Cập nhật nội dung chi tiết về Sự Nguy Hiểm Của Tâm Sắc Dục mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi con người đam mê thích thú trên sắc dục thì cũng giống như hai cục nam châm vậy, khi để gần nhau sẽ hút lấy nhau không bao giờ gỡ ra được. Vì do sự vô minh con người không nhận chân được sự thật của khổ đau, cho nên hằng cứ chạy theo cái vòng lẩn quẩn đó.
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana, tại khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn!
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
– Ta không thấy một sắc, nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông như sắc người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, sắc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.
2. Ta không thấy một tiếng nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như tiếng người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, tiếng người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.
3-5.Ta không thấy một hương….một vị… một xúc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như hương… vị… xúc người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, xúc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.
6. Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà như sắc người đàn ông. Này các Tỷ-kheo, sắc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà.
7-10. Ta không thấy một tiếng… một hương… một vị… một xúc nào khác. Này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà, như tiếng… hương… vị… xúc người đàn ông. Này các Tỷ-kheo, xúc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà. ( kinh Tăng Chi tập 1)
Thật vậy, đức Phật đã nhìn thấy được và hiểu biết một cách đúng đắn khi dùng chánh tri kiến (chỉ cho ý thức) suy tư về nội tâm sắc dục và về ngoại tâm sắc dục. Nên Ngài đã dạy cho hàng đệ tử xuất gia và hàng đệ tử tại gia vể sự nguy hiểm của tâm ái luyến sắc dục để tránh xa nó. Chính vì vậy, Phật đã chỉ rõ sự ham thích về dục lạc là do khi sáu căn (mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý) nó tiếp xúc với sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) rồi nó nhận biết trên sáu thức (sắc thức, thanh thức, hương thức, vị thức, xúc thức, và ý thức).
Ngoại tâm sắc dục là khi 6 căn (mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý) nó tiếp xúc với 6 trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), khi giao tiếp tiếp xúc với người khác phái thì trên 6 căn này của mỗi người sẽ chạy theo tâm tư ham thích dục lạc, chỉ cho sự thích thú đam mê về sắc dục: Cũng như khi mắt nhìn thấy hình tướng (thấy thân thể, quần áo, đồ dùng) của người khác phái thì nó sẽ đam mê theo, khi tai nghe tiếng nói của người khác phái thì nó cũng đam mê theo, khi lỗ mũi ngửi hương thơm của người khác phái thì tâm ham thích liền,v.v… Đó là chỉ cho sự ham thích trên ngoại tâm sắc dục. Cho nên đức Phật dạy trong một bài kệ sau:
Ngày ngày, chúng ta phải khéo léo giữ gìn phòng hộ sáu căn. Nếu như không khéo phòng hộ thì tâm ý dễ dàng buông lung, phóng túng theo sáu trần. Khi đã phóng tâm chạy theo rồi thì muôn ngàn thứ đau khổ đau, hệ lụy, triền phược.
Còn trên nội tâm sắc dục thì tâm tư ý nghĩ nó luôn hướng về, nghĩ đến những điều ham muốn về sắc dục rồi nó sẽ thể hiện qua hành động và qua ngôn ngữ đối với người khác phái. Hoặc nó luôn nhớ hình bóng của người khác phái, từ đó nó sinh tâm thương nhớ chờ mong da diết. Cho nên có một nhạc sĩ đã thốt lên rằng:
“Người đi một nữa hồn tôi mất.
Một nữa hồn tôi bỗng dại khờ”
Từ đó đức Phật mới nói lên là tâm sắc dục có một sức mạnh cuốn hút mãnh liệt như vậy. Cho nên Ngài mới lên rằng ” Ta không thấy một sắc, một hương, một vị, một xúc, một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như sắc,thanh, hương, vị, xúc, pháp người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, xúc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông. Hoặc “. Ta không thấy một sắc, một hương, một vị, một xúc, nào khác. Này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà, như tiếng… hương… vị… xúc người đàn ông. Này các Tỷ-kheo, xúc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà”.
Đức Phật dạy chính tâm ham muốn về sắc dục này mà con người chịu muôn ngàn thứ khổ đau. Vì chính nó đã xâm chiếm và ngự trị trên thân tâm này, làm cho thân lẫn tâm lúc nào cũng khổ đau, huệ lụy. Chính nó là con đường mà con người phải gánh chịu bị quả khổ vì phải trôi lăn trong sanh tử, chỉ cho tâm thức của chúng ta luôn luôn phải chịu đau khổ trên sáu trạng thái luân hồi, đó là sáu trạng thái (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, trời và atula), chỉ cho muôn ngàn thứ đau khổ, đó là Tập đế, tập đế là tập hợp muôn ngàn sự đau khổ.
