Cập nhật nội dung chi tiết về Những Bài Thơ Hay Về Miền Tây Sông Nước, Con Gái Con Trai Miền Tây mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Có những bài thơ nào hay về miền Tây sông nước nhỉ?
Những bài thơ hay về miền tây Sông nước, con gái con trai miền Tây
Thơ về miền Tây 1: Gửi Miền Tây
Đã lâu không trở lại miền Tây bạn vẫn ở bên lòng thung cũ? nơi những quả đồi trầm tư đêm gió hú suối tự tình thủ thỉ vơi đầy bao nỗi hoa ban?
Nhớ gió Lào táp lửa Điện Biên nước rình rập những mùa mưa lũ dưới trăng xanh, nằm gối đầu lên miền lịch sử cỏ dưới lưng, thầm thì huyền thoại Mường Then. đêm bạn bên ta, đèn nhập nhoạng gió rừng bốn cái bóng tụ trong mùi men lá ta uống vào nhau cả tiếng nai tác mẹ chuyện gừng cay muối mặn vỗ xao lòng…
Bây giờ mình tận biển xanh mở mắt ra đã ập đầy phường phố bao chuyện đời quên nhiều hơn nhớ áo cơm sây sẩm mặt mày.
Bây giờ ở nơi đâu miếng cơm lam ủ lửa lòng người những ân nghĩa nảy mầm xanh từ đói nghèo rơm rạ và em nữa bông hoa rừng mộng mị có còn dan díu miền Tây?
Bài thơ nói về nỗi niềm của tác giả khi đã lâu rồi không về thăm miền Tây sông nước. Tác giả miêu tả lại những hình ảnh quen thuộc mà xưa kia tác giả gặp phải khi còn ở miền Tây. Bây giờ lên thành phố chỉ còn thấy “biển xanh” chứ không còn sông nước và tình người như miền Tây nữa.
Thơ về miền Tây 2: Miền Tây
miền Tây sông rạch là phố cho người róc rách tìm nhau Cửu Long giang như chùm rễ đước cắm vào thời gian cho đất thành người
miền Tây lạ lùng anh đến chim kêu cá quẫy bốn bề biết em còn chờ nơi cửa gió anh là Gò Nổi sóng dâng
miền Tây lục bình khoe tím phù sa điên điển khoe vàng trước cõi U Minh thăm thẳm anh là đứa trẻ cạn nông
miền Tây ngửa lòng sông nước sum suê hương rễ gọi mời đêm cuối cùng nghe sóng phà Rạch Miễu biết chín cửa sông vây bủa anh rồi…
Một vùng đất của tình người chân chất, của những cánh đồng bạt ngàn, những vườn cây trái sum xuê và chín dòng sông huyền thoại đã tụ hội lại trong hai từ Miền Tây. Câu thơ “Cửu Long giang như chùm rễ đước“ cho ta thấy được sông ở miền Tây chăng chít như thế nào.
Thơ về miền Tây 3: Một góc miền Tây
Nhà đủ ấm để lòng thôi bỡ ngỡ Vừa đủ nồng để lạc hết bơ vơ Một chút cay lăng lắng đọng vào thơ Đọng vào mắt chúng mình – ôi, đáy mắt …
Men rượu ấy vì anh em đã nhấp Sẽ vì anh em thức trọn đêm nay Aanh đã sống và lòng anh đã trải Em lẽ nào không mắc nợ miền tây!
Anh lẽ nào không biết mắt em cay Buồn chất ngất bao ngày, tim đã mỏi Em trót quên mà miền tây vẫn đợi Góc bạn bè ươm lại chút thơ ngây
Góc bạn bè nương nhẹ một vòng tay Và anh nữa … lòng em thôi lạc lõng Xin đừng trách những chân trời xa rộng Chúng mình ơi xin đừng trách tâm hồn
Xin đừng trách khoảng đời xưa đã lỡ Buồn vui ta theo gió giạt phương nào Men rượu ấm em nhắp tình xứ sở May giữa đời còn chốn để thương nhau
May giữa đời còn chốn để chiêm bao …
Ào ạt lướt rầm rầm ào ạt tạnh giống em hay lúc giận lúc hờn mưa lúc nhặt lúc khoan chiều sông hậu Mưa đầu Cần Thơ gửi đuôi Long Xuyên mắt gửi mắt tay gửi mềm tay ấm chân gửi đâu mà cứng cả Cần Thơ
Em đi ngang gió vườn thơm quả em đi ngang phố ngẩn đèn vàng mưa một nét cười hoang sông Hậu một khúc tình tang tưng tửng đàn kìm một giọng cổ ca khều nón trắng một cái nhìn còn dán ở eo lưng
Mưa tong tả dạt anh về ngõ tạnh em rồi nhặt bong bóng cơn mơ.
Bài thơ tả về cảnh mưa ở miền Tây. Tác giả đã dùng rất nhiều hình ảnh để gợi tả cho chúng ta thấy được mưa ở miền tây đa dạng, đa vẻ như thế nào, vừa thể hiện được sức hút của miền Tây vừa làm cho người đọc được bay vào bài thơ.
Thơ miền Tây xưa 5: Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây
Muốn đoạt luôn những miền còn lại Năm Đinh Mão (1867) đánh lấy miền Tây Tối hậu thư, Vie gởi ngay Nhưng vua Tự Đức để ngoài lời đe
Phan Thanh Giản cử đi kinh lược Gởi thêm quân vào trước trong Nam Đắp thành, phòng thủ lo toan Ghé qua Gia Định hỏi han tình hình
Bọn giặc Pháp nửa đêm rạng sáng Lệnh khởi binh tiến đánh Vĩnh Long Một đoàn thuyền chiến rợp sông Thuỷ quân lục chiến tấn công vào thành
Quan kinh lược không đành nhìn thấy Cảnh thịt rơi, máu chảy dân mình Cho nên ông phải thân chinh Mở lời đàm phán, hạ mình cứu nguy
Thế giặc mạnh màng chi thương thuyết Cứ tràn vào cố quyết chiếm luôn Hà Tiên, Châu Đốc quy hàng Tóm thâu sáu tỉnh miền Nam bấy giờ
Ông không ngờ thực dân tráo trở Khiến cho ông đau khổ vô cùng Nhịn ăn đến lúc lâm chung Áo bào, ấn triện gởi dâng về triều
Nguyễn Đình Chiểu giấy điều chấp bút Viết một bài thơ khóc họ Phan Còn vua và các đình thần Trách Phan không quyết đánh quân bạo tàn
Đây là một bài thơ xưa khi giặc Pháp đang chiếm các tỉnh ở miền Tây. Bài thơ là một lời căm phẫn cũng như cho thấy được tinh thần chiến đấu, kiên cường bất khuất của nhân dân miền Tây nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.
Thơ miền Tây sông nước 6: SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY
Ai về sông nước miền Tây Một lần sẽ thấy ngất ngây tuyệt vời Bên đồng lúa chín rạng ngời Thấy cô thôn nữ miệng cười như hoa Xuôi dòng sông nước bao la Xuồng ghe tấp nập em ra chào mời Trái cây thơm ngọt anh ơi Mua về biếu tặng khắp nơi xa gần Về miền sông nước một lần Đi rồi nhớ mãi tấm chân tình quê Có người con gái chân quê Nụ cười duyên dáng làm mê lòng người.
Miền Tây rất là đẹp và nhiều đồng lúa, con người rất thân thiện và dễ thương. Ấn tượng về miền Tây là những cô gái với mái tóc dài buông xõa, lúc nào cũng dịu dàng, tiếng nói thì ngọt ngào, trong sáng. Trong thâm tâm mình thì miền Tây là một màu xanh bạt ngàn với những cánh đồng lúa, những con kênh, con rạch chằng chịt khắp nơi và những vùng miệt vườn thú vị
Thơ miền Tây sông nước 7: VỀ MIỀN TÂY
Ôi! Tổ quốc chiều dài chữ S Từ Hà Giang, Sa Đéc, Cà Mau Non sông gấm vóc một màu Tấm lòng người Việt dễ đâu kiếm tìm?
Miền Tây đó còn in trong sử Bao anh hùng lữ thứ xa quê Ngược xuôi sông nước thuyền về Đi làm cách mạng xây quê hương giàu
Nay trở lại ngờ đâu thay đổi Bến Ninh Kiều chợ nổi đông vui Tây Đô nét đẹp rạng ngời Cần Thơ thiếu nữ nói cười thân thương
Nào cây trái miệt vườn xanh biếc Đon đả cười tha thiết mời nhau Cùng ăn miếng trái riêng sầu Ngọt ngào hương ngát đượm câu nghĩa tình
Miệng duyên dáng thật xinh em hát Vọng cổ buồn man mác Miền Tây Đàn ca tài tử vơi đầy Người về hãy nhớ tới đây quê mình.
Bài thơ là kể về một loạt tỉnh ở miền Tây. Ở miền Tây toát lên sự dịu dàng nhưng vẫn có những nét mạnh mẽ và phóng khoáng.Có rất nhiều hình ảnh về sự việc, truyền thống, con người, … của miền Tây được tác giả tái hiện một cách xinh động.
THƠ LỤC BÁT VỀ MIỀN TÂY 8
Tôi về đến bến Ninh Kiều Cần Thơ kỷ niệm dấu yêu dạt dào Còi phà dĩ vãng còn đâu Cầu cao ngất ngưỡng tự hào miền Tây
Mỹ Thuận nối tiếp đường dài Hàm Luông Rạch Miễu mai này Cổ Chiên Trà Vinh cuối đất cùng miền An Giang Vàm Cống Long Xuyên thật gần
Phù sa sông nước triều dâng Cao Lãnh Đồng Tháp thơm lừng hương sen Mùa lũ cá lội đua chen Cá linh điên điển nhớ quên khó về
Hương đồng cỏ nội mẩn mê Trăng lên cỏ lúa duyên quê câu hò Khói đồng rơm rạ tờ mờ Xàng xê vọng cổ thẩn thờ đồng xanh.
Không mang trong mình vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy như bất cứ mảnh đất phồn hoa nào, Không có những danh lam thắng cảnh thật kỳ vĩ, thế nhưng với vẻ đẹp êm dịu, mộc mạc chất quê và yên bình của mình, Miền Tây cũng đủ sức quyễn rũ và níu chân bất cứ ai yêu thiên nhiên, yêu thích sự khám phá và muốn tìm về chốn bình yên nơi phố thị ồn ào , náo nhiệt.
Thơ về miền Tây 9: CHÍN DÒNG SÔNG HÒ HẸN
Quê tôi đó miền đồng bằng châu thổ Dòng Cửu Long tuôn đổ chín cửa sông Đất mênh mông trĩu nặng lúa vàng đồng Vườn trái ngọt cây quằn bông sai quả
Đã qua rồi những tháng ngày vất vả Ruộng bạc màu giờ đã hoá vuông tôm Đất phèn chua như đã có tâm hồn Cho sóng lúa dập dồn huơng phơi phới
Quê tôi chín cửa sông như chờ đợi Những cánh tay về vun xới đất lành Cho ruộng đồng xanh mãi một màu xanh Con sóng bạc ngọt thanh dòng nước mát
Miền Tây ơi ngập tràn bao khao khát Dòng phù sa dào dạt mãi đôi bờ Khói lam chiều bàn bạt những chiều mơ Nghe ngọt lịm ngẩn ngơ câu Vọng Cổ
Bỏ sau lưng những tháng ngày gian khổ Đất quê hương lổ chổ vết bom thù Bước hào hùng với cách mạng mùa thu Xua bóng tối mịt mù trên quê Mẹ
Quê tôi đó giờ tràn đầy sức trẻ Quyết vươn lên dáng vẻ đất Chín Rồng Cho đẹp giàu miền châu thổ Cửu Long Cho ngọt mãi hương nồng đêm hò hẹn
Miền Tây ơi một tình yêu trọn vẹn Tôi sẽ về như đã hẹn cùng em.
Tác giả đặt một tựa đề rất hay “chín dòng sông hò hẹn” cho ta thấy được miền Tây là vùng đất có 9 dòng sông lớn và ai ai cũng biết đó được gọi là đồng bằng sông Cửu Long, một trong những vùng đồng bằng lớn nhất tại Việt Nam ta.
Thơ về miền Tây 10: THĂM LẠI MIỀN TÂY
Tôi về thăm lại miền Tây Mênh Mông sông nước trời mây hữu tình Con đò ba lá xinh xinh Có em gái nhỏ oằn mình chèo khua
Sông Tiền nay đã vào mùa Đón đưa du khách sớm trưa bồng bành Cồn Phụng phủ kín màu xanh Thới Sơn điểm đến trong lành lắm thay
Mỹ Tho xa vắng bao ngày Bây giờ trở lại đong đầy nhớ nhung Long – Lân – Quy – Phụng tương phùng Bến Tre trái ngọt vui chung thuở nào
Đờn Ca Tài Tử nao nao Hoài Lang Dạ Cổ ngọt ngào vọng phu Bao năm xa vắng nghe bù Thỏa lòng quân tử tiếng ru lịm lòng
Tình người miền Tây sáng trong Thật thà chất phát tỏ lòng thủy chung Miền Tây đẹp lắm một vùng Những ngày thăm lại ôn cùng tháng năm…
Miền Tây nổi tiếng với phong cảnh sông nước hữu tình. Ai đã một lần đến miền Tây rồi khi ra về lòng vẫn còn vương vấn mãi. Hình ảnh những cây cầu dừa, cầu khỉ bắc ngang dòng kênh xanh mát, con đường làng đi lại trong thôn xóm sạch sẽ, bình yên và rợp bóng cây cối hay những hàng dừa nước, tất cả sẽ cho bạn một cảm giác thực sự thoải mái, tự do.
Thơ người miền Tây 11: TÌNH NGƯỜI MIỀN TÂY !
