Đề Xuất 6/2023 # Phụ Nữ Việt Nam Qua Ca Dao, Tục Ngữ # Top 11 Like | Altimofoundation.com

Đề Xuất 6/2023 # Phụ Nữ Việt Nam Qua Ca Dao, Tục Ngữ # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phụ Nữ Việt Nam Qua Ca Dao, Tục Ngữ mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thật vậy, người Việt Nam từ rất sớm đã có quan niệm hết sức nghiêm túcvề vấn đề tái sản xuất con người mà cụ thể là duy trì nòi giống. Truyềnthuyết Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ mú kể rằng sau trận đại hồng thủy, mọingười trên thế gian đều chết hết, chỉ còn lại hai anh em nhà nọ. Họ bèn nghe lờichim thần lấy nhau để duy trì nòi giống. Hành động “loạn luân” này chẳngnhững không bị người đời sau lên án mà ngược lại còn được bày tỏ thái độ triân, đủ thấy trách nhiệm duy trì nòi giống được ông cha ta coi trọng đến mứcnào.Trong công việc duy trì nòi giống thì giống cái giữ vai trò chính còn giốngđực chỉ giữ vai trò phụ. Bởi vậy mà các hình tượng thuộc tín ngưỡng phồn thựcđược tôn thờ phần lớn là các bộ phận sinh dục nữ. Ngay cả ông Địa, đã gọi là“ông” mà vẫn được mang hình tướng y hệt người phụ nữ có mang sắp sinh.Trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, vai trò sinh đẻ của người phụ nữ luônđược đề cao:– Con chim se sẻ nó đẻ cột đìnhBà ngoại đẻ má, má đẻ mình em ơi– Có chồng mà chẳng có conKhác gì hoa nở trên non một mình

Bởi vậy mà ngày xưa đàn ông chọn vợ rất coi trọng tiềm năng sinh sản:– Đàn ông không râu bất nghìĐàn bà không vú lấy gì nuôi con– Những người thắt đáy lưng ongĐã khéo chiều chồng lại khéo nuôi conNhững người phụ nữ không có khả năng sinh con bị xem là có tội, chồngcó thể đi lấy vợ khác, thậm chí người vợ đó phải chủ động đi cưới vợ khác chochồng để nối dõi tông đường. Những người phụ nữ không con, do đó, càngthêm bất hạnh, bị rẻ rúng, khinh khi: “Cây độc không trái, gái độc không con”.Xây dựng nề nếp gia phongNuôi dạy con cáiTrong gia đình Việt Nam, người phụ nữ chịu trách nhiệm chính trong việcnuôi dạy con cái, được xem là “nội tướng”, người nội trợ trong gia đình. Chínhngười mẹ đã mang nặng đẻ đau và nuôi dạy con khôn lớn:– Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưaMiệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương– Gió mùa thu mẹ ru con ngủNăm canh chầy thức đủ vừa nămChẳng những nuôi lớn phần xác, mẹ còn nuôi lớn con phần hồn bằng lờiru nồng nàn tình nghĩa và dạy dỗ con nên người:

– Phúc đức tại mẫu– Mẹ ngoảnh đi, con dại; mẹ ngoảnh lại, con khôn– Mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con khônKhi con cất tiếng nói bi bô đầu đời, người mẹ cảm thấy vô cùng hạnhphúc:Có vàng vàng chẳng hay phôCó con, con nói trầm trồ mẹ ngheKhi con lớn lên một chút, chính mẹ là người chỉ bảo, dìu dắt con đi trênmọi bước đường:Ví dầu cầu ván đóng đinhCầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó điKhó đi mẹ dắt con đi…Chính vì vậy mà người mẹ, người bà chịu hoàn trách nhiệm về đứa con,đứa cháu của mình: “Con dại cái mang”, “Mẹ nào con nấy”, “Con hư tại mẹ,cháu hư tại bà”… Hầu như tạo hóa sinh ra người phụ nữ là để hy sinh chochồng con:Có con phải khổ vì conCó chồng phải gánh giang sơn nhà chồngSo với cha thì công lao của người mẹ thường nặng hơn nhiều: “Cha sinhkhông bằng mẹ dưỡng”. Bởi vậy mà mồ côi cha vẫn không khổ bằng mồ côimẹ:

Mồ côi cha ăn cơm với cáMồ côi mẹ liếm lá đầu chợTình phụ tử sâu nặng đã đành, nhưng tình mẫu tử lại có thêm sự cảmthông sâu sắc:Chiều chiều ra đứng ngõ sauTrông về quê mẹ ruột đau chín chiềuVẳng nghe chim vịt kêu chiềuBâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đauMá ơi đừng gả con xaChim kêu vượn hú biết nhà má đâuNgười mẹ đặc biệt lo cho tương lai hạnh phúc của con gái khi đến tuổi lấychồng:Mẹ mong gả thiếp về vườnĂn bông bí luộc, dưa hường nấu canhLời mẹ căn dặn con gái trước khi về nhà chồng thật tha thiết, cho thấytrách nhiệm nặng nề của người phụ nữ:Con gái lớn ơi, mẹ bảo đây nàyHọc buôn học bán cho tày người taCon đừng học thói chua ngoaHọ hàng ghét bỏ, người ta chê cười…Con ơi, nhớ bấy nhiêu lờiChính vì gắn bó nhiều với mẹ nên đứa con cũng dễ gắn bó và yêu thươngbên ngoại. Nếu đứa con gắn bó bên nội chủ yếu là ở quan niệm về huyết thốngthì lại gắn bó với bên ngoại chủ yếu là ở tình cảm. Nếu có gặp biến cố lớn tronggia đình thì đứa con thường trôi dạt về quê ngoại như “lá rụng về cội”: “Tấn vềnội, thoái về ngoại”, “Cháu bà nội, tội bà ngoại”. Riêng giữa cháu và bà ngoạiluôn có một mối tình đặc biệtGìn giữ hạnh phúc gia đìnhVai trò này chủ yếu thể hiện trong mối quan hệ với chồng mà trước hết làviệc “chiều chồng”. Người phụ nữ Việt Nam có truyền thống yêu thương chồngtha thiết, vượt trội hẳn tình yêu thương của chồng:– Gái thương chồng đương đông buổi chợTrai thương vợ nắng quái chiều hôm– Chồng em áo rách em thươngChồng người áo gấm xông hương mặc ngườiTrong gia đình, người phụ nữ luôn hết lòng chăm lo cho chồng như mộtngười phục vụ nhiệt tình:Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vânNay anh học gần, mai anh học xaLấy chồng từ thuở mười baViệc cửa việc nhà anh bỏ cho tôi

