Đề Xuất 3/2023 # Pleiku, Thơ Và Thi Nhân # Top 6 Like | Altimofoundation.com

Đề Xuất 3/2023 # Pleiku, Thơ Và Thi Nhân # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Pleiku, Thơ Và Thi Nhân mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Pleiku, Thơ và Thi Nhân

Nguyễn Mạnh Trinh

Có lẽ không có một thành phố nào như Pleiku được nhắc nhở nhiều đến như vậy trong văn học Việt nam. Những thi văn sĩ, đã sống và thở ở không gian đó, đã trải qua những ngày tháng tao loạn chiến tranh, nên tác phẩm của họ đã biểu hiện sinh động được tâm cảm của những người lính thú hay những nàng chinh phụ của một thời đại chiến tranh.

Với tôi, phố núi Pleiku gợi lại cho tôi rất nhiều vần thơ. Có thể là của riêng tôi mà cũng là của rất nhiều thi sĩ đã gần gũi với thành phố ấy. Thêm vào nữa, Pleiku còn là cả một kho tàng kỷ niệm của riêng tôi..

Ngay ngày đầu tiên đến Pleiku, tôi đã cảm thấy như mình là một dòng sông đang đến một khúc quành.

Năm tôi lên nơi chốn ấy, tôi vừa đến cái tuổi đôi mươi. Hai mươi tuổi, tâm hồn lúc ấy trắng bong, tràn đầy mơ với mộng. Chưa có kinh nghiệm trường đời nên thường phản ứng trước những điều mà mình thấy không vừa lòng. Tuổi trẻ lại hay thích thoải mái không ưa sự gò bó nên dù ở Nha Trang phong cảnh sơn thủy cũng hữu tình lắm nên khoái chuyện giang hồ lang thang. Ở đâu cũng xa nhà nên tôi tình nguyện đi biệt đội Pleiku mút mùa lệ thủy và khi lập không đoàn thì cũng là một trong những sĩ quan thuộc hàng khai sơn phá thạch của đơn vị kỹ thuật ở đây…

Thời gian ở thành phố biên trấn này chỉ hơn hai năm mà sao tràn đầy kỷ niệm. Có những lúc, cơm xấy đồ hộp ngày này qua tháng khác mà vẫn vui. Lãnh lương xong, chỉ một vài ngày là sạch nhẵn, thế mà tối nào cũng lang thang ở phố đến nửa đêm mới mò về phi trường. Ở đây, biết bao nhiêu đứa bạn, buổi sáng còn đùa giỡn chọc ghẹo nhau mà vài tiếng đống hồ sau thân xác đã thành sương khói cho những phi vụ không về. Ở đây có sáng mù sương, thấy đời mỏi mệt như chiếc xe dodge của biệt đội ì ạch leo lên đầu dốc. Dù rằng lúc ấy tôi chỉ vừa hai mươi tuổi…

Cảm giác đầu tiên của tôi khi đến Pleiku thật là lạ lùng.

Ngày đầu tiên khi tôi từ Nha Trang xuống phi trường Cù Hanh là một ngày mưa u ám. Phi cơ trực thăng khi bay qua Khánh Dương bị bắn và tôi hiểu chiến tranh đã đón chào tên lính trẻ làm thân lính thú đồn xa như thế. Mưa sủi bọt trên mặt nhựa phi đạo và bầu trời nặng nề u ám mầu mây đen. Gió ào ạt lồng lộng ngoài kia khiến cho tôi thấy mình quá nhỏ nhoi trong cái buồn mênh mang của đất trời. Lúc ấy, tôi thấy những câu thơ vẩn vơ trong óc. của Kim Tuấn, Vũ Hữu Định, Nguyễn Bắc Sơn,… Thơ tự nhiên thành một phần của một ngày, một tháng, một năm,… của riêng tôi. Thơ để quên đi hiện tại. Những giọt mưa quất vào mặt, buốt rát. Những ngọn gió thốc vào ngực.Nặng tê… Tự nhiên tôi thấy mình thật gần gũi thân thiết với những vần thơ biết là bao nhiêu. Có lúc, tôi nghĩ thi ca là một phần đời sống mình…

Thi sĩ làm thơ cho Pleiku thì rất đông đảo. Và thơ hay cũng nhiều lắm, mỗi bài có ý vị riêng, có phong thái riêng. Tôi bắt đầu với nhà thơ Vũ Hữu Đinh…

Nếu nói bài thơ “Còn Một Chút Gì Để Nhớ” của thi sĩ họ Vũ đã làm cho Pleiku trở thành một nơi chốn cực kỳ lãng mạn và thơ mộng của thi ca Việt Nam thì cũng chắng phải là ngoa ngôn, những câu thơ dễ thương của một vài con phố nhỏ heo hút của vùng cao nguyên, với hình tượng của “Em”, của thời tiết lạnh lạnh để má em thắm để môi em hồng. Có ai hỏi là những nhân dáng này có thật không trong đời sống của người làm thơ không thì nhà thơ họ Vũ đã trả lời rằng đó chỉ là hình tượng tổng hợp từ nhiều hình ảnh trong thực tế để tổng hợp thành một hình tượng tuyệt diệu của tưởng tượng, của hư cấu. Và trong cái không gian của một phố núi nhỏ nhoi, con người thi sĩ và cảnh vật cũng như thiên nhiên ở đây hình như thở chung một nhịp đập của trái tim tràn cảm xúc. Con phố hoang sơ lạnh lùng nhưng dường như có một tâm hồn mà người thơ cảm thông được, hiểu được từ nỗi cô đơn mà trời riêng dành cho người là thơ.

Bài thơ ấy gồm chỉ mười hai câu thơ thôi mà chuyên chở rất nhiều tình, ý. Thơ có thiên nhiên hòa hợp với con người. Thơ làm đời sống có nhiều chất thơ hơn để quên đi những ám ảnh của chiến tranh:   “Phố núi cao phố núi đầy sương phố núi cây xanh trời thấp thật gần anh khách lạ đi lên đi xuống may mà có em đời còn dễ thương phố núi cao phố núi trời gần phố xá không xa nên phố tình thân đi dăm phút đã về chốn cũ một buổi chiều nao lòng bỗng bâng khuâng em Pkeiku má đỏ môi hồng ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông nên mắt em ướt và tóc em ướt da em mềm như mây chiều trong xin cảm ơn thành phố có em xin cảm ơn một mái tóc mềm mai xa lắc trên đồn biên giới còn một chút gì để nhớ để quên.”

