Cập nhật nội dung chi tiết về Hồ Chí Minh: Văn Hóa Và Đạo Lý Của Một Dân Tộc mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hồ Chí Minh: Văn hóa và đạo lý của một dân tộc
Hồ Chí Minh, theo ý kiến cá nhân tôi, là một trong những chính khách có tính đại diện cao nhất của dân tộc mình trong toàn bộ lịch sử nhân loại. Người đã có một ý thức sâu sắc về lịch sử và di sản phong phú về văn hóa và đạo lý của nhân dân Việt Nam. Vì vậy, trong các điều kiện của chủ nghĩa thực dân, sự phụ thuộc và các cuộc xâm lược của nước ngoài mà Người từng trải nghiệm, Hồ Chí Minh đã phản ánh chủ yếu về một nền văn hóa yêu nước, tự do và độc lập, trên nền tảng của những hành động anh hùng và thông tuệ của các nhân vật huyền thoại, trên những tư tưởng của các nhà chiến lược thông thái, trong những công trình nghệ thuật và văn học, trên những phong tục, tập quán được tích tụ và phát triển bởi nhân dân Việt Nam trong hàng thế kỷ.
Văn hóa và đạo lý ấy, được Hồ Chí Minh mang theo với tư cách là người đại diện cao nhất của dân tộc Việt Nam, cũng đã được nuôi dưỡng từ những đóng góp của nền văn hóa thế giới, đặc biệt là văn hóa, lịch sử Trung Quốc từ thời cổ đại và của cả Ấn Độ và một vài nước châu Á khác, cũng như của châu Âu và châu Mỹ. Trào lưu thường trực ấy của nền văn hóa thế giới đã được nhân dân Việt Nam tiếp thu và dân tộc hóa một cách tài tình trong đời sống thường nhật của mình.
Hồ Chí Minh là sự nhân cách hóa nền văn hóa và đạo lý của nhân dân Việt Nam.
Đề cập đến điều có thể được xem là những nhân tố cơ bản của bản sắc dân tộc, Hồ Chí Minh đã dẫn ra truyền thuyết về cội nguồn đất nước của người An Nam: “Chúng ta là con Rồng, cháu Tiên”. Theo đó, Rồng là Lạc Long Quân, là cha và Tiên là Âu Cơ, là mẹ. Khi lấy nhau, họ sinh hạ được một bọc trăm trứng, đẻ ra một trăm người con. Từ 100 người con và con cháu của họ sinh ra những Vua Hùng, từng trị vì đất nước hàng nghìn năm và đã sáng lập ra nhà nước đầu tiên là Nhà nước Văn Lang (Việt Nam). Hồ Chí Minh từng nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một trong những người sáng lập Nhà nước Việt Nam hiện đại, đã đánh giá cao tầm quan trọng văn hóa to lớn cho truyền thuyết nói trên và những truyền thuyết gắn với thời đại các Vua Hùng, bởi vì thời đại đó, gắn với những thành tựu trên tất cả các lĩnh vực, đã trở thành một cột mốc có ý nghĩa to lớn, bởi chính nó là nền tảng đầu tiên của lịch sử dựng nước và giữ nước(1).
Người ta cho rằng triều đại Hồng Bàng nằm trong khoảng từ năm 2879 – 258 chúng tôi Trong triều đại này, nền văn minh đồ đồng đã phát triển ở Việt Nam, được đặt tên là văn hóa Đông Sơn, bởi vì ở đấy, nằm bên bờ đông sông Mã, thuộc tỉnh Thanh Hóa ở Bắc Bộ, người ta đã tìm thấy những chiếc trống đồng đầu tiên. Cũng nằm ở trong tỉnh này, trên địa phận Mạt Sơn, người ta cũng đã phát hiện ra một chiếc chuông đồng thuộc thời đại Vua Hùng. Theo các nhà nghiên cứu thì chiếc trống và chiếc chuông nói trên đã được dùng trong các lễ tế thần. Vị giáo sư nổi tiếng người Cuba Rênê Anvarết Riốt (René Álvarez Rios), người từng nghiên cứu thời đại này, đã đưa ra những nhận xét như sau: Thời đại các Vua Hùng là có thật; các kỹ thuật và tổ chức kinh tế của thời đại đó là để lại về sau một nền kinh tế tự nhiên dựa trên hái lượm và săn bắn. Vào thời đó, trồng lúa nước đã trở thành một nghề cơ bản; nghề đúc đồng đã phát triển; con người thời đó đã bắt đầu biết đến các công cụ bằng sắt(2).
Hồ Chí Minh thường nhắc đến Thái úy Lý Thường Kiệt (l019-l105) một vị tướng lừng danh đời nhà Lý – từng trị vì Việt Nam từ 1010 đến 1225. Dù đã ở tuổi cao, Lý Thường Kiệt vẫn chỉ huy những trận đánh xuất thần vào căn cứ của nhà Tống, khi chúng rắp tâm xâm lược Việt Nam. Thái úy cũng đã đánh bại đội quân của Vương quốc Champa thời trước, một thời thịnh hành tại miền Trung Việt Nam. Hồ Chí Minh ám chỉ đến Lý Thường Kiệt trong một bức thông điệp gửi những người lớn tuổi ở Việt Nam. Người nhắc đến tấm gương của Lý Thường Kiệt với ngụ ý rằng, đối với những người yêu nước thực sự thì không bao giờ ngại hoạt động vì lý do tuổi tác(3). Lời hịch của Lý Thường Kiệt gửi các tướng sĩ khá nổi tiếng, nó tấn công quyết liệt vào những tên man rợ dám xâm phạm lãnh thổ Việt Nam bằng những lời đanh thép: “Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Theo truyền thuyết thì trong một trận đánh, khi nhận thấy tinh thần chiến đấu của quân sĩ sa sút, Lý Thường Kiệt liền dẫn quân mình đến một đền thờ hai vị tướng thế kỷ thứ VI ở gần đó. Trong đền có một người giả giọng vị thần được thờ đã đọc lên những vần thơ trong Lời hịch được coi như “lời sấm truyền” của Lý Thường Kiệt. Chỉ bằng sự diễn kịch một cách thần bí, ông đã chuẩn bị về tư tưởng, tinh thần và thể chất cho các lực lượng của mình trước khi lên đường bước vào trận chiến chống quân thù với những khí thế mới(4). Cứ như thế, Người đã trích dẫn tên tuổi của nhiều vị anh hùng dân tộc thời trước và trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong Thư gửi các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô Người viết: “Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập cửa dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau” (5).