Tuy là phái yếu nhưng họ lại luôn có ý thức che chở cho chồng:– Trời mưa ướt lá trầu vàngƯớt em em chịu, ướt chàng em thương– Em nghe anh đau đầu chưa kháEm băng đồng chỉ sá hái ngọn lá cho anh xôngƯớc chi nên đạo vợ chồngĐổ mồ hôi thì em quạt, ngọn gió lồng thì em cheNhững hành động cao cả nói trên tóm lại là ở đức hi sinh cao cả của người phụnữ Việt Nam, trước hết là đối với chồng:Thương chồng nên phải lội sôngVì chồng nên phải ăn ròng bẹ mônSo với nam giới thì người phụ nữ Việt Nam có truyền thống thủy chunghơn nhiều:– Chưa chồng đi dọc đi ngangCó chồng thì thẳng một đàng mà đi– Có chồng thì phải theo chồngChồng đi hang rắn hang rồng cũng theoNgay cả khi chồng ruồng bỏ, họ vẫn nhẹ nhàng van lơn một cách khiêmnhường, từ tốn:Chàng ơi phụ thiếp mà chiThiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòngĐặc biệt, khi chồng giận dữ, vai trò dàn xếp của người vợ vô cùng quantrọng:Chồng giận thì vợ bớt lờiCơm sôi nhỏ lửa mấy đời cơm khêLàm kinh tếNgười phụ nữ Việt Nam là trung tâm kinh tế của gia đình. Họ vừa là thủquỹ (“Trai có vợ như giỏ có hom”), vừa là người cân đối chi tiêu. Người vợhiền thục, đảm đang là thứ tài sản vô cùng quý giá của chồng:Làm trai lấy được vợ hiềnNhư cầm đồng tiền mua được của ngonVề hình thức thì gia đình Việt Nam có vẻ nam quyền, như thực chất lại rấtbình đẳng, thậm chí tiếng nói của người vợ là quyết định:– Lệnh ông không bằng cồng bà– Ông tha mà bà chẳng thaLàm nên cái lụt hăm ba tháng mườiChính vì vậy mà lối sống “sợ vợ” trở nên hết sức phổ biến trong xã hộiViệt Nam. Người vợ đóng vai trò không nhỏ trong mọi thành công của chồng:“Giàu nhờ bạn, sang nhờ vợ”. Tài sản trong gia đình có được cũng là nhờ “củachồng công vợ”. Vợ là người đồng chí của chồng:Vợ chồng như đôi cu cu

Chồng thời đi trước, vợ gật gù theo sauMọi việc trong nhà, dù nặng hay nhẹ, đều có sự góp công của người phụnữ thì mới thành công: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Hìnhảnh “Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa” trở nên vô cùng quen thuộc trong tâmthức người Việt Nam. Bởi vậy, cảnh người đàn ông làm lụng dãi dầu lẻ loi mộtmình bao giờ cũng lạ lẫm:Chú kia mà vợ chú đâuChú đi bắt ốc hái rau một mìnhÁp lực công việc trong gia đình luôn đè nặng lên đôi vai người phụ nữ:Có chồng chẳng được đi đâuCó con chẳng được đứng lâu một giờ.Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với việc thức khuya dậysớm:Nửa đêm ân ái cùng chồngNửa đêm về sáng gánh gồng ra điKhi chồng đi xa hay qua đời, người vợ phải vừa làm dâu, vừa làm mẹ, vừalàm cha để quán xuyến mọi công việc trong gia đình:Con thơ tay ẵm tay bồngTay dắt mẹ chồng đầu bạc như bôngĐấu tranh chống ngoại xâmNgay từ buổi đầu chống ngoại xâm, người phụ nữ Việt Nam đã thể hiệnvai trò đặc biệt, thậm chí đi đầu của mình. Họ không phải chỉ biết chăm lo chogia đình mà khi cần cũng sẵn sàng xả thân vì nước vì nhà. Tấm gương BàTrưng, Bà Triệu là điển hình cho truyền thống “Giặc đến nhà đàn bà cũngđánh”:Vú dài ba thước giắt lưngCưỡi voi gióng trống trong rừng chạy raCũng toan gánh vác sơn hàCho Ngô biết mặt đàn bà Việt NamĐặc biệt, qua lời ru nồng nàn, người phụ nữ đã hun đúc cho con truyềnthống yêu nước chống ngoại xâm:Ru con, con ngủ cho lànhĐể mẹ gánh nước rửa bành con voiMuốn coi lên núi mà coiCó bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồngĐể đối mặt với kẻ thù, người phụ nữ Việt Nam chân yếu tay mềm nhưngsẵn sàng luyện tập võ nghệ để trở thành anh hùng:– Ai vô Bình Định mà coiCon gái Bình Định đánh roi đi quyền– Ai về Cao Lãnh mà coiCon gái Cao Lãnh bỏ roi đi quyền

Khi kẻ thù giày xéo quê hương, người phụ nữ Việt Nam sẵn sàng xông ratrận tiền diệt lũ bán nước và cướp nước:Gái Ba Tri mày tằm mắt phụngGiặc tới nhà chẳng vụng huơ daoNhưng phổ biến nhất là vai trò tiếp tế hậu cần của người phụ nữ trongcông cuộc chống ngoại xâm:Con ơi con ngủ cho ngonĐể mẹ tiếp tế ba con đánh thùKết luậnTừ trong truyền thống, người phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò lớn laotrong gia đình và xã hội. Hình ảnh người mẹ, người bà, người chị hiện lên trongtâm thức dân tộc như một biểu tượng của tinh thần chăm chỉ cần cù, chịuthương chịu khó và giàu đức hi sinh.Nhưng vượt lên tất cả, người phụ nữ Việt Nam có vai trò gìn giữ các giátrị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tạo hóa sinh ra họ như là đại diện cho bảnsắc văn hóa linh hoạt của dân tộc: vừa dịu dàng, vừa cứng cỏi; vừa là người chủtrong gia đình, lại vừa là người phục vụ; dù được tôn trọng nhưng vẫn không ỷlại. Chính vì vậy mà người phụ nữ trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam.Điều đó giải thích vì sao phần lớn các hình thức tín ngưỡng bản địa ở Việt Namđều gắn với yếu tố nữ và người phụ nữ trở thành đối tượng thông linh trong đờisống tâm linh của cư dân bản địa Việt Nam.

Ca Dao Tục Ngữ Hay Về Phụ Nữ, Đàn Ông, Phụ Nữ Việt Nam

Tỗng hợp những câu ca dao tục ngữ hay về phụ nữ, đàn ông, phụ nữ Việt Nam

8.