Hình như về sau này, khi Cộng sản chiếm miền Nam, thì trong các tuyển tập thơ có trích đăng bài này. Bài thơ này hình như vượt qua được giới tuyến của chiến tranh để trở thành một tài sãn văn hóa của dân tộc…

Bài thơ này được trích đăng hoặc in trong nhiều tuyển tập thơ xuất bản ở trong nước, nhưng không phải là nguyên văn bài thơ. Thí dụ như hai câu thơ cuối thì nguyên bản là “mai xa lắc trên đồn biên giới / Còn một chút gì để nhớ để quên“ Thì sửa lại là “mai xa lắc trên đồi biên giới / Còn một chút gì để nhớ để quên“. Chỉ sửa có một chữ mà ý tưởng đã khác nhau nhiều!

Tôi không rõ Vũ Hữu Định viết bài thơ này trong thời gian nào nhưng theo nhà thơ Luân Hoán một người bạn thân cùng quê với anh đã tả chân dung nhà thơ ấy như sau:

 “với chiều cao khoảng một thước sáu nhưng có bề ngang, cộng với dáng đi chữ bát, cộng thêm lối an vận lè phè nhà thơ Vũ Hữu Định trông gần như hơi thấp. Anh không có khuôn mặt đẹp trai nhưng nhìn rất bắt mắt. Nụ cười xuề xòa luôn luôn đi trước giọng nói dí dỏm bộc trực đã thắp sáng khuôn mặt ngả màu nâu sậm của anh thơ miền Trung ra đời vào thập niên 40 này. Năm 1970 năm tôi không may mắn phải giã từ rừng núi và phố chợ Quảng Ngãi để trở về Đà Nẵng tôi đã gặp và quen thân với Vũ Hữu Định. Lúc đó hình như anh đang mặc áo cán bộ xây dựng nông thôn. Địa bàn công tác của anh lòng vòng ven rìa thành phố Đà Nẵng như Thanh Khê, Hà Khê, An Hải, Sôn Trà,.. Anh chợt đi, chợt về. Đặc biệt anh lúc nào cũng có vẻ thong dong giàu có thời giờ phất phơ phố xá. Anh làm thơ nhiều trong giai đoạn này. Thơ của anh hầu hết được đăng trên các tạp chí văn chương tại thủ đô Sài Gòn. Vũ Hữu Định có đời sống vật chất không mấy khả quan, quen biết nhau khá lâu nhưng anh từ chối không thuận cho tôi đến nhà chơi. Cũng không hề đề cập đến gia đình của anh. Biết anh có vô có con nhưng mãi về sau này tôi mới tình cờ được gặp trong một hoàn cảnh thật buồn!

Ông mất năm 1981 ở Đà Nẵng và có nhiều dư luận về cái chết của ông. Như ông đến nhà một người bạn văn chơi ở An Hải và vì nhậu qúa say trong lúc tìm chỗ đi tiểu thì bị té từ căn gác lửng xuống và chết. Một dư luận khác thì nói rằng trong cuộc nhậu ấy, ông bị một vài người cố tình từ trên gác xô xuống và bị ngã chết. Những người bạn ông thì nửa tin nửa ngờ và cũng hiểu rằng ỏ thời thế ấy thì chết vì bị cố tình mưu hại hay vì say mà té ngã cũng đều như thế, chính quyền không quan tâm và chỉ đau xót cho gia đình, bạn bè và những người yêu thơ ông …”

Thi sĩ viết về Pleiku như thế thì rất nhiều nhưng tôi cũng muốn nói về một thi sĩ mà tôi rất mê thơ của ông. Đó là Nguyễn Bắc Sơn …

Nguyễn Bắc Sơn, một chứng nhân của cuộc chiến, làm thơ như một cách thế sống, đã coi công việc viết như một phần của đời người. Sống ở Pleiku và viết những bài thơ để gửi Pleiku. Thơ ông, có chút cảm khái ngậm ngùi của thời tao loạn nhưng cũng có những xúc động bềnh bồng của tâm tư lãng mạn hay đùa cợt với cuộc đời. Thơ, phảng phất vóc dáng một chàng cuồng sĩ…

Đọc bài thơ “Hoa Quì Vàng Lạnh Pleiku”, tự nhiên tôi như người trở về thời gian ấy, không gian ấy. Trở về những ngày tuổi trẻ, của những giây phút bốc đồng coi mọi việc như cuộc đùa chơi. Cái lạnh, chưa hẳn là lạnh lẽo mùa đông, mà còn chứa đựng một chút nồng ấm nào đó của mùa hạ. Lạnh ở bên ngoài nhưng rần rần nóng hồi ở tim óc bên trong. Sương mù ban đêm trên đỉnh cao nhìn về phố buồn, tâm thức cũng ào ạt như sóng theo tầm nhìn vời vợi…

“Đứng trên núi thấy hàng đèn thị trấn Là thấy mình buốt lạnh mấy nghìn năm Vì đêm nay trời đất lạnh căm căm Nên chợt nhớ chút lửa hồng bếp cũ Nên phải nhớ mắt một người thiếu nữ Đã nhìn mình rất ấm một ngày xưa Dù mai sau ngày nắng tiếp ngày mưa nhưng vĩnh cửu chút mơ màng thuở đó…”

Đọc bài thơ dài của Nguyễn Bắc Sơn tôi chỉ thấy có hai câu nói về mầu hoa quì vàng. Thế mà cái mầu sắc hoa man dã ấy chỉ một nét thoáng qua nhưng lại gợi nhiều dư âm. Mầu vàng, có khi là mầu vàng lạnh, nhưng có khi là mầu nóng chói chang của nắng:

“Phố núi kia ơi, một đời phố lạnh. Lạnh hoa vàng, núi đỏ, thác đèo cao.”

Hoa quì vàng? Một loài hoa có lẽ chỉ có ở Pleiku. Hoa quì vàng, một loài hoa nhỏ, cây từa tựa giống như hoa cúc, tôi đã nhìn thấy miên man mầu vàng khi trên phi cơ nhìn xuống. Mầu vàng, mênh mang trên những ngọn đồi loang lổ mầu xám của đá và mầu đỏ của đất. Hoa quì, lẻ loi một cánh trên tay thú thực cũng chẳng hấp dẫn lắm nhưng nếu bạt ngàn dưới cánh phi cơ, rào rạt trong nắng trong gió sẽ trở thành một ấn tượng khó quên cho cảm xúc. Ơi hoa quì, mầu vàng không phải kiêu sa như mầu hoàng cúc của áo tôn nữ mà có sự gần gũi với tà áo vàng của dân dã, của thiên nhiên. Hèn chi, cũng có nhiều nhà thơ vấn vương với hoa quì vàng, như Nguyễn Xuân Thiệp, như Kim Tuấn,…?