Xin mời người về thăm lại miền Tây Để ngất ngây với vườn cây trĩu quả Chín cửa sông chở đầy bao tôm cá Ruộng bạt ngàn cho luống mạ thêm xanh
Đất chua phèn giờ ba vụ thâm canh Người dân quê vốn hiền lành cần mẫn Tính bãi bui không biết hờn biết giận Gian khổ dù bao bận vẫn cười tươi
Dựng xây đời bằng sức trẻ đôi mươi Cho đất mẹ thêm mười lần giàu mạnh Chín con rồng vươn cao niềm kiêu hãnh Cùng bạn bè vai sát cánh đi lên
Xin một lần đến để mãi không quên Đêm chợ nổi xuồng bập bềnh lũ lượt Cầu Mỹ Thuận xưa ngàn đời mơ ước Giờ vươn mình trên sóng nước Cửu Long
Người về đây ta nói chuyện vợ chồng Để chiều đông không chạnh lòng trinh nữ Để miền Tây ngọt thêm câu tình tự Xin hãy về đừng do dự người ơi.
Nhắc đến miền Tây là nói đến những nụ cười thân thiện, tấm lòng nhân hậu, mến khách của người dân đối với khách đến tham quan. Họ sẽ tiếp đãi với du khách y như những người thân ở xa mới về. Nếu không, bạn cũng sẽ nhận được sự ân cần, thân thiện của người miền Tây khi bạn hỏi thăm đường.
Xin mời người về thăm lại miền TâyĐể ngất ngây với vườn cây trĩu quảChín cửa sông chở đầy bao tôm cáRuộng bạt ngàn cho luống mạ thêm xanhĐất chua phèn giờ ba vụ thâm canhNgười dân quê vốn hiền lành cần mẫnTính bãi bui không biết hờn biết giậnGian khổ dù bao bận vẫn cười tươiDựng xây đời bằng sức trẻ đôi mươiCho đất mẹ thêm mười lần giàu mạnhChín con rồng vươn cao niềm kiêu hãnhCùng bạn bè vai sát cánh đi lênXin một lần đến để mãi không quênĐêm chợ nổi xuồng bập bềnh lũ lượtCầu Mỹ Thuận xưa ngàn đời mơ ướcGiờ vươn mình trên sóng nước Cửu LongNgười về đây ta nói chuyện vợ chồngĐể chiều đông không chạnh lòng trinh nữĐể miền Tây ngọt thêm câu tình tựXin hãy về đừng do dự người ơi.Nhắc đến miền Tây là nói đến những nụ cười thân thiện, tấm lòng nhân hậu, mến khách của người dân đối với khách đến tham quan. Họ sẽ tiếp đãi với du khách y như những người thân ở xa mới về. Nếu không, bạn cũng sẽ nhận được sự ân cần, thân thiện của người miền Tây khi bạn hỏi thăm đường.
Một buổi chiều về qua miền sông nước Cảnh xuồng ghe xuôi ngược nối nhau dài Ngồi trên xuồng một thiếu nữ mảnh mai Đang mời gọi anh hai vào mua trái
Kể anh nghe trái tim người con gái Ở miền tây luôn thông thái dịu hiền Dù quê nghèo mùa nước nỗi triền miên Em vẫn đấy dịu hiền trong nắng mới
Mời anh vô mua trái cây chờ đợi Nhớ nghe anh phơi phới một tấm lòng Giữa chợ đời nơi sông nước mênh mông Em muốn bán cả má hồng trên sóng
Để ngày sau không ai còn trông ngóng Mong anh về bên sóng nước miền tây Áo bà ba môi má đỏ hây hây
Chợ trên sông vẫn tháng ngày tươi trẻ Bán buôn hoài suôn sẻ một lần đi Tạm xa nhau bên nỗi nhớ thầm thì
Miền Tây với địa hình sông nước, kênh rạch chằng chịt nên có khí hậu mát mẻ, dễ chịu. Thời tiết và khí hậu ở miền Tây rất thích hợp cho những chuyến đi du lịch dã ngoại. Bạn có thể dạo chơi ở vườn cây, vào tham quan các khu vườn xum xuê hoa trái, hoặc cũng có thể dạo chơi ở những cánh đồng xanh mát, những nơi đang vào mùa thu hoạch.
Thơ về miền Tây 13: MIỀN TÂY QUÊ TÔI
Lâu nay xa xứ cũng lâu Nay về mảnh đất nơi đầu miền Tây Tiền Giang xứ sở trái cây Cam , xoài , vú sữa ngọt ngây vô cùng
Bến Tre miền đất anh hùng Nằm ngay bên cạnh uống cùng dòng sông Cồn phụng nằm giữa đôi dòng Hai bờ hai tỉnh cũng không chia lìa
Tỉnh nào nằm sát bên kìa Hết cầu Mỹ Thuận là rìa Vĩnh Long Uống chung dòng nước chín rồng Dù cho cách trở nhưng lòng chẳng thay
Rìa Vĩnh Long ta cùng rẽ phải Là Đồng Tháp tiếp đãi bạn ngay Món ăn có vị chua cay Nem Lai Vung đó mua hai xâu liền
He he xin lỗi bạn hiền Bây giờ đi thẳng một hồi Bến phà Vàm Cống đến rồi bạn ơi
Vàm Cống nối tiếp hai nơi Một bên Đồng Tháp bên thời An Giang An Giang rừng núi ngút ngàn
Kiên Giang cũng chẳng xa xăm An nằm bên đó Kiên nằm bên đây Bình xăng hãy đổ thật đầy Chạy thẳng một mạch ra ngay biển rồi
Bây giờ quay ngược lại thôi Vĩnh Long đi thẳng bồi hồi hiện ra Trà Vinh cũng chẳng đâu xa Hai bên đường cứ hiện ra chùa chiền
Nãy giờ là cạnh sông Tiền Bây giờ thăm tới bạn hiền Cần Thơ Hậu Giang cách trở đôi bờ Chia hai mảnh đất mộng mơ Long – Cần
Hết Cần Thơ đến Hậu Giang Xưa kia là một xẻ đàng ( đường ) làm hai Tại vì đất rộng chia hai Nhưng tình cảm chẳng phôi phai bao giờ
Hậu Giang chạy khoảng hai giờ Đến Hồ Nước Ngọt đầu bờ Sóc Trăng Giờ mình ghé lại một tăng Cùng ăn bánh pía . đỗ xăng đi liền
Thêm vài tiếng nữa đến liền Bạc Liêu Bạc Liêu mảnh đất thân yêu Của chàng công tử tiền nhiều ngày xưa
Bây giờ trời đã quá trưa Trời cũng đã đỗ cơn mưa rì rào Quán ăn ta hãy ghé vào Chừng nào trời hết mưa rào rồi đi
Cà Mau đất mũi Nam kỳ Nếu mà muốn biết phải đi vài ngày Vuông tôm ngồi nhậu lai rai Rượu thì không xỉn chắc say xỉn mồi
Tham quan nhiêu đó đủ rồi Khi nào có dịp ghé chơi bạn à Dù bạn có ở nơi xa Miền Tây tiếp đón như là người thân.
Miền Tây có đất phù sa màu mỡ là nơi có vườn cây trái sum suê, cây lành trái ngọt. Đến miền Tây bạn có thể cùng bạn bè của mình sẽ thỏa sức thưởng thức trái cây ngọt lịm, …. Bạn có thể vào vườn, tự tay bẻ những nhánh chôm chôm đỏ rực, chín mọng và thưởng thức
THƠ NGẮN VIẾT VỀ MIỀN TÂY 14
Miền Tây chim đậu đất lành Tình người thắm thiết cây xanh bạt ngàn Trên sông đò dọc đò ngang Cùng nhau hát tịch tình tang ngỏ lòng
Nhìn xem lúa chín trên đồng Thấy lòng thanh thản ước mong quay về Cho ta trọn vẹn ước thề Tình yêu sông nước vỗ về sớm hôm.
Bài thơ nói về miền Tây. Có thể nói đi du lịch chẳng nơi nào có nhiều trò chơi dân gian được ưa thích như đi về miền Tây. Bạn có thể thong dong ngồi trên chiếc xuồng ba bá, từ từ chèo và ngắm cảnh hai bên sông.
Thơ về miền Tây 15: VỀ LẠI MIỀN TÂY
Anh sẽ cùng em thăm lại miền Tây Ta ôn lại những tháng ngày đẹp nhất Mình bên nhau chẳng nghĩ gì được mất Chỉ biết trao sự chân thật nỗi lòng
Nơi chúng mình đã gửi nhớ vào trong Để bây giờ cứ trành tròng nỗi nhớ Tháng ngày trôi bao nhọc nhằn duyên nợ Chẳng làm phai nguyên cớ bước chân xưa
Nhớ không em cái ngày ấy dưới mưa Hai đứa mình dưới khóm dừa trú ẩn Thuyền cứ trôi như không hề rối bận Bởi chúng mình mải hưng phấn mộng mơ
Có phải duyên hay may mắn tình cờ Mà đẹp lắm những vần thơ anh viết Miền Tây ơi! Sao nỗi lòng da diết Nhớ một thời chẳng biết mệt đôi chân
Về lại miền Tây dù chỉ một lần Vẫn thỏa ước nỗi ái ân chờ đợi Mặc đất hay người có nhiều đổi mới Nhưng trong anh vẫn vời vợi ước mong.
Bài thơ là lời nhắn nhủ của tác giả với người yêu của mình rằng sẽ cùng nhau về lại miền Tây sau bao ngày cách trở , sau đó “ta ôn lại những ngày đẹp nhất” và sống trong cái hình ảnh giản dị quen thuộc đậm tình người từ bấy lâu nay.
Thơ về miền Tây 16: THƯƠNG NHỚ MIỀN TÂY
Chiều mùa thu anh về với Miền Tây Dòng nước trôi gió bay mây lãng đãng Sông Tiền Giang cầu dây văng lãng mạn Mỹ Thuận cây cầu hoành tráng lung linh
Dòng nước sông quê vẫn chảy hữu tình Cầu Cần Thơ in bóng hình sông Hậu Chiếc phà cũ già nua bên bến đậu Cầu dây văng như hiểu thấu lòng người
Về Miền Tây để được thấy nụ cười Của cô gái xinh tươi đi chợ nổi Tóc em bay sao lòng anh bối rối Miền Tây ơi sao quá đỗi thân thương
Mỗi lần về đây lại thấy vấn vương Muốn gặp em gái dễ thương thuở trước Về Miền Tây giữa bốn bề sông nước Hỏi bao người có tìm được em đâu
Anh về đây tìm… chỉ thấy sông sâu Dòng nước chảy mang nỗi sầu xa cách Đã hẹn rồi mà sao không gặp mặt Lòng nghẹn ngào giờ biết trách ai đây.
Thơ về miền Tây 17: VỀ LẠI MIỀN TÂY
Đò qua khỏi khúc sông sâu Ngồi trên Tắc ráng lướt mau như tàu Rẻ nước sóng dậy lao xao Gió lay phần phật áo đào em bay
Chuyến về du lịch miền Tây Lục bình hoa tím đắm say trữ tình Gặp mùa nước nổi mông mênh Nhậu khô cá sặc dọc kênh Cái Tào
Vọng cổ nghe ngọt làm sao Anh lên cho đúng dây Đào giùm em Bà Rịa nói lối thử xem Em vô câu một ” anh đem em về”
Hậu Giang nước nổi tràn trề Sống chung với lũ trăm bề gian nan Thương câu Vọng cổ Hoài Lang Đợi người chinh chiến xuân sang mấy mùa
Dứt câu em xuống dây xề Nghe lòng nặng nhớ lời thề người xưa Lỡ làng mấy chục mùa mưa Trắng dòng nước bạc lưa thưa mái đầu.
Thơ về miền Tây 18: BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG MIỀN TÂY
Quê em đẹp miền tây sông nước Ai ghé qua chân bước không đành Hài hòa như một bức tranh Cầu dừa lắc lẽo ghập ghành khó đi
Dòng kênh rạch lượn khi uốn khúc Nhiều con đò hạnh phúc nối đuôi Lẫu canh điên điển ngọt bùi Sen thì chen Súng Tháp mười mênh mông
Về chợ nỗi thuyền rong cập bến Em gái xinh quý mến gọi lời Mời người ghé lại qua chơi Mua về bánh tét ăn thời thơm ngon
Phà Mỹ Thuận giờ còn in dấu Nay đổi thay cầu mới đàn hoàn Tây miền sông nước mênh mang Ai về nhắn nhủ nồng nàn yêu thương.
Quê em đẹp miền tây sông nướcAi ghé qua chân bước không đànhHài hòa như một bức tranhCầu dừa lắc lẽo ghập ghành khó điDòng kênh rạch lượn khi uốn khúcNhiều con đò hạnh phúc nối đuôiLẫu canh điên điển ngọt bùiSen thì chen Súng Tháp mười mênh môngVề chợ nỗi thuyền rong cập bếnEm gái xinh quý mến gọi lờiMời người ghé lại qua chơiMua về bánh tét ăn thời thơm ngonPhà Mỹ Thuận giờ còn in dấuNay đổi thay cầu mới đàn hoànTây miền sông nước mênh mangAi về nhắn nhủ nồng nàn yêu thương.
