Cập nhật nội dung chi tiết về Tâm Huyết Của Bác Hồ Với Giáo Dục Nước Nhà mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tâm huyết của Bác Hồ với giáo dục nước nhà
Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng và cuộc đời đấu tranh vĩ đại của mình, Người luôn coi “con người” là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định của sự nghiệp cách mạng. “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” – Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mượn câu nói trên để chỉ ra tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục. Qua những bức thư Bác gửi giáo viên, học sinh, lời dạy của Bác đã thấm sâu vào lớp lớp thế hệ trẻ; là nguồn cổ vũ, gửi gắm trọn niềm tin của Người vào thế hệ trẻ. Những bức thư Bác viết đã trở thành chân lý của thời đại.
Trong thư gửi cho các học sinh vào tháng 9/1945: “Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. (Ảnh tư liệu)
Thư Bác gửi giáo viên, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng vào ngày 31/10/1955: “Trong năm học vừa qua, từ khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, các thầy giáo và cán bộ đã cố gắng nhiều. Các cháu học trò đã có những tiến bộ khá. Nhà trường đông đúc vui vẻ. Đó là một thành tích đáng mừng. Nhưng đó mới là bước đầu”. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ, giáo viên, học sinh miền núi tại Hà Nội, tháng 11 năm 1955. (Ảnh tư liệu)
“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”. Trong ảnh: Đại biểu học sinh Trường trung học Trưng Vương, Hà Nội đến chúc thọ Hồ Chủ tịch năm 1956. (Ảnh tư liệu)
“Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc của để giành độc lập cho nước nhà”. Trong ảnh: Bác Hồ thǎm đại biểu giáo viên toàn miền Bắc năm 1958. ( Ảnh tư liệu)
“Trước hết phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại, như: Thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân; học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ. Và cần xây dựng tư tưởng: dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Nhà trường phải gắn liền với thực tế của nước nhà, với đời sống của nhân dân. Thầy giáo và học trò, tùy hoàn cảnh và khả năng, cần tham gia những công tác xã hội, ích nước lợi dân”. Trong ảnh: Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với các cháu thiếu nhi xã Tam Sơn, Tiên Sơn, Hà Bắc năm 1967(Ảnh tư liệu)
“Thứ hai, dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tuởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng vǎn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật”. Trong ảnh: Bác Hồ thăm lớp học vỡ lòng, phố Hàng Than, khu Trúc Bạch, Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1958. (Ảnh tư liệu)
“Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó. Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chǎm sóc nhà trường về mọi mặt, đưa sự nghiệp giáo dục của nước ta lên những bước phát triển mới”. Từ bức thư đầu tiên (9/1945) cho tới bức thư cuối cùng (10/1968), những lời của Bác đã trở thành di sản vô giá, là báu vật thiêng liêng của dân tộc ta, đất nước ta nói chung và của ngành Giáo dục nói riêng. Mỗi lời nói đó đã khơi dậy lòng yêu nghề, niềm tự hào đối với nghề, tinh thần trách nhiệm của các thầy giáo, cô giáo, công nhân viên mà còn khơi dậy ý thức học tập của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay và mãi mãi về sau. Trong ảnh: Bác Hồ trò chuyện với học sinh Trường Thiếu nhi rẻo cao Khu tự trị Việt Bắc,1960 (Ảnh tư liệu).
“Thứ ba, các cô các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tǎng cường bảo đảm sức khỏe và an toàn.” “Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”. Trong ảnh: Người nói chuyện với các học viên trường Nghệ thuật sân khấu Trung ương năm 1961. (Ảnh tư liệu)
Bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành Giáo dục vào ngày 15/10/1968, Bác viết: “Thứ nhất, thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tǎng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho, luôn luôn cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng”. Trong ảnh: Thầy cô giáo và các em học sinh Trường trung học Giao thông vận tải Thủy – Bộ vui mừng chào đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm năm 1961. (Ảnh tư liệu)./.
Hoa Lê
(Tổng hợp từ nguồn Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG)
Thanh Huyền (st)
Tấm Lòng Của Bác Hồ Với Phụ Nữ Việt Nam
Tuổi trẻ Tỉnh Hà Tĩnh xung kích, năng động, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Người khẳng định: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”, làm cách mạng mà không giải phóng phụ nữ thì mới giải phóng một nửa thế giới và chỉ làm cách mạng giải phóng dân tộc để có độc lập dân tộc thì phụ nữ mới được giải phóng.
Khi đất nước đắm chìm trong đêm trường nô lệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, chú ý đến người phụ nữ. Bởi phụ nữ là lớp người khổ nhất trong những “người cùng khổ”. Họ không những phải chịu đựng nỗi đau của một người dân mất nước, bị tước đoạt hết các quyền tự do, dân chủ mà còn bị ngược đãi, chà đạp lên cả phẩm giá con người. Người căm ghét bọn thống trị đã “đối xử một cách hết sức bỉ ổi với người phụ nữ, xúc phạm tới phong hóa, trinh tiết và đời sống của họ”.
Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bản chất của thực dân Pháp đó là chế độ “ăn cướp và giết người”, “hãm hiếp đàn bà và trẻ nhỏ”. Người đã tố cáo những hành động phi nhân tính của bọn thực dân xâm lược đối với phụ nữ: “Một người Âu mắng phụ nữ An Nam là con đĩ, con bú dù là một việc thông thường. Ngay giữa chợ Bến Thành ở Sài Gòn… bọn gác chợ người Âu cũng không ngần ngại dùng roi gân bò, dùi cui đánh người phụ nữ bản xứ bắt họ tránh không làm nghẽn lối đi”
Xuất phát từ lòng nhân ái bao la và sự đồng cảm sâu sắc với nỗi đau khổ tột cùng mà người phụ nữ phải gánh chịu dưới chế độ thực dân, phong kiến nên Hồ Chí Minh luôn đặt ra yêu cầu bức thiết phải giải phóng “nửa thế giới” khỏi “xiềng xích nô lệ”. Người xác định: “Phụ nữ chiếm một nửa tổng số nhân dân. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ”.
Đây chính là một trong những động lực giúp Người vượt qua mọi khó khăn, thử thách để cùng với toàn Đảng và toàn dân ta lật đổ chế độ thuộc địa nửa phong kiến, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm thực hiện “nam nữ bình quyền”.
Đại biểu phụ nữ các dân tộc tỉnh Hà Giang về thăm Hà Nội vui mừng được gặp Bác Hồ 25/11/1965.
Ngay trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào ngày mồng 6 tháng 01 năm 1946, Người vui sướng nhận ra rằng “Phụ nữ là tầng lớp đi bỏ phiếu hăng hái nhất”. Sau khi đã trở thành Chủ tịch nước, mặc dầu bận trăm công ngàn việc nhưng Bác vẫn luôn giành cho các thế hệ phụ nữ Việt Nam sự quan tâm, yêu thương, tôn trọng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao vị trí, vai trò của người phụ nữ đối với tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong diễn ca “Lịch sử nước ta”, Người đã khẳng định:”Phụ nữ ta chẳng tầm thường. Ðánh Ðông, dẹp Bắc làm gương để đời”. Vì vậy, Người luôn tự hào: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng… Phụ nữ Việt Nam là phụ nữ anh hùng”. Nhân kỷ niệm ngày khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Quốc tế phụ nữ (8/3/1952), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên, khen ngợi chị em phụ nữ. Cuối bức thư Người khẳng định: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.
Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định phụ nữ là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng.
Bác Hồ với đại biểu dự Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ III, tháng 3/1961.
Tại Lễ kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1966), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc đến truyền thống yêu nước đầy tự hào của người Phụ nữ Việt Nam: “Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước, cứu dân, cho đến ngày hôm nay mỗi khi nước nhà gặp nguy nan, thì phụ nữ ta hăng hái đứng lên, góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.Do đó ta có câu tục ngữ rất hùng hồn: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”.
Người đã thấu hiểu được sự vất vả, hy sinh thầm lặng của phụ nữ Việt Nam trong điều kiện chiến tranh ác liệt. Không những tham gia kháng chiến mà họ còn phải cáng đáng việc nhà để chồng con yên tâm đi đánh giặc. Ruộng nương, vườn tược, nhà cửa, chăm sóc nuôi dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ… đều đổ dồn lên đôi vai gầy yếu của các chị, các mẹ. Do đó nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam, Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước ta. Ghi nhận những cống hiến to lớn của chị em trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thần thánh của dân tộc, Bác đã trao tặng cho phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng cao quý: “Anh hùng – Bất khuất- Trung hậu – Đảm đang”.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Người nhận thấy rằng phụ nữ có nhiều khả năng làm lãnh đạo, có nhiều phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo ở từ cơ sở đến trung ương, nhiều người rất giỏi, ưu điểm của cán bộ nữ là “ít mắc tệ tham ô, lãng phí, không hay chè chén, ít hống hách, mệnh lệnh như một số cán bộ nam”. Vì vậy Đảng, Chính phủ và các cấp, các ngành phải đặc biệt chú ý, cất nhắc phụ nữ vào đúng những vị trí, chức vụ phù hợp với khả năng để chị em có điều kiện phát huy năng lực của mình.