Khi con người đam mê thích thú trên sắc dục thì cũng giống như hai cục nam châm vậy, khi để gần nhau sẽ hút lấy nhau không bao giờ gỡ ra được. Vì do sự vô minh con người không nhận chân được sự thật của khổ đau, cho nên hằng cứ chạy theo cái vòng lẩn quẩn đó. Ai cũng biết rằng tâm ham muốn sắc dục (chỉ cho sự ham thích về dâm dục) là điều khổ đau, bệnh tật, nguy hiểm. Như thế mà ai cũng chạy theo đắm say theo nó. Khi trai lớn lên thì có vợ còn gái lớn thì phải có chồng, tuy điều đó là quy luật tự nhiên của con người. Nhưng nếu con người không chịu hiểu biết, nhận chân về cái quy luật này thì con người sẽ bị chìm trong khổ đau, hệ lụy.
Cái hạnh phúc đó chỉ là thứ hạnh phúc giả tạm, mong manh. Cái hạnh phúc bị ràng buộc, bị chấp thủ, bị chi phối bởi đối phương của mình. Cái hạnh phúc đó là cưới nhau về vài ngày đầu còn vui hạnh phúc, chưa cãi lộn với nhau, còn trôn trọng nhau, nhưng qua một thời gian sống chung với nhau thì không còn tôn tri trật tự với nhau nữa, không còn trôn trọng với nhau nữa, vợ chồng cãi vã la lối um sùm cả làng cả xóm đều nghe hết. Có những người cưới nhau về cũng có hạnh phúc thật sự, vợ chồng thương yêu, chăm sóc quan tâm cho nhau, nhưng thứ hạnh phúc đó chỉ được hạnh phúc một trăm năm là cùng thì ai cũng phải đến lúc chết, vì định luật vô thường thân này cũng phải già chết…đó là sự sanh ly tử biệt. Như vậy mà con Người cho đó là thứ hạnh phúc vĩnh cửu, trường tồn, trường cửu.
Đức Phật dạy ai còn ham thích về sắc dục thì không thể nào tu hành giải thoát được. Chính vì ham thích về sắc dục mà con người đã tạo ra hành động biết bao nhiêu điều ác để phục vụ cho nó. Hiểu được điều này mọi người đừng chạy theo tâm sắc dục, đừng có phục vụ nó. Nếu ai đã có vợ có chồng thì phải biết sống chung thủy yêu thương đừng vì nhu cầu ham thích sắc dục mà hành động theo nó, đánh mất hạnh phúc gia đình, làm khổ mình khổ người và làm khổ cả hai.
Khi xưa, đức Phật còn đang là Thái tử. Ngài có một cuộc sống sung sướng giàu sang là con nhà quyền quý vua chúa. Ngài là một Thái tử có vợ đẹp, giữa Thái tử và công chưa Da Du Đà La không bao giờ tranh cải hay bất đồng quan điểm với nhau, Thái tử và công chúa sống yêu thương nhau hiểu nhau thông cảm nhau. Hai người đồng thời là vợ chồng, nhưng cũng chính là đôi bạn tri âm tri kỹ với nhau. Nhưng không vì đó mà Thái tử đam mê đắm say theo nó. Mà Ngài còn suy tư, ưu tư đến những vấn đề khác, Ngài luôn thao thức suy tư về cái hạnh phúc tạm bợ của năm thứ dục lạc : danh (công danh, sự nghiệp), lợi (lợi dưỡng, cung kính), sắc (sắc dục), thực (thực phẩm), thùy (ngủ nghỉ). Chính năm món dục nó chi phối, nó tác động trên thân tâm của mỗi người. Ngài suy tư đến sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, ưu, não là khổ… khi Phật ưu tư về bốn điều: sanh, già, bệnh, chết là khổ, là nguy hiểm thì Ngài đã dũng cảm rời hoàng cung, rời vợ đẹp, rời con thơ để vào rừng sâu đi tìm chân lý. Đức Phật là một con người có trí nên nhận rõ, hiểu biết, giác ngộ được điều này là khổ nên Ngài từ bỏ tất cả sự giàu sang quý phái để xuất gia làm chủ được những thói hư, tật xấu, nguy hiểm đó.
Đạo Phật trong khi thừa nhận cuộc đời có vị ngọt đó là thứ hạnh phúc mong manh. Sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) và những gì con người cảm nhận được (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) những pháp này đều do duyên sinh, vô thường, khổ, chịu sự biến hoại. Nói khác đi, tất cả mọi thứ trên cuộc đời này, dù tốt hay xấu, hạnh phúc hay bất hạnh, đều phải thay đổi và không có tính cách trường cửu. Như vậy, sự nguy hiểm ở đây được hiểu theo nghĩa một quy luật tự nhiên, có sinh tức có diệt. Mặt khác, sự nguy hiểm của cuộc đời cũng được thấy rõ bởi lòng tham lam ích kỉ của con người, tức là do khao khát muốn chiếm hữu và thỏa mãn các vị ngọt hay lạc thú ở đời mà con người bất chấp đạo lý, rơi vào các hành vi ác, bất thiện như tranh chấp, chiến tranh, xâm lăng, mưu hại lẫn nhau, khiến gây khổ đau cho mình và cho người khác. Đây là những gì đang diễn ra xung quang và hầu như khắp nơi trên thế giới.
