Đề Xuất 6/2023 # Thơ Tình Chế Lan Viên # Top 14 Like | Altimofoundation.com

Đề Xuất 6/2023 # Thơ Tình Chế Lan Viên # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thơ Tình Chế Lan Viên mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

VHSG- Lâu nay, khi nói hay viết về Chế Lan Viên, người ta thường chỉ biết Chế Lan Viên, một nhà thơ chính luận, thiên về triết lý, triết luận. Điều đó đúng, song, chưa đủ.

Chính vì thế, một lần, khi trả lời phỏng vấn của giáo sư văn học Đức, Gunter Giezenfild, Chế Lan Viên nói:

“Khi đã làm thơ thì không phải chỉ làm thơ chính trị (poème revolutionnaire) mà cả thơ tình (poème d’amour). Tiếp đến, ông còn nhấn mạnh: “Thơ tình, thơ về hoa, về cuộc đời bình thường rất cần thiết. Cần núi cao (haute montagne) của chủ nghĩa anh hùng (heroisme) nhưng cần các đồng bằng (plaine) của đời sống hằng ngày (quotidienne)”.

Chế Lan Viên ý thức về mảng thơ đời thường. Trong bài “Thơ bình phương-Đời lập phương”, nhà thơ viết: “Thơ ra đời ở thung lũng tình yêu, ở vịnh biệt ly, ở đỉnh suy tư, khúc eo tưởng nhớ”. Hóa ra, thơ đi ra từ những những vịnh, những eo, những thung lũng, những đỉnh như vậy

Thơ tình Chế Lan Viên không giống thơ tình của Xuân Diệu. Tình yêu ở đây không có hò hẹn, không có “ngó trên tay điếu thuốc cháy lụi dần” của Hồ Dzếnh, không có kiểu “gặp em thơ thẩn bên vườn hạnh / hỏi mãi mà em chẳng trả lời” của Thái Can, lại càng không có kiểu yêu đương như các nhà thơ trẻ hiện đại. Thơ tình Chế Lan Viên có chút gì đó vừa của ca dao, của Nguyễn Trãi, vừa của Trần Tế Xương, của Tản Đà,… Thơ tình Chế Lan Viên làm nên một thế giới nghệ thuật riêng, trong đó thời gian và không gian được cá thể hóa, vĩnh cửu hóa, gắn với chủ thể trữ tình trong từng bài thơ.

Tình ca ban mai, bài thơ nằm trong tập Ánh sáng và phù sa, có 14 câu, viết theo thể thơ 5 chữ, lấy các thời khắc của một ngày để nói nỗi thương nhớ của mình, lấy cái cụ thể (em) để nêu lên cái trừu tượng (thời gian), rồi phả lên đó những cung bậc của tình yêu. Nhà thơ so sánh em với chiều (Em đi, như chiều đi), với mai (Em về, tựa mai về), với trưa (Em ở, trời trưa ở), với khuya (Tình em như sao khuya). Nghĩa là, có em là có tất cả, thiếu em là thiếu tất cả. Bài thơ trong trẻo, có ánh sáng của ban mai, có màu xanh của lộc nỏn, có màu vàng của nắng trưa, có hạt vàng của trăng khuya. Bài thơ kết thúc bằng một hình tượng được nhân cách hóa : Mai, hoa em lại về. Cả bài thơ không nói gì đến hoa, chỉ đến cuối bài mới nói đến. Lại một kiểu tư duy của Đường thi “nhân diện đào hoa tương ánh hồng”. Tình yêu đã mang lại sự huyền diệu, tựa hồ như hạt vàng rải xuống thế gian : Tình em như sao khuya/ Rải hạt vàng chi chít , để rồi Tình ta như lộc biếc/ Gọi ban mai lại về. Bài thơ có tên “Tình ca ban mai” là như vậy.

