Cập nhật nội dung chi tiết về Những Câu Chuyện Thú Vị Về Ngày Tết Đoan Ngọ Không Phải Ai Cũng Biết mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ca dao xưa có câu: “Tháng tư đong đậu nấu chè; Ăn tết Đoan ngọ trở về tháng năm”. Hằng năm cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan ngọ…
Theo sách “Phong thổ ký” thì Tết Đoan ngọ còn gọi là Tết Đoan dương. Đoan ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn “dương” là có ý chỉ mặt trời, là khí dương. Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Nguồn gốc của tết Đoan ngọ trong văn hóa truyền thống của người Việt
Ở Việt Nam, tết Đoan ngọ còn được gọi bằng cái tên dân dã hơn là “Tết giết sâu bọ”. Đây là một trong những nghi lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú gắn liền với kinh nghiệm của nhân dân lao động về sự tuần hoàn của quy luật tự nhiên, thời tiết… có tác động đến sức khỏe, sinh hoạt của con người cũng như hoạt động sản xuất mùa vụ trong năm. Bởi vậy trong truyền thuyết dân gian xưa còn kể lại như sau:
Vào một ngày nọ sau vụ mùa, nông dân khắp các nẻo thôn quê đều ăn mừng vì năm ấy sản xuất nông nghiệp được mùa lớn. Nhưng chẳng bao lâu sau sâu bọ lại kéo đến dày đặc tàn phá nghiêm trọng cây trái, lương thực, thực phẩm đã thu hoạch.
Nhân dân đang đau đầu không biết phải làm cách nào để có thể giải trừ được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ phương xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.
Ông lão Đôi Truân ấy chỉ cho dân chúng diệt sâu bọ bằng cách mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh tro và trái cây, sau đó thắp hương làm lễ. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn đàn lũ lũ ngã chết rũ rượi. Lão ông còn bảo thêm:
– Sâu bọ hằng năm vào đúng ngày này sẽ thường xuất hiện, chúng rất hung hăng phá phách, vì vậy mỗi năm vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.
Dân chúng hết thảy đều vui mừng và biết ơn Đôi Truân, định kéo nhau tới thi lễ cảm tạ thì mới hay ông lão đã biến đi đâu mất tự khi nào. Để tưởng nhớ công đức của ông lão và thể hiện nét đẹp trong truyền thống sản xuất nông nghiệp, bảo vệ mùa màng, dân chúng bèn đặt tên cho ngày này là ngày “Tết giết sâu bọ”, có người gọi nó là “Tết Đoan ngọ” vì giờ cúng thường được cử hành vào giữa giờ Ngọ.
Những nghi thức thường thấy trong ngày tết Đoan ngọ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ hay còn gọi là “Tết giết sâu bọ” thường gắn liền với nghi thức thờ cúng tổ tiên. Xét theo nông lịch, đây cũng là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh nên vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày tết này. Sau tết Nguyên Đán, có lẽ “Tết giết sâu bọ” là cái tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân… vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố gắng thu xếp để trở về nhà.
Vào ngày này, cả làng quê nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một vụ mùa bội thu.
Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro… để diệt trừ “sâu bọ”, xua đuổi hết bệnh tật…
Những quan niệm và tập tục “Giết sâu bọ” hết sức thú vị trong văn hóa xưa
Theo tập tục dân gian xưa, sáng sớm ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, ngay khi thức dậy, súc miệng xong là phải giết sâu bọ ngay. Ở miền Bắc, trong dịp này mỗi người ăn ít nhất một bát cơm rượu nếp, sau đó ăn một bát thạch, rồi đến ăn các trái cây có vị chua như mận, muỗm, sấu, đào, vv… Người ta cắt nghĩa cái sự giết sâu bọ như sau:
Thường là vào những ngày này, bọn sâu bọ ở bụng dưới ngoi lên bụng trên. Ăn rượu nếp vào cho chúng say, sau đó ăn tiếp những trái cây vào làm cho chúng chết. Mỗi trái cây đều là một vị thuốc giết sâu bọ. Vì trong đông y, Thuốc Nam cũng như thuốc Bắc, các vị thuốc phần lớn đều lấy ở loài thảo mộc, các trái là kết tinh của loài thảo mộc cho nên có nhiều thuộc tính giết được sâu bọ.
Khi xưa, người ta coi trọng nghi thức “giết sâu bọ” lắm! Dân gian vốn quan niệm rằng, trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, sợ hãi trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ “giết sâu bọ”.
Vào sáng sớm, với hoa quả đầu mùa: đào mịn lông tơ; mận đủ mùi chua ngọt; chuối ta mập mạp; dưa hấu bổ dọc như những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát, lóng lánh như lân tinh; dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc, nhưng cái lòng nó vàng tươi khêu gợi. Và đương nhiên không thể thiếu món rượu nếp.
Thành lệ, cứ đến sáng sớm ngày mồng 5, người ta cho trẻ ăn chút rượu nếp cái, hoa quả, trứng luộc, kê, bánh đa, mận, muỗm, dưa hấu, uống nước dừa… bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam thần đơn hoặc bôi phẩm hồng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để trừ trùng.