Đức Phật dạy muốn hiểu nó, không làm theo chìu theo cái tâm sắc dục này nữa thì phải quán thân này Bất tịnh, nó rất hôi thúi…Thật vậy, trong thân ta chứa đầy những đồ bất tịnh : đàm, mật, máu, mủ, mồ hôi, nước tiểu, phân, lông, da,…những đồ bất tịnh trên cái thân ngũ uẩn này được bao bọc bởi một lớp da. Cho nên Phât dạy thân này làm bằng xương, quét tô bằng thịt máu…Tuy vậy, Đức Phật còn quán chiếu:
Đức Phật dạy thân này không phải là ta, là của ta, hay là tự ngã của ta. Mà thân này do vô minh (nghiệp) tạo thành thân tứ đại (đất, nước, lửa, gió). Thân tứ đại là thế, không có thực, do nhân duyên tứ đại hợp lại mà thành cái thân ngũ uẩn này. Bây giờ, con người có yêu thương đắm say theo nó, sẽ rất bị nguy hiểm trên cái thân này, có yêu thương, trân quý, bảo vệ, chăm sóc… trên cái thân này thì nó cũng bị già, bị bệnh, bị chết.
Cho dù có giàu có, tài sản nhiều cũng không thể nào mua được cái thân già làm cho trẻ lại , hoặc lấy tiền làm cho hết bệnh được, hoặc dùng tiền để đổi lại không bị chết được.
Thấy sự nguy hiểm của tâm sắc dục và hiểu rõ thân bất tịnh này. Con người muốn không còn khổ đau thì nên suy tư đến nó để hiểu thấu đúng đắn, nhận chân được cuộc sống này để sống đúng đạo đức đừng làm mình khổ, người khác khổ…Đó là một sự giải thoát.
Trầm Lặng
Sự kiện nổi bật
Tìm kiếm
Sự Nguy Hại Của Lòng Đố Kỵ Và Ích Lợi Của Tâm Tùy Hỷ
Phật dạy rất rõ: “Một người bố thí và một người không bố thí nhưng tùy hỷ thì phước bằng nhau”. Tại sao? Tại vì người bố thí xả bỏ tâm tham, còn người tùy hỷ xả tâm tật đố, nên phước bằng nhau.
Sống an lạc, bớt phiền não
Đức Phật cũng khẳng định rằng muốn tìm được hạnh phúc, muốn tìm được sự an lạc là ngay trong cuộc sống giữa đời thường này thì phải cần đến năng lực của sự tùy hỷ. Bởi cuộc đời là “vô thương” là lẽ sống “…có gì đẹp trên đời hơn thế, người yêu người, sống để yêu nhau” kia mà, chúng ta phải cùng yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau còn không hết, huống hồ là đố kỵ nhau để tạo ra thù hận, thành oan gia trái chủ, để phải luân hồi sinh tử mãi mà đọa đày trả ân oán với nhau.
Nói về lòng đố lỵ, từ xa xưa ông cha ta từng nói “Ghen ăn tức ở” hay “Trâu buộc ghét trâu ăn”…
Khi tùy hỷ lòng ta đầy thanh thản
Phước đức sinh tạo thiện cảm với người
Khi đố kỵ nét mặt hết vui tươi
Tạo oan trái cuộc đời đầy đau khổ.
Tùy hỷ là vui theo, tâm tùy hỷ là tâm tốt, tâm tốt thường thấy những điều chung quanh đều tốt, vì “người vui cảnh chẳng đeo sầu”, khi thấy người khác có cái gì tốt, cái gì đẹp, hiền lành được an ổn, hạnh phúc, thành đạt thì mình vui theo, như chính mình được và thấy họ làm điều phước thiện, đạo đức mình cố công giúp đỡ khiến họ được thành tựu. Vui cái vui của người, mừng thấy cái tốt của người sẽ là một sự thông hiểu, tạo được không khí an lành đầy chân thành hòa đồng trong tâm niệm hạnh phúc. Lúc đó tâm ta sẽ thấy an vui, nhẹ nhõm, thanh thoát cõi lòng, sống trong hiện tại rất là thư thái, ý nghĩa, nhiều lợi ích và được nhiều người thương yêu tôn kính và yểm trợ, tương lai chắc chắn sẽ hưởng được nhiều điều may mắn và tràn đầy phước đức.
Chỉ cần vui theo cái tốt, cái đẹp và thành tựu của người, là ta cũng tốt, cũng đẹp cũng thành tựu và hưởng được nhiều phước báu như người, quá dễ dàng như vậy, nhưng tại sao còn quá nhiều người không thể thực hiện được ? Có phải chăng vì “cái tôi” quá lớn, khiến lòng đầy ích kỷ, chỉ biết mình thôi, mình là rốn của vũ trụ, chỉ có mình là nhất trong thiên hạ, chứ người khác dầu có tốt, đẹp, lợi ích như thế nào, cũng không cần biết đến, cũng không thể hơn mình được, do vậy rất lạc hậu, không học hỏi được gì để tiến bộ, từ đó “vô minh” che mờ lý trí khiến tham-sân-si lớn dần, “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” là đây và “tâm đố kỵ” phát sinh.
