Cập nhật nội dung chi tiết về Nghề Buôn Xưa Qua Tục Ngữ, Ca Dao mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nghề buôn xưa qua tục ngữ, ca dao Nghề buôn từ xưa không được các triều đại phong kiến xem trọng. Chẳng những vậy, xã hội Việt Nam thời phong kiến còn xem thường những người làm nghề buôn bán. Họ gọi những người này là phường con buôn, bọn con buôn… Vì lẽ đó, nghề buôn đã không phát triển trong thời phong kiến ở Việt Nam. Ngày xưa, người ta quan niệm rằng muốn tiến thân không có con đường nào khác ngoài con đường khoa cử. Chỉ có ở khoa cử mới làm nên danh giá con người, nâng bậc vị trí con người trong xã hội, mặc dù ai cũng biết rằng “phi thương bất phú”. Nhưng việc làm giàu do buôn bán lại không được xem trọng. Những người Nho học coi khinh việc làm giàu bằng con đường buôn bán, bởi vì họ quan niệm, làm giàu bằng nghề buôn là lừa gạt, là bất nhân, “vi phú bất nhân, vi nhân bất phú”. Sau này nghề buôn được đánh giá cao hơn, được xã hội xem trọng hơn. Chuyện buôn bán và kinh nghiệm đã được người xưa đúc kết trong rất nhiều tục ngữ, ca dao. Trước tiên, muốn buôn bán trước hết phải có vốn “có bột mới gột nên hồ”. Lúc đầu vốn ít thì buôn bán nhỏ, sau này tích lũy được vốn nhiều thì buôn bán to. Nhưng có vốn lớn không phải là tất cả, mà người bán còn phải biết cách buôn bán, buôn bán sao cho lời nhiều, muốn vậy thì phải biết “buôn tận gốc, bán tận ngọn”. Muốn vậy phải chịu khó đi xa, đến tận nơi để bán thì mới bán được giá, chứ bán sang tay cũng chẳng lời nhiều. Ban đầu, nếu chưa có vốn thì đành chấp nhận cảnh “buôn gánh bán bưng”, “buôn thúng bán mẹt”, “buôn ngược bán xuôi”, thậm chí “buôn đầu chợ, bán cuối chợ”, phải chịu vất vả “buôn Sở bán Tần”, hoặc: Nửa đêm ân ái cùng chồng Nửa đêm về sáng gánh gồng ra đi. Vốn ít thì đành phải vất vả, chủ yếu là lấy công làm lời rồi sau đó mới tích lũy dần thành vốn to. Đó còn chưa kể lúc gặp phải cảnh “chợ chưa họp kẻ cắp đã đến”. Việc buôn bán đâu phải lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái”, “mua may bán đắt” mà thất thường từng lúc như “buôn trầu gặp nắng, buôn đàng gặp mưa”, hoặc: Đắt hàng những ả cùng anh Ế hàng gặp những thong manh quáng gà.Chợ lợn ở miền Bắc. Ảnh: TƯ LIỆU(BacKy54)
Kiếm được đồng tiền đâu phải là chuyện dễ, nhiều khi phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt chứ chẳng phải chuyện chơi. Nhưng như thế vẫn còn đỡ hơn những kẻ “bán mồm nuôi miệng”, “ăn như rồng uống, uống như rồng leo, làm như mèo mửa” hoặc giả những kẻ không làm được việc gì mà chỉ toàn khoác lác kiểu “bán trời không mời Thiên lôi”, “bán nắng cho trời, bán sấm cho Thiên Lôi”, nhưng thực ra chẳng làm được trò trống gì. Khi đã chịu khó “buôn gánh bán bưng” một thời gian, tích lũy được số vốn lớn, người ta sẽ chuyển sang buôn bán lớn, bởi vì chỉ có buôn bán lớn mới có được lời to. Nhưng người buôn bán cũng phải dè chừng, bởi vì “thuyền lớn thì sóng lớn”, do đó người buôn bán phải tính toán kỹ, phải lao tâm khổ tứ nhiều việc so với lúc đầu buôn bán nhỏ: Ông cả nằm trên sập vàng, cả ăn cả mặc, lại càng cả lo Ông bếp nằm trong xó tro, ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm. Nghệ thuật trong buôn bán ngoài việc biết chọn loại hàng còn phải biết chọn địa diểm để buôn bán. Đó là những nơi phải thuận lợi cho người tiêu dùng đến mua, “nhất cận thị, nhị cận giang”. Buôn bán ở chợ có đông đúc người qua lại, gần sông, nơi tấp nập người lên kẻ xuống thì mới có thể “buôn gặp chầu, câu gặp chỗ”, “buôn một bán mười”… Bên cạnh đó, người đi buôn cũng không nên đi buôn bán một mình vì dễ bị chèn ép về giá cả, mà phải “buôn có hội, bán có thuyền”. Những người buôn bán khôn ngoan thì chẳng bao giờ “mua trâu, bán chả”, “mua vải bán áo” – nghĩa là đầu tư lớn nhưng thu lời về nhỏ giọt, không tương xứng với số vốn đã bỏ ra. Hoặc giả, buôn bán mà không biết nghiên cứu thị trường, không biết tìm hiểu sở thích của người tiêu dùng thì chẳng khác nào “bán quạt mùa đông, buôn hồng mùa hè”. Do đó, buôn bán ngoài việc có đồng vốn, có nghệ thuật buôn bán còn phải có kinh nghiệm nữa. Chẳng hạn như, “bán gà kiêng ngày gió, bán chó kiêng ngày mưa” vì thời tiết ấy bán không được giá… Buôn bán thì phải nghĩ đến