Trẻ em được làm thủ tục “giết sâu bọ” từ sớm tinh mơ, ngay khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu.
Nhiều người còn mua bùa chỉ đeo cho trẻ nhỏ. Bùa thường được kết bằng chỉ ngũ sắc có hình hoa sen, quả đào, quả ớt… lại may áo lụa mang đến các cửa chùa, cửa tĩnh in dấu vẽ bùa rồi mặc cho trẻ, có ý trừ ma tà cho các em bé khỏi quấy khóc.
Giữa trưa hôm ấy thì các gia đình làm cỗ cúng gia tiên, rồi đi hái lá mùng năm. Tục hái lá thuốc mùng 5 cũng bắt đầu từ giờ Ngọ, đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm. Lá cây cỏ được thu hái trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh rất tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể, nhất là lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi… đem về ủ rồi rửa sạch phơi khô, để sau đem nấu nước uống. Dân gian cho rằng uống thế thì lành.
Lại có nhiều người đi lấy lá ngải cứu, năm nào thì kết hình con thú nǎm ấy như năm Tý thì kết con chuột, năm Sửu kết con trâu, năm Dần kết con hổ… treo ở giữa cửa, để trừ ma quỷ và về sau ai có bệnh đau bụng thì dùng làm thuốc sắc uống.
Một số món ăn độc đáo không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay
Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, là món không thể thiếu. Vẫn theo quan niệm xưa, người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mùng 5 tháng 5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả có vị chua, chát và nhất là ăn rượu nếp cái để có thể diệt trừ chúng.
Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt được xử lý lên men, còn gọi là “cái”. Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và nếp cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.
Phụ nữ các vùng quê miền Bắc phần lớn đều biết ủ rượu nếp cái và thường tranh thủ dịp này ủ rượu để mang ra phố phường bán dạo, có người chỉ trong một buổi sáng bán được đến cả 10 chậu nếp cẩm.
Cơm rượu miền Trung: Cơm rượu được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Đây là món tráng miệng, lại giúp dễ tiêu hóa nên đã được nhiều gia đình miền Trung tự chế biến trong bữa ăn. Cơm rượu nếp miền Trung thường được đổ khuôn khá cầu kỳ và có hình dáng vuông vức rất đẹp mắt và hấp dẫn.
Cơm rượu nếp miền Nam: Ở các tỉnh miền Nam, cơm rượu nếp được gọi là cơm rượu. Cơm rượu không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ. Món cơm rượu ở miền Nam thường có nước rượu nếp trộn đều và cũng được pha thêm nước đường, rất ngon nếu ăn kèm với xôi vò giống như món xôi chè ở miền Bắc.
Bánh tro cũng trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ của người Việt, món bánh này đặc biệt rất phổ biến ở Nam Trung Bộ và miền Nam Việt Nam. Bánh tro có nhiều tên khác nhau như banh ú, bánh gio và bánh âm… còn có vài biến thể khác nhau theo ngôn ngữ địa phương. Người ta làm bánh bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật.
Ở miền Bắc, ngày này các gia đình thường làm các món ăn từ vịt, bởi vậy dường như các chợ ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ vào những ngày trước và trong Tết Đoan Ngọ thường rất rộn rã việc mua bán gia cầm.
Ngoài ra, do tiết trời đầu tháng năm âm lịch thường rất nắng nóng, dễ sinh các bệnh nhiệt trong người, nên món chè hạt sen, hoặc chè đỗ đen nấu với bột sắn dây cũng được nhiều gia đình lựa chọn làm thức quà tráng miệng trong ngày tết dân gian này.
Đường Tân (biên tập)
Cách Cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm Lịch
Sau tết Nguyên đán thì tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch rất được chờ đợi vì khoảng thời gian này chúng ta lại có dịp hội ngộ gia đình. Sửa soạn lễ cúng và thưởng thức các món ăn ngon truyền thống trong sự vui vẻ, cầu bình an, xin cho mưa thuận gió hòa.
Tết Đoan Ngọ 5/5 là ngày gì?
Cũng như các nước Trung Quốc, Hàn Quốc… tết Đoan Ngọ có tên gọi khác là tết Đoan Dương hay “ngày hội giết sâu bọ” được tổ chức vào mùng 5 tháng 5 âm lịch thường niên. Đây cũng là nét văn hóa độc đáo mang đậm tín ngưỡng tâm linh của người Việt.
Tết đoan ngọ là một nét văn hóa đẹp của nhiều dân tộc trong đó có Việt Nam chúng ta. Ngày tết 5/5 âm lịch nhằm ngày 25/6/2020.
Nguồn gốc và ý nghĩa tết Đoan Ngọ 5/5
Khởi nguồn từ xa xưa, cứ đến nửa năm, đúng mùng 5/5 thì hết thảy người dân sẽ cùng nhau dậy sớm. Chuẩn bị sửa soạn mâm cúng với đầy đủ lễ vật, trong đó không thể thiếu: rượu nếp, bánh ú, bánh tro, chè xôi các loại và hoa quả theo mùa.