Đố kỵ là sự ganh ghét, lòng đố kỵ là một bệnh hoạn, nhìn mọi sự việc méo mó theo cái tâm ích kỷ, không công nhận, dẫn đến khó chịu khi người khác hơn mình, không muốn ai hơn mình, rồi tìm cách cô lập hoặc tiêu diệt kẻ khác để được “sinh tồn” mà tha hồ “hưởng thụ” và bài trừ những thành tựu của người khác.
Bảy phương cách chuyển hóa tâm sân hận
Trong 14 điều răn Đức Thích Ca Mâu Ni đã dạy:
“Bi ai lớn nhất của đời người là sự ganh ghét, đố kỵ”.
Đố kỵ là tính xấu của con người. Từ xa xưa đến nay, đố kỵ chẳng còn xa lạ trong cuộc sống, vì ông cha ta đã có rất nhiều câu để nói về lòng đố kỵ như: “Ghen ăn tức ở” hay “Trâu buộc ghét trâu ăn”…
Là người Phật tử, hiểu được những lời Phật dạy, chúng ta không được khởi lên lòng đố kỵ..
Điều thứ sáu trong Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân, Phật dạy:
“…Nghèo khổ nhiều tật đố trách phiền, Thường gây lắm việc oan khiên, Ngang nhiên kết buộc ác duyên với người…” Từ đó có thể hiểu rằng, do nghèo khổ, nhất là nghèo khổ về tinh thần, từ việc không tin nhân quả và tâm linh mà ra, để rồi phải chịu nhiều nguy hại: Tâm đố kỵ khiến luôn khó chịu, phải tìm cách đối phó với những thành đạt của người, phá hoại hết tất cả những mối quan hệ của mình và của những người khác, nên tâm trí bị mê mờ, không phân biệt được những hay đẹp của người và của cuộc đời để mà học hỏi theo, do vậy không được mọi người thương yêu, thân thiện, từ đó phải lấy hung dữ ra để áp đảo mọi người, khiến bị mọi người xa lánh, trở thành lạc hậu và nguy hiểm với đời!
Tại sao Đức Phật lại thường tuyên dương “tâm tùy hỷ” và cảnh giác về “lòng đố kỵ” ? ta hãy tìm hiểu xem!
Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Phật dạy rất rõ:
“Ví như lửa của một cây đuốc, vài trăm ngàn người đều dùng đuốc đến chia nhau mà lấy để nấu ăn hay thắp sáng, nhiều người có được lửa mà cây đuốc ban đầu vẫn như cũ”. Tùy hỷ với những điều tốt, những điều hay, nhiều lợi ích của người là phát xuất từ tâm cung kính vị tha, cho nên công đức cũng có được từ nơi đây.
Trong Kinh Bảo Tích, Phật dạy: “… Bồ Tát thấy người được lợi ích sanh lòng tùy hỷ có 4 điều lợi ích:1. Thường sanh tâm này, tôi nhiếp chúng sanh phải cho họ được lợi lạc. 2. Nay họ được lợi lạc nên tôi sanh lòng vui mừng. 3. Chỗ ở có tài vật, vua quan, giặc cướp, nước, lửa đều chẳng xâm đoạt được. 4. Tùy sanh xứ nào, của báu và các con thảy đều đầy đủ, vua còn chẳng đố kỵ huống là người khác…”
Phật dạy rất rõ: “Một người bố thí và một người không bố thí nhưng tùy hỷ thì phước bằng nhau”. Tại sao? Tại vì người bố thí xả bỏ tâm tham, còn người tùy hỷ xả tâm tật đố, nên phước bằng nhau. Đức Phật cũng khẳng định rằng muốn tìm được hạnh phúc, muốn tìm được sự an lạc là ngay trong cuộc sống giữa đời thường này thì phải cần đến năng lực của sự tùy hỷ. Bởi cuộc đời là “vô thương” là lẽ sống “…có gì đẹp trên đời hơn thế, người yêu người, sống để yêu nhau” kia mà, chúng ta phải cùng yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau còn không hết, huống hồ là đố kỵ nhau để tạo ra thù hận, thành oan gia trái chủ, để phải luân hồi sanh tử mãi mà đọa đày trả ân oán với nhau.
Quả báo của việc gây tạo chiến tranh
Người Phật tử nên siêng lạy Phật sám hối, từ đó “cái tôi” nhỏ dần, sống đơn giản, ít muốn, biết đủ, bớt ham muốn, để có được tâm an tịnh, trí tuệ sáng tỏ dần, lòng từ bi thể hiện..
