Đề Xuất 6/2023 # Sự Tích Quả Dưa Hấu (Sự Tích Mai An Tiêm) # Top 8 Like | Altimofoundation.com

Đề Xuất 6/2023 # Sự Tích Quả Dưa Hấu (Sự Tích Mai An Tiêm) # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Sự Tích Quả Dưa Hấu (Sự Tích Mai An Tiêm) mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dưa hấu là một loài quả rất được mọi người yêu thích khi xuân đi hè đến. Loài quả ấy có vỏ xanh, ruột đỏ, hạt màu đen. Khi ăn đem đến cho người thưởng thức cảm giác thanh mát, ngọt lành. Hôm nay Vườn cổ tích sẽ kể cho các bé nghe về “Sự tích quả dưa hấu” hay còn có tên gọi khác là “Sự tích Mai An Tiêm”.

Theo sự tích trên, quả dưa hấu chính là giống quả mà chàng Mai An Tiêm sau khi bị đày ra đảo hoang đã dùng để cho người cha của mình thấy: của cải, cây trái do mình làm ra là quý giá và đáng trân trọng đến nhường nào.

Ngày xưa, vào thời Vua Hùng Vương thứ 18, có một chàng trai tên là Mai An Tiêm. Mai An Tiêm nhanh nhẹn, tháo vát, lại chăm chỉ nên được nhà vua rất mực yêu mến và còn gả cả con gái nuôi cho chàng nữa. Vua rất yêu quý An Tiêm nên thường ban cho chàng nhiều của ngon vật lạ.

Tất thẩy mọi người ai được nhận lộc vua ban đều nâng niu ca tụng, riêng An Tiêm lại bảo rằng:

– Của mình làm ra mới quý, còn của biếu là của lo, của cho là của nợ!

Chàng vẫn chăm chỉ làm lụng, không hề có ý trông chờ vào bổng lộc vua ban.

Tất cả chỉ chờ có thế, bon quan ninh thần bèn đem câu nói của Mai An Tiêm tâu lên nhà vua. Nhà vua vô cùng tức giận và cho rằng chàng là một kẻ kiêu bạc vô ơn. Nhà vua giận lắm: “Đã thế để xem, nếu chỉ trông vào sức mình thì hắn có sống nổi không?”. Ngài sai quân lính bắt giữ Mai An Tiêm rồi đuổi cả gia đình chàng ra đảo hoang.

Cả gia đình Mai An Tiêm lênh đênh trên biển hết ngày này đến ngày khác. Cuối cùng, họ cũng cập bến lên một hòn đảo lạ. Vợ Mai An Tiêm khóc lóc kêu lên:

– Sao tôi khổ thế này? Biết vậy thì chúng ta không nên làm nhà vua tức giận!

– Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta. Chỉ cần có đôi bàn tay này thì chúng ta sẽ không sợ chết đói đâu. – Mai An Tiêm an ủi vợ.

Tình cờ một hôm, Mai An Tiêm phát hiện ra có một đàn chim từ phương Tây tới, chúng đậu trên bờ và đang ăn một loại hạt gì đó có màu đen láy. Mai An Tiêm nghĩ thầm: “Hạt này chim ăn được thì chắc người cũng ăn được!”

Nghĩ vậy, Mai An Tiêm liền thu gom hết số hạt lại và đem gieo trồng dưới đất. Ngày ngày, Mai An Tiêm ra sức chăm bón cho ruộng vườn của mình. Chẳng bao lâu sau, ruộng vườn của chàng trở nên xanh tốt, um tùm. Cây nở hoa, kết thành trái to. Đến mùa thu hoạch, Mai An Tiêm cùng với vợ con đem hết số quả đã chín về nhà. Quả nào quả nấy đều có màu xanh thẫm, khi bổ quả ra, thì bên trong ruột lại có màu đỏ tươi, mọng nước và có cả hạt màu đen nữa. Khi ăn quả, thì lại thấy quả có vị ngon, ngọt, thơm mát.

Một ngày kia, có một chiếc tàu gặp bão, bèn cập bến vào đảo để tránh bão. Mõi nười lên bãi cát, thấy có rất nhiều quả lạ, ngon. Họ đua nhau đổi thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Rồi từ đó, tiếng đồn vang xa rằng có một giống quả rất ngon trên hòn đảo ấy. Các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi lương thực, thực phẩm cho gia đình An Tiêm để được nếm vị ngon của quả lạ. Nhờ đó mà gia đình bé nhỏ của An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống đã sung túc đầy đủ hơn.