Cũng có sự tích kể lại rằng, bởi vì tháng 5 là thời điểm mà sâu bọ hoành hành dữ nhất. Đã làm cho người trồng trọt lao đao vì mất trắng thì có ông lão tên Đôi Truân xuất hiện và bày cho mỗi nhà cách lập đàn cúng tế vào giờ Ngọ. Để tưởng nhớ sự kiện này, chúng ta mới có mùng 5/5 là tết Đoan Ngọ.
Không chỉ vậy, tên Đoan Ngọ còn được coi là trùng với ngày hạ chí, tức thời điểm mùa hè vào giữa năm. Lúc này ngày sẽ dài hơn đêm, thậm chí nhiều nơi không có ban đêm. Bức xạ nhiệt tăng cao, hỏa khí trong trời đất lẫn cơ thể con người đều lên đỉnh điểm.
Cách cúng tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch với đầy đủ lễ vật
Trong từ ghép Hán Việt, Đoan có nghĩa khởi đầu, Ngọ là chỉ giờ Ngọ, tức trong khung giờ từ 11 giờ sáng cho đến 1 giờ chiều. Do đó, đây chính là thời điểm thích hợp nhất để bày mâm lễ cúng tết Đoan Ngọ mùng 5/5.
Chè xôi các loại.
Hoa quả: chuối, xoài, mận, đào, sấu, vải…
Cơm nếp.
Các loại bánh ú, bánh tro.
Nước lọc.
Rượu nếp cẩm.
Vàng mã…
Lễ vật cúng tết Đoan Ngọ 5/5 trong miền Nam
Cơm nếp nước đường.
Rượu nếp vò viên tròn
Hoa quả đa dạng các loại.
Bánh tro, bánh ú.
Xôi đậu.
Chè trôi nước, chè kê.
Vịt quay, heo quay…
Vàng mã…
Song song đó, trên bàn lễ gia tiên, cần có
Mâm cơm chay.
Bánh chay.
Xôi đậu.
Mâm nhỏ chứa hoa quả ngũ sắc có thêm 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên.
3 chén rượu pha màu đỏ, trắng, vàng.
Vàng lá, vàng thỏi.
9 nén nhang.
9 ngọn nến.
Những tục lệ thú vị trong ngày tết Đoan Ngọ có thể bạn chưa biết
Năm 2020 này, ngày tết Đoan Ngọ mùng 5/5 sẽ rơi đúng vào 25/6 dương lịch. Không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là ngày diệt trừ, xua đuổi sâu bọ. Mà các nghi thức trong ngày tết Đoan Ngọ còn được người Việt lưu truyền và gìn giữ cho đến ngày nay.
Vào những ngày này, trẻ con, người già, người trẻ sẽ thực hiện nghi thức đánh dấu cho sự thay đổi tiết mới trong năm bằng hàng loạt phong tục:
Treo bùa ngãi trừ tà.
Đi sêu (con rễ mang lễ đến bố mẹ vợ) học trò đi lễ thầy cô, lễ thầy lang (tạ ơn chữa bệnh).
Nhuộm móng tay móng chân.
Tắm nước lá mùi, khảo cây lấy quả: lá ổi, lá vằng, lá chanh…
Tắm tiên: tắm vào sáng sớm lúc mặt trời chưa lên để gột rửa xui xẻo, cầu bình an cho gia đình.
Hái thuốc vào giờ Ngọ (đinh lăng, lá mùi, ngải cứu) phơi khô dùng chữa bệnh…
Ăn những món ngon thơm mùa nếp mới, uống rượu, thưởng thức các loại đặc sản trái cây vào mùa trên tinh thần gắn kết, đoàn viên gia đình…
Bài văn cúng tết Đoan Ngọ 5/5 cầu bình an
Được xếp vào những ngày lễ truyền thống của người Việt, nghi thức cúng tết Đoan Ngọ cũng rất được chú trọng. Bên cạnh việc bày mâm lễ vật tươm tất, chúng ta còn có bài văn cúng nhằm van vái tứ phương, cầu mong các vị thần trời đất chứng giám. Về nhận tấm lòng thành của gia chủ mà phù hộ cho những điều tốt đẹp.
Nội dung bài văn cúng Tết Đoan Ngọ ngày 5 tháng 5
Nam mô A di Đà Phật.
Nam mô A di Đà Phật.
Nam mô A di Đà Phật.
Gia chủ, chúng con tên…
Ngụ tại…
Nay nhân dịp trời đất giao mùa, khí trời oi ả, sâu bọ hay phá hoại mùa màng, con cùng tất thảy cho cháu trong nhà làm mâm lễ cúng tết nửa năm, cũng là tết Đoan Ngọ mùng 5/5 cầu cho mùa màng bội thu, lúa thóc đầy bồ, gia đạo bình yên khỏe mạnh, công việc được trôi chảy, gặp nhiều may mắn, biến hung thành kiết.
