Cập nhật nội dung chi tiết về Nhà Thơ Trong Quan Niệm Của Chế Lan Viên mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1.Nhà thơ – Người nghệ sĩ có phẩm chất khác thường
Rimbaud – nhà thơ tượng trưng nổi tiếng của Pháp – cho rằng: ”Thi nhân tự biến mình thành tiên tri thấu thị bằng một sự hỗn loạn của tất cả mọi giác quan, lâu dài, rộng lớn phi thường và hợp lý”(1). Quan niệm này của Rimbaud đã ảnh hưởng sâu sắc đến Chế Lan Viên nói riêng và các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới nói chung. Chính vì thế , trong lời tựa tập thơ Điêu tàn, Chế Lan Viên đã tuyên bố: ”Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát Hiện Tại. Nó xối trộn Dĩ Vãng. Nó ôm trùm Tương Lai. Người ta không hiểu được nó vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý”(2).
Như vậy, trong quan niệm của Chế Lan Viên, nhà thơ không phải là người bình thường mà là người nghệ sĩ có phẩm chất khác thường. Đó là con người của linh giác, của tâm linh, của thấu thị. Thật ra, quan niệm nhà thơ là người nghệ sĩ có phẩm chất khác thường của Chế Lan Viên trong tập thơ Điêu tàn cũng không xa lạ với quan niệm của những nhà thơ khác trong đó có các nhà Thơ Mới. Đã là thi nhân, chưa ai nhận mình là người bình thường cả. Chỉ có điều họ khác nhau ở cách thể hiện quan niệm đó mà thôi. Nếu Tản Đà tự cho mình là một ”Trích tiên” bị ”Đày xuống hạ giới vì tội ngông” thì Xuân Diệu tự nhận mình là: ”con chim đến từ núi lạ / Ngứa cổ hót chơi”. Nếu Thế Lữ xem mình là ”người bộ hành phiêu lãng” thì Huy Cận lại thấy mình là ”một chiếc linh hồn nhỏ:/ Mang mang thiên cổ sầu’’… Chế Lan Viên, do ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực ở những giai đoạn sau này của trào lưu thơ lãng mạn và do thiên về tư duy duy lý muốn đẩy sự khác thường của thi nhân lên đến ‘’tột cùng’’ nên đã cho rằng: ”Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu…” Nghĩa là ở đây Chế Lan Viên đã siêu hình hoá mọi trạng thái, mọi phẩm chất, mọi cảm thức về không gian, thời gian, về ý nghĩa cuộc sống của nhà thơ. Hay nói cách khác: ‘’Với Điêu tàn, Chế Lan Viên đã có định hướng siêu nhiên về bản chất của thi sĩ’’(3). Trong bài tuỳ bút ”Thơ và người”, khi luận về thi sĩ, Xuân Diệu cũng quan niệm rằng: ”Người thi sĩ bao giờ cũng điên’’(4). Tất nhiên cái ‘’điên’’ trong quan niệm của Xuân Diệu hoàn toàn khác xa với cái ‘’điên’’ trong quan niệm của Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử. Nếu với Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, ‘’điên’’ là ‘’hình thức của sáng tạo’’, là ‘’sự hiện hình, sự cất tiếng của đau thương’’, là ‘’một thứ siêu nghiệm’’ (Chu Văn Sơn)( 5) thì với Xuân Diệu, ‘’điên’’ lại là ‘’sự say mê, sự say đắm, sự cảm xúc quá mức thường’’(6). Tuy có điểm khác nhau nhưng quan niệm về nhà thơ của Chế Lan Viên vẫn có điểm tương đồng với Xuân Diệu và các nhà thơ khác vì họ đều cho rằng nhà thơ là người nghệ sĩ có phẩm chất khác thường. Bởi lẽ, nếu không có ”con mắt thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân), không có sự linh cảm, không có ” thiên nhãn” (Rimbaud), không có sự thăng hoa trong sáng tạo thì làm sao trở thành thi sĩ được.
Quan niệm về những phẩm chất khác thường của nhà thơ ở Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Thế Lữ…trong phong trào Thơ Mới lúc bấy giờ đều là quan niệm về một ”kiểu thi nhân mới, tức là một nhãn quan thơ mới về con người và thế giới” (7). Và như thế, theo Trần Đình Sử:” quan niệm này dù trong ngữ cảnh chính trị chưa được đánh giá là tích cực thì về phương diện mỹ học vẫn là một bước tiến không nhỏ của ý thức nghệ thuật để khắc phục chủ nghĩa giáo huấn và chủ nghĩa duy lý trung đại”(8). Rõ ràng, quan niệm về nhà thơ của các nhà Thơ Mới nói chung và của Chế Lan Viên nói riêng đã mở ra cái nhìn ”dân chủ hoá” về vai trò của nhà thơ và quá trình sáng tạo thi ca, phá vỡ tính qui phạm trong quan niệm về nhà thơ của văn học trung đại. Đây chính là một trong những đóng góp quan trọng của Chế Lan Viên và các nhà Thơ Mới.
Nhưng từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, sau những ngày nhận đường đầy đau khổ, ông đã cho ra đời tập Anh sáng và phù sa. Đây là tập thơ đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng của Chế Lan Viên nói chung và quan niệm của ông về nhà thơ nói riêng. Cùng với Anh sáng và phù sa và các tập thơ sáng tác sau này như Đối thoại mới, Hái theo mùa, Hoa trên đá…Chế Lan Viên đã xây dựng cho mình một quan niệm mới về nhà thơ. Với Chế Lan Viên, nhà thơ lúc này không phải là một kiểu nhà thơ như ông quan niệm trước kia trong Điêu tàn mà là một kiểu nhà thơ mới, kiểu nhà thơ cách mạng. Đó là kiểu nhà thơ gắn cuộc sống của mình trong cuộc sống của quần chúng, của cộng đồng, gắn cái tiểu ngã của mình trong cái đại ngã của nhân dân, gắn cái riêng trong cái chung. Nhà thơ lúc này không còn ”lẻ loi” và ” bí mật”(9), mà sống chan hòa trong cuộc đời thường. Tuy nhận thức như thế nhưng trong tư duy của Chế Lan Viên nhà thơ không phải là người bình thường mà vẫn là người nghệ sĩ có phẩm chất khác thường. Song cái khác thường ở đây không phải là một kiểu lập dị, xa lạ đối với thế giới con người mà đó là cái khác thường cần có và phải có trong phẩm chất mỗi thi nhân.
Với Chế Lan Viên lúc này, nhà thơ phải ”như con chim bói cá, mắt bao gồm đầm hồ bát ngát, phải thấy cả tam thiên mẫu của đời, trước khi lao vào bắt một chiếc cá con”(Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ…), ”như con ong biến trăm hoa thành một mật / Một giọt mật thành, đời vạn chuyến ong bay’’ (Ong và mật), ”là con tằm từ đợt dâu này qua đợt dâu kia cần mẫn / Xe sợi tơ mình là lấy từ sự sống để mà xe’’ (Tằm và nhện), là ”cái con mẹ điên” sống giữa đời thường với những lo toan trước cái nghèo, cái đói của nhân dân và phải là người đem đến cho cuộc đời, cho con người niềm tin trong lúc tưởng chừng bế tắc:
Nhà thơ cái con mẹ điên Khi cả làng sắp vứt cày vứt bừa vì đói lả Nó tung ra nắm thóc Hái ở đâu nó bảo hái trên trời Nhờ thế cả làng tin còn thóc, còn trời, còn sống được Lại gieo vãi cày bừa cấy gặt Cho đến lúc no rồi mới phát hiện con mẹ điên nói dối Và cả làng tha tội nó là điên (Thơ bình phương – Đời lập phương)
Dùng các hình ảnh so sánh trên , Chế Lan Viên nhằm đi đến một sự khẳng định: Nhà thơ không phải là con người bình thường. Nhưng dù khác thường đến mức nào chăng nữa thì nhà thơ cũng là người sống hết mình vì những trang thơ, sống trong tình yêu của con người, trong sự thẩm định của con người chứ không thể đứng ngoài con người, đứng ngoài cuộc sống, tự biến mình thành tháp ngà ‘’lẻ loi’’, ‘’bí mật’’:
Nhà thơ lớn ư ? Là để cho nhân loại yêu mình bằng mọi cách Khi nâng niu. Khi thì hạch sách Khi dày vò mỗi chữ Khi trân trọng ngắm từ xa Nhà thơ vẫn vẹn nguyên qua trăm lần thử lửa Yêu mà! (Thơ bình phương – Đời lập phương)
Và đây cũng là điểm khác nhau cơ bản trong quan niệm về nhà thơ của Chế Lan Viên từ Điêu tàn đến các tập thơ ra đời trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến. Bởi nếu nhà thơ trong quan niệm của Chế Lan Viên ở Điêu tàn là một con người tâm linh tương thông với cõi tiên, cõi ảo thì quan niệm nhà thơ trong giai đoạn này là con người của đời thực, con người của lịch sử, của xã hội, của cộng đồng với những biến sinh của đời sống mà ở đó nhà thơ là một phần tử không thể thiếu được, bởi: ”Các thi nhân bao giờ cũng tiêu biểu cho một hoàn cảnh, một dân tộc” (Apollinaire)(10), hay nói như Blaise Cendrars: ”Nhà thơ là lương tri của thời đại mình”(11).
