao hòa cùng núi sông, là nơi trăm nẻo tụ về huyệt mạch, tạo nên sự đa dạng sắc thái thiên nhiên, những thắng cảnh, những sản vật phong phú, cũng chính bắt đầu từ đó hình thành nét văn hóa ẩm thực tinh tế, từ những món ăn dân dã đến những sản vật dùng cho giới quyền quý, dùng để cung tiến vua.

Tôi chỉ lấy một ví dụ nhỏ về chiếc bánh “răng bừa” gói lá dong xanh, khi bóc ra dễ dàng thuận tiện, màu sắc mượt mà đẹp đẽ, ăn ngon hơn hẳn chiếc bánh gói bằng lá chuối khô buộc dây ở một số địa phương khác.

Mùa nào thức nấy, người xứ Thanh đãi khách bằng sản vật được thiên nhiên ban tặng. Cho dù đi xa muôn phương nhưng những người con xứ Thanh vẫn luôn nhớ và tự hào về phong vị xứ Thanh của mình và luôn coi nó như một giá trị để hướng về.

Hình thế xứ Thanh đắc địa như vậy, cũng từ đó mà hình thành nên tính cách, phong tục của người dân nơi đây. Trong An Nam chí lược của Lê Tắc trong phần Phong tục khen là: “Người sinh ra ở Giao Châu và Ái Châu thì rộng rãi, có mưu trí”. Còn trong Đại Nam nhất thống chí thì bình rằng: “Sĩ tử thích văn học, giữ khí tiết, nông dân chăm cày cấy, thợ thì có người đẽo đá là sở trường hơn cả, ít người buôn bán”.

Chính từ địa lợi, nhân hòa ấy, góp phần cho vùng đất Ái Châu trở thành nơi thiên thời cho việc xưng vương, dựng nước. Lê Hoàn tức vua Lê Đại Hành vốn quê xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa lên ngôi mở ra thời Tiền Lê (980 – 1009). Năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly thoán đoạt ngôi vị nhà Trần lập nhà Hồ với tên nước là Đại Ngu, kinh đô ở thành Tây Giai, tức Tây Đô của Thanh Hóa. Từ năm 1428 – 1789 là thời kỳ tồn tại của nhà Hậu Lê. Người sáng nghiệp nhà Hậu Lê là Lê Thái tổ (Lê Lợi) sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh (1416 – 1428). Ông quê ở xã Xuân Lam, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Triều đại cuối cùng của Việt Nam là nhà Nguyễn (1802 – 1945) do Nguyễn Ánh Gia Long hưng khởi, tổ tiên của ông là chúa Nguyễn Hoàng vốn bản quán ở Gia Miêu thuộc huyện Tống Sơn (xã Hà Long, huyện Hà Trung nay). Nhà Nguyễn với 13 đời vua, bắt đầu từ vua Gia Long (1802 – 1820) cho đến vua Bảo Đại (1926 – 1945).

Trong lịch sử nước Nam ta, ghi nhận chính thức có hai dòng chúa là Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn. Cả hai dòng chúa đều phát tích từ xứ Thanh. Chúa Trịnh thời Vua Lê – Chúa Trịnh thế kỷ XVI – XVIII do Trịnh Kiểm lập nên. Ông vốn xuất thân nghèo nàn từ làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Chín đời chúa Nguyễn được lập nên sau thời Chúa Trịnh. Vào năm Mậu Ngọ (1558) bản quán ở Gia Miêu thuộc huyện Tống Sơn (Hà Trung ngày nay).