Con xin cúi lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, đất đai viên trạch, chỗ ăn chỗ ở.
Con xin cúi lạy chư vị Tôn thần Hoàng Thiên Hậu Thổ.
Con xin bái lạy chư vị Táo quân, Thổ địa, ngài Bản Cảnh Thành Hoàng.
Con xin bái lạy chư vị hương linh Tổ tiên, ông bà, Tổ Khảo, Tổ Tỷ…
Nay chúng con sửa sang hoàn thành mâm lễ nguyện các đấng bề trên chứng giám gồm có hương hoa, trà rượu, trái cây, lễ vật, xôi chè…
Chúng con xin mời các chư Thần khuất mặt, linh ứng về đây thụ hưởng lễ vật, thức uống, cúi xin thành tâm khấn bái, cúi xin Thần Phật hiển linh phổ độ cho chúng con bản mệnh bình an, bệnh tật lánh xa, bốn mùa không hạn tai ương hạn ách, quanh năm được hưởng bình an thịnh vượng, phúc lộc dồi dào.
Chúng con xin tri ân, lễ bạc tâm thành, trước bày hương án, sau tận lòng thành, cúi xin các bậc bề trên chứng giám.
Nam mô A di Đà Phật.
Nam mô A di Đà Phật.
Nam mô A di Đà Phật.
Kết thúc buổi hành lễ tại nhà cho tết Đoan Ngọ mùng 5/5.
Video hướng dẫn cúng tết đoan ngọ:
20 Câu Nói Hay Về Cuộc Sống Và Sự Trưởng Thành Không Phải Ai Cũng Hiểu
Tác giả:
Cuộc đời cũng giống như Facebook vậy. Mọi người sẽ like vấn đề trong status của bạn, nhưng sẽ không ai giải quyết giúp bạn cả, vì ai cũng bận cập nhật status của mình.
1. Có thể tiền không phải là tất cả, nhưng có tiền thì mọi thứ luôn dễ dàng hơn
2. Cuộc đời cũng giống như Facebook vậy. Mọi người sẽ like vấn đề trong status của bạn, nhưng sẽ không ai giải quyết giúp bạn cả, vì ai cũng bận cập nhật status của mình.
3. Đời không như là mơ, hãy sẵn sàng để đương đầu với những thử thách ở phía trước.
4. Đừng dựa dẫm vào bất kỳ ai trên đời này bởi vì ngay cả cái bóng của bạn cũng rời bỏ bạn những lúc tối tăm.
5. Sẽ đến lúc bạn gặp thất bại. Nhưng hãy nhớ rằng không ai thành công mà chưa từng thất bại. Điều quan trọng là bạn có đủ dũng khí để đứng dậy?
6. Cơ hội giống như bình minh. Nếu bạn chờ đợi quá lâu, bạn có thể bỏ lỡ nó.
7. “Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được. Do đó, trước khi có được thành tựu thì bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình lên” – Bill Gates.
8. Nếu bạn không xây dựng ước mơ của mình, người khác sẽ thuê bạn xây dựng ước mơ của họ.
9. Có một số người bạn không nên gặp thì sẽ tốt hơn.
10. Ngoại hình và gia cảnh mãi là một khuôn khổ mà xã hội mang ra để nhận xét một con người.
11. Đường lâu ngày không đi sẽ mọc đầy cỏ dại. Người lâu ngày không gặp sẽ trở thành người dưng.
12. Chỉ mất hai năm để học nói, nhưng phải mất cả đời để học những gì không nên nói.
13. Người ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về – gia đình.
14. Bạn sẽ chẳng bao giờ nhận ra những thứ mình đang có quan trọng như thế nào cho đến khi bạn đánh mất nó.
15. Người bạn yêu chưa chắc đã yêu bạn. Hãy biết buông bỏ đúng lúc để tránh bị tổn thương.
16. Bạn có thể mua được một chiếc đồng hồ, nhưng bạn không thể mua được thời gian. Bởi vậy, hãy tận dụng từng giây phút bạn có.
17. Niềm tin giống như một tờ giấy, một khi đã nhàu nát sẽ không bao giờ phẳng phiu được nữa.
18. Lòng chung thủy của người phụ nữ được thử thách khi người đàn ông của họ không có gì trong tay. Lòng chung thủy của người đàn ông lại được thử thách khi anh ta đang có trong tay tất cả mọi thứ.
19. Tha thứ không dễ, tin tưởng thêm lần nữa lại càng khó.
Blog Radio sưu tầm và tổng hợp.
Nhà Ngoại Giao Tài Ba Lê Đức Thọ Và Những Câu Chuyện Thú Vị Bên Lề
Ông Lê Đức Thọ, tên thật là Phan Đình Khải, sinh ngày 10/10/1911 tại xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay là xã Nam Vân (TP Nam Định) trong một gia đình nho giáo, ở vùng đất có truyền thống yêu nước, hiếu học. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một chiến sỹ cách mạng kiên cường, một cán bộ lãnh đạo giàu kinh nghiệm của Đảng và Nhà nước.
