Xem 16,434
Cập nhật nội dung chi tiết về Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An mới nhất ngày 21/05/2022 trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến nay, bài viết này đã thu hút được 16,434 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
Những câu ca dao tục ngữ về Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An hay và ý nghĩa nhất
Nước ta được chia ra làm 3 miền với những đặc điểm khác nhau về địa lí, khí hậu và tập tính sinh hoạt. 3 miên của nước ta gồm miên Bắc, miền Trung và miền Nam, mỗi miền mang một đặc điểm, một đặc trưng riêng biệt về khí hậu và phong tục tập quán. Bài viết này chúng ta cùng đi tìm hiểu về một số tỉnh trong cả nước, tỉnh Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai ở miền Bắc, tỉnh Khánh Hòa và Kon Tum ở miền Trung và Tây Nguyê, còn Long An thì ở miền Nam. Tuy mỗi miền đều có sự khác biệt về khí hậu, đặc điểm nhưng những tỉnh sẽ nối với nhau bởi một nền văn hóa dân tộc Việt Nam.
Khánh Hòa là một tỉnh nằm ở miền Trung với những bãi biển xinh đẹp và những con người thân thiện. Kiêng Giang là một tỉnh có những cảnh đẹp cổ xưa và hoang sơ, khiên sbao người đến phải ngưỡng mộ. Kon Tum là một tỉnh ở Tây Nguyên, có những đặc trưng riêng biệt của các tỉnh Tây Nguyên và mang một vẻ đẹp hùng vĩ. Lâm Đồng là nơi được biết đến với cảnh đẹp thơ mộng và khí hậu nhẹ nhàng êm dịu. Lạng Sơn và Lai Châu là hai tỉnh nằm ở phía Bắc với những dải rừng núi hùng vĩ và xinh đẹp. Long An là một tỉnh ở phía Nam, mang đặc trưng của miền sông nước. Để hiểu rõ về các tỉnh Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An chúng at cùng đi tìm hiểu những câu ca dao tục ngữ về các tỉnh Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An.
Những câu ca dao tục ngữ về Khánh Hòa:
Câu 1:
- Ai về xóm Bóng quê nhà
- Hỏi thăm điệu múa Dâng Bà còn không?
Khánh Hòa là một tỉnh mang đậm nét của dân tộc Kme, chính vì thế mà các di tích hay văn hóa nơi đây có một phần ảnh hưởng bởi người Kme. Câu ca dao trên nói về đặc trưng của tỉnh Khánh Hòa là điệu múa Dâng Bà, một điệu múa nổi tiếng của nơi đây.
Câu 2:
- Bao giờ Hòn Đỏ mang tơi
- Hòn Hèo đội mũ thì trời sắp mưa.
Câu tục ngữ trên nói về đặc điểm nhận biết thời tiết khi xưa của ông bà để lại cho con cháu ngày nay. Ông bà đã mượn hình ảnh các địa danh nổi tiếng để nói lên về đặc tính thời tiết.
Câu 3:
- Mưa Đồng Cọ, gió Tu Hoa, cọp Ô Gà, ma Đồng Lớn
Câu tục ngữ ở trên nói về các địa danh của tỉnh Khánh Hòa, tuy nhiên trong câu trên có Đồng Co là ở tỉnh Phú Yên. Từ đó chúng ta nhận thấy sự gắn kết, thân thiết của các tỉnh trên cả nước.
- Khánh Hòa là xứ Trầm Hương
Non cao biển rộng, người thương đi về
Yến sào mang đậm tình quê
Sông sâu đá tạc lời thề nước non”.
- Khánh Hòa biển rộng non cao
Trầm hương Vạn Giã, yến sào Nha Trang
- Tỉnh Khánh Hòa đậm đà mưa nắng
Non chồng nghĩa nặng, nước chứa tình thâm
Ngọn gió bay phảng phất hơi trầm
Mây xây tháp bút, trăng dầm bến ngân
- Tiếng đồn Bình Định tốt nhà
Phú Yên tốt ruộng, Khánh Hòa tốt trâu
- Anh về Bình Định thăm cha
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em
Thương ai bằng: thương cha, thương mẹ, thương chồng, thương con?
Vịt lội Ninh Hòa
Tôm hùm Bình Ba
Nai khô Diên Khánh
Cá tràu Võ Cạnh
Sò huyết Thủy Triều…
Đời anh cay đắng đã nhiều
Về đây sớm ngọt, ngon chiều với em”
- Đứng ở Hòn Chồng, trông sang Hòn Yến
Lên Tháp Bà, về viếng Sinh Trung
Giang Sơn cẩm tú chập chùng
Đôi ta gắn bó thủy chung một lòng”
Lại đây em hỏi thử
Đôi câu lịch sử Khánh Hòa
Từ ngày Tây cướp nước ta
Những ông nào đã dựng cờ khởi nghĩa,
Anh hãy nói ra cho em tường?”
- Nghe lời em hỏi mà thương!