Vì chim đã mang hạt quả từ phương Tây tới nên An Tiêm đặt tên cho thứ quả này là Tây Qua. Các thương lái Trung Quốc ăn thấy ngon, khen là “hẩu”, nên sau người ta gọi lái đi là trái Dưa Hấu.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Like

Loading…

Related

Câu Chuyện Về Hòn Đảo Nơi Mai An Tiêm Tìm Ra Trái Dưa Hấu

Hầu hết chúng ta đều đã được nghe kể về Mai An Tiêm và sự tích quả dưa hấu. Thế nhưng, vẫn còn nhiều điều ta chưa biết hết, ví như chàng bị đi đày cụ thể ở đâu?

Không chỉ là lời kể truyền khẩu, câu chuyện về Mai An Tiêm còn được nhiều thư tịch cổ đề cập tới dù có khác biệt đôi chút nhưng nhìn chung nội dung tương đồng.

Theo như Lĩnh Nam chích quái liệt truyện thì ngày xưa, đời Hùng Vương có một người ngoại quốc, mới được 7 tuổi theo thuyền buôn từ phương Nam đến nước Văn Lang, vua Hùng mua về làm đầy tớ.

Khi trưởng thành, cậu bé ngày nào nay đã là một chàng trai cao lớn, diện mạo đoan chính, thông minh, tuấn tú; vua Hùng rất yêu mến mới nhận làm con nuôi và đặt tên là Mai Yến, tên chữ là Mai An Tiêm và chọn một cô gái xinh đẹp, hiền thục gả cho làm vợ, sau sinh được một trai.

Nhờ được vua yêu, tin dùng nên dần dần Mai An Tiêm thành phú quý, ai cũng muốn lấy lòng, thường đến dâng lễ vật không thức gì là không có; từ đó Mai An Tiêm sinh ra kiêu mạn, thường tự bảo rằng: “Của cải này là vật tiền thân của ta, ta không cần nhờ vào sự ban ơn của vua”.

Hùng Vương nghe được, nổi giận nói rằng:

“Làm thần tử mà nó không biết ơn chúa, sinh ra kiêu mạn, nói rằng của cải đều là vật tiền thân của nó. Bây giờ ta đem bỏ nó ra ngoài biển, ra nơi không có người sinh sống để coi thử nó có còn cái vật tiền thân nữa hay không?”.

Nói rồi ra lệnh đày Mai An Tiêm và vợ con ra một hòn đảo hoang ở ngoài cửa biển Nga Sơn, bốn phía không có dấu chân người, chỉ cấp cho lương thực đủ dùng trong 4-5 tháng mà thôi, ăn hết là chết đói.

Vào ngày nọ, bỗng thấy một con bạch hạc lớn từ phương tây bay lại, đậu lên mỏm núi cao, kêu lên ba bốn tiếng thì 6-7 hạt màu đen rơi trên mặt cát, một thời gian sau hạt đơm hoa kết trái; chim chóc kéo đến mỏ khoét để ăn.

An Tiêm thấy thế mừng rỡ nói: “Chim ăn được tất người ăn được. Đây chính là thứ mà trời ban cho để nuôi ta đó”.

Quả thật, trái đó ăn vào mùi vị thơm tho ngọt ngào, mát ruột vô cùng. Mỗi năm trồng tỉa thêm, ăn không hết thì đem đổi cho các thuyền buôn qua lại vùng biển đảo đó lấy lúa gạo nuôi vợ con. Có người hỏi Mai An Tiêm đây là quả gì, chợt nhớ đến chuyện chim tha hạt từ phương Tây đem đến nên đặt tên là quả Tây qua.

Lâu ngày, Hùng Vương nhớ đến người con nuôi của mình bèn sai người đến chỗ hòn đảo nơi Mai An Tiêm ở để xem có còn sống hay không. Người ấy về tâu lại mọi chuyện với vua. Vua Hùng than thở hồi lâu mới nói rằng:

– Lời nói của nó năm xưa tuy tự mãn nhưng quả thực là đúng như vậy!