đồng lãi, nhưng “ăn lãi tùy chốn, bán vốn tùy nơi” để còn giữ mối làm ăn lâu dài. Hoặc giả, “trong vốn thì nài, ngoài vốn thì buôn” để làm sao vừa thu được lời vừa không làm mất khách. Muốn gì thì muốn, trong việc buôn bán phải biết tính toán, không những thế mà còn phải tính kỹ nữa, bởi vì “lộn con tán bán con trâu”, “bút sa gà chết”; không nên “bán bò tậu ễnh ương, bán bò mua dê về cày”, “mua quan tám, bán quan tư”. Và điều quan trọng nữa là phải biết tiết kiệm, chứ không phải “có đồng nào xào đồng ấy”, “bóc ngắn cắn dài” thì có ngày cũng sập tiệm, có khi phải “bán vợ đợ con” để trả nợ. Cho nên, từ ngày xưa ông bà ta đã dạy “buôn tàu, bán bè không bằng ăn dè hà tiện”. “Hà tiện mới giàu, cơ cầu mới có”, “năng nhặt chặt bị” đã tích lũy được nhiều tiền rồi thì phải biết dùng số vốn đó để đầu tư thêm cho công ăn việc làm để sinh thêm đồng lời nữa. Bởi vì “tiền trong nhà tiền chửa, tiền ra cửa tiền đẻ” còn nếu không thì cũng chẳng qua là “tiền dư thóc mục”. Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã biết coi “khách hàng là thượng đế” rồi. Vì vậy, người ta thường rỉ tai nhau “bán hàng chiều khách”, “bán rao chào khách”. Người buôn bán nét mặt phải tươi cười, nói năng phải nhỏ nhẹ, hòa nhã, khéo léo chiều khách để vừa lòng khách, để “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, bởi vì “lời nói quan tiền, thúng thóc”, chứ không ai bán hàng mà lại nói với khách theo kiểu “bầu dục chấm mắm cáy” thì buôn bán làm sao thành công được. Bên cạnh đó, người buôn bán rút ra kinh nghiệm “bán chịu mất mối hàng”, cách tốt nhất trong buôn bán là “tiền trả mạ nhổ”, “tiền trao cháo múc”… trừ những mối làm ăn lâu năm, có uy tín thì họa may còn cho thiếu chịu được, chứ ngoài ra thì không nên. Trong buôn bán người xưa cũng khuyên không nên “bán hàng nói thách, làm khách trả rẻ” mà chỉ nên “thuận mua vừa bán” để giữ được khách để mà làm ăn lâu dài, bởi vì “quen mặt đắt hàng”. Trong những tình huống làm ăn không thuận lợi, thì kinh doanh trong nhiều trường hợp phải biết chấp nhận thất bại, chấp nhận lỗ để tuôn hàng ra mà sớm thu hồi đồng vốn về, vì vậy, có những trường hợp ngoài ý muốn thì người kinh doanh phải biết “bán rẻ còn hơn đẻ lãi”, “chẳng được ăn cũng lăn được vốn” chứ không phải chỉ biết ngâm hàng đợi đến lúc giá lên. Một điều quan trọng trong buôn bán làm ăn là phải biết giữ chữ tín chứ không thể “ăn xổi ở thì” được. Thiếu nợ thì phải trả nợ, nói một là một, hai là hai, mua chịu phải nhớ, chứ không nên ăn quịt: Mất trâu thì lại tậu trâu Những quân cướp nợ có giàu hơn ai. Muốn làm ăn lâu dài với nhau thì đừng quên “có qua có lại mới toại lòng nhau”, chứ không phải chỉ bo bo thủ lợi một mình. Bên cạnh đó, người buôn bán cũng phải biết giữ đạo đức trong kinh doanh. Không thể chấp nhận một ai đó làm ăn theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”, “bán mướp đắng giả làm bầu”, “bán mạt cưa giả làm cám”… Đâu phải chỉ có việc người bán mới cần có kinh nghiệm, mà người mua cũng cần phải có kinh nghiệm, có nghệ thuật mua nữa, nếu không sẽ mua lầm, sẽ chịu cảnh “tiền mất tật mang”. Hoặc không khéo thì “tiền chinh mua cá thối”, chỉ có những kẻ dại dột mới: Vàng mười chê đắt không mua Mua lấy vàng bảy thiệt thua trăm đường. Các mặt hàng phổ biến ngày xưa đều được người tiêu dùng truyền đạt kinh nghiệm để mà lựa chọn cho được miếng ngon, hàng tốt: Mua thịt thì chọn miếng mông Lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi. Hoặc: Mua cá thì phải xem mang Mua bầu xem cuống mới toan không lầm. Hay: “mua trâu xem sừng, mua chó xem chân”. Thường thường thì “mua nhầm, bán không nhầm” cho nên người mua phải cẩn thận, lựa chọn kỹ, phải biết mặc cả, biết thêm bớt để “mua thì thêm, nêm thì nhặt”… Ca dao, tục ngữ nói lên những kinh nghiệm, những nghệ thuật, những phương thức… kinh doanh của cha ông. Lẽ dĩ nhiên, mỗi thời mỗi khác, việc kinh doanh ngày nay không giống như ngày xưa, nhưng những gì được lưu truyền qua ca dao, tục ngữ sẽ mãi mãi là bài học hữu ích đối với những ai quan tâm đến chuyện kinh doanh. Trần Quang Diệu * Những câu tục ngữ – ca dao dẫn trong bài được trích từ “Doanh nghiệp Việt Nam xưa và nay” của tác giả Lê Minh Quốc. NXB Trẻ – 2004.
