Cập nhật nội dung chi tiết về Tầm Nhìn Và Nhân Tâm Của Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Con người ông Võ Văn Kiệt luôn toát lên sự anh minh của một nhà lãnh đạo có tầm và có tâm với đất nước, với nhân dân!
1. Một buổi trưa giữa tháng 4-2008, tôi bỗng nghe điện thoại reo với tiếng một người nói nhanh:
“Anh Nuôi, chú Sáu Dân nói chuyện với anh nha!”. Đầu dây bên kia cất lên giọng nói sang sảng của chú Sáu Dân — Võ Văn Kiệt: “Ê Nuôi! Mày đang ở đâu vậy, bây giờ bay ngay ra Đà Nẵng gặp chú được không? Chú đang ngồi với mấy anh em các tỉnh miền Trung đây, bàn chuyện khai thác tài nguyên biển. Mấy bữa nay chú đã đi thăm đồng bào bị bão lụt, rồi đi thị sát tình hình kinh tế miền Trung. Chú vừa đi coi mấy làng bè của bà con nuôi thủy hải sản trên biển. Bà con ngư dân có nhiều cách làm ăn hay lắm, Nuôi ơi!…”.
Tôi đáp:
“Dạ thưa chú, hôm nay và ngày mai con bận việc cơ quan. Ngày mốt con mới bay ra Đà Nẵng được. Vậy được không chú?”. “Ờ, tối mai chú về rồi! Vậy ngày mốt mày gặp chú ở Sài Gòn bàn chuyện khác nhe!” — chú Sáu trả lời.
“Trước đây chú và Chính phủ phải chỉ đạo quyết liệt lắm mới dẹp được nhà cửa lấn chiếm trên đê để xây bờ kè đê Yên Phụ, rồi mở tuyến đường cao tốc Bắc Thăng Long-Nội Bài, thu ngắn tuyến đường từ sân bay Nội Bài về Hà Nội chỉ còn 30 phút thay vì 2 giờ như trước! Chính phủ cũng cho xây dựng đường Láng Hạ-Hòa Lạc để phát triển phía Tây Hà Nội…”.
Nghe chú Sáu nói về phát triển thủ đô, tôi chợt nhớ đầu năm 2008, Hà Nội đã công bố dự án mở rộng thủ đô để lấy ý kiến nhân dân. Sau đó, chú Sáu Dân đã viết bài góp ý về phương án mở rộng Hà Nội, đăng trên nhiều tờ báo…
© Ảnh : Ảnh tư liệu của nhà báo Lê Văn Nuôi
Ông Sáu Dân trong lần gặp gỡ văn nghệ sĩ, nhà báo năm 2000. Người đứng là nhà báo Lê Văn Nuôi.
Ngay trong ngày ông Võ Văn Kiệt mất và liên tiếp hàng tuần sau đó, một dòng thác tin tức tràn ngập trên báo, đài trong nước và quốc tế. Chỉ 24 giờ sau, ngày 12-6-2008, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã phát biểu: “Là một lực lượng quan trọng đứng sau công cuộc cải cách kinh tế của người Việt Nam từ cuối thập niên 1980, ông Võ Văn Kiệt là người đã mở đường cho sự chuyển đổi đất nước từ nghèo khổ sang một thập niên phát triển kinh tế đầy ấn tượng” (theo báo Tuổi Trẻ ngày 13-6-2008).
Đồng bào nhiều giới trong nước cùng bày tỏ niềm tiếc thương và lòng tri ân đối với ông, người có nhiều quyết sách táo bạo giúp dân, giúp nước.
3. Nhắc đến chú Sáu Dân — Võ Văn Kiệt, người ta không thể không nhớ đến những quyết sách mang tính đột phá của ông thời “Đêm trước đổi mới”. Trong hơn 10 năm ông lãnh đạo chúng tôi từ tháng 5-1975 đến tháng 1-1987, ông đã có nhiều quyết sách nhằm cởi trói khỏi cơ chế bao cấp, ngăn sông cấm chợ, để bung ra sản xuất, tạo ra của cải hàng hóa, vận hành thị trường theo đúng quy luật cung cầu, quy luật giá trị-giá cả… nhằm cải thiện đời sống người lao động và công nhân viên chức.