Đàn ông nông nổi giếng khơi Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu

13.

Đàn bà không biết nuôi heo, đàn bà nhác Đàn ông không biết buộc lạt, đàn ông hư.

17.

Ai trông thấy ma mà biết đàn bà ăn bớt.

18.

Đàn ông cụ kệ, đàn bà tệ lận.

19.

Trai phần đường, gái trường thi.

20.

Trai ở trại, gái hàng cơm.

21.

Bố dòng lấy được gái tơ, đêm nằm mê mẩn như mơ thấy vàng.

22.

Trai tơ lấy phải nạ dòng, như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu.

23.

Gái phải lòng trai đem của về nhà, trai phải lòng gái đem cả cột nhà đi.

24.

Gái tham tài, trai tham sắc.

25.

Gái khôn trai dỗ lâu ngày cũng xiêu.

26.

Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.

27.

Trai thời loạn, gái thời bình.

Trên đây là bài viết về Ca dao tục ngữ hay về phụ nữ, đàn ông, phụ nữ Việt Nam? Mong rằng bài viết này vforum sẽ giúp được cho các bạn có thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích về ca dao, tục ngữ Việt Nam.

Xem thêm: Đây là câu nói để đánh giá đàn bà và đàn ông, ý nghĩa của 2 câu trên đã quá rõ ràng.

14.

Đàn ông cắm chà, đàn bà làm tổ.

15.

Đàn ông không râu bất nghì, đàn bà không có vú lấy gì nuôi con.

Đây là câu thành ngữ theo quan niệm của người xưa. Ông bà xưa muốn chê người phụ nữ có vú nhỏ thì không có đủ sữa nuôi con, rồi nhân tiện ghép câu ‘đàn ông không râu vô nghì’ vào cho thành câu lục bát

16.

Đàn ông cười hoa, đàn bà cười nụ.

Câu này có nghĩa là Đàn ông hơn nhau, chính là ở nụ cười của người đàn bà đi cùng. Đàn ông yêu thương, đàn bà sẽ cười hạnh phúc. Đàn ông tệ bạc, nụ cười của đàn bà héo úa mà đáng thương. Câu này đúng là có hàm ý trọng nam khinh nữ, xuất phát từ thực tế ngày xưa nam có nhiều điều kiện để phát triển hơn nữ giới. Đây là cách nói “ngược” của người xưa , ý nói người đàn ông dù có nông nổi đến mấy thì cũng vẫn sâu sắc hơn đàn bà gấp nhiều lần . Ai cũng biết , giếng khơi thì sâu hun hút , còn cái cơi đựng trầu thi nông tựa cái đĩa vậy thôi.

9.

Gái có công chồng chẳng phụ

Câu này với ý nghĩa là Người phụ nữ nào biết chăm lo cho gia đình thì được chồng thương yêu, tôn trọng; Người dồn tâm huyết, công sức vào việc gì sẽ được tin yêu và đãi ngộ xứng đáng.

10.

Đàn ông quan tắt thì chày, đàn bà quan tắt nửa ngày nên quan.

“Chầy” nghĩa là chậm, là muộn, trễ, cũng là bản tính người nay: lúc nào cũng hớt ha hớt hải mà lúc nào cũng trễ.

11.

Đàn bà cạn lòng như đĩa, đàn ông bạc nghĩa như vôi.

Ý nói châm biếm về lòng dạ người đàn ông và đàn bà, đàn bà thì dai như đĩa, còn đàn ông thì như vôi.

12.

Đàn ông như giỏ, đàn bà như hòm.

Nếu bạn có kiếm được rất nhiều tôm, cua cá để đựng vào trong “giỏ” đi nữa nhưng nếu không có cái “hòm” để giữ thì những thứ đấy cũng đi hết.

Có những câu ca dao tục ngữ nào hay về đàn ông, phụ nữ Việt Nam nhỉ?

Ca dao, tục ngữ là một trong những thể loại của văn học dân gian. Ca dao, tục ngữ được ví như là những khúc hát tâm tình, thiên về khía cạnh tinh thần, tình cảm, có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm trên rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày. Với đề tài phong phú, đa dạng, ca dao tục ngữ là những lời nói có tính nghệ thuật thể hiện sự đúc kết những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử – xã hội, những bài học ứng xử, những phương châm xử thế của nhân dân. Và bài viết này vforum sẽ đề cập đến một vấn đề liên quan đến ca dao tục ngữ đó là Ca dao tục ngữ hay vềphụ nữ, đàn ông, phụ nữ Việt Nam? Sau đây hãy cùng vforum tìm hiểu nhé.

Ca dao tục ngữ hay về phụ nữ, đàn ông, phụ nữ Việt Nam 1. Công dung ngôn hạnh là 4 phẩm chất người xưa quan niêm về một người phụ nữ hoàn hảo

2.

Tuộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng

Câu này ý nói, có con gái đầu lòng là một sự may mắn, một kỳ tích, là báu vật… Vì con đầu lòng thường gánh vác trọng trách quan trọng như: lo toan công việc gia đình, chăm lo, săn sóc cha mẹ & các em…

3. Câu này chỉ đúng đối với người phụ nữ xưa nghĩa là một người tài giỏi biết nhiều thứ như: đàn, vẽ, thơ, cờ. Nói chung là một người hoàn hảo

4. Đây được xem là đức tính tốt của người phụ nữ Việt Nam qua việc chăm sóc gia đình và nhà cửa.

5. Phụ nữ thường được nhiều Thi nhân ca ngợi là cành vàng lá ngọc, liễu yếu đào tơ. Còn chân yếu tay mềm thì không hẳn đúng hoàn toàn, tuy nhiên thỉnh thoảng chỉ giận hờn tí xíu xíu như thế này.

6. Đây là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm sống của người con trai, người đàn ông trong gia đình, phải nhận thức được vai trò quan trọng của những người xung quanh đối với mình, mà gần nhất là vợ con, là bạn bè, để từ đó phải biết ứng xử đúng đắn, hợp tình hợp lý, quan tâm chăm sóc, ân cần, đúng mực.

7.

Chông mắng thì vợ bớt lời Cơm sôi bớt lửa chẳng rơi hạt nào

Hai câu ca dao có ý nghĩa là Răn dạy về cách đối phó với các tình huống gia đình

Những câu ca dao tục ngữ hay nói về duyên phận, duyên số, vợ chồng

Người Việt Nam Thương Mẹ, Kính Cha Qua Ca Dao, Tục Ngữ Việt Nam

Mùa Vu-lan đối với người Việt Nam, nhất là người Phật tử, là một mùa báo Hiếu, một mùa mà các người con nhớ đến công ơn sanh thành của mẹ cha và muốn làm một cái gì tết đẹp để đền đáp công ơn dưỡng dục của mẹ cha.