Từ Điêu tàn đến các tập thơ viết trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến, ta thấy quan niệm về phẩm chất khác thường của nhà thơ của Chế Lan Viên có một sự vận động. Song có thể nói đến Di cảo thơ thì quan niệm ấy đã được đẩy lên một tầng nghĩa mới bằng những hình ảnh có tính chất ”lạ hoá” là sản phẩm của một tư duy thơ đầy minh triết. Di cảo thơ là những tập thơ đánh dấu một thời kỳ sáng tác đặc biệt của Chế Lan Viên, thời kỳ đất nước chuyển mình từ chiến tranh sang hoà bình với bao nhiêu biến động của đời sống xã hội từ chính trị đến kinh tế, văn hoá mà đặc biệt là sự tác động của nền kinh tế thị trường. Có lẽ vì thế mà tư duy của ông lúc này cũng chuyển biến theo một chiều hướng khác, không còn cách nhìn đời hồn nhiên, trong sáng như thuở viết Anh sáng và phù sa, Hoa ngày thường chim báo bão, Đối thoại mới… nhưng cũng không phải đi vào cõi siêu hình thần bí như thuở Điêu tàn mà đi vào một cõi tâm linh mới, một thứ siêu hình mới mà ta có thể gọi tên là một kiểu biện chứng siêu hình. Chính vì thế quan niệm của Chế Lan Viên về phẩm chất khác thường của nhà thơ lúc này cũng mang nhiều sắc thái mới. Trong quan niệm của ông, thi sĩ phải là người: ”có tâm hồn đôi như cái bóng những đêm nhiều nến’’ (Tâm hồn đôi), là người’’ ăn vào cái giếng nội tâm’’:
Hàng ngày anh khoét sâu vào hang, vào giếng thẳm lòng mình xem cái vết thương nội tâm kia là tài sản (Giếng)
Nhà thơ còn phải là ‘’chiêm tinh’’, là người ‘’biết đánh hơi tài như kẻ đi săn’’ săn’’, là người ‘’ngậm ngải tìm trầm’’, là ‘’Đà đao múa kiếm’’…Và thiêng liêng hơn, nhà thơ còn phải như Prométheé – làm ra lửa cho đời, đốt cháy đời mình thành ngọn lửa: ”Thi sĩ, người làm ra lửa như Prométhée là kiểu ban đầu / Kiểu về cuối là kiểu Morixơn hay Thích Quảng Đức” (Giàn hoả).
Mặt khác, trước những nhiêu khê của cuộc sống đời thường những năm đất nước vừa mở cửa, khi mọi giá trị của đời sống vật chất lẫn tinh thần có nguy cơ bị đảo lộn, bị chi phối bởi nền kinh tế thị trường, thì hình ảnh nhà thơ cũng bị khúc xạ bởi đời sống xã hội. Và trong quan niệm Chế Lan Viên, hình ảnh nhà thơ cũng được nhìn nhận với một hệ qui chiếu khác. Có lúc ông ví nhà thơ như thần linh ‘‘Ngày ngày thèm mùi hương thắp bởi tuổi tên mình’’ (Thần và quỷ), như quỉ dữ: ‘’Có những nhà thơ không hoá thần mà hoá quỷ’’, như ”viên tướng tồi” hay ”vị vua hèn nhát” (Thất trận)…Có thể coi đây là những biếm hoạ về các nhà thơ không giữ được thiên chức của người nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp cho đời. Chế Lan Viên đã phác thảo chân dung của họ như một đối chứng để làm nổi bật phẩm chất cao đẹp cần có của mỗi nhà thơ. Riêng mình, cũng có lúc ông tự nhận ‘’là nhà thơ cưỡi trâu’’ (Cờ lau Đinh Bộ Lĩnh). Nhưng dường như đó chỉ là một thoáng thở dài của ông trong thời buổi “Chả còn ai yêu vầng trăng và hương lúa ngoài đồng’’ (Thời thượng).
Như vậy, chân dung nhà thơ trong Di cảo thơ đã được Chế Lan Viên nhìn nhận trên nhiều bình diện khác nhau, vừa trần tục lại vừa thiêng liêng, vừa cao cả lại vừa thấp hèn, vừa hiện thực lại vừa hư ảo, vừa nhân bản lại vừa phi nhân bản. Cái nhìn đó đã phản ánh đúng thực tại cuộc sống lúc bấy giờ. Đó là cuộc sống mà mọi giá trị tinh thần đang bị đảo lộn, bị chiết toả bởi nền kinh tế thị trường. Nhưng sự thấp hèn, sự phi nhân bản được Chế Lan Viên đề cập đến chỉ là những ‘’âm bản’’, những chân dung phản diện để càng tôn lên những phẩm chất cao quí cần có ở mỗi nhà thơ, như Lê Thị Thanh Tâm đã nhận định: ”Đóng góp của Chế Lan Viên là đã thể hiện một cách tinh tế và sinh động cuộc sáng tạo của nhà thơ làm người ta có một bức tranh hoàn hảo về nhà thơ”(12). Quả thật, những quan niệm về phẩm chất khác thường của nhà thơ trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên đã hình thành nên chân dung một kiểu nhà thơ mới: kiểu nhà thơ hiền triết, chiêm nghiệm nhưng cũng rất trần trụi giữa cuộc đời. Không huyền bí, không xa lạ, cao siêu như kiểu nhà thơ trong Điêu tàn hoặc hồn nhiên, lý tưởng như trong các tập thơ ra đời trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến, khuôn mặt nhà thơ trong Di cảo thơ như là sự trộn lẫn, sự vẽ lại khuôn mặt nhà thơ bằng sự hoà quyện giữa hai chân dung nhà thơ đã có trong hai giai đoạn trước để tạo thành một khuôn mặt mới, một kiểu nhà thơ mới trong một quan niệm mới về cách nhìn nhận cuộc đời, nhìn nhận thơ ca. Đây chính là sự vận động nhưng đồng thời cũng thể hiện sự nhất quán trong quan niệm của Chế Lan Viên về nhà thơ. Đối với ông, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhà thơ luôn là người nghệ sĩ có phẩm chất khác thường, nghĩa là người luôn có tâm hồn nhạy cảm, có tư duy minh triết, có cái nhìn thấu thị, có tâm thức mặc khải…Không có những yếu tố đó thì không thể gọi là nhà thơ.
Tuy nhiên, trong quan niệm của Chế Lan Viên, nhà thơ không chỉ là người có phẩm chất khác thường mà còn phải có cá tính sáng tạo và phong cách.
2. Nhà thơ phải có cá tính sáng tạo và phong cách
Nói đến cá tính sáng tạo và phong cách nhà thơ là nói đến một loại ”thước đo nghệ thuật” (Khrapchenkô)(13), bởi ”người nghệ sĩ đích thực, người nghệ sĩ có tài năng bao giờ cũng mang đến cho đời một cái gì mới, một cái gì riêng biệt chưa từng có. Chính cái mới, cái riêng biệt đó làm cho cuộc sống luôn luôn phong phú, lạ lùng, hấp dẫn” (Nguyễn Văn Hạnh)(14), bởi: ”Nếu cá tính nhà văn mờ nhạt, không tạo ra được tiếng nói riêng, giọng điệu riêng, thì đó là một sự tự sát trong văn học, một lĩnh vực tối kỵ sự nhai lại ngay cả đối với những chân lý quan trọng” (Phương Lựu)(15). Có thể nói, đứng ở góc độ lý luận văn học, vấn đề cá tính sáng tạo và phong cách nhà văn có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp của một nhà văn. Là nhà thơ, lại là một người có tư duy lý luận sắc sảo, Chế Lan Viên luôn có ý thức rất lớn về vấn đề này. Ông cho rằng nhà thơ phải là người ”không nhai lại”, phải có ”cái tạng riêng”(16), có ”cách sút bóng riêng” trong ”Cái sân cỏ Trang Thơ nghìn thuở giống nhau” (Đá bóng) .