Những người có lòng đố kỵ thật là rất tội nghiệp cho họ, bởi họ được sinh ra và sống trong một gia đình, được giáo dục trong sự ích kỷ, chỉ biết tranh thủ lợi ích cho gia đình mình thôi ! Đối với con cháu người khác, đến nhà mình thì mắc mõ, khó khăn, hành hạ, đày đọa, bắt phải phục tùng, còn con cháu của mình đến nhà người, thì muốn “làm cha, làm mẹ” người ta, nhưng đời đâu có vậy được, từ đó luôn bất như ý, nên trong lòng luôn bất mãn, sầu khổ, khó thành công trên đường đời.
Đứng trước tài năng hay những thành tựu của người khác, thay vì ngưỡng mộ hay công nhận thì người có lòng đố kỵ lại tỏ ra khó chịu, phủ nhận những thành tựu, tài năng ấy bằng những lời nói, suy nghĩ hay những hành động tiêu cực, nguy hiểm hơn nữa, là không chịu nhìn lại để thấy những sai trái mà tu sửa hầu thành người tốt, trong khi đó lại “chia bè kết nhóm”, “chung lưng đấu cật” với nhau để lo che đậy khuyết điểm và bao che những tội lỗi, có khi phải tìm hoặc dựng đứng lên những cái xấu của người, để mà khỏa lấp cái tốt của người, rồi tìm cách hảm hại, từ đó tạo ra oan trái, tội lỗi và những điều xấu cho nhau và đặc biệt tính tốt của ta cũng bị lu mờ.
Khi đã hiểu được lợi ích của tâm “tùy hỷ” từ nơi sống “vị tha” mà có, và sự nguy hại của lòng “đố ky” bởi sự “ích kỷ” mà ra, chúng ta phải thường xuyên tự soi xét lại mình. Để thấy được cái sai do ích kỷ mà sửa, cái đúng từ nơi vị tha mà phát huy, hầu hoàn thiện tự thân, sáng suốt liệu tính cho mình và thân quyến, cũng như những người chung quanh, sống sao cho được thoải mái, có an lạc, hạnh phúc, thương yêu nhau và đặc biệt là cùng nhau có phước, tạo đức, qua việc tinh tấn tu tập, khiêm cung, siêng lạy Phật sám hối, từ đó “cái tôi” nhỏ dần, sống đơn giản, ít muốn, biết đủ, bớt ham muốn, để có được tâm an tịnh, trí tuệ sáng tỏ dần, lòng từ bi thể hiện và ta sẽ không còn “đố kỵ” mà dễ dàng sinh tâm “tùy hỷ” hầu tránh đi những khổ đau và thù hận.
Lắ ng nghe với tâm từ bi làm vơi bớt khổ đau
Thích Viên Thành
Stt Hay Về Sự Quan Tâm Trong Tình Yêu Vô Cùng Sâu Sắc
Những stt hay về sự quan tâm trong tình yêu là những dòng stt tình yêu ý nghĩa, để giúp các bạn có những bài học giá trị trong tình yêu. Trong tình yêu thì sự quan tâm chân thành, thấu hiểu sẽ là “chìa khóa vàng” giúp giữ lửa tình yêu lâu dài và hạnh phúc. Những dòng stt quan tâm người yêu chân thành, những câu nói quan tâm người yêu … là món quà tình yêu ý nghĩa lớn nhất dành tặng người yêu của mình.
Những stt hay về sự quan tâm trong tình yêu
3. 2. “Ba chiếc chìa khóa dẫn tới cuộc sống mãn nguyện: quan tâm tới người khác, dám làm vì người khác, chia sẻ cùng người khác.” – William Arthur Ward
4. “Chúng ta sợ hãi quan tâm quá nhiều vì sợ rằng đối phương không quan tâm một chút nào.” – Eleanor RooseveltSuy cho cùng chúng ta làm tất cả để được người khác quan tâm, ấy vậy mà chúng ta càng làm thì lại càng cô đơn.
5. Con người sẽ luôn tìm cách xoay xở để có thời gian dành cho những người họ quan tâm, những việc họ muốn làm. Chẳng ai bận đến nỗi không thể trả lời bạn cả.
6. Ranh giới giữa quan tâm và làm phiền mong manh lắm, chỉ khác nhau ở một điểm là người nhận có cần nó hay không.
7. “Bí mật của cuộc đời là quan tâm đặc biệt tới một thứ và quan tâm đủ tới cả nghìn thứ.” – Horace Walpole
9. “Thật khó để khiến những người có mọi thứ quan tâm tới những người chẳng có thứ gì.” – Helen Keller
10. Người tốt qua đời hoàn toàn không phải đã chết hẳn, họ vẫn đang ở cạnh bên quan tâm chăm sóc chúng ta.
11. Đôi khi, bạn đã chọn để giữ khoảng cách với một ai đó. Không phải vì không quan tâm, mà vì bạn biết rõ rằng, người đó không thuộc về bạn.
