Cập nhật nội dung chi tiết về Món Ngon Hà Thành Trong Ca Dao, Tục Ngữ mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thủ đô Hà Nội từ lâu đã được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến là mảnh đất nghìn năm văn hiến. Là nơi hội tụ, kết tinh, lan tỏa những món ăn ngon của mọi miền đất nước. Người Hà Nội tinh tế, tài hoa đã chắt lọc của ngon, vật lạ về đây, tạo nên một dấu ấn văn hóa ẩm thực rất riêng. Và không có gì quá ngạc nhiên, khi dấu ấn ẩm thực Hà Thành được tái hiện trong kho tàng văn học dân gian của người Việt qua những câu ca dao, tục ngữ vô cùng gần gũi, bình dị.
Thật hiếm nơi nào có nhiều tên phố, tên đường, tên làng gắn liền với những cái tên gợi “hồn ăn uống” như Hà Nội. Nào phố Chả Cá, Hàng Cháo, nào cốm làng Vòng, nào bưởi Phú Diễn, bánh cuốn Thanh Trì… Trải qua bao thăng trầm, biến cố của thời gian, nhiều tên phố, tên làng chỉ cần nghe đến là người ta đã liên tưởng tới những món ăn đặc trưng của nơi đó và món ngon Hà Nội cứ thế đi vào ca dao tục ngữ với bao gần gũi, trìu mến.
Cứ mỗi độ thu về Hà Nội lại nồng nàn hương cốm. Từ lâu cốm là loại quà đặc trưng của Hà Nội và được đông đảo người dân Thủ đô yêu thích. Cốm mang trong mình hương vị riêng của Hà Nội, từng hạt cốm dẻo thơm được gói trong lá sen, ăn cùng chuối trứng cuốc tạo nên một hương vị mà bất kỳ ai đã thưởng thức qua rồi cũng sẽ nhớ mãi.
“Cốm Vòng thơm mãi bàn tay
Đi xa Hà Nội nhớ ngày cốm thơm”
“Thanh Trì có bánh cuốn ngon,
Có gò ngũ Nhạc, có con sông Hồng”
“Bún ngon, bún mát Tứ Kỳ
Pháp Vân cua ốc đồn thì chẳng ngoa”
“Ai qua phố Nhổn, phố Lai,
Dừng chân ăn miếng chả Đài thơm ngon”
Còn trong những ngày thường thì người sành ăn lại tìm đến đặc sản cá rô Đầm Sét, nổi tiếng thịt thơm, ngon, béo, từng trở thành sản vật tiến vua, chúa:
“Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây”
Tương truyền rằng đầm Sét vốn là khúc sông Kim Ngưu trước kia có nối với Hồ Tây, khi nước chảy qua làng Sét thuộc xã Thịnh Liệt, Thanh Trì bị cạn lại thành một dải đầm lớn. Vào độ cuối thu khi lúa chín vàng rực trên những cánh đồng cũng là lúc cá rô căng tròn, béo vàng nhất trong năm và thịt cá có vị đậm, thơm ngon lạ kỳ. Cá rô có thể chế biến thành nhiều món ngon: cá rô rán, cá rô kho om, cá rô hấp cơm nếp… Tuy nhiên ngon và đưa cơm nhất vẫn là món canh rau cải cá rô dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn, thanh mát, bổ dưỡng.
Ngoài những món ăn nổi tiếng, mảnh đất Hà thành còn mang trong mình nhiều sản vật tưởng chừng như rất mộc mạc thân quen và đời thường nhưng cũng mang đậm hương sắc thôn quê:
“Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét
Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm, cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây.