Trong quan niệm của Chế Lan Viên cá tính sáng tạo, phong cách của nhà thơ không chỉ đơn thuần là một yêu cầu của thi pháp thơ mà còn là ám ảnh của vô thức, là một phần thế giới tâm linh của nhà thơ:
Mỗi nhà thơ viết câu thơ theo số phận của mình, chẳng bắt chước ai. Tôi học phong cách đất ngoài vườn, mùa đến lại sinh sôi, Mặc kệ ai đấy là hoả diệm sơn phun lửa, Viết câu thơ ở thế đà đao, ở thế vu hồi. (Phong cách)
Ông đề cao sự sáng tạo của nhà thơ, sự không lặp lại chính mình. Ý thức ấy đã trở thành lòng tự trọng, một phẩm chất của người nghệ sĩ lớn nơi ông, chứ không dừng lại ở những vấn đề lý luận mang tính quan niệm. Chính vì thế trong sáng tạo ông rất khắt khe với bản thân mình: ”Còn hai năm, ba năm, thậm chí vài chục ngày, có kịp cho anh không?/ Có, nếu anh vào cái lõi,/ Hãy nghĩ các vị thầy sẽ về đọc anh / Đó là Nguyễn Du, Nguyễn Trãi…/ Các vị thích gì?/ Thích anh không nhai lại / Các thầy xưa./ Thích anh có văn phong thời anh, / các vị chưa biết đến bao giờ’‘ (Có kịp không). Ông còn quan niệm rằng: ”Nền thơ chung cần có nhiều cá tính riêng”(17). Theo Chế Lan Viên, ”Thơ của chúng ta đáng yêu ở chỗ nó làm giàu thêm cho chúng ta thực tế, tình cảm, tư tưởng, nhưng nó cũng đáng yêu là nó cũng làm giàu thêm cho chúng ta nhiều phong cách riêng để đi đến tiếp thu, yêu mến cái kho tàng chung ấy’‘(18). Và như một hệ quả tất yếu, chính sự đa phong cách của một nền thơ giúp người ta có thêm cách riêng để nhìn sự vật ”như trong một đội hợp xướng nhờ có mỗi nhạc khí riêng, ta càng hiểu được bản nhạc chung hơn. Và nếu thận trọng một tí, hẳn không ai dám chê cái đàn độc huyền một dây là nghèo âm thanh, hay bắt bẻ cây đàn tam thập lục lắm dây là rắc rối, cái ta cần chú ý là những cây đàn ấy đã gảy được điệu nhạc gì ?’’(19).
Cá tính sáng tạo trong quan niệm của Chế Lan Viên là một yếu tố động. Nó vận động và phát triển theo sự vận động và phát triển trong quá trình sáng tạo của nhà thơ. Vì vậy nhà thơ cần phải biết rèn luyện, tu dưỡng và phát huy cá tính sáng tạo của mình: ”Những nhà thơ đã có cá tính rồi, phát triển thêm nhiều mặt của cá tính ấy và làm cho các mặt chín ngang nhau. Những nhà thơ cá tính còn non, làm cho cá tính già dặn. Và những nhà thơ tình cờ làm được một bài có cá tính phải làm sao cho cái cá tính ấy lan ra được nhiều bài, làm cho về sau, cả ”đời thơ” mình là một đời thơ có cá tính”(20).
Rất đề cao cá tính sáng tạo xem nó là yếu tố quan trọng làm nên phong cách nhà thơ và khẳng định sự tồn tại của nhà thơ, chính vì vậy mà Chế Lan Viên đã nghiêm khắc lên án những nhà thơ do những yếu tố chủ quan hoặc khách quan nào đó đã đánh mất cá tính hoặc không dám bộc lộ hết cá tính của mình, đẩy tác phẩm của mình rơi vào tình trạng phi ngã hoá. Mặt khác, sự phê phán của ông còn hướng đến những loại ”nghệ sĩ con rối” không chủ động sáng tạo, không dám thể hiện hết cá tính của mình đến một lúc nào đó không còn là mình nữa:
Người diễn viên ấy đóng trăm vai vai nào cũng giỏi Chỉ một vai không đóng nổi: Vai mình ! (Thơ về thơ)
Sự cảnh báo của Chế Lan Viên về một kiểu nhà thơ, một kiểu nghệ sĩ như thế không phải chỉ đúng với thời đã qua, thời hiện tại mà còn đúng với mọi thời. Đây là một vấn đề có tính qui luật trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và trong thơ ca nói riêng, cho nên ngay từ xưa Viên Mai trong Tuỳ viên thi thoại cũng đã cảnh báo: ”Làm người thì không nên có cái tôi, có cái tôi thì hay mắc bệnh kiêu căng cậy tài…Nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi. Không có cái tôi thì sẽ mắc phải cái tội cóp nhặt phô diễn” (21). Thế mới biết sự tinh tế, nhạy cảm và khả năng dự báo của tư duy thơ mang tính triết luận của Chế Lan Viên sâu sắc đến nhường nào.
Quan niệm về cá tính sáng tạo và phong cách của nhà thơ ở Chế Lan Viên không chỉ là vấn đề mang tính quan niệm riêng ông mà còn là vấn đề lý luận mà các nhà thơ đều quan tâm. Với Văn Cao, nhà thơ trong quá trình sáng tạo đều chọn cho mình một lối đi riêng, ”có người nói thẳng tới cái vô cùng tận của trời xanh; có người nói cái vô cùng tận của trời xanh qua cái rộng của biển. Cũng có người thấy trời xanh vô cùng tận trong bát nước và cũng có người chỉ nói tới một giọt ánh sáng để thấy cái vô cùng tận của trời xanh. Có người phải đi tìm con đường lớn mới thấy dấu xe trong một hạt bụi. Đấy là những điểm khác nhau giữa các nhà thơ”(22). Còn với Xuân Diệu, ông cho rằng cá tính sáng tạo không chỉ là một phẩm chất cần có của nhà thơ mà còn là yêu cầu tất yếu của người đọc đối với nhà thơ: ”dù muốn hay không muốn, trong văn học Việt Nam ta hiện giờ người tiêu thụ thơ tự giác hay không tự giác đã yêu cầu những người làm thơ cần phải có cá tính…”(23), ”Thơ phải rất sống, thơ phải cá thể hóa, thơ không có cái sắc nhọn cá thể hoá của sự sống thì người ta chẳng yêu thơ”(24).
Rõ ràng, giữa Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Văn Cao tuy mỗi người có cách biểu hiện khác nhau quan niệm của mình về cá tính sáng tạo, phong cách của nhà thơ nhưng họ đều thống nhất cho rằng đã là nhà thơ cần phải có cá tính sáng tạo, có phong cách và một nền thơ phải là sự kết tinh của nhiều cá tính, nhiều phong cách. Cá tính sáng tạo là yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nhà thơ, là phẩm chất không thể thiếu khi đánh giá tài năng của một nhà thơ cũng như chất lượng của một nền thơ, một phong trào, một trào lưu, một giai đoạn thơ, như Chế Lan Viên đã viết: ‘’Một mùa xuân phải có những cây xuân. Một mùa thơ là phải có những cây thơ – những tác giả. Và những tác giả là phải có cá tính riêng biệt của mình. Khi trong nền thơ xuất hiện những nhà thơ có cá tính, điều ấy đâu có phải đánh dấu sự trưởng thành của họ mà chính là nó ghi lại sự tiến tới của phong trào. Phong trào đã tụ lại, kết tinh ở họ’’(25). Điều dị biệt giữa Chế Lan Viên với các nhà thơ khác ở chỗ ông là người nói nhiều, nói với một ý thức mạnh mẽ và luôn đề cao cá tính sáng tạo của nhà thơ. Vả lại, ông không chỉ trình bày quan niệm mà qua sáng tác ông luôn thể hiện mình là một nhà thơ có cá tính và phong cách đậm nét trong từng tác phẩm, từng câu chữ. Mặt khác, ông cũng là người lên án gay gắt sự đánh mất cá tính trong sáng tạo, chống lại quan niệm ‘’đồng phục’’ trong sáng tạo thi ca. Ông đã tự đặt vấn đề: ‘’Thử hỏi nếu dù thực tế trong thơ ta đem lại vĩ đại phong phú đến bao nhiêu đi nữa, tình cảm đắm đuối say mê bao nhiêu đi nữa nhưng tất cả tuyển tập thơ này chỉ là của một người, hay là của một trăm người nhưng lại nhất cử, nhất động giống nhau thế thì còn gì buồn tẻ và làm ta ‘’chán đời’’ hơn nữa’’(26).
