Xem 14,355
Cập nhật nội dung chi tiết về Thành Ngữ, Quán Ngữ Trong Hoạt Động Giao Tiếp Của Giới Trẻ Hiện Nay mới nhất ngày 19/05/2022 trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến nay, bài viết này đã thu hút được 14,355 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Thành ngữ, quán ngữ
trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ hiện nay
Mã số đề tài: SV2016 – 12
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học cơ bản
Chủ nhiệm đề tài: Phan Hoàng Tấn
Thành viên tham gia:
1. Võ Minh Triệu Luân
2. Lê Duy Nhã
3. Tạ Uyên Vy
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Thị Thanh Thủy
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 5/ 2022
0
MỤC LỤC
Phần mở đầu
Bản tóm tắt
5
1. Lí do chọn đề tài
8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
9
3. Mục tiêu
12
4. Phạm vi
12
5. Phương pháp nghiên cứu
13
6. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
13
7. Cấu trúc
Chương 1. Cơ sở lí luận
1.1. Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam về thành ngữ, quán ngữ
1.2. Cấu trúc của thành ngữ, quán ngữ
29
1.3. Vai trò của thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp
47
1.4. Ảnh hưởng của văn hóa xã hội trong việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ
53
57
1.6. Lí thuyết về hoạt động giao tiếp
59
Chương 2. Thực trạng sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao
67
tiếp của giới trẻ hiện nay
2.1. Thực trạng sử dụng thành ngữ trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay
67
2.2. Đánh giá việc sử dụng thành ngữ quán ngữ trong giao tiếp.
90
1
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng,
96
hiệu quả việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong giao tiếp của giới trẻ hiện
nay
3.1. Đối với việc sử dụng hiệu quả thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động
97
giao tiếp
3.2. Đối với việc dạy và học thành ngữ, quán ngữ trong nhà trường phổ
thông
2
104
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng em luôn nhận được sự giúp đỡ tận
tình của:
– Quý thầy cô trong ban Chủ nhiệm khoa Sư phạm Khoa Học Xã Hội.
– Quý thầy cô giảng dạy ngành Ngữ văn.
– ThS Lê Thị Thanh Thủy – giảng viên hướng dẫn đề tài.
– Sự giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn học sinh:
+ Lớp 10 chuyên Văn, 10A1 trường trung học phổ thông Gia Định, quận Bình
Thạnh, TPHCM
+ Lớp 12 Ban D trường trung học phổ thông Nguyễn Công Trứ, quận Gò Vấp,
TP.HCM
+ Lớp 12 Ban A trường trung học phổ thông Bùi Thị Xuân, quận 1, Boxxyno.com Lớp 12 trường Trung học Phổ thông Nguyễn Hiền, quận 1, Boxxyno.com Sự giúp đỡ tận tình của các anh chị sinh viên:
+ Trường Đại học Bách Khoa Boxxyno.com Trường Đại học Công nghệ Boxxyno.com Trường Đại học Văn Hiến
+ Trường Đại học Sài Gòn.
3
BẢN TÓM TẮT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ hiện nay
Mã số đề tài: SV2016 – 12
1. Vấn đề nghiên cứu
Khi nói đến bản sắc dân tộc được thể hiện trong lớp từ vựng của một ngôn ngữ
thì không thể không nói đến thành ngữ, quán ngữ. Thành ngữ, quán ngữ (thành ngữ,
quán ngữ) là lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân chứa đựng cả chiều sâu tư duy về
lao động sản xuất, quan hệ xã hội, đạo lí làm người, quan điểm thẩm mĩ… Ngoài ra,
thành ngữ, quán ngữ còn là phương tiện ngôn ngữ có giá trị độc đáo với lối diễn đạt
sinh động, tinh tế, nhiều hàm ý và giàu tính biểu cảm. Nó giúp ngôn ngữ giao tiếp của
con người vừa súc tích, gãy gọn, vừa ý nhị, sâu sắc, đậm tính trí tuệ. Nó cũng góp phần
hình thành và phát triển nhân cách, hướng con người đến những chuẩn mực đạo đức
của xã hội, nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử làm cho đời sống của mỗi người thêm
phong phú, tinh tế.