Ổi Định Công, nhãn lồng làng Quang, vàng làng Tó, kéo vó Xóm Văn
Bằng vải, Bằng dưa, Linh cua, Tứ bún
Rau cải làng Tiếu chấm nước điếu cũng ngon
Cam canh, hồng Diến, cốm Vòng
Bán mít chợ Đông, bán hồng chợ Tây, bán mây chợ Huyện, bán quyến chợ Đào
Diêm quả đào, thuốc lào làng Nhót
Lĩnh Bưởi, lụa La, thêu hoa Ngũ Xã
Cỗ Dương Đanh, hành làng Nội, hội làng Lam, tàn làng Quán, hương án làng Đề”
Ẩm thực và nét văn hóa ẩm thực của người Hà Thành đã đi sâu vào đời sống con người, cũng như đi sâu vào những chất liệu dân gian như ca dao, tục ngữ…. một cách nhẹ nhàng, thân thuộc và thấm đượm tình cảm. Những câu ca dao, tục ngữ không chỉ lột tả được sự thi vị của món ngon Hà Thành mà còn là một tư liệu quý báu truyền lại cho nhiều thế hệ về sau để lưu giữ và lấy đó làm cốt lõi, bảo tồn và xây dựng nền văn hóa của Thủ đô ngày một phát triển hơn.
Quỳnh Trang
Thơ, Ca Dao Tục Ngữ Về Hà Nội
Thơ, ca dao tục ngữ về Hà Nội
Thăng Long Hà Nội đô thành Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ Cố đô rồi lại tân đô Ngàn năm văn vật bây giờ là đây.
*
Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
*
Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
*
Ai qua phố Nhổn, phố La Dừng chân ăn miếng chả pha thơm giòn
*
Gắng công kén hộ cốm Vòng Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.
*
Nhác trông lên chốn kinh đô Kìa đền Quán Thánh, nọ hồ Hoàn Gươm.
*
Làng tôi có lũy tre xanh Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng Bên bờ vải nhãn hai hàng Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
*
Đường về xứ bắc xa xa Có về Hà Nội với ta thì về Đường thủy thì tiện thuyền bè Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
*
Bao giờ lấp ngã ba Chanh Để ta gánh đá xây thành Cổ Loa.
*
Thanh Trì có bánh cuốn ngon Có gò Ngũ Nhạc, có con sông Hồng Thanh Trì cảnh đẹp người đông Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.
*
Sông Tô nước chảy trong ngần Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa Thon thon hai mũi chèo hoa Lướt đi lướt lại như là bướm bay.
*
The La, lĩnh Bưởi, sồi Phùng Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên.
*
Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm Cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây
*
Ổi Quảng Bá, cá hồ Tây Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người.
*
Lụa này là lụa Cổ Đô Chính tông lụa cống các cô ưa dùng.
*
Ai về đến huyện Đông Anh Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục Vương Cổ Loa hình ốc khác thường Trải bao năm tháng, nẻo đường còn đây.
*
Nhong nhong ngựa Ông đã về Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa Ông ăn.
*
Rủ nhau chơi khắp Long thành Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai. Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà Quanh đi đến phố Hàng Da Trải xem phường phố thật là cũng xinh Phồn hoa thứ nhất Long Thành Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.
Nguồn: Maxreading
Ẩm Thực Hà Nội Qua Ca Dao, Tục Ngữ
Ẩm thực Hà Nội qua ca dao, tục ngữ
Chính vì thế cái “thú ăn”, “thú uống” của người Hà Nội đã được nhiều tác giả nghiên cứu và khảo tả như: Thạch Lam sáng danh cùng “Hà Nội băm sau phố phương”; Vũ Bằng tinh hoa với “Miếng ngon Hà Nội”; Nguyễn Thị Bảy nhuần nhụy với “Ẩm thực dân gian Hà Nội”… đó là những tác phẩm được thể hiện đầy đủ và đậm nét trong Tuyển tập tác phẩm về văn hóa ẩm thực Thăng Long – Hà Nội do chúng tôi Phạm Quang Long, Bùi Việt Thắng tuyển chọn và giới thiệu.