Như một nhân vật phi thường trong lịch sử Việt Nam, rực sáng một ngôi sao: Nguyễn Trãi, nhà trí thức, nhà nhân văn, nhà chính khách với những tài năng chiến lược lớn. Trong bài BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO, bản Tuyên ngôn Độc lập của ông viết:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta thuở trước.
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc – Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xưng nền độc lập,
Cùng Hán, Tống, Đường, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có
Cho nên,
Lưu Cung tham công nên thất bại.
Triệu Tiết chí lớn phải vong thân,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cứ còn ghi;
Trong bản Tuyên ngôn, sau khi đã giành được chiến thắng trước quân Minh, ông đã công bố đạo lý của dân tộc mình:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo(6)..
Tư tưởng của Nguyễn Trãi là dựa vào lòng thương dân. Nguời đi tìm tự do và sự yên bình cho nhân dân. Người cho rằng để giành được độc lập thì cần phải dựa vào dân. Có thể nói rằng ở Nguyễn Trãi, xu hướng nhân văn của đạo Khổng đã đạt đến đỉnh cao, được các nhân tố trong nước đóng góp làm phong phú thêm. Là một nhà trí thức trung thực, Người gieo rắc lòng trung quân với vua, lòng trung hiếu với dân và lòng hiếu thảo, hai điều kiện cơ bản của một nhà Nho chân chính. Như điều Người đã hiểu, đối với đạo Khổng, ba điều kiện tốt cho việc cầm quyền là: đủ lương thảo, đủ vũ khí và được dân tin.
Một tác phẩm bậc thầy trong nền văn học Việt Nam là Truyện Kiều, một tiểu thuyết bằng thơ của đại thi hào Nguyễn Du (1766-1820). Người ta có lý khi nói rằng ông là người được biết đến nhiều nhất và là tác giả được yêu thích nhất trong nền văn học Việt Nam. Tác phẩm bậc thầy của ông, Truyện Kiều được truyền tụng rộng rãi trong cả nước đến mức được coi là cuốn cách của toàn dân tộc. Trong quá khứ, những người nông dân và thợ thủ công đã học thuộc lòng nhiều đoạn dài và những nhà trí thức nổi tiếng nhất lại càng khâm phục ông. Hiện nay, trong nước Việt Nam mới, mọi người vẫn yêu mến Truyện Kiều(7).
Mặc dù tác giả của Truyện Kiều là một người bảo vệ các quyền lợi của triều đình, song gánh nặng trách nhiệm của một trí thức chân chính làm cho ông có cảm tình với các giai cấp nghèo khổ, được thể hiện trong một ngôn ngữ rất đẹp. Chủ nghĩa hiện thực và nhân văn trong truyện Kiều đã tôn ông lên một giá trị văn hóa và lịch sử vô song. Như nhà trí thức Thanh Lường đã rất có lý khi nói rằng Nguyễn Du đã làm cho tiếng Việt những điều Puskin đã làm cho tiếng Nga(8).
Được khích lệ từ nền văn hóa đó và đạo lý đó, Hồ Chí Minh đã đấu tranh trọn cả đời mình. Tác phẩm của Người, được in trong những năm 1960 thành vài tập, tuy đã tập hợp phần lớn các bài viết của Người, nhưng vẫn chưa trọn toàn bộ sáng tác văn học của Bác. Sau khi đã xuất bản được bốn tập đầu, các nhà nghiên cứu Việt Nam lại tìm thấy những tư liệu mới.
Trong số các tư liệu mới tìm thấy thì tôi mê nhất là Lời ca thán của bà Trưng Trắc. Đối với tôi nó cứ như là báu vật văn học, một sợi chỉ bằng vàng được viền bằng ngọc thạch. Tờ Nhân Đạo (Pháp) đã đăng vào ngày 24-6-1922, với lời chú thích: Hoàng đế An Nam sắp làm khách nước Pháp. Để chào mừng Ngài, chúng tôi dành cho Ngài giấc mơ này của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, thần dân trung thành của Ngài.
Câu chuyện kể bằng thơ, giọng gay gắt, đầy mỉa mai và ám chỉ lịch sử và đạo đức của các vị vua chúa nước An Nam.
Trong thời gian đi thăm phương Bắc, Người không còn mang tên Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn, nhà yêu nước, cũng không giữ tên Hồ Quang, mà mang tên mới là Hồ Chí Minh. Với đặc tính là con người rất thực tiễn, thông qua những danh thiếp cá nhân tương ứng, Người đã tự giới thiệu mình như là một nhà báo Trung Quốc thường trú tại Việt Nam. Nhưng Người không thể đi được xa. Vừa mới vượt qua được biên giới thì Hồ Chí Minh và người dẫn đường đã bị bắt. Người ta không rõ liệu Quốc dân Đảng đã hay biết gì về sự ra đời của Việt Minh chưa, nhưng chắc đã nắm được sự tồn tại của một phong trào cách mạng từng có những cuộc nổi dậy, đình công và các hoạt động quan trọng khác, thể hiện sức mạnh của phong trào đó. Và nếu như họ xác định được đây đúng là một vị lãnh tụ đang muốn tiếp xúc với các nhà chức trách Trung Quốc, thì quả là một điều tồi tệ, bởi lẽ sự tồn tại của một lực lượng chính trị có tổ chức ở Việt Nam, về khách quan sẽ mâu thuẫn với các kế hoạch do tướng Trương Phát Khuê và người trợ thủ Tiêu Văn đang triển khai, nhằm thiết lập một Quốc dân Đảng của Việt Nam, phụ thuộc vào Quốc dân Đảng của Trung Quốc. Dĩ nhiên là Chính phủ Tưởng Giới Thạch không thể đồng ý để cho lập ra một Diên An khác tại Đông Dương. Điều chắc chắn là Hồ Chí Minh đã bị bắt ngày 29-8-1942 tại Quảng Tây.
Người ta đã bắt Người như là bắt một tù nhân chính trị và đã chuyển Người từ nhà tù này sang nhà tù khác, cho đến khi Người được trả tự do vào ngày 10-9-1943. Trọn một năm và 12 ngày bị giam cầm tại 30 nhà tù thuộc các quận huyện của Trung Quốc. Những địa điểm tàn bạo, nơi đầy rẫy sự cơ cực, bẩn thỉu, thối nát, bệnh tật, nơi pha tạp khủng khiếp giữa bọn người chuyên cờ bạc, nghiện ngập thuốc phiện, với chấy rận ghẻ lở, giang mai. Và để hành hạ nhiều hơn các đồng chí Việt Nam của Người, chúng còn cho người chạy rao tin đồn là Người đã chết trong tù. Đây là lần thứ hai người ta báo tin Người đã chết trong tù.