Giới trẻ hiện nay có còn quan tâm đến thành ngữ, quán ngữ? Thực trạng sử
dụng thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ như thế nào trong bối
cảnh hội nhập quốc tế? Làm sao để nâng cao nhận thức và khai thác kho tàng các thành
ngữ, quán ngữ một cách triệt để giao tiếp có hiệu quả? Làm sao để việc sử dụng thành
ngữ, quán ngữ tránh được những sai sót, dùng sai mục đích, tránh gây ra sự nhàm
chán, phản cảm? Cách nhìn nhận và sử dụng những thành ngữ, quán ngữ mới trong
giai đoạn hiện nay như thế nào? Đó là lí do chọn đề tài của nhóm tác giả.
2. Mục đích nghiên cứu/mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nguồn ngữ liệu chúng tôi khảo sát, mục tiêu chính của đề tài này:
Một là, làm rõ vấn đề lí luận về thành ngữ, quán ngữ và vai trò của chúng
trong việc tạo phát ngôn.
4
Hai là, tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích làm rõ thực trạng trong việc sử
dụng thành ngữ, quán ngữ trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay.
Ba là, đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng thành
ngữ, quán ngữ trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Làm rõ các lí thuyết về thành ngữ, quán ngữ.
– Làm rõ những ảnh hưởng của văn hóa xã hội trong việc sử dụng thành ngữ,
quán ngữ trong hoạt động giao tiếp.
– Khảo sát thực trạng sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp
hằng ngày của giới trẻ.
– Xác định cấu trúc một số thành ngữ, quán ngữ mới được ra đời trong quá
trình hiện đại hóa.
– Đánh giá việc sử dụng thành ngữ mới trong cuộc sống của giới trẻ.
– Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc
sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng nhằm khái
quát, hệ thống hoá, bổ sung về mặt lý thuyết về thành ngữ, tục ngữ, lí thuyết hội thoại
nói riêng và đặc biệt là việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong giao tiếp. Đây chính là
những lý thuyết cơ sở để đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và đưa ra những giải
pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
5
– Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này nhằm khảo sát trực tiếp
việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong giáo tiếp của giới trẻ hiện nay. Phương pháp
này được thực hiện bằng cách phỏng vấn, phát phiếu điều tra.
– Phương pháp thống kê: Phương pháp này được dùng để xác định tần số xuất
hiện, hiệu quả những cuộc giao tiếp có sử dụng thành ngữ, quán ngữ trong giới trẻ từ
cứ liệu điều tra xã hội học.
– Phương pháp phân tích, tổng hợp: Thực hiện phương pháp này nhằm mục
đích phân tích, tổng hợp việc nhận diện, sử dụng thành ngữ, quán ngữ như thế nào
trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay.
5. Kết quả nghiên cứu
Đề tài góp phần tiếng nói chung trong việc nghiên cứu về thành ngữ, quán ngữ
hiện đại được ra đời trong xã hội ngày nay. Qua đề tài, chúng tôi nhận thấy được kiến
thức về thành ngữ, quán ngữ của giới trẻ còn hạn chế. Từ đó, chúng tôi đưa ra những
giải pháp để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thành ngữ, quán ngữ – một kho tàng phong
phú của ngôn ngữ dân tộc. Đồng thời, với những giải pháp này, chúng tôi mong muốn
giúp các bạn sử dụng triệt để thành ngữ, quán ngữ để mang đến những giá trị biểu cảm
cao trong việc giao tiếp.
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khi nói đến bản sắc dân tộc được thể hiện trong lớp từ vựng của một ngôn ngữ
thì không thể không nói đến thành ngữ, quán ngữ. Thành ngữ, quán ngữ là lời ăn tiếng
nói hàng ngày của nhân dân chứa đựng cả chiều sâu tư duy về lao động sản xuất, quan
hệ xã hội, đạo lí làm người, quan điểm thẩm mĩ… Ngoài ra, thành ngữ, quán ngữ còn là
phương tiện ngôn ngữ có giá trị độc đáo với lối diễn đạt sinh động, tinh tế, nhiều hàm
ý và giàu tính biểu cảm. Nó giúp ngôn ngữ giao tiếp của con người vừa súc tích, gãy
gọn, vừa ý nhị, sâu sắc, đậm tính trí tuệ. Nó cũng góp phần hình thành và phát triển
nhân cách, hướng con người đến những chuẩn mực đạo đức của xã hội, nâng cao khả
năng giao tiếp, ứng xử làm cho đời sống của mỗi người thêm phong phú, tinh tế.