Còn nhớ Quyết định 34 của UBND chúng tôi (ban hành ngày 29-1-1986) đã mang tính lịch sử đến nhường nào. Quyết định này cho phép người có tiền vốn và tư liệu sản xuất được thuê mướn công nhân không quá 10 người. Bấy giờ, khi việc thuê mướn người lao động bị cấm kỵ, bị quy kết là “người bóc lột người”, rõ ràng chủ trương này của ông Kiệt là một bước đột phá táo bạo về cơ chế và quan điểm.
TP.HCM đang bung sản xuất ra nhưng lại thiếu điện trầm trọng. Ông Kiệt quy tụ các chuyên gia về thủy điện, địa chất cùng ông lặn lội khảo sát khắp núi rừng miền Đông Nam bộ. Rồi ông quyết định xây dựng nhà máy thủy điện Trị An. Thủy điện Trị An được xem là một công trình kỷ lục về thời gian thi công và sự ra đời của Trị An đã cứu nguy cho sản xuất công nghiệp thành phố, góp phần điện khí hóa nhiều khu vực nông thôn Nam bộ.
Tháng 2-1987, ông Kiệt rời chúng tôi ra Hà Nội nhận nhiệm vụ phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng — tức phó thủ tướng — kiêm chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Đến tháng 8-1991, ông Kiệt được Quốc hội bầu làm chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và đến năm 1992, ông được bầu làm thủ tướng Chính phủ. Thời kỳ này, tôi và giới nhà báo thường xuyên theo chân ông đến những công trình khai phá, mở mang sản xuất, được chứng kiến và cảm nhận nỗi trăn trở và quyết sách quyết liệt của ông, trong đó có công trình xây dựng đường dây điện quốc gia 500 kV lịch sử. Năm 1994, đường dây điện quốc gia 500 kV hoàn tất, hòa vào mạng lưới điện thống nhất, chấm dứt vĩnh viễn thời kỳ phát điện phân tán từng địa phương. Một lần nữa tầm nhìn Võ Văn Kiệt, bản lĩnh Võ Văn Kiệt được khẳng định.
…Có biết bao câu chuyện kể về những công lao, những quyết sách khai phá, “đội đá vá trời” của chú Sáu Dân — Võ Văn Kiệt được truyền tụng trong dân chúng. Những thế hệ sau nghe kể chuyện về chú Sáu cứ tưởng như huyền thoại.
Con người ông Võ Văn Kiệt luôn toát lên sự anh minh của một nhà lãnh đạo có tầm và có tâm với đất nước, với nhân dân!
Nhân 10 năm ngày giỗ của chú Sáu Dân — Võ Văn Kiệt, ngày 11-6-2018
Nhà báo Lê Văn Nuôi
Theo: Báo Pháp luật TP.HCM
Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt: Một Biểu Tượng Của Lắng Nghe Và Hòa Giải
(Thethaovanhoa.vn) – Điêu khắc gia Phạm Văn Hạng kể rằng sinh thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thường hay nhắc lại một câu như tâm niệm của lòng ông: “Nghe xuôi, nghe ngược, nghe xốn tai, nhưng vẫn phải nghe để nhận ra những điều tâm huyết”. Chính tâm niệm như vậy mà từ rất sớm (năm 1976), ông Võ Văn Kiệt đã chủ động tìm gặp giới văn nghệ sĩ, trí thức và giới tài chính, kinh tế của chế độ cũ để nghe ý kiến, mời hợp tác, làm việc.
Trong một bài phát biểu còn được trích dẫn nhiều lần, Võ Văn Kiệt từng nói: “Đất nước Việt Nam, giang sơn Việt Nam cùng mọi thành quả của nền văn hóa Việt Nam không phải của riêng ai, của một giai cấp hay đảng phái nào, mà là tài sản chung của mọi người Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam… Phải phát huy dân chủ cao độ, thực hành dân chủ thật sự, hòa hợp dân tộc rộng rãi. Mọi người Việt Nam không chỉ là chủ đất nước mà phải làm chủ thật sự, được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra và được thụ hưởng thành quả dân chủ”.
Một trong những trí thức “siêu nhạy cảm” mà ông Võ Văn Kiệt gặp từ sau ngày thống nhất đất nước là Giáo sư Nguyễn Xuân Oánh (1921-2003), một nhà kinh tế chuyên nghiệp, lấy bằng tiến sĩ tại ĐH Harvard năm 1954.