Nhớ ơn cha mẹ và báo hiếu là những cảm giác, những suy tư, những việc làm đã in sâu đậm trong lòng người Việt Nam, đã được thể hiện linh động và triền miên, ngang qua các câu ca dao tục ngữ mà chúng ta tìm thấy tràn ngập trong các thôn quê vườn xóm.

Đâu đâu cũng đề cao công cha như núi cao, nghĩa mẹ như biển cả .

“Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con”.

Hay:

“Công cha nghĩa mẹ cao vời, Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta. Nên người con phải xót xa, Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao. Đội ơn chín chữ cù lao, Sanh thành kể mấy non cao cho vừa”.

Hay là:

“Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ mới chân tu”. “Công cha đức mẹ cao dày, Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ. Nuôi con khó nhọc đến giờ, Trưởng thành con phải biết thờ song thân”. “Mẹ già ở tấm lều tranh, Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con” .

Lòng thương cha mến mẹ của người Việt Nam thường hay gắn liền với hiện tượng thiên nhiên, nên chúng ta không thấy làm lạ nhiều câu ca dao đã dùng mặt trời để nói lên lòng thương mến cha mẹ:

“Đêm khuya trăng rụng xuống cầu, Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau”.

Hay là:

“Biển Đông còn lúc đầy vơi, Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng”.

Cũng vì thương cha mẹ, nên người con không bao giờ quên cầu khẩn Phật Trời cho cha mẹ luôn được sống gần mình:

“Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời, Cầu cho cha mẹ sống đời với con”. “Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá, Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua. Đi về lập miếu thờ vua, Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha”.

Cha mẹ săn sóc con cho từng miếng cơm manh áo, thời những người con khi cha mẹ về già cũng phải sáng viếng tối thăm, tìm của ngon vật lạ phụng dưỡng cha mẹ:

“Muốn cho gần mẹ gần cha, Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền”. “Ai về tôi gởi buồng cau, Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy. Ai về tôi gởi đôi giày, Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi”.

Thỉnh thoảng, chúng ta chứng kiến cảnh những người con gái không chịu đi lấy chồng, vì không muốn xa cha mẹ:

“Ơn hoài thai, to như bể! Công dưỡng dục, lớn tựa sông! Em nguyện ở vậy không chồng, Lo nuôi cha mẹ, hết lòng làm con”.

Người con gái đi lấy chồng xa cũng bị quở trách:

“Chim đa đa đậu nhánh đa đa, Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa. Mai sau cha yếu mẹ già, Bát cơm đôi đũa, chén trà ai dâng?”.

Mình có hiếu với mẹ cha, thời con cháu mình sẽ có hiếu với mình. Đây là luật đáp ứng thường tình và không vì vậy làm giảm bớt lòng thương mẹ kính cha của người Việt Nam:

“Nếu mình hiếu với mẹ cha, Chắc con cũng hiếu với ta khác gì? Nếu mình ăn ở vô nghì, Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?”.

Hay là:

“Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận, Ngỗ nghịch nào con có khác chi! Xem thử trước thềm mưa xối nước, Giọt sau, giọt trước chẳng sai gì”. “Ở đời ai cũng có lần, Làm cha mẹ mới biết ơn sinh thành. Người xưa khó nhọc nuôi mình, Khác gì mình đã hết tình nuôi con”.

Người con cũng biết cha mẹ thương con không phải giống nhau, cha có lòng thương của cha, mẹ có lòng thương của người mẹ, nên người con cũng có thể phân biệt:

“Mẹ dạy thì con khéo, Bố dạy thì con khôn”. “Mồ côi cha, ăn cơm với cá Mồ côi mẹ lót lá mà nằm”.

Trong cao dao này, chúng ta đã nhận thấy sự phân biệt của người con về cảm tình đối với cha khác, đối với mẹ khác. Nếu như cha mất thì đã có mẹ săn sóc cho con, cho ăn cơm ăn cá đầy đủ, nhưng chẳng may mẹ mất đi người con mới thật khốn khổ, phảị đi lót lá mà nằm. Và vì vậy nên chúng ta không có lạ gì, khi người con gần mẹ hơn cha, thương mẹ hơn thương cha. Chúng ta cũng đọc rất nhiều câu ca dao và bài thơ tán dương lòng mẹ thương con, lòng con nhớ mẹ :

“Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẫu từ”. “Ai rằng công mẹ như non, Thật ra công mẹ lại càng lớn hơn”. “Lòng mẹ như bát nước đầy, Mai này khôn lớn, ơn này tính sao “. “Nhớ ơn chín chữ cù lao, Ba năm nhũ bộ biết bao thân tình”. “Con ho lòng mẹ tan tành, Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”. “Nuôi con chẳng quản chi thân, Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn”. “Mẹ ngoảnh đi, con dại, Mẹ ngoảnh lại, con khôn”. “Mẹ giàu con có, mẹ khó con không”. “Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau” . “Bồng cho con bú một hồi, Mẹ đã hết sữa, con vòi con la”. “Nuôi con buôn tảo bán tần, Chỉ mong con lớn nên thân với đời. Những khi trái nắng trở trời, Con đau là mẹ đứng ngồi không yên. Trọn đời vất vả triền miên, Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con”.

Vì lòng thương mẹ dạt dào, vì nhớ đến công ơn bú mớm sinh thành, nuôi nấng, nên người con luôn luôn tưởng nhớ đến mẹ :

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều”. “Giữa đêm ra đứng giữa trời, Cầm tờ giấy bạch chờ lời mẹ răn”. “Trải bao gian khổ không sờn, Muôn đời con vẫn nhớ ơn mẹ hiền”.

Đối với công ơn trời biển của cha mẹ, các người con luôn tìm cách báo đáp ơn nghĩa nặng và làm tất cả những gì có thể làm được để đền ơn mẹ:

“Mẹ già ở túp lều tranh, Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con”. “Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi, Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già”. “Đói lòng ăn đọt chà là, Nhịn cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng”. “Đói lòng ăn trái ổi non, Nhịn cơm cho mẹ, cho tròn nghĩa xưa”. “Dấn mình gánh nước làm thuê, Miễn nuôi được mẹ quản gì là thân”. “Vô Chùa thấy Phật muốn tu, Về nhà thấy mẹ, công phu chưa đành”. “Nuôi con chẳng quản chi thân, Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn, Lấý gì đền nghĩa khó khăn, Lên non xắn đá, xây lăng phụng thờ”. “Đây bát cơm đầy nặng ước mong, Mẹ ôi, đây ngọc với dây lòng. Đây tình con nặng trong tha thiết, Ơn nghĩa sanh thành, chưa trả xong”.