Người thơ kể chuyện của mình, một câu chuyện có lẽ rất quen tai của những người lính thú. Cũng đi xuống, đi lên, cũng loay hoay bồn chồn như những chàng gà trống…   “Đời lang bạt của một người lính thú Sáng hôm qua tôi là người thiếp ngủ Đi một mình lên xuống phố mù sương Phố núi kia ơi, phố có con đường Lên xuống dốc tìm không ra bạn hữu Không có bạn tôi làm sao uống rượu Tôi làm sao sống nổi một ngày đây Phố núi kia ơi, kẻ lạ đông đầy Nhìn gã lính không khác gì gã lính…”

Không có bạn tôi làm sao uống rượu. Tôi làm sao sống nổi một ngày đây. Nghe như một câu nói thường ngày, không có chất thơ mà sao nghe tràn đầy thi tứ. Chắc lúc ấy, sự cảm khái của người thơ đã lên cao độ, và, nỗi lạnh lùng thiên cổ như bám vào da vào thịt. Có nỗi nhớ mong, có niềm tiếc nuối. Người em, bây giờ lưu lạc ở đâu?

“… Tôi vận rủi làm một người lãng đãng ngó mông hoài khuất bóng của người em sáng hôm nay đời sống thật bình yên sao phố lại đuổi đi người yểu điệu vườn đá tảng bàn chân em huyền diệu in gót hồng lên lớp bụi đời tôi là từ khi tôi hạnh phúc rong chơi và quên lãng con thú mù phẫn nộ Ôi phố núi đêm nay là cổ mộ Một hàng đèn sáng lạnh cõi bi hoang…” Nguyễn Bắc Sơn làm thơ với tâm trạng u uất của thời đại trong một cuộc chiến kéo dài suốt gần hai chục năm. Ông có người cha là một cán bộ quân sự cao cấp của Cộng sản nên trong thời kỳ ông đi lính VNCH cũng bị ảnh hưởng. Cơ quan An Ninh Quân Đội bắt ông thuyên chuyển đơn vị và theo dõi. Sau đó ông đào ngũ và bị bắt lính lại và phục vụ tại một đơn vị địa phương quân ở Phan Thiết. Sau năm 1975, người cha trở về và là một viên chức cao cấp sau về hưu và bị chết một cách bất thường vì bị tai nạn giao thông. Có dư luận cho là bị mưu sát…

Đời sống của ông đã tạo cho thơ ông niềm đau xót của những người bị kẹt giữa hai giới tuyến. Thơ của ông hào sảng có nét chân thực thô nhám của đời lính trận có những câu như:

“Mai ta đụng trận may còn sống Về ghé Sông Mao phá phách chơi Chia sớt nỗi sầu cùng gái điếm đốt tiền mua vội một ngày vui…”

Có người phê phán những bài thơ có chất phản đối chiến tranh của Nguyễn Bắc Sơn, nhưng họ phải công nhận ý thơ và tứ thơ mạnh mẽ của ông, một kỹ thuật làm thơ với ngôn ngữ tuy bình dị gần gũi đời thường nhưng đầy chất sáng tạo…

Có một nhà thơ nữ cũng nổi tiếng với một bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành nhạc khúc “Tưởng như còn người yêu”. Đó là nhà thơ Lê Thị Ý và bài thơ “Thương ca 1”.

Trả lời một câu phỏng vấn của Đinh Quang Anh Thái, tác gỉa Lê Thị Ý phát biểu :

“Lúc đó là năm 1970, tôi sống tại Pleiku. Thành phố nhỏ bé này vào giai đoạn chiến tranh khốc liệt chỉ thấy lính, vợ lính, xe tăng, xe jeep; hầu như không thấy gì khác nữa. Nhà tôi ở gần nhà xác của quân đội. Tôi chứng kiến cảnh biết bao các bà đi nhận xác chồng. Tôi thấy đàn bà con nít đến lật cái poncho quấn xác để nhìn rõ mặt người thân, cảnh đó khiến tôi đau đớn không chịu nổi. Rõ ràng nỗi đau của những người có chồng chết trận là nỗi đau của chính mình. Thành thật tôi vô cùng xúc động và chính tôi sống bằng hình ảnh những người vợ lính, vợ sĩ quan khóc bên xác chồng. Nỗi buồn đau đó là nỗi đau của mình.”

Khi trả lời câu hỏi khi thơ phổ thành ca khúc thì có người chê là phản chiến, nhà thơ Lê Thị Ý nói :

”Khi tôi làm bài thơ tôi xúc cảm thế nào thì tôi viết ra như thế. Thế thôi. Tôi không nghĩ gì khác cả. Bài thơ được phổ biến cũng là một sự ngẫu nhiên. Một người bạn của anh Vương Đức Lệ tôi đến nhà chơi thấy bài thơ bèn đưa cho cụ Nguyện Đức Quỳnh người trụ trì sinh hoạt Đàm Trường Viễn Kiến ở nhà cụ ỏ Sài Gòn quy tụ rất nhiều văn nghệ sĩ, trí thức, nhà văn, nhà báo – Cụ Quỳnh đọc thấy hay bèn đưa cho ông Phạm Duy phổ nhạc. Cho nên bài thơ của tôi được mọi người thưởng thức hoặc cho là phản chiến thì cũng là việc tình cờ thôi chứ tôi không chú ý trước việc phổ biến bài thơ…”

Bài thơ rất cảm động, nguyên văn là:

“Ngày mai đi nhận xác chồng say đi để thấy mình không là mình say đi cho rõ người tình cuồng si độ ấy hiển linh bây giờ cao nguyên hoang lạnh ơ hờ như môi thiếu phụ nhạt mờ dấu son tình ta không thể vuông tròn say đi mà tưởng như còn người yêu phi cơ đáp xuống một chiều khung mây bàng bạc mang nhiều xót xa dài hơi hát khúc thương ca thân côi khép kín trong tà áo đen chao ơi thèm nụ hôn quen đêm đêm hẹn sẽ chong đèn chờ nhau chiếc quan tài phủ cờ màu hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng em không thấy được xác chàng ai thêm lon giữa hai hàng nến chong? Mùi hương cứ tưởng hơi chồng Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai”

Nếu hồi trước bản nhạc về phố núi của Phạm Duy phổ nhạc từ thơ Vũ Hữu Định thì về sau này những người yêu thương Pleiku cũng hay ngâm nga hoặc thích lắng nghe bản nhạc Phố Xưa của thi sĩ, nhạc sĩ Hoàng Khai Nhan. Bản nhạc với ca từ như “Chiều mờ trên phố cao / Đưa em về từ khi có nhau / những con đường từ khi có nhau / kết hoa ngày nào / chiều mờ sương thung lũng sâu / quán trong phi trường đèn đêm thắp sao…” đã thành một bài hát đáng yêu của những người lính trấn ải miền ba biên giới.

