Đề Xuất 6/2023 # Tản Mạn Về Hoa Cải # Top 14 Like | Altimofoundation.com

Đề Xuất 6/2023 # Tản Mạn Về Hoa Cải # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tản Mạn Về Hoa Cải mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

“Có…một mùa hoa cải… nở vàng, bên bến sông… em, đang thì con gái… đợi anh, chưa lấy chồng…” Mỗi lần nghe những giai điệu của “Mùa hoa cải” lòng ta lại tơ vương một nỗi buồn man mác…nhớ xa xôi Dường như hoa cải gắn với bến sông và phải chăng chỉ bên bến sông loài hoa này mới thực sự là nó. Nếu ta chỉ ngắm riêng một bông thôi có lẽ không mấy ấn tượng nhưng khi đứng giữa một vạt mênh mông hoa cải trong ta là bao cung bậc cảm xúc. Một sức sống tràn trề, hy vọng, niềm tin hắt lên từ màu vàng rực sáng của cánh hoa. Gió đông se lạnh, mùa rau đã tàn nhường chỗ cho bạt ngàn hoa cải khoe sắc. Hoa cải gắn với hình ảnh của người con gái đương độ xuân thì. Những nét đẹp thuần khiết, trong sáng, những nỗi niềm thầm kín của người con gái đượm trong sắc vàng hoa cải. Hoa cải nhắc ta nghĩ tới cái quy luật vốn có của cuộc đời. Loài hoa ấy đâu có nở suốt bốn mùa, đâu có dành trọn vẹn cho một mùa nào trong năm; đâu phải là hoa của mùa xuân như cành mai, nhánh đào, đâu phải là mùa hạ như bông sen, hoa phượng, đâu phải là mùa thu như nồng nàn hoa sữa, như bông cúc vàng… Nó chỉ dành cho mình những ngày ngắn ngủi của mùa đông để sưởi chút nắng vàng bên sông và rồi tàn tụi. Tuổi trăng tròn đầy mộng mơ, tuổi căng trào nhựa sống của người con gái cũng ngắn ngủi như hoa cải mùa đông. Còn ta, hoa cải còn gắn bó với những kỷ niệm êm đẹp của tuổi thơ. Xa rồi, xa lắc xa lơ cái quãng đời chơi trò trốn tìm trong những luống hoa. Đám bạn thuở nào giờ tan tác nơi đâu. Mấy kẻ đã “Theo chồng bỏ cuộc chơi”, còn ta lang thang giữa quê người mong tìm lại mùa hoa năm ấy. Có người thi sỹ nào đó đã viết rằng: “Ôi có đôi khi thèm như lúc tuổi thơ Sáng sáng tung tăng, đùa vui hát vang lừng Chẳng biết suy tư đời kia vấn vương gì Rồi chiều tới mơ màng Đợi chờ sáng tưng bừng” Ta mượn ý Người để phiêu du bồng bềnh, để như “gió đi hoang…dạo chơi khắp núi rừng”, để lang thang trong quãng đời đầy kỷ niệm đã qua đi. Hoa cải từ muôn đời đã không còn xa lạ với bao người. Đi tìm những nguyên xơ, mộc mạc, những chân xác của một loài hoa đồng nội, ta tìm thấy những nét đẹp ẩn mình trong đó…