Ấn tượng khó quên: Lần đầu tiên đồng chí Lê Đức Thọ và Kissinger gặp nhau là ngày 21-2-1970. Địa điểm hai người gặp gỡ là căn nhà số 11, phố Dathes, thị trấn Choisy Le Roi (Pháp). Ngay lần tiếp xúc đầu tiên, ông đã làm cho Kissinger có những ấn tượng khó quên. Sổ nhật ký của Kissinger có đoạn : “Tóc hoa râm, đường bệ, Lê Đức Thọ bao giờ cũng mặc bộ đại cán xám hoặc marông. Ông lúc nào cũng tỏ ra rất bình tĩnh, thái độ bao giờ cũng không có điều gì chê trách được…”
Ông trực tiếp phụ trách đoàn ngoại giao Việt Nam đàm phán với Mỹ về Hiệp định Paris. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ông Thọ từng được trao tặng giải Nobel Hòa bình cùng với cố vấn ngoại giao Henry Kissinger vào năm 1973, nhưng ông đã từ chối nhận giải với lý do đất nước Việt Nam chưa thể có được hòa bình chừng nào chưa đ.ánh đ.ổ được chế độ t.ay sa.i của Mỹ. Đó là giải Nobel duy nhất dành cho người Việt cho đến nay. Năm 2002, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập giải Nobel Hòa bình (1902 – 2002), Nevis đã cho phát hành một mẫu tem chân dung cố vấn Lê Đức Thọ và nhắc lại “sự kiện” ông không nhận giải thưởng này. Cũng chính vì những lẽ đó mà ông là một trong những nhân vật được tôn vinh là “Nhà kiến tạo Hòa bình” xuất sắc của thế giới.
Các phiên họp riêng giữa các ông Xuân Thuỷ, Lê Đức Thọ và Kissinger, Cố vấn của Tổng thống Mỹ Nixon, đều là những ngày làm việc dài. Có ngày làm việc đến 13 tiếng đồng hồ, lấn sang cả đêm. Ông Lê Đức Thọ sinh năm 1911, lúc ấy hơn 60 tuổi, nhiều hơn Kissinger gần một giáp. Kissinger rất mánh lới, vào đầu các cuộc họp riêng thì cứ đưa chuyện nọ – chuyện kia dài lê thê, và cứ nhè vào lúc chiều hay gần tối mới đưa việc chính ra tranh cãi.. Đó là lúc ông ta nghĩ rằng ông già kia (Lê Đức Thọ) mệt mỏi rồi, chắc dễ ừ, dễ gật.
Nhưng ông ta không biết gì về ông Thọ! Lúc nghỉ, ông Lưu Văn Lợi (*) hỏi thăm, ông Thọ nói: “Mình phải cảnh giác, mình biết thằng này hoạt động theo kiểu tình báo, mình phải giữ…”. Đàm phán càng muộn, ông Thọ càng tỉnh và thậm chí có lúc diễn thuyết làm cho Kissinger sau này phải nói là: “Ông Thọ ở Paris đã m.ổ x.ẻ tôi bằng con d.a.o rất nh.ọn, với tay nghề của một nhà phẫu thuật. Có những lúc ông ấy nói cả tiếng đồng hồ, tôi bảo cái điều này tôi đã nghe nhiều lần rồi, thì ông Thọ bảo: Ông nghe nhiều lần nhưng chưa thuộc, tôi nói lại…”
Trên bàn đàm phán ở Hội nghị Pa-ri về chấm dứt c.hiến t.ranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam, có giai đoạn Mỹ đòi ta không được đưa thêm quân miền Bắc vào miền Nam. Mỹ còn đưa ra các bằng chứng để cáo buộc ta về việc này. Có lần họp, Kissinger đưa cho Cố vấn Lê Đức Thọ khoảng 30 cái ảnh màu cỡ bằng cái khay, chụp từ vệ tinh rất rõ, trong đó chụp bộ đội của ta đang ở trong rừng không đội mũ tai bèo mà đội mũ cối, vai đeo lon, rõ cả sao trên mũ mà Mỹ cho là đang trên đường hành quân vào Nam. Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ rất nhanh, phản ứng trước tiên bằng tiếng cười to, chắc khỏe, có ý “khinh khi” sự bịa đặt của Mỹ. Rồi đồng chí nói, tình báo của các ông tồi lắm.
Lúc chúng tôi không đưa quân nữa thì các ông lại chụp ảnh này. Tôi nói với các ông chứ rừng Việt Nam chỗ nào chả giống chỗ nào. Các ông ra Bắc chụp quân mà đội mũ cối, sao vàng, đeo lon thế này là bình thường. Nhưng lúc chúng tôi đưa đ.ại ph.áo và cả x.e tă.ng vào Sài Gòn thì tình báo các ông lại chẳng biết tí gì cả. Cho nên các ông thua là phải. Kissinger ngồi không nói được câu nào!