Người đã thẳng thắn phê bình một số cán bộ của Đảng chưa đánh giá đúng về vai trò, vị trí của phụ nữ và xem đây như một “căn bệnh hết sức nguy hiểm”, là một tàn dư tồi tệ nhất của chế độ cũ nên Người yêu cầu phải kịp thời sữa chữa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng hoa phong lan cho ba đại biểu nữ dân quân Quảng Bình và Vĩnh Linh, năm 1968.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thường xuyên động viên, nhắc nhở chị em phải cố gắng vươn lên để “tự giải phóng mình” chứ không được trông chờ vào Đảng và Chính phủ. Một lần, tới một hội nghị, thấy phụ nữ ngồi hết ở dãy ghế cuối. Bác nói: Ngay việc ngồi cũng không bình đẳng. Phụ nữ muốn được bình đẳng không phải đợi Đảng và Chính phủ hay nam giới mời lên ngồi mới ngồi mà phải tự đấu tranh, phấn đấu giành lấy. Muốn vậy, bản thân phụ nữ phải chủ động quyết tâm, khắc phục, khó khăn, tự tin, tự lực, tự cường, không nên tự ti. Phải gắng học tập chính trị, học tập văn hóa kỹ thuật; nâng cao tinh thần yêu nước và giác ngộ xã hội chủ nghĩa; hăng hái thi đua thực hiện “Cần kiệm xây dựng Tổ quốc, cần kiệm xây dựng gia đình” để xứng đáng là người làm chủ nước nhà.
Người đã dành trọn vẹn cả cuộc đời mình cho dân, cho nước. Trước khi “vĩnh biệt ánh mặt trời” để về với Mác – Lê nin, Bác đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta một bản Di chúc lịch sử. Trong đó Người không quên nhắc tới phụ nữ Việt Nam: “… Ðảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Ðó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hỏi chị em dân công lao động đào mương chống hạn ở Từ Liêm, Hà Nội, ngày 16/12/1958.
Trong một lần trả lời phỏng vấn Đài phát thanh BBC (Anh) nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã nói: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng con đường giải phóng phụ nữ tại Việt Nam. Người đã thức tỉnh phụ nữ tham gia giải phóng dân tộc, nhân loại và từ đó giải phóng chính mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của người phụ nữ Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai.
Người xác định rõ, bất bình đẳng nam nữ không đơn thuần là bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng lạc hậu mà chủ yếu là do chế độ kinh tế xã hội. Hồ Chí Minh là lãnh tụ Việt Nam đầu tiêu kêu gọi “Thực hiện nam nữ bình quyền”, coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một mục tiêu của cách mạng.
Trong di chúc, Bác viết “Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, phụ nữ vô cùng đảm đang, đã đóng góp rất nhiều trong chiến đấu và sản xuất. Đảng, Chính phủ cần có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ, phụ trách nhiều công việc kể cả lãnh đạo. Phụ nữ phải phấn đấu vươn lên, đây thực sự là một cuộc cách mạng”.
Sự quan tâm của Bác Hồ với phụ nữ Việt Nam thật nhân ái bao la. Bác từng viết: “Ông Các Mác nói rằng: Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi (Đường Kách Mệnh).
Chủ tịch Hồ Chí Minh trao huy hiệu cho đại biểu có nhiều thành tích tại Đại hội Những người xuất sắc trong phong trào Ba đảm đang của phụ nữ Thủ đô ngày 2-12-1965.
Trong lần nói chuyện với đại biểu nhân dân Nghệ An dịp về thăm quê ngày 14-6-1957, khi nói đến những thành tích của tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp, Bác nhấn mạnh đến vai trò của chị em phụ nữ, Bác nói: “Tôi muốn nêu một công trạng của chị em phụ nữ tỉnh ta. Đó là phong trào chăn nuôi gia súc”. Bác khen: Phụ nữ Anh Sơn, Nghi Lộc phong trào nổi trội hơn và Bác căn dặn phụ nữ Anh Sơn, Nghi Lộc phải cố gắng hơn nữa, để có kết quả cao hơn, để làm mẫu, làm gương cho chị em khác cùng thi đua. Còn chị em các huyện khác phải thi đua cho kịp với chị em Anh Sơn, Nghi Lộc…
Tiếp đó, Bác biểu dương chị Trương Thị Tâm ở Nghĩa Đàn một mình nuôi 300 con gà, 4 con lợn, chị còn làm ruộng, tham gia công tác xã hội, làm tổ trưởng phụ nữ. Bác nói “Đây là một phụ nữ anh hùng… Anh hùng không phải “Đông chinh Tây phạt”, hoặc cứ làm cái gì kỳ khôi xuất chúng. Nuôi được nhiều lợn, nhiều gà, tăng gia sản xuất, tiết kiệm, tham gia công tác xã hội tốt, như thế là anh hùng, như thế là chiến sĩ”… “Các chị em ở đây cứ cố gắng thì ai cũng có thể làm anh hùng, chiến sĩ”. Những lời căn dặn của Bác thật cụ thể, nhẹ nhàng mà vô cùng sâu sắc. Làm theo lời Bác để trở thành anh hùng, chiến sĩ không phải chuyện gì quá xa xôi. Mỗi chị em chúng ta hãy làm tốt những việc giản dị, bình thường hàng ngày trong gia đình, thôn xóm, bản làng, cơ quan, đơn vị.