Trước 1975 tại Sài Gòn, ông Oánh từng là Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, Phó thủ tướng VNCH, hai lần là Quyền thủ tướng. Chính những cuộc gặp gỡ từ sớm của ông Kiệt và một vài người khác, mà ông Oánh nhanh chóng được tham gia vào việc cải cách, đổi mới chính sách ngân hàng, tài chính, đầu tư nước ngoài, kiến tạo nguồn vốn… tại Việt Nam. Ông trở thành cố vấn kinh tế cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt…, trở thành đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: Minh Đạo
Theo vài người kể lại thì câu nói “nghe xuôi, nghe ngược, nghe xốn tai, nhưng vẫn phải nghe để nhận ra những điều tâm huyết” của ông Kiệt có từ thời gian này, vì ông Oánh nổi tiếng là người thẳng tính, không ngại chỉ trích. Những phát biểu thẳng thắn của ông Oánh tại Quốc hội vẫn còn được nhiều người ghi nhận.
Ông Kiệt cũng ứng xử tương tự với nhà kinh tế Nguyễn Văn Hảo (sinh năm 1942), người từng là Thống đốc Ngân hàng Quốc gia và Phó thủ tướng của VNCH. Những năm 1980, khi ông Hảo đến Pháp định cư, trở thành cố vấn kinh tế cao cấp cho Chính phủ Haiti, ông Kiệt vẫn muốn giữ liên lạc thường xuyên.
Thử hình dung, đầu Thu năm 1982, khi ông Kiệt chuẩn bị ra Hà Nội làm Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, thì đến chơi với nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tại đó nhà thơ Nguyễn Duy đã đọc bài Đánh thức tiềm lực, trong đó có những câu như: “… Cần lưu ý/có lắm nghề lạ lắm/nghề mánh mung cứa cổ bóp hầu nhau/nghề chửi đổng, nghề ngồi lê, nghề vu cáo/ nghề ăn cắp lòng tin và chẹt họng đồng bào/có cả nghề siêu nghề gọi là nghề không làm gì cả/thọc gậy bánh xe cũng một thứ nghề… Bộ sưu tập những điều ngang trái ấy/phù chú ma tà ru tiềm lực ngủ mê”. Sau khi biết việc ông Kiệt nghe bài này với vẻ thích thú thì nhiều nơi mới dám công khai in bài thơ này.
Nhà văn Sơn Nam kể rằng những cuộc gặp với ông Kiệt thường “cãi cọ nhiều hơn vui vẻ, vì ông ấy thích nghe sự thật, thích nghe những ý kiến trái chiều, phản biện. Ông ấy là người hỷ xả, không tư thù, giận hờn hay chấp nê với các ý kiến trái chiều, nghịch nhĩ. Làm một người luôn lắng nghe như ông cũng chẳng sướng ích gì, đôi khi buồn nhiều hơn vui”.
Chuyên gia tài chính Lê Trọng Nhi (thành viên nhóm Thứ Sáu) có nhiều dịp gần gũi, phân tích, cố vấn cho ông Võ Văn Kiệt kể rằng: “Nhiều lúc ông phải “gồng” mình lắng nghe những điều góp ý hoặc phê bình rất khó chịu của giới trí thức. Ông tiếp nhận hết, nhưng ông cũng rất thẳng thắn về những quan điểm của ông và trong vai trò của ông”.
Điều mà ông Nhi nói có thể được nhìn thấy trong một đoạn của lá thư mà ông Kiệt gửi cho nhóm Thứ Sáu: “… Tôi luôn quý trọng tình cảm chân thành, thẳng thắn của anh em. Tôi cũng đánh giá cao những ý kiến đóng góp của anh em về nhiều lĩnh vực trong suốt hơn 15 năm qua, không phải vì tất cả những ý kiến đó đều mới mẻ, đúng đắn, khả thi. Có ý kiến, xét trên quan điểm tổng thể tầm quốc gia, chưa thực sự phù hợp với điều kiện, tình hình nước ta. Có ý kiến cùng gặp nhau với kết quả nghiên cứu, đề xuất của những cơ quan, cá nhân khác. Nhưng tất cả đều xuất phát từ mong mỏi khát khao đưa đất nước vượt lên. Hơn nữa, đều là kết quả của cả một quá trình lao động trí tuệ, công quả, trong khi cuộc sống và công việc thường nhật của mỗi anh em còn không ít khó khăn. Chúc anh em mạnh khỏe, hạnh phúc. Tôi xin thi đua cùng anh em, tiếp tục làm công quả và khuyến khích được nhiều người cùng làm, với tất cả trách nhiệm vì sự nghiệp chung”.