Vì thế, trong thời kỳ kháng chiến, do sự tác động của hoàn cảnh lịch sử, người ta thường nhấn mạnh đến cái chung, đến ”tính đồng phục” trong thơ thì Chế Lan Viên lại nhấn mạnh đến cái riêng, đến cá tính sáng tạo. Đây không chỉ thể hiện một một bản lĩnh nghệ sĩ, một trí tuệ sắc sảo, mà còn là một đóng góp của Chế Lan Viên trong việc xây dựng một quan niệm đúng đắn về cá tính sáng tạo và phong cách của nhà thơ, góp phần hoàn chỉnh hệ thống lý luận về thơ trong hệ thống lý luận chung của nền văn học dân tộc. Và khi nhà thơ khẳng định cá tính sáng tạo của mình cũng có nghĩa là nhà thơ đã ý thức được trách nhiệm của mình trước cuộc đời. Và đây cũng là một bình diện khác trong quan niệm về nhà thơ của Chế Lan Viên
3. Nhà thơ phải có ý thức trách nhiệm trước cuộc đời
Nhà thơ Tố Hữu đã từng phát biểu: ”Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”(27). Còn Chế Lan Viên thì cho rằng: ”Thơ là con đẻ của đời”. Quả vậy, dù cách nói khác nhau nhưng cả Tố Hữu và Chế Lan Viên đều đã khẳng định một nguyên tắc bất biến rằng văn học, thơ ca đều phải được bắt nguồn từ đời sống và phải phục vụ cho đời sống, ”cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”. Với Chế Lan Viên, người đã thu nhận vào mình tinh hoa của hai nền văn hoá Đông Tây, thì nhận thức đó lại càng trở nên sâu sắc:
Trái đất rộng thêm ra một phần vì bởi các trang thơ Vì diện tích tâm hồn các nhà thi sĩ. (Sổ tay thơ)
Xuất phát từ việc nhận thức sứ mệnh thiêng liêng của thơ ca trong vấn đề phản ánh cuộc sống nên Chế Lan Viên rất đề cao vai trò trách nhiệm của nhà thơ trước cuộc đời. Với ông, đây là một nguyên tắc sáng tạo, một ý thức trách nhiệm của người cầm bút: ”Thơ cần có ích / Hãy bắt đầu từ nơi ấy mà đi”. Ý thức trách nhiệm của nhà thơ với nguyên tắc sáng tạo: ”Thơ cần có ích” không chỉ là một quan niệm thơ mà còn là khát vọng sống, khát vọng sáng tạo của mình. Và điều này được ông nói đến thật cảm động trong thơ:
Anh chỉ mong câu thơ anh sống khỏi một đêm, có ích quá một ngày Đúng cái đêm bà mẹ chết con cần một câu thơ cho đỡ khổ Đúng cái ngày người chiến sĩ trên chiến hào ôm xác bạn ngã vào tay. (Thơ bình phương – Đời lập phương)
Thơ là khoảng cách giữa những sự im lặng, bản chất của thơ là sự lắng đọng của nội tâm. Cái đẹp của thơ là cái đẹp của những khoảng lặng trong thế giới tâm hồn. Vì vậy trong quan niệm của Chế Lan Viên, trách nhiệm nhà thơ không phải lúc nào cũng đăng đàn, cũng ”gào thét” với những vần thơ suông mà cần phải quan tâm đến con người, đến cuộc đời từ những việc nhỏ nhoi nhất, bình thường nhất. Ông tâm niệm: ”Đừng làm những bài thơ ‘’lớn’’, suông mà không ai thèm đọc / Vì không lo cho việc nhỏ của đời./ Những tiếng gió quá dài nên nhân loại bỏ ngoài tai!” (Sổ tay thơ). Và: ”Đừng làm nhà thơ đi tìm kiếm sao Kim / Thứ vàng ấy, loài người chưa thiết đến.” (Sổ tay thơ). Chế Lan Viên là vậy đó: ồn ào mà lặng lẽ, phi thường mà cũng rất đỗi bình thường, lớn lao nhưng nhiều khi cũng lại rất nhỏ nhoi, cao đạo mà cũng rất bình dị. Phẩm chất ấy dường như là một sự biện chứng trong tư duy và tâm hồn Chế Lan Viên, và điều đó cũng thể hiện rất rõ trong quan niệm thơ của ông. Chế Lan Viên là người đã từng hùng hồn tuyên bố:
Thơ không phải chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh Thơ không phải chỉ ”ơi hời” mà còn đập bàn quát tháo lo toan (Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ..).
Nhưng rồi cũng chính ông lại đớn đau nhận ra rằng: ”Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng / Chỉ một đêm, còn sống có 30./ Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó ?/ Tôi ! Tôi – Người viết những câu thơ cổ võ / Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong” . Và ông cảm thấy xấu hổ khi: ”Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời,/ Tôi ú ớ / Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong / Mà tôi xấu hổ./ Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay / Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ / Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười” (Ai ? Tôi!). Dường như ở đây ta thấy nhà thơ đã tự mâu thuẫn với chính mình. Nhưng thực ra thiên chức nhà thơ dù cao cả đến đâu thì cũng không thể lý giải hết được những vấn đề đặt ra từ trong cuộc sống. Nếu ai đó tin rằng nhà thơ sẽ là cứu tinh của đời sống thì thiết nghĩ đó chỉ là ảo tưởng. Bởi, một thiên tài như Nguyễn Du mà trước những ‘’ bể dâu’’ của cuộc đời cũng chỉ biết ngậm ngùi than thở: ‘’Những điều trông thấy mà đau đớn lòng’’ (Truyện Kiều) Có thể thơ không giải đáp hết được những vấn đề của đời sống nhưng đã là nhà thơ phải biết đau trước nỗi đau của số phận con người. Đây chính là ý thức trách nhiệm của nhà thơ trước cuộc đời trong quan niệm của Chế Lan Viên:
Người ta đau gì đây ? Đau cái kiếp người Không phải kiếp đá – kiếp mây – kiếp chó… Người đau – dù nỗi đau vì mình hay đau trong sử Cũng chỉ vì mình là người. Thơ nói cho ra điều đó. (Thuốc)
”Nói cho ra điều đó”, nghĩa là nhà thơ phải quan tâm đến nỗi thống khổ, phải nghĩ đến những được mất của từng số phận con người, phải đồng hành với đồng bào mình, nhân dân mình: ”Là nhà thơ, anh sống nơi này mà phải nghĩ đến nơi kia,/ Nơi trên biên giới bây giờ đang chảy máu,/ Nơi những nhà đang thiếu gạo,/ Khác nơi đây anh đang yên ổn giữa gia đình” (Nơi kia). Như vậy, với Chế Lan Viên, nhà thơ không thể sống riêng lẻ giữa cuộc đời mà phải hòa mình trong cuộc sống cộng đồng. Trách nhiệm của nhà thơ trước cuộc đời trong quan niệm của Chế Lan Viên không chỉ là vấn đề ý thức, là sứ mệnh, mà theo ông còn là ”món nợ”, là sự ràng buộc của nhân duyên, của luân hồi chứ không phải đơn thuần chỉ là bổn phận: ”Nhà thơ, anh dành dụm từng xu nhỏ, đồng kẽm, đồng chì / Mà phải trả các món nợ, bán đời đi để trả / Vét cả tâm hồn, dốc cả hai túi áo ra không đủ. / Không phải anh nợ mà nhân loại nợ, người đọc nợ / Anh trả cho anh là trả giúp họ rồi” (Nơ). Và có lẽ con đường để trả món nợ nhân duyên, nhân quả ấy đối với nhà thơ không có cách nào tốt hơn là phải thanh lọc tâm hồn, phải ”dấn thân” (J.Sartre), phải” biến mình thành tiên tri thấu thị” (Rimbaud) trong nghề thơ, làm cho thơ đạt đến sự nhiệm mầu, sự linh diệu.