12. Em cần một người biết quan tâm em, biết vui khi em cười và đau khi em khóc. Lúc giận hờn chỉ ngồi im nghe em trách móc, không buông những lời làm tan nát con tim.
13. Mỗi ngày dành cho nhau một chút quan tâm, một chút lo lắng, một chút hiểu nhau… Như vậy thôi cũng đã làm đối phương đủ ấm!
14. Người quan tâm đến tôi, tôi sẽ quan tâm lại gấp bội! Người không quan tâm đến tôi, bạn dựa vào cái gì mà bảo tôi phải tiếp tục?
15. Khi bạn thực sự quan tâm đến ai đó, lỗi lầm của họ sẽ không bao giờ thay đổi được tình cảm của bạn. Bởi lý trí là nổi giận, còn trái tim mãi mãi giữ những nhịp yêu thương.
Muốn hiểu ai đó thì bạn phải quan tâm tới họ. Những stt quan tâm ai đó mang đến hạnh phúc, sự yêu thương từ tận đáy lòng. Những câu nói quan tâm ai đó tưởng chừng như ngắn gọn nhưng lại vô cùng sâu sắc và lắng đọng, để chúng ta biết rằng sự quan tâm ai đó là vô cùng quan trọng.
1. Ba chiếc chìa khóa dẫn tới cuộc sống mãn nguyện: quan tâm tới người khác, dám làm vì người khác, chia sẻ cùng người khác.
2. Chúng ta sợ hãi quan tâm quá nhiều vì sợ rằng đối phương không quan tâm một chút nào.
3. Bí mật của cuộc đời là quan tâm đặc biệt tới một thứ và quan tâm đủ tới cả nghìn thứ
4. Yêu không chỉ là một danh từ – nó là một động từ; nó không chỉ là cảm xúc – nó là quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, hy sinh.
6. Những con người đẹp nhất là những người từng bị đánh bại, từng đau khổ, từng tranh đấu, từng mất mát, và đã tìm được đường ra khỏi vực sâu. Những người này có lòng cảm kích, sự nhạy cảm và thấu hiểu đối với cuộc đời, cuộc đời đã làm họ tràn đầy sự cảm thông, sự dịu dàng và quan tâm yêu thương sâu sắc. Người đẹp không tự nhiên mà có.
7. Nếu không thích em, thì đừng quan tâm như vậy. Em dễ ngộ nhận lắm.
8. Đừng làm con tim em vỡ tan thêm một lần nào nữa .
10. Một số người quan tâm quá nhiều. Tôi nghĩ đó gọi là tình yêu
Những stt quan tâm trong tình yêu hi vọng sẽ giúp ai đó nhận ra giá trị của sự quan tâm trong tình yêu từ đó biết trần trọng hơn người đang quan tâm bạn mỗi ngày. Trong tình yêu cũng như trong cuộc sống, sự quan tâm nhau chính là sự thấu hiểu, đồng cảm và tin tưởng lẫn nhau để mối quan hệ luôn tốt đẹp và dài lâu.
Những Câu Nói Hay Về Lòng Dạ Con Người Hiểm Ác, Sâu Sắc Nhất
Người ta nói, con ong, độc nhất ở cái đuôi, còn đàn bà độc nhất là ở tấm lòng. Không sai đâu, hãy nghĩ kĩ đi, nếu bạn không chọc phá con ong, nó sẽ chẳng chích, cũng như đàn bà, nếu không đẩy họ vào đường cùng, họ sẽ không bao giờ thâm độc.
Lớn rồi!!! Nhìn 1 phải thấu 10 Bởi vì bên trong 1 con người… Không thân thiện như cái miệng của họ thể hiện.
Khi bạn hoàn toàn tin tưởng ai đó mà không có bất kỳ sự hoài nghi nào, đến cuối cùng bạn sẽ nhận được một trong hai kết quả: một người cho cuộc đời hoặc một bài học cho cuộc sống.
Muốn thử một cô gái, hãy dẫn cô ta vào cửa hiệu vì lòng tham là thứ khó giấu nhất trên đời.
Dù bạn có tiền trong túi hay không thì cũng đừng nên cho người khác biết. Hãy ghi nhớ số tiền còn lại trong túi của bạn phải luôn là điều tuyệt mật.
Sống ở đời chẳng ai muốn mình trở thành người xấu, ai cũng muốn một cuộc sống ngẩng cao đầu không hổ với người, không thẹn với lòng. Thế nhưng sự đời đôi khi chẳng như ý muốn, đôi khi người ta phải sống hai mặt để đổi lấy hai chữ bình yên.
Chuyện của người khác, hãy nói cẩn thận. Chuyện của người lớn, ít nói. Chuyện của trẻ con, hãy nhẹ nhàng khuyên bảo giảng giải. Chuyện nhỏ, nói một cách hài hước. Chuyện làm không được, đừng nói. Chuyện buồn, chỉ tìm bạn tri kỉ nói. Chuyện của bản thân, nên nghe người khác nói thế nào trước. Chuyện vợ chồng, cùng nhau thương lượng. Chuyện gấp, từ từ nói. Chuyện chưa chắc có thể sẽ xảy ra, đừng nên nói bậy. Chuyện tổn thương người khác, tuyệt đối không nói.