Nhóm Thứ Sáu hình thành từ nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế, thời cuộc, văn hóa sau 1975, với khoảng 25 thành viên thường xuyên, hầu hết là chuyên gia, trí thức và công chức từ thời VNCH. Họ hoạt động trên tinh thần “5 không”: Không điều lệ, không biên chế, không vụ lợi, không chủ quản, không lương.
“Theo thiển ý riêng, ông Võ Văn Kiệt đã làm được nhiều điều vượt trên cả vai trò và trách nhiệm của ông. Ông Kiệt là một nhà lãnh đạo thực dụng với đòi hỏi bức bách của đời sống hàng ngày, nhưng cũng không thiếu cái tố chất lãng mạn và mơ mộng về một Việt Nam hòa hợp và hòa giải mà ông đã nhiều lần tâm tình sâu đậm. Câu nói “có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn” của ông Kiệt là chìa khóa về hòa hợp và hòa giải mà chúng ta còn phải cố gắng để mở ra”, Lê Trọng Nhi nói.
Biểu tượng thống nhất mà Phạm Văn Hạng, Vũ Đại Hải, Nguyễn Văn Tất, Hoài Hương, Trịnh Công Sơn cùng với ông Võ Văn Kiệt lên ý tưởng
Điêu khắc gia Phạm Văn Hạng kể rằng sau năm 1975, chúng tôi mở đợt sáng tác mẫu tượng đài chiến thắng (1976 – 1977) với gần 30 đơn vị, tập thể dự thi, không có cá nhân đứng tên. “Thật may, tượng đài chiến thắng thời đó đến nay vẫn chưa thi công, để còn có thời gian suy ngẫm về hình tượng, chất liệu, nội dung… Bởi nếu đã làm thì cũng sẽ hao hao giống nhau, nào đưa tay lên, súng đạn, cờ xí…, để phục vụ tuyên truyền nhiều hơn. Trong khi chúng tôi đang cần biểu trưng văn hóa mang tính nhân văn nhiều hơn, nên phải tiếp tục nghĩ suy” – Phạm Văn Hạng nói.
Sau 18 năm (1977 – 1995), ông Võ Văn Kiệt mới gặp lại Phạm Văn Hạng để cùng suy ngẫm về tượng đài chiến thắng cho chúng tôi dự kiến đặt trong sân của Dinh Thống Nhất. Phạm Văn Hạng cùng các kiến trúc sư Vũ Đại Hải, Nguyễn Văn Tất, họa sĩ Hoài Hương, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng góp sức suy tư về công trình với ý tưởng “triệu trái tim trong một trái tim”.
Ông Kiệt từng đến nhà Phạm Văn Hạng (quận Gò Vấp chúng tôi đề nghị hoàn thành hồ sơ công trình một cách trang trọng, chi tiết. Trước khi qua đời khoảng 60 ngày, ông Kiệt đã đề nghị Phạm Văn Hạng, kiến trúc sư Nguyễn Văn Tất tìm chuyên gia thủy tinh để giải trình kỹ/mỹ thuật, và vị trí hướng đến là giữa ngã tư Pasteur – Lê Duẩn, chúng tôi Tuy nhiên đến nay thì biểu tượng đó vẫn là ý tưởng được ôm ấp của những người còn lại.
Câu Nói Nào Của Các Cao Thủ Võ Thuật Được Mọi Người Tâm Đắc Nhất?
20 câu nói tâm đắc nhất của huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long
Nhắc đến Lý Tiểu Long là người ta nhắc đến một huyền thoại về võ thuật. Ông cũng chính là người đưa côn nhị khúc lên một tầm cao mới. Lý Tiểu Long có những câu nói “để đời” mà cho đến ngày nay vẫn còn đọng lại rất nhiều ý nghĩa.
1.”Biết thôi chưa đủ, mà phải vận dụng; hy vọng thôi cũng chưa đủ, mà cần phải hành động”.
2. “Đừng đổ thừa hoàn cảnh, hãy tự bạn tạo cơ hội cho chính mình”.
3.” Sai lầm luôn được tha thứ, nếu bạn có can đảm để thừa nhận chúng. Thậm chí khi sai lầm cũng có nghĩa là bạn đang cố gắng”.