Vốn không phải dành cho người chơi hoa, không mang cái nét “Sắc nước hương trời” của bao loài hoa kiêu sa khác nhưng hoa cải – loài hoa đồng nội vẫn đi vào lòng người, vào thơ nhạc, vào những sâu lắng, êm đềm của biết bao tâm hồn. Sinh ra từ ruộng đồng, triền cát ven sông, mang mùi hương dung dị của đất trời quê hương, hoa cải mang nét đẹp của người con gái thôn quê. Từ sâu thẳm là nỗi hoài mong mòn mỏi, là chờ đợi, là khát vọng cháy bỏng của thiếu nữ chờ ai…chờ ai mãi không về:“Có…một mùa hoa cải…nở vàng, bên bến sông…em, đang thì con gái…đợi anh, chưa lấy chồng…”Mỗi lần nghe những giai điệu của “Mùa hoa cải” lòng ta lại tơ vương một nỗi buồn man mác…nhớ xa xôiDường như hoa cải gắn với bến sông và phải chăng chỉ bên bến sông loài hoa này mới thực sự là nó. Nếu ta chỉ ngắm riêng một bông thôi có lẽ không mấy ấn tượng nhưng khi đứng giữa một vạt mênh mông hoa cải trong ta là bao cung bậc cảm xúc. Một sức sống tràn trề, hy vọng, niềm tin hắt lên từ màu vàng rực sáng của cánh hoa.Gió đông se lạnh, mùa rau đã tàn nhường chỗ cho bạt ngàn hoa cải khoe sắc. Hoa cải gắn với hình ảnh của người con gái đương độ xuân thì. Những nét đẹp thuần khiết, trong sáng, những nỗi niềm thầm kín của người con gái đượm trong sắc vàng hoa cải. Hoa cải nhắc ta nghĩ tới cái quy luật vốn có của cuộc đời. Loài hoa ấy đâu có nở suốt bốn mùa, đâu có dành trọn vẹn cho một mùa nào trong năm; đâu phải là hoa của mùa xuân như cành mai, nhánh đào, đâu phải là mùa hạ như bông sen, hoa phượng, đâu phải là mùa thu như nồng nàn hoa sữa, như bông cúc vàng… Nó chỉ dành cho mình những ngày ngắn ngủi của mùa đông để sưởi chút nắng vàng bên sông và rồi tàn tụi. Tuổi trăng tròn đầy mộng mơ, tuổi căng trào nhựa sống của người con gái cũng ngắn ngủi như hoa cải mùa đông.Còn ta, hoa cải còn gắn bó với những kỷ niệm êm đẹp của tuổi thơ. Xa rồi, xa lắc xa lơ cái quãng đời chơi trò trốn tìm trong những luống hoa. Đám bạn thuở nào giờ tan tác nơi đâu. Mấy kẻ đã “Theo chồng bỏ cuộc chơi”, còn ta lang thang giữa quê người mong tìm lại mùa hoa năm ấy. Có người thi sỹ nào đó đã viết rằng:“Ôi có đôi khi thèm như lúc tuổi thơSáng sáng tung tăng, đùa vui hát vang lừngChẳng biết suy tư đời kia vấn vương gìRồi chiều tới mơ màngĐợi chờ sáng tưng bừng”Ta mượn ý Người để phiêu du bồng bềnh, để như “gió đi hoang…dạo chơi khắp núi rừng”, để lang thang trong quãng đời đầy kỷ niệm đã qua đi.Hoa cải từ muôn đời đã không còn xa lạ với bao người. Đi tìm những nguyên xơ, mộc mạc, những chân xác của một loài hoa đồng nội, ta tìm thấy những nét đẹp ẩn mình trong đó…

Tản Mạn Về Văn Hóa “Cảm Ơn” Và “Xin Lỗi”

Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn. Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi,… Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác. Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?

Có thể hiểu “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Trong khi đó, “xin lỗi” là lời bày tỏ thái độ ân hận, hối lỗi trước những sai lầm mình đã gây ra. Những từ tưởng chừng như một đứa trẻ lên ba cũng có thể thốt lên được ấy lại đóng một vai trò vô cùng to lớn, nó thể hiện nếp văn hóa ứng xử lịch sự trong giao tiếp hằng ngày của chúng ta. Hơn nữa, đó còn là một chất keo kết dính mọi người lại với nhau, là sợi dây vô hình gắn kết những mối quan hệ trong xã hội. Chỉ với hai từ “cảm ơn” hay “xin lỗi” ấy, những mâu thuẫn, xích mích phút chốc cũng sẽ được xóa tan, khiến mọi người trở nên gần gũi và thân thiết hơn. Bản thân người xin lỗi, cảm ơn sẽ thấy lòng mình trở nên thanh thản, nhẹ nhõm. Về phía người nhận lời xin lỗi, cảm ơn, họ cũng cảm thấy ấm lòng, bao dung, độ lượng hơn. Quan trọng hơn, nói “cảm ơn” và “xin lỗi” đồng nghĩa với việc bạn đã ý thức rất rõ về bản thân mình, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình, dám dũng cảm nhận ra lỗi lầm của mình, biết quý trọng sự giúp đỡ của người khác. Nói tóm lại, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là biểu hiện của một lối sống có văn hóa và giàu ý thức tự trọng.