Hà Nội là một trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của cả nước. Là nơi hội tụ tinh hoa của bốn phương đất nước, được đất trời ưu ái nên mọi của ngon vật lạ đều tích tụ lại nơi đây. Chính vì vậy nhân dân ta xưa có câu ngạn ngữ:
Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến
Bánh cuốn Thanh Trì là món ăn nổi tiếng của người Hà Nội, là đặc sản của phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Bánh được làm từ gạo gié cánh, tám thơm, tráng mỏng như tờ giấy. Để nhấn mạnh hương vị của bánh cuốn ca dao có câu:
Thanh trì có bánh cuốn ngon
Ăn vào mát ruột mắn con chồng chiều
Cứ mỗi độ thu về Hà Nội lại nồng nàn hương cốm. Từ lâu cốm là loại quà đặc trưng của Hà Nội và được đông đảo người dân Thủ đô yêu thích. Cốm mang trong mình hương vị riêng của Hà Nội, nên để thưởng thức cốm cũng phải thật tinh tế. Những câu hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về mùa thu đặc trưng của Hà Nội với hương cốm: “Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội mùa hoa sữa về thơm từng cơn gió. Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ. Cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua…”. Hương cốm vẫn nồng nàn vấn vương, và chỉ ăn một lần là nhớ mãi:
Cốm Vòng thơm mãi bàn tay
Đi xa Hà Nội nhớ ngày cốm thơm
Làng Ước Lễ, xã Tần Ước, huyện Thanh Oai, Hà Tây có nghề làm giò chả nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc và cả nước ngoài. Người Hà Nội rất mê “Giò chả Ước Lễ” món ăn không thể thiếu trong các mâm cỗ ngày giỗ, ngày tết, ngày cưới.
Muốn ăn cơm tám với giò
Cùng anh xuống phố sang đò biên cương
Hay:
Sơn Tây đất đá ong khô
Ăn cơm thì ít ăn ngô thì nhiều
Tiếng ai như tiếng xứ Đoài
Ăn cơm thì ít, ăn khoai thì nhiều
Ngoài những món ăn nổi tiếng trong mảnh đất ngàn năm này còn mang trong mình nhiều sản vật tưởng trừng như rất mộc mạc thân quen và đời thường nhưng cũng mang đậm hương sắc thôn quê.
Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét
Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm, cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây.
Ổi Định Công, nhãn lồng làng Quang, vàng làng Tó, kéo vó Xóm Văn
Ớt Định công, nhãn lồng làng Quang, vàng làng Sét.
Bằng vải, Bằng dưa, Linh cua, Tứ bún
Rau cải làng Tiếu chấm nước điếu cũng ngon
Cam canh, hồng Diến, cốm Vòng
Bán mít chợ Đông, bán hồng chợ Tây, bán mây chợ Huyện, bán quyến chợ Đào
Diêm quả đào, thuốc lào làng Nhót
Lĩnh Bưởi, lụa La, thêu hoa Ngũ Xã
Cỗ Dương Đanh, hành làng Nội, hội làng Lam, tàn làng Quán, hương án làng Đề.
Những câu ca dao nhẹ nhàng bay bổng thấm đậm tình sắc hương quê đã lột tả được những thi vị của cuộc sống của mảnh đất kinh kỳ đã mang trong mình nghìn năm tuổi. Những câu ca dao, tục ngữ này sẽ được truyền đời cho nhiều thế hệ về sau, nối tiếp truyền thống cha ông xây dựng thủ đô Hà Nội không chỉ phát triển giàu đẹp về kinh tế – xã hội mà còn là mảnh đất giàu văn hóa truyền thống.
Ẩm thực và văn hóa ẩm thực không những đi vào cuộc sống của con người mà còn ở trong các chất liệu dân gian như ca dao, tục ngữ hay thi ca của những thi sĩ tài hoa. Suy cho cùng ẩm thực cũng xuất phát từ tâm tư tình cảm và một phần máu thịt của con người, cũng giống như ca dao tục ngữ vậy. Với quá khứ, hiện tại và tương lai, ca dao, tục ngữ và văn hóa ẩm thực Hà Nội sẽ mãi mãi trường tồn trong lòng dân tộc. Qua cuốn sách này, những nét độc đáo trong ẩm thực Thăng Long – Hà Nội sẽ được gìn giữ và phát huy, là niềm tự hào của người Hà Nội. Nhìn về ngàn năm trước và hướng về ngàn năm sau.