Bản nhạc thật hay và lãng mạn như trời đất của vùng biên trấn ấy. Nhạc sĩ Hoàng Khai Nhan còn là một thi sĩ và làm khá nhiều thơ về Pleiku.

Anh viết với cảm xúc của người lính, lên đường làm nhiệm vụ của người tuổi trẻ thời chiến tranh. Có một bài thơ anh làm để bắt đầu cho một cuộc lên đường, để làm người lính thú hôm nay. Thơ như chia sẻ với đồng đội của anh những nhiệt thành vào cuộc, với thân phận giống như bầy ngựa chiến đập móng đợi khởi sự vòng đua nhân sinh trong thời đại khói lửa mịt mù trên quê hương.

Đó là một bài lục bát, gửi tặng những người bạn chờ buổi lên đướng lên phố núi;

“một con ngựa đã lên đồi hai con ngựa đứng bồi hồi ngó theo ba con ngựa sải qua đèo bốn con ngựa hí buồn thiu trong tàu Năm con ngựa nối đuôi nhau Sáu con ngựa đợi hôm sau lên đường.”

Những cuộc lên đường của những người lính trẻ. Bắt đầu một cuộc đua của những con tuấn mã chạy vòng trong cuộc chiến tranh. Hoàng Khai Nhan đã ví von ông và những đồng đội cùng mặc áo lính thú khởi sự hiểu được những bất toàn của cuộc đời nhưng hùng khí lúc nào cũng hừng hực như thuở đợi lúc lên đường.

Bây giờ là mùa thu nhưng nghe bản nhạc Anh Cho Em Mùa xuân của nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ từ thơ Kim Tuấn thì thấy trời đất vẫn dễ thương vô cùng. Thi sĩ Kim Tuấn cũng là người làm thơ về Pleiku độc đáo và trước năm 1975 đã có một thời cư ngụ lâu dài ở Pleiku. Với Pleiku, anh là một người cố cựu và đã sống đã thở với phố núi này với tâm tình của một người chọn lựa một quê hương thứ hai. Với riêng tôi thì thơ của ông có nhiều nét rất gần gũi với cuộc sống mình cũng đã một thời ở đó.

Chúng ta hãy thử đọc bài thơ “Buổi chiều ở Pleiku“:

“Buổi chiều ở Pleiku có cà phê và có bạn hiền Có biển hồ nước trong, có lúc buồn soi mặt Ôi mặt mình sao bỗng gớm ghê Ôi đời mình sao nhìn muốn khóc Ta với ta xa lạ vô cùng Buổi chiếu ở Pleiku có gì lạ đâu hở em Có nỗi cô đơn trong cõi sương mù Có phố buồn hiu có đêm giấu mặt Có giấc sầu dài trong cõi thiên thu Có bức tường vôi ghi dấu đạn thù Có cuộc đời ta chìm trong khói lửa Kiếp người sao đã lãng du Buổi chiều ở Pleiku Buổi chiều nghe mưa bay trên đầu ngọn núi Buổi chiều như mọi buổi chiều Tiếng phi cơ, tiếng xe và tiếng súng Anh còn tiếng nào để nói yêu em.”

Những buổi chiều ở Pleiku,với “tiềng phi cơ, tiếng xe và tiếng súng”, đúng là tình cảnh chúng tôi nhưng khác với thi sĩ là chúng tôi vẫn còn nhiều lời yêu em chứ không phải ”anh còn tiếng nào để nói yêu em”.

Kim Tuấn làm thơ về Pleiku với nhiều nỗi niềm trăn trở quá. Nhưng thơ của “Nụ hoa Vàng Cho Em” phổ nhạc thành “Anh cho em mùa xuân“ hay “Kỷ Niệm” phổ thành “Những bước chân âm thầm” lại có nhiều yêu đương tình tự và lãng mạn của những người cảm thông được với thiên nhiên với thời tiết những vẻ đẹp của đất trời.

Thơ của ông cũng có nhiều bài rất lãng mạn thơ mộng chứ không phải chỉ có trăn trở suy tư. Có khi là thơ của tuổi học trò, của tuổi mười bảy mười tám mộng mơ…

Như bài “Ngày Em Còn Thắt Bím” chẳng hạn:

“tóc bím nghĩa là tóc dễ thương tóc bâng khuâng lá rụng bên đường tóc chia đường gió chia thương nhớ chia nỗi buồn cho ai vấn vương Tóc bím nghĩa là tóc mộng mơ Để ai thương nhớ để ai chờ Để ai ngơ ngẩn giờ tan học Em vẫn vô tình vẫn giả lơ Tóc bím nghĩa là tóc ngẩn ngơ Tình ta xanh biếc mộng ơ hờ Chiều xanh áo trắng mùa mây trắng Em ngọt ngào và em ngây thơ.”

Có rất nhiều thi sĩ viết về Pleiku với tâm trạng của những người tham dự một cuộc chiến tranh mà ở đó sự sống chết nhục vinh gần cận nhau đến gần như không biên giới. Những người lính trước khi hành quân còn vui tươi chọc ghẹo nhau nhưng biết đâu chỉ trong giây phút đã thành những người đã rời xa cuộc sống. Hay, thành phố Pleiku này đầy kỷ niệm dễ thương cũng có lúc trở thành địa ngục mà ở đó những người dân và những người lính cuống cuồng trong vòng lửa hun của tàn phá chiến tranh của những ngày tháng ba chẳng thể nào quên của cuộc di tản đẫm máu về phía duyên hải qua con đường số 7 la liệt xác người…

Chiến tranh lại rõ nét hơn với nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp. Bài “Pleiku, tháng ba 1975”. Ba mươi năm trôi qua, nhưng ngày tháng đó vẫn còn sinh động. Thơ, không ghi chép lại nhật ký ngày tháng mà sao đầy dấu viết của một quãng đời. Ngày ấy, lửa cháy đỏ. Ngày ấy, là ngày thành phố cao nguyên quặn mình rồi gục ngã.

Người thi sĩ kể chuyện một mình. Đâu cần ai hiểu, chỉ để nỗi niềm loang vào sương đêm thành nỗi nhớ mịt mùng.