Như nhà thơ Phêlic Pita Rôđơrighết (Felix Pita Rodiguez) của chúng tôi đã nói, tình cảnh khủng khiếp của nhà tù làm tan nát bao cõi lòng, đã không thể làm giảm lòng tin của Người vào sự cao thượng hiểm có của con người …
Cái thứ đang ở đấy, bên cạnh Người, trong sự nhăn nhó, buồn tủi và u sầu của buồng giam, cũng là con người. Phần đáng tiếc còn 1ại và khối u của con người, đống cứt sắt đáng buồn mà chiếc cối nghiền của xã hột có thể thu bớt lại một phần, thứ xã hội mà hàng thế kỷ tồn tại và thống trị cũng không thể xóa đi, cũng chẳng che được chiếc mặt nạ của nó trong điều kiện thực sự vô nhân đạo, xa lạ với bản chất thực sự của con người.
Và điều đó Hồ Chí Minh có thể nhìn thấy được và có thể cân đo được, bởi vì chính Người, với đôi mắt quan sát của mình, là người luôn luôn đi đầu trong số họ: nhà cách mạng Hồ Chí Minh(10).
Từ 377 ngày bị giam cầm, Hồ Chí Minh đã viết nên điều được Người gọi là Nhật ký trong tù. Đây thực sự là một cuốn nhật ký trong đó nhà thơ đã ghi lại toàn bộ những điều Người quan sát được và với tất cả những sự chịu đựng thầm kín nhất. Được viết bằng một thứ chữ Hán cổ của các nhà Nho, những vần thơ, bài thơ và tứ thơ xuất hiện theo đúng mẹo, luật thơ của đời nhà Đường, triều đại hoàng kim của thi ca Trung Quốc, trong đó có Đỗ Phủ, nhà thơ được Hồ Chí Minh vô cùng ngưỡng mộ. Về tác phẩm độc nhất này của một tù nhân chính trị, Phêlic Pita Rôđrighết đã trích ra câu nói đẹp của Oan Oaimen (Walt Whitman): Ai giở cuốn sách này sẽ chạm vào một con người. Tiếp theo đấy là những vần thơ đã được Phêlic Pita dịch một cách tuyệt vời ra tiếng Tây Ban Nha. Hai câu thơ đầu của cuốn Nhật ký nói rằng:
Thân thể ở trong lao.
Tinh thần ở ngoài lao,
Có thể kể một số bài thơ tiêu biểu trong Nhật ký trong tù của Người.
Nửa đêm
Ngủ thì ai cũng như lương thiện.
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn.
Phần nhiều do giáo dục mà nên.
Bốn tháng rồi
Một ngày tù nghìn thu ở ngoài,
Lời nói người xưa đâu có sai;
Sống khác loài người vừa bốn tháng.
Tiều tụy còn hơn mười năm trời.
Bởi vì
Bốn tháng cơm không no.
Bốn tháng đêm thiếu ngủ;
Bốn tháng áo không thay.
Bốn tháng không giặt giũ
Cho nên
Răng rụng mất một chiếc
Tóc bạc thêm mấy phần
Gầy đen như quỷ đói,
Ghẻ lở mọc đầy thân:
May mà
Kiên trì và nhẫn nại,
Không chịu lùi một phân
Vật chất tuy đau khổ,
Không nao núng tinh thần.
Toàn bộ cuốn Nhật ký đã toát lên sự nhạy cảm, cái đẹp, sự mỉa mai và châm biếm; nó bộc lộ phẩm giá của những con người không chịu lùi bước trước những nguyên tắc của mình; nó nói lên niềm lạc quan của những người mang trong mình những sự nghiệp lớn. Có thể tốt hơn là nhắc lại lời mà một người bạn Cuba từng thốt lên sau khi đọc xong cuốn Nhật ký: Đây là sự cụ thể hóa bằng thơ về sự nhẫn nại kiếu Châu Á” của con người vĩ đại nhất trong tất cá những người Việt Nam. Đúng như thế, bởi lẽ “sự kiên trì kiểu châu Á” như chúng tôi ở phương Tây từng hiểu, đã thấm nhuần một triết lý sống, được hình thành sau hàng nghìn năm. Và một con người thấm đẫm như vậy với nền văn hóa đó và các đặc trưng tiên tri của Hồ Chí Minh, chỉ có thể hướng đến sự vĩ đại đó ngay cả trong những nhà giam tối tăm và tàn bạo nhất.
Sau khi ra khỏi tù và trải qua một vài cuộc phiêu lưu và bất phiêu lưu chống lại người của Tưởng Giới Thạch, Người trở về nước. Và từ đây, Người lại nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Cho đến lúc mất, Người luôn luôn tôn thờ những giá trị đạo đức mà Người cần tuân theo.
Năm 1947, Người viết thư cho giới thanh niên nói rằng để có một phong trào thanh niên mạnh thì cần phải thực hiện thắng lợi ba điểm sau:
Thanh niên phải là những người hi sinh trước thiên hạ và sướng sau thiên hạ; hãy làm tốt những điều cần làm, bất chấp mọi khó khăn; và sẵn sàng thực hiện nhiệt tình và có kết quả những công việc thuộc lợi ích quốc gia và công cộng, không màng danh lợi, lấy việc chí công vô tư làm một nguyên tắc hành xử trong quan hệ công tác cũng như trong quan hệ cá nhân. Phải là một tấm gương cần cù, tiết kiệm và thành thật, không bồng bột, tự mãn. Nói ít, làm nhiều, hữu nghị và đoàn kết với mọi nguời(11)…
Trong một cuộc gặp gỡ với Đoàn Thanh niên Cộng sản Cuba, vào nửa đầu của thập niên 1960, Hồ Chí Minh đã đề cập tới những đức tính mà những người thanh niên cần có. Sau đó, Người nói đến tầm quan trọng của gia đình và vai trò của tất cả cái đó trong tế bào chính của xã hội. Người nói về Luật hôn nhân gia đình của Việt Nam, như là cách thức mới để cải thiện chất lượng của cơ quan quan trọng này và vai trò của thanh niên trong chính sách mới của Chính phủ. Lúc đó, Người nhấn mạnh rằng đạo luật đã đạt được mục tiêu, mặc dù vẫn còn một số trường hợp thanh niên và người già còn trốn “dưới gầm bàn”.