Đặng Tình
Nhà xuất bản Hà Nội
Những Câu Tục Ngữ Về Hà Nội, Ca Dao Về Hà Nội
Thứ nhất Hội Gióng, Hội DâuThứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng. – Khuyết danh
Thứ nhất là Hội Cổ LoaThứ nhì Hội Gióng, thứ ba Hội Chèm. – Khuyết danh
Ai ơi mồng chín tháng tưKhông đi hội Gióng cũng hư mất đời. – Khuyết danh
Tháng giêng giỗ Thánh Sóc SơnTháng ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về. – Khuyết danh
Bỏ con bỏ cháu, không bỏ mồng sáu tháng giêng.Mồng sáu tháng giêng là ngày hội Cổ Loa, hội đền Sóc. – Khuyết danh
Cha đánh mẹ treo cũng không bỏ chùa Keo ngày rằm. – Khuyết danh
Mỗi năm vào dịp xuân sangEm về Triều Khúc xem làng hội xuân… – Khuyết danh
Nhớ ngày hăm ba tháng baDân Trại ta vượt Nhị Hà thăm quê…Là hội làng Lệ Mật. – Khuyết danh
Lạy trời cho cả gió lênCho cờ vua Bình Định bay trên kinh thành. – Khuyết danh
Nhong nhong ngựa ông đã vềCắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn. – Khuyết danh
Đống Đa ghi để lại đâyBên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am. – Khuyết danh
Long thành bao quản nắng mưaCửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây… – Khuyết danh
Trời cao biển rộng đất dàyNúi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi. – Khuyết danh
Làng Đam bán mắm tôm xanhLàng Họa đan đó, làng Tranh quay guồng.Đông Phù cắp thúng đi buônĐông Trạch bán thịt, làng Om vặn thừng.Tương Trúc thì giỏi buôn sừngTự Khoát đan thúng, Vẹt từng làm quang… – Khuyết danh
Hỏi người xách nước tưới hoaCó cho ai được vào ra chốn này.Và ướm lời hò hẹn:Hỡi cô đội nón ba tầmCó về Yên Phụ hôm rằm lại sang.Phiên rằm cho chính Yên QuangYêu hoa, anh đợi hoa nàng mới mua… – Khuyết danh
Văn minh đèn điện sáng lòeThông thương kỹ nghệ mọi bề chấn hưng.Chỉ cánh áo ngắn khốn cùngLàm lụng suốt tháng vẫn không đủ dùng.Bữa cơm, bữa cháo nhạt nhùngThôi đành nheo nhóc bọc đùm lấy nhau. – Khuyết danh
Ông quan ở huyện Thanh TrìMiếng mỡ thì lấy, miệng bì thì chê. – Khuyết danh
Cha đời lính Tẩy, lính TâyHễ trông thấy gái giở ngay xì xồ… – Khuyết danh
Đốc Hà áo gấm, áo hoaMẹ tôi váy đụp đã ba, bốn tầng… – Khuyết danh
Trèo lên cây gạo cao gaoLệ cheo làng Nhói độ bao nhiêu tiền? – Khuyết danh
Chẳng thơm cũng thể hoa nhàiDẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An. – Khuyết danh
Chẳng thơm cũng thể hoa maiChẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh. – Khuyết danh
Chẳng thơm cũng thể hoa nhàiChẳng thanh lịch cũng là người Thủ đô. – Khuyết danh
Hoa thơm, thơm lạ thơm lùngThơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm. – Khuyết danh
Với cô hàng bỏng kẹo làng Lủ:Mình từ làng kẹo mình raNên mình nói ngọt cho ta phải lòng.Rủ nhau xem cảnh Kiếm HồXem cầu Thê Húc xem chùa Ngọc SơnĐài Nghiêng Tháp Bút chưa mònHỏi ai gây dựng nên non nước này – Khuyết danh
Và cả đến gánh rau làng Láng cũng phải:… Mượn người lịch sự gánh lên Kinh kỳ. – Khuyết danh
Bạn đang đọc nội dung bài viết Món Ngon Hà Thành Trong Ca Dao, Tục Ngữ trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!