Thanh Hóa là vùng đất hiếu học, người Thanh Hóa có quyền tự hào vì là nơi đã sinh ra nhiều vị đại khoa, nhân tài cho đất nước. Năm 784, khi nhà nước chưa có độc lập, hai anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục quê ở thôn Cẩm Cầu, xã Sơn Ôi, nay là thôn Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định, Thanh Hóa đã sang tận kinh đô nhà Đường để ứng thí. Và rất tự hào, người em là Khương Công Phục đỗ Tiến sĩ, anh là Khương Công Phụ đỗ Đệ nhất giáp Đệ nhất danh (Trạng nguyên). Đây là vị Trạng nguyên đầu tiên của nước ta. Năm Bính Thìn (1736) đời Lê Ý tông, Trịnh Tuệ, người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc (nay là Vĩnh Lộc) đỗ Trạng nguyên. Từ thời Vua Lý Nhân tông (1075) đến khoa thi cuối cùng (1919) thời Vua Khải Định, trải qua 845 năm, Thanh Hóa góp cho đất nước 204 vị tiến sĩ, trong đó có 6 trạng nguyên, 8 bảng nhãn, 6 thám hoa. Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, Thanh Hóa có 10 vị làm quan tham tụng, tể tướng; 32 vị được phong thượng thư (tương đương bộ trưởng).

Trong thời kỳ hiện đại Thanh Hóa có tới hàng chục nghìn tiến sĩ, nhiều người là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Nổi bật là các vùng đất học Hoằng Hóa, Quảng Xương, Yên Định, Vĩnh Lộc, Nga Sơn…

Trở lại, câu chuyện người xa quê, vì một sự mưu sinh hay một lý do khách quan nào đó, họ đành phải để lại những kỷ niệm với bắp ngô, củ sắn lùi lúc đói, có khi là một đêm lỗi hẹn với một tình yêu tuổi học trò, một dòng sông ngụp lội, một mùa hội làng rộn rã ngày xuân, một lòng tự hào về truyền thống đã có từ ngàn xưa, một sự khác biệt giữa quê hương và nơi đất khách quê người…

Tình quê hương chan chứa còn được thể hiện trên từng câu thơ của những nhà thơ người Thanh Hóa:

Mới xa đã nhớ ruộng đồng

Thương con mà chẳng đành lòng ở lâu

Run run mẹ bước lên tàu

Vị bùn vẫn thoảng áo nâu quê nhà

(Mẹ ra Hà Nội – Lê Đình Cánh)

Hay tình cảm xa quê ấy được nhà thơ Lê Tuấn Lộc kết tinh thành bài thơ “Tôi người Xứ Thanh: “Kẻ sĩ xứ Thanh nhiều như lá trên Ngàn Nưa/ Anh hùng đông như kiến cỏ/ Vương triều bốn bể Đông Nam Bắc… đều có/ Hiền tài rải khắp năm châu”. Và hơn thế ông còn nhấn mạnh cái chất riêng quê mình với niềm tự hào: “Tôi người xứ Thanh/ Các con tôi đã khai sinh như thế/ Các cháu tôi mai sau vẫn khai sinh như thế/ Dù đi đâu về đâu”.

Nhà thơ Tô Nhuần, một người con sinh ra đất Quảng Thái, Quảng Xương có những dòng thơ thật cảm động trước thềm xuân với bài thơ “Con về ăn tết ở quê” như sau: Thắp nén nhang đón giao thừa nhẩm khấn/ Gọi tổ tiên về cùng thức thâu đêm”. Để rồi nhà thơ lại nhủ thầm rằng: “Mang quê nghèo ra tận đất Thăng Long”.

Còn nữa người quê Thanh xa quê nhớ Bác Hồ, mang cả tinh thần nhân dân quê hương. Ấy là nặng lòng, nhưng ấy là đoàn kết trong tâm thức và tư tưởng. Tiếng lòng của nhà thơ Nguyễn Ngọc Quế trong bài thơ “Thanh Hóa chúng con đây” thật đáng trọng biết bao:

Thanh Hóa chúng con đây

Thưa Bác!

Mảnh đất tỉnh Thanh xin dâng Người màu cờ đỏ

Là ước nguyện của đồng bào đồng chí

Thắp mặt trời hồng Việt Nam trong Lăng.