Trong thơ Chế Lan Viên, có một hình ảnh thường xuyên xuất hiện, đó là “bể”. Cũng có thể nói, “bể” trở thành một không gian nghệ thuật riêng biệt, chỉ thấy ở Chế Lan Viên. Hình tượng này đa nghĩa. Đó là:

Xanh biếc màu xanh, bể như hàng nghìn mùa thu qua còn để tâm hồn nằm đọng lại Sóng như hàng nghìn trưa xanh trời đã tan xanh ra thành bể và thôi không trở lại làm trời Nếu núi là con trai, thì bể là phần yểu điệu nhất của quê hương đã biến thành con gái Bể đổi thay như lòng ta thay mùa, thay cảm xúc Lật từng trang mây nước lạ lòng ta 

(Cành phong lan bể)

Bể nghìn đời mà mãi mãi thanh tân… 

(Bể và Người)

Những người xa quê hương Sao phải nằm cạnh bể.

(Nghe sóng)

Những năm đầu 1960 là thời điểm của sự phục hưng nơi tâm hồn Chế Lan Viên. Nhà thơ viết nhiều bài thơ về tình yêu như Nhớ, Trời đã lạnh rồi, Nhớ em nơi huyện nhỏ, Hoa những ngày thường, Quả vải vào mùa, Cây dẫn về em, trong đó có Chùm nhỏ thơ yêu. Tác giả gọi là chùm nhưng chỉ có 8 câu, viết vào tháng 8-1962:

Anh cách em như đất liền xa cách bể Nửa đêm sâu nằm lắng sóng phương em Em thân thuộc sao thành xa lạ thế Sắp gặp em rồi sóng lại đẩy xa thêm

Anh không ngủ. Phải vì em đang nhớ Một trời sao rực cháy giữa đôi ta Em nhắm mắt cho lòng anh lặng gió Cho sao trời yên rụng một đêm hoa.

“Bể” và “đất liền” hai thực thể xa nhau, hai không gian cách vời, xa thẳm. Giữa hai không gian đó, có “anh”, “em” và nỗi nhớ. Hai phương trời xa lăng lắc, có một người “không ngủ” và một người “đang nhớ”, khiến “cho sao trời yên rụng một đêm hoa”.                          

Nhớ là bài thơ viết theo thể lục bát, xinh gọn. Sự chờ đợi bao giờ cũng dài, cũng đầy khát khao và ước vọng. Chỉ còn đêm nay thôi, sáng ra, là gặp nhau mà sao như một năm dài dằng dặc:

Sáng ra đã gặp em rồi

Còn đêm nay nữa sao dài bằng năm

Ước bay đến chỗ em nằm             

Cùng chung đợi sáng, tay cầm trong tay.

Cách so sánh tựa hồ như Nguyễn Du đã từng nói, “ba thu dọn lại một ngày dài ghê”.

Trong nhiều bài thơ lục bát của Chế Lan Viên, có bài Hoa tháng ba, nằm trong tập Đối thoại mới, nói được thật nhiều cảm xúc của tình yêu:

Tháng ba nở trắng hoa xoan

Sáng ra mặt đất lan tràn mùi hương

Không em, anh chẳng qua vườn

Sợ mùi hương… sợ mùi hương… nhắc mình.

Mùa xuân gắn liền với sự ra hoa của cây xoan. Xoan nở trắng cành, đầy hương. Hai câu đầu là thời – gian – hoa. Thời gian của tháng ba, thời gian của buổi sáng gắn liền với hương và hoa xoan. Hai câu sau gắn với không – gian – nỗi nhớ. Bài thơ có ba chủ thể : Hoa-Em-Anh. Giữa ba chủ thể là nỗi nhớ. Nỗi nhớ lại gắn với mùi hương. Chú ý cách sử dụng dấu ba chấm (…), nhịp lẻ 3/3/2, mới thấy tâm trạng của tác giả. Có chút gì đấy vừa bâng khuâng, thương nhớ, vừa ngọt ngào xa vắng, thoáng những ngùi thương, đánh đắm cảm xúc. Các câu thơ thật bình dị, sâu lắng. Bài thơ dịu dàng và tinh tế, được viết ra từ một trái tim tha thiết và nồng nàn trong tình yêu.

Chế Lan Viên có bài tứ tuyệt vào loại hay nhất trong thơ Việt hiện đại, bài Lòng anh làm bến thu:

Buổi sáng em xa chi Cho chiều, mùa thu đến Để lòng anh hóa bến Nghe thuyền em ra đi!