Chẳng hạn, trong giao tiếp và diễn đạt, chúng ta thường hay sử dụng các cụm từ cố
định như nói cách khác, suy cho cùng, một mặt thì, mặt khác thì,… Đó chính là các
quán ngữ. Quán ngữ có chức năng vừa là phương tiện liên kết các đơn vị giao tiếp, lại
vừa như một tín hiệu có chức năng đưa đẩy, chêm xen làm cho lời nói tăng tính biểu
thị tình thái.
Và hàng loạt thành ngữ của nhân dân dù đơn giản nhất như những câu nói
thông thường nhưng khá tinh tế như “cao bay xa chạy”, thành ngữ “nói giăng nói
cuội” bị biến thành “nói nhăng nói cuội”,… làm cho lời nói thêm gợi hình, gợi cảm.
Việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ không phải chỉ với cái vốn sẵn có mà luôn
luôn thay đổi và sáng tạo theo mô hình nào đó. Ngôn ngữ càng phát triển tất yếu sẽ kéo
theo sự xuất hiện của các thành ngữ, quán ngữ mới. Chúng xuất hiện cùng với sự biến
đổi của đời sống xã hội và phản ánh chân thực nhất những nét mới, sự thay đổi trong
đời sống xã hội của người Việt. Trên các diễn đàn (forum), các trang mạng xã hội
(Facebook, zing,..), hay nói chuyện tán gẫu (chat, viber, zalo,….), chúng ta dễ dàng
thấy tiếng Việt được các bạn trẻ thay đổi từ cách viết đến ngữ pháp câu, thậm chí cố
tình viết chệch âm, sai lỗi chính tả để tiết kiệm thời gian hay tạo sự vui vẻ, tinh nghịch
trong lời nói mà các bạn ấy thường gọi là “Teencode”. Đồng thời, trong giới trẻ đã
7
8
thành một thể thốngn hất bền chặt. Nghĩa của kết hợp đó không được tạo nên từ nghĩa
của những thành tố nằm trong thành phần của nó. Hồ Lê cũng cho rằng thành ngữ là
một tổ hợp từ cố định về cấu trúc, có nghĩa bóng, được sử dụng để miêu tả những hình
ảnh, hiện tượng, tính cách hoặc quan hệ.
Nghiên cứu thành ngữ như một cương vị nhất định (trong sự phân định với các
đơn vị khác như tục ngữ, quán ngữ, từ ghép…). Đi theo hướng này, thành ngữ được
nghiên cứu ở hầu hết các công trình về từ vựng học, ngữ pháp học hoặc tách riêng
thành các bài nghiên cứu về vấn đề ranh giới giữa các đơn vị từ vựng. Các công trình
có thể kể ở đây như công trình của Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Kim Thản,
Nguyễn Thiện Giáp, Hồ Lê.
Nghiên cứu thành ngữ ở mặt riêng lẻ như nguồn gốc hình thành, ngữ nghĩa,
văn hóa, biến thể… phải kể đến các công trình nghiên cứu của Nguyễn Đức Dân, Phan
Xuân Thành, Vũ Quang Hào, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang…
Một số tác giả khác nghiên cứu thành ngữ về mặt cấu trúc, hình thái, ngữ
nghĩa như Trương Đông San, hoặc nghiên cứu thành ngữ so sánh như Hoàng Văn
Hành; Bùi Khắc Việt. Bên cạnh đó, cũng có các công trình thạc sĩ, tiến sĩ khác cũng
nghiên cứu về thành ngữ như: “Bình diện cấu trúc hình thái – ngữ nghĩa của thành
ngữ tiếng Việt” năm 1995 của Nguyễn Công Đức . Với định nghĩa này, ông đã đề
cập đến tính hình tượng của thành ngữ.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ học đều cố gắng đưa ra
những định nghĩa đúng nhất, thuyết phục nhất. Có thể do một phần vì cái nhìn chủ
14
quan nên mỗi người lại có những ý kiến khác nhau về định nghĩa thành ngữ nên đã gây
nhiều tranh cãi và thiếu nhất quán. Tuy vậy, những công trình nghiên cứu trên có tầm
quan trọng và đóng góp lớn cho việc tìm ra định nghĩa chính xác và là nền tảng cho
những công trình nghiên cứu sau này.