Trong cuộc sống, để nói “xin lỗi” hay “cảm ơn” hoàn toàn không phải là một việc quá khó khăn. Thế nhưng những từ ngữ rất đỗi gần gũi và bình dị ấy đã dần dần trở nên xa lạ với mỗi người chúng ta. Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe lời cảm ơn từ một cậu bé bị vấp ngã vừa được bạn dìu đứng dậy, sẽ được an ủi biết bao khi được nghe câu xin lỗi từ một anh thanh niên vừa va phải bạn, nhưng thật đáng buồn là chẳng có một lời nào được gửi đến bạn cả. Một lời cảm ơn hay xin lỗi, dù chỉ là một hình thức xã giao thông thường cũng trở nên quá khó để nói ra đến như vậy sao? Thử hỏi, trong xã hội của chúng ta hiện nay, liệu còn bao nhiêu người biết nói cảm ơn và xin lỗi?

Phải nhìn nhận rằng, dường như thật khó để thốt lên mấy chữ “cảm ơn”, “xin lỗi” thành lời. Như ai đó đã nói: “Xin lỗi dường như là từ khó nói nhất”. Để giải thích cho điều này có rất nhiều nguyên nhân. Có thể ở đâu đó, một lúc nào đó người ta cho rằng lời xin lỗi, cảm ơn là thừa thải, là khách sáo, không cần thiết… Cũng có thể cuộc sống hiện đại quá ồn ào, gấp gáp khiến người ta không kịp nhận ra những hành động, lời nói của mình đã làm tổn thương người khác, không biết những thứ mình có được là nhờ người khác giúp đỡ. Hoặc cũng có thể vì cái tôi của bản thân quá lớn nên họ cho việc mình được giúp đỡ là hiển nhiên, khi phạm phải sai lầm cũng không chịu hạ mình nhận lỗi. Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường, và mỗi người ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi.

Biết nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử văn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp. Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.

Để giải quyết được tất cả những nguyên nhân trên, xã hội cần phải có một sự giáo dục toàn diện, nâng cao tầm văn hóa, nhận thức cho con người về văn hóa “xin lỗi” và “cảm ơn”, bản thân mỗi người cần ý thức được lối sống có văn hóa, mẫu mực mà mình cần hướng đến, đồng thời cũng không ngừng phê phán những biểu hiện không đẹp, biểu dương những lối ứng xử chuẩn mực trong cuộc sống.

Tóm lại, nói lời “cảm ơn” và “xin lỗi” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Nhưng phải nhớ rằng, lời nói luôn phải thống nhất với hành động cụ thể, phải xuất phát từ tận đáy lòng chân thành, tránh lối nói sáo rỗng, khẩu hiệu. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn và tiết kiệm lời xin lỗi, hãy nói “cảm ơn” và “xin lỗi” khi cần thiết. Bởi lẽ, “lòng biết ơn thầm lặng không có mấy tác dụng với ai” (G.B.Stern) và “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn im lặng” (Stephen Gosson).