Nhà ngoại giao tài ba Lê Đức Thọ và những câu chuyện thú vị bên lề
Tấm ảnh Mỹ đưa ra không hề chính xác, vì khi dàn trận, quân ta không đeo lon, đeo sao như thế. Sau đó, ta họp báo cũng nêu tình tiết này nhằm cho thế giới biết âm mưu và thủ đoạn của Mỹ.
“Tôi không cười thì khóc à”
Báo chí ở Pa-ri hồi ấy săm soi nhất cử nhất động của hai đoàn ta và Mỹ rất ghê, nhất là trong những cuộc đàm phán riêng giữa Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ. Họp trong phòng mà có phóng viên còn thuê nhà bên cạnh, dỡ cả mái ngói để trèo lên rồi chĩa máy ảnh sang. Hai ông cố vấn họp xong đi ra ngoài cửa, có bắt tay không, có cười không, mặt lạnh hay cười…đều bị chụp lại rồi đưa lên báo. Có lần họp căng thẳng, quyết liệt, kết quả chưa ngã ngũ mà chẳng hiểu sao báo chí lại đồng loạt đăng tin nghe chừng đàm phán có tiến triển. Thì ra họ chụp được cảnh đồng chí Lê Đức Thọ đang cười, dẫu chưa biết ông cười vì cái gì, họp có kết quả không nhưng đã vội tung tin lên báo theo chiều hướng tích cực. Ở Hà Nội theo dõi tin tức thấy vậy gọi sang hỏi tình hình thế nào, sao đồng chí Thọ lại cười! Lúc ấy, đồng chí Lê Đức Thọ mới lộ ra rằng: “Tôi không cười thì khóc à, vì Kít-xinh-giơ bắt tay tôi chặt quá!”.
Một hôm, sau buổi đàm phán, Henry Kissinger có nói với ông Lê Đức Thọ rằng: “Dù mới chỉ gặp được 45 phút nhưng ông hoàn toàn khiến chúng tôi bối rối”. Cách đây 1 năm, trong bài phát biểu trong hội thảo về lịch sử liên quan đến Đông Nam Á của Mỹ tại Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Henry Kissinger còn thừa nhận Mỹ đánh giá thấp sự kiên cường của các nhà lãnh đạo miền Bắc Việt Nam thời bấy giờ; rằng người dân đất nước hình chữ “S” quá kiên cường và không hề nao núng trước kẻ địch. “Washington muốn thoả hiệp nhưng Hà Nội nhất định giành chiến thắng”, ông thừa nhận. Trong buổi hội thảo, ông Kissinger còn bày tỏ sự thất vọng và tiếc nuối vì cuộc chiến đã “chôn vùi” cả một thế hệ người Mỹ.
* Chiếc nhẫn đặc biệt của cố vấn Lê Đức Thọ: Trong các cuốn hồi ký, ông Henry Kissinger từng nhiều lần nhắc đến đối thủ của mình trên bàn đàm phán là cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ. Ông này thừa nhận Lê Đức Thọ là người có phong cách đàm phán uyển chuyển, sắc sảo. Ông nhớ như in giây phút đầu tiên gặp nhà ngoại giao Việt Nam ngày 21-2-1970. Ông miêu tả Lê Đức Thọ có mái tóc hoa râm, dáng vóc đường bệ, bao giờ cũng mặc bộ đại cán, đôi mắt mở to và sáng, ít khi để lộ suy nghĩ. Nhưng có một chi tiết mà không bao giờ thấy Kissinger nhắc đến trong hồi ký là chiếc nhẫn sáng bóng mà cố vấn Lê Đức Thọ luôn đeo trong mỗi lần thương thảo. Đơn giản, nó là chiếc nhẫn được gò từ mảnh xác máy bay Mỹ bị b.ắ.n r.ơ.i trên miền Bắc Việt Nam!
* Món quà đặc biệt: Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ngày 8-2-1973, ông Henry Kissinger sang thăm Hà Nội. Ra đón cố vấn Mỹ không phải ai khác chính là người quen biết cũ của ông: cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ. Ông đã đưa Kissinger tới thăm Viện bảo tàng lịch sử. Khi nghe giới thiệu dân tộc Việt Nam đã ba lần chiến thắng quân Nguyên, ông Kissinger thốt lên: “Với chúng tôi một lần đánh nhau với các ông cũng thấy là quá đủ!”.
Trong bữa cơm tiễn, được thưởng thức thứ rượu nếp cái hoa vàng cất ở vùng quê Nam Định, cố vấn Mỹ Kissinger cứ gật gù mãi và thích thú khi cố vấn Lê Đức Thọ tặng ông ta hai chai rượu trong văn vắt, nút lá chuối khô.
Trở lại Paris sáng 8-1-1973 trên đường đến chỗ họp ở Gifsur Yvette, Cố vấn Lê Đức Thọ kéo ông ra một góc: “Hôm nay toàn đoàn ta không thèm ra cửa đón đoàn Mỹ như thông lệ nữa. Và hôm nay mình sẽ nói mạnh đấy. Mình nói thong thả và cậu cố dịch theo đúng tinh thần”.