Trần Hoài Anh
Chú Thích:
(1), (10), (11) Lê Huy Hòa, Nguyễn Văn Bình biên soạn , Những bậc thầy văn chương, Nxb Văn học, H, 2002, tr.445, tr.599, tr.606 (2) Chế Lan Viên, Điêu tàn tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học, H, 2001, tr.7 (3) Vũ Tuấn Anh (tuyển chọn và giới thiệu), Chế Lan Viên, tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, H, 2001, tr.534. (4) Vũ Quần Phương, Hữu Nhuận (sưu tầm tuyển chọn), Tuyển tập Xuân Diệu tập II, Nxb Văn học, H, tr.103,tr.103 ( 5), (6) Chu Văn Sơn, Ba đỉnh cao Thơ Mới, Nxb Giáo dục, H, 2003, tr.231 (7), (8) Trần Đình Sử, Lý luận phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn, 1996, tr.113, tr.116 (9) Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi Nhân Việt Nam, Nxb Văn học, H,2003, tr.220 (12) Lê Thị Thanh Tâm, “Di cảo thơ Chế Lan Viên, sự nối tiếp sáng tạo một dòng thơ trí tuệ”, Những vấn đề văn hóa, văn học và ngôn ngữ học, Nxb Khoa học xã hội, H, 1999, tr.148 (13) M.B.Khrapchenko, Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.339 (14) Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương, Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, H,1999, tr.24 (15) Phương Lựu (chủ biên), Lý luận văn học tập I, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2002, tr.236 (16) Chế Lan Viên, Ngoại vi thơ, Nxb Thuận Hóa, 1987, tr.8 (17), (18), (19), (20), (25), (26) Chế Lan Viên, Phê bình văn học, Nxb Văn học 1962, tr.140, tr.140, tr.141, tr.143, tr.141, tr.141 (21) Khâu Chấn Thanh, Lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, Nxb Văn học, H, 2001, tr.143 (22) Văn Cao, Tuyển tập thơ, Nxb Văn học, H, 1994, tr.154 (23), (24) Xuân Diệu, Công việc làm thơ, Nxb Văn học, H, 1994, tr.37, tr.38. (27) Tố Hữu, Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật, Nxb Văn học, H,1981, tr.115
Thơ Tình Chế Lan Viên
VHSG- Lâu nay, khi nói hay viết về Chế Lan Viên, người ta thường chỉ biết Chế Lan Viên, một nhà thơ chính luận, thiên về triết lý, triết luận. Điều đó đúng, song, chưa đủ.
Chính vì thế, một lần, khi trả lời phỏng vấn của giáo sư văn học Đức, Gunter Giezenfild, Chế Lan Viên nói:
“Khi đã làm thơ thì không phải chỉ làm thơ chính trị (poème revolutionnaire) mà cả thơ tình (poème d’amour). Tiếp đến, ông còn nhấn mạnh: “Thơ tình, thơ về hoa, về cuộc đời bình thường rất cần thiết. Cần núi cao (haute montagne) của chủ nghĩa anh hùng (heroisme) nhưng cần các đồng bằng (plaine) của đời sống hằng ngày (quotidienne)”.
Chế Lan Viên ý thức về mảng thơ đời thường. Trong bài “Thơ bình phương-Đời lập phương”, nhà thơ viết: “Thơ ra đời ở thung lũng tình yêu, ở vịnh biệt ly, ở đỉnh suy tư, khúc eo tưởng nhớ”. Hóa ra, thơ đi ra từ những những vịnh, những eo, những thung lũng, những đỉnh như vậy
Thơ tình Chế Lan Viên không giống thơ tình của Xuân Diệu. Tình yêu ở đây không có hò hẹn, không có “ngó trên tay điếu thuốc cháy lụi dần” của Hồ Dzếnh, không có kiểu “gặp em thơ thẩn bên vườn hạnh / hỏi mãi mà em chẳng trả lời” của Thái Can, lại càng không có kiểu yêu đương như các nhà thơ trẻ hiện đại. Thơ tình Chế Lan Viên có chút gì đó vừa của ca dao, của Nguyễn Trãi, vừa của Trần Tế Xương, của Tản Đà,… Thơ tình Chế Lan Viên làm nên một thế giới nghệ thuật riêng, trong đó thời gian và không gian được cá thể hóa, vĩnh cửu hóa, gắn với chủ thể trữ tình trong từng bài thơ.
Tình ca ban mai, bài thơ nằm trong tập Ánh sáng và phù sa, có 14 câu, viết theo thể thơ 5 chữ, lấy các thời khắc của một ngày để nói nỗi thương nhớ của mình, lấy cái cụ thể (em) để nêu lên cái trừu tượng (thời gian), rồi phả lên đó những cung bậc của tình yêu. Nhà thơ so sánh em với chiều (Em đi, như chiều đi), với mai (Em về, tựa mai về), với trưa (Em ở, trời trưa ở), với khuya (Tình em như sao khuya). Nghĩa là, có em là có tất cả, thiếu em là thiếu tất cả. Bài thơ trong trẻo, có ánh sáng của ban mai, có màu xanh của lộc nỏn, có màu vàng của nắng trưa, có hạt vàng của trăng khuya. Bài thơ kết thúc bằng một hình tượng được nhân cách hóa : Mai, hoa em lại về. Cả bài thơ không nói gì đến hoa, chỉ đến cuối bài mới nói đến. Lại một kiểu tư duy của Đường thi “nhân diện đào hoa tương ánh hồng”. Tình yêu đã mang lại sự huyền diệu, tựa hồ như hạt vàng rải xuống thế gian : Tình em như sao khuya/ Rải hạt vàng chi chít , để rồi Tình ta như lộc biếc/ Gọi ban mai lại về. Bài thơ có tên “Tình ca ban mai” là như vậy.
Trong thơ Chế Lan Viên, có một hình ảnh thường xuyên xuất hiện, đó là “bể”. Cũng có thể nói, “bể” trở thành một không gian nghệ thuật riêng biệt, chỉ thấy ở Chế Lan Viên. Hình tượng này đa nghĩa. Đó là:
Xanh biếc màu xanh, bể như hàng nghìn mùa thu qua còn để tâm hồn nằm đọng lại Sóng như hàng nghìn trưa xanh trời đã tan xanh ra thành bể và thôi không trở lại làm trời Nếu núi là con trai, thì bể là phần yểu điệu nhất của quê hương đã biến thành con gái Bể đổi thay như lòng ta thay mùa, thay cảm xúc Lật từng trang mây nước lạ lòng ta
(Cành phong lan bể)
Bể nghìn đời mà mãi mãi thanh tân…
(Bể và Người)
Những người xa quê hương Sao phải nằm cạnh bể.
(Nghe sóng)
Những năm đầu 1960 là thời điểm của sự phục hưng nơi tâm hồn Chế Lan Viên. Nhà thơ viết nhiều bài thơ về tình yêu như Nhớ, Trời đã lạnh rồi, Nhớ em nơi huyện nhỏ, Hoa những ngày thường, Quả vải vào mùa, Cây dẫn về em, trong đó có Chùm nhỏ thơ yêu. Tác giả gọi là chùm nhưng chỉ có 8 câu, viết vào tháng 8-1962:
Anh cách em như đất liền xa cách bể Nửa đêm sâu nằm lắng sóng phương em Em thân thuộc sao thành xa lạ thế Sắp gặp em rồi sóng lại đẩy xa thêm
Anh không ngủ. Phải vì em đang nhớ Một trời sao rực cháy giữa đôi ta Em nhắm mắt cho lòng anh lặng gió Cho sao trời yên rụng một đêm hoa.
“Bể” và “đất liền” hai thực thể xa nhau, hai không gian cách vời, xa thẳm. Giữa hai không gian đó, có “anh”, “em” và nỗi nhớ. Hai phương trời xa lăng lắc, có một người “không ngủ” và một người “đang nhớ”, khiến “cho sao trời yên rụng một đêm hoa”.
Nhớ là bài thơ viết theo thể lục bát, xinh gọn. Sự chờ đợi bao giờ cũng dài, cũng đầy khát khao và ước vọng. Chỉ còn đêm nay thôi, sáng ra, là gặp nhau mà sao như một năm dài dằng dặc:
Sáng ra đã gặp em rồi
Còn đêm nay nữa sao dài bằng năm
Ước bay đến chỗ em nằm
Cùng chung đợi sáng, tay cầm trong tay.
Cách so sánh tựa hồ như Nguyễn Du đã từng nói, “ba thu dọn lại một ngày dài ghê”.
Trong nhiều bài thơ lục bát của Chế Lan Viên, có bài Hoa tháng ba, nằm trong tập Đối thoại mới, nói được thật nhiều cảm xúc của tình yêu:
Tháng ba nở trắng hoa xoan
Sáng ra mặt đất lan tràn mùi hương
Không em, anh chẳng qua vườn
Sợ mùi hương… sợ mùi hương… nhắc mình.
Mùa xuân gắn liền với sự ra hoa của cây xoan. Xoan nở trắng cành, đầy hương. Hai câu đầu là thời – gian – hoa. Thời gian của tháng ba, thời gian của buổi sáng gắn liền với hương và hoa xoan. Hai câu sau gắn với không – gian – nỗi nhớ. Bài thơ có ba chủ thể : Hoa-Em-Anh. Giữa ba chủ thể là nỗi nhớ. Nỗi nhớ lại gắn với mùi hương. Chú ý cách sử dụng dấu ba chấm (…), nhịp lẻ 3/3/2, mới thấy tâm trạng của tác giả. Có chút gì đấy vừa bâng khuâng, thương nhớ, vừa ngọt ngào xa vắng, thoáng những ngùi thương, đánh đắm cảm xúc. Các câu thơ thật bình dị, sâu lắng. Bài thơ dịu dàng và tinh tế, được viết ra từ một trái tim tha thiết và nồng nàn trong tình yêu.