“cầm bút viết, tháng ba rực cháy hàng dầu cao trong bình minh cơn sốt của trái chín và cánh đồng trận gió hung trưa ngày ấy cầm bút viết, đồi hoa quỳ vàng tháng ba xuống khu rừng. Bóng quạ rung những nhánh cây màu tàn lửa tiếng thét hư không. Chiều rượt qua ngàn…” Tháng 3 năm 1975, có phải là thời điểm mà cao nguyên di tản và là một nỗi kinh hoàng còn ám ảnh mãi đến bây giờ. Nhà thơ hình như đã mang cả tâm tình của một người yêu Peiku vào thơ qua những hình ảnh thật là đặc biệt.

Những hình ảnh đan vào nhau với những liên tưởng tiếp nối. Ảnh nét phác sơ lược nhưng lại làm nổi bật được một không gian đầy biến động. Đồi hoa quỳ vàng, khu rừng, bóng quạ, nhánh cây màu tàn lửa, tất cả như chìm đắm trong nỗi bàng hoàng của thế thời. Cơn bão lửa dậy lên từ hoang vu:

“tháng ba, chân trời chớp tía Những chuyến xe lên đường, cơn mưa chợt đến Rào qua mái nhà, bàng hoàng. Mưa ngưng bặt Đêm. Những căn nhà gỗ sáng đèn. Tháng ba. Trên đồi vông nở Tôi trở về thị trấn tháng ba Những sợi dây trời cắt đau trí nhớ Cườm tay em nhỏ máu hè xưa…” Thơ như của lời chia biệt, như người đánh mất tất cả. Pleiku cũng như cả nước phải khoác khăn tang. Nhà Thơ Nguyễn Xuân Thiệp như đã viết lời trăn trối của một thành phố miền cao đầy lãng mạn dễ thương. Xa rồi những ngày thơ mộng. Gần lắm rồi những nỗi kinh hoàng. Cái linh cảm của một cuộc địa chấn là cái linh cảm chung của những người như những con chuột đang cuống cuồng trong rọ. Thị trấn sẽ thành biển lửa, nay mai. Sẽ đầy những cuộc chia ly đầy nước mát. Thảm họa xụp xuống, như cơn hồng thủy đến.

“ … vò nát chiếc khăn và đừng khóc chiều nay. Chớp bể mưa nguồn chia tay nhau. Sương phụ người đi râu bám bụi đường tháng ba. Em. Những căn nhà gỗ ánh đèn khuya. Vệt máu hè xưa đừng tiếc chiếc khăn tay ngày ấy sẽ bay trong lửa hoàng hôn tháng ba. Cơn giông rền mặt đất.” Đọc xong hai bài thơ, tôi như ngươì hụt hơi. Đời sống, như một hơi khói nhẹ, loãng bay vào hư không. Tự nhiên, thấy lòng mình chùng xuống những kỷ niệm. Những bài thơ. Thuở đã xa. Ngày còn trẻ. Và hoa quì vàng, cái màu vàng loang sắc nắng của buổi nào, bây giờ có còn vương trên núi đồi không? Cái sắc màu hỏa hoàng trong những buổi chiều nhạt nắng ấy sao nhức nhối ký ức…

Lại chiến tranh, và lại chiến tranh. Nhiều tác giả viết về Pleiku khói lửa với tâm cảm của người trong cuộc, của những người đã đổ mồ hôi và đổ máu cho đất tây nguyên. Có một nhà thơ đã viết những câu thơ để đời như:

“Chư Pao ai oán hờn trong gió Mỗi một khăn tang một tấc đường”.

Chư pao là một đỉnh núi khống chế con đường tiếp vận quốc lộ 14 từ Pleiku đi Kontum và chính nơi đây cả ngàn tử sĩ của hai bên đã nằm xuống trong những trận chiến ác liệt thời mùa hè đỏ lửa. Người thi sĩ ấy là Lâm Hảo Dũng, một pháo thủ đã có một thời gian chiến đấu ở tây nguyên. Ông làm thơ về tuổi thanh xuân chiến tranh của mình với những địa danh mà ông không thể nào quên trong trí nhớ…

Trong những tập thơ của Lâm Hảo Dũng có nhiều bài thơ ông đã viết về vùng tây nguyên như ”Ngày về Ban Het”, ”Miền Ba Biên giới”, ”Ba năm làm lính về Dakto”… Có một bài thơ mà tôi thích là bài “Chiều Hàm Rồng”. Hàm Rồng là một ngọn búi mà bất cứ ai đã sống ở Pleiku đều biết vì cái hình dạng độc đáo gợi cảm nhớ đến hình dạng của người thiếu nữ. Nhất là các chàng phi công, khi bay từ phía Ban mê Thuật về Pleiku mà nhìn thấy núi Hàm Rồng thì biết là đã gần đến phi trường Cù Hanh rồi. Cái hình dạng giống cái mu rùa ấy sao gợi hình lạ.

Lại những buổi chiều. Hình như cái thời khắc của cuối ngày ấy thường gợi trong lòng những người lính xa nhà những cảm giác bâng khuâng khó quên. Bài thơ ấy chỉ có 3 đoạn mười hai câu:

”con đường ấy vẫn hoen mầu bụi đỏ Gió lơ thơ nghe nắng mới ngập ngừng Anh sống thở trong tâm hồn trai trẻ Nghe nỗi buồn đâu đó đến bâng khuâng Hoa cúc dại thắm trên đường xa tắp Và quê hương tha thướt lá xanh trà Em có thả những chòm mây nhung nhớ Cho rừng hoang im lắng tiếng chim ca Đời viễn khách mơ hồ không biết được Bước chân vang rộn rã buổi quay về Em mắt biếc hồn nhiên bên cánh cửa Gửi hương nồng quay quắt bóng người đi.”

Thơ Lâm Hảo Dũng đầy cảm khái. Nhưng hình như ở bên trong người lính vẫn còn hình bóng của cậu học trò mắt biếc với môi tươi…

Thơ ông lãng mạn nhưng vẫn lạc quan:

”nên ta cố sống dù câm điếc Dù có xuôi tay mắt có mù Để thấy em ngày vui áo biếc Để ta buồn suốt một đời thu Lắm khi gái thượng mà duyên dáng Đi tắm hò reo đêm sáng trăng Ta muốn buông mình con thú dữ Bắt đầu trong suốt kiếp cô đơn Có không ngày của thanh bình đến Ta nhớ vườn xưa nhớ mẹ già Còn hái mồng tơi ngoài dậu cũ Lệ buồn năm tháng có phôi pha?”