Người là một vị lãnh tụ hiểu biết rất nhiều về lịch sử, văn hóa, phong tục và tập quán của nhân dân mình. Mười hai lời răn nổi tiếng của Người, công bố ngày 5-4-1948, đã được Giăng Lacutuya (Jean Lacouture) đánh giá như là một cuốn Cẩm nang về luân lý của Việt Nam. Trong thời kỳ đó của cuộc kháng chiến lần thứ nhất, các lực lượng quân, dân, chính đều cần phải nhớ và luôn luôn thực hiện sáu điều cấm và sáu điều có thể làm. Sáu điều cấm kỵ là:
Không làm gì có hại đến đất đai và mùa màng của dân; cũng như nhà cửa và đồ đạc của họ. Không đòi hoặc vay mượn những thứ người dân không muốn bán hoặc cho vay. Không được mang gà vịt đến nhà dân tộc thiểu số. Điều này là do phong tục cấm kỵ vì sợ hồn kẻ ác có thể nhập vào con vật. Không được nuốt lời hứa. Không được làm điều xâm phạm đến tập quán và tín ngưỡng của nhân dân (không nằm ngủ trước bàn thờ tổ tiên, không được gác chân lên lò sưởi, không được chơi đàn trong nhà, v.v.). Điều này là do tín ngưỡng của dân, sợ chơi đàn trong nhà có thể sẽ xua đuổi những thần linh đang phù hộ cho gia đình. Không làm hoặc nói bất kỳ điều gì làm cho dân chúng nghĩ rằng chúng ta coi thường họ.
Sáu điều có thể làm hoặc khuyên nên làm: Tích cực giúp đỡ dân chúng trong công việc hàng ngày (thu hoạch mùa màng, hái củi, gánh nước, giặt áo quần, v.v.). Trong những lúc rảnh rỗi, kể những câu chuyện vui, giản dị và có ích cho cuộc kháng chiến, nhưng tránh tiết lộ bí mật quốc phòng. Dạy chữ và cách giữ vệ sinh hàng ngày. Học các tập quán trong vùng, để có thể hiểu rõ và tranh thủ được cảm tình của nhân dân, cũng như để dần dần xoá bỏ khỏi đầu óc họ những sự mê tín dị đoan. Chỉ cho dân thấy mình đúng đắn chăm chỉ và kỷ luật. Và kết thúc với một vần thơ khích lệ:
Trong mười hai điểm này,
Có điểm gì là khó?
Yêu nước chúng ta có
Và điều đó không quên.
Làm thành một thói quen,
Cho anh, cho tất cả
Dân, quân đều gan dạ.
Chẳng có gì không thể,
Rễ bền cây mới khỏe,
Dân là gốc thành công(12).
Trong năm cuối đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục quan tâm đến đạo đức của những người lãnh đạo quốc gia, đặc biệt là lãnh đạo Đảng và Chính phủ. Trong bài viết dưới nhan đề Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân ngày 3-2-1969, Người khen ngợi những cán bộ và đảng viên dũng cảm và gương mẫu, đã thực hiện những công tác vẻ vang vì sự tiến bộ của đất nước. Nhưng Người nói rằng bên cạnh những nhân tố tích cực ấy, vẫn còn những cán bộ và đảng viên của Đảng mà đạo đức của họ chẳng còn gì để ước muốn cả.
Bị chủ nghĩa cá nhân thống trị, trong mọi sự việc họ chỉ biết nghĩ đến lợi ích của riêng mình. Phương châm của họ không còn là “mình vì mọi người” mà là “mọi người vì mình”. Là những người mang nặng chủ nghĩa cá nhân, họ sợ gian khổ, khó khăn, rơi vào những tham vọng, trụy lạc lãng phí và phô trương. Họ chạy theo danh lợi, tiền bạc và quyền lực, sự bợ đỡ. Sự kiêu ngạo làm cho họ không chịu lắng nghe tập thể, coi khinh quần chúng và biểu hiện gia trưởng và chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế đắm mình trong chủ nghĩa quanliêu và mệnh lệnh. Mất ý chí nỗ lực công tác và học tập và không chịu làm gì để tự cải tạo mình.
Trong sự phê phán này đối với chủ nghĩa cá nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đụng đến một vấn đề lý luận cốt lõi, bởi vì chủ nghĩa cá nhân, trong Đảng và Chính phủ, đã vi phạm quyền làm chủ của nhân dân đối với những tư liệu sản xuất cơ bản. Các nhà quản lý cho dù có cao siêu đến đâu, cũng không được quyền xâm phạm quyền và lợi ích của người làm chủ, đi đến những quyết định mà không có sự tham gia của quần chúng hoặc chiếm đoạt của cải vật chất của nhân dân. Vì vậy, ở đây Người đã kêu gọi Hãy đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng và của nhân dân lên trên hết và trước hết… Hãy kiên quyết chiến đấu chống chủ nghĩa cá nhân và nâng cao đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần tập thể, tinh thần đoàn kết, tôn trọng tổ chức, ý thức kỷ luật. Chúng ta cần bám sát thực tiễn, đi sâu vào quần chúng, tôn trọng và làm cho quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động sớm thành hiện thực(13).
Phân tích công việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới góc độ là một nhà văn hóa, một người cầm quyền, nói chung là một con người, ta không thể không reo lên đầy thán phục: Ôi! Người thật là một nhà văn hóa! Một vị lãnh đạo xuất sắc làm sao! Ở đây tôi thích nhắc lại một số tư tưởng của Khổng Tử, một con người vĩ đại khác của Đông Á, có thể áp dụng vào người cách mạng vĩ đại của thời đại chúng ta:
Về ngữ nguyên học, người cầm quyền sửa sai và chính anh ta là người đúng. Nếu anh tất cả đều đúng trong việc cầm quyền, ai lại dám không theo anh ta?
Người Vĩ đại phát huy những đức tính của người khác, không chịu theo những tật xấu của họ.
Người Vĩ đại có tầm nhìn xuyên thế giới, không thiên vị. Người Bé nhỏ, thiên vị, thì tầm nhìn không thể xuyên thế giới.
Người Vĩ đại không phải là một rôbốt.
Những đặc tính của Người Vĩ đại: Khiêm nhường, tôn trọng người trên, tốt với gia đình và những người khác, lệ thuộc và có ý thức công bằng với những người dưới quyền(14).
