Cập nhật nội dung chi tiết về Nguồn Gốc Và Lời Chúc Ý Nghĩa Nhân “Ngày Của Mẹ” mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày của Mẹ (Mother’s Day) được tổ chức hàng năm vào ngày chủ nhật thứ hai của tháng Năm (Năm 2015, Ngày của Mẹ rơi vào ngày 10/5). Đây là dịp để mỗi người con tôn vinh công lao to lớn của các bà mẹ trên toàn thế giới.
Nguồn gốc “Ngày của Mẹ”
Ngày của Mẹ (Tiếng Anh: Mother’s Day) đương thời được khởi xướng bởi bà Anna Marie Jarvis (1864 – 1948) tại thành phố Grafton, tiểu bang Tây Virginia, Mỹ, để tôn vinh những người mẹ hiền, đặc biệt là trong khung cảnh của mái ấm gia đình.
Trong bối cảnh Nội chiến Mỹ (1861-1865), bà Ann Maria Reeves Jarvis tập hợp các phụ nữ khác với sứ mệnh chăm sóc cho các thương binh từ cả hai miền Nam Bắc.
Sau khi cuộc chiến chấm dứt, bà khởi xướng phong trào mang tên Ngày Các Hiền Mẫu Làm Việc (Mothers’ Work Days) vào năm 1858 cùng với các bà mẹ của các chiến binh từ cả hai miền để nhấn mạnh các hoạt động xã hội vì hòa bình và hòa giải. Bà Ann Maria Reeves Jarvis qua đời tại thành phố Philadelphia vào năm 1905.
Tại ngôi mộ của mẹ mình, cô con gái Anna Marie Jarvis thề rằng sẽ nối gót theo chân mẹ và thành lập một ngày lễ dành riêng cho các người hiền mẫu, còn sống cũng như đã qua đời.
Hai năm sau đó, năm 1907, cô Anna Marie Jarvis tổ chức một buổi lễ nhỏ tưởng niệm mẹ cô. Năm sau, 1908, cô mang 500 đóa hoa Cẩm chướng đến tặng cho từng người mẹ tham dự thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Andrew, nơi mà mẹ cô từng dạy học khi xưa.
Nhà thờ Thánh Andrew lần đầu tiên tổ chức một thánh lễ ngày Chủ Nhật đặc biệt để vinh danh các người hiền mẫu trong cộng đoàn.
Năm 1910, Thống đốc bang West Virginia, William E. Glasscock là người đầu tiên công bố ngày của mẹ.
Cô Anna Marie tiếp tục tranh đấu không ngừng để quảng bá ngày lễ này khắp nơi.
Năm 1914, bản nghị quyết do Quốc Hội lưỡng viện Mỹ thông qua và được Tổng Thống Woodrow Wilson ký đã chính thức thành lập Ngày của Mẹ (Ngày Hiền Mẫu) vào ngày chủ nhật thứ hai trong tháng 5.
Từ đó, lễ vinh danh người hiền mẫu đã lan rộng và đã được thông qua bởi các quốc gia khác và hiện nay được tổ chức trên toàn thế giới.
Lịch sử mừng Ngày của Mẹ
Trở về thời xưa, thời Hy Lạp cổ đại, lễ hội tôn vinh nữ thần Cybelle, mẹ của tất cả các vị thần Hy Lạp, được tổ chức vào thời điểm Xuân Phân (khi mặt trời ở gần xích đạo nhất).
Trong khi đó tại La Mã cổ đại, người ta ăn mừng lễ hội Matronialia để tôn vinh nữ thần Juno, nữ hoàng của các vị thần La Mã, vợ của thần Jupiter. Theo phong tục, các người mẹ tại La Mã cũng được tặng quà trong ngày này.
Tại châu Âu, nhiều quốc gia có tục lệ để dành riêng một ngày Chủ Nhật trong năm để tôn vinh những người mẹ hiền, điển hình là ngày Mothering Sunday tại những nước có đông giáo dân của các chi nhánh Thiên Chúa Giáo như Vương Quốc Anh. Lễ Mothering Sunday được tổ chức vào Chủ Nhật thứ tư vào Mùa Chay, cũng là để tôn vinh Đức Mẹ.
Tại một số quốc gia khác mà Ngày Hiền Mẫu chưa được phổ biến, như tại các quốc gia theo Xã hội chủ nghĩa, người ta cũng dùng Ngày Quốc tế Phụ nữ vào ngày 8/3 để tôn vinh những người mẹ.