Chơi với người TỐT như vào hàng hoa. Khi đi ra hương thơm còn vương vấn. Chơi với người XẤU như vào hàng cá. Quen tanh rồi, chẳng biết mình tanh.
Xã hội bây giờ, con người bây giờ đều thích những gì giả tạo, không thích những điều thật lòng. Người biết làm không bằng kẻ biết nói, kẻ biết nói lại không bằng kẻ biết giả vờ.
Đồng xu tuy 2 mặt nhưng có một mệnh giá. Con người tuy 1 mặt nhưng sao lại…2 lòng Thực ra, có những kẻ…mà có bao nhiêu lòng, bạn không thể biết được!
Sống ở đời chẳng ai muốn mình trở thành người xấu, ai cũng muốn một cuộc sống ngẩng cao đầu không hổ với người, không thẹn với lòng. Thế nhưng sự đời đôi khi chẳng như ý muốn, đôi khi người ta phải sống hai mặt để đổi lấy hai chữ bình yên.
Đừng bao giờ đánh giá cuộc sống qua 3 chữ “nhìn là biết”. Hai con mắt tầm thường vẫn chưa đủ để đánh giá mọi thứ đâu.
Nếu chỉ nhìn bề ngoài mà biết hết được con người, thì thế giới này đã không tồn tại hai chữ “không ngờ”.
Đôi khi, không phải là một người đã thay đổi, chỉ là mặt nạ của họ đã rơi xuống mà thôi.
Cuộc sống tốt nhất là hạn chế tranh cãi với người khác. Bạn sẽ không thể biết được khi giận dữ, người ta sẽ nói ra những gì. Nếu tích cực bạn sẽ cho rằng chỉ vì họ giận dữ Những ở một khía cạnh khác, đó lại chính là những gì họ nghĩ về bạn.
Nếu người khác tôn trọng bạn, hãy tôn trọng họ. Nếu họ không tôn trọng bạn, vẫn cứ tôn trọng họ, đừng để hành động của người khác ảnh hưởng đến nhân cách tốt đẹp của bạn. Bởi lẽ, bạn chính là bạn chứ không phải là một ai khác.
Sông sâu mười thước dễ đo, con người một thước không đo nỗi lòng!!!
Lòng người trong cuộc đời biến đổi khôn cùng, đáng sợ nhất là lấy sự đau khổ của người làm hả dạ lòng mình…
Việc đời khó đoán, người đối với người cũng vô thường, ai biết trước tương lai sẽ như thế nào?
Người càng cố gắng khoa trương để gây sự chú ý của người khác thì người đó càng cố làm cho người khác không thể thấy cái mình đang che giấu.
Trên đời này khó đoán nhất là tâm tư của người khác Khó điều khiển nhất là tình cảm của chính mình Và khó giữ nhất là lòng người đã đổi thay.
Người thật thà thường chẳng biết khóe miệng, kẻ giả tạo lại biết toàn điều hay.
Hiền quá người ta dễ bắt nạt, khờ quá người ta dễ lợi dụng, còn tin tưởng quá thì bị người ta lừa dối. Vì thế sống đừng hiền quá, đừng khờ quá và đừng tin tưởng quá nhiều rồi người chịu thiệt thòi là chính mình.
Tiền là thứ rất sắc, nó có thể cắt được những thứ mà dao kéo không cắt được, đó là tình yêu và tình bạn!!!
Trên đời này khó đoán nhất là tâm tư của người khác Khó điều khiển nhất là tình cảm của chính mình Và khó giữ nhất là lòng người đã đổi thay.
Những câu nói hay về lòng người hiểm ác
Lòng người thực chất còn khó đoán định hơn tất cả Họ mỉm cười, chưa chắc họ đã coi ta là bạn Họ chia sẻ với những lời tâm sự của bạn, không chắc rằng họ đem chuyện đó ra để tán gẫu với kẻ khác.
Cuộc sống vốn dĩ không công bằng, hãy học cách thích ứng đi.
Đáy biển tuy sâu nhưng người đời đo được Lòng người tuy nông nhưng không ai thấu bao giờ.
Miệng nam mô, bụng bồ dao găm.
Xã hội quen nhau vì nhan sắc, quý nhau vì đồng tiền. Xấu ai ngó, nghèo ai theo.
Sống trên đời này thứ đáng sợ nhất chính là miệng đời, nó biến không thành có, biến trắng thành đen.
Xã hội bây giờ thấy giàu thị “Nịnh”, thấy nghèo thì “Khinh”, thấy xấu thì “Chê”, thấy đẹp thì “Tán”.
Người làm thường không nói, người nói chưa chắc đã làm. Người có không khoe, người khoe chưa chắc đã có. Thẳng thật thì mất lòng, được lòng chưa chắc thật. Làm nghìn việc tốt không ai nhớ, chỉ một lần sai đã thất thời!