Dù đã được dặn trước và đã trực tiếp chứng kiến hàng chục lần Lê Đức Thọ “cương” (quyết liệt, dai dẳng, kiên trì và cả nổi nóng. Chắc đối phương cũng không ít lần nhầm vì Lê Đức Thọ với sắc mặt bừng đỏ! Ông Cố vấn vốn bị huyết áp cao, nhiều lần đoàn ta thảo luận trong phòng mật anh em đã phải tắt điều hoà mở cửa ra và thường bàn những thứ “đại sự” ở ngoài trời lúc đi dạo) nhưng chưa bao giờ ông thấy Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ trút cơn thịnh nộ lên đối phương như buổi sáng xuân Paris ấy! Lừa dối, ngu xuẩn, tráo trở, lật lọng…
Thôi thì đủ cả! Kissinger, “đạo diễn” chính của cuộc th.ả.m s.á.t bằng B52 với dân lành Khâm Thiên, An Dương… chỉ biết cúi đầu đứng nghe.
Mãi sau ông ta mới lắp bắp: “Tôi có nghe thấy những tính từ… Tôi xin không dùng những tính từ đó ở đây. Xin ông Cố vấn nói khe khẽ thôi không các nhà báo ngoài kia nghe được lại đưa tin là ông mắng chúng tôi!”.
Kissinger một lần đã tò mò hỏi Lê Đức Thọ trong mấy phút nghỉ giải lao: “Bây giờ ông Cố vấn đàm phán với tôi, nói như mắng tôi. Thế còn sau này kết thúc đàm phán chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình rồi, ông Cố vấn mắng ai? Ngài có mắng cán bộ của mình như mắng tôi không?”.
Lê Đức Thọ điềm nhiên: “Xin Ngài chớ nặng lời lúc tôi trình bày với Ngài. Tôi chỉ nói lên tiếng nói của nhân dân tôi thôi. Cán bộ của tôi có quay quắt lật lọng tráo trở đâu mà tôi phải mắng!”.
Sau Hiệp định Paris 1973, cả cố vấn Lê Đức Thọ và Henry Kissinger được trao giải Nobel Hòa Bình vì đã đạt thỏa thuận ngừng b.ắ.n, tạo điều kiện rút quân Mỹ khỏi Việt Nam và tạo tiền đề cho kết thúc của cuộc chi.ến tra.nh đã tiêu tốn nhiều giấy mực của báo chí quốc tế.
Trước cơ hội trở thành người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đạt giải Nobel , ông đã thẳng thừng từ chối vì lý do ở Việt Nam chưa có hòa bình thực sự . Ông giữ im lặng, không giải thích thêm về quyết định này cho tới 20 năm sau, khi chính ông tiết lộ lí do chính xác trong bộ phim “From Hollywood to Hanoi” : “Họ trao giải cho cả người gây chiến tranh lẫn hòa bình, sự lẫn lộn đó khiến tôi không thể nhận giải Nobel được.”
Về phía Mỹ, giải Nobel Hòa Bình được đón nhận với tâm thế trái ngược. Kissinger rất vui vẻ khi biết tin, trong khi tổng thống Nixon thậm chí còn phát biểu cho rằng giải thưởng này là “sự tưởng thưởng xứng đáng cho nghệ thuật đàm phán của người Mỹ trong cuộc chấm dứt chiến tranh và mang lại hòa bình ở Việt Nam.”
Niềm vui đó không tồn tài được lâu vì truyền thông Mỹ hiển nhiên không đồng tình với Nixon và Kissinger. Tờ NYT gọi giải thưởng Nobel năm đó là “Nobel vì Chiến Tranh’. Tờ Washingyon thì cho rằng “người Na Uy thực sự rất có khiếu hài hước”. Diễn viên hài nổi tiếng chuyên châm biếm chính trị Tom Lehrer thậm chí đã phát biểu: “Châm biếm chính trị đã trở nên lỗi thời kể từ khi Henry Kissinger được trao giải Nobel Hòa Bình”. Không chỉ dừng lại ở giới truyền thông Mỹ, sự phản đối còn thể hiện mãnh mẽ hơn khi hai thành viên Hội đồng xét duyệt giải Nobel đã lập đơn xin từ chức.Kissinger sau đó không tới dự buổi trao giải tại Oslo vì lo lắng sẽ trở thành mục tiêu đả kích của các nhóm b.iể.u tì.n.h ph.ả.n chiến.
Năm 1975, khi chính quyền Sài Gòn th.ất th.ủ, ông đề nghị trao trả lại kỉ niệm chương nhưng không được Hội đồng Nobel chấp nhận.
Tháng 6-1968, ông Lê Đức Thọ (cố vấn cao cấp Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris) đến Paris, bắt đầu những chuỗi ngày đàm phán cam go và căng thẳng. Ông phải đối đầu trực diện với Henry Kissinger – một nhân vật ngoại giao tầm cỡ và có rất nhiều thủ đoạn ngoại giao, được mệnh danh là “cây đại vĩ cầm về địa – chính trị” của Mỹ. Kể từ đây, ông Lê Đức Thọ trở thành một nhà ngoại giao chuyên nghiệp và được cả thế giới biết đến.