Tình cảm quê hương lại một lần nữa được khẳng định trong dịch giả, nhà thơ Lê Bá Thự khi đọc những câu thơ dằng dặc nỗi lòng trong tác phẩm “Nơi sông Mã, sông Chu”: “Người quê tôi dù có đi muôn ngả/ Nhớ sông Chu, sông Mã lại muốn về”. Nhà thơ Lê Văn Vọng khi đứng trước “Lam Kinh ngày trở lại” vẫn dặn lòng gốc rễ sinh thành: “Tôi của dòng Lê Tổ/ Nén hương dâng muộn mằn”. Còn nhà thơ Lê Quang Sinh lại viết trường ca “Xin làng trồng lại cây đa” để tha thiết với làng một ước nguyện rất nhân văn: “Xin làng trồng lại cây đa/ Thẳm xa gương mặt làng ta tụ về? Chắp tay trước núi sông kề/ Trăm năm nhân kiệt lại về địa linh”. Ấy là tâm thức của người xa quê, thấm nguồn cội trong từng thớ thịt để những người con quê Thanh chắt chiu mà nuôi lớn hồn mình, dù họ sinh sống ở những vùng đất muôn phương.

Và còn nhiều những nhà văn, nghệ sĩ, nhà báo xa quê nhưng tình quê thấm đầy trang viết, tay cọ, ống kính… không thể nói hết trong khuôn một bài viết nhỏ, đó là các nhà văn Lê Minh Khuê, Lê Ngọc Minh, Xuân Ba, Đặng Ái, Nguyễn Trường, Nguyễn Văn Hùng, nhà lý luận phê bình Đỗ Ngọc Yên, Nguyễn Thanh Tâm, nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo, NSNA Phạm Công Thắng, nhà thơ Anh Chi, Nguyễn Hiếu…

Thy Lan

Những Stt Hay Về Nỗi Nhớ Quê Hương Da Diết Của Đứa Con Xa Quê

Tôi xa quê tìm tự do cuộc sống, tưởng mau quên những năm tháng đọa đày. Nhưng nỗi đau nhắc nhở hoài ác mộng, kéo tôi về với quá khứ chua cay.

“Quê hương” hai tiếng thân thương mà khi đi xa thấy nhớ, khi gần lại chẳng nỡ xa. Tôi chẳng định nghĩa chính xác được hai tiếng Quê hương, chỉ biết rằng với tôi Quê hương như tiếng gọi đầu lòng. Nơi có người thân tôi đang sống, nơi đầy ắp kỉ niệm của Tuổi thơ tôi mỗi chiều lộng gió.

Quê hương xinh đẹp và nên thơ khiến những người con xa quê luôn phải thổn thức tình yêu quê với nỗi nhớ, nhớ từng cành cây, ngọn cỏ, nhớ con kênh đục màu phù sa, nhớ hàng hàng những cánh đồng màu mạ non xanh mươn mướt kéo xuống cả bầu trời trong xanh, hòa quyện ánh mai của một ngày hè tươi sáng…

Gió cứ mang cánh diều lên cao, thời gian cứ vô tình mang tôi đi xa Tuổi thơ, và rồi ở một phương trời mới nỗi nhớ trong lòng tôi trào dâng bất tận. Tôi nhớ Quê hương…

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Ấm áp làm sao, khi ta được đứng giữa những gì tươi đẹp nhất, tự do nhất, gần gũi nhất. Và dường như ta đang say bởi chính ta đang được hít hà những men hương đồng gió nội mà có lẽ từ rất lâu rồi ta có như một mảnh ghép đã gắn chặt trong trái tim này…

Sáng nay, nỗi nhớ chợt trào dâng, Nhớ quê, ừ thì là nhớ, mà nhớ quê, nhớ nhà, nhớ tất cả những gì thuộc về gia đình, nơi có “men say” của đời tôi – mỗi lần trở về lại gợi bao nhớ bao thương, bao nỗi niềm thổn thức… Nhớ!

Mọi thứ đều thay đổi theo thời gian, cảnh vật con người và mọi thứ xung quanh ta đều thay đổi. Duy chỉ có tấm lòng yêu thương quê hương là mãi mãi không thay đổi theo thời gian. Và hôm nay tôi nhớ quê hương, nhớ gia đình nhỏ của mình.

Nhớ quê hương, nơi có những người mà ta yêu thương, là cha mẹ, là anh chị em rượt thịt, là người yêu ta hằng thương nhớ. Ở quê hương, là tất cả những người mang tình cảm của mình đặt trong tâm ta, dù đi đâu về đâu, ta vẫn luôn nhớ đến.