Sau đó vua Hùng cho gọi Mai An Tiêm về, trả quan chức lại và ban cho thêm của cải, lại đặt tên chỗ vợ chồng Mai An Tiêm ở là “An Tiêm Sa Châu”.

Hòn đảo nơi Mai An Tiêm bị đày đến sau này dần dần được bồi đắp trở thành đất liền, người dân đến sinh sống ngày một đông, dựng thành làng ấp và đặt tên là làng Mai An, còn gọi là Mai Thôn (nay thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

Tương truyền vì là vùng đất gốc nên là nơi trồng dưa ngon nhất nước; người dân ở đây tôn vợ chồng Mai An Tiêm là “Bố Cái dưa hấu” hay “ông bà tổ dưa tây”. Sách Lĩnh Nam chích quái liệt truyện cho biết khi lễ bái đều lấy quả dưa Tây qua làm đồ tế tự.

Còn về xuất xứ tên gọi, quả dưa ban đầu có tên là Tây qua vì được chim tha từ phía Tây đến. Chuyện xem chừng không có gì đáng lưu ý nhưng thực ra xét theo khoa học là hoàn toàn có lý và logic vì nguồn gốc của loại quả này ở vùng Tây Á có tên Ả-rập là Baticha, tiếng Pháp là Pasteque.

Còn về sau được gọi là dưa hấu, theo một số bản chép về câu chuyện này thì khi được về đất liền, Mai An Tiêm đã dâng lên vua Hùng một thuyền đầy dưa, vua ăn thấy ngọt mát thấu dạ nên truyền đặt là dưa thấu, chữ thấu ở đây còn hàm ý vua đã thấu hiểu được sự cố gắng và tấm lòng của Mai An Tiêm. Dưa thấu sau được đọc chệch gọi là dưa hấu.

Lời bình

Ý nghĩa của về Mai An Tiêm và sự tích quả dưa hấu chính là lời ngợi ca bản lĩnh, ý chí vượt khó khăn để sinh tồn. Bằng trí tuệ và sức lao động con người thời Hùng Vương, mà Mai An Tiêm là hình tượng tiêu biểu đã xây dựng, vun đắp lên một đời sống vật chất đầy đủ, sung túc.

1. 99 Câu hỏi đáp về thời đại Hùng Vương – NXB Lao Động, 2007

2. Lĩnh Nam chích quái – NXB Văn hoá, 1960.

3. Tân đính Lĩnh Nam chích quái – NXB Khoa học xã hội, 1993.

4. Tìm hiểu thời đại Hùng Vương – NXB Lao động, 2005

5. Tìm hiểu văn hóa thời đại Hùng Vương – NXB Quân đội nhân dân, 2010

6. Truyền thuyết Hùng Vương (Nguyễn Khắc Xương)- NXB Văn hóa dân tộc, 2008

Nguồn: http://soha.vn/chua-chac-ban-da-biet-hon-dao-mai-an-tiem-bi-di-day-nam-o-dau-20161028095809871.htm

Tìm Hiểu Sự Tích Về Hoa Lộc Vừng Mới Nhất

Tìm hiểu Sự tích về Hoa Lộc Vừng mới nhất

Không ai biết chính xác bông hoa lộc vừng ấy có từ bao giờ, nhưng người ta chỉ biết rằng từ thời xa xưa tại một vùng đất nọ. Có 1 chàng trai khôi ngô tuấn tú khỏe mạnh, chàng rất chăm chỉ làm nụng quần quật suốt ngày suốt tháng nhưng không biết mệt mỏi là gì. Vẻ bề ngoài vốn đã làm cho chàng trở nên cuốn hút các cố gái trong vùng thì tinh cách và con người của chàng lại càng khiến cho chàng có sức hút nhiều hơn.

Vì thế mà trong vùng có 10 cô gái thì cả 10 cô đều cảm mếm con người chàng và đều mong muốn trở thành người yêu, người vợ hiền của chàng. Và đó cũng chính là lí do khiến cho chàng bị ghen ghét và đố kị với rất nhiều chàng trai khác trong vùng.

Đã có không ít lần chàng gặp phải những phiền phức do bị những người con trai khác trong vùng tìm cách hãm hại mình, nhưng do bản tính lương thiện hiền lành nên chàng đều không tính toàn đều bỏ qua hết những điều đó và tiếp tục sống cuộc sống của mình bình dị không bọn chen.