Thương người nghĩa kiệt, tơ vương vấn lòng
Vì thù non sông
Thề không đội trời chung với giặc
Từ Nam chí Bắc
Thiếu chi trang dạ sắt, gan đồng
Ở Khánh Hòa thì có ba ông
Ông Trần Đường giữ đèo Dốc Thị
Ông Trịnh Phong trấn nơi biển Cù
Ông Nguyễn Khanh lo việc quân nhu
Ba ông một bụng nghìn thu danh truyền”
Gọi “Khánh Hòa tam kiệt”
Người người đều biết
Đều thương đều tiếc
Chưa thỏa nguyền núi sông
Tấm thân xem nhẹ như lông hồng
Hỏi anh còn nhớ “Quảng Phước tam hùng” là ai?”
Rèn gan sắt đá khôn nài bể dâu
Gương phấn dũng làu làu Phạm Chánh
Cùng Phạm Long chung gánh nước non
Cha con trung nghĩa vẹn tròn
Cùng Nguyễn Sung nguyện mất còn có nhau
Bao phen cay đắng hận thù
Tam hùng, tam kiệt nghìn thu trăng rằm”
- Ngước lên trời mây giăng thâm thấp
Ngang qua cầu Sông Cạn chấp tay.
Vết gò chết chém đâu đây
Cụ Trần Quý Cáp thẳng ngay bỏ mình.
- Cát lăn còn cuốn gió đông
Anh đi Hòn Chồng sao chẳng rủ em
- Cam Ranh cửa ấy lênh lang
Thủy Ba canh trót đi đường năm canh
- Chiều chiều mượn ngựa ông Đô
Mượn kiệu chú lính đưa cô tôi về
Cô về chẳng lẽ về không
Ngựa Ô đi trước ngựa hồng theo sau
Ngựa ô đi tới Quán Cau
Ngựa hồng đủng đỉnh đi sau Gò Điều
- Đồng Bò, Chín Khúc biệt ly
Cho dòng Đảnh Thạnh thầm thì nhớ thương.
Suối Tiên chảy miết mười phương
Xin đừng phải nói đoạn trường cùng ai!
Những câu ca dao tục ngữ về Kiên Giang:
Câu 1
- Đất Cần Thơ nam thanh nữ tú
- Đất Rạch Giá vượn hú chim kêu
- Quản chi nắng sớm mưa chiều
- Lên doi xuống vịnh cũng chèo thăm em .
Trên câu ca dao trên nhắc đến một địa danh nổi tiếng của tỉnh Kiên Giang đó là Rạch Gía. Đất Rạch Giá vượn hú chim kêu điều đó thể hiện sự hoang sơ, mộc mạc của đất Kiên Giang.
Câu 2:
- Chợ Sài Gòn cẩn đá
- Chợ Rạch Giá cẩn xi mon
- Giã em ở lại vuông tròn
- Anh về xứ sở không còn vô ra
Bài ca dao này cũng nói đến địa danh nổi tiếng của tỉnh Kiên Giang là Rạch Gía. Chợ Rạch Gía là một nơi rất nổi tiêng và hấp dẫn của vùng đất này.
Những câu ca dao tục ngữ về Lạng Sơn:
Câu 1:
- Đề Gi có núi Lạng Sơn
- Có đầm Đạm Thủy nước dờn dợn xanh
- Có thơ có rượu có tình
- Có trăng có gió, có mình có ta
Lạng Sơn là một tỉnh ở phía Bắc nước ta, nơi đây có những đồi núi hùng vĩ và hoang sơ. Cảnh đẹp nơi đây được nhiều người nhắc đến với cảnh đẹp hoang sơ.
Câu 2:
- Đường lên xứ Lạng bao xa,
- Cách một trái núi với ba quãng đồng.
- Ai ơi đứng lại mà trông.
- Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ.
Bài ca dao trên nhắc đến những địa danh nổi tiếng, có nhắc đến xứ Lạng. một nơi có nhiều vẻ đẹp hùng vĩ và kiêu sa.
Những câu ca dao tục ngữ về Long An:
Câu 1:
- Long An trung dũng kiên cường
- Toàn dân đánh giặt quật cường kiên trung
Long An là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long với những đặc tính của khí hậu nhiệt đới ẩm gió màu thì nơi đây là một nơi có sự êm đềm. câu ca dao trên nói về đức tính của con người Long An, con người Long An kiên cường, quật cường, kiên trung và dũng cảm.
Câu 2:
- Anh muốn về Long An, Vàm Cỏ
- Mấy lời em to nhỏ, anh bỏ sao đành
- Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành
- Núi kia hết đá, anh mới đành xa em.
Những câu ca dao trên là lời mời gọi đến với tỉnh Long An, những đặc điểm xinh đẹp và địa danh nổi tiếng để mời gọi đến với tỉnh Long An. Những lời mời gọi thân thương khiến ta không thể cưỡng lại được.
--- Bài cũ hơn ---
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!