Các nhà thơ Không quân ở Pleiku cũng có nhiều bài thơ độc đáo. Nói về thơ từ Pleiku mà không có những bài thơ này là một điều thiếu sót lớn theo cảm nhận của nhiều người. Nếu gọi tên những thi sĩ KQ thì không thể nhắc đến những tên tuổi như Lê Bá Định, như Hoàng Khai Nhan, như Lê Văn Trước, Võ Ý.

Ông Võ Ý là một phi công, phi đoàn trưởng phi đoàn quan sát 118 Bắc Đẩu. Ông cũng là người đã tình nguyện lên phố núi ”nhận nơi này làm quê hương dẫu cho khó thương” và làm thơ với cả tấm lòng của mình, một người bay ở trên cao để thấy thiên nhiên tươi đẹp biết bao, để thấy cuộc sống vẫn còn nét mơ mộng hào hoa và với ông những nơi chốn những địa danh của phố núi như ngập tràn nỗi nhớ…

Thơ của những người lướt gió đè mây có lúc lãng mạn hào hùng nhưng cũng có lúc thiết tha nhẹ nhàng của những tháng ngày đầy kỷ niệm như bài thơ “Xưa Trên Đó”

“Xưa trên đó sương nhòa hơi thở đượm dốc cũng vừa ta bước xuống cô đơn mê cho lắm cho tay dài với mộng mặt trời lên chiếu rạng tới ưu phiền mưa thì sình bụi mù thay nắng gió gặp là vui cam khổ cũng cam đành vui cho quên đâu bằng xưa trên đó áo bay bay mờ ảo dấu Phượng Hoàng quên được thì quên nhớ ai thì nhớ quên cho rồi quyên gọi quốc từ đây nhớ đâu đâu lạ lùng trăng đêm đó tượng đá thần linh sao ta tỉnh say. Một dạo bay qua nhìn qua trên đó Đồi như vương cây như vấn chân nàng Phố cũng xưa và tim thì đau nhói Quạt nồng đâu qua đó để cơ hàn…” Có người đọc câu “áo ai bay mờ ảo dấu Phượng Hoàng“ tưởng là chàng phi công nghĩ đến cánh chim thần truyền kỳ nào đó. Nhưng thực tế thì không phải. Phượng Hoàng chỉ là một khiên vũ trường của Pleiku mà các tay chơi mặc quần áo lính “đốt tiền mua vội một ngày vui”…

Với tôi thì một phần đời sống của mình ở đó mà không làm thơ cho được. Ngày lên Pleiku, có một bài thơ tôi đã làm như tiên đoán được cái không gian của biên tái, của những câu thơ như Lương Châu Từ của Vương Hạn thời Thịnh Đường xa xưa. Pleiku có khác nào Lương Châu, cũng là quan ải để trấn giữ biên cương. Ngày xưa thì ngăn giặc Hồ, giặc Mông. Ngày nay, thì canh chừng ba biên giới, với những trận đánh ác liệt mùa khô hàng năm tiếp diễn… Bài thơ ấy, làm vào một đêm trước khi sáng mai lên trực thăng vào phố núi:

“Ừ mai tao lên Pleiku đêm căm hơi đá ngày mù núi xanh uống say quên mộng quẩn quanh về nơi gió cát cũng đành cuộc chơi Ừ mai cánh vỗ ngang trời ngóng thiên thu một cõi đời tịnh yên máu xương mãi chuyện ưu phiền còn đâu tiếng gọi cho em miệt mài Ừ mai súng khoác lên vai Ngẩn ngơ phố núi những ngày đao binh Chắc đâu rượu uống một mình Trong thân phiêu bạc nhục vinh nửa vời Ừ mai thương bóng trăng trôi Chim quên vẫy mỏi cuối trời chiến tranh Uống đi mai hát quân hành Nghe trong hơi bốc long lanh mắt người…”

Tuổi trẻ, ngây thơ và bốc đồng. Tưởng rằng, mình như một hiệp sĩ thời xưa đi vào nơi gió cát. Thơ cũng nghênh ngang kiểu “túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”. Tuổi trẻ, ơi những giấc mơ của ngày chân không chấm đất cật chẳng đến giời. Có phải là giấc mơ chung của những người lính trẻ chúng tôi…

Nguyễn Mạnh Trinh

Những Vần Thơ Nhân Ái

Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng biết đến câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng” hay câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước thì thương nhau cùng”… Những câu tục ngữ ấy đã trở thành phương châm sống của mỗi thế hệ và được nhiều người yêu thích. Có những người khi sinh ra họ đã không có tay chân, khiếm khuyết những bộ phận trên cơ thể hay họ là những đứa trẻ mồ côi. Câu tục ngữ khuyên chúng ta đoàn kết với nhau với tinh thần tương thân tương ái, không nên thờ ơ, quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác mà phải quan tâm giúp đỡ, đùm bọc, chở che họ. 

Nhóm tình nguyện Tuyên Quang Online chung tay góp sức xây dựng nhà tình thương tại thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm (Sơn Dương).

Dù nghèo đói hay giàu sang, dù thời chiến hay thời bình, chúng ta cũng cần giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau, đừng chê bai, có những hành động không tốt đối với người khác. Bởi tình đoàn kết, tương thân tương ái vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Đúng như người xưa đã khuyên dạy:

 “Thấy ai đói rách thì thương Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn”.

Mùa xuân được xem là mùa đẹp nhất trong năm. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì sự quan tâm, sẻ chia ấy lại được nhân lên gấp bội khi những việc làm thiết thực được lan tỏa rộng khắp. Những hành động tưởng chừng như đơn giản ấy lại mang ý nghĩa lớn và đầy tính nhân văn: 

“Chúng tôi chẳng kể giàu sang Chia nhau tấm áo, tấm chăn, hộp quà Làm cho cuộc sống thêm tươi Vơi đi nỗi khổ những người khó khăn”.                  (Nghĩa tình – Nguyễn Thu Huệ)

Suốt quãng thời gian sáng tác thơ của mình, nhà thơ Lê Na, hội viên Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh đã không ít lần đau xót khi chứng kiến những mảnh đời bất hạnh. Những người đã cầm súng xông pha nơi địa đạn, có người may mắn sống sót trở về nhưng luôn mang trong mình di chứng của chiến tranh. Song không phải vì thế làm họ khuất phục, mà họ vẫn sống lạc quan, yêu đời bởi luôn có những tấm lòng nhân ái sẵn sàng sẻ chia với họ. Và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” chính là lời răn dạy, nhắc nhở chúng ta phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ cha anh đi trước:

Xuân nghĩa xóm tình làng Như than hồng bếp ấm Cho người đi rất chậm Cả tiếng cười chia sang…                          (Người đi rất chậm)

Cuộc sống cần có sự sẻ chia, nương tựa, giúp đỡ nhau, nhưng trên hết vẫn là ý thức tự vươn lên của mỗi người. Mỗi chúng ta hãy có những hành động thiết thực để chung tay giúp đỡ cho những người còn khó khăn hơn mình. Và tinh thần ấy được thắp lên khi Tết đến xuân về, những bóng áo xanh tình nguyện, những nhà hảo tâm lại thầm lặng quyên góp tặng cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tấm áo ấm, chiếc bánh chưng để mùa xuân ấm áp nghĩa tình…

Thơ Lục Bát: Cuộc Đời Công Nhân

THƠ LỤC BÁT: CUỘC ĐỜI CÔNG NHÂN

Tác giả: Nguyễn MâyCông nhân là thế này đâyTô mì lót dạ qua ngày là xongĐôi khi cũng thấy xót lòngNhưng thôi mặc kệ cũng không hề gì!