Ai không làm tròn bổn phận người con đối với mẹ, thời bị nghe lời trách móc:

“Đi đâu bỏ mẹ ở nhà, Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai dâng”.

Người con hiểu được tình thương của mẹ đối với con, nhưng công lao mẹ đã trải qua để nuôi con khôn lớn nhất là những hy sinh lo lắng của mẹ chiều chuộng con, săn sóc con, chịu cực chịu khổ vì con, chẳng may người mẹ đã qua đời thì người con đau khổ xót thương là chừng nào.

Dù người con thương cha không bằng mẹ, nhưng không phải vậy mà người con quên công ơn của người cha, vì vai trò của người cha rất đặc biệt trong gia đình:

“Con có cha như nhà có nóc, Con không cha như nòng nọc đứt đuôi”. “Khôn ngoan nhờ ấm ông cha, Làm nên phải đoát tổ tông phụng thờ”. “Đạo làm con chớ hững hờ, Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm”. “Còn cha gót đỏ như son, Một mai cha chết gót con đen sì”.

Hình ảnh người cha đã già nhưng vẫn làm lụng nuôi con, cũng để lại trong tâm trí người con một nỗi biết ơn vô hạn:

“Cha tôi tuy đã già rồi, Nhưng còn làm lụng để nuôi cả nhà. Sớm hôm vừa dấy tiếng gà, Cha tôi đã dậy để ra đi làm”.

Đó là hình ảnh cảm động, khi mẹ mất rồi, người cha đóng vai gà trống nuôi con lo cho con uống sữa:

“Nghiêng bình mở hộp nút ra, Con ơi con bú cho cha yên lòng”.

Tuy vậy, vai trò giáo dục trong gia đình, người cha đặt nặng hơn, và giáo dục thường hay nghiêm khắc hơn như vậy ảnh hưởng tốt đẹp cho người con, khi được một người cha nghiêm minh dạy bảo, có tác dụng hơn người mẹ nhiều :

“Mẹ đánh một trăm, không bằng cha ngăm một tiếng” .

Ngang các câu ca dao, các câu cách ngôn, các mẩu chuyện, chúng ta đã thấy lòng người Việt Nam đối với cha mẹ như thế nào. Lòng thương cha mến mẹ của người Việt Nam đã được truyền thống dân tộc Việt Nam hun đúc, tác thành, ăn sâu vào tâm khảm của người Việt Nam. Ngoài ra, người Phật tử Việt Nam lại được đạo Phật dạy thêm nhiều về chữ Hiếu, soi sáng thêm nghĩa vụ làm cho mẹ, nghĩa vụ làm con, và nhờ vậy chữ Hiếu lại càng ảnh hưởng sâu đậm vào người Phật tử Việt Nam, vào tâm tư hành động của người Việt Nam.

“Tâm Hiếu là tâm Phật, Hạnh Hiếu là hạnh Phật”.

Chúng ta được biết đức Phật là một vị đã đạt được Pháp nhãn, đã chứng ngộ trí tuệ, nên cái nhìn của Ngài rất khác lạ đối với hành động con người và sự liên hệ giữa người và người. Khi thấy Singàla (thi-ca-la-việt) mỗi buổi sáng, dậy sớm đảnh lễ sáu phương (Kinh Giáo Thọ Thi-ca-la-việt), (Trường Bộ IV, 188 B), đúng theo lời dặn của người cha để lại, đức Phật thấy rõ sự vô ích của lễ nghi và Ngài đã giải thích theo hướng chuyển thành hành động đúng bổn phận của mình. Phương Đông chỉ cho cha mẹ và con cái, phương Nam chỉ cho sư đệ; phương Tây chỉ cho vợ chồng; phương Bắc chỉ cho bạn bè; phương Dưới chỉ cho kẻ phục vụ và phương Trên chỉ cho Sa-môn, Bà-la-môn. Và hành động ở đây có nghĩa là bổn phận của người con đối với cha mẹ, cha mẹ đối với con, chỉ cho phương Đông; bổn phận thầy đối với trò, trò đối với thầy, chỉ phương Nam v.v. . . Như vậy, người con có năm bổn phận đối với cha mẹ: “Nuôi dưỡng cha mẹ (khi cha mẹ già yếu); giữ gìn gia đình với truyền thống, bảo vệ tài sản thừa tự; và làm tang lễ khi cha mẹ qua đời”. Cha mẹ cũng có năm trách nhiệm đối với con cái: “Ngăn chận con làm điều ác; khuyến khích con làm điều thiện; dạy con nghề nghiệp; cưới vợ xứng đáng cho con; đúng thời trao của thừa tự cho con”. Đây rõ ràng là một thông điệp trách nhiệm, một trách nhiệm hỗ tương không phải một chiều. Con có năm bổn phận đối với cha mẹ. Cha mẹ cũng có năm bổn phận đối với con cái. Khi cha mẹ và con cái làm trọn bổn phận mình, thời phương Đông được an lành hạnh phúc. Nói cho rõ hơn, vận may chỉ đến với gia đình nào, khi trong gia đình ấy cha mẹ trọn tình đối với con cái và con cái trọn đạo với mẹ cha. Trong kinh Mangalasutta (Hạnh Phúc Kinh), khi được một Thiên nhân hỏi làm sao được vận may (Mangala), với hy vọng đức Phật sẽ dạy cho một hình thức lễ nghi lễ cầu may cầu phước, đức Phật lại dạy cho ba mươi tám hành động phải làm để được may mắn và một trong những hành động ấy là phụng dưỡng mẹ cha:

“Màtàpitu upatthànan … Etam mangalamuttamam ” “Phụng dưỡng cha và mẹ … Là vận may tối thượng”

Hiếu không phải là những gì nói suông bằng miệng, bằng những nghi lễ cầu may cầu phước. Hiếu phải được cô đọng bằng những việc làm cụ thể và ở đây là phải hầu hạ và phụng dưỡng mẹ cha.

Trong kinh Tăng Chi tập I, trang 74, cha mẹ được ví như ngọn lửa đáng cung kính, vì chính người cha người mẹ đã đem lại sự sống cho các người con, như ngọn lửa đem lại nguồn nóng, sức sống cho loài Người.

“Thế nào là lửa đáng cung kính? Ở đây, này Bà-la-môn, những người mẹ những người cha của người ấy. Này Bà-la-môn, đây gọi là lửa đáng cung kính. Vì cớ sao?”.