Xa quê, thấm đượm nỗi nhớ da diết khi nhìn thấy hình ảnh cánh đồng quê phát trên truyền hình nơi xa xôi này, muốn ngửi lại một chút mùi thơm ngòn ngọt, ấm ấm của hạt lúa non mà trước đây ngày ngày đi học về lúc nào cũng xông ngào ngạt vào mũi tưởng chừng như quá quen thuộc.

Thương đêm trăng rằm soi lối

Âm thanh dầm giã gạo chày đôi

Đẹp lắm quê hương thôn trăng tuyệt vời

Câu hát thay lời tình quê ngọt bùi

Dù xa xôi nhớ ngày trong nôi

Nghe tình quê hương gọi mãi trong đời

Hôm nay, ta nhớ nhà, nhớ cái cảm giác ngồi bên bếp lò ấm lửa khi đông về. Có lẽ ngày đó còn nghèo nên nhà nào cũng có cả một gầm giường đầy khoai, ngô.

Cái mùi của quê hương hôm nay, cứ thoang thoảng trong nỗi nhớ của tôi. Tôi thấy nó trên những chiếc xe ba gác cùng những nồi ngô, khoai nướng đỏ rực bên lề Hà Nội. Hà Nội đẹp là thế, thanh lịch là thế, nhưng cũng không thể phủ nhận cái làm cho Hà nội trở nên khác lạ, chính lại là mùi quê của tôi thoang thoảng bên vỉa hè.

Hôm nay, khi cơn gió lạnh đầu đông vừa về, làm tôi thấy nhớ quê tôi lắm. Tôi nhớ ngày cùng mẹ tắm nắng đầu đông bằng vài ba gánh ‘Phân’ bón ruộng. Nó khiên tôi như điên dại với sức nặng đè lên đôi vai gầy. Không hiểu sao, khi đó tôi mệt nhưng vẫn thích lắm.

Ôi, ước ao được ăn những chiếc chân gà khi có khách. Thích được ngồi ghế trên với các cụ, thích được nhấm nháp những ly rượu cay nồng mà Ba vẫn khen ngon, chà chép, rượu à khi nếm trải.

Xa nhà, ta lại càng trân quý hơn những giờ phút được ở gần gia đình mình trong những ngày ngắn ngủi “nhảy” xe về thăm quê. Mỗi chúng ta hiểu hơn những lo toan, những yêu thương, những quan tâm của bố mẹ… Ta xót xa hơn khi nhìn thấy một sợi tóc bạc trên mái đầu cha, thấy buồn lòng hơn trước một nếp nhăn trên gương mặt mẹ…

Ra đi cánh gió phương trời lạ

Vẫn nhớ non sông một mái nhà

Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp

Quê nhà một góc nhớ mênh mang.

Tôi yêu Quê hương vì đó là nơi tôi sinh ra và lớn lên, nơi gắn bó với tôi suốt cả một đời, nơi chất chứa cả một miền kí ức bất tận. Bởi vậy mà khi đi xa người ta thường nhớ Quê hương. Vì nhớ về Quê hương là nhớ về những gì thân thương nhất.

Hai tiếng Quê Hương sao mà thân thương, lớn lao quá đỗi. Thương biết bao những mái nhà ngói cũ phủ rêu xanh, những bếp tranh nghèo mỗi buổi chiều khói nghi ngút. Rồi thời gian cứ thế lặng lẽ trôi. Quê hương như dòng máu nóng, thấm sâu vào huyết quản, bằng hơi thở tình yêu và sức sống, quê hương là nơi nuôi chúng ta khôn lớn.

Quê hương là nhà, là nơi chứa đựng kỉ niệm, là nơi ở của những người thân yêu nhất của ta. Quê hương là gốc gác, là cội nguồn của mỗi người. Có gốc thì mới thành nhân. Do đó, nỗi nhớ quê hương cao vượt hơn hết thảy, là điểm không thể quên ở mỗi người.