Ẩm Thực Xa Xưa Qua Ca Dao Tục Ngữ
Một năm có 12 tháng, theo kinh nghiệm dân gian thì tháng 10 (âm lịch) là tháng mà các sản phẩm nông nghiệp đạt tỷ lệ hàm lượng vitamin cao, ngon, béo, chất lượng cao nhất. Ví dụ như: Bầu tháng chín, bín tháng mười (bín: bí đao); Tháng sáu gọi cấy rào rào
Việc lựa chọn bộ phận ngon để thưởng thức không chỉ được thực hiện ở các con vật nuôi mà còn cả ở các loại rau quả trong bữa ăn hàng ngày như : Cần ăn cuống, muống ăn lá; Chuối hàng sau, cau hàng trước; Ăn dứa đằng đít, ăn mít đằng đầu… Từ xưa đến nay, việc lựa chọn vật phẩm phục vụ cho việc ăn uống của các bà nội trợ còn được dựa vào đặc điểm riêng, tính chất của sự vật bằng thị giác, vị giác và xúc giác để phân biệt, lựa chọn vật phẩm cho vừa ý và đảm bảo chất lượng như: Béo như chim ra ràng; Chắc như cua gạch; Ngọt như đường, cay như ớt, đắng như mật công…
Chẳng hạn sự kết hợp giữa các gia vị vào các món ăn cũng được tính toán hợp lý như: thịt mỡ đi với dưa hành, củ kiệu; lòng, trứng vịt lộn, cá trê, ốc, thịt vịt (hàn) phải ăn với húng, tía tô, gừng, rau răm, muối tiêu, nước mắm gừng (nhiệt); nước dừa thêm muối, ốc hấp lá gừng: ốc, lá gừng… Ngoài khía cạnh âm dương, người Việt Nam còn biết cấu tạo món ăn thức uống một cách hài hoà theo ngũ hành trong việc dung hoà các vị cay (kim), chua (mộc), mặn (thuỷ), đắng (hoả), ngọt (thổ) như : Trâu tỏi, bò gừng; Lanh chanh như hành không muối; Ăn gỏi cá mè không lá mơ.
Các thức ăn với cơm thường là những thứ thanh đạm, bình dị như quả cà, bát mắm hay con tép con tôm, …Ví dụ như: Cơm cà là gia bản; Cơm với cá như mạ với con… Và rau là một món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt, có cơm là có rau: Cơm phải rau, đau phải thuốc; “Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không có kèn trống” vv và vv…
Vì thế vật dụng nhà bếp “con dao sắc” sẽ làm cho món ăn ngon hơn, miếng chặt, thái, bày biện trông sẽ đẹp mắt hơn. Ví dụ: Thịt nạc dao pha, xương xẩu rìu búa; Thịt mỡ dao bầu hoặc Cau già dao sắc lại non… Bảo quản đồ ăn thức uống cũng là khâu rất quan trọng để giữ món ăn được tươi lâu, giữ được hàm lượng dinh dưỡng : “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư; “Bánh giầy phải đậy bằng nong, bài học vỡ lòng đã rệt hai chân”. Bất cứ việc gì có chừng mực thì đều mang lại hiệu quả cao, ăn uống cũng vậy, không nên ăn uống quá nhiều. Miếng ăn chỉ ngon khi ăn đúng mức, nếu ăn quá sẽ không còn cảm giác ngon nữa. Ví như: Ăn lấy thơm lấy tho chứ không ai ăn lấy no lấy béo… Nếu ăn quá độ sẽ mang hại vào thân: Ngon mồm ôm bụng.
Tất cả những tri thức dân gian truyền thống mà ông cha ta đã đúc rút đều thể hiện sự thích ứng, hòa hợp giữa con người với tự nhiên và vạn vật xung quanh. Nó được phản ánh trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ của người nông dân với sinh hoạt hàng ngày và lao động sản xuất.