Tại Mỹ, Ngày của Mẹ vẫn là một trong những ngày có doanh số lớn nhất về bán hoa, thiệp chúc mừng, và cho các cuộc gọi điện thoại đường dài, và cũng là ngày có nhiều người đi nhà thờ nhất sau lễ Giáng Sinh và Phục Sinh.
Một số tín hữu đi lễ vẫn kỷ niệm ngày này với hoa cẩm chướng, màu đỏ nếu người mẹ họ đang còn sống và màu trắng nếu mẹ của họ đã qua đời.
Tại Việt Nam
Thực chất, ngày của Mẹ tại Việt Nam bắt đầu phổ biến nhờ sự lan rộng của Internet.
Ngoài Ngày của Mẹ ảnh hưởng từ phương Tây, người Việt Nam cũng dành khá nhiều dịp để tri ân những người mẹ như Lễ Vu Lan, ngày 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam.
Những lời chúc ý nghĩa dành tặng Mẹ nhân Ngày của Mẹ
2. “Nhân Ngày của Mẹ, con chúc mẹ sống tốt, khỏe mạnh, đi làm kiếm nhiều tiền để nuôi con nha!” – lời chúc của bé Sonic, con của diễn viên Kim Hiền.
3. Kính chúc mẹ! Không chỉ là trong ngày của mẹ mà tất cả 365 ngày đều vui vẻ, hạnh phúc! Để cho con luôn được nhìn thấy nụ cười, ánh mắt, cho con được cảm nhận tình yêu thương của mẹ suốt cuộc đời… Và nhiều hơn thế nữa.
4. Ngày của mẹ mà con không thể ở gần để trực tiếp tặng hoa, quà cho mẹ hay đơn giản là dọn dẹp giúp mẹ căn nhà nhỏ thân yêu. Con xin lỗi mẹ! Con rất nhớ mẹ, mẹ là nguồn sống của con. Mẹ luôn theo sát những bước đi của con. Cảm ơn mẹ và chúc mẹ luôn khoẻ mạnh.
5. Cám ơn Mẹ, đã sinh ra con và nuôi dưỡng con cho đến ngày trưởng thành. Cám ơn Mẹ, về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng Mẹ còng xuống, đôi mắt mẹ thâm quầng vì những đêm không ngủ, về những nỗi buồn lo mà Mẹ đã từng âm thầm chịu đựng suốt hơn 30 năm qua…. Con chúc Mẹ của con mỗi ngày đều vui vẻ và sống khỏe, con yêu Mẹ nhiều.
6. “Ngày của mẹ” đã tới thật mau. Con chúc mẹ có nhiều sức khỏe để có thể dẫn dắt chúng con đi trên đường đời. Mẹ mãi mãi là người mẹ yêu quý của con, con rất mong luôn có mẹ bên cạnh!
7. Gửi mẹ yêu của con! Con chẳng biết nói gì hơn, nhân “Ngày của mẹ” con chỉ biết chúc mẹ luôn luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và luôn luôn là người mẹ mà con yêu quý nhất!
8. Mẹ! cám ơn mẹ rất nhiều vì mẹ đã sinh ra con và nuôi con khôn lớn. Con luôn cầu mong bố mẹ mạnh khoẻ và hạnh phúc không chỉ riêng “Ngày của mẹ”. Lúc nào mẹ cũng ở trong trái tim con. Con yêu mẹ nhiều, mẹ kính yêu của con.
9. Nhân Ngày của mẹ, con chúc mẹ luôn vui vẻ – sức khoẻ dồi dào – luôn xinh đẹp trong mắt bố con và mọi người.
10. Xin gửi mẹ yêu: Ngày của mẹ mà con không có mặt để mua cho mẹ một món quà gì đó. Con rất nhớ mẹ, mẹ là nguồn sống của con. Mẹ luôn theo sát những bước đi của con. Cảm ơn mẹ và chúc mẹ luôn khoẻ mạnh.
– Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Cá tháng Tư 1/4
– Nguồn gốc, ý nghĩa và những câu chuyện thú vị trong Ngày Số Pi 14/3
– 10 cú lừa ‘kinh điển’ trong ngày Cá tháng Tư
Nguồn Gốc Ca Dao, Tục Ngữ Việt Nam
Trong cuộc sống, bất cứ điều gì cũng mang thông điệp muốn truyền tải cả. Đối với sinh vật bậc cao như con người, ngôn ngữ được sinh ra bởi nhu cầu trao đổi thông tin và giao tiếp. Một số cảm xúc như yêu, ghét, giận, hờn có thể được hoa mỹ thông qua một số cách thức sử dụng từ ngữ rất đặc biệt. Trong tiếng Việt, hình ảnh những câu ca dao, tục ngữ đã trở nên quá quen thuộc. Chúng chứa đựng dòng chảy của lịch sử qua từng câu từng chữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được ca dao, tục ngữ xuất phát từ đâu trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam.