Miền Tây đi nhớ về thương Nhớ cầu Mỹ Thuận vấn vương sông Tiền Ninh Kiều em gái làm duyên Nước trong gạo trắng say miền Cần Thơ
Một lần đến để ngẩn ngơ Nghe câu Vọng Cổ thương chờ Bạc Liêu Sóc Trăng dạo phố từng chiều Ăn tô bún mắm nhớ nhiều quê hương
Hậu Giang khóm ngọt như đường Về thăm Ngã Bảy để thương quê nhà Bến Tre Rạch Miễu không xa Kẹo dừa thơm ngọt đậm đà khó quên
Chùa Bà Châu Đốc ai lên An Giang bảy núi vang rền chiến công Đến đây Sa Đéc vườn hồng Tràm chim Đồng Tháp thỏa lòng người đi
Cà Mau rừng đước xanh rì Nhớ dòng sông Trẹm chia ly đêm nào Tiền Giang sóng nước lao xao Ăn miếng xoài cát ngọt ngào tình quê
Hà Tiên ai đến cũng mê Mũi Nai Thạch Động xin về Kiên Giang Vĩnh Long cây trái bạt ngàn Chôm chôm măng cụt cơm vàng sầu riêng
Trà Vinh gái đảm trai hiền Thăm đền thờ Bác thiêng liêng ngày nào Long An sóng lúa lao xao Tháp Mười cơ cực chôn vào lãng quên
Miền Tây sức trẻ vươn lên Cùng nhau xây dựng vững bền tương lai Vạn người góp sức chung tay Cho miền đất Mẹ ngàn ngày ấm no
Quê hương đẹp mãi cánh cò Dòng sông bến nước con đò mộng mơ.
Thơ về miền Tây 20: THƯƠNG QUÁ ĐỔI MIỀN TÂY
Em đưa tôi về vùng quê sông nước Đất miền Tây xanh mượt những cánh đồng Gió rì rào xô biển lúa mênh mông Xuồng ba lá ta xuôi dòng chợ nổi Miền Tây ơi sao mà thương quá đổi Vườn trái sai bổi hổi bước người qua Áo bà ba sao duyên dáng mặn mà Tiếng ai hát dân ca nghe ngọt lịm Ta bên nhau giữa hoàng hôn mây tím Gió mơn man xuôi hoài niệm tràn về Rau muống đồng thêm ngọt bát canh quê Mùi cá nướng đê mê hương gạo dẽo Dòng sông quê in cầu tre lắc lẽo Mãi trong tôi trên vạn nẽo đường đời Sóng bập bềnh theo con nước đầy vơi Đàn trẻ dại đùa bơi kêu ơi ới Về đi anh bao lâu em cũng đợi Đất miền Tây xởi lởi đón rể hiền Giọng ai hò trong câu hát giao duyên Nghe hoà quyện xuôi mạn thuyền rẽ nước Bỏ phồn hoa đầy dối gian thua được Tôi sẽ về như hẹn ước cùng em Để mê say trong hương ngọt môi mềm Cùng ru giấc êm đềm đêm tóc rối Rồi mai đây dù đường xa vạn lối Vẩn nghe lòng thương quá đổi miền Tây.
Thơ mùa lũ miền Tây 21: NHỚ MÙA NƯỚC LŨ NĂM XƯA
Bến vắng chiều xưa bỗng nhớ ghê… Bài thơ nón lá tóc vương thề. Đường qua thôn xóm hai bờ cách, Má lúm làm duyên lắm kẻ mê. Hôm đó ghé nhà em đãi anh, Canh chua, rau ngót với dưa hành. Cá linh đăng đắng mà sao ngọt, Chân chất tình yêu thuở tóc xanh. Đã mấy năm qua mùa nước lũ, Bao lần thương nhớ bóng người em. Hôm nay trở lại nhìn đồng ruộng… Khô khát mà sao lệ ướt mèm. Biết nhỏ giờ đây đã có chồng, Nhà tranh thiếu vắng có buồn không? Mùa hoa điên điển vàng lối cũ, Bỗng tiếc làm sao nước ngược dòng… Xót mẹ , thương cha cày ruộng cạn, Đồng sâu thiếu nước giọt mênh mang. Đàn em thơ dại da đen đúa, Ngó cảnh vườn khô thấy phũ phàng. Thân gái đành thôi theo bến mới, Tình yêu em gởi lại quê nhà…. Chỉ mong đời sớm vươn trong nắng, Khốn khó dần tan, lệ bớt sa.
Thơ về miền Tây 22: THEO EM VỀ MIỆT THỨ
Về đi anh quê em miền sông nước Dòng Cửu Long xanh mượt đất phù sa Chín nhánh sông năm tháng chảy hiền hoà Nghe vang vọng thiết tha bài Dạ Cổ Đã qua rồi những tháng ngày gian khổ Ruộng bạt ngàn cây lúa trổ quằn bông Mái tranh xưa thay ngói mới đỏ hồng Vườn cây trái ngọt say lòng viển khách Đất quê em đầy chiến công hiển hách Nhớ ngày xưa kênh rạch bủa vây thù Đêm hào hùng với cách mạng mùa thu Cho đồng khởi bót đồn thù rực cháy Đẹp làm sao những đội quân con gái Tuổi đôi mươi chẳng ngần ngại hi sinh Để hôm nay đất mẹ được thanh bình Cho tổ quốc thêm phồn vinh giàu mạnh Về đi anh giữa trời đêm sóng sánh Xuồng em bơi mình vớt ánh trăng thề Đêm chập chùng đêm lãng mạn đê mê Ta quên cả lối về cùng mây nước Để mai đây trên dòng đời xuôi ngược Vẩn nhớ hoài đêm sóng nước Cửu Long Chín cửa sông ngập đỏ xác pháo hồng Xuồng ba lá em đón chồng miệt thứ Về đi anh đừng nghĩ suy do dự Em sẽ chờ còn lưỡng lự sao anh.
Thơ về miền Tây 23: TÌNH ĐẤT MIỀN TÂY
Anh mời tôi về thăm lại miền Tây Chín nhánh sông đong đầy bao nỗi nhớ Dòng Cửu Long bên bồi trông bên lỡ Sóng rì rào mang hơi thở phù sa Nghe ngọt ngào thương một khúc dân ca Quá thiết tha đậm đà câu vọng cổ Điệu lâm thôn nghe xuyến xao ngồ ngộ Lửa bập bùng đêm dỗ giấc nồng say Ruộng bạt ngàn mang hương lúa thoảng bay Đất phù sa cho vườn sai trĩu quả Đã qua rồi những tháng năm vất vã Đất thương người biển đã hóa cồn dâu Thương mẹ già vẫn quần vải áo nâu Tóc điểm sương bạc màu vì mưa nắng Với cháu con đã hi sinh thầm lặng Nghĩa ơn này sâu nặng lắm mẹ ơi Giữa trưa hè nghe vọng tiếng chơi vơi Bên cánh võng điệu à ơi văng vẳng Quê hương anh đậm đà mà sâu lắng Đến một lần sao chẳng muốn rời xa Ơi tình người tình đất mãi thiết tha Như một khúc tình ca mang nỗi nhớ Chín nhánh sông dẫu bên bồi bên lỡ Mãi ngọt ngào như hơi thở mùa xuân.
Thơ về miền Tây 24: EM GÁI MIỀN TÂY
Em là con gái miền Tây Hương thơm mái tóc còn lay trong chiều Đường quê êm ả cánh diều Trời cao mây trắng dập dìu mê say
Bờ kênh nước chảy đêm ngày Lắng nghe con cá gọi bầy kêu thương Bờ tre ríu rít muôn phương Tiếng chim buông tiếng vương vương góc buồn
Ngẩn ngơ mấy cánh chuồn chuồn Khi vui nó đậu khi buồn nó bay Làng xưa thấp thoáng dáng gầy Đôi chân em đã qua đây bao lần
Mùa về trái chín ngoài sân Câu thơ chấp bút gieo vần nhả tơ Bao giờ cho đến bao giờ? Thuyền về bến đợi,trời chờ trăng lên
Miền Tây đọng nét dịu hiền Trăm năm ai có lãng quên cho đành?
Thơ về miền Tây 25: MIỀN TÂY NỖI NHỚ
Miền tây sao thấy thân thương Kênh rạch chằng chịt thành đường giao thông Xuồng ghe thuyền chạy trên sông Chở bao sản phẩm ruộng đồng miền tây
Thuyền em chở chuyến dừa đầy Thơm hương sản vật trái cây miệt vườn Rặng dừa xanh bóng lá vươn Một vùng sông nước nắng chườn trên cây
Trên trời xanh những bóng mây Kia đàn cò trắng đang vây rừng tràm Miền tây mảnh đất trời nam Đẹp sao sóng vỗ sông vàm cỏ say
Cái Rằng chợ nổi hàng ngày Cần Thơ thành phố trái cây yêu người Long lanh sông nước mây trời Miền tây mảnh đất Tháp mười kiên trung
Thuyền em thả sức vẫy vùng Đem hàng xuôi ngược vui cùng Cửu Long Miền Tây mảnh đất chín rồng Yêu sao nỗi nhớ chắc không thể rời.
Thơ về miền Tây 26: VỀ MIỀN TÂY
Quê em dòng nước vơi đầy Mời anh có dịp ghé đây một chiều Phù sa màu mỡ phì nhiêu Cho ta trái ngọt hồn phiêu miệt vườn
Chợ nổi vui cảnh bán buôn Thuyền ghe tấp nập người luôn mỉm cười Gái Vĩnh long…đẹp anh ơi Chèo ghe chở trái hò mời thương sao
Nghiêng vành nón lá em chào Hồn anh nghiêng ngả duyên đào tơ vương Miền tây sông lạch vô thường Thương em chèo lái dẫn đường anh vô…
Bức tranh thủy mạc khổng lồ Chiều chiều cò trắng điểm tô miệt vườn Ra về nhìn nhịp chèo vươn Nhịp tim anh đập bất thường…em ơi..
Lãng du ngắm bốn phương trời Mê sao cảnh đẹp tuyệt vời miền tây Yêu khói bếp…yêu vườn cây Vùng quê trù phú chứa đầy chất thơ.
Thơ người miền Tây 27: NGƯỜI MIỀN TÂY
Quê tôi con nước lớn ròng Mang nhiều nhung nhớ trong lòng phù sa Miền tây vốn tính thật thà Con người chất phác đậm đà tình thương
Tôi là hai lúa miệt vườn Quanh năm lam lũ mà lòng thảnh thơi Cực thân tâm chẳng cực đời Miền tây sông nước gọi mời khách xa
Nếu người ghé lại nhà ta Canh chua cá lóc đậm đà tình quê Nếu mà ước hẹn phu thê Tình anh gửi trọn đam mê cùng người
Nước ròng nước lớn đầy vơi Tình anh vun đắp biển khơi dạt dào…
Thơ về miền Tây 28: NHỚ MIỀN TÂY
Anh đã từng bươn trải đất miền Tây Cũng có lúc muốn ngất ngây nơi ấy Chất của lính nên bão giông cũng vậy Trội tình người là nhìn thấy trong anh
Gửi nhớ thương dù chỉ chút mong manh Mặc chẳng thể nhận hương lành dịu mát Nhớ miền Tây anh gửi riêng câu hát Cho nao lòng, vì hương ngát tình riêng
Nhớ miền Tây đâu phải chuyện tự nhiên Chất trữ tình đậm vùng miền sông nước Phải không em? Ta hợp nhau từ trước Nên vần thơ cứ như được trong mơ
Em gái miền Tây năm đợi tháng chờ Chưa một lần lòng thờ ơ thương nhớ Quên lời yêu để nhân gian trách quở Chỉ muốn mình vừa người bạn, người dưng
Muốn một lần được tình lặng, sóng lừng Vui viên mãn như đã từng thuở trước Đời đẹp lắm mong chúng mình có phước Để bên nhau ta rảo bước sóng đôi.
Thơ về miền Tây 29: LÝ MƯỜI THƯƠNG CỦA MIỀN TÂY
Một thương ăn nói ngọt ngào Hai thương lại biết hỏi chào người thân Ba thương biết nghĩa, biết nhân Bốn thương chăm chỉ, tảo tần lo xa Năm thương đi đứng nết na Sáu thương ngăn nắp cửa nhà đẹp xinh Bảy thương em sống chung tình Tám thương nấu nướng tài tình cơm canh Chín thương em biết làm lành Mười thương dáng vẻ xinh xinh, gọn gàng.
Thơ về miền Tây 30: VỀ THĂM MIỀN TÂY
Về Cần Thơ phong cảnh đầy thơ mộng Ánh nắng vàng trải rộng khắp mặt sông Cánh lục bình theo làn nước chảy xuôi dòng Đàn cò trắng phơi lông bên gò nổi
Thuyền hoa quả mãi kéo dài tiếp nối Nhìn du khách ngược xuôi đang vui tươi Lời chào mời rạng rỡ những nụ cười Thật xinh động tuyệt vời miền sông nước
Áo bà ba đơn giản nhiều tha thướt Tiếng chào mời đón rước khách đến thăm Nghe giọng hò ngọt lịm thật ấm trầm Các điệu lý làm tâm đầy xao xuyến
Giờ chia tay trong lòng còn quyến luyến Hẹn một ngày sẽ đến đất cần thơ Nơi chợ nổi bao thân thương đợi chờ Dù nơi đâu cũng mơ về chốn cũ.
Thơ về miền Tây 31: LÀM DÂU MIỀN TÂY NHÉ EM
Miền quê anh sông nước chảy êm đềm Mang đến phù sa cây lành trái ngọt Bầu trời cao muôn chim vui ca hót Mừng cô dâu quay gót bước theo chồng
Miền quê này con lạch bắt qua sông Cây cầu nhỏ rước dâu nhìn vui lắm Về quê anh một đời ta no ấm Góp bàn tay ta chăm sóc ruộng vườn
Làng quê nghèo nhưng chan chứa yêu thương Thanh bình lắm con đường đôi ta bước Về nghe em cho tròn câu thề ước Xuồng ghe anh chuẩn bị rước dâu hiền
Cô bác vui mừng chúc mình nên duyên Đầu bạc răng long vợ hiền dâu thảo Rể quý chồng ngoan tròn câu hiếu đạo Bằng lòng yêu anh mang lể cau trầu
Cho em bắt đầu cuộc sống làm dâu
Trở lại miền Tây có mấy ngày Ôn nhiều kỉ niệm buổi chung tay Lang thang khắp nẻo lòng chưa đặng Tấp nập muôn nơi ý chẳng tày
Nay về gặp lại cảnh thời xưa Rảo bước mài chân dưới rặng dừa Vắt lẻo trôi cùng ghe ba lá Em còn nhớ nữa chuyện ngày mưa
Chỉ thoáng xao lòng nhớ về nhau Còn đâu lúng liếng bảy sắc màu Anh tài lạc lối thôi hoài niệm Chị sắc quên đường chắng chuốt trau
Ngày hè Hà Nội đổ nắng vàng Như lòng quân tử mở thêm trang Lao xao chút đỉnh miền Tây nhớ Giã biệt sao tình cứ nặng mang.
