Cập nhật nội dung chi tiết về Dũng Khí Của Đồng Chí Lê Hồng Phong Trước Quân Thù mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
22673
Tổng Bí thư Lê Hồng Phong là một người cộng sản tài năng, mẫu mực và kiên cường. Đồng chí là một tấm gương sáng chói về sự phấn đấu, ý chí kiên cường, hy sinh vì lý tưởng cộng sản, hiến dâng trọn vẹn cho Đảng và dân tộc, trọn đời giữ vững niềm tin vào thắng lợi vẻ vang của cách mạng. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, phong phú của đồng chí, những ngày tháng bị thực dân Pháp giam cầm ở nhà tù Côn Đảo – nơi được mệnh danh là địa ngục trần gian – chính là nơi mà tinh thần cách mạng, sự kiên cường, bất khuất của đồng chí Lê Hồng Phong được thể hiện một cách sâu sắc nhất.
Đến cuối thời kỳ mặt trận dân chủ, chiến tranh thế giới lần thứ II sắp bùng nổ. Chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương ra mắt phát xít hóa, thủ tiêu những thành quả dân chủ, tăng cường đàn áp khủng bố Đảng Cộng sản Đông Dương.
Ngày 22/6/1939, đồng chí Lê Hồng Phong bị mật thám Pháp bắt. Bọn mật thám Pháp biết Lê Hồng Phong nguyên là Tổng Bí thư, Ủy viên Ban chấp hành Quốc tế cộng sản nên đã dùng mọi thủ đoạn tra tấn, dụ dỗ nhưng đồng chí quyết không khai.
Sau một thời gian giam cầm, tra khảo, cuối cùng, ngày 30/6/1939 vì không có chứng cớ buộc tội, thực dân Pháp kết án đồng chí 6 tháng tù giam và 3 năm cấm cư trú vì tội “sử dụng thẻ căn cước mang tên người khác” và khép tội “lang thang”. Đồng chí Lê Hồng Phong đã kiên quyết kháng án, nhưng Tòa Thượng thẩm Sài Gòn đã phê chuẩn y án và giam đồng chí tại nhà tù Sài Gòn.
Tượng đồng chí Lê Hồng Phong cùng câu nói bất hủ trước lúc hy sinh
Ngày 23/12/1939, hết hạn tù giam 6 tháng, Lê Hồng Phong tuy được trả tự do, nhưng lập tức bị trục xuất khỏi Nam Kỳ. Đồng chí bị cảnh sát áp tải buộc phải rời khỏi Sài Gòn về nơi nguyên quán làng Đông Thôn, tổng Thông Lạng, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Về quê nhà, vượt qua mọi sự kiểm soát, cấm đoán, Lê Hồng Phong vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng. Đồng chí luôn theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng. Lo sợ đồng chí Lê Hồng Phong trốn thoát, tiếp tục hoạt động lãnh đạo cách mạng, chính quyền thực dân Pháp bắt giam đồng chí Lê Hồng Phong lần thứ hai, ngày 20/1/1940.
Bọn địch nham hiểm biết Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của Lê Hồng Phong và hai vợ chồng đã có một đứa con nhỏ mới mấy tháng. Kẻ thù dùng kế tình cảm, đưa Minh Khai đến gặp Lê Hồng Phong, hy vọng rằng hai người sẽ nhận ra nhau, để qua đó mà có chứng cớ kết tội đồng chí có dính líu tới “âm mưu lật đổ chính quyền” ở Nam Kỳ.
Nhưng biết rõ đây là âm mưu nham hiểm của kẻ thù, Lê Hồng Phong và Minh Khai cố nén tình cảm vợ chồng riêng tư, đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng lên trên hết. Không hẹn nhau trước mà cả hai đều kiên quyết không nhận nhau, trước sau đều trả lời “không biết”.
Không có chứng cớ để buộc tội Lê Hồng Phong dính líu vào chủ trương tổ chức cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, thực dân Pháp kết án đồng chí 5 năm tù giam, 10 năm quản thúc. Cuối năm 1940, Lê Hồng Phong bị đày giam ở nhà tù Côn Đảo. Còn đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, sau một thời gian bị giam giữ, qua ba phiên tòa đế quốc Pháp xét xử, chúng đã kết án chị một án chung thân, hai án tử hình.