Nhiều tuyển tập thơ tình đã tuyển bài thơ này. Bài thơ cũng được chọn và đưa vào trong Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam (NXB Văn học, HN, 2000) của Nguyễn Vũ Tiềm. Đây là một trong những bài thơ ngũ ngôn đặc sắc, thường được nhắc đến của Chế Lan Viên. Tứ tuyệt Chế Lan Viên vừa mang hơi thở truyền thống vừa toát lên nét đẹp hiện đại, bát ngát cảm xúc và dồi dào suy tưởng, cái đẹp của đời thường quyện trong chiều sâu của triết học, câu chữ chân thật lại âm vang dằng dặc. Tác giả hóa thân thành một bến thu, nằm nghe chiếc  thuyền – em, chầm chậm, rời bến. Thuyền đã đi. Bến ở lại. Ở lại với một mùa thu trống trải, cách vời nhung nhớ. Thời gian vật lý chỉ từ sáng sang chiều nhưng kéo theo sau nó là thời gian tâm trạng.

Bến và thuyền vốn là những hình ảnh quen thuộc trong ca dao cổ: Thuyền ơi, có nhớ bến chăng / Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Ở đây, mô típ thuyền – bến được vận dụng tài tình, sáng tạo bằng chiều sâu cảm nghĩ. Chế Lan Viên đã đổi mới ngôn ngữ, thổi vào đó những cung bậc tình yêu, đằm thắm, tinh tế. Cũng mô típ này, Nguyễn Bính từng có bốn câu thơ xuất sắc, có điều, chỉ khác về chủ thể của tình yêu:

Hôm qua dưới bến xuôi đò

Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau

Anh đi đấy, anh về đâu

Cánh buồm nâu…cánh buồm nâu… cánh buồm.

Xưa nay vẫn thế. Tình yêu không thể tách khỏi thời gian và không gian. Tâm lý, tình cảm của con người tồn tại và đan xen trong hai thực thể đó. Chế Lan Viên cũng vậy. Có điều là, thời gian và không gian trong thơ tình Chế Lan Viên thường lấy cái khoảnh khắc để vĩnh cửu hóa tâm trạng. Từ một cơn gió mùa từ phương bắc thổi về, se lạnh đất trời khiến nhà thơ nghĩ về tình yêu đôi lứa. Từ vựng chỉ về số (hai lần/ lần trước/ lần sau) và sự lặp từ (gió mùa đông bắc/ gió mùa/ gió mùa đông) được sử dụng trong bài thơ đã vượt lên tính cụ thể, trở thành biểu tượng của nhớ thương:

Từ lúc em ra đi, hai lần gió mùa đông bắc thổi qua phòng

Lần trước lạnh vừa, lần sau lạnh gắt

Ở đất nước đánh giặc này, ta chỉ sợ gió mùa, không sợ giặc

Chỉ sợ lòng mình, ai sợ gió mùa đông

(Gió mùa đông bắc)

Một cảm nhận độc đáo, một so sánh tài tình giữa cơn gió mùa với sự chung thủy trong tình yêu: Không sợ gió mùa. Không sợ giặc. Chỉ sợ lòng mình.

Ở một bài thơ khác, bài Trận đánh, nhà thơ đã mô tả tâm hồn mình như chiến trận. Một cuộc chiến tâm tình không ngang sức. Cũng là lối so sánh đầy cá tính. Chỉ bốn câu:

Em ra đi, anh dọn lòng anh lại

Một mình anh, trận đánh chẳng cân bằng

Một mình anh chống với cả mùa mưa lũ

Với cả màu mây trắng, chỉ mình anh.

Nỗi cô đơn trong bài thơ như dài rộng, trăm mối. Một mình chống lại đất trời, lòng người. Một trận – đánh – tâm – hồn, chẳng cân bằng. Đúng như ai đó từng nói, “thiếu một là thiếu tất cả”. Ở một bài thơ khác, bài Mây của em:

Màu trắng là màu mây của em

Em đi muôn dặm thư về chậm

Chỉ lấy màu mây trắng nhắn tin.

Màu trắng của đám mây, trôi ngang qua khung trời nhung nhớ, đan xen những hình ảnh: mây trắng – em – nỗi nhớ, lồng vào nhau, gợi mãi không thôi. Hai phương trời chỉ một phong thư: mây trắng nhắn tin.