Ngày 9/12/1962, Bác đến thăm nhà máy Cơ khí Vinh. Nói về những sáng kiến trong cải tiến sản xuất của công nhân nhà máy, Bác hỏi “thế thì các cháu trai có sáng kiến nhiều hơn hay các cháu gái có sáng kiến nhiều hơn?”. Được biết các cháu trai có nhiều sáng kiến hơn, Bác nhẹ nhàng động viên “Các cháu gái phải cố gắng”.
Bác Hồ về thăm quê Kim Liên, Nghệ An năm 1961.
Trong những năm qua, không phụ lòng tin yêu và sự kỳ vọng của Bác, chị em phụ nữ cả nước nói chung và phụ nữ Nghệ An nói riêng đã ra sức học tập, rèn luyện, vươn lên khẳng định vai trò và vị thế của mình trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta cũng luôn tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ, thông qua các chủ trương, chính sách về phụ nữ, về bình đẳng giới nhằm phát huy vai trò của phụ nữ. Không chỉ là những người vợ, người mẹ đảm đang trong gia đình, nhiều phụ nữ đã đạt được những thành tích nổi bật, được xã hội ghi nhận trong nhiều lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ…
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của chị em phụ nữ cả nước, công tác phụ nữ trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng và phát triển đất nước. Ðể phong trào phụ nữ tiếp tục phát triển, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các cấp ủy đảng, chính quyền, các bộ, ban, ngành và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần phối hợp, tạo điều kiện để phụ nữ có cơ hội cống hiến nhiều hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiếp tục phát huy truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong thời kỳ mới, xứng đáng với tám chữ vàng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tặng phụ nữ Việt Nam.
Phân Tích Câu Nói Của Bác Hồ, Chữ Tài Và Đức Trong Câu Nói Của Bác Hồ
Phân tích câu nói của Bác Hồ
2238 lượt xem
Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Bác Hồ có dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Bạn hiểu thế nào về lời dạy trên?
Một hôm, tôi đã có duyên được gặp một người thầy tên là Lương Phúc Bình, thầy đã gần 70 tuổi, trước đây thời trai trẻ là sinh viên học trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, là sư phụ dạy võ của thầy tôi. Trong bữa ăn đã được sư phụ phân tích câu nói của Bác Hồ.
Thầy Lương Phúc Bình nói, cháu à câu nói của Bác Hồ ẩn ý rất sâu sắc mà những người bình thường chỉ hiểu một phần nghĩa nhỏ của nó, trong khi nội hàm của nó sẽ chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc lắm.
– TÀI ở đây là trình độ, tài năng, giỏi giang, có những kỹ năng giỏi để tổ chức có thể sử dụng, để dùng được cho một mục đích, một lý tưởng. VÍ dụ: Giỏi võ, bắn súng hai tay như một, như ông Tạ Đình Đề đã được CIA đào tạo thành sát thủ chuyên đi ám sát. Giai thoại này đã được chính ông TS. Dương Thanh Biểu – Nguyên phó viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao viết trên một tờ báo với nội dung sau.
* TS. Dương Thanh Biểu – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có viết một bài như sau về con Người Tạ Đình Đề với đoạn như sau:
Con người huyền thoại.
Cuộc đời có những khúc quanh kỳ lạ. Đối với tôi, ông Tạ Đình Đề là một thần tượng, một người anh hùng đã in sâu vào tâm trí thời trẻ của tôi. Có thể nói tên tuổi và con người ông Tạ Đình Đề từ lâu đã là huyền thoại, hầu như ít nhiều ai cũng từng một lần nghe kể. Nhưng hấp dẫn và thú vị nhất có lẽ là chuyện ông được kẻ địch cử đi ám sát Bác Hồ nhưng được Bác cảm hóa rồi trở thành cận vệ cho Bác.