Thơ về miền Tây 33: MIỀN TÂY QUÊ EM
Quê em miền sông nước Quanh năm với ruộng đồng Bốn bề hoa cỏ mướt Rợp mát bóng dừa sông
Bao la trời nắng hạ Lan tỏa khói lam chiều Dập dìu đàn én quạ Vun vút những cánh diều
Mênh mông đồng lúa chín Bát ngát một màu xanh Hòa chung màu áo lính Cùng cuộc sống đồng hành
Êm đềm con sóng vỗ Nhẹ lướt chiếc xuồng con Ngân nga bài dạ cổ Ngập tràn hương mạ non
Vi vu làn gió mát Lơ lửng đám mây hồng Thoảng hương quê bát ngát Lục bình trôi bềnh bồng
Xa xa từng khóm lá Nhấp nhô những mái nhà Trải đầy ao hồ cá Lượn quanh kênh mượt mà
Cong cong từng con rạch Lắt lẽo nhịp cầu tre Mái chèo khua róc rách Mẹ về nón nghiêng che
Dân quê lòng rộng mở Thật thà và thân thương Ai xa mà không nhớ Một Miền Tây quê hương.
Thơ về miền Tây 34: TẠM BIỆT EM GÁI MIỀN TÂY
Tạm biệt em gái!, chào miền Tây! tình quê hiếu khách thật là hay tôi đến ,tôi đi, ngày chớp nhoáng mà nghe men rượu vẫn còn say
Tạm biệt em gái nhỏ miền Tây má đỏ hây hây giữa cánh đồng cò trắng bay ngang về đâu đấy? ngày mai, em sẽ bước theo chồng
Tôi đến hay đi?, ừ, cơn gió phải duyên nước lã cũng chờ trông lục bình hoa tím bên sông nở một chuyến đò ngang đã nặng lòng..
Mai mốt tôi về thăm miền Tây cánh đồng còn đấy, em còn đâu ai theo chân mẹ gieo hạt lúa? đắp đê, cha thấy lạnh mùa ngâu.
Mai mốt tôi về, thăm miền Tây thăm cánh cò trưa bay tìm nhau là đến, là đi, là cơn gió Là một dòng sông cuốn trôi mau.
Thơ về miền Tây 35: QUÊ EM ĐÓ MIỀN TÂY SÔNG NƯỚC
Quê em đó miền Tây sông nước Cảnh thanh bình như thước phim hay Ghe to lớn nhỏ vui vầy Trên tay thoăn thoắt trái cây đủ màu
Nghiên vành nón lời chào chợ nổi Nét đẹp xinh chẳng đổi vẫn là Người quê chân chất thật thà Anh ơi! ghé lại mua quà miền Tây
Xoài trái chín trên cây ngon ngọt Khóm vàng tươi em gọt sẵn nè! Rộn ràng buôn bán trên ghe Nụ cười giọng nói nón che nghiêng đầu
Quê em đó chẳng đâu anh gặp Nét đặc trưng ghe xắp thành hình Bán buôn như hội lễ đình Làm anh sao xuyến chuyện tình quê em.
Thơ về miền Tây 36: MIỀN TÂY MÙA NƯỚC NỔI
Ai về sông nước miền tây Lắng nghe câu hát đắm say ân tình “Anh ơi bắt con cá linh Đem về kho lạc cho mình bữa cơm”
“Ngọt lành điên điển vàng ươm Tình chàng ý thiếp thắm đượm tình quê” Ngọt ngào điệu hát đê mê Chiều qua mái lá lê thê khói nồng
Ai về dựng vợ gã chồng Xa quê có nhớ ngoài đồng nước lên Nụ cười in sóng bồng bềnh Mùa bông điên điển chênh vênh mái chèo…
Thơ về miền Tây 37: MIỀN TÂY VỚI CÂU HÒ THỦY CHUNG
Nơi đây sông nước hữu tình Những con đò nhỏ nặng tình quê hương Đò ngang thuyền dọc đôi đường Đến rồi về lại mãi vương tơ lòng
Lúa xanh bát ngát trên đồng Cá đua nhau lội giữa dòng nước xanh Chờ cho cây lúa lên nhanh Đến mùa nước nổi để anh quay về
Bơi xuồng khắp nẻo sông quê Anh chèo em chống à ê câu hò Cầu cho bến đã gặp đò Bền duyên thắm mãi câu hò thủy chung.
THƠ LỤC BÁT Miền Tây 38: THĂM MIỀN TÂY
Mời anh về với miệt vườn Một vùng sông nước thuyền vươn mái chèo Miền Tây sóng vỗ đùa reo Qua cây cầu khỉ còn nghèo đung đưa
Những mùa nước nổi như vừa Sống chung với lũ sớm trưa mạn thuyền Quê nghèo tình thắm đẹp duyên Nghe nhiều sự tích tương truyền đã qua
Nước dâng mang nặng phù sa Bồi lên đất mẹ cho ta mùa vàng Lên thuyền chợ nổi anh sang Ngắm bao cô gái nhẹ nhàng dịu êm
Cửu long nước chảy êm đềm Nghe vui tiếng nhạc về đêm mùa hè Đờn ca tài tử trên ghe Yêu miền Tây quá mới nghe đượm tình
Cần Thơ thành phố yên bình Trên du thuyền lớn đắm mình thêm yêu Dừng chân trên bến Ninh Kiều Để cùng tận hưởng gió chiều miền Tây.
Thơ song thất lục bát miền Tây 39: MIỀN TÂY QUÊ TUI
Chiều đất Vĩnh mâm cơm đạm bạc Nông dân cày chất phác thật thà Thiên nhiên nuôi lớn đời ta Cửu Long trãi rộng bao nhà ấm no
Chim ríu rít đàn cò về tổ Nghỉ ngơi thôi cực khổ miếng ăn Cá tôm vờn nước tung tăng Quê hương ta đó dưỡng hằng ước mơ
Dăm cây số Cần Thơ tiếp đón Dạo một vòng bao món chân quê Đi rồi chẳng muốn bước về Nước trong gạo trắng say mê lữ hành
Hậu Giang tiếp trong xanh cây trái Mới tách ra đang mãi dựng xây Sông hồ vẻ đẹp ngất ngây Người dân hiếu khách lai rai sớm chiều
Này Bạc Liêu, Sóc Trăng niềm nở Lễ hội nhiều hớn hở vang ca Có lần bạn ghé đến nhà Cùng nhau đón tết đậm đà chất quê
Vùng Đất Mũi say mê du khách Bao năm ròng lấn vách biển ra U Minh rừng nước chẳng già Bao khu du lịch, xóm nhà ấm êm
Chào Phú Quốc biển đêm đẹp tuyệt Dân Kiên Giang nhiệt huyết vươn cao An Giang xứ núi vẫy chào Công viên tượng Cá nhớ bao nghĩa tình
Cảnh nên thơ mơ mộng bao mùa Bến Tre chung xứ quê Dừa Êm đềm tỏa mát những trưa nắng hè
Sen Đồng Tháp đã nghe danh tiếng Sa Đéc đây hoa kiểng nhất rồi Tiền Giang bát ngát bãi bồi Trái cây trù phú đến rồi chẳng đi
Miền Tây đón, mỗi khi có rãnh Trãi lòng bỏ hết ưu phiền Cửu Long mãi tiến con tiên cháu rồng.
THƠ 8 CHỮ Miền Tây 40: THƯƠNG LẮM MIỀN TÂY
Miền Tây ơi sao mà thương mà nhớ Mà thẩn thờ trong mỗi lúc rời xa Đến Vĩnh Long nghe hương bưởi đậm đà Cùng nếm trái Thanh Trà nghe là lạ
Đêm Sóc Trăng điệu Lâm Thôn rộn rã Bánh Bía thơm ngọt quá tiếng Dù Kê Bạc Liêu ơi quên cả lối đi về Hồn ngơ ngẩn đê mê câu Vọng Cổ
Long An nay hết rồi bao gian khổ Ruộng bạt ngàn cây lúa trổ quằn bông Cho ngọt thêm bông sún chấm mắm đồng Cùng hương vị quýt Hồng chiều Đồng Tháp
Kiên Giang ơi biển Hà Tiên ấm áp Chiến công xưa tàu giặc Pháp thành tro Ghé Cà Mau man mác giọng ai hò Nghe xao xuyến trên chuyến đò sông Trẹm
Đến Cần Thơ một lần như đã hẹn Áo bà ba bẽn lẽn giữa Ninh Kiều Nhớ thật nhiều đêm Châu Đốc đăm chiêu Hương khói tỏa với bao điều khấn nguyện
Chiều Hậu Giang sao mà nghe lưu luyến Ăn miếng Thơm xao xuyến chợ trên sông Trà Cuông ngọt thơm nồng hương bánh Tét
Đồng khởi xưa Bến Tre rền tiếng thét Giờ nồng nàn khen khét kẹo Dừa thơm Ghé Mỹ Tho nghe ngọt trái Chôm Chôm Tô Hủ Tiếu nồng thơm còn nhớ mãi
Miền Tây ơi người về thăm đừng ngại Đất hiền hoà cây trái đượm phù sa Gái miền Tây đẹp duyên dáng mặn mà Trai cần mẫn cho quê nhà no ấm
Chín dòng sông ngọt ngào mà đằm thắm Xin hãy về để thương lắm miền Tây.
Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Miền Tây, Miên Nam, Miền Bắc, Miền Trung
Việt Nam là 1 nước có địa hình khá đặc biệt khi diện tích tự nhiên trải dài từ bắc vào nam và chia làm 3 miền khá khác biệt với nhau về nhiều nét như khí hậu, văn hóa và cả con người. Tất nhiên chúng ta vẫn là người Việt Nam nên những điểm chung cũng rất nhiều nhưng nhiều nét văn hóa cũng rất khác biệt giữa 3 miền. Và từ xưa cũng có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về sự khác biệt hoặc những đặc trưng của 3 miền Bắc trung nam. Những câu ca dao tục ngữ về miền Tây, miên Nam, miền Bắc, miền Trung hay và ý nghĩa nhất
Các bài viết liên quan tới chủ đề miền Tây, miền Nam, miền Bắc, miền Trung đáng chú ý:
Những câu ca dao tục ngữ là một kho tàn vô cùng quý giá của đất nước ta, những ca dao tục ngữ được xem là một thể loại văn học của nước ta. Những câu ca dao tục ngữ về các vùng miền trong nước được thể hiện rất rõ ràng và sâu sắc. những câu ca dao tục ngữ nói về miền Tây, miền Nam, miền Bắc, miền Trung là những câu ca dao tục ngữ thể hiện đặc trưng, đặc điểm của từng vùng, từng miền. những vùng miền thường có những đặc trưng, đặc điểm khác nhau nên các câu ca dao tục ngữ thường không tập trung thể hiện một chủ đề mà thể hiện về mọi mặt của vùng.
Miền tây có 1 nét đẹp rất riêng cả về con người lấy hình ảnh đặc trưng sông nước Cửu Long
Miền Tây là một miền có nhiều kênh rạch, sông suối chằn chịt của nước ta. Đây là khu vực có có nhiệt độ và khí hậu ổn định quanh năm, nơi đây thường ít xảy ra thiên tai và có mưa thuận gió hòa. Miền Nam là miền có sự phát triển kinh tế, xã hội nhất nước ta, nơi đây tập trung kinh tế, chính trị xã hội của cả nước. miền Bắc là nơi có khí hậu thấp nhất nước ta, là nơi chịu khí hậu lạnh giá nhất nước. miền Bắc là nơi có nhiều sự kiện lịch sử, những giá trị văn hóa có giá trị của nước ta. Miền Trung là miền có khí hậu khắc nhiệt nhất nước ta, có nhiều thiên tai xảy ra nhất trong cả nước. để hiểu rõ hơn các vùng miền trong cả nước chúng ta cùng đi tìm hiểu về những câu ca dao tục ngữ về miền Tây, miên Nam, miền Bắc, miền Trung.
Những câu ca dao tục ngữ về miền Tây:
Câu 1:
Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh
Miền Tây là một miền có sựu nổi tiếng về các loại trái cây, có những đặc điểm về miền sông nước của cả nước. câu ca dao trên nói về miền tây, một vùng rất đẹp và có nhiều điểm du lịch nổi tiếng.
Câu 2:
Vẳng nghe tiếng vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
Mỗi vùng miền nước ta có những đặc điểm khác nhau, những đặc điểm được thể hiện qua những câu ca dao tục ngữ rất đặc sắc và xuất sắc. những câu ca dao về miền Tây thường là những câu hát du dương, đặc sắc.
Dưới đây, tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về miền Tây:
Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai về xứ bạc thong dong cuộc đời.
Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm
Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu.