Phong Cảnh Việt Qua Tục Ngữ, Ca Dao, Thơ Ca
Ai lên làng Quỷnh hái chèHái dăm ba lá xuống khe ta ngồi! Hà Nội: Muốn ăn cơm trắng cá mèThì lên làng Quỷnh hái chè với anhMuốn ăn cơm trắng cá rôThì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!
Đường vô xứ Nghệ quanh quanhAi về Hà Nội ngược nước Hồng Hà
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng
Bườm giong ba ngọn vui đà nên vuiĐường về xứ Lạng mù xa…Có về Hà Nội với ta thì vềĐường thủy thì tiện thuyền bèĐường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
Ai đi trẩy hội chùa HươngLàm ơn gặp khách thập phương hỏi giùmMớ rau sắng, quả mơ nonMơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?
Ngày xuân cái én xôn xaoCon công cái bán ra vào chùa HươngChim đón lối, vượn đưa đườngNam mô đức Phật bốn phương chùa này.
Ra đi anh nhớ Nghệ AnNhớ Thanh Chương ngon nhútNhớ Nam Đàn thơm tương…
“Tiếng đồn cá mát sông GăngDẻo thơm ba lá, ngon măng chợ Cồn.”
Hà Tĩnh:
Ai về Nhượng Bạn thì vềGạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.
” Yến sào Vinh SơnMẹ bồng con ra ngồi ái TửCửu khổng cửa rònNam sâm Bố TrạchCua gạch Quảng KhêGái trông chồng đứng núi Vọng PhuBao giờ nguyệt xế, trăng luNghe con chim kêu mùa hạ, biết mấy thu gặp chàng. Sò nghêu quán HànRượu dâu Thuận Lý…”
Quảng Trị:
Đi mô cũng nhớ quê mìnhNhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.
“Quít giấy Hương CầnCam đường Mỹ LợiVải trắng Cung ViênNhãn lồng phụng tiêuĐào tiên Thế miếuThanh trà Nguyệt biếudâu da làng TruồiHạt sen Hồ Trịnh…”
Quảng Nam:
Nem chả Hòa VangBánh tổ Hội AnKhoai lang Trà KiệuRượu thơm Tam kỳ…
Cô gái làng SonKhông bằng tô don Vạn Tường.
Quảng Ngãi:
Ai về Quảng Ngãi quê taMía ngon, đường ngọt, trắng ngà dễ ănMạch nha, đường phổi, đường phènKẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền
“Mứt gừng Đức PhổBánh nổ Nghĩa HànhĐậu xanh Sơn Tịnh”.
Mạch nha Thi PhổBánh nổ Thu XàMuốn ăn chà làLên núi Định Cương
Bình Định:
“Gỏi chính Châu TrúcBánh tráng Tam quanNón lá Gò GăngNem chua chợ Huyện”
Công đâu công uổng công thừaCông đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan
Muốn ăn bánh ít lá gaiLấy chồng Bình Định sợ dài đường đi…
Quảng Nam nổi tiếng bòn bonChả viên Bình Định vừa ngon vừa lànhChín mùi da vẫn còn xanhMùi thơm cơm nếp, vị thanh đường phèn…
Bình Định có núi Vọng PhuCó đầm Thị Nại, có cù lao XanhEm về Bình Định cùng anhĐược ăn bí đỏ nấu canh nước dừa
“Xoài đá trắngYến xào Hòn Nội Phú Yên:
Sắn Phương lụa”
Vịt lộn Ninh HòaTôm hùm Đinh BaNai khô Diên KhánhCá tràu Võ cạnhSò huyết Thủy Triều…
Phan Rí, Phan Thiết (Bình Thuận) :Cô kia bới tóc cánh tiênGhe bầu đi cưới một thiên cá mòiChẳng tin giở thử ra coiRau răm ở dưới cá mòi ở trên
Miền Nam
Sài Gòn:
Trầu Bà Điểm xẻ ra nửa láThuốc Gò Vấp hút đã một hơiBuồn tình gá nghĩa mà chơiHay là anh quyết ở đời với em?
Chị Hươu đi chợ Đồng NaiBước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò
Đất Sài Gòn nam thanh nữ túCột cờ Thủ Ngữ thật là caoVì thương anh em vàng võ má đàoEm tìm khắp chốn nhưng nào thấy anh.
Tiếng đồn chợ xổm nhiều khoaiĐất đỏ nhiều bắp, La Hai nhiều đường.
Khánh Hòa:
Đường Sài Gòn cong cong quẹo quẹo Gái Sài Gòn khó ghẹo lắm anh ơi
Đèn Sài Gòn (Cầu Tàu) ngọn xanh ngọn đỏ Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu Anh về học lấy chữ nhu Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ.
Đi đâu mà chẳng biết ta Ta ở Thủ Đức vốn nhà làm nem.