Chế Lan Viên có bài tứ tuyệt vào loại hay nhất trong thơ Việt hiện đại, bài Lòng anh làm bến thu:
Buổi sáng em xa chi Cho chiều, mùa thu đến Để lòng anh hóa bến Nghe thuyền em ra đi!
Nhiều tuyển tập thơ tình đã tuyển bài thơ này. Bài thơ cũng được chọn và đưa vào trong Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam (NXB Văn học, HN, 2000) của Nguyễn Vũ Tiềm. Đây là một trong những bài thơ ngũ ngôn đặc sắc, thường được nhắc đến của Chế Lan Viên. Tứ tuyệt Chế Lan Viên vừa mang hơi thở truyền thống vừa toát lên nét đẹp hiện đại, bát ngát cảm xúc và dồi dào suy tưởng, cái đẹp của đời thường quyện trong chiều sâu của triết học, câu chữ chân thật lại âm vang dằng dặc. Tác giả hóa thân thành một bến thu, nằm nghe chiếc thuyền – em, chầm chậm, rời bến. Thuyền đã đi. Bến ở lại. Ở lại với một mùa thu trống trải, cách vời nhung nhớ. Thời gian vật lý chỉ từ sáng sang chiều nhưng kéo theo sau nó là thời gian tâm trạng.
Bến và thuyền vốn là những hình ảnh quen thuộc trong ca dao cổ: Thuyền ơi, có nhớ bến chăng / Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Ở đây, mô típ thuyền – bến được vận dụng tài tình, sáng tạo bằng chiều sâu cảm nghĩ. Chế Lan Viên đã đổi mới ngôn ngữ, thổi vào đó những cung bậc tình yêu, đằm thắm, tinh tế. Cũng mô típ này, Nguyễn Bính từng có bốn câu thơ xuất sắc, có điều, chỉ khác về chủ thể của tình yêu:
Hôm qua dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
Anh đi đấy, anh về đâu
Cánh buồm nâu…cánh buồm nâu… cánh buồm.
Xưa nay vẫn thế. Tình yêu không thể tách khỏi thời gian và không gian. Tâm lý, tình cảm của con người tồn tại và đan xen trong hai thực thể đó. Chế Lan Viên cũng vậy. Có điều là, thời gian và không gian trong thơ tình Chế Lan Viên thường lấy cái khoảnh khắc để vĩnh cửu hóa tâm trạng. Từ một cơn gió mùa từ phương bắc thổi về, se lạnh đất trời khiến nhà thơ nghĩ về tình yêu đôi lứa. Từ vựng chỉ về số (hai lần/ lần trước/ lần sau) và sự lặp từ (gió mùa đông bắc/ gió mùa/ gió mùa đông) được sử dụng trong bài thơ đã vượt lên tính cụ thể, trở thành biểu tượng của nhớ thương:
Từ lúc em ra đi, hai lần gió mùa đông bắc thổi qua phòng
Lần trước lạnh vừa, lần sau lạnh gắt
Ở đất nước đánh giặc này, ta chỉ sợ gió mùa, không sợ giặc
Chỉ sợ lòng mình, ai sợ gió mùa đông
(Gió mùa đông bắc)
Một cảm nhận độc đáo, một so sánh tài tình giữa cơn gió mùa với sự chung thủy trong tình yêu: Không sợ gió mùa. Không sợ giặc. Chỉ sợ lòng mình.
Ở một bài thơ khác, bài Trận đánh, nhà thơ đã mô tả tâm hồn mình như chiến trận. Một cuộc chiến tâm tình không ngang sức. Cũng là lối so sánh đầy cá tính. Chỉ bốn câu:
Em ra đi, anh dọn lòng anh lại
Một mình anh, trận đánh chẳng cân bằng
Một mình anh chống với cả mùa mưa lũ
Với cả màu mây trắng, chỉ mình anh.
Nỗi cô đơn trong bài thơ như dài rộng, trăm mối. Một mình chống lại đất trời, lòng người. Một trận – đánh – tâm – hồn, chẳng cân bằng. Đúng như ai đó từng nói, “thiếu một là thiếu tất cả”. Ở một bài thơ khác, bài Mây của em:
Màu trắng là màu mây của em
Em đi muôn dặm thư về chậm
Chỉ lấy màu mây trắng nhắn tin.
Màu trắng của đám mây, trôi ngang qua khung trời nhung nhớ, đan xen những hình ảnh: mây trắng – em – nỗi nhớ, lồng vào nhau, gợi mãi không thôi. Hai phương trời chỉ một phong thư: mây trắng nhắn tin.
Trong tập Hái theo mùa, có một bài thơ tình xinh xắn, bài Tập qua hàng. Bài thơ pha trộn và đi giữa ngôn ngữ và tình yêu. Tình yêu khiến cho nhà thơ như bâng khuâng, ngập ngừng, khó nói trọn lời. Hãy xem diễn đạt của tác giả thì rõ. Một bài thơ bảy chữ, viết theo kiểu qua hàng của lối thơ vắt dòng, đúng âm vận và luật nhưng cũng có thể hiểu theo kiểu thơ tự do, thơ văn xuôi. Nỗi chờ đợi như kéo dài ra, khiến thời gian cũng nhuốm cả tâm tình tác giả. Khách thể hóa tâm trạng bằng những hình ảnh: nắng, cây, ngõ, bướm và choàng lên đó các cung bậc của mong, nhớ, chờ, làm cho toàn bộ bài thơ thành một không gian tâm tưởng của cô đơn, khắc tạc vào một ngày và chỉ một ngày nữa thôi:
Chỉ một ngày nữa thôi. Em sẽ
trở về. Nắng sáng cũng mong. Cây
cũng nhớ. Ngõ cũng chờ. Và bướm
cũng thêm màu trên cánh đang bay.
*
Thơ tình Chế Lan Viên đa dạng trong việc chọn thể loại và diễn đạt. Câu thơ có lúc thật ngắn, có lúc thật dài. Bài thơ có khi là lục bát, có khi là tứ tuyệt. Đặc biệt và tài hoa là khi sử dụng hình ảnh. Hình ảnh đa nghĩa, giàu suy tưởng. Thơ tình làm nên nét riêng trong thế giới nghệ thuật của Chế Lan Viên.
TS. HUỲNH VĂN HOA
Đọc Lại Một Số Câu Thơ Luận Về Thơ Chế Lan Viên
Người làm thơ như chàng Prométe đi tìm lửa, thật gian khó mới đến lúc gây ra một đám cháy trong hồn – mới tìm ra thơ.
Phải mang con mắt thời đại anh để nhìn trời mưa cũ
Và mỗi bài thơ, khi thoát thai đều mang một giá trị thẩm mỹ, bước ra và đem đến cho đời; mỗi câu thơ đều muốn hóa tin lành, đều sửa soạn một nắng mai lên.
Thơ dựng lại những khoảnh khắc của thời đại, để cho mọi người nghe được năm tháng mình đang sống, hiểu được những tâm tình, trước hết là những tâm tình nhà thơ tự giải tỏa, sau đó sẻ chia với mọi người.
Hoạt động sáng tạo của nhà thơ gắn liền với thời đại, điều đó thể hiện ở chất liệu nghệ thuật lấy từ cuộc sống, ở xu hướng thi pháp chung của từng thời kỳ nhất định, ở quan điểm tư tưởng nhân sinh quan, lý tưởng nghệ thuật… Nhà thơ phải đặt mình trong mối quan hệ thẩm mỹ với cuộc sống thời đại, phản ánh đúng những giá trị thẩm mỹ của thời đại. Vẫn là cơn mưa cũ, cơn mưa của muôn đời, nhưng nhà thơ phải mang con mắt thời đại mình để nhìn trời mưa cũ ấy:Vô vàn thi nhân trước anh đã viết về thơMắt anh chả còn hồn nhiên đâu sau nhiều từ ngữKhéo cơn mưa anh viết bây giờ là cơn mưa của họ.
NGƯỜI ĐI DỌC NGÂN HÀ
Mỗi nhà thơ tự làm một cuộc hành trình cho mình. Họ bước lang thang giữa cuộc đời bên bờ thời gian thăm thẳm. Họ đi qua cuộc đời không như chúng ta đã đi một cách vô tư. Trên những chặng đường của cuộc hành trình vốn ngắn ngủi nhà thơ biết dừng lại bên một lối mòn, một canh khuya, hay một buổi mai nào đó và lắng nghe tiếng thời gian xuôi chảy. Có thể nói nhà thơ là những con người ý thức về thời gian một cách da diết, bởi đối với họ thời gian đi ngược lại với cái khát khao vươn tới, đạt tới sự hoàn thiện trong sáng tạo nghệ thuật.