Ai trong hoàn cảnh cu liMới hay thấu hiểu những gì buồn vuiThời gian vẫn cứ lặng trôiTuổi xuân gửi lại về nơi trốn nào!

Thân em như kiếp con con tằm” kiếm ăn được mấy đêm nằm nhả tơ”Cả đời chẳng dám ước mơNgày làm vất vả mong chờ đến lương!

Nhận tiền mà thấy thảm thươngSố tiền ít ỏi biết nhường chia sao?Rưng rưng dòng lệ trực tràoThương cha mẹ lắm biết sao bây giờ!

Ở quê mẹ cũng đang chờChút tiền con vẫn hằng mơ gửi vềNgười ơi! Em nói người ngheTiền lương gửi mẹ đã về đến nơi!

Tết này em lại lẻ loiTiền đâu? Mua vé để rồi về quê!!!!!Thật vất vả bởi còn túng thiếuPhận công nhân ai hiểu ai hayDầm mưa dãi nắng đêm ngàyThức khuya dậy sớm hao gầy tả tơi

Mở mắt dậy khi trời chưa sángTrăng mùng mười ló rạng đầu nonNgoài sân sương ướt vẫn cònGà kia chưa gáy cú con chưa về

Mặc quần áo rồi thì vội vãQuán ven đường lót dạ đơn sơBánh mì cháo trắng hoặc ngôĂn gì cũng được miễn no được rồi

Gian nan nhất tiết trời nắng hạMồ hôi rơi tầm tã đêm ngàyThế nhưng cũng vẫn hăng sayBán hàng phục vụ bác này chị kia

Tối nuốt vội đôi thìa cơm nhãLấy sức bởi vất vả suốt ngàyNgẫm đời sao lắm đắng cayBuồn cho số phận kiếp này công nhân.Đời công nhân vất vả lắm ai ơiĐổi chén cơm bằng nụ cười héo hắtCũng có khi phải trả bằng nước mắtNhịn bao lời mà se thắt con tim

Đời công nhân chỉ biết sống lặng imSáng tinh mơ lo tìm đồ lót dạKhi gói mì tôm cùng ly nước lãChiều ổ bánh mì vội vã tăng ca

Đời công nhân cơm mắm muối dưa càCó kẻ phải..xa mẹ cha già yếuBởi kiếp nghèo với bộn bề túng thiếuCũng có người chữ hiếu chẳng trả xong

Đời công nhân như con nước giữa dòngCứ nổi trôi bềnh bồng không lối thoátNghĩ tương lai mà ngậm ngùi chua sótCũng phận đời sao chẳng được như ai

Đời công nhân gian khổ cứ miệt màiChẳng biết đâu chữ ngày mai tương sángNên những khi lệ đêm trường lai láng Thấy đời mình như một áng mây đen.

Ngày 2017-11-03 Tác giả: Sưu Tầm

Cùng Thể Loại

Tâm Tình Con Gái Miền Tây Qua Ca Dao Và Thi Ca

Người xứ khác chưa tới miền Tây Nam bộ lần nào, đều mường tượng vùng này chắc chỉ toàn ruộng lúa…”cò bay thẳng cánh”. Thực ra không phải vậy, có những vùng đất cao ráo như vùng Cái Bè, An Hửu…người ta lên mương làm vườn trồng cây ăn trái, vùng đất cồn như Bến Tre cũng vậy; đây là vùng đất giồng.

Con gái đất giồng trắng trẻo, nhưng sống có phần khép kín, vì vùng làm vườn nhà cửa xóm giềng cách nhau một đổi, chứ không sát nhau như chốn phố phường.

Cây oằn là bởi trái sai Thiếp buồn là bởi vì ai nói lời Nói lời mà bỡn thiếp chơi Làm thiếp tưởng thật nói lời nghiệt cay…

Trăm năm dù có sau này Tính thiếp vẫn thế khó thay, ơi chàng Tính trời thời thiếp đã mang: Thiếp ghét thói xấu chẳng màng lợi danh

Mai sau dù có không thành Chàng đừng quên thiếp, sao đành chàng ơi Giấy nay chữ đã viết rồi Thời gian như cánh chim trời lướt bay Rượu đào chẳng nhấp mà cay Bùa yêu chẳng uống mà say suốt đời

Vùng làm ruộng trong Đồng Tháp Mười, như mấy huyện mới thành lập của Tiền Giang thì tôi chưa có dịp vô. Chứ trước đây độ 20 năm, vào Mỹ An, huyện Tháp Mười hay về Tân Hiệp, Kiên Giang mới thấy vùng đất chuyên làm ruộng. Ở đây cứ cách 1 cây số là 1 con kinh xẻ trên đồng như bàn cờ, nhà cất day mặt ra kinh, sau nhà là ruộng kéo dài đụng bờ kinh bên kia.

Bên hông hay trước nhà, cặp theo bờ kinh thường có lảnh rau thơm, cho nên cô gái ngồi lặt rau mới thấy anh chàng xóm khác đang rảo qua mà hổng dám…vô nhà

Thò tay bứt ngọn rau ngò / Thương anh đứt ruột giả đò ngó lơ…!

Dân xứ ruộng vì cùng làm trên một cánh đồng, nên nam nữ quen mặt nhau hết. Mà hồi trước đâu có máy gặt máy phóng như bây giờ, cắt lúa xong cộ lên gò rồi cho trâu đạp, phụ nữ xóc rơm vê lúa rần rần sáng đêm. Cho nên các cô muốn lấy chồng gần gần thôi, sợ cảnh nhớ nhà…

Chiều chiều chim vịt kêu chiều / Trông về quê mẹ chín chiều ruột đau / Chiều chiều ra đứng ngõ sau / Muốn chồng em thấy ruột đau chín chiều…

nên than với mẹ rằng

Má ơi đừng gã con xa / Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu…

Ý là hổng muốn về làm dâu trên miền Đông, vùng Biên Hòa – Bình Dương, vì chỉ trên đó mới có chim có vượn, chớ vùng đồng bằng đào đâu ra?