Ca dao tục ngữ về miền Nam:
Câu 1:
Thương em anh biết để đâu
Để trong túi áo lâu lâu lại dòm
Những câu ca dao tục ngữ thể hiện về các vùng miền thường không thể đánh giá chính xác là chính xác thuộc vùng nào. Tuy nhiên câu ca dao trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Câu 2:
Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội như bánh canh
Cỏ mọc thành tinh
Rắn đồng biết gáy
Những câu ca dao tục ngữ về miền Nam là những câu tục ngữ, ca dao thể hiện về đặc điểm, đặc tính của vùng này. Bên cạnh đó còn có thể hiện vẻ đẹp của con người, thiên nhiên của vùng này.
Dưới đây, những câu ca dao tục ngữ về miền Nam:
Rừng thiêng nước độc thú bầy
Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh”
Tháp Mười nước mặn, đồng chua
Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng”
U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua.
Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um.
Tháp mười sinh nghiệp phèn chua
Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng”.
Chim kêu cũng sợ ,cá vùng cũng ghê”
Xuống bưng sợ đỉa , lên rừng sợ ma”.
Hết củi thì có Tân Sài chở vô
Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai
Ai về xin nhớ cho ai theo cùng.
Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
Gạo thơm Nàng Quốc em nuôi mẹ già
Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thì không muốn về.
Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn.
Ăn bông bí luộc dưa hường nấu canh.
Biên hoà bưởi chẳng đắng the
Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh.
Làm trai cho đáng thân trai
Phú Xuân đã trải , Đồng Nai đã từng
Ca dao tục ngữ về miền Trung:
Câu 1 :
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương .
Đây là câu ca dao nói về tỉnh Thừa Thiên Huế, một tỉnh của miền Trung. ở câu ca dao trên thể hiện sự đặc trưng của của tỉnh này như chùa Thiên Mụ, Thọ Xương,…
Câu 2:
Ngó lên hòn Kẻm đá dừng,
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi !
Đây là câu ca dao nói về một địa danh của tỉnh Quảng Nam. Câu ca dao đã nhắc đến những địa danh, cảnh đẹp nổi tiếng của nơi đây như Hòn Kẽm, Đá Dừng,…
Dưới đây, tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về miền Trung:
Cây đa nào cao bằng cây đa Bàng Lảnh ,
Đất nào thắng cảnh bằng đất Bảo An,
Chỗ nào vui cho bằng chỗ Phố chỗ Hàn .
Đường vô xứ Huế quanh co,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ .
Thương em anh cũng muốn vô ,
Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang.
Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm ,
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say .
Thình tình như cái Đình La Qua .
Học trò xứ Quảng ra thi ,
Thấy cô gái Huế chân đi không đành .
Con gái Bình Định cầm roi đi quyền .
Quảng Ngãi hay lo ,
Bình Định nằm co ,
Thừa Thiên ních hết !
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Tiếng chuông Trấn Vũ , canh gà Thọ Xương
Tuyệt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ..
Cách một trái núi với ba quãng đồng
Ai ơi đứng lại mà trông
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ
Em chớ thấy anh lắm bạn mà ngờ
Bụng anh vẫn phẳng như tờ giấy phong…
Để thương để nhớ để sầu cho ai (Hội An- Quảng Nam)
Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đã say.
Quảng Nam có lụa Phú Bông
Có khoai Trà Đỏa có sông Thu Bồn
Mây giăng chớp giật trời đà chuyển rung (Đà Nẵng)
Ca dao tục ngữ về miền Bắc:
Câu 1:
Bắc Cạn có suối đãi vàng
Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh.
Đây là câu ca dao nói về một địa danh nổi tiểng ở miền Bắc đó là Bắc Cạn. tỉnh Bắc Cạn nổi tiếng với hồ Ba Bể với suối đãi vàng, những câu ca dao nói về địa danh đều chỉ ra những đặc điểm của vùng, của tình đó.
Câu 2:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng
Câu ca dao trên nói về tỉnh Cao Bằng, một tỉnh có nhiều cảnh đẹp và thơ một ở miền Bắc. cảnh đẹp nơi đây đã khiến bao người phải xuýt xoa, xao xuyến.
Dưới đây, tổng hợp những câu ca dao về miền Bắc:
Ai lên làng Quỷnh hái chè
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!
Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh
Muốn ăn cơm trắng cá rô
Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng
Ai về Hà Nội ngược nước Hồng Hà
Bườm giong ba ngọn vui đà nên vui
Đường về xứ Lạng mù xa…
Có về Hà Nội với ta thì về
Đường thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắng, quả mơ non
Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?
Con công cái bán ra vào chùa Hương
Chim đón lối, vượn đưa đường
Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.
Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Trên đây là Ca dao, tục ngữ về miền Tây, miền Nam, miền Bắc, miền Trung hay nhât, hi vọng bài viết đã đáp ứng được những kiến thức mà bạn cần. xin chân thành cảm ơn.
Cách Nói Của Người Miền Tây Nam Bộ Qua Ca Dao Trần Minh Thương
, Freelance Tourguide at Saigontourist Travel Services Company
Published on
3. Song không phải vì những lời nói ngay thẳng thế quá mức sẽ phụ lòng của người hàng xóm tốtmà mọi chuyện tốt đẹp vẹn toàn, người trong cuộc bụng, còn nếu “ngây thơ” thì biết đâu … chấp đượcđã cảnh giác: mối tơ thừa! Nên chăng?Biển Đông gió thổi bốn mùa, 2.2.2. Nói vòng vo, nói bóng nói gióSay mê lời nói thuốc bùa không hay Ở trên, chúng tôi đề cập đến cách nói tránh. ĐếnMiệng đàn ông nói như tha mỡ, trơn lu, giỏi bỏ bùa đây, chúng tôi phân tích chi tiết hơn cách nói bóngcác cô nhẹ dạ, vì thế, người bình dân mới gửi gắm gió, vòng vo Tam Quốc của người bình dân.lời khuyên ấy! Khi gặp tình huống không nói thật được, đành phảiLúc tan vỡ, cô gái đã nhận ra tất cả phũ phàng nên nói xa xăm để đặt vấn đề:quyết liệt tránh xa: Trời xanh bông trắng nhụy huỳnhBần gie, bần liệt, diệc đau chờ mồi Đội ơn bà ngoại đẻ má, má đẻ mình dễ thươngAnh với em duyên nợ hết rồi Muốn khen một cô gái đẹp mà mình vừa ý, muốn tỏĐi tìm chỗ khác đừng ngồi kế em tình thương, nói bằng lời thật khó, không khéo dễPhía nam nhi chi tử cũng nhạy cảm chuyện trắc bị vô duyên, chối từ, như thế, mọi việc hỏng bét. Vìtrở: thế, chàng trai đã dày công bắt cầu trong cách nói. Vừa nhớ ơn bà, vừa khen má và tất nhiên là khenVỗ vai con Bảy không ừ, cả đối tượng anh ta muốn nói đến.Hay là con Bảy giận, con Bảy từ ngãi anh Hơn nữa, với cách nói lấp lửng, vô tình anh ta đãGọi người yêu bằng con thì chân tình lắm, hành gọi được tiếng ngoại, tiếng má của cô gái nhưđộng cũng thật táo bạo, nhưng rồi anh ta chỉ nhận chính cô gái hay kêu. Thông thường, cách kêu nhưđược sự im lặng thay cho cách trả lời từ đối tượng. vậy, chỉ xảy ra khi hai người đã nên vợ nên chồng.Cuối cùng, có lẽ ngẫm nghĩ lại anh ta đã nhận ra Thật là đáng khâm phục trong cách nói vòng vo!sự thật! Để nói bóng gió, người ta còn sử dụng cách nóiCó trường hợp nguy hiểm hơn, ai đó, vì lý do tế nhị bằng thành ngữ, điển tíchđã quẩn quanh, cố giấu che một sự thật, đến khisự thật kia bị … phát hiện: Thành ngữ: cụm từ cố định, bền vững, có tính nguyên khối về ngữ nghĩa không nhằm diễn trọnBậu nói với qua bậu không lang chạ, một ý, một nhận xét như tục ngữ, mà nhằm thểQua bắt đặng bậu rồi, đành dạ bậu chưa hiện một quan niệm dưới một hình thức sinh động,Nói huỵt tẹc để người trong cuộc không thể “đổ hàm súc. [2; 297]thừa” nữa, dù cách “đổ thừa” cho “tại” cho “bị” vốn Trong ca dao Tây Nam Bộ không ít câu sử dụnglà câu nói cửa miệng của những người … trót lỡ thành ngữ. Do phạm vi bài viết là khảo sát cáchlầm! nói, chúng tôi chỉ xem thành ngữ nhất là thành ngữEm đi lên xuống cầu dừa Hán Việt như một phương tiện của lời nói chứLấy ai có chửa đổ thừa cho anh không đi sâu phân tích chức năng của chúng.Có chửa hoang, là người hư đốn, là một chuyện Đây là một cách dùng thành ngữ Hán Việt trongđộng trời, có lẽ vì sự chấn động kinh khủng ấy, nên điệu hò:mới có chuyện “đổ thừa” nhằm tránh tội chăng? Thiện ác đáo đầu chung hữu báo.Cũng là cách nói thẳng, ta gặp câu ca đáo để khác: Cao phi viễn tẩu dã nan tàngNước ròng trong ngọn chảy ra Từ khi anh xa cách con bạn vàngThấy em chồng chết anh bôn ba qua liền Cơm ăn chẳng được như con chim phụng hoàng bị tên.Bôn ba là tính từ chỉ sự vội vã, vội vàng trong hànhđộng. Qua lời nói trực tiếp ấy dường như người Dễ hiểu hơn, nói bằng thành ngữ Hán Việt và sautrong cuộc đã hiểu được nỗi lòng của người nói. đó dùng lời thơ để giải thích nghĩa cho người ngheChồng em chết anh vội qua ngay để … giúp đỡ! biết luôn:Tất nhiên là trong cảnh goá bụa, chiếc bóng một Thiên sinh nhơn hà nhơn vô lộc,mình, có nhiều chuyện cần phải có bàn tay người Địa sinh thảo hà thảo vô căn.đàn ông lắm! Nói thật, nói thẳng nhưng không phải Trời sinh người đều có lộc trời,là không có ẩn ý trong kiểu nói như vậy! Cảnh giác Đất thì sinh cỏ rễ chồi nào không. -3-
5. Mượn từ bụng để nói cả tâm tình lưu luyến của cố Mãn mùa rồi xí hụt anh ơinhân! Lấy bộ phận để nói khái quát cho cái toàn Thế là công lao bao nhiêu tháng ngày vun quén giờthể là vậy. bị đem bỏ sông bỏ biển. Ai mà không buồn, không 2.2.3. Nói khó đau, không tức trào máu, nhưng biết ai chia sẻ, thôi thì cứ nói lên, hét lên cho hả hê!Trong giao tiếp, hay sinh hoạt người ta thườngnhắc lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Thực tế thì Họ nói như mỉa mai, cười cho sự chua chát củakhông phải không có những lời nói khó nghe. thân phận mình:Mượn những câu hỏi để bộc bạch: Anh tưởng giếng sâu anh nối sợi dây cụtGần sông cội mới ngã kề, Ai dè giếng cạn nó hụt sợi dâyTiếng tăm anh chịu, em về tay ai? Qua tới đây không cưới được cô hai mày Qua chèo ghe ra biển đợi nước đầy qua chèo trởHỏi mà không có lời đáp và chắc cũng chẳng cần vôai trả lời, bởi đó là cách nói khó. Vấn đề là ngườinghe, cụ thể hơn là đối tượng hướng đến của giao Bằng cách nói ngược: giếng sâu – dây cụt, rồitiếp có hiểu hay không mà thôi! giếng cạn – hụt sợi dây, dường như để ám chỉ sự đổi trắng thay đen của thói đời, đã vậy, dại gì chếtCó chồng bậu nói rằng không, đi cho uổng!Con đâu bậu ẵm bậu bồng trên tay? Tiếng nói của sự khao khát yêu đương, tiếng nóiKhông biết sự thể của người trong cuộc thế nào, có cũng những chuyện oái oăm được dân gian thểchịu nỗi oan Thị Kính hay không? hiện:Nhẹ nhàng hơn, nói một cách đón ngách chặn đầu – Con gái mười bảy mười barằng: Đêm nằm với mẹ, khóc la đòi chồngĐá cheo leo muốn trèo sợ trợt, Mẹ giận mẹ phát ngang hông:Muốn nói một hai lời sợ nhột ý em? – Đồ con mất nết đòi chồng suốt đêm!Chia sẻ hay mỉa mai, chọc ghẹo, …, tính chất đa Có lúc nói cho hả lòng, nói cho mọi người biết, vìnghĩa ấy bộc lộ qua lời hỏi khó, dành cho người chỉ cần lơ là một chút, người chủ quan đã bị bạnkém may mắn trong chuyện lứa đôi: bè, lối xóm ra tay hãm hại:Cau già lỡ lứa bán trăm, Mảng coi con quạ rỉa lông,Chị nọ lỡ lứa biết nằm cùng ai? Chị em lân cận giựt chồng không hayCó thể tìm ra nguyên nhân của những lời hỏi khó Hướng đến đối tượng tiếp nhận chính là ngườinhư vậy là vì cuộc sống vốn không thiếu người có mình yêu ngày trước. Nay anh đã không vẹn chungtính này, ý khác: tình, anh bỏ em đi cưới vợ khác, anh hãy ngheBậu đừng ăn nói đảo điên, đây:Cái áo bậu bận cũng tiền anh cho? Bần gie bần liệt đóm đậu ngọn bầnNhiều lúc, những câu hỏi trong lời nói khó đã nâng Anh đi cưới vợ em vái cho sóng thần nhận ghelên thành triết lý trong quan hệ giữa người với Đúng, rất chính xác, chỉ có những cô em gái quêngười trong xã hội: rang quê rít, tóc dài bỏ xoã, bận áo bà ba (lời một- Nước không chưn sao gọi rằng nước đứng, bài dân ca ở Sóc Trăng) mới có trực tính để bậtChén của người sao gọi chén chung? thành tiếng nói như vậy!- Ai từng bận áo không bâu, Với cảnh ngộ khác, một anh chàng thật tội nghiệp,An cơm không đũa, ăn trầu không vôi? trút giận: Bờ bụi tối tăm, anh quơ nhằm cái tộ bể- Chim bay mỏi cánh chim ngơi, Cưới vợ có chửa về thổi lửa queo râuĐố ai bắt đặng chim trời mới ngoan. Thật trớ trêu, ai nghe mà chẳng cảm thông cho 2.2.4. Nói cho hả dạ, nói cho đã tức chuyện nhầm lẫn tai hại đó.Từ nói khó chuyển sang nói cho hả, nói để trút cơn Với kết cấu đối đáp, ta gặp một lời chọc ghẹo củatức giận. chàng trai lắm môi mép:Miệng đuổi chim, tay cầm cần vụt Trời mưa cho ướt ruộng gò -5-