Quê hương không phải chỉ là những điều lớn lao. Quê hương còn là nơi chứa đựng những kí ức nhỏ bé mà thân thương. Quê hương đôi lúc cũng chưa đựng cả những nỗi khổ cực vất vả ngày xưa. Tuy nhiên, dù thế nào, quê hương vẫn là nơi đẹp nhất của mỗi người.

Lời kết: Quả thực, thế gian rộng lớn, bao la, ở đâu đâu ta cũng có thể chọn làm điểm đến. Tuy nhiên, trong lòng ta, dù đi xa đến đâu, đi nhiều nơi như thế nào, thì chỉ có một nơi được gọi là nhà – đó là nơi mà ta sinh ra, là nơi chứa đựng kí ức tuổi thơ. Quê nhà là nơi duy nhất mà ta dù đi đâu đi nữa cũng sẽ chọn để quay về.

50 Stt Hay Về Quê Hương, Status Nhớ Quê Hương Bình Yên

2. Ăn cơm mẻ bát xứ người, vẫn còn canh cánh góc trời chân quê.

3. Ô hay mọi cái đều thay đổi, còn với non sông một chữ tình.

4. Cây có cội mới trổ cành xanh lá, nước có nguồn mới bủa khắp rạch sông.

5. Dù xa cách mấy trùng dương, ở đâu cũng có quê hương trong lòng.

6. Trăng đâu chẳng phải là trăng, mà sao vẫn nhớ vầng trăng quê nhà.

7. Cây có cọi mới trổ cành xanh lá, nước có nguồn mới bủa khắp rạch sông.

8. Ô hay mọi cái đều thay đổi, còn với non sông một chữ tình.

9. Thân cư hải ngoại, tâm tại cố hương.

10. Khi tóc bạc trên đầu trôi dạt mãi, cội nguồn ơi chiếc lá lại rơi về.

11. Muôn địa phương cũng chỉ là ga tạm, một Huế thôi nhớ mãi lại quay về.

12. Giọt sương trên cỏ hôm qua, giật mình chợt hỏi quê nhà ở đâu.

13. Không có mảnh đất nào êm dịu bằng quê cha đất tổ.

14. Quê hương là suối tóc huyền, là duyên nón là là thuyền nón ai.

15. Ra đi vọng lại cố hương, nhớ người yêu dấu vấn vương bao tình.

16. Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.

17. Người ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về.

18. Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người.

19. Đêm náy gió lạnh trùng khơi, quê hương còn mãi những lời mẹ ru.

20. Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi.

21. Tình yêu gia đình là mầm mống của tình yêu quê hương và của nhân đức xã hội.

22. Trên đời này, ngoài gia đình, sẽ chẳng có ai sẵn sàng nhận trách nhiệm cho những sai lầm của bạn, rồi còn an ủi, vỗ về bạn.

23. Ăn cơm mẻ bát xứ người, vẫn còn canh cánh góc trời chân quê.

24. Ta đã xa bao nhiêu ngày chưa đủ, bao ngày dài vần vũ nhớ quê hương. Nơi quê nghèo bao nỗi nhớ niềm thương, của bao người luôn chờ mong ta đó.

25. Bạn có thể khiến mọi người rời bỏ quê hương họ, nhưng bạn không thể cướp mất quê hương trong trái tim họ.

26. Nhớ nhà là khi giữa cuộc sống bộn bề nơi giảng đường, những khó khăn mà ta gặp phải ở nơi đất khách, chúng ta chợt nhớ về những miền ký ức nào đó, đã xa lắm rồi, nơi ấy có tình yêu thương ấm áp của bố mẹ, có khung cảnh quen thuộc của quê hương, có những người bạn đã cùng chúng ta trải qua thời thơ ấu êm đềm.

27. Con người ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về.

28. Một khi nhà nước hình thành, không còn có anh hùng nữa. Họ chỉ xuất hiện trong những điều kiện không có văn minh.

29. Trở về nhà, mảnh đất nơi tôi được sinh ra và nuôi lớn, trở về nhà để được nhìn thấy dáng mẹ và bóng cha, trở về nhà để được ngồi bên mâm cơm dù chỉ là những món ăn đơn giản nhưng đó là bữa cơm đầy ắp tiếng cười, đầy ắp tình yêu thương.

30. Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người.

31. Sông của quê hương sông của tuổi trẻ, sông của miền Nam đất việt thân yêu. Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu, khi mặt nước dập dềnh con cá nhảy.

32. Có những ngày con chỉ muốn gục ngã vì những khó khăn và sóng gió cuộc đời, bỗng thấy nhớ nhà đến chảy nước mắt, chỉ muốn bắt ngay chuyến xe đêm về nhà tìm chút yên bình.

33. Bạn không biết lúc bạn không ở nhà, bàn ăn của Bố Mẹ nó đơn giản như thế nào đâu.

34. Nhà là thế đấy chả cần cao sang, buồn thì chạy ra vườn rau hì hục cuốc cuốc, xới xới rồi nhổ mớ rau vào nấu, gà thì vào chuồng bắt mà thịt thôi…mọi thứ sạch, an toàn tuyệt đối luôn.

35. Nhớ nhà có đôi chút giống như cảm giác đắm chìm sau khi chia tay. Đôi khi bạn chỉ đau khổ và ăn quá nhiều kem trong vài ngày – nhưng sau đó bạn cần phải đứng dậy.

36. Một quốc gia thấy nó ưu việt hơn những quốc gia khác. Điều đó sản sinh ra lòng yêu nước và chiến tranh.

37. Nghĩa vụ của lòng ái quốc đối với bất cứ ai là nói dối vì đất nước của mình.

39. Lòng yêu nước là một động cơ chóng tàn hiếm khi sống lâu hơn mối đe dọa xã hội đã dựng nó dậy.

40. Tình yêu, việc làm, gia đình, tôn giáo, mỹ thuật, lòng ái quốc là những ngôn từ rỗng tuếch đối với kẻ đói ăn.

41. Đằng sau sự phục tùng tiêu cực. Người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến

42. Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì? Đó chính là lòng yêu nước

43. Nếu có một ngày, tôi có đủ khả năng cống hiến cho lợi ích công cộng của chúng ta, tôi cho rằng mình sẽ là người hạnh phúc nhất thế giới.

44. Tổ quốc quan trọng hơn sinh mệnh, là cha mẹ của chúng ta, là đất đai của chúng ta.

45. Dù tôi không làm gì cũng luôn nghĩ, nếu tinh thần và sức lực cho phép, tôi chỉ muốn phục vụ cho tổ quốc mình trước tiên.

46. Vinh dự lớn nhất là được bảo vệ Tổ quốc.

47. Chỉ có một việc quan trọng nhất là yêu nhân dân, yêu tổ quốc, dùng trí óc và linh hồn để phục vụ.

48. Cuộc sống không phải là tất cả. Còn cần biết sống một cuộc đời không phải vì mình, mà vì mọi người, vì Tổ quốc.

49. Tôi chỉ nuối tiếc một điều: Tôi chỉ có một sinh mệnh hy sinh vì tổ quốc.

50. Không có ai yêu đất nước mình vì lãnh thổ lớn hay nhỏ hoặc vì sức nước mạnh hay yếu. Mọi người yêu nó vì nó là tổ quốc của mình.

51. Kẻ phản bội tổ quốc, đầu hàng ngoại bang, vừa không được sự tôn trọng của ngoại bang, vừa bị sự khinh miệt của đồng bào.

52. Xa nhà, ta biết trân trọng hơn tình đồng hương, tình nghĩa bạn bè. Phải sống ở một nơi xa lạ thì mới cảm nhận hết niềm hạnh phúc khi bắt gặp một giọng nói quen thuộc của quê ta, mới thấu hiểu được hơi ấm của bạn bè khi không có gia đình bên cạnh.

53. Xa nhà cũng là một thử thách, có phải không? Cuộc sống xa nhà sẽ dạy chúng ta nhiều thứ. Để mỗi chúng ta nhận ra rằng: người ta xa là để lớn, xa là để trưởng thành hơn.