Nhưng bà má cũng tâm lý lắm, đáp lại rằng:

Má không muốn gã con gần / Con qua xúc gạo ngày mấy lần…chết sao !

Đây là nói dân trong đồng thôi nghen, hồi trước dân miệt đồng thiệt thà lắm! Con trai cũng khờ, muốn “cua” em mà cũng hổng dám nói thẳng, phải khen…vòng vòng

Trời xanh bông trắng nhụy hùynh / Đội ơn bà ngoại đẻ má, má đẻ mình dễ thương…

Nhưng gái đồng bản tánh chân chất, bộc bạch:

Tôi xa mình ông trời nắng tôi nói mưa / Canh ba tôi nói sáng, giữa trưa tôi nói chiều.

Đọ…! Gái miền Tây gốc là phải vậy. Nhưng chỉ cần cách một bờ kinh, tình hình sẻ khác.

Ai từng về vùng Kinh Xáng Vịnh Tre, sẻ thấy bên kia kinh là đồng nhưng bên này là xóm chợ. Vì con đường độc đạo chạy ra lộ cái để về Long Xuyên hay lên Châu Đốc, chạy cặp theo mé kinh, nên nhà cửa nằm san sát từ cầu kinh 1 vô riết tới cầu kinh 15, 16…Con gái miền Tây mà sống gần phố chợ thì cũng chanh chua, chanh hỏi… lắm! Anh nào lớ ngớ mở lời chọc ghẹo là nghe hăm mái dầm, dao phai…nghe phát ớn luôn 🙂

Gặp phải tay “thí mạng cùi” thì đâu có sợ…

Dao phai kề cổ, máu đổ không màng / Chết thì chịu chết, chớ buông nàng anh hổng buông…!

Mấy cô này mà gặp trai miền Đông còn bạo gan hơn nữa kìa

Con ếch ngồi dựa gốc bưng / Nó kêu cái “quyệt” biểu ưng cho rồi…

Hehe…Trai miền Đông muốn cưới vợ miền Tây mà nói vầy, hụt là cái chắc…! Cũng phải thôi, về vùng quê bây giờ đâu còn cảnh

Sáng trăng soi đống thóc vàng / Bên anh đọc sách bên nàng quay tơ…

Mà chỉ thấy

Sáng trăng chiếu trãi hai hàng / Bên anh “xập xám” bên nàng “tiến lên”…hihihi…

Bài này khoan đề cặp đến con gái miệt biển, vùng ngập mặn có phong cách sống khác nên phải nói riêng mới hợp, mà con gái vùng này ăn nói chát lè giống như đặc sản “ba khía muối” của họ vậy đó. Nói vầy mà cô bạn NNT nghe được, thế nào cũng cằn nhằn cử nhữ…nhưng khoan, để nói rồi biết hổng phải vậy, bây giờ rừng đước rừng tràm bị co cụm lại nhường đất làm vuông tôm hết rồi. Con gái miệt biển giờ ra chợ làm thị dân hay học lên cao làm…’trí ngủ”, nên cũng…dịu dàng hơn xưa rồi.

Nói chung, con gái miền Tây, dù ở vùng nào cũng đều biết bơi và biết…chèo xuồng. Không biết bơi xuồng là chịu chôn chân một chổ, vì ở miền Tây, cái xuồng cũng giống như cái xe đạp, xe honda của dân thành thị vậy đó. Bơi xuồng đi chợ hay bẻ bông điên điển cũng đều có nét duyên dáng như nhau…

Nhìn hình cô gái bơi xuồng mà đeo găng tay trắng bóc…! Nghi cô này không là thôn nữ, là cô giáo trên thị xã bửa nay về bơi xuồng làm cảnh đó chăng? Ta thả lời…coi cô ấy nói sao nè

Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi Kẻo khúc sông này bờ bụi tối tăm…

Ghìm dầm lại chờ…, nhưng gái miền Tây giữ kẻ lắm “Trong lòng tuy muốn (nhưng) mặt ngoài còn e…” hehehe… Mình xuống nước coi sao

Sông sâu cá lội ngù ngờ Biết em có đợi mà chờ uổng công…

Nào biết đâu, nàng đáp lại một câu, khiến chàng lãng tử sung sướng, xém chút té xuống sông.

Sông dài cá lội biệt tăm Thấy anh người nghĩa…mấy năm em cũng chờ !

Chưa kịp hoàn hồn thì nàng lại bồi tiếp

Sông sâu biết bắc mấy cầu Khi thương thì anh thương vội Khi sầu anh để lại cho em…

Vậy là gái miền Tây hổng có hời hợt rồi…nàng suy nghĩ sâu xa quá. Đừng thấy mấy cô đi lấy ngoại quốc mà chê gái miền Tây nha, chẳng qua mấy cô kia người ta bị hoàn cảnh xã hội nó o ép thôi. Chứ bình thường coi bộ “cua” gái miền Tây không dễ rồi, phải hôn các bạn?

Mở lời với nàng rồi, lỡ mà trời không thương, không ban nàng cho ta thì sao nè? Ta than rằng:

Con cá tróc vi bởi vì cá nhảy Cần câu gãy vì bụi gốc vướng rong Bởi vì mai mối không xong Nên duyên đôi ta trắc trở chớ tấm lòng hổng quên…!

Buồn quá, ngỏ lời mà nàng không đếm xỉa tới. Thôi thì ta vác cần ra sông câu cá vậy, buông câu rồi mới thấy…

Cá không ăn câu chê rằng con cá dại Cá mắc câu rồi nói tại cá tham ăn…! …. Cá không ăn câu thiệt là con cá dại Vác cần câu dìa nghĩ lại con cá khôn…! hehe…

Thấy chưa! Ai mà nghe tui xúi dại, về miền Tây cua đào mà gặp cảnh “phũ phàng” như tui cũng đừng nên buồn. Con cá sẩy chưa chắc là con cá to, nhưng con cá hổng ăn mồi thì chắc cú là con cá khôn rồi đó bạn! Nhưng mà không làm “lia thia chung chậu” được, thì làm bạn với nhau cũng được mà! Phải hôn? Cô gái miền Tây…!

25/08/2009

Nguyễn Yên Sơn

11.454201

105.468750

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Pleiku, Thơ Và Thi Nhân trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!