Ngày Xuân, Tản Mạn Về “Con Trâu” Trong Ca Dao Tục Ngữ

Ngày xuân, tản mạn về “Con trâu” trong ca dao tục ngữ

Ths.Trần Tùng Chinh

 Năm Kỷ Sửu, năm con trâu, quả là có nhiều chuyện để bàn về con vật hiền lành này. Dân gian thật lạ, khi người ta, nhất là những đứa trẻ có những hành động nghịch ngợm, rắn mắc, quậy phá, thậm chí là những biểu hiện vô giáo dục, ông bà mình ngày xưa không tiếc lời mắng mỏ là đồ “trâu sanh chó đẻ”; mặt mày mà khó ưa thì dân gian lấy hình ảnh dễ sợ trong trí tưởng tượng của mình về cái chốn âm trì địa ngục để gọi là dòng cái thứ “đầu trâu mặt ngựa”… Âu cũng là chuyện bất công.

Đầu năm mở đầu bằng một vài câu chửi có hình ảnh con trâu là để “xả xui”. Thực ra như đã nói, đây là con vật hiền lành số một. Con vật là biểu tượng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước này, từ bao đời nay là một người bạn tốt của con người.

Ta hãy nghe cậu bé mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu véo von tiếng sáo “Ai bảo chăn trâu là khổ”. Hay bác nông dân không hề có ý thức tu từ nhưng đã nhân hóa một cách tự nhiên hình ảnh con trâu để thủ thỉ rất tình cảm với “người bạn” của mình, rằng:

“Trâu ơi, ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta…

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đâu trâu đấy ai mà quản công

Bao giờ ngọn lúa còn bông

Là còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn…”

Lời hát dân gian sao mà thấm đượm nghĩa tình. Có cực cùng chia, có phúc cùng hưởng. Thời mà việc đồng áng còn thủ công, “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Không có con trâu – cả con bò đáng yêu nữa – thì quả thật công việc năm nắng mười mưa, dãi nắng dầm sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời ngoài đồng ruộng của người nông dân xưa thêm trăm phần khốn khó. Vì vậy chả trách người ta đưa cái việc “tậu trâu” lên trước cả “cưới vợ, làm nhà” để nhắc nhở rằng “trong ba việc ấy lọ là khó thay” để không thể làm tùy tiện, dễ dãi coi thường được.

Ca dao xưa vẫn còn lưu truyền những bài “kinh điển” về con trâu trong quan hệ với người nông dân:

“Lao xao gà gáy rạng ngày

Vai vác cái cày, tay dắt con trâu

Bước chân xuống cánh đồng sâu

Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu đi cày

Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng ?”

Hay là:

“Rạng ngày vác cuốc ra đồng,

Tay cầm nồi lửa, tay dòng thừng trâu

Ruộng đầm nước cả bùn sâu

Suốt ngày cùng với con trâu cày bừa

Việc làm chẳng quản nắng mưa

Cơm ăn đắp đổi muối dưa tháng ngày

Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Biết công kẻ cấy người cày mới nao”

Hoặc là bài ca dao hết sức quen thuộc sau đây:

“Rủ nhau đi cấy đi cày,

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chống cày vợ cấy con trâu đi bừa”

Cái thuở mà “con trâu đi trước cái cày theo sau” ấy, tình chồng nghĩa vợ gắn bó với nhau trong lao động gian khó, trong mồ hôi nước mắt để kiếm miếng cơm manh áo, con trâu là chứng nhân, là người bạn gắn bó hàn vi. Trâu gần gũi thân thiết, trâu chia sẻ vui buồn. Trâu cũng đi vào trong ngôn ngữ của tình yêu – tất nhiên ở đây là tình yêu của người nông dân chân lấm tay bùn, chịu thương chịu khó. Chẳng hạn như con trâu thành một tiêu chuẩn để lựa chọn tình yêu:

“Trai thì cày ruộng khiển trâu,

Gái thì phải biết bổ cau têm trầu”

Để thề thốt yêu thương:

“Trăm năm còn có gì đâu

Miếng trầu liền với con trâu một vần”

Để trách móc nhẹ nhàng mà cay đắng:

“Công anh chăn nghé đã lâu,

Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày ?”