Nhà Bè nước chảy chia hai Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về
Biên Hòa có bưởi Thanh Trà Thủ Đức nem nướng, Điện Bà Tây Ninh.
Chợ Sài Gòn cẩn đá Chợ Rạch Giá cẩn xi măng Giã em xứ sở vuông tròn Anh về xứ sở không còn ra vô.
Trúc mọc bờ ao kêu bằng trúc thủy Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa. Viết thư thăm hết mọi nhà Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em
Chợ Sài Gòn đèn xanh đèn đỏ Anh coi không tỏ anh ngỡ đèn tàu Lấy anh em đâu kể sang giàu Rau dưa mắm muối có nơi nào hơn em.
Anh ngồi quạt quán Bến Thành Nghe em có chốn anh đành quăng om! Anh ngồi quạt quán Bà Hom Hành khách chẳng có, đá om quăng lò.
Bình Dương:
Ăn bưởi thì hãy đến đâyVào mùa bưởi chín, vàng cây trĩu cànhNgọt hơn quít mật, cam sànhBiên Hòa có bưởi trứ danh tiếng đồn
Biên Hòa bưởi chẳng đắng theĂn vào ngọt lịm như chè đậu xanh.
Chim bay về núi Biên HòaChồng đây vợ đó ai mà muốn xa
Ai ơi về Đại Phố ChâuThăm núi Châu Thới, thăm cầu Đồng Nai.
Đồng Nai gạo trắng nước trongAi đi đến đó thời không muốn về
Đồng Nai nước ngọt gió hiềnBiên Hùng muôn thuở tiếng truyền an vui
Ai qua Phú Hội, Phước Thiền (Thành)Bâng khuâng nhớ mãi sầu riêng Long Thành
Hết gạo thì có Đồng NaiHết củi thì có Tân Sài chở vô
Sông Đồng Nai nước trong lại mátĐường Hiệp Hòa lắm cát dễ điGái Hiệp Hòa xinh như hoa thiên lýTrai Hiệp Hòa chí khí hiên ngang.
Long An:
Gái Tầm Vu đồng xu ba đứaCon trai Thủ Thừa cưỡi ngựa xuống mua
Đèn nào cao bằng đèn Ba GácGái nào bạc bằng gái chợ GiồngAnh thương em từ thuở mẹ bồngBây giờ em khôn lớn, em lấy chồng bỏ anh(Bến Lức – Long An)
Anh muốn về Long An, Vàm CỏMấy lời em to nhỏ, anh bỏ sao đànhChừng nào chiếc xáng nọ bung vànhNúi kia hết đá, anh mới đành xa em.
Bến Tre:
Bến tre dừa ngọt sông dàiNơi chợ Mõ Cày có kẹo nổi danhKẹo Mõ Cày vừa thơm vừa béoGái Mõ Cày vừa khéo vừa ngoanAnh đây muốn hỏi thiệt nàngLà trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng?
Bến Tre biển rộng sông dàiAo trong nuôi cá, bãi ngoài thả nghêu
Muối khô ở Gảnh mặn nồngGiồng Trôm, Phong Nẫm dưa đồng giăng giăng
Bến Tre trai lịch, gái thanhNói năng duyên dáng ai nhìn cũng ưa.
Tiền Giang:
Gò Công giáp biển nổi tiếng mắm tôm chàMắm tôm chua ai ai cũng chắc lưỡi hít hàSài Gòn, chợ Mỹ ai mà không hay.
Sông vàm Cỏ nước trong thấy đáyDòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàngAi về Mỹ Thuận, Tiền GiangCó thương nhớ gã đánh đàn năm xưa?
Phượng hoàng đậu nhánh vông nemPhải dè năm ngoái cưới em cho rồiNgã tư chợ Gạo nước hồiTui chồng mình vợ còn chờ đợi ai.
Đồng Tháp:Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánhNước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
Muốn ăn bông súng mắm khoThì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm
Tháp Mười nước mặn đồng chuaNửa mùa nắng cháy, nửa mùa nước dâng.
Tháp Mười sinh nghiệp phèn chuaHổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng
Ai ơi về miệt Tháp MườiCá tôm sẳn bắt, lúa trời sẳn ăn.
Đèn nào sáng bằng đèn Sa ĐécGái nào đẹp bằng gái Nha MânAnh thả ghe câu lên xuống mấy lầnThương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run.
Hoa Sa ĐécNem Lai Vung vừa chua vừa ngọtQuít Lai Vung võ đỏ ruột hồng
Cần Thơ gạo trắng nước trong Cần Thơ:
Bến Ninh Kiều
Ai đi đến đó thời không muốn về
Đất Cần Thơ nam thanh nữ túĐất Rạch Giá vượn hú chim kêuQuản chi nắng sớm mưa chiềuLên voi xuống vịnh cũng trèo thăm em.
Cần Thơ là tỉnh, Cao Lãnh là quêAnh đi lục tỉnh bốn bềMãi lo buôn bán không về thăm em.