54. Ta lại về cánh đồng lúa hăng say, cùng năm tháng ngất ngây trong mùa vụ.

55. Gia đình là nơi sẵn sàng bao dung cho mọi tật xấu, mọi điểm không tốt của bạn, nhưng luôn hy vọng bạn có thể trở nên tốt hơn.

54 Stt Hay Về Quê Hương, Status Nhớ Quê Hương Bình Yên

1. Quê hương là nơi chân ta có thể rời đi nhưng tim ta vẫn mãi ở đó.

2. Ăn cơm mẻ bát xứ người, vẫn còn canh cánh góc trời chân quê.

3. Ô hay mọi cái đều thay đổi, còn với non sông một chữ tình.

4. Cây có cội mới trổ cành xanh lá, nước có nguồn mới bủa khắp rạch sông.

5. Dù xa cách mấy trùng dương, ở đâu cũng có quê hương trong lòng.

6. Trăng đâu chẳng phải là trăng, mà sao vẫn nhớ vầng trăng quê nhà.

7. Cây có cọi mới trổ cành xanh lá, nước có nguồn mới bủa khắp rạch sông.

8. Ô hay mọi cái đều thay đổi, còn với non sông một chữ tình.

9. Thân cư hải ngoại, tâm tại cố hương.

10. Khi tóc bạc trên đầu trôi dạt mãi, cội nguồn ơi chiếc lá lại rơi về.

11. Muôn địa phương cũng chỉ là ga tạm, một Huế thôi nhớ mãi lại quay về.

12. Giọt sương trên cỏ hôm qua, giật mình chợt hỏi quê nhà ở đâu.

13. Không có mảnh đất nào êm dịu bằng quê cha đất tổ.

14. Quê hương là suối tóc huyền, là duyên nón là là thuyền nón ai.

15. Ra đi vọng lại cố hương, nhớ người yêu dấu vấn vương bao tình.

16. Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.

17. Người ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về.

18. Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người.

19. Đêm náy gió lạnh trùng khơi, quê hương còn mãi những lời mẹ ru.

20. Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi.

21. Tình yêu gia đình là mầm mống của tình yêu quê hương và của nhân đức xã hội.

22. Trên đời này, ngoài gia đình, sẽ chẳng có ai sẵn sàng nhận trách nhiệm cho những sai lầm của bạn, rồi còn an ủi, vỗ về bạn.

23. Ăn cơm mẻ bát xứ người, vẫn còn canh cánh góc trời chân quê.

24. Ta đã xa bao nhiêu ngày chưa đủ, bao ngày dài vần vũ nhớ quê hương. Nơi quê nghèo bao nỗi nhớ niềm thương, của bao người luôn chờ mong ta đó.

25. Bạn có thể khiến mọi người rời bỏ quê hương họ, nhưng bạn không thể cướp mất quê hương trong trái tim họ.

26. Nhớ nhà là khi giữa cuộc sống bộn bề nơi giảng đường, những khó khăn mà ta gặp phải ở nơi đất khách, chúng ta chợt nhớ về những miền ký ức nào đó, đã xa lắm rồi, nơi ấy có tình yêu thương ấm áp của bố mẹ, có khung cảnh quen thuộc của quê hương, có những người bạn đã cùng chúng ta trải qua thời thơ ấu êm đềm.

27. Con người ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về.

28. Một khi nhà nước hình thành, không còn có anh hùng nữa. Họ chỉ xuất hiện trong những điều kiện không có văn minh.

29. Trở về nhà, mảnh đất nơi tôi được sinh ra và nuôi lớn, trở về nhà để được nhìn thấy dáng mẹ và bóng cha, trở về nhà để được ngồi bên mâm cơm dù chỉ là những món ăn đơn giản nhưng đó là bữa cơm đầy ắp tiếng cười, đầy ắp tình yêu thương.

30. Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người.

31. Sông của quê hương sông của tuổi trẻ, sông của miền Nam đất việt thân yêu. Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu, khi mặt nước dập dềnh con cá nhảy.

32. Có những ngày con chỉ muốn gục ngã vì những khó khăn và sóng gió cuộc đời, bỗng thấy nhớ nhà đến chảy nước mắt, chỉ muốn bắt ngay chuyến xe đêm về nhà tìm chút yên bình.