Trên cơ sở đó, chúng tôi nhất trí khái niệm về thành ngữ: “Thành ngữ là một
cụm từ cố định có tính vững chắc về hình thức cấu trúc và hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý
nghĩa, dùng để biểu thị một cách hình ảnh các sự vật, hiện tượng, tính chất, hành động
hay một trạng thái nào đó”. Và nghĩa của thành ngữ là nghĩa của một chỉnh thể chứ
không phải của từng yếu tố trong chỉnh thể.
Ví dụ: Để biểu đạt việc “chạy rất nhanh”, chúng ta có các thành ngữ: chạy thục
mạng, chạy bán sống bán chết, chạy như, chạy như cờ long công,… Để biểu đạt vẻ đẹp
của một người con gái, chúng ta có thành ngữ: đẹp như tiên, đẹp hoa nhường nguyệt
thẹn, đẹp nghiêng nước nghiêng thành… Vậy, tuy cùng diễn tả một sự vật, hiện tượng,
nhưng thành ngữ biểu đạt một cách hình ảnh hơn, gợi hình, gợi cảm hơn, và nghĩa của
nó là của toàn bộ chỉnh thể chứ không phải các thành tố cộng lại. Chính vì vậy, việc
sưu tập và nghiên cứu thành ngữ lâu nay đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm
tới. Điều đó cũng thể hiện ở sự đa dạng trong quan niệm về thành ngữ: quan niệm của
Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Như Ý, Kiều Văn.
Trong gian đoạn hiện đại, thành ngữ có được giới trẻ quan tâm và có được
hiểu theo cách nhìn truyền thống? Và thành ngữ thời hiện đại, nếu có, nó là gì? Theo
quan điểm của chúng tôi, giới trẻ vẫn rất quan tâm đến việc sử dụng thành ngữ trong
hoạt động giao tiếp. Dĩ nhiên theo cách nhìn của giới trẻ hiện nay, chúng tôi tạm gọi là
thành ngữ thời hiện đại, thành ngữ thời @.
Thành ngữ thời hiện đại, chúng ta có thể hiểu là tổ hợp từ trước hết phải mang
những đặc trưng cơ bản của thành ngữ, tức là tính ổn định về thành phần từ vựng và
cấu trúc, tính hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa; được dùng đi dùng lại nhiều lần do
thói quen của người sử dụng; chúng là đơn vị xuất hiện từ đầu thế kỷ hai mươi trở lại
đây nhằm phản ánh phẩm chất đạo đức, tư duy lối sống và cách nhìn của nhân dân
15
bỏ ngoài tai, của đáng tội” thường được dung trong phong cách hội thoại. Các quán
ngữ như đã nói, có thể nghĩ rằng, nói cách khác, trước hết, đáng chú ý, mặt khác là,
v.v. thường dùng trong phong cách sách vở. tác giả đã viết “Quán ngữ là các ngữ cố
định phần lớn không có từ trung tâm, không có kết cấu. Chúng là những công thức nói
lặp đi lặp lại với những từ ngữ tương đối cố định, không có tác dụng định danh cũng
không có tác dụng sắc thái hóa sự vật, họat động, tính chất, trạng thái mà chủ yếu là
để đưa đẩy, liên kết, để chuyển ý, để thể hiện các hành động nói khác nhau và nhất là
đảm nhiệm chức năng rào đón”
Cho đến bây giờ, những định nghĩa mà chúng tôi có được đa phần
tập trung ở địa hạt này. Đỗ Hữu Châu phát biểu: “Quán ngữ là những cách nói, cách
diễn đạt cần thiết để đưa đẩy, để chuyển ý hay dẫn ý, để nhập đề chứ không có tác
dụng nêu bật một sắc thái của những cái đã có tên hoặc nêu bật ra các sự vật, hiện
tượng, tính chất,…chưa có tên gọi. Ngoài các thí dụ đã nêu, có thể dẫn thêm các Quán
ngữ khác như : “ai cũng biết rằng”, “rõ ràng là”, “chắc chắn là”
1.1.3.2. Quán ngữ
Quán ngữ là một vấn đề không mới lạ trong nghiên cứu tiếng Việt song với
nhiều người thì đây là một khái niệm lạ, ít được biết đến. Qua việc tìm hiểu các đề tài
nghiên cứu về quán ngữ từ trước đến nay, chúng tôi nhận thấy hầu hết các tác giả đều
cho rằng quán ngữ mang tính cố định hoặc nửa cố định.
Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu thì quán ngữ là một bộ phận của ngữ cố định. Trong
cuốn “Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt”, tác giả đã viết: “Quán ngữ là các ngữ cố
định phần lớn không có từ trung tâm, không có kết cấu. Chúng là những công thức nói
lặp đi lặp lại với những từ ngữ tương đối cố định, không có tác dụng định danh cũng
không có tác dụng sắc thái hoá sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái mà chủ yếu là
để đưa đẩy, liên kết, để chuyển ý, để thể hiện các hành động nói khác nhau và nhất là
đảm nhiệm chức năng rào đón”
Theo tác giả thì quán ngữ là bộ phận gần gũi với cụm từ tự do nhưng bởi có
tính ổn định tương đối nên có thể xếp chúng vào loại từ tổ cố định. Tác giả cho rằng
cụm từ “bạn nối khố‟‟ là một quán ngữ chỉ người bạn rất thân. Các danh từ như “cười
nụ‟‟ “bạn cố tri‟‟ “anh hùng rơm‟‟ “kỉ luật sắt‟‟ cũng được tác giả coi là quán ngữ.
Đồng thời các ngữ cố định như: lành như bụt, dốt đặc cán mai, giấu đầu hở đuôi, được
voi đòi tiên” cũng được coi là quán ngữ.
Sau này, tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt”
Trong Từ điển tiếng Việt, quán ngữ là ”Tổ hợp từ cố định dùng lâu thành quen,
nghĩa có thể suy ra từ nghĩa các yếu tố hợp thành. ”Lên lớp” “lên mặt” ” lên tiếng”
đều là những quán ngữ trong tiếng Việt. ,
s … tạo nên nếu như nghĩa S không thể giải thích bằng các ý nghĩa s ”, s
Lẽ đương nhiên các thành ngữ sẽ mang tính thành ngữ cao hay thấp, còn quán
ngữ thì không có tính chất này. Nghĩa của cả tổ hợp giống tổng hợp số nghĩa của các
yếu tố cấu thành.
Ví dụ: Cụm từ “đi guốc trong bụng” là một thành ngữ vì nghĩa của các đơn vị
trong cụm từ không thể giải thích cho ý nghĩa cả cụm là “hiểu rất rõ suy nghĩ của
người khác”. Cụm từ “Đáng chú ý là” là một quán ngữ vì nghĩa của cả cụm chính là
tổng số nghĩa của các từ đáng, chú ý, là.
22
Hay thành ngữ có nghĩa khái niệm. Và nghĩa của nó toát lên từ nghĩa của toàn
bộ tổ hợp, khác hơn, mới hơn so với tổng số nghĩa của các yếu tố trong tổ hợp.
Như vậy, ở thành ngữ, nghĩa thống nhất thành một khối, có tính biểu trưng, tính
hình tượng, bóng bẩy về mặt ý nghĩa. Thành ngữ Cá nằm trên thớt nói lên tình trạng
nguy hiểm có thể de dọa sự sống còn.
Còn nghĩa của phần lớn quán ngữ đều là nghĩa chức năng, nghĩa tình thái. Một
số quán ngữ có tính thành ngữ thấp, đã bị mờ đi, không còn được hiểu là tính thành
ngữ. Cách hiểu quán ngữ thường không theo cơ chế ẩn dụ, hoán dụ, so sánh như thành
ngữ mà gắn liền với từng cách dùng của nó.
b) Về kết cấu
Thành ngữ thường có bộ phận trung tâm và những thành phần phụ bổ sung ý
nghĩa của thành phần trung tâm những sắc thái phụ, ý nghĩa của thành phần trung tâm
cũng là ý nghĩa nòng cốt của cả cụm từ. Ví dụ: Thành phần trung tâm của thành ngữ
“Thần hồn nát thần tính” là “khủng hoảng”, các thành phần phụ là “do chính những ảo
tưởng, những ý nghĩa ma quái nẩy sinh từ trong đầu óc mình gây ra nhân khi tâm hồn
mình không ổn định”.