4.” Những chiến binh thành công lại là những người đàn ông có thân hình trung bình nhưng lại có sự tập trung cực cao”
5.”Tôi không sợ người luyện tập 10.000 cú đá chỉ một lần mà chỉ sợ người thực hành 1 cú đá 10.000 lần”.
6.”Hãy sống một cuộc sống đáng nhớ, đó chính là chìa khóa đầu tiên dẫn đến sự bất tử”.
7. “Đừng sợ thất bại. Không phải thất bại mà chính việc đặt ra mục tiêu thấp là sai lầm. Khi những nỗ lực là phi thường thì ngay cả thất bại cũng vẻ vang”.
8.” Cuộc sống có ý nghĩa khi bạn sống cho người khác”.
9. “Hãy luôn là chính mình, hãy thể hiện mình, và tin tưởng vào chính mình, đừng hướng ngoại và tìm người có tính cách thành công và bắt chước họ”.
10. “Sự đơn giản là cốt lõi của xuất chúng”.
11. Một người thông thái có thể học từ một câu hỏi ngu ngốc hơn là một người ngu ngốc có thể học được từ một câu trả lời thông thái”
12. Thất bại chỉ là một trạng thái của tâm trí. Không ai thất bại cho đến khi họ thực sự chấp nhận điều đó.
13. Kiến thức sẽ cho bạn quyền lực, nhưng tính cách sẽ cho bạn sự tôn trọng
14. Nếu bạn dành quá nhiều thời gian suy nghĩ về một điều, bạn sẽ không bao giờ làm được nó.
15. Tuân theo nguyên tắc nhưng không để quy tắc ràng buộc
16. Để biết mình là ai, hãy xem mình hành động thế nào với người khác
17. Hiểu biết không đủ, ta phải áp dụng. Ước muốn cũng chưa đủ, ta phải hành động.
18. Nên nhớ rằng những cây cứng nhất lại dễ bị nứt nhất trong khi tre hay nứa lại có thể uốn cong theo chiều gió
19. Tình yêu giống như tình bạn được bén lửa. Ban đầu một ngọn lửa rất đẹp, nóng và mãnh liệt, nhưng vẫn chỉ có ánh sáng và nhấp nháy. Khi tình yêu lớn hơn, trái tim sẽ trưởng thành và tình yêu trở nên giống như một viên than, cháy âm ỉ và không thể tắt.
20. Bạn thì cứ ngồi đó mà chờ đợi, còn tôi, tôi sẽ trở thành ngôi sao võ thuật Trung Quốc
8 câu nói hay còn mãi với thời gian của các võ sĩ MMA
“Đối với tôi chiến đấu như là một cách để tìm ra con người thật của mình mà từ đó tôi có thể trở nên tốt hơn so với chính bản thân trong quá khứ” – Eddie Alvarez
“Đừng nghĩ đến kết quả. Nghĩ đến kết quả sẽ chỉ làm bạn cảm thấy lo lắng. Tôi chỉ cần tận hưởng khoảnh khắc ấy và điều gì đến sẽ đến. Nếu tôi chỉ tập trung thi đấu thì tôi biết rằng mình sẽ làm tốt nhất có thể. Đừng quan tâm bạn thắng hay thua” – Luke Rockhold
Thất bại là một lựa chọn – lựa chọn đó luôn sẵn sàng cho bất cứ thời điểm nào. Thế nhưng nó vẫn chỉ là một lựa chọn. Bạn vẫn có thể chọn thất bại hay thành công. – Chael Sonnen
“Tôi chẳng phải là người giỏi nhất. Tôi chỉ tin tưởng bản thân mình sẽ làm được những điều mà người khác cho là bất khả thi” – Anderson Silva
“Vấp ngã bảy lần, hãy đứng dậy tám lần. Điều này mở rộng cho mọi vấn đề, tuy nhiên bạn chỉ có thể học tập từ thất bại một vài lần thôi”.– Georges St-Pierre
Đây là sự khác biệt giữa một đấu sĩ và một nhà võ thuật. Một đấu sĩ luyện tập để thi đấu. Còn tôi là nhà võ thuật. Tôi không tập để đấu. Tôi tập vì chính tôi. Tôi tập mọi lúc có thể. Mục đích của tôi là trở nên hoàn hào, dù tôi biết rằng tôi không bao giờ có thể với đến được điều đó. – Georges St-Pierre
Võ thuật là phương tiện để phát huy tiềm năng con người – Joe Rogan
Tôi ghét từng phút giây tôi luyện tập, nhưng tôi đã tự nhủ: “Đừng bỏ cuộc. Chịu đựng nó và ta sẽ sống cả phần đời còn lại như một nhà vô địch” – Huyền thoại quyền Anh Muhammad Ali
Những câu nói hay trong bộ phim võ thuật
Điển hình như bộ phim Diệp Vấn do Chung Tử Đan đóng chính. Đây là một bộ phim nói về cuộc đời của một cao thủ võ thuật Trung Quốc có tên Diệp Vấn. Ông đã dành cả cuộc đời để theo đuổi sự nghiệp võ thuật. Ông chính là người có công trong việc truyền bá phải Vịnh Xuân ra khắp thế giới . Ông cũng chính là sư phụ của huyền thoại võ thuật nổi tiếng mang tên Lý Tiểu Long.