Trong tập Hái theo mùa, có một bài thơ tình xinh xắn, bài Tập qua hàng. Bài thơ pha trộn và đi giữa ngôn ngữ và tình yêu. Tình yêu khiến cho nhà thơ như bâng khuâng, ngập ngừng, khó nói trọn lời. Hãy xem diễn đạt của tác giả thì rõ. Một bài thơ bảy chữ, viết theo kiểu qua hàng của lối thơ vắt dòng, đúng âm vận và luật nhưng cũng có thể hiểu theo kiểu thơ tự do, thơ văn xuôi. Nỗi chờ đợi như kéo dài ra, khiến thời gian cũng nhuốm cả tâm tình tác giả. Khách thể hóa tâm trạng bằng những hình ảnh: nắng, cây, ngõ, bướm và choàng lên đó các cung bậc của mong, nhớ, chờ, làm cho toàn bộ bài thơ thành một không gian tâm tưởng của cô đơn, khắc tạc vào một ngày và chỉ một ngày nữa thôi:

Chỉ một ngày nữa thôi. Em sẽ

trở về. Nắng sáng cũng mong. Cây

cũng nhớ. Ngõ cũng chờ. Và bướm

cũng thêm màu trên cánh đang bay.

   *

Thơ tình Chế Lan Viên đa dạng trong việc chọn thể loại và diễn đạt. Câu thơ có lúc thật ngắn, có lúc thật dài. Bài thơ có khi là lục bát, có khi là tứ tuyệt. Đặc biệt và tài hoa là khi sử dụng hình ảnh. Hình ảnh đa nghĩa, giàu suy tưởng. Thơ tình làm nên nét riêng trong thế giới nghệ thuật của Chế Lan Viên.

TS. HUỲNH VĂN HOA

Những Bài Thơ Hay Nhất Của Nhà Thơ Chế Lan Viên

Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới. Là một cây bút nổi bật với phong cách thơ kì dị, ám ảnh bởi những hình tượng tràn đầy sự ma quái. Sau cách mạng tháng 8, cũng như bao nhà thơ khác, Chế Lan Viên trở về với cuộc sống của nhân dân, trở về với đất nước khi tìm thấy cảm hứng thơ mới trước sự kêu gọi của thời đại. Ông đã để lại những tác phẩm vô cùng xuất sắc cho nền văn học Việt Nam. Những bài thơ tiêu biểu nhất của ông có thể kể đến những tác phẩm sau đây:

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hoá những con tàu Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu

Con tàu này lên Tây Bắc, anh đi chăng? Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng

Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi? Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia

Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân

Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường Con đã đi nhưng con cần vượt nữa Cho con về gặp lại mẹ yêu thương

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

Con nhớ anh con, người anh du kích Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con

Con nhớ em con, thằng em liên lạc Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư

Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc Năm con đau, mế thức một mùa dài Con với mế không phải hòn máu cắt Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương? Khi ta ở, chi là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương

Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch Bữa xôi đầu còn toả nhớ mùi hương

Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi? Tình em đang mong, tình mẹ đang chờ Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga

Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng Mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào Rẽ người mà đi, vịn tay mà đến Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao

Nhựa nóng mười năm nhân dân máu đổ Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ Mười năm chiến tranh, vàng ta đau trong lửa Nay trở về, ta lấy lại vàng ta

Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng? Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân

Bài thơ thể hiện rất rõ sự chuyển biến trong phong cách nghệ thuật của nhà thơ Chế Lan Viên, thể hiện rất rõ những tư tưởng của nhà thơ. Đó là tư tưởng của nhân dân, hòa mình vào đời sống của nhân dân. Bai thơ là hành trình đi từ cái tôi chật hẹp sang cái ta rộng lớn. Nhà thơ khao khát được cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước.