Vạn người quen, có mấy người là bạn? Trăm loại bạn có mấy người là thân? Chục người thân có mấy người là tốt? Vài người tốt liệu có được bền lâu? Một người là đủ nếu có chứ “Chân thành”.
Ruồi chết vì mật ngọt, đàn bà chết vì đàn ông khéo miệng, đàn ông chết vì đàn bàđẹp, còn cha mẹ chết vì con bất hiếu.
Đời mà thật thà là chết, ngốc nghếch là tiêu, kiêu là bị đánh. Cứ ít nói lạnh lùng khùng khùng mà dễ sống.
Giàu chưa chắc đã sang, nghèo chưa chắc đã hèn. Tất cả còn tùy thuộc vào “nhân cách” con người.
Có tiền mua được cuộc chơi, không tiền mua được cách chơi bạn bè!
Đáy biển tuy sâu nhưng người đời đo được – Lòng người tuy nông nhưng không ai thấu bao giờ
Người đời có câu: Con ong độc nhất ở cái đuôi – đàn bà độc nhất ở tấm lòng. Nếu suy ngẫm thật kĩ chúng ta sẽ thấy điều này là hoàn toàn đúng vì nếu không chọc phá, trêu ghẹo thì con ong nó sẽ chẳng bao giờ chích chúng ta. Cũng như đàn bà, nếu không đẩy họ vào bước đường cùng họ sẽ không bao giờ thâm độc.
Muốn thử lòng dạ một cô gái, hãy dẫn cô ấy vào một cửa hiệu vì lòng tham là thứ khó giấu nhất trên đời.
Lòng người luôn là thứ khó đoán nhất trên đời, họ mỉm cười chưa chắc họ đã coi ta là bạn. Họ chia sẻ với những lời tâm sự của bạn nhưng không chắc rằng họ đem chuyện đó ra để tán gẫu với kẻ khác.
Việc đời khó đoán, người đối với người cũng vô thường, ai biết trước tương lai sẽ như thế nào?
Đừng bao giờ quá bận tâm những lời nhận xét của người khác về mình, cuộc sống của chúng ta là của chúng ta, hãy để tất cả thuận theo tự nhiên. Thế giới này vốn không công bằng nên đừng quá quan trọng một việc gì đó mà đánh mất giá trị của bản thân.
Nếu chỉ nhìn bề ngoài mà biết được lòng dạ con người thì Thế Giới này đã không tồn tại hai chữ “không ngờ”.
Sông sâu mười thước dễ đo Con người một thước không đo nổi lòng Miệng lưỡi ít thẳng nhiều cong Ngoằn ngoèo uốn khúc đường vòng quá xa Đấy biển sâu rộng bao la Đo rất đơn giản cho ra tứ bề Lòng người tuy ngắn khó ghê Mấy ai lấy thước mang về ngồi đo!
Việc đời khó doán, người đối với người cũng vô thường, ai biết trước tương lai sẽ như thế nào?
Người thật thà thường chẳng biết khéo miệng – Kẻ giả tạo lại biết toàn điều hay
Miệng nam mô – bụng 1 bồ dao găm
Thứ đáng sợ nhất trong Xã Hội này chính là miệng lưỡi thế gian, nó có thể biến không thành có, đổi trắng thành đen.
Vạn người quen, có mấy người là bạn? Trăm loại bạn có mấy người là thân? Chục người thân có mấy người là tốt? Vài người tốt liệu có được bền lâu? Một người là đủ nếu có chữ “Chân thành”
Nếu như bạn mong đợi người đời sẽ tử tế với bạn chỉ vì bạn tử tế với họ, thì cũng giống như việc bạn trông chờ một con sư tử không ăn thịt mình chỉ vì mình không ăn thịt nó. Cuộc sống vốn dĩ không công bằng, hãy học cách thích ứng và làm quen với nó đi.
Nếu người khác tôn trọng bạn – hãy tôn trọng họ. Nếu họ không tôn trọng bạn – bạn vẫn hãy cứ tôn trọng họ, đừng để hành động của người khác ảnh hưởng đến nhân cách tốt đẹp của bạn. Bởi lẽ, bạn chính là bạn chứ không phải là một ai khác, hãy sống để tâm mình thật thanh thản.
Đồng xu tuy 2 mặt nhưng có một mệnh giá Con người tuy 1 mặt nhưng sao lại 2 lòng Thực ra, có những kẻ… có bao nhiêu lòng, bao nhiêu mặt bạn không thể biết được!
Đừng bao giờ quan tâm đến những kẻ nói xấu sau lưng bạn. Vì chỗ của họ là ở đó, mãi mãi đứng ở sau lưng bạn mà thôi. Những kẻ thường hay nói sau lưng người khác là những kẻ không chân thành, không đáng để bạn nghĩ đến.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sự Nguy Hiểm Của Tâm Sắc Dục trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!