Thành ngữ thường có 3 thành tố trở lên (phổ biến là 4 thành tố), có đối, có điệp,
có vần điệu, kết hợp với nhau theo một số quy luật nhất định, có cấu trúc đối xứng.
Chẳng hạn: Xanh vỏ đỏ lòng. Trong cấu trúc thường có xuất hiện từ như (trong TN so
sánh).
Quán ngữ là các ngữ cố định phần lớn không có từ trung tâm, không có kết cấu
câu. Chúng chỉ là những công thức nói lặp đi lặp lại với những từ ngữ tương đối ổn
định. Ví dụ: Các quán ngữ “tức là” “ngược lại” “nói tóm lại”… đều không có từ trung
tâm. Quán ngữ có khi dài như nói khí vô phép, khổ một nỗi là,…; cũng có khi ngắn
như: trước hết, tất nhiên,… Quán ngữ thường có cấu trúc không chặt chẽ như thành
ngữ. Do vậy, một số trường hợp nếu thêm vào, bớt đi trong kết cấu của chúng một đơn
vị hay thay thế một kết cấu tương đương khác cũng không ảnh hưởng gì đến ý nghĩa
23
chức năng của chúng. Ví dụ: Các quán ngữ có động từ nói như: nói tóm lại có thể thay
thế bằng nói ngắn gọn, nói một cách ngắn gọn,, nói chung, …
c) Về chức năng
Thành ngữ có chức năng định danh, chúng vừa có tác dụng gọi tên sự vật, hoạt
động, tính chất, trạng thái… chưa có tên gọi cụ thể. Nghĩa của phần lớn quán ngữ đều
là nghĩa chức năng, nghĩa tình thái. Một số quán ngữ có tính thành ngữ thấp, đã bị mờ
đi, không còn được hiểu là tính thành ngữ. Cách kiểu quán ngữ thường không theo cơ
chế ẩn dụ, hoán dụ, so sánh như thành ngữ mà gắn liền với từng cách dùng của nó.
Ví dụ có trường hợp “chờ quá lâu, quá sức chịu đựng” được diễn đạt bằng ngữ
“chờ hết nước hết cái”, vừa có tác dụng thể hiện các sắc thái khác nhau của một sự vật,
một hoạt động, một tính chất, một trạng thái vừa có thể định danh. Hoặc trường hợp
“dai dẳng, không dứt”, được diễn đạt bằng dai như đỉa, dai như chão, dai như chó
nhai giẻ rách… thể hiện tính chất dai của các sự vật, hoạt động khác nhau… Hay hiện
tượng chạy nhanh, ta có chạy long tóc gáy, chạy rống bãi công, chạy như cờ lông
công… miêu tả các tình thế, các dạng chạy khác nhau…
Nhìn chung các thành ngữ đều có chức năng miêu tả, sắc thái hoá sự vật, hoạt
động, tính chất, trạng thái được gọi tên, vừa thể hiện thái độ, tình cảm của người dùng
đối với các sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất.
Trong khi đó, quán ngữ là các ngữ cố định không có tác dụng định danh cũng
không có tác dụng sắc thái hóa sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái mà chủ yếu là để
đưa đẩy, để liên kết, để chuyển ý, để thể hiện các hành động nói khác nhau và nhất là
đảm nhiệm chức năng rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung nào đó cần truyền đạt. Quán
ngữ không làm thành phần chính trong nòng cốt câu mà đảm nhiệm các chức năng
ngoài nòng cốt như chuyển tiếp, chêm, xen kẽ, tính thái. Ví dụ như các quán ngữ: Một
mặt là…, mặt khác là…, nói cách khác…, chắc chắn là…,dễ thường… xin bỏ ngoài
tai, khổ nỗi, suy cho cùng,……
1.1.6. Phân biệt quán ngữ với từ nối:
24
--- Bài cũ hơn ---
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thành Ngữ, Quán Ngữ Trong Hoạt Động Giao Tiếp Của Giới Trẻ Hiện Nay trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!