Ca dao, tục ngữ là ra đời để người xưa lưu giữ những bài học kinh nghiệm sống của mình cho con cháu. Ca dao, tục ngữ là những câu nói truyền miệng ngắn gọn, có vần điệu và rất dễ nhớ. Ngoài những bài học răn dạy, đôi lúc, ca dao, tục ngữ còn là nơi gửi gắm tình cảm, bày tỏ quan điểm của tầng lớp nhân dân, sĩ phu trước hiện thực xã hội. Đó là lý do lí giải cho việc ca dao, tục ngữ mang dòng chảy lịch sử.
Thời điểm mà truyền thông chưa phát triển trong xã hội như bây giờ thì ca dao, tục ngữ là một trong những hình thức để truyền thông tin được áp dụng rất rộng rãi. Không phải tất cả các câu tục ngữ, ca dao đều do tầng lớp nhân dân sáng tác mà trong đó có thể do tầng lớn tri thức, cụ thể là những người học Nho nhưng thi cử không đậu đạt để được làm quan. Họ trở thành thầy đồ, thầy thuốc, thầy bói… sống hoà vào cuộc sống của giới bình dân. Vì vậy, một số câu ca dao, tục ngữ cũng mang nét Nho giáo khá đậm đặc như:
– Thương người như thể thương thân (Gia Huấn Ca của cụ Nguyễn Trãi).
– Đồ sở khanh (nhân vật trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du).
– Máu Hoạn Thư (Truyện Kiều).
– Cô kia tát nước bên đàng, / Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi ? (Từ bài thơ Tiếng Hát Trong Trăng trong tập thơ “Tiếng thông reo” của thi sĩ Bàng bá Lân xuất bản năm 1935).
Một số câu nói truyền lại kinh nghiệm sống, để răn dạy như:
– Ở chọn nơi, chơi chọn bạn .
– Ăn đi trước, lội nước đi sau .
– Cày sâu tốt lúa.
– Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
– Có công mài sắt, có ngày nên kim .
– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng .
Valentine Trắng Là Ngày Gì? Nguồn Gốc Ngày Valentine Trắng
Valentine là một ngày lễ nổi tiếng trên thế giới dành cho những cặp tình nhân. Nhưng ít ai biết được rằng trong 1 năm tồn tại tới 2 ngày Valentine. Xảy ra cách ngày Valentine đầu tiên (14/2) đúng 1 tháng là ngày Valentine Trắng (14/3). Nào hãy cùng Nhungcaunoihay.net tìm hiểu Valentine trắng là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày Valentine trắng 14/3 nhé các bạn!
Valentine trắng là gì?
White Day (Nhật: ホワイトデー Howaito dē?, từ wasei-eigo tiếng Nhật; tiếng Trung Quốc: 白色情人節), nghĩa tiếng Việt là Ngày Trắng, là ngày lễ được tổ chức vào 14 tháng 3, một tháng sau ngày Valentine ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Lễ tình nhân là ngày đặc biệt ở Nhật Bản. Đó là dịp để những con người, vốn nổi tiếng kín đáo và dè dặt, thể hiện cảm xúc của mình. Thú vị hơn, người Nhật có hẳn hai ngày lễ tình nhân. Một tháng sau khi cả thế giới tặng chocolate cho nhau, họ có thêm ngày Valentine trắng – một ngày đặc biệt để phái mạnh bày tỏ lòng biết ơn tới những người phụ nữ đã tặng quà cho họ nhân dịp lễ tình nhân.
Valentine trắng đầu tiên diễn ra vào năm 1978 ở Nhật Bản. Ngày lễ này do Hiệp Hội Công Nghiệp mứt kẹo Nhật Bản khởi xướng. Họ cho rằng cánh mày râu cần một ngày để đáp lại tình cảm họ nhận được trong lễ tình nhân. Chẳng bao lâu sau, các công ty kinh doanh đồ ngọt bắt đầu giới thiệu chocolate trắng cho phù hợp với Valentine trắng.
Ý nghĩa của ngày Valentine Trắng
Đến nay, ngày Valentine Trắng dần được mọi người chuyển thành White Valentine – Ngày đáp trả. Trong ngày này, không còn gì ý nghĩa hơn là việc bạn sẽ đáp trả lại người con gái yêu thương của mình trong suốt thời gian dài những món quà hoặc lời nói cảm động, dễ thương và chân thành. Đừng bao giờ bỏ qua ngày 14/3 để làm những việc yêu thương với phái yếu.