Chuyện kể rằng hôm ấy, Bác đã ngồi vào bàn ăn cơm nhưng chưa dùng vội mà quay sang nói với đồng chí bảo vệ thật to rằng cho Bác xin thêm đôi đũa và cái bát (chén) vì hôm nay Bác có khách. Dù ngạc nhiên nhưng đồng chí bảo vệ vẫn mang bát đũa ra đặt lên bàn, đoạn hỏi: “Thưa Bác, sao khách vẫn chưa đến à?”. Bác điềm nhiên trả lời: “Vị khách đã đến lâu rồi nhưng các chú không biết để tiếp đón đấy thôi”. Rồi Bác hướng mắt về phía buồng ngủ nói to: “Xin mời chú Tạ Đình Đề xuống xơi cơm với Bác!”…
Bỗng nhanh như chớp, một người từ tầng hai nhảy xuống đất, lách nhanh vào phòng ăn và đứng ngay trước mặt Bác. Các chiến sĩ bảo vệ thủ thế, sẵn sàng đối phó để bảo vệ Bác nhưng Bác khoát tay rồi mỉm cười thân thiện với vị khách đặc biệt: “Trông chú dạo này già dặn hơn trước nhiều song có phần gầy và đen hơn lúc mới ra trường. Chắc chú vất vả lắm?”… Nhìn ánh mắt nhân từ, bao dung của Bác, vị khách lễ phép đáp: “Thưa Bác, trước hết cháu xin bày tỏ lòng khâm phục của cháu đối với Bác… Cháu xin hứa chấm dứt công việc của địch giao cho và xin phục tùng dưới sự điều hành, sai bảo của Bác”.
Từ đó, ông Tạ Đình Đề trở thành người cận vệ trung thành của Bác – một trường hợp đổi vai kỳ diệu trong lịch sử nước ta.
– ĐỨC ở đây chúng ta thường hiểu là ĐẠO ĐỨC, người có đạo đức là người tốt. Ý câu nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Chúng ta thường hiểu là người có TÀI mà là người không có đạo đức (là người tốt) thì cũng là người vô dụng. Vô dụng có nghĩa là không được giao phó, được phân công các công việc của tổ chức đang cần.
Nhưng thực chất nếu có Tài năng, có đạo đức là người tốt mà tổ chức giao phó thì cũng khó mà làm được, vì họ chỉ có đạo đức, chỉ tốt thôi vẫn chưa đủ sức mạnh để vượt qua những khó khăn thử thách, đôi khi phải hy sinh tính mạng của bản thân. Vì khi đó họ vẫn chưa đủ niềm tin hay niềm tin chưa đủ lớn vào tổ chức đó. Dẫn đến nếu công việc mà có giao phó cho họ cũng không hoàn thành được, khó hoàn thành, và hoàn thành tốt được vì họ thiếu một cái ĐỨC đó chính là ĐỨC TIN. Có ĐỨC TIN thì họ có thể bỏ tất cả để theo tổ chức, có thể tử vì ĐẠO, có thể hy sinh mọi thứ, để hy vọng giành được những điều chưa bao giờ họ nhìn thấy, họ chỉ cần có mỗi ĐỨC TIN là trên hết.
Có thể lấy một ví dụ cụ thể, những kẻ hồi giáo cực đoan sẵn sàng cướp máy nay để đâm vào toà tháp đôi (Trung tâm thương mại thế giới) vào ngày 11/9/2001, thì tại sao chúng lại làm được vì chúng có tài năng về võ thuật, kỹ thuật điều khiển máy bay, gan dạ, sử dụng vũ khí giỏi,…. Thế nhưng có những thứ TÀI năng trên mà không có ĐỨC tin vào đạo của chúng là phải trả thù nước Mỹ dù có chết thì họ cũng sẽ được lên thiên đàng, thì đối với chúng ta khác ĐẠO thì làm sao hiểu được triết lý ĐỨC TIN của họ để sẵn sàng hy sinh tính mạng, bằng mọi cách thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ mà tổ chức của họ giao phó. Mặc dù việc đó là vô cùng khó khăn, thế thì điều gì giúp họ có niềm tin mạnh mẽ và lớn vậy vì họ có ĐỨC TIN quá lớn vào tổ chức và lý tưởng của họ mà thôi.
Thầy dạy võ của tôi cũng từng nói con người muốn làm được việc gì phải hộ tụ cả 3 điều: Tín Tâm, Hằng Tâm, Nhẫn Nại Tâm.
– ĐỨC TIN sẽ bao chùm, sẽ chứa từ ĐẠO ĐỨC, giống như một tập xác định số thực sẽ chứa tập xác định số nguyên. Đức tin được ví như cái mâm, còn đạo Đức là cái bát, cái đĩa,… nằm trong cái mâm đó. Vì khi con người khi có ĐỨC TIN sẽ trở thành người tốt, có đạo Đức, và sẽ làm được mọi việc mà tổ chức giao phó dù gặp muôn trùng khó khăn trở ngại. Vì khi họ có ĐỨC TIN thì họ sẽ tin rằng, họ được dẫn dắt bởi một con người tài năng xuất chúng sẽ vạch ra đường lối đúng, con đường đúng hay chúng ta hay gọi là ĐẠO. Chỉ có ĐẠO mới dẫn dắt chúng ta đến đích. Đến thành công, đến giải phóng dân tộc. Chẳng hạn, ví dụ: Như Bác Hồ buôn ba khắp năm châu bốn bể, tài sản không có gì chỉ có lý tưởng, có đường lối, nếu như họ không tin thì làm sao lại theo, để chiến đấu với giặc ngoại xâm, thù trong giặc ngoài, có khi họ phải hy sinh thân mình để giành lấy độc lập dân tộc.