Người có một sự nhạy cảm đặc biệt trong việc thừa nhận các nghệ sĩ nước ngoài. Công việc nhà nước bận rộn vẫn không ngăn được Người tiếp các đoàn văn hóa. Giữa những năm 1964 và 1966, tôi có vinh dự được tháp tùng đoàn nữ nghệ sĩ pianô Cuba Xênaiđa Măngphugát (Zenaida Manfugas), Đoàn vũ Balê quốc gia Cuba và Đoàn do ca sĩ Ramôn Vêlốt (Ramón Veloz) dẫn đầu. Các cuộc tiếp kiến với Chủ tịch Hồ Chí Minh thật là đáng nhớ. Trong các cuộc gặp gỡ này, Người thừa nhận tuy không xem các buổi biểu diễn đó, nhưng luôn được thông báo về kết quả đạt được. Người khen ngợi trình độ nghệ thuật của những người Cuba, đã có một truyền thống âm nhạc tuyệt vời. Người nhắc đến tầm quan trọng phải trao đổi kinh nghiệm; cùng giảng dạy và học tập nghệ thuật lẫn nhau. Bằng cách đó có thể phát triển nền văn hóa dân tộc, tiếp thu những điều cần tranh thủ của nước khác, một điều mà nhân dân Việt Nam từng làm trong lịch sử lâu dài của mình.
Cho đến những ngày tháng cuối đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người ta nhận thấy sự tiếp nối nhất quán với tất cả những tư tưởng chính yếu mà vì nó Người đã đấu tranh suốt cuộc đời mình: Tự do, độc lập, thống nhất đất nước, chủ nghĩa xã hội, sự đoàn kết của Đảng, của phong trào cộng sản thế giới, đạo lý và những đức tính của chính phủ và của thanh niên như là người tiếp tục sự nghiệp, tình yêu thương nhân dân, không được quên trẻ em.
Lễ tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh do những người Thiên chúa giáo Việt Nam tại Pháp thực hiện đã gây xúc động sâu sắc. Họ tổ chức một lễ cầu siêu cho hương hồn của một con người vĩ đại đã mất – Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuối buổi lễ cầu siêu, trước sự có mặt của các vị đại diện cách mạng của Chính phủ Hà Nội và Mặt trận Dân tộc Giải phóng, vị tu sĩ người Việt Nam, được gọi là Cha Thi đã tụng kinh tưởng niệm người đã khuất. Ông khẳng định cuộc đời của Hồ Chí Minh đã được dành cho những người nghèo và phục vụ cho những đồng bào của mình theo tinh thần từ thiện của Thiên chúa giáo. Lời cầu kinh xúc động ca ngợi Hồ Chí Minh của Cha Thi đã kết thúc bằng những lời của Chúa: Lời răn của tôi là hãy yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương các con. Tình yêu thương cao cả nhất mà mỗi người có thể có được là hiến dâng đời mình cho bạn bè. (Giáo hoàng XV: 12-13) (15).
Trong Hồ Chí Minh, phép ẩn dụ có nghĩa tả các đồng chí của Người cùng là đồng bào của Người và toàn nhân loại. Điều đó chính Người đã báo trước về mình như một nhà yêu nước và nhà quốc tế chủ nghĩa. Cuộc đời Người và sự nghiệp của Người, thịt xương Người và tâm hồn của Người đã được hoà quyện vào sông núi của nền văn hóa và đạo lý của dân tộc Việt Nam, từ thuở Vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh. Điều này đã được sự thừa nhận của các nhà Mácxít-Lênin các nhà Thiên chúa giáo và tất cả những người thuộc mọi tư tưởng, tôn giáo mong muốn một thế giới tốt đẹp hơn. UNESCO đã tuyên bố Người là Danh nhân Văn hóa thế giới. Hồ Chí Minh là một chính khách thế giới!
1. Phạm Văn Đồng: Văn hóa Đổi mới, Nxb.Thê giới, H.2002, tr.15-19.
2. René Alvarez Rio: Việt Nam: Địa lý, Tiền sử, Xã hội, Nxb.Đài Rebelde La Habana, 1091, tr.215-241.
3. Xem Hồ Chí Minh: Tuyển tập, Nxb.Ngoại văn, H.1972, t.1, tr.65 (tiếng Pháp).
4. Xem Antropologie của Văn học Việt Nam, Nxb.Ngoại văn, H.1972, t.1, tr.65 (tiếng Pháp).
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, t.5, tr.35.
6. Tuyển tập Văn học Việt Nam, t1.1, tr.143-148.
7, 8. Nguyễn Du và Truyện Kiều, Nghiên cứu Việt Nam, số 4, 1965, tr.3; 3, 79 (tiếng Pháp).
9. Hồ Chí Minh: Nhật ký trong tù, Nxb. Thế giới, H.2005, tr.11.
10. Hồ Chí Minh: Nhật ký trong tù, Nxb.Thế giới, H.2005, tr.13-14.
11. Hồ Chí Minh: Tác phẩm chọn lọc, Nxb. Ngoại văn, H.1962, t.2, tr.113-117 (Tiếng Pháp).
12. Hồ Chí Minh: Tác phẩm chọn lọc, Nxb. Ngoại văn, H.1962, t.2, tr.129 -131 (Tiếng Pháp).
13. Hồ Chí Minh:Những bài viết chính trị, Viện sách Cuba, La Habana 1973, tr. 319 -321.
14. Những lời của Khổng Tử, tr.27, 41, 77-79.
15. Jean Lacouture, tr.259.
GS. Mauro García Triana
Nguyên Đại sứ đầu tiên của Cuba tại Việt Nam
Theo Báo Đảng Cộng sản Việt Nam
Thanh Huyền (st)
Danh Ngôn Của Hồ Chí Minh
2. 10 CÂU DANH NGÔN HAY NHẤT VỀ GIÁO DỤC – CHÚNG TA HÃY CÙNG ĐỌC VÀ SUY NGẪM
3. Câu nói hay, danh ngôn của Hồ Chí Minh, bộ sưu tập những câu nói hay nhất của Hồ Chí Minh Danh ngôn hay – DanhNgon.
4. Không chỉ giỏi trên con đường cách mạng mà trong văn thơ,, nghệ thuật,… Người đều là.
6. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì tới vòng danh lợi”.
8. D- Hồ Chí Minh và tri kỷ má hồng – Lâm Y Lan tiểu thư … p129 1- Hồ sơ về mối tình Hồ Chí Minh và Lâm Y Lan… p129 2- Mối tình của Hồ Chí Minh và Lâm Y Lan… p129 a- Bạn gái Nguyễn Thanh Linh bị sát hại… p129.