“Từ đấy, này Bà-la-môn, khiến cho mang lại, khiến cho sanh ra (Ato yam àhùto sambhùto). Do vậy, lửa đáng cung kính, được tôn trọng, được cúng dường, phải đem lại chánh lạc”.

“Và này Mahànamà, với một thiện nam tử được cha mẹ thương tưởng, chờ đợi là sự tăng trưởng không phải là sự giảm thiểu. Và này thật sự là vậy, người con hiếu dưỡng cha mẹ được hưởng rất nhiều hạnh phúc”.

Trong kinh Tương ưng tập I, trang 225, Bà-la-môn Màtaposaka đến hỏi đức Phật:

“Thưa Tôn giả Gotama, tôi tìm món ăn thiết thực theo thường pháp. Sau khi tìm món ăn thiết thực theo thường pháp, tôi nuôi dưỡng mẹ cha. Thưa Tôn giả Gotama, tôi làm như vậy, tôi có làm đúng trách nhiệm không?”

“- Này Bà-la-môn, người như vậy là có làm đúng trách nhiệm. Này Bà-la-môn, ai tìm đồ ăn thiết thực theo thường pháp, lại nuôi dưỡng mẹ cha, người ấy được nhiều công đức”.

“Người nào theo thường pháp, Nuôi dưỡng mẹ và cha, Chính do công hạnh này, Đối với cha và mẹ, Nhờ vậy bậc Hiền Thánh, Trọn đời này tán thán, Sau khi chết, được sanh Hưởng an lạc chư Thiên”.

Khi Bà-la-môn Manatthaddba hỏi đức Phật nên cung kính cúng dường ai là tốt lành, đức Phật khuyên (Tương ưng tập I, trang 221):

“Với mẹ và với cha, Với anh tuổi nhiều hơn, Với thầy là thứ tư Không nên sanh kiêu mạn, Nên kính trọng vị ấy, Nên tôn kính vị ấy, Cúng duớng chúng tốt lành”.

Phụng dưỡng cha mẹ đúng pháp, được hưởng quả tốt lành như kệ số 404 sau đây trong kinh Sut-tanipàta (Kinh Tập) đã nêu rõ:

“Dhammena màtàpitaro Bhareyya, Payojage dhammikam so vàmjìam Etam gihì vattayam appamatto Sayam pabhe nàma upetit dive”. “Thờ mẹ cha đúngpháp, Buôn bán đúng, thật thà, Gia chủ không phóng dật, Được sanh Tự Quang thiên”.

Bước thêm một bước nữa, đức Phật trong kinh Tăng Chi tập I, trang 147, dùng một hình ảnh táo bạo hơn, nhưng rất linh động và chính xác để tán dương các gia đình có những người con có hiếu. Những gia đình ấy được xem ngang bằng với Phạm thiên, ngang bằng với các bậc Đạo sư thời xưa, gia đình ấy đáng được cúng dường, tôn trọng. Nói một cách rõ rệt hơn, là gia đình nào có con cháu biết hiếu dưỡng cha mẹ, những gia dình ấy là những gia đình đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được chắp tay, ngang bằng với Phạm thiên, là những vị Thiên cao nhất ở Dục giới và Sắc giới, ngang bằng với các bậc Đạo sư thời xưa, là những vị đáng được tôn trọng nhất từ xưa đến nay.

“Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, trong ấy các con cái kính lễ (Pùjittà) mẹ cha ở nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm thiên. Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, trong ấy các con cái kính lễ cha mẹ ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận như các Đạo sư thời xưa. Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, trong ấy các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận là đáng được cúng dường (Sàhuneyykàni)”.

“Phạm thiên, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Các Đạo sư ngày xưa, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Đáng được cúng dường, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Vì cớ sao? Giúp đỡ rất nhiều, này các Tỳ kheo, là mẹ cha đối vớì con cái, nuôi chúng lớn, dưỡng dục chúng, giới thiệu cho chúng vào đời”.

“Cha mẹ là Phạm thiên, Bậc Đạo sư thời trước, Xứng đáng được cúng dường, Vì thương đến con cháu. Do vậy bậc Hiền trí, Đảnh lễ và tôn trọng, Dâng đồ ăn và uống, Vải mặc và giường nằm, Thoa bóp (cả thân mình), Tắm rửa cả chân tay, Với sở hành như vậy, Đối với mẹ và cha, Đời này người hiền khen, Đời sau hưởng Thiên lạc”. (Tăng Chi II A, trang 94)

Trong mùa Vu-lan báo hiếu chúng ta đã được nghe những câu ca dao tục ngữ nói lên công lao trời biển của mẹ cha và tấm lòng hiếu thảo thương mẹ kính cha của người Phật tử Việt Nam; chúng ta cũng được nghe những lời Phật dạy về trách nhiệm báo hiếu đối với các người con Phật. Như vậy có thể nói Phật tử Việt Nam luôn được các câu ca dao tục ngữ ăn sâu vào tâm trí của người dân Việt từ nhiều thế hệ nối tiếp. Do chịu ảnh hưởng của các truyền thống một cách tự nhiên và tất nhiên ấy, nên người Phật tử Việt Nam không những tham dự các buổi lễ Báo Hiếu đông đủ và tích cực mà còn áp dụng hạnh hiếu thảo của mình đối với cha mẹ hiện tiền cũng như quá khứ trong bảy đời một cách trọn vẹn nữa. (Bài giảng Đại lễ Vu-Lan PL. 2539 – 1995 tại Thiền Viện Vạn Hạnh)

Phong Tục Tập Quán Việt Nam Qua Ca Dao Và Tục Ngữ

Ca dao, tục ngữ, kho tàng vǎn học phong phú, là kiến thức vô giá. Ca dao thể hiện nghệ thuật sống đẹp, phong tục tập quán, tín ngưỡng.

1. Tết Khai Hạ (Mồng bảy tháng giêng)

Còn gọi là Tết Đoan Dương cho nên mới có câu thơ:

Người giàu khai hạ, tớ khai bị Hết rượu cho nên mới ngủ khì

Tết khai hạ có nghĩa là Tết mở đầu một ngày vui để chào đón một ngày xuân mới. Theo cách bói toán của người xưa thì tuy tháng đầu năm, ngày mồng một ứng vào gà, mồng Hai: chó, mồng Ba: lợn, mồng Bốn: dê, mồng Năm: trâu, mồng Sáu: ngựa, mồng bảy: người, mồng Tám: lúa. Trong tám ngày đầu năm, hễ ngày nào khô ráo, sáng sủa thì giống nào thuộc về ngày ấy, có năm được tốt. Cho nên, đến ngày mồng bảy thấy trời nắng ráo thì người ta tin rằng cả năm người được mạnh khoẻ, gặp nhiều may mắn tốt lành Mồng bảy hạ cây nêu để “bế mạc” tết Nguyên Đán thì người ta mở ngày tết khai hạ để mong mỏi một năm dài tốt lành, vui vẻ.