Nhà tù Cồn Đảo được mệnh danh là địa ngục trần gian. Cai tù là những tên bạo chúa khét tiếng tàn bạo. Đây là thời kỳ dã man, tàn bạo nhất trong lịch sử nhà tù Côn Đảo. Vì không có chứng cứ để khép tội đồng chí vào tội tử hình nên bọn trùm mật thám thực dân ở Nam Kỳ đã chỉ thị cho bọn chúa đảo phải hãm hại đồng chí Lê Hồng Phong.
Do vậy, trong khi làm khổ sai cũng như lúc cầm cố trong xà lim, hàng ngày đồng chí bị đánh đập, tra tấn hết sức dã man. Chúng đánh bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu: Lúc lao động, lúc tắm giặt, lúc điểm danh và đánh cả trong bữa ăn. Để chống lại bọn cai ngục tàn bạo, đồng chí Lê Hồng Phong đã vận động anh em tù chính trị đề ra cách đấu tranh.
Một lần, sau một ngày khổ sai mệt nhọc, dưới những trận mưa roi tàn ác, mặt đồng chí Lê Hồng Phong hằn lên những vết roi ngang dọc, chỗ tím bầm, chỗ sưng húp, có chỗ còn loét, rỉ máu. Sức lực đồng chí đã kiệt lắm rồi. Khi đồng chí và anh em tù vừa bưng bát cơm gạo lứt mốc, cá khô mục thì bọn cai tù xông vào quất roi liên tục, đá vào mồm người đang ăn.
Chúng xông tới trước mặt đồng chí Lê Hồng Phong thẳng tay giáng xuống từng loạt roi. Máu trên đầu, trên mặt đồng chí phun ra, chảy vào cả bát cơm. Cuộc đàn áp đã lâu, áo kẻ địch đã thấm ướt mồ hôi, chúng bắt đầu thở hồng hộc; nhưng lạ thay, mọi người vẫn ngồi ỳ ra chẳng ai nhúc nhích, nhất là đồng chí Lê Hồng Phong vẫn thản nhiên cầm bát cơm đẫm máu ăn một cách ung dung.
Trước thái độ vô cùng bình tĩnh ấy, bọn giặc hoảng sợ chùn tay, chúng dãn ra và lên đạn lách cách.
Một lát sau, tên cầm đầu bọn cai ngục rón rén trước mặt đồng chí Lê Hồng Phong, hất hàm hỏi:
– Ê! Tại sao tao đánh mày như thế mà mày vẫn thản nhiên ngồi ăn, mày không biết đau à?
Đồng chí Lê Hồng Phong thong thả đặt bát cơm xuống, rồi ngửng phắt đầu lên, quắc mắt nhìn thẳng vào mặt nó và dằn từng tiếng đáp:
– Chúng mày nói: Ngày nào chúng mày không đánh được chúng tao chảy máu thì chúng mày cảm thấy ăn không ngon. Vậy chúng tao cũng cần ăn để có máu đối phó với chúng mày. Đấy là tất cả lý do. Rất giản dị! Chúng mày cứ tiếp tục đi!
Nói xong, đồng chí lại thản nhiên cầm lấy bát cơm chan máu ăn như chẳng có việc gì ghê gớm xảy ra. Những bạn tù chứng kiến dũng khí bất khuất của Lê Hồng Phong trước kẻ thù đã nhận xét: Gươm giáo của kẻ thù có thể chặt đứt gang, thép nhưng nó sẽ oằn mình đi khi chặt phải dũng khí của người cộng sản.
Ở nơi địa ngục trần gian, đồng chí Lê Hồng Phong đã thể hiện một tấm gương sáng ngời ý chí cách mạng, sự kiên cường của người cộng sản. Tấm gương của đồng chí có ảnh hưởng lớn đến các tù chính trị đang bị giam cầm, đọa đày ở nhà tù Côn Đảo. Những người tù chính trị đã trở nên kiên cường, hiên ngang hơn trước kẻ thù. Họ đã biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, biến nơi đây thành một trong những nơi mà chủ nghĩa anh hùng cách mạng được thể hiện một cách rõ nét nhất.