12. Mình cần mua vài món hàng trên amazon mà không đăng ký tài khoản được vì toàn báo sai cái zip code (mình đã dùng số 70000).
13. Những dấu ấn lịch sử trong cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh.
14. Nằm ở Thành phố Hồ Chí Minh, cách Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trong vòng 2,9 km và Chợ Bến Thành 3,6 km, Nhật Vân 1 cung cấp chỗ nghỉ với quán bar cũng như chỗ đỗ xe riêng miễn phí cho những người lái xe.
19. Người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách.
21. Đó là những mùa Xuân ghi lại những dấu ấn đặc biệt trong sự nghiệp cách mạng của Người, đồng thời cũng là bước ngoặt.
22. Bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo, và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945.
23. Đề bài: Phân tích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh Bài làm Hồ Chí Minh là một nhà chính trị cách mạng đồng thời cũng là một nhà văn nhà thơ của dân tộc V.
25. 2010, UNESCO đã trao tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh cuốn sách văn bản Nghị quyết của Đại hội đồng UNESCO về việc tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.
26. Danh ngôn cuộc sống của tác giả Hồ Chí Minh, những quan điểm của Hồ Chí Minh, câu nói hay của Hồ Chí Minh về cuộc sống.
28. Để khách quan chứng minh không xuyên tạc, phỉ báng Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ không xem xét, phân tích Hồ Chí Minh qua lăng kính thằng người có đuôi mà sẽ xem xét, đánh giá Hồ Chí Minh trên cơ sở nghiêm chỉnh của vĩ nhân theo hướng khoa học khách quan như một bộ phận đảng.
29. Đề bài: Phân tích giá trị tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh Gợi ý làm bài.
31. Đầu thế kỉ XX, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành thấu hiểu nỗi nhục nô lệ dưới ách xâm lược của thực dân Pháp nên đã noi gương các sĩ phu tiền bối như Phạn Bội Châu, Phan Chu Trinh… tìm đường cứu nước.
33. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969) Nhà cách mạng, Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam, người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam.
Những Câu Nói Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Về Công An Nhân Dân
Chỉ mục bài viết
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và huấn thị cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang bảo vệ Thủ đô (14/2/1961)
1. Công an là một bộ máy để thực hiện chuyên chính dân chủ nhân dân, bảo vệ nền chuyên chính của nhân dân đối với các thế lực phản động.
… Công an đánh địch bên ngoài đã khó, đánh địch bên trong người còn khó khăn hơn.
(Bài nói tại lớp nghiên cứu khóa I và lớp bổ túc khóa VI Trường Công an Trung ương, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.11, tr.598-599)
2. Công an của ta là Công an nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc.
… Mỗi công an viên đóng chỗ nào thì dạy cho dân quân, tự vệ nơi đó cách điều tra, xét giấy, phòng gian, v.v.. Dạy cho dân ở nơi đó giữ bí mật.
(Tư cách người Công an cách mệnh, tháng 3 năm 1948, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.498-499).
3. Là công an, để chống kẻ địch trong nước, chống bọn phá hoại.
… Công an thì phải đánh địch thường xuyên, lúc chiến tranh có việc, lúc hòa bình lại càng nhiều việc.
… Biện pháp bạo lực: Đánh địch phải đánh cho đúng, như “đánh rắn phải đánh dập đầu”.
… Nhiệm vụ của Công an là bảo vệ và phục vụ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân.
… Địch không phải tài tình gì đây. Nó phá hoại được ta vì ta sơ hở, chủ quan. Nếu công an ta biết giữ gìn và biết dựa vào nhân dân, làm cho nhân dân cũng biết cách giữ gìn, không để sơ hở thì nhất định địch không làm gì được.
… Phải gần gũi nhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời nhân dân thì tài tình mấy cũng không làm gì được.
… Nhân dân có hàng triệu tai mắt. Nếu Công an biết dựa vào nhân dân, thì nhân dân sẽ là người giúp việc rất đắc lực của Công an.
… Công an phải có kế hoạch. Công an không thể đi sau công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải. Tốt nhất là Công an đi bước trước.
… Công việc của Công an âm thầm nhưng rất quan trọng.
(Bài nói chuyện tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 10, tháng 01 năm 1956, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.258-261).
4. Làm Công an là để giữ trật tự an ninh cho nhân dân, xem xét tìm tòi âm mưu phản động làm hại nhân dân.
… Làm Công an không phải làm “quan cách mạng”.
…. Công an nhân dân hoàn toàn khác công an đế quốc. Công an đế quốc là nanh vuốt của đế quốc để hà hiếp áp bức đa số nhân dân… Công an nhân dân phải là kiểu mẫu, phải là người chuyên trách thi hành chính sách, phương châm của Đảng và Chính phủ cho tốt. Công an nhân dân phải thực sự phục vụ nhân dân.
… Công tác công an có nhiều bí mật. Trong cuộc đấu tranh có nhiều việc ta giấu địch và địch cũng giấu ta.
… Công tác công an rất cần, rất quan trọng nhưng đồng thời cũng rất khó.
… Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn.
Ngay đối với những người không kháng chiến, những người “dinh tê” cũng không khinh rẻ họ, mà phải giúp đỡ cho họ tiến bộ, để họ cùng ta làm việc.
… Việc nước là việc chung, mà việc chung thì rất nhiều… Chúng ta phải dùng năng lực của mọi người.
(Bài nói tại Trường Trung cấp Công an khóa II năm 1951, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.269-270).
5. Nhiệm vụ của Công an là: Bảo vệ nhân dân, giữ gìn trật tự, tẩy trừ những kẻ gian tế.
… Muốn làm tròn nhiệm vụ nặng nề mà vẻ vang ấy, Công an cần phải đoàn kết nhân dân, tổ chức và giáo dục nhân dân, dựa vào lực lượng rộng lớn của nhân dân.
… Đối với địch, chớ nên hoang mang, cần phải hết sức trấn tĩnh, trấn tĩnh là bước đầu thắng địch…, trấn tĩnh rồi còn phải đi sâu xét kỹ.
… Khi nhân dân hiểu rõ nghĩa vụ công dân của mình, khi Công an được nhân dân giúp sức, thì lũ gian tế không thể nào lọt lưới và trị an trật tự sẽ được hoàn toàn.
(Công an và nhân dân, đăng trên Báo Nhân Dân số 533 ngày 18/8/1955, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.83-84).