Tuy nhiên nếu mà con đường, hay đường lối mà người dẫn đầu sai hướng, tiêu cực, cực đoan thì người có ĐỨC TIN vào người đó cũng sẽ đi theo như vậy và làm sai như vậy, ở trong cộng đồng có đức tin sai thì họ vẫn nghĩ họ là những người tốt, có đạo Đức.
Câu nói ở vế thứ hai “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” thì cũng giải thích với ý như vậy. Chúng ta vẫn thường nghe câu “Lòng nhiệt tình cộng với sự ngu dốt bằng sự phá hoại”.
Thầy dạy võ của tôi cũng từng nói rằng: Nếu một người bị mù, mà cuối đời vẫn bị mù và không biết mình bị mù thì đến khi chết họ vẫn cảm thấy SƯỚNG vì họ nghĩ mình sáng mắt. Bởi lẽ con người ta sống thấy SƯỚNG là đó cảm giác mang lại, còn mọi thứ chúng ta làm, chúng ta sờ, chúng ta ăn,… vẫn vậy.
Nếu chúng ta bị mù mà chẳng may cuối đời có duyên gặp người sáng mắt, thì ta mới hiểu ra rằng cả đời ta đã bị mù mất rồi.
Người sáng mắt thực chất là hiểu biết một lĩnh vực nào đó và họ giúp chúng ta bằng cách nói ra, giải thích, hướng dẫn cho chúng ta hiểu rõ, chỉ cho ta cách đi, con đường đi đúng. Còn chúng ta phải tự thân, tự trải nghiệm mới hiểu được. Giống như ta bị mù như là ta đeo cặp kính tối màu, người hiểu biết và sáng mắt chỉ làm một việc là kéo kính dâm ra xa khỏi tầm mắt chúng ta, thì ta sẽ nhìn thấy bầu trời rộng lớn.
Đôi điều nghe được từ các bậc tiền bối, các sư phụ trong giới võ thuật có vốn hiểu biết uyên bác. Hôm nay xin được chia sẻ để anh em, bạn bè, cùng tham khảo, biết đâu nó đúng thì lại là tốt cho chúng ta để ta có thể giác ngộ ra những sự việc khác trong cuộc sống.
Cà phê ngẫu hứng, muốn chia sẻ cùng mọi người những thứ mình được nghe và trải nghiệm trong cuộc sống.
Trân trọng cảm ơn những bạn đọc!
1. Đạo con đường không lối: http://nguyenanhngoc.vn/dao-con-duong-khong-loi/bv/34
2. Phiến luận về Chuyên gia: http://nguyenanhngoc.vn/phien-luan-ve-chuyen-gia/bv/40
3. Câu tục ngữ “Giàu vì bạn, sang vì vợ” liệu có bị đọc sai phải chăng nguyên gốc của nó là “Giàu vì bản, sang vì vở”: http://nguyenanhngoc.vn/cau-tuc-ngu-giau-vi-ban-sang-vi-vo-lieu-co-bi-doc-sai-phai-chang-nguyen-goc-cua-no-la-giau-vi-ban-sang-vi-vo-/bv/50
4. Chương trình ngoại khóa đi lễ chùa Dư Hàng: http://nguyenanhngoc.vn/chuong-trinh-ngoai-khoa-di-le-chua-du-hang/bv/35
5. Giác ngộ: http://nguyenanhngoc.vn/giac-ngo/bv/45
Xin chân thành cảm ơn quý độc giả !
* ThS Nguyễn Ánh Ngọc – Phó Giám đốc công ty PITSCO; Chuyên gia Tư vấn định hướng; Hotline: 0988.318.318
– Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100008264769991
– Fanpage #ChuyengiaTuvanDinhhuong
– Website http://nguyenanhngoc.vn/
22 Bài Thơ Chúc Tết Của Bác Hồ
22 bài thơ chúc Tết của Bác Hồ
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc thơ chúc Tết năm 1968
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, Người còn là một nhà thơ lớn. Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh làm rất nhiều thơ.
Bên cạnh tập Nhật ký trong tù và nhiều bài thơ khác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người còn để lại cho chúng ta những bài thơ chúc Tết với biết bao tình cảm ấm áp thương yêu.