Bạc Liêu:Sông nước Bạc Liêu Lục tỉnh có hạt Ba XuyênBạc Liêu chữ đặt, bình yên dân ràyMâu Thìn vốn thiệt năm nayMột ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang.Phong Thạnh vốn thiệt tên làngGiá Rai là quận, chợ làng kêu chung.Anh em Mười Chức công khùngBị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan…
Bạc Liêu nước chảy lờ đờDưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu.
Kiên Giang:
Vịt nằm bờ mía rỉa lôngCám cảnh thương chồng đi thú Hà Tiên
Trai nào khôn bằng trai Long MỹGái nào mũ mỹ bằng gái Hà Tiên.
U Minh, Rạch Giá thị hóa Sơn TrườngDưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua.
Cà Mau:
Rau đắng nấu với cá trêAi đến đất Mũi thì “mê” không về!
Cà Mau khỉ khọt trên bưngDưới sông sấu lội, trên rừng cọp um.
Cà Mau hãy đến mà coiMuỗi kêu như sáo thổiĐĩa lội lềnh như bánh canh.Rừng U Minh là nơi trú ngụ của nhiều loài thú rừng, chim muông.Rừng quốc gia U Minh Hạ
Mỗi địa danh, mỗi vùng miền có một kho tàng ca dao dân ca nói riêng, nói lên vẽ đẹp về thiên nhiên, về con người, về món ăn đặc sản. Nhưng tất cả đều mang một nét chung đó là thể hiện tình cảm, những suy nghĩ của con người Việt Nam về những vùng đất trù phú của quê hương ta.
Mỗi câu ca dao, tục ngữ, những bài thơ đều phảng phất những nét đẹp về con người, về sự trù phú mà thiên nhiên đã ban tặng cho những vùng đất nơi đây. Nơi mà con người hiền hòa, thân thiện và hiếu khách, quanh năm cần mẫn với ruộng đồng, chịu thương chịu khó. Nơi mà những vùng đất với những con người anh dũng, bất khuất chống giặc ngoại xâm, sẵn sàng ngã xuống để mang lại độc lập tự do, ấm no cho đất nước. Nơi có những tài nguyên màu mỡ, phong phú mà thiên nhiên, tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho con người Việt Nam chúng ta.
Phụ Nữ Việt Nam Qua Ca Dao, Tục Ngữ
Thật vậy, người Việt Nam từ rất sớm đã có quan niệm hết sức nghiêm túcvề vấn đề tái sản xuất con người mà cụ thể là duy trì nòi giống. Truyềnthuyết Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ mú kể rằng sau trận đại hồng thủy, mọingười trên thế gian đều chết hết, chỉ còn lại hai anh em nhà nọ. Họ bèn nghe lờichim thần lấy nhau để duy trì nòi giống. Hành động “loạn luân” này chẳngnhững không bị người đời sau lên án mà ngược lại còn được bày tỏ thái độ triân, đủ thấy trách nhiệm duy trì nòi giống được ông cha ta coi trọng đến mứcnào.Trong công việc duy trì nòi giống thì giống cái giữ vai trò chính còn giốngđực chỉ giữ vai trò phụ. Bởi vậy mà các hình tượng thuộc tín ngưỡng phồn thựcđược tôn thờ phần lớn là các bộ phận sinh dục nữ. Ngay cả ông Địa, đã gọi là“ông” mà vẫn được mang hình tướng y hệt người phụ nữ có mang sắp sinh.Trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, vai trò sinh đẻ của người phụ nữ luônđược đề cao:– Con chim se sẻ nó đẻ cột đìnhBà ngoại đẻ má, má đẻ mình em ơi– Có chồng mà chẳng có conKhác gì hoa nở trên non một mình
Bởi vậy mà ngày xưa đàn ông chọn vợ rất coi trọng tiềm năng sinh sản:– Đàn ông không râu bất nghìĐàn bà không vú lấy gì nuôi con– Những người thắt đáy lưng ongĐã khéo chiều chồng lại khéo nuôi conNhững người phụ nữ không có khả năng sinh con bị xem là có tội, chồngcó thể đi lấy vợ khác, thậm chí người vợ đó phải chủ động đi cưới vợ khác chochồng để nối dõi tông đường. Những người phụ nữ không con, do đó, càngthêm bất hạnh, bị rẻ rúng, khinh khi: “Cây độc không trái, gái độc không con”.Xây dựng nề nếp gia phongNuôi dạy con cáiTrong gia đình Việt Nam, người phụ nữ chịu trách nhiệm chính trong việcnuôi dạy con cái, được xem là “nội tướng”, người nội trợ trong gia đình. Chínhngười mẹ đã mang nặng đẻ đau và nuôi dạy con khôn lớn:– Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưaMiệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương– Gió mùa thu mẹ ru con ngủNăm canh chầy thức đủ vừa nămChẳng những nuôi lớn phần xác, mẹ còn nuôi lớn con phần hồn bằng lờiru nồng nàn tình nghĩa và dạy dỗ con nên người:
– Phúc đức tại mẫu– Mẹ ngoảnh đi, con dại; mẹ ngoảnh lại, con khôn– Mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con khônKhi con cất tiếng nói bi bô đầu đời, người mẹ cảm thấy vô cùng hạnhphúc:Có vàng vàng chẳng hay phôCó con, con nói trầm trồ mẹ ngheKhi con lớn lên một chút, chính mẹ là người chỉ bảo, dìu dắt con đi trênmọi bước đường:Ví dầu cầu ván đóng đinhCầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó điKhó đi mẹ dắt con đi…Chính vì vậy mà người mẹ, người bà chịu hoàn trách nhiệm về đứa con,đứa cháu của mình: “Con dại cái mang”, “Mẹ nào con nấy”, “Con hư tại mẹ,cháu hư tại bà”… Hầu như tạo hóa sinh ra người phụ nữ là để hy sinh chochồng con:Có con phải khổ vì conCó chồng phải gánh giang sơn nhà chồngSo với cha thì công lao của người mẹ thường nặng hơn nhiều: “Cha sinhkhông bằng mẹ dưỡng”. Bởi vậy mà mồ côi cha vẫn không khổ bằng mồ côimẹ:
Mồ côi cha ăn cơm với cáMồ côi mẹ liếm lá đầu chợTình phụ tử sâu nặng đã đành, nhưng tình mẫu tử lại có thêm sự cảmthông sâu sắc:Chiều chiều ra đứng ngõ sauTrông về quê mẹ ruột đau chín chiềuVẳng nghe chim vịt kêu chiềuBâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đauMá ơi đừng gả con xaChim kêu vượn hú biết nhà má đâuNgười mẹ đặc biệt lo cho tương lai hạnh phúc của con gái khi đến tuổi lấychồng:Mẹ mong gả thiếp về vườnĂn bông bí luộc, dưa hường nấu canhLời mẹ căn dặn con gái trước khi về nhà chồng thật tha thiết, cho thấytrách nhiệm nặng nề của người phụ nữ:Con gái lớn ơi, mẹ bảo đây nàyHọc buôn học bán cho tày người taCon đừng học thói chua ngoaHọ hàng ghét bỏ, người ta chê cười…Con ơi, nhớ bấy nhiêu lờiChính vì gắn bó nhiều với mẹ nên đứa con cũng dễ gắn bó và yêu thươngbên ngoại. Nếu đứa con gắn bó bên nội chủ yếu là ở quan niệm về huyết thốngthì lại gắn bó với bên ngoại chủ yếu là ở tình cảm. Nếu có gặp biến cố lớn tronggia đình thì đứa con thường trôi dạt về quê ngoại như “lá rụng về cội”: “Tấn vềnội, thoái về ngoại”, “Cháu bà nội, tội bà ngoại”. Riêng giữa cháu và bà ngoạiluôn có một mối tình đặc biệtGìn giữ hạnh phúc gia đìnhVai trò này chủ yếu thể hiện trong mối quan hệ với chồng mà trước hết làviệc “chiều chồng”. Người phụ nữ Việt Nam có truyền thống yêu thương chồngtha thiết, vượt trội hẳn tình yêu thương của chồng:– Gái thương chồng đương đông buổi chợTrai thương vợ nắng quái chiều hôm– Chồng em áo rách em thươngChồng người áo gấm xông hương mặc ngườiTrong gia đình, người phụ nữ luôn hết lòng chăm lo cho chồng như mộtngười phục vụ nhiệt tình:Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vânNay anh học gần, mai anh học xaLấy chồng từ thuở mười baViệc cửa việc nhà anh bỏ cho tôi
Tuy là phái yếu nhưng họ lại luôn có ý thức che chở cho chồng:– Trời mưa ướt lá trầu vàngƯớt em em chịu, ướt chàng em thương– Em nghe anh đau đầu chưa kháEm băng đồng chỉ sá hái ngọn lá cho anh xôngƯớc chi nên đạo vợ chồngĐổ mồ hôi thì em quạt, ngọn gió lồng thì em cheNhững hành động cao cả nói trên tóm lại là ở đức hi sinh cao cả của người phụnữ Việt Nam, trước hết là đối với chồng:Thương chồng nên phải lội sôngVì chồng nên phải ăn ròng bẹ mônSo với nam giới thì người phụ nữ Việt Nam có truyền thống thủy chunghơn nhiều:– Chưa chồng đi dọc đi ngangCó chồng thì thẳng một đàng mà đi– Có chồng thì phải theo chồngChồng đi hang rắn hang rồng cũng theoNgay cả khi chồng ruồng bỏ, họ vẫn nhẹ nhàng van lơn một cách khiêmnhường, từ tốn:Chàng ơi phụ thiếp mà chiThiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòngĐặc biệt, khi chồng giận dữ, vai trò dàn xếp của người vợ vô cùng quantrọng:Chồng giận thì vợ bớt lờiCơm sôi nhỏ lửa mấy đời cơm khêLàm kinh tếNgười phụ nữ Việt Nam là trung tâm kinh tế của gia đình. Họ vừa là thủquỹ (“Trai có vợ như giỏ có hom”), vừa là người cân đối chi