6. Phải thấy càng vĩ đại bao nhiêu thì càng gian khổ bấy nhiêu… Và thấy gian khổ là để vượt qua, chớ không phải là để lùi bước.
… Chúng ta phải dựa vào dân để hoạt động. Khi tổ chức được dân, đoàn kết được dân thì việc gì cũng làm được.
… Công an phải luôn giúp đỡ, tổ chức, giáo dục nhân dân, làm cho mọi người dân đều là người giúp việc của mình, làm thành mạng lưới Công an nhân dân. Như thế công tác mới có kết quả.
… Chống bọn xâm lược và bọn phá hoại là nhiệm vụ của quân đội, của Công an nói riêng và toàn dân nói chung.
… Công an và bộ đội phải cảnh giác, phải biết trấn áp kẻ địch bên trong và kẻ địch bên ngoài. Kẻ địch bên trong là bọn phản động, bọn phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; kẻ địch bên ngoài là bọn đế quốc, bọn xâm lược.
(Bài nói tại buổi lễ thành lập Công an nhân dân vũ trang, tháng 3 năm 1959, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.153-154.
7. Nhiệm vụ của Công an nhân dân thì nhiều, nhưng nói tóm tắt là bảo vệ sự nghiệp xã hội chủ nghĩa.
… Phải thấy càng vĩ đại bao nhiêu thì càng gian khổ bấy nhiêu… Và thấy gian khổ là để vượt qua, chớ không phải là để lùi bước.
… Công an luôn luôn cảnh giác ngăn ngừa những hành động phá hoại… để bảo vệ lợi ích của nhân dân, bảo vệ sự nghiệp cách mạng.
(Bài nói chuyện tại Lớp chỉnh huấn khóa II của Bộ Công an, ngày 16/5/1959, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.221-223).
8. … Giúp địa phương duy trì, giữ gìn trật tự trị an, trấn áp bọn thổ phỉ, bọn phản cách mạng và lại giúp cho các hợp tác xã trong mùa màng.
(Bài nói tại Đại hội chiến sỹ thi đua Công an nhân dân vũ trang, ngày 02/3/1962, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.350).
9. Phải chăm lo đến việc củng cố quốc phòng, duy trì trật tự trị an…, đập tan âm ưu của bọn phản động. Cố nhiên đây là trách nhiệm chính của bộ đội, của công an biên phòng, của dân quân. Nhưng toàn Đảng, toàn dân đều có trách nhiệm giúp sức vào việc đó.
… Tuyên truyền không cần phải nói tràng giang đại hải. Mà nói ngắn gọn, nói chung những vấn đề thiết thực, chắc chắn làm được, để cho mọi người hiểu rõ và quyết tâm làm bằng được.
(Bài nói tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi, ngày 21/8/1963, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.167-169).
10. Là một bộ phận của cả bộ máy Nhà nước nhân dân dân chủ chuyên chính tiến lên chủ nghĩa xã hội, công an phải bảo vệ dân chủ của nhân dân và thực hiện chuyên chính với những kẻ chống lại dân chủ của nhân dân.
… Công an là bộ máy giữ gìn chính quyền chống thù ngoài địch trong.
(Bài nói tại Trường Công an Trung ương, ngày 28/01/1958, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.247-249).
11. Công an cách mạng là một vũ khí sắc bén của chuyên chính vô sản.
… Phải hêt sức cẩn thận và khôn khéo, nghiêm khắc với kẻ ngoan cố, đối với người thật sự cải tạo thì khoan hồng.
… Công an phải hết lòng giúp đỡ nhân dân và dựa vào lực lượng hùng mạnh của nhân dân.
…. Phải ra sức phát động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ trị an, giáo dục quần chúng nâng cao tinh thần làm chủ đất nước, tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù của nhân dân, tích cực phòng và chống gián điệp biệt kích.
(Bài nói tại Hội nghị cán bộ ngành Công an, ngày 29/4/1963, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.71-72).
12. Phải thường xuyên thật sẵn sàng để nhanh chóng làm tròn nhiệm vụ bất kỳ trong tình hình nào để bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân.
(Thư khen Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Sở Công an Hà Nội, ngày 03/8/1966, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.137).
13. Dựa vào nhân dân, vận động quần chúng:
Công an phải hết sức cảnh giác, không được chủ quan, khinh địch, phải dựa vào lực lượng của nhân dân, phải làm cho mỗi người dân hiểu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, thì sẽ có hàng triệu người làm tai mắt giúp công an, giúp bộ đội. Bọn phá hoại không sao lọt được cái lưới tai mắt của nhân dân.
(Bài nói chuyện với các đại biểu nhân dân thành phố Hải Phòng, ngày 02/6/1955, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.503.
14. Phải dựa vào các đoàn thể mà tổ chức và giáo dục nhân dân trong công việc phòng gian trừ gian, để nhân dân thiết thực giúp đỡ công an.
(Bài nói chuyện trong Hội nghị tổng kết cải cách ruộng đất đợt II của Đoàn “Thái Nguyên – Bắc Giang”, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.312.
15. Một điều rất quan trọng là phải biết luôn luôn dựa vào lực lượng của nhân dân, có quyết tâm khắc phục mọi khó khăn thì nhất định làm tròn nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó.
(Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Cao Bằng, ngày 21/02/1961, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.47.)
16. Hàng triệu lỗ tai, con mắt của nhân dân chăng thành những bức “thiên la địa võng”, nên lũ mật thám không sao thoát được. Có những em bé, những cụ già, những phụ nữ đã nổi tiếng anh hùng phòng gian trừ gian, vì đã giúp công an tóm được những tên mật thám đầu sỏ. Có người đã phát giác lũ mật thám, dù chúng là bà con của họ.
(Phòng gian trừ gian, đăng trên Báo Nhân Dân số 02 ngày 25/3/1951, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.53).
17. Chính quyền ta là chính quyền dân chủ, bất kỳ việc to hay việc nhỏ đều phải dựa vào lực lượng của nhân dân để phụng sự lợi ích của nhân dân. Việc giữ gìn trật tự, an ninh càng phải dựa vào sáng kiến và lực lượng của nhân dân.
… Mọi người công dân, bất kỳ già trẻ gái trai. Bất kỳ làm việc gì, đều có nhiệm vụ giúp chính quyền giữ gìn trật tự an ninh, vì trật tự, an ninh trực tiếp quan hệ đến lợi ích bản thân của mọi người.