Nhưng dù có hì hục, cần mẫn đến thế nào nhà thơ vẫn thấy mình tài năng chưa đầy nửa giọt/ Có hộc tốc chạy đến hết chân trời cũng là đồ bất lực. Nhà thơ nhìn trang giấy biết mình hữu hạn, có chạy ngút hơi về trang giấy/ Về đến nơi/ Nó đã hóa chân trời. Chạy tiếp ư? Nhà thơ không ngần ngại, dẫu trang giấy trắng vẫn như con đường hun hút về vô tận. Cái trò đuổi bắt này như nhà thơ suốt đời xâu sợi chỉ vào cây kim ngay trước mặt/ Chỉ sắp lọt rồi/ Kim bỗng lùi xa, nhà thơ bước lên một bước/ Kim lùi thêm một bước. Nhà thơ chạy một đời không ngừng nghỉ, vắt kiệt sức lực, mà vẫn toi công. Nhà thơ có hóa thành chim gõ kiến gõ vào thời gian/ Gõ vào số phận…/ Gõ vào trang giấy/ Vào câu thơ gầy guộc…/ Chả ra được con kiến thơ nào, hay có làm chim bói cá tìm đến hồ, cái mặt hồ phẳng lặng/ Từng soi bóng muôn đời thi sĩ ấy/ Khi anh đến/ Thì hồ biến thành ra bể/ Ầm ầm/ Ĩ ĩ/ Anh chỉ bói ra bèo bọt quanh bờ. Hỡi ôi! Đời người, đời thơ có hạn, mà đỉnh cao của nghệ thuật cứ lửng lơ phía vô cùng, mà thời gian không đợi, mà tài năng không gặp:Tài năng ở đâu? Tài năng ở đâu?Cho tôi với!Trên trời cao hay dưới bể sâu?Chỉ cho tôi để tôi tiến tớiKhốn nỗiNó ở bên kia bể thời gian không ai chờ đợi.
Lê Quốc Sinh(Q. Gò Vấp, TP.HCM)Tuần Báo Văn Nghệ chúng tôi số 376
Bài Thơ Chế Bậy, Tục Tĩu Bậc Thấy Trong Làng Thơ Chế
Thơ chế bậy cực độc
SÚNG SƯƠNG
Tác giả: Romooc Nguyen
Súng này thuộc loại súng sương Chỉ bắn được ở trên giường ai ơi Mấy chị, mấy em thích chơi Có phúc, trúng đạn, lên đời luôn nha.
Nhưng mà cũng khuyên mấy bà Đừng có nghịch dại nữa mà nguy to Cầm vào mà súng cướp cò Nếu lỡ trúng đạn, bụng to thì buồn.
Súng này nạp đạn luôn luôn Chỉ giành phục vụ người buồn ban đêm Vài lời xin được nhắc thêm Giành cho các chị, các em vừa vừa.
Ai chưa có súng xin thưa. Gọi một chín chín là thừa súng ngay. Ăn chơi là phải súng này. Gửi tới các chị ngày ngày ăn chơi. Gửi tới các em vài lời. Có hay chưa có, xin mời like nha. Cuối cùng cảm ơn cả nhà./.
NGÀY ĐẦU LÀM DÂU
Tác giả: Lý Phi Bằng
“Mẹ ơi con hỏi mẹ này Làm dâu mới được một ngày thấy ngu Thằng chồng con cứ đòi tu Vào ti con thấy buồn ru rũ người Buồn mà con chẳng thể cười Tay nó xoa khắp cả người của con Con định cho nó ăn đòn Nhưng vì nể nó mà con dằn lòng Đang yên, thân thể trắng trong Lấy chồng để nó sờ trong sờ ngoài Bực nhất là nó sờ hoài Cái chỗ sâu kín mặc hai lần quần Tay nó cứ mãi lần mần Đòi con cởi bỏ áo quần kh.oả thân Con đạp cho nó mấy lần Hôm nay về mẹ… không cần chồng đâu..!”
“Con ơi!… mày quá ngu lâu Cứ để nó mó vào sâu trong quần Rồi con sẽ thấy bần thần Nao nao hồn phách đến dần cõi tiên Rồi con mai mốt sẽ ghiền Đó là tiên cảnh … hơn tiền đó con Mau mau sửa soạn cho ngon Về nhà cứ kệ chồng con làm gì Xong xuôi giả khóc lâm ly Hôm sau con sẽ cười khì đó con./.”
NHẬU KHÔNG VÔ
Tác giả: Anh Nguyên
Lâu lắm mới được thảnh thơi Kéo nhau đi nhậu cho đời thêm vui, Mong bù đắp những dập vùi Thường ngày cày cuốc, tối chui vô mùng.
Tưởng rằng được bữa ung dung, Ba thằng gọi món xong cùng nhâm nhi Vài chai bia khai vị thì Một em khoác bộ bi – ki – ni vào.
Trên tay bưng đĩa mồi xào Giọng oanh thủ thỉ :” Em chào ba anh, Xin mời sờ mó cho nhanh Ý quên…ăn nóng kẻo tanh lắm hà!”
Ngắm đùi, bụng trắng nõn nà Đường cong nổi rõ, chán bà rượu luôn. Cái cột cờ nó muốn vươn Tiên sư ! Chả lẽ ông tương…ấy nhầm
Tình thế này sao yên tâm Mà ngồi đánh chén hết tầm được đây? Trong người dậm giật như vầy Toi bữa ngon miệng vì mày…đồ điên!
ĐỌ CHIM
Tác giả: Lý Bằng Phi
Chuyện rằng, từ cổ chí kim Phụ nữ khổ nhất, không chim trong nhà Bao đời, nối dõi các bà Dù nghèo, dù khó, trong nhà có chim.
Ai chưa có, ráng phải tìm Để không chịu cảnh im lìm, phòng the. Vì thế phụ nữ kết bè Thờ chim mở hội, để khoe chim mình.
Ai cũng khoe, nó thật xinh Thật to thật khỏe, cột đình còn thua. Hôm nay ngày hội thi đua Đọ chim, sau một ngày mùa bội thu.
Chị em quần áo chỉnh chu Tập trung khiêng kiệu, chim cu của mình Để cho các lão bà bình Xem ai, người được… làm tình thích hơn.
Nhìn chim nhiều chị lên cơn Thèm chim hàng xóm… lại vờn xuýt xoa Ước gì chim ấy của ta Dẫu rằng nát cửa, tan nhà cũng chơi.
GA LĂNG
Tác giả: Nguyễn Quang Định
Sáng nay con ẻm đến nhà Cùng nhau ăn uống rồi là xem phim Chơi trò đuổi bướm bắt chim Ý nhầm, đọc sách kiếm tìm truyện hay.
Nhà thì chưa có đủ đầy Thế nên hai đứa ngồi ngay xuống nền Một hồi em nó kêu lên Rằng là đau nhức bên này bên kia.
Anh làm cái ghế em đi Chứ ngồi như vậy lâu thì sẽ đau Chiều nàng mình chống chân cao Em ngồi quay cả phao câu lại mình.
Lúc đầu mình cứ lặng thinh Nhưng rồi khó chịu khi nhìn đít em Chân mình mát mát êm êm Khiến thằng cậu nhỏ lại thèm muốn xơi.
Tự nhiên mình cứng cả người Toàn thân ngứa ngáy chân thời lung lay Mình liền lấy sách che ngay Giả vờ đọc truyện kẻo rầy(ngại) với em.
Thơ chế bậy ngắn
Cổ Vũ
( Phạm Huyền)
Hôm nay sân đổ mưa rào Toàn sân cầu thủ dậm chân Chỉ đứng một chỗ mà đần mắt ra
Thế này cầu thủ ….. chết ta….? cờ trên cờ dưới tiên cha nhà mày …..! Bây giờ ứ phải lúc này Mong mày nằm ngủ ông mày….. Còn chơi
Bây giờ ko phải lúc xơi Sao mày lại gọi lại mời ông Sao Nhìn đào ….ày lắc ông gào Làm ông lại nhớ con Ngao….. Quá trời .