Đã từ lâu, lặng đi trong thời khắc giao thừa để lắng nghe thơ chúc Tết của Bác Hồ đã trở thành tục lệ của đồng bào ta. Từ các cụ già râu tóc bạc phơ đến bầy em nhỏ, tất cả đều cảm thấy lòng lắng dịu khi nghe giọng nói ấm áp, thiết tha của Người đọc thơ chúc tết. Và cả khi Người không còn nữa, Tết đến mọi nhà vẫn ước mong:
Bác ơi!
Tết đến. Giao thừa đó
Vẫn đón nghe thơ Bác mọi lần
Ríu rít đàn em vui pháo nổ
Tưởng nghìn tay Bác vỗ sang Xuân …
(Tố Hữu)
Thơ chúc Tết của Bác Hồ gửi đồng bào, cán bộ, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài thường khen ngợi thành tích của một nǎm công tác và đề ra nhiệm vụ, phương hướng cho nǎm mới, động viên mọi người phấn khởi hǎng hái tiến lên hoàn thành nhiệm vụ mới.
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tập hợp 22 bài thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nǎm 1942 – 1969
THƠ CHÚC TẾT XUÂN NHÂM NGỌ – 1942
Tháng ngày thấm thoát chóng như thoi,
Nǎm cũ qua rồi, chúc nǎm mới:
Chúc phe xâm lược sẽ diệt vong!
Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi!
Chúc đồng bào ta đoàn kết mau!
Chúc Việt-minh ta càng tấn tới,
Chúc toàn quốc ta trong nǎm này
Cờ đỏ ngôi sao bay phất phới!
Nǎm này là nǎm Tết vẻ vang,
Cách mệnh thành công khắp thế giới.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN BÍNH TUẤT – 1946
Hỡi các chiến sĩ yêu quí,
…
Bao giờ kháng chiến thành công,
Chúng ta cùng uống một chung rượu đào.
Tết này ta tạm xa nhau,
Chắc rằng ta sẽ Tết sau sum vầy.
…
Chúc đồng bào:
Trong nǎm Bính Tuất mới,
Muôn việc đều tiến tới.
Kiến quốc mau thành công,
Kháng chiến mau thắng lợi.
…
Việt Nam độc lập muôn nǎm!
THƠ CHÚC TẾT XUÂN ĐINH HỢI – 1947
Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió,
Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông.
Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến,
Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng.
Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào!
Sức ta đã mạnh, người ta đã đông.
Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi!
Thống nhất độc lập, nhất định thành công!
THƠ CHÚC TẾT XUÂN MẬU TÝ – 1948
Nǎm Hợi đã đi qua,
Nǎm Tý vừa bước tới.
Gửi lời chúc đồng bào,
Kháng chiến được thắng lợi;
Toàn dân đại đoàn kết,
Cả nước dốc một lòng,
Thống nhất chắc chắn được,
Độc lập quyết thành công.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN KỶ SỬU – 1949
Kháng chiến lại thêm một nǎm mới,
Thi đua ái quốc thêm tiến tới.
Động viên lực lượng và tinh thần,
Kháng chiến càng thêm mau thắng lợi.
Người người thi đua.
Ngành ngành thi đua.
Ngày ngày thi đua.
Ta nhất định thắng.
Địch nhất định thua.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN CANH DẦN – 1950
Kính chúc đồng bào nǎm mới,
Mọi người càng thêm phấm khởi,
Toàn dân xung phong thi đua,
Đẩy mạnh cuộc chuẩn bị tới,
Chuyển mau sang tổng phản công,
Kháng chiến nhất định thắng lợi.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN TÂN MÃO – 1951
Xuân này kháng chiến đã nǎm Xuân,
Nhiều xuân thắng lợi càng gần thành công.
Toàn hǎng hái một lòng
Thi đua chuẩn bị, tổng phản công kịp thời.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN QUÝ TỴ – 1953
Mừng nǎm Thìn vừa qua,
Mừng xuân Tỵ đã tới.
Mừng phát động nông dân,
Mừng hậu phương phấn khởi.
Mừng tiền tuyến toàn quân
Thi đua chiến thắng mới.
Mừng toàn dân kết đoàn,
Mừng kháng chiến thắng lợi.
Mừng nǎm mới, nhiệm vụ mới,
Mừng toàn thể chiến sĩ và đồng bào,
Mừng phe dân chủ hoà bình thế giới.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN NHÂM THÌN – 1952
Xuân này, Xuân nǎm Thìn
Kháng chiến vừa sáu nǎm
Trường kỳ và gian khổ
Chắc thắng trǎm phần trǎm.
Chiến sĩ thi giết giặc
Đồng bào thi tǎng gia
Nǎm mới thi đua mới
Thắng lợi ắt về ta.
Mấy câu thành thật nôm na,
Vừa là kêu gọi, vừa là mừng Xuân.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN GIÁP NGỌ – 1954
Nǎm mới, quân dân ta có hai nhiệm vụ rành rành:
– Đẩy mạnh kháng chiến để giành độc lập tự do
– Cải cách ruộng đất là công việc rất to
Dần dần làm cho người cày có ruộng khỏi lo nghèo nàn.