33. Bạn không biết lúc bạn không ở nhà, bàn ăn của Bố Mẹ nó đơn giản như thế nào đâu.

34. Nhà là thế đấy chả cần cao sang, buồn thì chạy ra vườn rau hì hục cuốc cuốc, xới xới rồi nhổ mớ rau vào nấu, gà thì vào chuồng bắt mà thịt thôi…mọi thứ sạch, an toàn tuyệt đối luôn.

35. Nhớ nhà có đôi chút giống như cảm giác đắm chìm sau khi chia tay. Đôi khi bạn chỉ đau khổ và ăn quá nhiều kem trong vài ngày – nhưng sau đó bạn cần phải đứng dậy.

36. Một quốc gia thấy nó ưu việt hơn những quốc gia khác. Điều đó sản sinh ra lòng yêu nước và chiến tranh.

37. Nghĩa vụ của lòng ái quốc đối với bất cứ ai là nói dối vì đất nước của mình.

38. Yêu thương ba mẹ nhiều hơn nhé mọi người, cuối năm rồi, sắp được về quê thăm nhà rồi.

39. Lòng yêu nước là một động cơ chóng tàn hiếm khi sống lâu hơn mối đe dọa xã hội đã dựng nó dậy.

40. Tình yêu, việc làm, gia đình, tôn giáo, mỹ thuật, lòng ái quốc là những ngôn từ rỗng tuếch đối với kẻ đói ăn.

41. Đằng sau sự phục tùng tiêu cực. Người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến

42. Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì? Đó chính là lòng yêu nước

43. Nếu có một ngày, tôi có đủ khả năng cống hiến cho lợi ích công cộng của chúng ta, tôi cho rằng mình sẽ là người hạnh phúc nhất thế giới.

44. Tổ quốc quan trọng hơn sinh mệnh, là cha mẹ của chúng ta, là đất đai của chúng ta.

45. Dù tôi không làm gì cũng luôn nghĩ, nếu tinh thần và sức lực cho phép, tôi chỉ muốn phục vụ cho tổ quốc mình trước tiên.

46. Vinh dự lớn nhất là được bảo vệ Tổ quốc.

47. Chỉ có một việc quan trọng nhất là yêu nhân dân, yêu tổ quốc, dùng trí óc và linh hồn để phục vụ.

48. Cuộc sống không phải là tất cả. Còn cần biết sống một cuộc đời không phải vì mình, mà vì mọi người, vì Tổ quốc.

49. Tôi chỉ nuối tiếc một điều: Tôi chỉ có một sinh mệnh hy sinh vì tổ quốc.

50. Không có ai yêu đất nước mình vì lãnh thổ lớn hay nhỏ hoặc vì sức nước mạnh hay yếu. Mọi người yêu nó vì nó là tổ quốc của mình.

51. Kẻ phản bội tổ quốc, đầu hàng ngoại bang, vừa không được sự tôn trọng của ngoại bang, vừa bị sự khinh miệt của đồng bào.

52. Xa nhà, ta biết trân trọng hơn tình đồng hương, tình nghĩa bạn bè. Phải sống ở một nơi xa lạ thì mới cảm nhận hết niềm hạnh phúc khi bắt gặp một giọng nói quen thuộc của quê ta, mới thấu hiểu được hơi ấm của bạn bè khi không có gia đình bên cạnh.

53. Xa nhà cũng là một thử thách, có phải không? Cuộc sống xa nhà sẽ dạy chúng ta nhiều thứ. Để mỗi chúng ta nhận ra rằng: người ta xa là để lớn, xa là để trưởng thành hơn.

54. Ta lại về cánh đồng lúa hăng say, cùng năm tháng ngất ngây trong mùa vụ.

55. Gia đình là nơi sẵn sàng bao dung cho mọi tật xấu, mọi điểm không tốt của bạn, nhưng luôn hy vọng bạn có thể trở nên tốt hơn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tình Quê Hương Thanh Hóa Trong Tâm Thức Người Xa Quê trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!