Địa vị con người có thể phân cao thấp nhưng nhân cách con người không nên có sự phân biệt giàu nghèo
Thế giới này không phải của người có tiền, cũng không phải của người có quyền. Thế giới này thuộc về những người có tâm
Đến cuối cùng, điều quan trọng nhất vẫn là người bên cạnh mình
Để trở nên một chiến binh vượt trội trong chiến tranh, trước tiên hãy tự tìm thấy sự yên bình trong tâm hồn. (Trích lời nhân vật Blind Master – phim chúng tôi Retaliation)
Học đứng trước rồi hẵng học bay. Đó là luật của tự nhiên, không phải của riêng ta. (Trích phim Karate Kid 1984)
Kỹ thuật là cái bẫy, phong cách làm lao tù – Hoàng Trạch Dân
Đây không phải là trò chơi, cũng không phải là tín ngưỡng. Đây là chuyện ai sẽ sống và sẽ chết.
Chúng ta không luyện tập để đi thi Olympic, chúng ta luyện tập để thực chiến đường phố
Kỹ thuật của anh rất tuyệt vời, nhưng có một giới hạn, chính anh – Hoàng Trạch Dân nói với Lý Tiểu Long
Trên cuộc chiến đường phố, đừng bao giờ đặt cược chống lại kẻ đến từ thành phố
Những Câu Nói Bất Hủ Của “Anh Cả” Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
“Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó”. Câu nói đủ để thấy ngọn lửa sống và tình yêu nước trong con người Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn cháy rực trong bất kì hoàn cảnh nào. Nhìn lại lịch sử, dường như những câu nói bất hủ của Đại tướng luôn gắn với sinh mệnh dân tộc Việt Nam. Nhung cau noi hay xin tổng hợp lại những câu nói của người làm nên lịch sử việt nam cùng những dấu mốc chói lọi trong cuộc đời người – đại tướng võ nguyên giáp
“Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó”
Thế giới biết đến ông – đại tướng Võ Nguyên Giáp từ một trí thức yêu nước, một thầy giáo dạy sử trở thành vị đại tướng Tổng tư lệnh của một quân đội đã đánh thắng những đạo quân lừng danh trên thế giới.
Con đường đi tới thành công của ông cũng gắn với những tuyên ngôn bất hủ không chỉ trong lúc điều binh, khiển tướng mà ngay cả khi ông đã về với đời thường, con người ông vẫn toát lên trách nhiệm đó.
Ngày vị lão tướng cận kề tuổi 100, khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng các thành viên Chính phủ đến chúc thọ mong đại tướng giữ gìn sức khỏe, trí tuệ minh mẫn, trường thọ để tiếp tục có những ý kiến đóng góp quý giá cho Đảng và nhà nước.
Khi đó Thủ tướng nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi gắn liền với tên tuổi đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đảng và nhà nước mãi ghi nhớ công lao đóng góp to lớn này cho sự nghiệp phát triển của dân tộc”.Đáp lại lời chúc, đại tướng Võ Nguyên Giáp vui vẻ nói: “Tôi sống ngày nào cũng là vì đất nước ngày đó. Mong Đảng, Chính phủ luôn ghi nhớ công lao của những chiến sĩ cách mạng. Có được đất nước như ngày hôm nay cũng là nhờ xương máu hy sinh của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa”.Minh chứng ngay cho điều này, vị tướng già lần lượt bắt tay từng thành viên Chính phủ và dặn dò: “Rất mong các đồng chí lưu tâm đến chuyện khai thác bô-xít Tây Nguyên. Đây là địa điểm chiến lược quan trọng của đất nước, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng an ninh không chỉ với Việt Nam mà cả với Đông Dương”. Đại tướng cũng bày tỏ quan ngại về việc lao động nước ngoài vào theo các dự án này.
“Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa…”
Năm 1959, được sự đồng ý của Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập Đoàn 559- mở đường mòn dọc dãy Trường Sơn tiếp viện chiến trường miền Nam và cũng nhờ tuyến đường này mà phong trào chiến tranh du kích ở miền Nam phát triển mạnh mẽ. Sau 4 năm Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Sau chiến dịch Tết Mậu Thân -1968, chiến dịch Đường 9-Nam Lào, chiến dịch Trị-Thiên Tây Nguyên và tiếp đến làchiến dịch Mùa xuân đại thắng.
Với tài thao lược uyên bác, mùa xuân năm 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phê duyệt đề xuất lấy Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, “điểm huyệt” vào hệ thống phòng ngự của quân đội Sài Gòn tại Buôn Ma Thuột, sau đó gấp rút giải phóng Đà Nẵng và chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất mở chiến dịch Hồ Chí Minh, trong đó cử Đại tướng Văn Tiến Dũng là tư lệnh chỉ huy 5 cánh quân, với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến về giải phóng Sài Gòn.
Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước”.
“Mỹ thua ở Việt Nam vì Mỹ không hiểu người Việt Nam”
Sau khi chiến tranh kết thúc, với mục đích tìm kiếm câu trả lời để lý giải cho những thất bại thảm hại của mình, McNamara đã hai lần tới Việt Nam hội kiến với người trước đây từng là kẻ thù của ông ta ở bên kia chiến tuyến: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ngày 23/6/1997, trong cuộc gặp gỡ lịch sử lần thứ hai (lần thứ nhất năm 1995) và cũng là lần cuối cùng này, McNamara dành phần lớn thời gian để các thành viên phái đoàn Mỹ đặt câu hỏi và trình bày quan điểm. Thế nhưng, trong suốt cuộc nói chuyện ông ta luôn tỏ ra sốt sắng và thường cắt ngang lời Đại tướng, phần vì thời gian gấp rút, phần vì còn có những quan điểm bất đồng.
Trái ngược lại, với thái độ rất lịch sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã điềm tĩnh giải thích cho phía Mỹ thấy được lý do tại sao họ thất bại ở Việt Nam. Ông nói: “Mỹ xâm lược Việt Nam là một sai lầm. Mỹ thua là do không hiểu được Việt Nam”.
Đại tướng lý giải rằng Việt Nam là một dân tộc có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm hàng ngàn năm nhưng rất mong muốn hòa bình. Phía Mỹ đã đánh lỡ nhiều cơ hội để kết thúc chiến tranh còn Việt Nam thì không bỏ qua bất cứ cơ hội nào.
Trước những lập luận rất sắc sảo của Đại tướng, không giữ được sự kiên nhẫn, cuối cùng McNamara phải thốt lên: “Thế là ngài lại thắng về thời gian rồi”. Đại tướng đáp lại: “Các ngài thua vì chưa hiểu, muốn hiểu nên lắng nghe”.
Với Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Giải phóng dân tộc là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mỗi người Việt Nam yêu nước, của toàn thể dân tộc Việt Nam.
“Nhân dân chúng tôi quyết tâm chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam và thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc”, Đại tướng nói.
Còn khi nói về quân sự ông cũng thật bình dị: “Nghệ thuật quân sự của chúng tôi, là lấy tinh thần chế ngự vật chất, lấy yếu chế ngự mạnh, lấy thô sơ chế ngự hiện đại. Chúng tôi đánh bại quân đội đế quốc hiện đại bằng tinh thần yêu nước của nhân dân cùng với chủ nghĩa anh hùng Cách mạng.”
“Từ lo sợ không có trong tư duy quân sự Việt Nam”
Trước đó, vào ngày 9/11/1995, tại nhà khách Bộ Quốc phòng (phố Phạm Ngũ Lão, Hà Nội), Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Robert McNamara (cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ) gặp nhau.
Khi phía Mỹ đưa ra câu hỏi: “Những hành động quân sự nào của Mỹ làm tướng Giáp lo sợ nhất và vào những thời điểm nào?”.