Mặc dù Valentine trắng không phổ biến bằng Ngày lễ tình yêu truyền thống song trong ngày này rất nhiều người vẫn tặng quà cho một nửa của mình. Điều đặc biệt là trong ngày Valentine trắng thì bánh quy, kẹo và socola trắng lại được ưa chuộng thay vì những loại socola thông thường.
Để đáp trả lại những món quà và socola họ đã nhận được ngày lễ tình yêu 14/2, vào ngày Valentine trắng, nam giới tặng quà cho những người phụ nữ đã tặng họ quà hoặc cho những cô gái họ thực sự say mê.
Những người trẻ tuổi tin rằng, nếu một ai đó tặng bạn bánh quy vào ngày này thì điều đó có nghĩa là người đó yêu bạn, kẹo có nghĩa là người đó thích bạn còn nếu là socola trắng thí có nghĩa là “Chúng ta hãy làm bạn nhé!”
Bên cạnh đồ ăn, những món quà khác cũng được lựa chọn như đồ trang sức, túi xách, giày, khăn, thú nhồi bông.
Nguồn gốc ngày Valentine Trắng
Đúng 1 tháng sau ngày Valentine đỏ, những người đang yêu lại có cơ hội được nói lên tình cảm của mình dành cho “một nửa cuộc đời” vào ngày Valentine trắng.
Valentine Trắng có nguồn gốc từ Nhật Bản. Đi kèm với ngày lễ độc đáo này là một sự tích khá dễ thương. Vào năm 1965 tại Nhật, một chàng trai bán kẹo dẻo muốn đáp trả lại tình cảm của cô gái thầm thương trộm nhớ mình hôm Valentine Đỏ (14/2) nên đã làm tặng nàng một hộp kẹo thật lớn, trắng như tuyết. Từ đó, xứ sở mặt trời mọc đã chọn ngày 14/3 là ngày Valentine trắng và thế giới sau đó cũng hân hoan hưởng ứng ngày lễ này.
Valentine Trắng còn được biết đến với những cái tên như White Valentine, White Day. White Day diễn ra sau Valentine đúng 1 tháng, vào ngày 14/3, là dịp để những bạn nam đáp lễ các bạn nữ hoặc là ngược lại.
Trên đây là bài viết Valentine trắng là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày Valentine trắng 14/3 mà Nhungcaunoihay.net vừa chia sẻ. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ phần nào giúp giải đáp thắc mắc của mọi người về ngày Valentine thứ 2 này. Nào còn chờ gì nữa, hãy đi chuẩn bị quà ngay thôi. Chúc các bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc nhé!
Nguồn Gốc Câu Nói: “Thà Làm Ma Nước Nam, Còn Hơn Làm Vương Đất Bắc”
Nguồn gốc câu nói: “Thà làm ma nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc”
Câu nói nổi tiếng “Thà làm ma nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc” chính là lời mắng “bất hủ” của danh tướng Trần Bình Trọng thời nhà Trần.
Câu chuyện Trần Bình Trọng hy sinh oanh liệt sau lời mắng nhiếc lũ giặc ngoại xâm xảy ra dưới thời vua Trần Nhân Tông, trong cuộc chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2.
Bấy giờ, vua Trần Thánh Tông nhường ngôi cho con, rút lui về “hậu trường” làm Thái thượng hoàng. Lấy cớ Trần Nhân Tông tự lên ngôi báu mà chưa được sự “cho phép” của hoàng đế Nguyên Mông, nhà Nguyên sai sứ là Sài Thung sang đòi Trần Nhân Tông phải đích thân sang thần phục. Tuy nhiên, vua Trần Nhân Tông quyết giữ quốc thể, lấy cớ thoái thác không sang, cử chú là Trần Di Ái sang thay. Vua Nguyên là Hốt Tất Liệt bèn phong Di Ái làm An Nam quốc vương, cử 1000 quân đưa Di Ái về làm vua An Nam. Tuy nhiên, âm mưu này bị Trần Nhân Tông dẹp tan. Hốt Tất Liệt tức giận bèn dụng mưu đánh chiếm nước ta. Cuộc chiến tranh chống Nguyên Mông lần thứ 2 bắt đầu như vậy.