2. Con cò

Con còn bế trên tay Con chưa biết con cò Nhưng trong lời mẹ hát Có cánh cò đang bay: “Con cò bay la Con cò bay lả Con cò Cổng Phủ Con cò Đồng Đăng…” Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ “Con cò ăn đêm Con cò xa tổ Cò gặp cành mềm Cò sợ xáo măng…” Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân Con chưa biết con cò con vạc Con chưa biết những cành mềm mẹ hát Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân

II Ngủ yên, ngủ yên, ngủ yên Cho cò trắng đến làm quen Cò đứng ở quanh nôi Rồi cò vào trong tổ Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi Mai khôn lớn, con theo cò đi học Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân Lớn lên, lớn lên, lớn lên… Con làm gì? Con làm thi sĩ Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trước hiên nhà Và trong hơi mát câu văn

III Dù ở gần con Dù ở xa con Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con Cò mãi yêu con Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con À ơi! Một con cò thôi Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi Ngủ đi, ngủ đi! Cho cánh cò, cánh vạc Cho cả sắc trời Đến hát Quanh nôi

Mượn hình tượng con cò để nói về công lao to lớn của người mẹ. Cảm nhận từ tình mẹ thiêng liêng, cảm nhận vẻ đẹp sâu sắc của hình ảnh cò, tác giả Chế Lan Viên đã mượn chất liệu là những bài ca dao, dân ca Việt Nam để dệt nên bài thơ Con cò ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và nỗi nhọc nhằn nuôi con khôn lớn của người phụ nữ, người mẹ. Bài thơ đã nhanh chóng được mọi người biết đến và trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về tình mẹ.

3. Người đi tìm hình của nước

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp Giấc mơ con đè nát cuộc đời con Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn

Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi Lòng ta thành con rối                          Cho cuộc đời giật dây

Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ Tìm đường đi cho dân tộc theo đi

Hiểu sao hết “Người đi tìm hình của Nước” Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người Một góc quê hương nửa đời quen thuộc Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai Thế đi đứng của toàn dân tộc Một cách vin hoa cho hai mươi lăm triệu con người

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi Những đất tự do, những trời nô lệ Những con đường cách mạng đang tìm đi

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây? Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử? Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? Nụ cười sẽ ra sao?                        Ơi, độc lập! Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc Khi tự do về chói ở trên đầu

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc Sao vàng bay theo liềm búa công nông

Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!” Hình của Đảng lồng trong hình của Nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười

Bác thấy:            dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt Ruộng theo trâu về lại với người cày Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạc Không còn người bỏ xác bên đường ray

Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân Những kẻ quê mùa đã thành trí thức Tăm tối cần lao nay hoá những anh hùng

Nước Việt Nam nghìn năm Đinh Lý Trần Lê Thành nước Việt nhân dân trong mát suối Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói Những đời thường cũng có bóng hoa che

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc… Tuyết Mat-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất

Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai

Đây là bài thơ viết về hành trình tìm đường cứu nước của Bác, đó là một hành trình gian khổ và vất vả, song cũng là những bước chân đầy tự hào. Giọng thơ ca ngợi Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân, niềm thi hứng muôn thuở của thi ca Việt Nam.

4. Xuân

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu Ðem chi xuân lại gợi thêm sầu? – Với tôi, tất cả như vô nghĩa Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!

Ai đâu trở lại mùa thu trước Nhặt lấy cho tôi những lá vàng? Với của hoa tươi, muôn cánh rã Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!

Ai biết hồn tôi say mộng ảo Ý thu góp lại cản tình xuân?

Có một người nghèo không biết Tết Mang lì chiếc áo độ thu tàn!

Có đứa trẻ thơ không biết khóc Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!

Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ! Một cánh chim thu lạc cuối ngàn

Bài thơ được viết trong phong trào thơ mới, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên trong giai đoạn này. Một hồn thơ buồn rầu không tìm được định hướng, tất cả đều chênh vênh, vô định. Bài thơ mang đậm âm hưởng của thời đại, viết về xuân nhưng thực chất chỉ là mượn hình ảnh để nói về tâm trạng khổ đau của con người.

Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn, đầy sự trở trăn. Những bài thơ của ông đều là đỉnh cao trong việc sử dụng ngôn từ, có giá trị nghệ thuật và nội dung to lớn.

Thảo Nguyên

Những Bài Thơ Hay Nhất Của Chế Lan Viên Đi Cùng Năm Tháng

Những bài thơ hay nhất của Chế Lan Viên đi cùng năm tháng. Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn của Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với những bài thơ nổi tiếng như “Tiếng Hát Con Tàu”, “Người Đi Tìm Hình Của Nước”, tập thơ “Điêu Tàn:…và nhiều bài thơ nổi tiếng khác.