Đại tướng cười và vui vẻ nói: “Chúng tôi trả lời là từ “lo sợ” không có trong tư duy quân sự của chúng tôi, bởi vì với chúng tôi, không có gì quý hơn độc lập tự do, chúng tôi quyết đánh Mỹ và chúng tôi luôn tin tưởng là sẽ thắng”.
Phía Mỹ đưa ra câu hỏi: “Nhìn lại quá khứ, tướng Giáp đánh giá thế nào về thành công và thất bại của Tổng tiến công Mậu Thân?”. Đại tướng nói rằng: “Sức mạnh của Mỹ tuy lớn nhưng có những hạn chế cơ bản. Ví như kỵ binh bay mạnh ở chỗ cơ động nhưng đối với chúng tôi thì cơ động nhất là lực lượng tại chỗ, quân Mỹ đến đâu thì đã có lực lượng của chúng tôi ở chỗ đó”.
“Còn về Tổng tiến công Mậu Thân, mục đích chúng tôi là làm sao cho Mỹ rút. Về cách đánh mà nói thì đợt một là thắng lợi lớn, những đợt sau nếu theo ý kiến của Trung ương chuyển nhanh về nông thôn thì thắng to, nên vì vậy có tổn thất. Chiến tranh nhìn chung là chiến lược tổng hợp. Mục tiêu của chúng tôi là Mỹ phải chấm dứt leo thang, ngồi lại đàm phán. Như thế chúng tôi đã đạt được buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris.
Chỉ có điều chúng tôi không dự kiến đầy đủ là Nixon lật lọng sẽ ký rồi lại ném bom B52… Nhưng cuối cùng chúng tôi vẫn bảo vệ được nền độc lập và thống nhất Tổ quốc của một nước nhỏ, dù kinh tế còn lạc hậu nhưng đã đánh thắng hai đế quốc to. Đó là thắng lợi của ai? Của nhân dân Việt Nam đồng thời cũng là của các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có những người Mỹ chống lại chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam”.
“Quân đội Nhân dân Việt Nam ở cả miền Bắc và miền Nam, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói là một quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng, có tinh thần quyết chiến rất cao, thông minh và sáng tạo. Còn vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bình dị nhận định.
Trong số ra ngày 9/2/1968, tạp chí Time của Mỹ đã đăng bài viết dài, kèm theo bức ảnh vẽ trang bìa chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp với bài viết với tít lớn nổi bật, nguyên văn tiếng Anh North VietNam: The Red Napoleon.
Tác giả bài viết đã dành một lượng lớn thông tin nói về Tướng Võ Nguyên Giáp, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà quân sự kiệt suất kèm theo câu nói nổi tiếng của ông những năm chiến tranh: “Skike to win, Skike Only when Success is Certain, if it is not, then dont’ strike”. (Tạm dịch: Đánh là thắng, chỉ đánh khi chắc thắng, nếu không thắng thì không đánh).
Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội. Năm 1948, ở tuổi 37, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm đại tướng và trở thành đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh, đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc tại chiến khu Việt Bắc năm 1949. Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950). Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng (1950). Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở Chiến dịch Thượng Lào 1953, tạo bước ngoặt quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Lào đi đến thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trung tướng Song Hào, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam quan sát Đại đội 6, Trung đoàn 233, Đoàn Cao xạ Đống Đa huấn luyện (Tết Mậu Thân 1968). Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh miền Nam và Tư lệnh trưởng Bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên bàn kế hoạch tác chiến, chuẩn bị chiến dịch Đường 9 – Nam Lào tại một cánh rừng Trường Sơn năm 1971. Đại tướng duyệt phương án đánh B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không – Không quân. Trong chuyến kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch phá thủy lôi năm 1973, đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn vùng biển, hải đảo của tổ quốc”. Đại tướng nghiên cứu bản đồ tuyến vận tải chiến lược của bộ đội Trường Sơn trên đường đi thăm đoàn 559 (tháng 3/1973). Trong bức điện mật ngày 7/4/1975 gửi các đoàn quân đang tiến về Sài Gòn, đại tướng viết: “…Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa…”. Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Năm 2010, cán bộ và nhân dân làng Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) tặng đại tướng bài thơ: “Đại tướng anh hùng dễ mấy ai/ Đức độ, anh, uy, trí, dũng, tài/ Thắng hai đế quốc, bách niên thọ/ Hoàn cầu có một, không có hai”.
Cùng Danh Mục :
Liên Quan Khác
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tầm Nhìn Và Nhân Tâm Của Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!