Quân và dân ta nhất trí kết đoàn,
Kháng chiến, kiến quốc nhất định hoàn toàn thành công.
Hoà bình dân chủ thế giới khắp Nam, Bắc, Tây, Đông.
Nǎm mới, thắng lợi càng mới, thành công càng nhiều.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN BÍNH THÂN – 1956
Thân ái mấy lời chúc Tết:
Toàn dân đoàn kết một lòng,
Miền Bắc thi đua xây dựng,
Miền Nam giữ vững thành đồng,
Quyết chí, bền gan phấn đấu,
Hoà bình, thống nhất thành công.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN KỶ HỢI – 1959
Chúc mừng đồng bào nǎm mới,
Đoàn kết thi đua tiến tới,
Hoàn thành kế hoạch ba nǎm,
Thống nhất nước nhà thắng lợi.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN CANH TÝ – 1960
Mừng Nhà nước ta 15 Xuân xanh!
Mừng Đảng chúng ta 30 tuổi trẻ!
Chúc đồng bào ta đoàn kết thi đua,
Xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Chúc đồng báo ta bền bỉ đấu tranh,
Thành đồng miền Nam vững bền mạnh mẽ.
Cả nước một lòng, hǎng hái tiến lên,
Thống nhất nước nhà, Bắc Nam vui vẻ!
THƠ CHÚC TẾT XUÂN TÂN SỬU – 1961
Mừng nǎm mới, mừng Xuân mới,
Mừng Việt Nam, mừng thế giới!
Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh,
Kế hoạch 5 nǎm thêm phấn khởi.
Chúc miền Bắc hǎng hái thi đua;
Chúc miền Nam đoàn kết tiến tới!
Chúc hoà bình thống nhất thành công!
Chúc chủ nghĩa xã hội thắng lợi!
THƠ CHÚC TẾT XUÂN NHÂM DẦN – 1962
Nǎm Dần, mừng Xuân thế giới,
Cả nǎm châu phấp phới cờ hồng.
Chúc miền Bắc thi đua phấn khởi,
Bốn mùa hoa Duyên-hải, Đại-phong.
Chúc miền Nam đấu tranh tiến tới,
Sức triệu người hơn sóng biển Đông.
Chủ nghĩa xã hội càng thắng lợi,
Hoà bình thống nhất quyết thành công.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN QUÝ MÃO – 1963
Mừng nǎm mới,
Cố gắng mới,
Tiến bộ mới,
Chúc Quý Mão là nǎm nhiều thắng lợi!
THƠ CHÚC TẾT XUÂN GIÁP THÌN – 1964
Bắc Nam như cội với cành,
Anh em ruột thịt, đấu tranh một lòng.
Rồi đây thống nhất thành công,
Bắc Nam ta lại vui chung một nhà.
Mấy lời thân ái nôm na,
Vừa là kêu gọi, vừa là mừng Xuân.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN ẤT TỴ – 1965
Chào mừng Ất Tỵ Xuân nǎm mới,
Nhà nước ta vừa tuổi hai mươi,
Miền Bắc xây dựng đời sống mới vui tươi,
Miền Nam kháng chiến ngày càng tiến tới,
Đồng bào hai miền thi đua sôi nổi,
Đấu tranh anh dũng, cả nước một lòng,
Chủ nghĩa xã hội ngày càng thắng lợi!
Hoà bình thống nhất ắt hẳn thành công!
THƠ CHÚC TẾT XUÂN BÍNH NGỌ – 1966
Mừng miền Nam rực rỡ chiến công,
Nhiều Dầu Tiếng, Bầu Bàng, Plei Me, Đà Nẵng.
Mừng miền Bắc chiến đấu anh hùng,
Giặc Mỹ leo thang ngày càng thua nặng.
Đồng bào cả nước đoàn kết một lòng,
Tiền tuyến hậu phương, toàn dân cố gắng.
Thi đua sản xuất chiến đấu xung phong,
Chống Mỹ, cứu nước, ta nhất định thắng.
THƠ CHÚC TẾT XUÂN ĐINH MÙI – 1967
Xuân về xin có một bài ca,
Gửi chúc đồng bào cả nước ta:
Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi,
Tin mừng thắng trận nở như hoa!
THƠ CHÚC TẾT XUÂN MẬU THÂN – 1968
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà,
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta!
THƠ CHÚC TẾT XUÂN KỶ DẬU – 1969
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào.
Bắc – Nam sum họp xuân nào vui hơn./.
Kim Yến (Tổng hợp)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tâm Huyết Của Bác Hồ Với Giáo Dục Nước Nhà trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!