Phong cách sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn rạch ròi: trước và sau chách mạng Tháng 8. Hai giai đoạn đối lập nhau về phong cách sáng tác. Nếu như trước cách mạng là những bài thơ chán đời, điêu tàn thì sau cách mạng lại là những bài thơ dạt dào sức sống.

I. Những bài thơ hay nhất của Chế Lan Viên “sống” mãi cùng thời gian

Bài: Nhớ Em Nơi Huyện Nhỏ em đi về Kiến Xương mùa này mưa bão lắm phòng anh mờ hơi sương nhớ em nhu nhớ nắng

Thức dậy vì tiếng bom Bỗng gặp đêm trăng sáng Chói loà trên sông vắng Chói nửa màn em nằm Cả đêm trăng sáng rỡ Chỉ màu trăng là có Còn chiến tranh là không.

I Con còn bế trên tay Con chưa biết con cò Nhưng trong lời mẹ hát Có cánh cò đang bay: “Con cò bay la Con cò bay lả Con cò Cổng Phủ Con cò Đồng Đăng…” Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ “Con cò ăn đêm Con cò xa tổ Cò gặp cành mềm Cò sợ xáo măng…” Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân Con chưa biết con cò con vạc Con chưa biết những cành mềm mẹ hát Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân

II Ngủ yên, ngủ yên, ngủ yên Cho cò trắng đến làm quen Cò đứng ở quanh nôi Rồi cò vào trong tổ Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi Mai khôn lớn, con theo cò đi học Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân Lớn lên, lớn lên, lớn lên… Con làm gì? Con làm thi sĩ Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trước hiên nhà Và trong hơi mát câu văn

III Dù ở gần con Dù ở xa con Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con Cò mãi yêu con Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con À ơi! Một con cò thôi Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi Ngủ đi, ngủ đi! Cho cánh cò, cánh vạc Cho cả sắc trời Đến hát Quanh nôi

Em đi, như chiều đi Gọi chim vườn bay hết

Em về tựa mai về Rừng non xanh lộc biếc

Em ở, trời trưa ở Nắng sáng màu xanh tre

Tình em như sao khuya Rải hạt vàng chi chít

Sợ gì chim bay đi Mang bóng chiều đi hết

Tình ta như lộc biếc Gọi ban mai lại về

Dù nắng trưa không ở Ta vẫn còn sao khuya

Hạnh phúc trên đầu ta Mọc sao vàng chi chít

Mai, hoa em lại về…

Một ngày biếc thị thành ta rời bỏ Quay về xem non nước giống dân Hời

Trưa quanh vườn. Và võng gió an lành Ngang phòng trưa, ru hồn nhẹ cây xanh.

Trưa! Một ít trưa, lạc vào lăng tẩm, Nhập làm hồn những tượng xưa u thảm.

Thơ Cô Đơn Chế ❤️ Thơ Chế Buồn Tâm Trạng Hài Hước

Thơ Cô Đơn Chế

Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp và chia sẻ cho các bạn những bài Thơ Cô Đơn Chế hay nhất. Mời các bạn cùng theo dõi.

Ngoài Những Bài Thơ Cô Đơn Chế, Có Thể Bạn Sẽ Cần1001 THƠ TỎ TÌNH HÀI HƯỚC

Thơ Chế Buồn

Đầu tiên là những bài thơ chế buồn chứa đựng nhiều tâm trạng buồn pha chút dí dỏm.

Không gian là chiếc quan tàiThời gian là chiếc áo dài màu đenQuá khứ là kỷ niệm buồnTương lai là những con đường bỏ hoangHiện tại là một bát nhangTình yêu là chiếc khăn tang quấn đầuĐời là 1 nhát dao bầuXuống năm tấc đất hết sầu hết đau

Ngồi buồn nhặt lá vàng rơiXếp thành 4 chữ “Ôi đời buồn thiu”.Gió buồn gió thổi đìu hiuThổi bay 4 chữ liêu xiêu đời buồn…..

Thuyền tình rẽ nước lạnh lùng trôiSáo đã lìa sông hụt hẫng rồiKẻ ngỡ ngàng trông nhòa lệ mắtNgười thờ thẩn ngóng mặn bờ môiTan tành mộng thắm vừa đơm quảVỡ vụn mơ lành mới trổ chồiLặng lẽ nhìn theo lòng sóng nổi…Bơ phờ giữa bến lẻ mình côi!