Thậm chí để “xỉa xói”, để “ngọt nhạt”, “mát mẻ” nhằm khẳng định quyền “sở hữu” trong tình yêu – vốn không thể san sẻ cho bất kỳ người thứ ba nào:

“Của chua ai nấy cũng thèm

Em cho chị mượn chồng em vài ngày

– Chồng em đâu phải trâu cày

Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm ?”

Hoặc có cái hóm hỉnh, ỡm ờ “mắng yêu” người bạn tình của mình lúc đầu ấp tay gối, má tựa vai kề:

“Hùng hục như trâu húc mả”,

“Khỏe như trâu”,

“Con gái mười bảy bẻ gãy sừng trâu”,

“Trâu đồng ta ăn cỏ đồng ta,

Tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm”…

Và khi tình yêu, hôn nhân hạnh phúc của người bình dân đơm hoa kết trái thì họ tự hào mãn nguyện nhìn ngắm đứa con yêu quý của mình mà nói với nhau rằng:

“Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng”

Trữ tình, duyên dáng mà ngọt ngào đáng yêu vô cùng !

“Làm thân trâu kéo cày trả nợ”

“Làm kiếp trâu ăn cỏ, làm kiếp chó ăn dơ”

Hoặc con trâu cũng là để triết lý nhân sinh thế sự. Chẳng hạn như:

“Trâu kia chết để bộ da,

Người chết để tiếng xấu xa muôn đời”

“Đàn đâu đàn gảy tai trâu

Đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi”

“Trâu chậm uống nước dơ”

Trâu ngơ ăn cỏ héo”

“Trâu bò ở với nhau lâu quen chuồng quen chỏi

Người ở với nhau lâu inh ỏi đủ điều”

“Trâu buộc thì ghét trâu ăn

Quan võ thì ghét quan văn dài quần”

“Đi sông đi biển không chết, chết ở lỗ chân trâu”

“Thật thà cũng thể lái trâu

Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng”

Thế mới thấy, trong quan hệ gần gũi với con người, khi triết lý, đúc kết kinh nghiệm sống, người bình dân đã “không tha” cho con vật quen thuộc với mình. Họ nhìn ngắm, quan sát, phân tích, đánh giá và đem hình ảnh con trâu vào để ví von cho cách đối nhân xử thế, cho những dạng tính cách con người, cho những bài học cuộc sống mà không hề có trong trường học. Vâng, trường đời với bao trải nghiệm quý giá đã mang đến những bài học không thể đánh đổi bằng bất cứ thứ gì…

Thôi thì để kết thúc bài viết tản mạn này, ta hãy đến với hình ảnh con trâu trong cái nhìn “ẩm thực” cho phù hợp với cái không khí “ăn chơi” của ba ngày tết. Ừ thì cũng có thể xem đây là kinh nghiệm để thực đơn ngày xuân Kỷ sửu thêm phần hương vị:

“Làm rể chớ xào thịt trâu

Làm dâu chớ đồ xôi lại”

“Trâu thì kho, bò thì tái”

“Ăn thịt trâu không có tỏi

Như ăn gỏi không có lá mơ”

Mà lạ sao, tìm khắp các câu tục ngữ, ca dao không thấy câu nào ca ngợi cái món “lẩu trâu” vậy ta, e rằng cũng là một chút thiếu sót cho một bài viết vài dòng tản mạn về Trâu…

Xuân Kỷ Sửu

 TTC

Posted by Hoài Ngọc

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Top 10 Bài Thơ Lãng Mạn Nhất Về Hoa Bằng Lăng Tím

Loài hoa mơ mộng gắn với tuổi học trò không chỉ có hoa phượng, mà còn có cả một bầu trời tím mộng, tím mơ, tím của sự ngây thơ vụng dại tượng trưng cho tình đầu của thuở học trò. Các bạn biết tôi đang nhắc đến loài hoa nào rồi phải không? Đó chính là Bằng Lăng Tím loài hoa chung thủy, nở vào mùa hè, đó là mùa của những cuộc chia ly đầy bịn rịn….học trò chia tay thầy-cô, mái trường trung học thân yêu và chia xa những đứa bạn bè gắn bó với nhau thời trung học…