2. Tết Rằm tháng giêng (Tết Thượng Nguyên)

“Lễ vật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng”. Đó là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Đó là tết rằm tháng giêng hay tết Thượng Nguyên. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa vì ngày rằm tháng giêng còn là ngày vía Phật tổ Adiđà. Thiện nam, tín nữ đi lễ rất đông.

3. Tết Hàn Thực (Mồng ba tháng ba)

Hàn thực có nghĩa là đồ ăn nguội. Gốc tết này vốn ở Trung Quốc thời Xuân – Thu cổ đại. Tích cũ kể: Vua Văn Công nhà Tấn khi gặp cảnh long đong hoạn nạn được người hiền sĩ Giới Từ Thôi hết lòng phù hộ. Khi vua Văn Công đói quá, Giới cắt thịt đùi mình nấu cháo dâng vua ăn. Trải qua 19 năm trời nay trú Tề, mai náu Sở, một ngày Văn Công lại về làm vua Tấn. Mọi người có công giúp vua đều được ban thưởng nhưng rủi thay vua lại quên mất Giới Từ Thôi đang cùng mẹ cày cuốc trong núi Điền Sn. Khi vua Tấn nhớ ra, cho người vào tìm, mời mãi Giới không chịu rời núi. Vua bèn cho đốt rừng, hy vọng Giới sẽ ra, nhưng Giới đã cùng mẹ già chịu chết cháy trong đó. Vua vô cùng thương xót Giới, cho lập đền thờ trên núi. Và cứ mỗi năm vào ngày mồng ba tháng ba, ngày giỗ Giới, có nước lại tổ chức cúng ông. Hôm đó, kiêng đốt lửa, ăn thì dùng đồ nguội đã nấu sẵn từ hôm trước.

Từ thời Thăng Long Đại Việt, nhân dân ta đã ăn tết này. người ta làm bánh trôi, bánh chay, thay cho đồ nguội, cúng gia tiên là chính, chứ ít ai biết đến ông Giới Từ Thôi.

4. Tiết Thanh Minh (Mồng chín tháng ba)

Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh. (Nguyễn Du)

Thanh minh có nghĩa trời độ ấy mát mẻ quang đãng. Ta cũng nhân dịp ấy mà đi thăm mộ những người trong dòng họ đã mất. Tết thanh minh là lễ tảo mộ. Đi thăm mộ thấy có rậm thì phát quang đất khuyết thì bồi đắp, rồi về nhà thắp hương cúng gia tiên.

5. Tết Đoan Ngọ (Mồng năm tháng năm)

Chưa ăn bánh tết Đoan Dương Áo bông chẳng dám khinh thường cởi ra.

Xin kể ra đây mấy cách phòng bệnh của nhân dân ta: Lấy lá ngón nhuộm các đầu móng tay móng chân (trừ ngón trỏ), ăn rượu nếp, trứng luộc, cháo chè kê, bánh đa và các loại quả chua chát. Có nơi người lớn uống rượu xương bồ, trẻ em bôi thuốc hồng hoàng (vào thóp đầu, ngực và rốn) gọi là để trừ trùng. Một số vùng nông thôn còn lấy lá ngải cứu kết hình rồng rắn treo ở cửa, lại uống nước các loại lá: ích mẫu, mâm xôi, cối xay, vối vào giờ ngọ (11-12 giờ trƯa). người mê tín thì kết bùa bằng hình màu hoa sen, quả khế đeo vào cổ trẻ em. Không ít người lại mang áo vàng đến xin dấu ấn của Phật, mong ma quỷ bệnh ác đừng quấy rầy.

Ta không mấy ai biết ông Khuất Nguyên và tích đó, nên cứ gọi tết 5 tháng 5 là tết “giết sâu bọ”, vì như trên đã nói, tiết này là tiết chuyển mùa nên sâu bọ và bệnh tật hay hoành hành.

Theo lịch cũ thì ngày 5 tháng 5 là ngày hết xuân sang hạ. Đây là khi thời tiết chuyển mùa nên hay có bệnh thời khí, nhưng cũng là ngày giỗ của Khuất Nguyên – Một thi sĩ Trung Hoa cổ đại, là một trung thần. Khuất Nguyên khi còn làm quan đã can ngăn Hoài Vương . Hoài Vương không nghe, ông phẫn chí gieo mình xuống dòng sông Mịch La tự vẫn. Dân Trung Quốc làm giỗ ông vào ngày 5 tháng 5 và cúng bằng cách ném các loại bánh bao, bánh ngọt cuốn chỉ ngũ sắc ở ngoài (có ý làm cá khỏi đớp mất) xuống sông.

Tết Đoan Ngọ ở ta vừa có nghĩa là tết giữa năm, phòng bệnh trừ tà vừa là tết tưởng nhớ tổ tiên.

6. Tết Trung Nguyên (Rằm tháng bảy)

Tiết tháng bảy ma dầm sùi sụt Toát hơi mây lạnh buốt xương khô (Nguyễn Du )

Tết rằm tháng bảy có tên khác là tết Trung Nguyên , người xưa gọi là ngày “xá tội vong nhân”. Do đó vào ngày ấy, tại các chùa thờ phật thường làm chay chân tế và cầu kinh Vu Lan. Còn các nhà thì bày cỗ cúng gia tiên, đốt vàng mã và các đồ dùng bằng vàng mã để người ở âm ty dùng.

7. Tết Trung Thu (Rằm tháng tám)

Tết của trẻ con nhưng người lớn cũng gặp nhau để trà, tửu, ngâm thơ, ngắm trăng gọi là “thưởng nguyệt” .Cổ thưởng nguyệt (trông trăng) có chiếc bánh nướng hình trăng tròn, bưởi, hồng và nhiều thứ hoa quả khác (có khi còn được tỉa thành hoa và các hình con giống rất đẹp). Đáng chú ý là các đồ chơi của các em như tiến sĩ giấy, voi, đèn kéo quân, ngựa hồng, các loại mặt nạ, đèn ông sao …. và tối đến trước khi phá cỗ là trò chơi múa rồng, múa sƯ tử, xem đèn kéo quân.