Bên Cạnh Những Bài Thơ Cô Đơn Chế, Đừng Bỏ Lỡ Tuyển Tập 1001 THƠ CHẾ HÀI VL

SCR.VN chia sẻ thêm cho bạn đọc bài thơ buồn chế hay nhất.

Buồn buồn ngồi tập… làm thơChữ thương chữ nhớ chữ chờ chắp saoChữ yêu, chữ mến cũng vàoChữ tin, chữ đợi viết sao thế chàngChữ mong chữ ngóng nặng mangChữ vương chữ vấn hỡi chàng biết chăngChữ xao chữ xuyến chữ cầnChữ ngơ chữ ngẩn chữ chân chữ tìnhChữ lưu chữ luyến lặng thinhChữ nhung chữ nhớ riêng mình mình cam…Làm thơ thiệt cũng thấy hamNhưng tài sức mọn, biết làm… sao đây?Tác giả : Hoa Anh Thảo = HAT

ngồi buồn tôi lại làm thơgửi người vẫn nhớ trong mơ hàng ngàyem ơi có hiểu lòng nàytrái tim tôi vẫn hướng ngày ấu thơvới bao ký ức mộng mơnhưng nay lại phải bơ vơ một mìnhkhi xưa như bóng với hìnhnhưng sao người lại vô tình với tabóng người dù có cách xanhưng không cách được thiết tha trong lòng!!!

Ngoài Những Bài Thơ Cô Đơn Chế, Đừng Vội Bỏ Qua 1001 THƠ CHẾ VỀ TIỀN

Những bài thơ chế cô đơn sau đây chắc hẳn sẽ chạm đến cảm xúc của nhiều người.

Bên Cạnh Những Bài Thơ Cô Đơn Chế, Đừng Vội Bỏ Qua 1001 THƠ CHẾ HỌC SINH

Tiếp theo đây là những bài thơ buồn hài hước mang lại tiếng cười vui nhộn, giúp bạn tạm quên đi những nỗi buồn.

Chán đời cắt tóc đi tuNghĩ đi nghĩ nghĩ lại … đi tù sướng hơntrong tù làm chủ giang sơnmột căn phòng đá với dăm ba thằngthằng nào cũng có khiếu năngthằng thì giỏi họa thằng thì làm thơCÓ thằng lại đứng ngẩn ngơVì sao ta lại trở vô nhà tù??

ngồi buồn đánh rắm em ngheai dè ra bã buồn ơi là buồn

ngồi buồn hát khúc tình cađm con chó rời xa bố mày

ngồi buồn anh nhớ đến Annhớ nhầm sang Hạnh nát tan cõi lòng

Ngoài Những Bài Thơ Cô Đơn Chế, Đừng Bỏ Lỡ Tuyển Tập 1001 THƠ VUI NHỘN

Đừng bỏ lỡ những bài Thơ Chế Tâm Trạng Buồn đong đầy cảm xúc.

Đêm Trăng Buồn – Tác Giả: Hong Ngoc Ngo

Bao giờ quay lại hỡi anh!Cho tim ấm lại,trăng thanh soi cùng.

Thu Buồn – Tác Giả: Huong LE Thơ Tình Tâm Trạng: Em CầnKhúc Chiều Say Tác Giả: Thu Trần

Em cần chút lạ chút quenChút say say nắng lấm lem bụi trầnEm cần một chút hồng ânMột chút nhẹ nhõm chân trần xoăy xoăyEm cần vai rộng … Ơ nàyHãy để em tựa dài ngày không anh?

Ngoài Những Bài Thơ Cô Đơn Chế, Mời Bạn Xem Thêm 1001 THƠ CHẾ VỀ MƯA

Đừng Buồn Nhé – Tác Giả: Luuhoang Luu Trăng Buồn – Tác Giả: Nguyen Thanh Tung Nguyen Vội Vã Giã Biệt

Thơ Tình Cô Đơn Chế

SCR.VN tặng bạn bộ 😂 Ảnh Chế Bựa 😂

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thơ Tình Chế Lan Viên trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!