6. Thấy em chăn bò anh để ý thương Ở cảnh ngộ khác, có lẽ chàng trai đã “để ý” đến người mình thương nhiều lắm, nhưng anh ta khôngCô gái chẳng vừa, tát lại ngay: dám mở lời. Anh chàng mượn con cua để nói khơiTrời mưa ướt cọng rau mương khơi:Bò em, em giữ anh thương cái giống gì? Con cua càng bò ngang đám bíĐộc hơn ở cách nói nước đôi, cụm từ anh thương Nó với chị mày giờ tí qua quacái giống gì vừa chỉ giống … người (là em) vừa chỉ Chức năng bông đùa của câu ca này theo chúnggiống … ăn cỏ! Vậy mới chết chớ! tôi nằm ở mốc thời gian hẹn ước. Giờ tý là canhCọc tính hơn, cô gái lớn tiếng rủa kẻ ve vãn mình: ba, mọi người đã yên giấc ngủ, anh ta lại “qua” đểDê xồm ăn lá khổ qua gặp chị mày thì chắc là sẽ … có chuyện!Ăn nhầm lá đậu chết cha dê xồm Trong kết cấu đối đáp cũng có những câu lém lỉnh,Đảo lại, cũng trong lời đối đáp, nhưng lần này cà rỡn:”phần thắng” nghiêng về phía chàng trai: – Ai mà bày đặt dị kỳ- Áo vắt vai đi đâu hăm hở, Áo bà ba may hai túi đựng giống gì hở anhEm có chồng rồi mắc cỡ lêu lêu. – Ba má bày đặt cho anh- Áo vắt vai anh đi dạo ruộng, Áo bà ba may hai túi đựng dầu chanh o mèoAnh có vợ rồi chẳng chuộng bậu đâu. Một trường hợp hỏi – đáp khác:Tiếng nói uất nghẹn còn hướng đến những đối Nước mắm ngon dầm con cá bẹtượng đã gây ra nhiều chuyện phiền toái: Anh biểu em rình lén mẹ qua đây!Quất ông tơ cái trót Nói như đùa chơi kiểu đó, người Tây Nam bộ gọi làỔng nhảy tót lên ngọn cây bần nói giỡn. Chàng nói kiểu giỡn chơi thì nàng cũngBiểu ông se mối chỉ năm bảy lần, ổng không se đáp kiểu giỡn chơi. 2.2.5. Nói cà rỡn Nước mắm ngon dầm con cá đốiCà rỡn là lời nói với chức năng đùa vui, không thể Em biểu anh chờ để tối em quahiển sự giọng cao thấp, cạnh khoé. Chàng trai thấy Chưa biết sự thể sẽ ra sao, chỉ có điều nói là để …cô gái dễ thương, bèn bông lông rằng: chơi, vậy thôi!Nước Láng Linh chảy ra Vàm Cú Khi nói cà rỡn, yếu tố tục, những từ ngữ gợi đếnThấy em chèo cặp vú muốn hun những bộ phận trên cơ thể của con người đượcQuả là lời tỏ tình trắng trợn, muốn chuyện … rất tận dụng triệt để. Phần trên chúng tôi đã dẫn câunhạy cảm mà dám cất thành lời, nhưng xét cho ca mà chàng trai … muốn hun! Đến đây, thấy cầncùng đối tượng cần nghe hình như không nghe bổ sung mấy ví dụ nữa để bài viết thêm sinh động:thấy, người dưới sông, người trên bờ, khoảng cách Thân anh lỡ dại hai lầnquá xa … Có lẽ, khi gần nhau chẳng ai dám nói Nhỏ măn vú mẹ, lớn mằn vú emkiểu … đó! Nhưng cũng chẳng sao, nếu bị phản Cách nói tếu táo của chủ thể phát ngôn khi anh taứng, anh ta sẽ dễ dàng ứng phó, theo kiểu “tán nhận mình là dại nhưng thật ra thì là khôn đấy, mộtgái”: cách nói ngược đáng nghe!Bới tóc cánh tiên, bỏ vòng lá liễu Tiếu lâm hơn là lời của “ông” anh rể:Thấy miệng em cười trời biểu anh thương Giữa trưa đói bụng thèm cơmNhiều khi, tỏ tình không được thì làm liều kiểu Chí Thấy đùi em vợ như tôm kho tàuPhèo yêu Thị Nở (nhân vật của Nam Cao), nói chơicho vui, ai nghe được thì cứ xem là câu nói giễu, Đem “đùi” của cô em vợ nõn nà so sánh với “tômđể cười, song không phải vì thế mà không có ẩn kho tàu” giữa khi bụng đói … thì thật là chỉ có anhtình: ta dám nói những điều mà nhiều người nghĩ, nhiều kẻ muốn, nhưng không ai dám … giỡn kiểu đó!Tui hun mình, dẫu mình có la làngThì tui la xóm hai đàng la chung Sau hết, xin dẫn một câu ca có miêu tả trực tiếpTui hun mình dẫu có làm hung yếu tố sinh thực khí của nữ giới:Nhơn cùng tắc biến tui chun xuống sàn -6-
Dân Ca Dân Nhạc Vn – Hát Ru Con Miền Nam
Chào các bạn,
Phần giới thiệu của mình trong Dân ca Dân nhạc Việt Nam hôm nay với các bạn là thể loại Hát Ru Con Miền Nam (còn được gọi là Hát Đưa Em).
Giáo sư Trần Văn Khê cho rằng, hát ru không chỉ khiến trẻ dễ ngủ mà còn dạy trẻ biết yêu gia đình, yêu quê hương đất nước. Bởi lời của hát ru là lời hay ý đẹp của ông cha ta đúc kết từ muôn đời. Ngày trước, trai gái vùng nông thôn thường hát đối đáp rất nhuần nhuyễn cũng vì họ được nuôi dưỡng từ kho văn học – nghệ thuật quý giá đó.
Hát Ru Con là một âm điệu nhẹ nhàng ngân nga đầy tình cảm của người mẹ (hoặc Bà, hoặc Chị) dành cho con từ thuở sơ sinh. Tình yêu thương của mẹ và những lời ru thường là dấu ấn theo bước chân con đến khi khôn lớn cả đời. Thế nên đa số người con không ít nhiều thường khắc cốt ghi tâm những bài hát ru của mẹ.
Niềm xúc cảm trong thâm tình mẩu tử trong lời hát ru không những vọng vang thấm đậm từng chữ, từng câu, mà còn là những âm điệu theo từng cung bậc, luyến láy của làn hơi, diễn tả thiết tha một tình cảm thiêng liêng máu thịt mầu nhiệm được ban cho từ đấng tạo hóa.
Ầu ơ… Ví dầu cầu ván đóng đinh… Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi… Ầu ơ… Khó đi mẹ dắt con đi… Con đi trường học, mẹ đi trường đời.
Ầu ơ… Gió đưa bụi chuối sau hè… Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ… Ầu ơ… Con thơ tay ẵm tay bồng… Tay dắt mẹ chồng, đầu đội thúng bông.
Ầu ơ… Gió đưa bông cải về trời… Rau răm ở lại chịu lời đắng cay.
Ầu ơ… Nhạn về biển Bắc nhạn ôi… Bao thuở nhạn hồi kẻo én đợi trông.
Ầu ơ… Mấy đời bánh đúc có xương… Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng.
Ầu ơ… Ví dầu tình bậu muốn thôi… Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra.
Câu ru về lòng hiếu đạo:
Ầu ơ… Chim đa đa đậu nhánh cây đa… Chồng gần sao không lậy lại lậy chồng xa… Ầu ơ… mai sau cha yếu mẹ già… Chén cơm đôi đủa bộ kỷ trà ai dâng.
Ầu ơ… Công cha như núi Thái Sơn… Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra… Ầu ơ… Một lòng thờ mẹ kính cha… Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ầu ơ… Cây khô đâu dễ mọc chồi… Mẹ già đâu dễ sống đời với con.
Ầu ơ… Má ơi đừng đánh con đau… Để con bắt ốc hái rau má nhờ.
Ầu ơ… Chiều chiều ra đứng ngõ sau… Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Ầu ơ… Chiều chiều chim vịt kêu chiều… Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.
Câu ru về đồng quê sông rẫy:
Ầu ơ… Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng… Về sông ăn cá về đồng ăn cua.
Bài hát ru con kinh điển của người phụ nữ miền Nam – Lý Bốn Mùa:
Gió mùa thu.. mẹ ru mà con ngủ.. Năm canh chày.. năm canh chày.. thức đủ vừa năm.. Hỡi chàng chàng ơi.. hỡi người người ơi.. Em nhớ tới chàng.. em nhớ tới chàng.. Hãy nín nín đi con Hãy ngủ ngủ đi con Con hời mà con hỡi.. con hỡi con hời.. Con hỡi con hời.. con hỡi con..
Chí làm trai.. say mê mà giữ nước.. Em nỡ dạ nào.. em nỡ dạ nào.. trách mối tình ai.. Hỡi chàng chàng ơi.. hỡi người người ơi.. Em nhớ tới chàng.. em nhớ tới chàng.. Hãy nín nín đi con Hãy ngủ ngủ đi con Con hời mà con hỡi.. con hỡi con hời.. Con hỡi con hời.. con hỡi con..
Đến mùa xuân.. trong cơn mà gió thắm.. Cha con về.. là cha con về.. con nắm tay cha.. Hỡi người người ơi.. hỡi chàng chàng ơi.. Em nhớ tới chàng.. em nhớ tới chàng.. Hãy nín nín đi con Hãy ngủ ngủ đi con Con hời con hỡi.. con hỡi con hời.. Con hỡi con hời.. con hỡi con.
Thâm tình mẫu tử xuyên qua những bài hát ru truyền thống đã được nhà thơ Nguyễn Duy nói lên đầy đủ ý nghĩa nhất qua câu thơ “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn” của ông.
Đồng thời mình có thêm 4 clips và 1 link tổng thể các điệu “Hát Ru Con Nam Bộ” để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.
Mời các bạn cùng ôn lại “Hát Ru Con” trong Dân ca Miền Nam…
Túy Phượng
HÁT RU – ĐỒNG DAO
(Bùi Trọng Hiền – Kính tặng MẸ tôi, Bu tôi cùng những người mẹ Việt Nam khác!)
Trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam, Hát Ru và Đồng dao được xem như hai thể loại âm nhạc dân gian dành riêng cho trẻ nhỏ, gắn bó với giai đoạn đầu của một chu kỳ đời người. Trên thế giới, Hát Ru và Đồng dao dường như là những thể loại không thể thiếu ở hầu khắp các dân tộc. Trong đó, Hát Ru là làn điệu dành cho phụ nữ, gắn liền với hình ảnh người mẹ. Bởi lẽ bên cạnh công việc nội trợ bếp núc, trông giữ, chăm sóc trẻ được xem như chức năng thiên phú của phái nữ. Mẹ ru con, mẹ bận thì bà ru cháu hay chị ru em… Một đôi khi đàn ông trong nhà cũng tham gia đỡ đần, thay đàn bà ru trẻ ngủ. Nhìn chung, Hát Ru với tính thực hành xã hội chủ yếu là dỗ đứa trẻ ngủ ngoan để người ru còn quay sang làm việc khác, hoặc giả cùng chìm vào giấc ngủ với đứa bé. Hát Ru để ngủ là vậy! Dân gian có câu:
Đố ai đánh võng không đưa Ru em không hát, anh chừa rượu tăm…
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người Kinh vốn là tộc người chiếm đa số và cũng là nhóm đại diện với nhiều điệu Hát Ru hơn các tộc anh em khác. Đi dọc chiều dài đất nước, sẽ thấy có tới 3 làn điệu Hát Ru ứng với 3 miền Bắc- Trung- Nam, in đậm dấu ấn thổ ngữ mỗi vùng. Đó là Hát Ru Bắc Bộ, Hát Ru Trung Bộ và Hát Ru Nam Bộ. Ở đây, do dấu giọng vùng miền chi phối, nên đã hình thành những cấu trúc giai điệu khác nhau, phù hợp với thanh điệu cũng như thẩm mỹ âm điệu từng nơi. Chẳng hạn quan sát cùng một câu thơ, sẽ thấy 3 làn điệu Hát Ru 3 miền khác nhau như thế nào[1]:
Hát ru Bắc Bộ
Hát ru Trung Bộ
Hát ru Nam Bộ
Nhìn chung, dù đường tuyến giai điệu mỗi miền một khác, nhưng cả 3 làn điệu Hát Ru Bắc- Trung- Nam đều có cấu trúc đồng dạng: MỞ- TIẾP DIỄN- ĐÓNG. Trong đó, Tiếp diễn chính là phần “gan ruột” của làn điệu, nơi người hát vận thơ thành lời ca để hát Ru.