Màu tím thường mang một cái sự thương yêu và cũng có vẻ gì đó buồn buồn, vì vậy hoa bằng lăng mang màu tím nên nó có nét gì đó buồn nhẹ, man mác như chia cách. Hôm nay tôi mang đến series TOP 10 bài thơ hay nhất, lãng mạn nhất về loài hoa Bằng lăng tím.

1. BẰNG LĂNG TÍM

2. BẰNG LĂNG PHAI

3. HOA BẰNG LĂNG

Gió gửi gì cho hoa bằng lăng Mà đượm màu tím biếc Em gửi gì cho hoa bằng lăng Mà nghẹn ngào nức nở? Chiều nghẹn nhớ Chiều phai Hương trao đi mà ai lỡ câu thề Đường tình si mê Gai hồng lẫn vào cánh gió Trái tim pha lê ai vuột tay đánh vỡ Hoa bằng lăng cánh mỏng rơi buồn. Gió gửi gì trong chiều hoàng hôn Mà đượm màu se sắt Em gửi gì cho nắng chiều vuốt mặt Sáng lên tia nắng cuối cùng. Chiều, ai còn bâng khuâng.. Chiều lặng lẽ!!!!! Em gửi gì trong đôi mắt buồn đẫm lệ Rong rêu góc phố lẻ loi Bằng lăng ơi! Bằng lăng ơi! Mãi đượm màu tím biếc Đôi ta giờ ly biệt Con phố xưa còn đâu dấu chân người. Gió gửi gì…gió ơi! Em gửi gì…em hỡi!!!!! Thắp nắng lên nghe chiều run rẩy Lặng ngắm cánh hoa bên thềm…. Bằng lăng!!! Bằng lăng!!! Ta gọi tên em…. Cánh hoa mềm! Tác giả: Sương Sương

4. CẢM XÚC MÙA HẠ

Rạo rực thổn thức tim Anh nghĩ về em đó Anh tìm trong hương cỏ Một chút gì thân quen Tác giả: Thiện Hoàng Văn

5. HOA BẰNG LĂNG TÍM

6. ÁO TRẮNG NĂM XƯA

Ngắm sắc bằng lăng tím cổng trường Chen màu giấy đỏ dưới màn sương Âm thầm lục kiếm trang thơ cũ Lặng lẽ rơi ra xác phượng hường Mây bạc giữa trời giăng suối tóc Bướm vàng trên lối nhớ làn hương Của người mơ nhỏ ngày xanh ấy Áo trắng xưa ơi lạc mấy đường.

7. SẦU TÍM BẰNG LĂNG

Tác giả: Nguyễn Minh Phú

8. HOÀI NIỆM THÁNG NĂM

Tác giả: Phạm Đăng Minh Quân.

9. HOA TÍM BẰNG LĂNG

Thơ: Phú Sĩ

10. SẦU TÍM BẰNG LĂNG

Tác giả: Nguyễn Minh Phú Chuyện ngày xưa em rất yêu màu tím Em nói rằng sắc tím của thuỷ chung Nhánh bằng lăng hoa tím đẹp vô cùng Hoa bằng lăng tím cả vào trang vở

11. YÊU LẮM MÀU HOA

Con đường đầy hoa tím đẹp như thơ.

Thơ: Đỗ Thủy

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất

Nhưng bai thơ hay về hoa băng lăng

áng thơ hay ề hoa bằng lăng

bài thơ về hoa bằng lăng

cap hay về hoa bằng lăng tán gái

chùm thơ hoa bằng lăng

stt hay về hoa bằng lăng tím

thơ bằng lăng tím

Tản mạn

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tản Mạn Về Hoa Cải trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!