Lê Đức Thọ và Kissinger thường “ăn miếng trả miếng”, tranh cãi tay đôi để bảo vệ lập trường, quan điểm của mỗi bên. Với những nhân chứng từng tham gia đàm phán, Lê Đức Thọ là một nhà chiến lược tài ba, sắc sảo và rất quyết liệt, kiên trì trong việc bảo vệ lập trường của ta. Thêm vào đó, chính nghĩa thuộc về cuộc kháng chiến của quân dân ta nên Mỹ và Kissinger dù dùng nhiều thủ đoạn quân sự và ngoại giao khác nhau cũng không thể giành được “hòa bình trong danh dự” như họ mong đợi.
Ông Nguyễn Khắc Huỳnh, nguyên Đại sứ – thành viên phái đoàn VNDCCH tại Paris, kể có những buổi họp hai bên trao đổi lý lẽ, lập luận tương đối điềm tĩnh. Nhưng có những ngày không khí rất căng thẳng, thậm chí có cả chuyện đập bàn, đập ghế. Ông Thái kể: “Một lần, Kissinger nói: “Ông Thọ này, nếu các ông cứng như thế này thì có lẽ chiến tranh sẽ còn tiếp tục, b.o.m đ.ạ.n sẽ còn tiếp tục rơi ở miền Bắc”. Nghe vậy ông Thọ “phang” ngay: “Tôi xin ngắt lời ông. Có phải tôi với các ông mới đánh nhau hôm qua đâu. Tôi với các ông đánh nhau bốn, năm năm rồi. B.o.m đ.ạ.n rơi bốn, năm năm rồi. Các ông đem b.o.m đ.ạ.n ra dọa tôi hôm nay không được đâu!”.
Lấy ý tưởng từ Tam quốc chí, giới báo chí phương Tây đã ví von ngắn gọn về cuộc đối đầu đặc biệt này, rằng: “Trời đã sinh Kissinger sao còn sinh thêm Lê Đức Thọ”. Còn người trong cuộc, TS Henry Kissinger, hơn 30 năm sau đã phải ngậm ngùi thừa nhận: “Tôi đã có thể làm tốt hơn nếu như người đối diện trên bàn đàm phán Hiệp định Paris về chấm dứt chi.ến tra.nh, lập lại hòa bình ở Việt Nam không phải là ông Lê Đức Thọ”…
Ông Kissinger uy hiếp đối phương, nói “Tôi là giáo sư của ĐH Harvard, mà một giáo sư Harvard không bao giờ phát biểu ít hơn 54 phút”. Ông Lê Đức Thọ trả lời: “Tôi thì chả phải giáo sư tiến sĩ gì nhưng tôi có đứa con trai là tiến sĩ.”
# Chuyện vui bên lề hội nghị
Cánh nhà báo “bé cái nhầm”
Ở Pa-ri, đoàn ta nhận được sự giúp đỡ tận tình của các đồng chí thuộc Đảng Cộng sản Pháp. Vào kỳ nghỉ hằng năm, một số đồng chí tình nguyện tham gia phục vụ hậu cần các đoàn đàm phán của ta. Một số người còn mang theo cả ô tô riêng tới phục vụ việc đi lại của đoàn. Có lần họp quan trọng với đoàn Mỹ ở địa điểm do ta chọn, vì không muốn bị cánh báo chí làm phiền, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Trưởng đoàn Xuân Thủy đã lên xe của một đồng chí Pháp đi theo lối cổng sau, chạy thẳng tới chỗ họp. Trong khi đó, một xe khác đi lối cổng chính đằng trước hòng đánh lạc hướng cánh báo chí đang tập trung chờ bám theo. Là xe xịn nên khi kéo kính lên và đóng cửa xe thì khó nhìn được bên trong. Ngoài cổng chính vẫn có mấy ông bảo vệ mở cửa, bảo vệ đứng gác bồng s.ú.n.g chào như bình thường. Thế nên các nhà báo đã bị nhầm là xe chở đồng chí Lê Đức Thọ và đồng chí Xuân Thủy nên vội vã phóng mô tô đuổi theo. Nhưng đi một lúc, ngó nghiêng mãi thì các tay săn tin, săn ảnh phát hiện không phải hai ông trên xe nên vội vàng quay lại. Lúc đó, thì xe hai chở hai đồng chí đã đi lâu rồi nên địa điểm lần họp đó được giữ kín.
(*) : Lưu Văn Lợi – nhà ngoại giao, nguyên Thư kí Cố vấn Lê Đức Thọ tại Hội nghị Paris.
Sưu tập và tổng hợp :Hoàng Hà
Các bạn muốn tìm hiểu thêm thì tìm cuốn “Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ – Kissinger tại Paris” nhé. Anh/chị/bạn nào có thêm mẩu chuyện hay về bác Thọ thì đóng góp góp vui ạ. Mình cảm ơn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Câu Chuyện Thú Vị Về Ngày Tết Đoan Ngọ Không Phải Ai Cũng Biết trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!