Cũng như nhiều làn điệu âm nhạc dân gian nói chung, Hát Ru dùng thơ lục bát- một thể thơ dễ làm, dễ thuộc để đặt lời ca. Bên cạnh đó, người ta cũng có thể dùng thơ lục bát dạng biến thể hay đôi khi dùng cả song thất lục bát. Nhưng những trường hợp đó không phổ biến vì được coi là khó hát. Bởi việc thêm từ hay đổi cấu trúc nhịp thơ ở mỗi vế sẽ gây nên sự xáo trộn nhất định. Thế nên người hát phải đủ tài ứng vận để đảm bảo đúng âm điệu của đường tuyến cơ bản.
Ở đây, một cặp lục bát được xem như đơn vị tối thiểu của phần Tiếp diễn- tức phần lời ca của làn điệu Hát Ru. Có nghĩa nếu ít thì chỉ hát một cặp thơ cũng coi như trọn vẹn làn điệu, còn nhiều thì không giới hạn. Như thế, Hát Ru thuộc dạng làn điệu có cấu trúc co giãn không hạn định. Bài Hát Ru kéo dài bao lâu, hoàn toàn tùy thuộc vào dung lượng, vốn liếng thơ ca của người hát, đồng thời phụ thuộc vào “kết quả” của mục đích thực hành xã hội- tức đứa trẻ được ru đã… ngủ hay chưa!?
Đặc tính co giãn không hạn định đó không chỉ có ở Hát Ru, mà còn thấy ở nhiều thể loại âm nhạc dân gian khác như Hát Ví, Hát Trống quân, Hát Cò lả, Hát Ghẹo, Hát Dặm, các giọng ngâm cũng như các thể loại hò trên cạn, dưới sông nước… Với khả năng chuyển tải bất cứ một dung lượng thơ ca nào, đó là một cấu trúc mang tính thực hành cao, rất phù hợp với mục đích sử dụng làn điệu trong đời sống cũng như trong sinh hoạt âm nhạc của người dân lao động.
Bao bọc trước sau lời ca Hát Ru là phần Mở và phần Đóng. Đấy là những câu đưa hơi mang dấu ấn âm điệu vùng miền rất đặc trưng. Hát Ru Bắc Bộ và Trung Bộ thì đưa hơi là “À ơi!” hay “Ạ ơi!”. Riêng Hát Ru Nam Bộ thì đưa hơi bằng tiếng “Ầu ơ!”. Chính vì vậy, người dân Nam Bộ còn gọi làn điệu này là Hát Ầu ơ [2].
Tiếng đưa hơi của Hát ru Nam Bộ
Tiếng đưa hơi của Hát ru Trung Bộ
Riêng tiếng đưa hơi của Hát Ru Bắc Bộ có nhiều kiểu dạng. Dạng đơn giản:
Dạng phức tạp
Tiếng đưa hơi “À ơi!” mở đầu cho làn điệu để bắt vào câu lục. Khi muốn chia tách phần lời ca (hoặc giả do chưa kịp nghĩ ra lời thơ tiếp theo), người hát cũng dùng chính tiếng đưa hơi đó tiếp ngay sau câu bát để gối đầu, dẫn dụ sang phần lời ca tiếp theo. Khi đó, tiếng đưa hơi có giá trị như một đoạn chen, phân ngắt làn điệu liên tục dạng Mở- Tiếp diễn- Mở- Tiếp diễn- Mở- Tiếp diễn… Như vừa trình bày, phần Tiếp diễn dài hay ngắn (có nghĩa được ứng vận một hay nhiều cặp thơ liên tiếp) là hoàn toàn tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của người hát. Theo đó, một bài thơ dài có thể được phân ngắt theo nhiều cách khác nhau bằng những đoạn chen đưa hơi “À ơi!”. Khi kết thúc làn điệu, nét đưa hơi đó lại được xem là phần Đóng.
Ở đây, cần thấy rằng, bên cạnh việc dẫn dụ đóng- mở phần lời ca, tiếng đưa hơi còn có vai trò khá quan trọng trong việc gây ngủ. Lặp đi lặp lại trong một nhịp độ chậm, tiếng “À ơi!” như một dấu nhấn âm điệu có tính chu kỳ, sẽ gây tác dụng nhất định trong việc tạo cảm giác thư giãn tinh thần, đưa đứa trẻ vào giấc ngủ êm đềm. Nhiều người lớn khi nghe hát Ru cũng không tránh khỏi cơn buồn ngủ díp mắt, như một dạng ám thị bằng thanh âm, kể cả khi nghe những giọng hát Ru hay đến như thế nào! Hơn thế nữa, chính bản thân người hát Ru cũng khó thoát khỏi cảm giác đó mỗi khi hát đã lâu mà đứa trẻ chưa ngủ. Bởi vậy, cũng có thể coi Hát Ru như một làn điệu có tác dụng thôi miên đa chiều. Đó là một sự thật. Thế mới biết tác dụng cao của làn điệu, được đúc kết tự ngàn xưa.
Hát Ru có tầm cữ âm vực khá hẹp, vừa đủ để truyền tải lời thơ, tạo cảm giác như ngâm ngợi trong một không gian yên bình. Ở đây, những giai điệu rộng mở khoáng đạt, lên bổng xuống trầm sẽ là bất hợp lý với cái đích ru trẻ ngủ. Một âm vực hẹp thật phù hợp với giọng hát của một người bình thường, khiến bất cứ ai cũng có thể hát ru dễ dàng mà không cần đến một sự rèn luyện đặc biệt. Nói thế để thấy tính thực hành xã hội đã chi phối làn điệu từ toàn bộ đến từng phần như thế nào.
Chính mục đích để ru trẻ ngủ mà nhịp điệu đặc trưng của Hát Ru thuộc dạng nhịp đôi êm ái, du dương, đều đặn, đồng điệu với nhịp đưa nôi, dễ tạo cảm giác dìu dịu gây ngủ. Những kiểu dạng nhịp điệu nghịch phách, đảo phách, giật cục lắt léo tất nhiên sẽ không phù hợp với bối cảnh. Thế nên khi người ta hát ru, bao giờ cũng bế đứa trẻ lắc lư, đu đưa theo nhịp câu hát, hay có thể vỗ về đứa trẻ, tác động phụ trợ với câu hát đưa bé vào giấc nồng. Đặc biệt hơn, khi người ru bồng đứa trẻ nằm trên võng, nhịp đưa nôi của câu hát khi đó đánh đồng với nhịp đu đưa “kẽo kẹt” của chiếc võng, tất sẽ tác động mạnh hơn tới việc gây ngủ. Trong các loại hình âm nhạc dân gian, đây có lẽ là trường hợp duy nhất mà người hát trực tiếp “bồng bềnh, chao liệng” cùng nhịp điệu câu ca theo đúng nghĩa đen của nó. Xin nói thêm, điểm nhấn chu kỳ nhịp điệu trong Hát Ru có tính co giãn tương đối, không thật đều. Nên nếu cố tình hát phá cách theo kiểu nhịp điệu tự do hoàn toàn, thì Hát Ru khi đó sẽ có dáng vẻ giống với một làn điệu ngâm thơ.
Cần thấy rằng, trong những yếu tố “bó buộc” chi phối, làn điệu Hát Ru vẫn bao chứa những kỹ thuật âm nhạc của riêng mình, như một khoảng xác định bẳn sắc nghệ thuật của làn điệu. Những kiểu rung giọng, nhấn nhá, luyến láy các cung bậc quy định luôn tạo nên sức hấp dẫn nhất, quyến rũ, đủ để mỗi người hát có thể phát huy khả năng âm nhạc của riêng mình. Bởi thế, một người hát ru giỏi với chất giọng truyền cảm sẽ có thể gây ấn tượng như một nghệ sĩ dân gian thực thụ. Đó là điều đã được xác nhận trong thực tiễn.
Bồng bồng mẹ bế con sang Đò dọc quan cấm đò ngang không chèo…
Hay:
Ru con con ngủ cho ngoan Mai sau con lớn con nên thân người…
Hoặc:
Ru bồng ru bổng ru bông Mẹ ru con ngủ mẹ dông lên làng…
+Tâm sự của người hát với đứa trẻ (đối tượng ru ngủ)
+Tâm sự của người hát với những người xung quanh
+Tâm sự của người hát với chính mình – tính tự sự.
Có thể nói, song song với mục đích ru trẻ ngủ đơn thuần, làn điệu Hát Ru là một cơ hội thuận tiện để người ta thỏa mãn nhu cầu nghệ thuật âm nhạc và thơ ca. Thông qua Hát Ru, mỗi người phụ nữ đều có thể bộc bạch nhiều tâm sự, kể cả những tâm tư tình cảm khó có thể nói bằng lời trong cuộc sống thường nhật. Theo đó, những người xung quanh cũng có dịp hiểu thêm người thân trong gia đình. Thật không quá khi cho rằng, đây là một cơ hội dành cho người phụ nữ trong xã hội xưa, một thân phận với biết bao gánh nặng lo toan trong mối quan hệ vợ chồng con cái, mẹ chồng nàng dâu, chị dâu em chồng… Sự bộc bạch tế nhị qua câu hát, như một nét đẹp trong văn hóa ứng xử Việt Nam. Nói thế để thấy được chức năng kép của một thể loại âm nhạc dân gian hữu dụng như thế nào.
Bên cạnh những sự sắp đặt lời ca có chủ ý, trong làn điệu Hát Ru, còn bắt gặp một hiện tượng thú vị khác, đó là nội dung vô thức. Ở đây, hãy tưởng tượng, nếu đứa trẻ chưa ngủ, người ru sẽ buộc phải ứng vận bất cứ lời ca nào mà họ chợt nhớ, rồi ghép nối bất kỳ, không cần mạch lạc. Thậm chí, khi người hát cạn vốn, nội dung Hát Ru có khi chỉ là những lời ca không có nghĩa, những hình tượng ngồ ngộ, không ăn nhập với nhau, hay đơn giản là một chuỗi những hư từ buột miệng, miễn sao có lời để ru cho xuôi là được. Khi đó, làn điệu Ru con được xem như một “công cụ” thực sự. Bởi người ru hát một cách vô thức mà chẳng hề quan tâm đến nội dung hay chất lượng nghệ thuật nữa. Đó cũng là nét đặc thù trong thực hành xã hội của làn điệu này.
Ngoài mục đích ru trẻ ngủ, sẽ thấy Hát Ru mặc nhiên có tác dụng như thứ tín hiệu nghệ thuật đầu đời của một kiếp người. Một đứa trẻ còn trong nôi tất nhiên chưa hiểu hết ý tứ của nội dung các lời ca mà người lớn sử dụng, xong những âm điệu đậm đà bản sắc quê hương ấy sẽ thấm dần, thẩm thấu qua giấc ngủ, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, đặt những viên gạch đầu tiên hình thành một nhân cách văn hóa dân tộc trong đứa bé.
À ơi..! Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ, kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con… À ơi…!
Trong các thể loại âm nhạc dân gian, có lẽ Hát Ru là làn điệu được dùng với tần suất nhiều hơn cả. Bởi lẽ trẻ thơ luôn là đối tượng ưu tiên ở mọi cộng đồng cư trú, hết lớp này đến lớp khác luân phiên chào đời tiếp nối mạch sống dân tộc. Theo đó, ru trẻ ngủ đương nhiên là việc không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Sớm khuya chiều tối, bất cứ lúc nào cần trẻ ngủ là lại vang lên tiếng Hát Ru. Chính đặc tính liên tục đó của Hát Ru đã khiến làn điệu có được vị trí ấn tượng nhất trong đời sống âm nhạc của một chu kỳ đời người. Ở đây, sẽ thấy một người hát Ru đồng thời cũng chính là người thầy truyền dạy làn điệu tại chỗ cho những người xung quanh. Mỗi thành viên trong gia đình người hát hay hàng xóm láng giềng kề bên đều có thể dễ dàng cảm nhận, nắm bắt một cách vô tình hay hữu ý. Những lời ca có giá trị theo đó mà lưu truyền từ người này sang người khác, vùng này qua vùng khác, còn mãi với thời gian. Bởi vậy, hát ru cũng được xem như một phương tiện bảo lưu vốn thơ ca dân gian hữu hiệu và bền vững.
Bước qua giai đoạn bú mớm, bế ẵm với làn điệu Hát Ru đậm đà vị ngọt yêu thương của gia đình, đứa trẻ bước sang tuổi thiếu niên nhi đồng. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu khám phá, tìm hiểu cuộc sống xung quanh với những giao tiếp xã hội đầu đời. Ở lứa tuổi này, việc tìm chúng bạn cùng trang lứa chơi đùa, nghịch ngợm là một nhu cầu bản năng sinh học. Và, Đồng dao là thể loại âm nhạc gắn bó với đoạn đời này. Cùng là âm nhạc dành cho trẻ nhỏ, nhưng Đồng dao lại hoàn toàn khác với Hát Ru- thể loại mà đối tượng thực hành là người lớn với ý thức về âm điệu, cung bậc rõ rệt. Ở đây, trẻ em lại chính là chủ sở hữu Đồng dao. Chúng sẽ phải tự hát, tự diễn xướng các bài ca trong môi trường sinh hoạt đồng trang lứa. Như vậy, có thể coi Đồng dao chính là loại âm nhạc diễn xướng đầu đời của một con người. Do đó, Đồng dao mang trong mình những đặc trưng riêng, phù hợp với tâm sinh lý phổ thông của lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, trước nhất là đặc tính phi giai điệu.