Tục Tĩu
Đông đến rồi em bên hắn lạnh không? Anh nhớ em, nhớ vãi lồng ra ấy Nhớ năm xưa anh cùng em chống đẩy Không mặc gì mà có thấy lạnh đâu
Em thích chơi kiểu 69 quay đầu Nhưng chân ngắn, ta gồng lâu cũng mỏi Mùi nước hoa, anh ngửi thêm phát ói Phút cao trào nên chẳng nói chê bai
Em vẫn khen, anh sung sức dẻo dai 50 phút, ôn các bài đã học Thế sau lưng anh sờ qua mái tóc Rất vui mà, sao em khóc lạ ghê
Thấy thương thương, anh chưa hiểu vấn đề Em lên tiếng “ôi trời!! phê quá mất” Mấy phút sau người em run bần bật Ta đắm chìm trong tiếng giật con tim
Bữa đó xong anh ngã xuống nằm im Sau hôm ấy, em cứ tìm anh gấp Cũng thế thôi lúc đầu đâm phầm phập Khi chán dần ta chỉ nhấp qua loa.
Không Đề
Đêm nay cờ ‘dục’ trống dồn Cái hồn lại ngứa bồn chồn nhớ anh Em đây nhớ cái củ hành Nhớ sao những lúc thả phanh gầm gừ
Tiếng rên vô nghĩa ư …ư Cái hồn sung sướng ngất ngư quên trời Bao đêm em bị tả tơi Bao lần há miệng lấy hơi không ngừng
Cuộc vui chả có điểm dừng Nhũ hoa cứ mãi tưng bừng ngược xuôi “Vừa đầu cũng lại vừa đuôi Vừa là cái lưỡi vừa chuôi để cầm”
Còn cưa lui,tới ầm ầm Chẳng kể lớn bé cứ đâm nhiệt tình Nhưng giờ chả thấy bóng hình Toàn thân căng mọng cửa mình nhớ anh
Nhớ nhiều nên nước bao quanh Anh đi hãy nhớ đi nhanh rồi về Em căm ngày tháng lê thê Em ghét cái cảnh phòng khuê một mình.
Phiêu Du Trời Xanh
Phiêu du nữa kiếp trời xanh Một mình sương gió đã thành thói quen Giờ em lời ngỏ chốt then Làm sao chấp nhận được liền đây em
Gió đông khẽ thổi bên thềm Mùa đông giá lạnh còn thêm quạnh lòng Biết em đang đợi người mong Cho anh tạm gác tình nồng em nha!!!
Gái Ngoan
ĐỪNG… nhìn như thế anh ơi THẤY… ngon anh tính đến xơi em à? PHỤ… tùng em bé thôi mà NỮ… công gia chánh, đâu là gái hư
HIỀN… lành liễu yếu đào tơ MÀ… anh lại nghĩ gái hờ hững sao? ĐIỀN… viên hoan lạc thanh cao VÀO… ai anh thích, chớ vào vườn em
CHỖ… này chỗ nọ cứ chen TRỐNG… vắng em vẫn ở quen lâu rồi
Yêu Thiên Nhiên Hoang Sơ
Thế rồi đã hết mùa đông Ra đường chỉ thấy toàn mông với đùi Cũng tại vì nắng quá trời Vi vu như thể ngồi phơi trong buồng
Chính ra cứ ở hẳn truồng Giống nhau hết cả, thèm thuồng tan ngay Mông đùi cũng như bàn tay Thích sờ thích bắt, mảy may bình thường
Tuyển tập thơ chế bậy về tình yêu
Tuyển tập thơ chế bậy về tình yêu vô cùng hài hước và hại não được các bạn trẻ chia sẻ trên mạng xã hội hiện nay. Những bài thơ chế về tình yêu vô cùng bậy bạ và tục tĩu là “gia vị” cho tình yêu đôi lứa thật nhiều màu sắc.
1. Thò tay mà bứt cọng ngò
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ.
2. Tình yêu như thể rút thăm.
Rút trúng thì sướng, rút nhầm thì đau.
Tình yêu như thể đi câu,
Anh nào chai mặt ngồi lâu mới tài.
Tình yêu như thể quan tài,
Mới loanh quanh ở bên ngoài đã run.
Tình yêu như thể dây thun,
Lúc co lúc giãn lúc thì đứt ngay.
Tình yêu như thể người say,
Lúc nào cũng tưởng đang bay trên trời.
Tình yêu như thể điểm mười,
Có học cho hết cả đời vẫn mong.
Tình yêu như thể đuôi công,
Trông thì đẹp đấy nhưng không ra gì.
Tình yêu như thể bánh mì,
Tây ta đều thích bởi vì nó ngon!
Tình yêu như thể thỏi son,
Sinh ra chỉ để làm mòn cái môi.
3. Đêm tình giỡn với trăng non
Em ngoan như thuở mới còn trắng trong
Hương trinh thoang thoảng má hồng
Em đang e ấp tựa bông hoa quỳnh
Miệng cười chúm chím thật xinh
Gặp em đã khiến tim mình ngẩn ngơ
Suốt ngày ra mộng vào mơ
Nhớ em nên cứ thẩn thờ ước ao
Nhưng chưa biết đến khi nào
Thoả lòng anh những khát khao dại khờ
Đành tâm viết mấy câu thơ
Đếm từng ngày tháng anh chờ đợi em
Trăng khuya giờ cũng buông rèm
Anh đang thao thức nhớ em thật nhiều
Gọi thầm hai tiếng em yêu
Để cho vơi bớt những điều ước mong
Được hôn đôi má em hồng
Ôm em thật chặt vào lòng của anh.
4. Mặc kệ chân em dài hay ngắn
Nhưng anh chắc chắn em là người anh yêu.
5. Anh khóc vì dòng đời đẩy đưa
Anh buồn anh đứng dưới cơn mưa
Người ta cứ hỏi ” Sao buồn thế ?”
Có lẽ nhân duyên đang cợt đùa
Nhắc lại chuyện xưa anh chợt khóc
Nỗi buồn ngày ấy đã đi chưa ?
Sao anh cứ mãi buồn vô vọng ?
Thôi cố quên đi tình cảm thừa.
6. Nước mắt rơi khi màn đêm vừa đến
Nhớ 1 người không gọi được thành tên
Cay đắng lòng, giận mình sao quá ngốc
Đợi chờ hoài giờ nhận lại nỗi đau.
7. Vợ là nhất tất cả vì vợ
Chửi vợ là ca hát.
Tát vợ là thể thao.
Đạp vợ xuống ao là đề cao tinh thần bơi lội.
8. Bây giờ mận mới hỏi đào .
Vườn hồng đã có ma nào vào chưa .
Mận hỏi thì đào xin thưa .
Vườn hồng có chó ….. Đố cha ai vào.
9. Thương em vô giá quá chừng
Trèo truông quên mệt ngậm gừng quên cay
Nhác trông thấy bóng em đây
Ăn chín lạng hạt ớt ngọt ngay như đường.
Thơ chế bậy hại não của nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Tát Nước
(Hồ Xuân Hương)
Đang cơn nắng cực chửa mưa tè Rủ chị em ra tát nước khe Lẽo đẽo chiếc gầu ba góc chụm Lênh đênh một ruộng bốn bờ be Xì xòm đáy nước mình nghiêng ngửa Nhấp nhỏm bên bờ đít vắt ve Mải miết làm ăn quên cả mệt Dang bang một lúc đã đầy phè
Đánh đu
(Hồ Xuân Hương)
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng Người thì lên đánh, kẻ ngồi trông Trai đu gối hạc khom khom cật Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng Bốn mảnh quần hồng bay phất phới Hai hàng chân ngọc duỗi song song Chơi xuân ai biết xuân chăng tá Cột nhổ đi rồi, lỗ bỏ không
Đánh Cờ
(Hồ Xuân Hương)
Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người Hẹn rằng đấu trí mà chơi Cấm ngoại thuỷ không ai được biết Nào tướng sĩ dàn ra cho hết Để đôi ta quyết liệt một phen Quân thiếp trắng, quân chàng đen Hai quân ấy chơi nhau đà nảy lửa Thoạt đầu tiên chàng liền nhảy ngựa Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên Hai xe hà, chàng gác hai bên Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ Chàng lừa thiếp đương cơ thất ý Đem tốt đầu dú dí vào cung Thiếp đang mắc nước xe lồng Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu Thua thì thua quyết níu lấy con Khi vui nước nước non non Khi buồn lại giở bàn son quân ngà
Quả Mít
Tác giả: Hồ Xuân Hương
Thân em như quả mít trên cây, Vỏ nó sù sì, múi nó dày. Quân tử có yêu thì đóng cọc,(1) Xin đừng mân mó nhựa ra tay.
Đèo Ba Dội
Hồ Xuân Hương).
Một đèo, một đèo, lại một đèo Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo Cửa con đỏ loét tùm hum nóc Hòn đá xanh rì lún phún rêu…
Vịnh cái quạt (2) –
Hồ Xuân Hương).
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa Duyên em dính dán tự bao giờ Chành ra ba góc da còn thiếu Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nhà Thơ Trong Quan Niệm Của Chế Lan Viên trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!