(Giữ gìn trật tự an ninh, đăng trên Báo Nhân Dân số 236 từ ngày 09-10/10/1954, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.77).
18. Trong công tác, kẻ địch cũng rút kinh nghiệm, cho nên địch có cải tiến công tác của nó.
… Kẻ địch ít nhưng rất nguy hiểm: Ví dụ, xây dựng một căn nhà cần nhiều người nhưng chỉ cần một người có thể phá nhà.
… Ta quan tâm đời sống quần chúng thì quần chúng sẽ theo ta. Ta được lòng dân thì ta không sợ gì cả. Nếu không được lòng dân thì ta không thể làm tốt công tác. Ví dụ: Trong việc bắt gián điệp biệt kích cũng nhờ có dân.
… Vấn đề dựa vào dân, công an phải có thiên la địa võng như trong chiến tranh du kích có thiên la địa võng quân sự.
… Công an Cuba có nhiều kinh nghiệm giới thiệu cho Công an Việt Nam. Công an Việt Nam cũng giới thiệu một số kinh nghiệm cho Công an Cuba. Hai bên học tập lẫn nhau. Nhưng khi học tập lẫn nhau phải sáng tạo… Phải học tập và sáng tạo. Học tập và sáng tạo đi liền với nhau.
… Đối với quần chúng, vì trình độ quần chúng còn thấp, phải nói đơn giản, gọn. Ví dụ: Trong thời kỳ hoạt động bí mật áp dụng khẩu hiệu 3 không – quần chúng hiểu và làm được, đồng thời phát huy sáng tạo của mình, ví dụ khi khi địch rải gio, căng dây, để phát hiện cán bộ, thì quần chúng đã bảo vệ cán bộ và kẻ địch không phát hiện được cán bộ.
(Bài nói chuyện với Đoàn Công an Cuba, ngày 09/8/1966, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.139-143).
Hồ Chí Minh Lời Vàng
Trên trang này chúng tôi đã thu thập cho bạn tất cả các thông tin về Hồ Chí Minh Lời Vàng – Danh Ngôn – Danh Nhân Thế Giới sách, nhặt những cuốn sách, bài đánh giá, đánh giá và liên kết tương tự để tải về miễn phí, những độc giả đọc sách dễ chịu. Thông tin tác giảPhương LinhPhương LinhVào trang riêng của tác giảXem tất cả các sách của tác giảLương Lễ HoàngVào trang riêng của tác giảXem tất cả các sách của tác giảNăm 2009 là năm toàn Đảng, toàn dân ta kỉ niệm 40 năm thực hiện và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 – 2009) và kỉ niệm lần thứ 119 ngày sinh của Người (19.5.1890 – 19.5.2009). những con số ấy nhắc chúng ta nhớ đến một con người vĩ đại mà bạn bè khắp năm châu đã muôn lời ca ngợi: “Những ai muốn biết thế nào là một con người thực sự, vẻ đẹp của thế giới ở đâu, sự chiến thắng của công lý trên trái đất ở nơi nào, mùa xuân ở đâu, xin mời đến thăm cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự hiện diện mẫu mực của một con người anh hùng của thời đại chúng ta” (Rơnê đơ Pêstrê)Đến thăm cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh để hiểu rằng: ở Người, không chỉ hội tụ những tinh hoa, khí phách dân tộc Việt Nam mà còn dồn tụ cả tinh hoa , khí phách của nhân loại, để cảm nhận được đầy đủ và trọn vẹn những gì đã bồi đắp nên một nhân cách vĩ đại mang tầm kiệt xuất của thế kỉ XX. Đến với cuộc đời Hồ Chủ tịch mới thấy chan chứa niềm tự hào về Người. Quả thật, không đâu như trên thế gian này lại có một con người vĩ đại như Chủ tịch Hồ Chí Minh: vĩ đại trên cương vị một lãnh tụ, đã tạo dựng được một sự nghiệp cách mạng to lớn không chỉ có ý nghĩa với dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, vĩ đại trong tư cách một nhà văn – nhà thơ đã để lại cho nền văn học Việt Nam một sự nghiệp văn chương đồ sộ và giàu giá trị. Với một vĩ nhân như Bác, một nhân cách lớn như Bác, nói bao nhiêu vẫn không đủ và tìm hiểu mãi vẫn không thấy tận cùng. Nói như thế có nghĩa là chúng ta còn có thể tìm thấy trong những lời dạy của Bác những tư tưởng lớn, những giá trị tinh thần quý báu mà như nhà thơ Tố Hữu viết: “Lời của Người không phải sấm trên cao – Ấm từng tiếng thấm vào lòng mong ước”.Để có thêm tư liệu cho đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp trên cả nước: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, nhằm giúp cho mọi tầng lớp xã hội thấm thía được những ý nghĩa lớn lao trong lời dạy của Người . Cuốn sách “Hồ Chí Minh – Lời vàng” được thực hiện trên cơ sở những lời kêu gọi , những bài nói, bài viết tại các Hội nghị, trong các trước tác của Người…được sắp xếp theo thứ tự thời gian xuất hiện giúp bạn đọc tiện tra cứu. Cuốn sách cho ta thấy mối quan tâm sâu sắc của Người trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, giáo dục cũng như nhận thức của Người về tinh thần đoàn kết , về ý thức cách mạng , về tình cảm với gia đình, quê hương đất nước.Mời bạn đón đọc. Cổng thông tin – Thư viện Sách hướng dẫn hy vọng bạn thích nội dung được biên tập viên của chúng tôi thu thập trên Hồ Chí Minh Lời Vàng – Danh Ngôn – Danh Nhân Thế Giới và bạn nhìn lại chúng tôi, cũng như tư vấn cho bạn bè của bạn. Và theo truyền thống – chỉ có những cuốn sách hay cho bạn, những độc giả thân mến của chúng ta.
Hồ Chí Minh Lời Vàng – Danh Ngôn – Danh Nhân Thế Giới chi tiết
Tác giả: Phương Linh
Nhà xuất bản: Nxb Lao động
Ngày xuất bản:
Che: Bìa cứng
Ngôn ngữ:
ISBN-10:
ISBN-13:
Kích thước: 19 x 27 cm
Cân nặng: 1220.00 gam
Trang: 581
Loạt:
Cấp:
Tuổi tác:
Hồ Chí Minh Lời Vàng – Danh Ngôn – Danh Nhân Thế Giới từ các nguồn khác
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hồ Chí Minh: Văn Hóa Và Đạo Lý Của Một Dân Tộc trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!