Và trong vùng khi ấy cũng có 1 cô gái rất xinh đẹp, da nàng trắng như trứng gà bọc, tóc nàng đen như gỗ mun và môi nàng đỏ tươi luôn hé nụ cười hiền dịu. Sắc đẹp nghiên nước nghiêng thành của nàng đã làm cho biết bao trái tim các chàng trai trong vùng xao xuyến quyên luyến và đều muốn có được cô.

Nhưng trai tim cô chỉ hướng về 1 người duy nhất đó chính là chàng trai khôi ngô tuấn tú và tốt bụng nhất vùng. Không chính xác thì chàng trai ấy đã chinh phục được trái tim của cô gái không chỉ bằng vẻ bề ngoài của mình mà còn bởi nhân cách con người mình.

2 người họ yêu thương nhau thật lòng, họ cảm mến nhân cách của nhau và luôn bị say đắm đối phương bởi vẻ đẹp bề ngoài của nhau. Ngày thàng trôi qua thật êm đềm khi những chàng trai tròng vùng biết dược điều đó. Họ luôn tìm cách phá tình yêu của 2 người, nhưng hết lần này đến lần khác cả 2 vẫn luôn tin vào tình yêu bình dị mà họ dành cho nhau nên gần như điều đó càng làm cho tình yêu của họ thêm bền chặt hơn.

Và rồi, một hôm trong làng có tổ chức lễ hội, theo luật lệ là những chàng trai trong vùng sẽ phải vào rừng tìm lễ vật dưng lên vị thần linh của làng. Khi ấy trong vùng có 1 tên nhà giàu cũng đem lòng yêu cô gái kia, đã nhân cơ hội này để giết chết chàng trai hòng chiếm đoạt lại cô gái.

Hắn cho người theo sát chàng trai và dụ chàng đến nơi rừng thiêng nước độc rồi hại chàng, tuy chàng rất khỏe mạnh nhưng chàng cũng không thể nào chống trọi lại được với sự giá buốt và độc hại của rừng thiêng nước độc trong nhiều ngày liền. Chàng đã bỏ mạng vì đói, vì rét, vì bị kiệt sức và thương nặng.

Cô gái ở nhà chờ đợi chàng tri đem lễ vật quay trở về, nhưng đã nhiều ngày trôi qua mà chàng trai vẫn mất tích vì thế mà cô gái nóng lòng, linh tính chuyện chẳng lành đã xảy ra với người yêu mình. Nên cô đã trốn khỏi nhà và vào rừng tìm chàng trai, cô đi mãi đi mãi mà vẫn không thể nào tìm được chàng trai, đôi chân cô mỏi mệt, cô bắt đầu thấy lo lắng nhiều hơn, sự sợ hãi bao quanh lấy cô. Cô bật khóc và gục mặt xuống mép đá 1 hồi lâu.

Nhưng trái tim trong lồng ngực cô cứ nhảy loạn nhịp nên, thôi thúc cô phải đứng dậy mà đi tìm người yêu của mình, trái tim như đang mách bảo cô không được bỏ cuộc vì chàng trai đang đợi chờ cô ở đâu đó, có thể là ở phía trước.

Vì thế mà cô gái lại tiếp tục lên đường tiến về phía trước, phía mà cô tin sẽ gặp người yêu mình. Quả đúng như vậy cô nhìn thấy người yêu của mình, nhưng chàng không đứng vẫy gọi cô mà đang nằm 1 mình lạnh lẽo tại vách đá.

Cô lại gần ôm chàng cô khóc cho đến khi không thể khóc được nữa, sau khi chôn cất người yêu xong. Cô không trở lại nhà mà cứ ngồi đó khóc nhưng giọt nước mắt đau khổ, thương tiếc mà đầy tủi hờn cho tình yêu của mình, cho số phận chàng.

Vài ngày sau cô đã ra đi bên cạnh mộ chàng, và tại nơi đó người ta thấy mọ lên 1 cái cây thân gỗ sù sì cành lá sum suê che phủ 1 khoảng như đang cố gắng che chở cho điều gì đó. Vào mùa nở hoa người ta thấy cây nở ra những bông hoa màu đỏ nhưng là dây hoa. Và họ nói đó là giọt nước mắt của cô gái khóc thương nhớ người yêu mình. Từ đó bông hoa lộc vừng xuất hiện trên đời tượng trưng cho một tình yêu chung thủy.