tiêu. Người vợhiền thục, đảm đang là thứ tài sản vô cùng quý giá của chồng:Làm trai lấy được vợ hiềnNhư cầm đồng tiền mua được của ngonVề hình thức thì gia đình Việt Nam có vẻ nam quyền, như thực chất lại rấtbình đẳng, thậm chí tiếng nói của người vợ là quyết định:– Lệnh ông không bằng cồng bà– Ông tha mà bà chẳng thaLàm nên cái lụt hăm ba tháng mườiChính vì vậy mà lối sống “sợ vợ” trở nên hết sức phổ biến trong xã hộiViệt Nam. Người vợ đóng vai trò không nhỏ trong mọi thành công của chồng:“Giàu nhờ bạn, sang nhờ vợ”. Tài sản trong gia đình có được cũng là nhờ “củachồng công vợ”. Vợ là người đồng chí của chồng:Vợ chồng như đôi cu cu
Chồng thời đi trước, vợ gật gù theo sauMọi việc trong nhà, dù nặng hay nhẹ, đều có sự góp công của người phụnữ thì mới thành công: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Hìnhảnh “Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa” trở nên vô cùng quen thuộc trong tâmthức người Việt Nam. Bởi vậy, cảnh người đàn ông làm lụng dãi dầu lẻ loi mộtmình bao giờ cũng lạ lẫm:Chú kia mà vợ chú đâuChú đi bắt ốc hái rau một mìnhÁp lực công việc trong gia đình luôn đè nặng lên đôi vai người phụ nữ:Có chồng chẳng được đi đâuCó con chẳng được đứng lâu một giờ.Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với việc thức khuya dậysớm:Nửa đêm ân ái cùng chồngNửa đêm về sáng gánh gồng ra điKhi chồng đi xa hay qua đời, người vợ phải vừa làm dâu, vừa làm mẹ, vừalàm cha để quán xuyến mọi công việc trong gia đình:Con thơ tay ẵm tay bồngTay dắt mẹ chồng đầu bạc như bôngĐấu tranh chống ngoại xâmNgay từ buổi đầu chống ngoại xâm, người phụ nữ Việt Nam đã thể hiệnvai trò đặc biệt, thậm chí đi đầu của mình. Họ không phải chỉ biết chăm lo chogia đình mà khi cần cũng sẵn sàng xả thân vì nước vì nhà. Tấm gương BàTrưng, Bà Triệu là điển hình cho truyền thống “Giặc đến nhà đàn bà cũngđánh”:Vú dài ba thước giắt lưngCưỡi voi gióng trống trong rừng chạy raCũng toan gánh vác sơn hàCho Ngô biết mặt đàn bà Việt NamĐặc biệt, qua lời ru nồng nàn, người phụ nữ đã hun đúc cho con truyềnthống yêu nước chống ngoại xâm:Ru con, con ngủ cho lànhĐể mẹ gánh nước rửa bành con voiMuốn coi lên núi mà coiCó bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồngĐể đối mặt với kẻ thù, người phụ nữ Việt Nam chân yếu tay mềm nhưngsẵn sàng luyện tập võ nghệ để trở thành anh hùng:– Ai vô Bình Định mà coiCon gái Bình Định đánh roi đi quyền– Ai về Cao Lãnh mà coiCon gái Cao Lãnh bỏ roi đi quyền
Khi kẻ thù giày xéo quê hương, người phụ nữ Việt Nam sẵn sàng xông ratrận tiền diệt lũ bán nước và cướp nước:Gái Ba Tri mày tằm mắt phụngGiặc tới nhà chẳng vụng huơ daoNhưng phổ biến nhất là vai trò tiếp tế hậu cần của người phụ nữ trongcông cuộc chống ngoại xâm:Con ơi con ngủ cho ngonĐể mẹ tiếp tế ba con đánh thùKết luậnTừ trong truyền thống, người phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò lớn laotrong gia đình và xã hội. Hình ảnh người mẹ, người bà, người chị hiện lên trongtâm thức dân tộc như một biểu tượng của tinh thần chăm chỉ cần cù, chịuthương chịu khó và giàu đức hi sinh.Nhưng vượt lên tất cả, người phụ nữ Việt Nam có vai trò gìn giữ các giátrị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tạo hóa sinh ra họ như là đại diện cho bảnsắc văn hóa linh hoạt của dân tộc: vừa dịu dàng, vừa cứng cỏi; vừa là người chủtrong gia đình, lại vừa là người phục vụ; dù được tôn trọng nhưng vẫn không ỷlại. Chính vì vậy mà người phụ nữ trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam.Điều đó giải thích vì sao phần lớn các hình thức tín ngưỡng bản địa ở Việt Namđều gắn với yếu tố nữ và người phụ nữ trở thành đối tượng thông linh trong đờisống tâm linh của cư dân bản địa Việt Nam.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nghề Buôn Xưa Qua Tục Ngữ, Ca Dao trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!