8. Tết Trùng Cửu (Mồng chín tháng chín)

Tết này có nguồn gốc ở Trung Quốc, ra đời vào thời kỳ thịnh hành của đạo Lão. Chuyện xưa kể rằng: có người tên là Hoàn cảnh muốn học được phép tiên. Học mãi đến ngày cuối cùng thì thầy bảo hãy may mỗi người một cái túi, hái hoa cúc bỏ vào rồi lên núi ẩn náu. Quả nhiên ngày hôm ấy, mồng chín tháng chín mưa to, ngập hết cả mặt đất. người chết đuối rất nhiều, còn gia đình Hoàn cảnh thì vẹn nguyên.

Thời kỳ Lý – Trần, nho sĩ Việt Nam theo tích đó cũng tổ chức leo núi, uống rượu hoa cúc gọi là thưởng tết Trùng Dương. Bây giờ ít có nơi tổ chức tết trùng cửu.

9. Tết Trùng Thập (Mồng mười tháng mời)

Tết này các ông thày thuốc thường làm rất lớn. Theo sách cổ Dược lễ thì vào mồng mười tháng mười, các thầy thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời (xuân-hạ-thu-đông) và dùng thật tốt. ở nông thôn gọi là tết cơm mới, có bánh dày, chè kho, gà luộc dùng cúng tổ tiên mừng được mùa lúa.

10. Tết ông Táo (Tết hai mươi ba tháng chạp)

Tương truyền là ngày ông Táo (Táo quân, vua bếp) lên chầu trời để tâu việc làm ăn cả xứ của mỗi gia đình với Ngọc Hoàng. Chuyện cũ kể rằng: Xưa có hai vợ chồng vì nghèo quá phải bỏ nhau. Sau người vợ lấy được chồng giàu, một hôm đang đốt hàng mã thì thấy một kẻ đến ăn xin. người vợ nhận ra người ăn xin ấy chính là chồng xưa của mình, thương cảm bèn đem cho rất nhiều gạo thóc, tiền bạc. người chồng mới nghi ngờ vợ, vợ ức quá đâm đầu vào bếp chết. Thương vợ cũ người ăn xin cũng đâm đầu vào lửa chết theo. Ân hận và đau khổ, người chồng mới cũng nhảy vào bếp lửa đó chết nốt. Thượng đế nghe chuyện thương cảm ba con người có nghĩa kia, bèn phong họ làm vua bếp.

Ca dao cổ có câu:

Thế gian một vợ một chồng Chẳng như vua bếp hai ông một bà. Theo tích ấy, vào ngày 23 tháng chạp, người ta mua hai mũ đàn ông một mũ đàn bà bằng hàng mã cùng một con cá chép để vua bếp lên chầu trời. Cá chép thường là cá tươi, rất to, khi cúng, cúng cả con … Và bây giờ mỗi khi vẽ ông Táo, người ta thường vẽ ông đội mũ cỡi cá bay trong mây, nhưng rất tiếc lại không có …. quần.

Các lễ tết trên có nơi tổ chức có nơi không, với nhiều hình thức nội dung khác nhau. Còn lễ tết Nguyên đán thì khắp nơi trong cả nước , từ đầu núi đến cuối sông, từ thành thị đến nông thôn, từ biên cương đến hải đảo đều tổ chức gần giống nhau trong mấy ngày. Chỉ khác nhau ở mức sang hèn của từng gia đình hay các loại hoa quả, bánh trái, cơm nước của từng vùng, miền.

Tại Châu á, vùng bắc ấn Độ ăn tết vào tháng tư, Nam ấn Độ từ tháng ba. ở Lào, năm mới bắt đầu trung tuần tháng tư dương lịch. ở Campuchia, năm mới vào tháng tư, có nơi xê dịch qua tháng ba hay tháng năm. Đặc biệt giao thừa từ năm này qua năm khác, lại vào giữa trưa. Các nước này thường ăn tết theo Phật lịch vào tháng sinh hay ngày xuất gia của Phật tổ Thích ca. Chỉ có Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên (những dân tộc ăn cơm bằng đũa) đón tết Nguyên Đán đúng vào ngày mùng một tháng giêng âm lịch. Riêng nước ta, thì tết Nguyên đán rất phù hợp với đời sống của người nông dân. Vì đó là những ngày mùa màng đã kết thúc. Mọi người được rãnh rỗi, nghỉ ngơi, vui chơi và thăm viếng lẫn nhau, cũng là việc rất cần sau một năm dài lao động cần cù vất vả.

“Tháng giêng ăn tết ở nhà”

Tết nguyên đán trước hết là tết của gia đình. Theo phong tục cổ truyền thì ba ngày tết Việt Nam có ba cuộc gặp gỡ hết sức thiêng liêng và quan trọng ngay trong một nhà. Trước hết là sự gặp gỡ của các vị thần linh. Thần linh ở đây không cao xa, không huyền bí như ở các miếu, các am. Mà toàn các vị thần trong nhà gọi là gia thần. Gia thần gồm có ba vị:

Thứ nhất là tiên sư hay nghệ sư tức vị tổ đầu tiên đã dạy nghề mình đang làm. Nghề nào có tổ ấy, sĩ, nông ,công, thương đều có tổ cả. Kể cả ngành hát tuồng, hát chèo cũng có tổ sư …

Thứ hai là thổ công, vị thần giữ đất, trông coi nơi nhà mình đang ở.

Thứ ba là táo quân hay vua bếp đã chăm sóc, giúp đỡ việc nấu ăn cho mọi người trong gia đình. Táo quân lên chầu trời vào ngày hai ba tháng chạp. Nhưng tối ba mươi cũng về vui vầy với các gia thần.

Xem ra mỗi người đều cần có nghề nghiệp, cần ăn, mặc, và ở thì ba vị gia thần trên đã đảm nhiệm cho tất cả.

Cuộc gặp gỡ thứ hai là của tổ tiên, ông, bà … đã khuất (gia tiên)

Tết đến hương hồn họ cũng về sum họp với con cháu trong gia đình (theo sự tưởng tượng phong phú và tình cảm của người đời).

Cuộc gặp gỡ thứ ba là của những người trong nhà. Tức là của một cuộc họp mặt gia đình. Theo tập quán, dầu ai bất cứ ở đâu, làm bất cứ nghề gì, hàng năm mỗi khi tết đến cũng mong muốn tha thiết được trở về nhà sum họp gia đình trong ba ngày tết. Mấy ngày tết tiết trời thường lạnh, đêm lại rất tối nên chẳng ai muốn ra ngoài mà thích nhất là quây quần dưới bóng hương hoa của gia thần tiên chuyện vãn với người ruột thịt trong gia đình. Qua ngày Tết Việt Nam là ngày nhớ nhau, ngày hội đoàn tụ, đoàn viên ấm cúng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phụ Nữ Việt Nam Qua Ca Dao, Tục Ngữ trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!