Tags: sự tích về hoa lộc vừng, hoa lộc vừng, sự tích về các loài hoa, stt hoa lộc vừng

Khai Hội Mai An Tiêm, Con Nuôi Của Vua Hùng Thứ 18

Ngay từ sáng sớm, đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương đến với Khu di tích đền thờ Mai An Tiêm là người “khai sinh” ra quả dưa hấu. Hình ảnh Mai An Tiêm và sự tích “Quả dưa hấu” trở thành biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt thuở các Vua Hùng dựng nước. Di tích nằm trên địa bàn xã Nga Phú, huyện Nga Sơn để tham gia nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi.

Khai hội Mai An Tiêm năm 2019

Năm 1990, chính quyền và nhân dân địa phương đã góp công, góp sức cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước đã xây dựng lại ngôi đền trên nền móng cũ để có quy mô kiến trúc chữ “Đinh” với 5 gian nhà tiền đường và 3 gian hậu cung. Di tích Mai An Tiêm đã được xếp hạng cấp tỉnh và là một trong những di tích trọng điểm nằm trong quần thể di tích thắng cảnh phục vụ phát triển du lịch của huyện Nga Sơn.

Theo truyền thuyết Mai An Tiêm vốn là con nuôi của Vua Hùng thứ 18. Khi bị vua cha hiểu nhầm và đày ra hoang đảo. Nơi hoang đảo, vợ chồng Mai An Tiêm cùng hai người con thương yêu của mình vật lộn với thiên nhiên, chọn hang đá làm nhà che mưa che nắng, dùng cành cây nhọn đào đất tìm nước uống, mài đá để lấy lửa, xuống biển mò cua bắt ốc để ăn…

Nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú thu hút đông đảo người dân tham gia

Một ngày kia, có một con chim trắng từ phía Tây bay tới làm rơi hạt cây màu đen xuống bãi cát trắng. Nghĩ rằng chim ăn được thì người cũng ăn được, Mai An Tiêm đem hạt cây trồng thử. Mấy tháng sau, cây lớn bò lan trên mặt đất, có nhiều quả xanh thẩm to bằng đầu người lớn. Khi bổ ra ăn thử, thấy ruột quả màu đỏ, hạt đen, mùi vị thơm ngọt. Mai An Tiêm đặt tên cho quả lạ đó là Tây Qua – vì chim đưa hạt từ phía Tây đến. Về sau, người Tàu ăn thấy ngon khen là “Hấu”, người về sau gọi trại đi là dưa hấu.

Mai An Tiêm đem hạt dưa gieo trồng khắp đảo. Khi có nhiều dưa rồi, Mai An Tiêm dùng que nhọn vạch chữ vào, thả xuống biển cho trôi đi khắp nơi. Thuyền buôn qua lại, vớt được trái dưa, ăn thấy ngon, liền tìm đến. Rồi từ đó tiếng đồn đi xa là có một giống dưa rất ngon ở trên đảo. Các thuyền buôn tấp nập ghé đến đổi chác đủ thứ vật dụng. Nhờ đó mà gia đình An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống phong lưu.

Tiếng đồn về quả dưa hấu khắp xa gần rồi đến tai Nhà Vua, Nhà Vua sai người ra đảo dò xét xem gia đình Mai An Tiêm ra làm sao, sứ thần về kể lại cảnh sống sung túc và nhàn nhã của vợ chồng An Tiêm, Nhà Vua ngẫm nghĩ thầm phục đứa con nuôi, bèn cho triệu An Tiêm về phục lại chức vị cũ trong Triều đình. An Tiêm về dâng cho vua cha giống dưa hấu mà mình may mắn có được, rồi phân phát hột dưa cho dân chúng trồng ở những nơi đất cát. Kể từ đó, nước Văn Lang có thêm thứ trái cây danh tiếng. Chính vì vậy, người đời sau tôn An Tiêm là ông Tổ nghề trồng dưa hấu.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, hình tượng Mai An Tiêm đã in sâu vào đời sống văn hóa cộng đồng, như một biểu tượng cho tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, tự lực, tự cường của người dân Việt Nam.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Sự Tích Quả Dưa Hấu (Sự Tích Mai An Tiêm) trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!