Tháng 1 năm 1285, 50 vạn quân Nguyên Mông do Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt, cầm đầu chia quân làm hai cánh tấn công xâm lược Đại Việt. Quân Nguyên Mông là đạo quân cực kỳ thiện chiến, nhanh chóng chiếm ưu thế tuyệt đối trước quân Đại Việt.
Sau thất bại trong vài trận đánh mở màn, tổng tư lệnh quân Đại Việt, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn quyết định lui quân về giữ Vạn Kiếp (nay thuộc vùng Vạn Yên, Chí Linh, Hải Dương). Sau đó, quân Đại Việt lui về Thăng Long, nhưng cũng không giữ được trước sức tấn công ồ ạt của quân Nguyên. Hưng Đạo Vương quyết định rút khỏi Thăng Long, lui về Thiên Trường (nay là tỉnh Nam Định). Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương và Lưỡng cung (tức Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông) giao cho một nhiệm vụ nặng nề: giữ vùng Đà Mạc – Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, đảm bảo cho bộ chỉ huy quân kháng chiến rút lui an toàn và bí mật, không để lại dấu vết.
Tư lệnh quân Nguyên là Thoát Hoan đặc biệt ưu tiên cho cánh quân truy đuổi này với hai đạo cả thủy lẫn bộ đều do những tướng giỏi, hữu thừa Khoan Triệt và tả thừa Lý Hằng cùng Ô Mã Nhi, chỉ huy, đều dùng quân khinh kỵ và thuyền nhẹ để truy đuổi bằng được hai vua Trần.
Trần Bình Trọng đã tổ chức cuộc đánh chặn ngay tại bãi Thiên Mạc. Do sự chênh lệch quá lớn về quân số, Trần Bình Trọng bị bắt, nhưng trận đánh là một thắng lợi cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược với cuộc kháng chiến kể từ khi đó, quân Nguyên hoàn toàn mất dấu bộ chỉ huy kháng chiến.
Sau khi bắt được Trần Bình Trọng, tướng Nguyên tìm mọi cách để khai thác thông tin, dọa nạt, dụ dỗ ông. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất Bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái thét mắng vào mặt chúng: “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. Không thể khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên buộc phải giết ông vào ngày 21 tháng Giêng năm Ất Dậu (26-2-1285), còn Đại Việt Sử ký Toàn thư (Bản kỷ quyển 5) và Khâm định Việt sử thông giám Cương mục (Chính biên quyển thứ 7) đều chép là tháng 2 (âm lịch) năm 1285. Năm đó, Trần Bình Trọng 26 tuổi.
Nhờ sự chiến đấu anh dũng và sự hy sinh oanh liệt, thà chết chứ không chịu làm lộ thông tin quân sự của triều đình, của Trần Bình Trọng, triều đình nhà Trần mới có thời gian và điều kiện để chuẩn bị lực lượng phản công. Sau đó chỉ vài tháng, quan quân nhà Trần đã dốc toàn lực phản công, đập tan quân Nguyên Mông. Nhiều tướng giặc bị chém đầu tại trận, trong đó có Toa Đô, Lý Hằng, Lý Quán. Riêng Thoát Hoan hoảng sợ phải chui vào ống đồng để tránh tên bắn, bắt quân lính khiêng chạy chối chết về nước.
Cuộc chiến chống giặc Nguyên Mông lần thứ 2 thắng lợi ròn rã nhờ công đóng góp không nhỏ của Trần Bình Trọng. Bởi thế, khi xét công trạng, vua Nhân Tông đã truy phong ông là Bảo nghĩa vương.
Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng sinh năm Kỷ Mùi (1259), là người xã Bảo Thái, nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ông vốn là hậu duệ của vua Lê Đại Hành. Do cha Trần Bình Trọng làm quan dưới triều Trần Thánh Tông lập được nhiều công trạng lớn, nên được nhà vua ân sủng ban cho quốc thích (cho mang theo họ vua). Bởi vậy, Trần Bình Trọng mới có họ Trần, thay vì mang họ Lê.
Tưởng nhớ công ơn và cảm khí tiết của Bảo nghĩa vương Trần Bình Trọng, ngày nay, tên của ông được đặt cho nhiều đường, phố ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Riêng ở Hà Nội, tên của Trần Bình Trọng được đặt cho tuyến phố nối từ phố Trần Hưng Đạo tới phố Trần Nhân Tông – hai nhân vật anh hùng cùng thời với Trần Bình Trọng gắn liền với chiến thắng vang dội trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, lần thứ 2 và lần thứ 3.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nguồn Gốc Và Lời Chúc Ý Nghĩa Nhân “Ngày Của Mẹ” trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!