Nhìn chung, đại đa số các bài Đồng dao còn tồn tại đến ngày hôm nay đều không có giai điệu. Trường hợp như bài Bắt Kim Thang của trẻ em Nam Bộ là một hiện tượng hãn hữu. Ở đây, có thể thấy, với lứa tuổi chạy nhảy chơi đùa, miệng còn măng sữa, sự cảm âm chính xác về mặt giai điệu của đa số đứa trẻ bình thường là điều chưa thể hình thành. Giả thiết, nếu có một số trẻ cảm nhận được một bài ca có giai điệu thì cũng không dễ để chúng có thể sử dụng hàng ngày. Trong khi đó, tính thực hành ở lứa tuổi này lại đòi hỏi những gì dễ chơi, dễ học, dễ nhớ, dễ thuộc. Mới hiểu tại sao các bài Đồng dao tồn tại phần lớn đều dưới dạng vần vè, được diễn xướng với nhịp điệu rõ ràng. Đó là một hiện tượng phù hợp với tâm sinh lý thiếu niên nhi đồng.
Nhưng nói vậy không có nghĩa Đồng dao không phải là âm nhạc. Ở đây, cần thấy rằng giá trị nghệ thuật âm nhạc vốn không chỉ biểu đạt ở mặt không gian (cao độ), mà còn biểu đạt cả về mặt thời gian (nhịp điệu). Do đó, với những chu kỳ tiết tấu định hình trong từng bài ca, tính âm nhạc của Đồng dao là điều được xác định. Nói cách khác, chính đặc tính nhịp điệu đã ghi nhận Đồng dao là một thể loại âm nhạc dân gian của trẻ nhỏ. Trong đó, lời thơ được chuyển tải dưới dạng các mô hình tiết tấu đồng độ.
Cũng không hiếm những dạng mô hình tiết tấu đồng độ biến. Khi đó, điểm phân ngắt nhịp điệu trùng lặp với điểm phân ngắt câu thơ.
Hơn thế nữa, lời thơ ở đây không được đọc với giọng nói đơn thuần mà luôn được bọn trẻ xướng lên với tính cường điệu (cao giọng) có ngữ khí nhất định, như một kiểu dạng nói- hát. Đó được xem như dấu vết cổ xưa- tiền thân của hát- nói dạng sơ khai trong tiến trình phát triển nền âm nhạc dân tộc.
Cũng do chủ nhân thực hành và đối tượng thưởng thức đều ở lứa tuổi nhi đồng- thiếu niên, nên Đồng dao có vốn lời ca riêng với tính dị biệt đặc thù. Nó không giống với Hát Ru- thể loại có thể dùng vô số lời thơ với những nội dung khác nhau. Ở Đồng dao, nổi bật nhất, đó chính là tính phi logic của nội dung các bài ca.
Nu na nu nống Cái cống[3] nằm trong Cái ong nằm ngoài Củ khoai chấm mật Phật ngồi phật khóc Con cóc nhảy ra Con gà[4] ú ụ…
Sẽ thấy, cái cống là vật vô thực, được sử dụng một cách hồn nhiên, cốt để chắp nối vần vè. Và, dù là cái cống, cái bống hay cái trống thì tại sao nó phải nằm trong để cái ong nằm ngoài? Tại sao đang chuyện Củ khoai chấm mật, tự nhiên nhảy phắt sang chuyện Phật ngồi phật khóc, rồi chuyển ngay qua hình ảnh Con cóc nhảy ra, Con gà ú ụ??? Ở đây, không gì giải thích hay hơn ngoài lẽ đơn giản, đó là sự cường điệu, phóng đại, ngoa dụ tự nhiên vốn đầy ắp trong trí tưởng tượng của trẻ thơ.
Trong toàn bộ các bài Đồng dao, lời ca thường là những mảnh miếng có tính tiền đề được lắp ghép ngẫu nhiên, chủ yếu để thuận miệng gieo vần. Phần lớn những hình ảnh sự vật, sự việc đều mang tính tượng trưng, được ghép nối bất kỳ theo những ý nghĩ ngây thơ, ngộ nghĩnh của trẻ nhỏ. Các nhà nghiên cứu gọi đó là tư duy nhảy cóc- phù hợp với lứa tuổi nhi đồng, một lứa tuổi bắt đầu hồn nhiên khám phá thế giới. Ở đây, cần phải thấy chính sự phi logic lại là đặc trưng tư duy của trẻ em và làm cho chúng hài lòng. Nu na nu nống là gì? Trẻ con không cần biết, bài hát vẫn in sâu vào trí óc trẻ thơ và chúng chỉ cần được chơi vui, thế thôi! Với cái cách thể hiện của Nu na nu nống, bọn trẻ sẽ biết điểm chỉ thứ tự thông qua trò đếm các đôi chân chúng bạn lần lượt ứng với từng từ trong lời ca. Khi hát đến từ cuối cùng, rơi vào chân ai thì đứa ấy rụt lại thật nhanh trước khi tay bạn hát đập vào, ai không kịp co chân thì thua cuộc. Bên cạnh đó, trẻ sẽ dần làm quen với ý thức ngăn nắp thông qua việc xếp những đôi chân ngay ngắn thẳng hàng, cũng như tập trung rèn luyện phản xạ cơ bắp nhanh nhạy của đôi chân phải co rụt bất ngờ. Hay đơn giản như trò chơi trốn tìm, trẻ buộc phải tập đếm nhảy cóc “năm- mười- mười lăm- hai mươi- hai nhăm…”- là một bài tính đầu đời với phép đếm cộng số năm.
Ở các bài Đồng dao, lời thơ hầu hết thuộc dạng 3-4 từ, đôi khi 5-6 từ, gieo vần chân- vần rơi vào âm tiết cuối cùng của câu thơ. Đây là thể thơ và cách gieo vần đơn giản nhất trong thơ ca dân gian. Bởi thế, các bài Đồng dao thật dễ nhớ, dễ thuộc, phù hợp với trí tuệ của trẻ nhỏ. Có thể tìm thấy nhiều hình tượng ngộ nghĩnh, các con vật gần gũi, hay hiện tượng thiên nhiên được nhân cách hóa như: dê đi học, gà đi cày, cóc ở nhà, ông sấm hét đùng đùng, ông giăng búi tóc… Đó thực sự là những gợi ý, những bài học đầu đời tiếp nhận thế giới xung quanh. Với những bài thơ kiểu nối vòng, trẻ được thực hành nhận biết các sự vật qua một xâu chuỗi những danh từ kết nối dạng mắt xích, là một sự rèn luyện về ngôn ngữ và hình ảnh.
Chim ri là dì sáo sậu Sáo sậu là cậu sáo đen Sáo đen là em tu hú Tu hú là chú bồ các Bồ các là bác chim ri Chim ri …
Hay một bài đồng dao đố chữ xuất hiện khá muộn, rèn luyện khả năng ghép từ cơ bản:
Trọc gì? Trọc đầu Đầu gì? Đầu tàu Tàu gì? Tàu hoả Hoả gì? Hoả tốc Tốc gì? Tốc hành Hành gì? Hành củ Củ gì? Củ khoai Khoai gì? Khoai lang Lang gì? Lang trọc Trọc gì? Trọc đầu …
Khi nói về một sự việc, Đồng dao thường không mô tả cụ thể, mà giành một khoảng rộng để trẻ phát triển trí tưởng tượng, rồi tự sắp xếp lấy trò chơi. Lộn cầu vồng là bài Đồng dao gồm 6 câu thơ 4 từ, một ước mơ bay bổng trời xanh với chiếc cầu vồng tưởng tượng, như có thể sờ- nắm được trong trí óc ngây thơ của trẻ.
Lộn cầu vòng Nước trong nước chảy Có cô mười bảy Có chị mười ba Hai chị em ta Ra lộn cầu vồng
Điều đặc biệt là nhiều bài Đồng dao gắn liền với các trò chơi của trẻ nhỏ. Thường thì tên bài hát cũng đồng thời là tên của trò chơi tương ứng. Ở đây, điều lý thú là trẻ vừa chơi vừa học, tiếp nhận sự vật, sự việc xung quanh một cách sinh động nhất. Đó thực sự là những bài học tự thân, chưa cần đến cách giáo dục kiểu bài giảng trường lớp. Sự nhận biết thế giới phong phú sẽ được bồi đắp dần theo thời gian. Hơn thế nữa, cũng do Đồng dao kết hợp với các trò chơi nên mỗi đứa bé đều phải lần lượt thay nhau diễn trò, đóng giả nhiều vai khác nhau- cả người và vật. Bởi vậy, Đồng dao còn có ý nghĩa như một trò diễn dân gian trong quãng đầu đời. Đám trẻ tham gia được chúng bạn xem như những diễn viên nhí thực thụ.
Ở trò Rồng rắn lên mây, khi vào vai diễn, trẻ sẽ ý thức được sự đối lập giữa thầy thuốc và rắn- một con vật nguy hiểm, uyển chuyển lợi hại với nhiều khúc linh hoạt. Điều ngộ nghĩnh, kẻ thua cuộc trong trò chơi sẽ bị bắt làm thầy thuốc. Trong trò Thả đỉa ba ba, trẻ sẽ ý thức được sự nguy hại của con đỉa và con ba ba khi lội xuống nước. Một đứa đóng giả con đỉa đứng giữa sông để các bạn chạy qua chạy lại, cốt sao không cho “đỉa” tóm lấy. Đó là sự giáo dục tự thân nhẹ nhàng, không cần đến những lời dọa nạt của người lớn.
Với trò Nhong nhong nhong ngựa ông đã về, đứa trẻ kẹp cái que vào giữa hai đùi và tưởng tượng đó là một con tuấn mã, cầm thêm cái que nữa trong tay là thành cái roi ngựa hay thanh gươm, rồi tự tưởng tượng mình là vị dũng tướng nào đó, ra oai bảo vệ xóm làng. Ở trò Kéo cưa lừa xẻ, hai đứa trẻ vừa chơi vừa hát, như một sự rèn luyện thân thể với trí tưởng tượng vai diễn là hai ông thợ đang miệt mài xẻ gỗ. Hơn nữa, qua câu hát, các em cũng gây được một thông tin đáng chú ý rằng ai “thua” thì “về bú tí mẹ”! Điều đó rất hữu dụng trong việc giáo dục những đứa bé đã lớn mà không chịu cai sữa mẹ.
Trong sinh hoạt Đồng dao, trẻ em được tiếp xúc, tập phát âm, khám phá và rèn luyện với ngôn ngữ mẹ đẻ một cách có ý thức. Thông qua những dòng sự vật, sự việc trong lời ca, chúng dần hiểu biết về môi trường xã hội, dần nhận thức được thế giới xung quanh thông qua lăng kính của trẻ thơ. Trong đó, khả năng thơ ca cũng như tính sáng tạo tại chỗ đã được phác họa ngay từ tấm bé. Bằng chứng là cùng một nội dung lời ca, lại có những dị bản khác nhau thể hiện những sáng tạo khác nhau. Mỗi nơi có thể hát một khác, chơi một khác, trẻ phải tự tìm cách thích ứng nhanh nhậy, thể hiện sự khéo léo, rồi ganh đua học hỏi để tiến bộ. Lại có những lời ca tạo nên một mô hình đặc trưng. Dựa vào đó, trẻ có thể biến báo ra nhiều lời ca khác nhau dựa trên một nguyên tắc chung. Như bài “Chim ri là dì sáo sậu” cùng mô hình với bài “Kỳ nhông là ông kỳ đà” hay “Dưa chuột cùng duộc dưa gang”.., vừa là bài học về các loại chim thú, cây quả, vừa là bài học về mối quan hệ họ hàng thân tộc. Ngoài ra, với những ngữ khí, ngữ điệu khi diễn xướng câu ca, một phác đồ âm điệu nhạc dân tộc bắt đầu manh nha hình thành trên nền nhịp điệu của các bài Đồng dao.
Tóm lại, với đặc tính nguyên hợp bao gồm các yếu tố như âm nhạc, thơ ca, trò diễn, hoạt động cơ thể.., Đồng dao thực sự là những sáng tạo thông minh của các “tác giả vô danh”. Vừa mang tính giải trí, vừa có tính giáo dục rèn luyện cho trẻ em trong những năm tháng ấu thơ, các bài Đồng dao đã đánh thức, nuôi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng phong phú, hồn nhiên của trẻ em. Có nhiều ý kiến cho rằng Đồng dao khiến trẻ ngoan ngoãn, thuần tính, dễ bảo hơn là những sự răn đe, mắng mỏ dọa nạt của người lớn. Bên cạnh đó, do buộc phải cùng chơi, cùng ca hát, diễn trò theo nhóm nên Đồng dao cũng là cơ hội rèn luyện tính cộng đồng, tình yêu thương đùm bọc cho một đứa trẻ để chuẩn bị hành trang vào đời trong tương lai. Không ai khẳng định được Đồng dao ra đời từ bao giờ, nhưng chắc chắn một điều, Đồng dao là một phần trí tuệ và tài sản văn hóa của dân tộc, được các thế hệ thiếu niên nhi đồng lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đồng dao đã mãi mãi đi vào ký ức thân thương của mỗi người trong chúng ta./.
[1] Chúng tôi sử dụng hệ thống ký tự do, re. mi… với tính ước lệ. Còn trên thực tế, nhạc cổ truyền Việt Nam có hệ thống thang âm khác hẳn với hệ thang âm Bình quân châu Âu. [2] Hát Ru Nam Bộ còn có những tên gọi khác là Hát Ru em, Hát Đưa em. [3] Có dị bản gọi là cái bống hay cái trống. [4] Có dị bản gọi là ông già
oOo
Hát Ru Con Nam Bộ – 60 phút nhạc cho bé
Hát Ru Nam Bộ – hát chat không có nhạc nền cho bé ngủ
Hát ru Nam Bộ (90 phút)
Hát ru bé ngủ – Dân ca Nam Bộ (26 phút)
Hát Ru Con – Thể điệu truyền thống thơ Lục Vân Tiên do Ca sĩ Bích Phượng diễn xướng
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Bài Thơ Hay Về Miền Tây Sông Nước, Con Gái Con Trai Miền Tây trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!