Sau nhiều lần bị quân thù tra tấn man rợ, bị kiết lỵ nặng không được thuốc thang, trưa 6/9/1942, đồng chí Lê Hồng Phong – người tù khổ sai mang số X251 tại nhà lim số 2 Côn Đảo – đã anh dũng hy sinh khi đang độ tuổi 40. Trước lúc hy sinh, đồng chí dồn hết những hơi sức cuối cùng để lại lời chào bất hủ: “Tới phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của cách mạng”.
Hình ảnh lẫm liệt của đồng chí Lê Hồng Phong trước đòn roi tấn công tới tấp của kẻ thù vẫn thản nhiên ngồi ăn bát cơm chan máu và lời nhắn nhủ bất hủ trước khi hy sinh: “Hãy giữ vững niềm tin vào thắng lợi cuối cùng” sẽ sống mãi trong khối óc và trái tim các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.
Vân Đình
.
Tiểu Sử Đ/C Lê Hồng Phong
CỐNG HIẾN VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1. Lê Hồng Phong – Nhà lãnh đạo kiên định và tài năng của Đảng ta
a. Chủ trì công việc của Đảng trong giai đoạn cách mạng bị địch khủng bố ác liệt sau cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931)
Sau cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931) thất bại, địch khủng bố dã man, kéo dài liên tục từ cuối năm 1930 đến năm 1935 đẩy phong trào cách mạng Việt Nam vào giai đoạn vô cùng khó khăn. Hàng ngàn cán bộ, đảng viên và chiến sĩ yêu nước bị bắn giết hoặc bị tù đày. Các cơ sở Đảng từ Trung ương đến địa phương bị tan vỡ. Nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng đã bị bắt hoặc bị sát hại, như: Tổng Bí thư Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Đức Cảnh…Thực dân Pháp ở Đông Dương còn cấu kết với đế quốc Anh ở Hương Cảng và bọn quân phiệt ở Trung Quốc, Thái Lan, truy lùng cán bộ của Đảng ta đang hoạt động ở ngoài nước, trong đó có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Hồng Công.
Trong bối cảnh đó, cuối năm 1931, đồng chí Lê Hồng Phong nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản trở về nước chỉ đạo việc tổ chức khôi phục và phát triển các cơ sở Đảng, tiếp tục đưa phong trào cách mạng tiến lên. Sau chuyến đi dài ngày, vất vả và gian khổ, vượt qua mạng lưới mật thám dày đặc phong toả, đồng chí đã về đến gần biên giới Việt – Trung và bắt liên lạc được với tổ chức Đảng tại Quảng Tây – Trung Quốc vào đầu năm 1932. Để giải quyết vấn đề thiếu hụt cán bộ, Lê Hồng Phong quyết định việc đầu tiên là mở lớp đào tạo cán bộ, như lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã làm trước đây. Thực hiện chủ trương này, Lê Hồng Phong quyết định chuyển về Long Châu (một thị trấn nhỏ sát biên giới Việt – Trung). Tại đây, đồng chí liên tục mở các lớp huấn luyện cho cán bộ từ trong nước sang học tập. Tài liệu lưu tại Quốc tế Cộng sản do chính Lê Hồng Phong báo cáo, còn ghi lại: “Trong khoảng thời gian từ 10-1932 đến 3-1933, tôi… huấn luyện cho hơn 20 đồng chí từ trong nước qua, mỗi lớp học trong 2 tuần lễ”. Trong số những cán bộ được Lê Hồng Phong đào tạo, có các đồng chí sau đó đã trở thành lãnh đạo chủ chốt của Đảng như Hoàng Văn Thụ, Hoàng Đình Giong, Lương Văn Chi v.v… Những cán bộ sau khi được đào tạo, ngay lập tức được đưa về nước hoạt động, nhờ thế mà các tổ chức Đảng trong nước được khôi phục, nhất là các đảng bộ của các tỉnh biên giới như Cao Bằng, Lạng Sơn và các đảng bộ của các thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội…
Đối với tổ chức Đảng Cộng sản Đông Dương của Việt kiều tại Xiêm và Lào, tình hình có những vấn đề phức tạp. Nhân danh phái viên của Quốc tế Cộng sản uỷ nhiệm, đồng chí Lê Hồng Phong cải tổ lại cơ cấu tổ chức của Đảng ở những nơi này. Đồng chí cho rằng tổ chức Đảng ở Xiêm (trong đó có cả các đảng viên người Hoa), tự đứng ra lập Ban Chấp hành Trung ương lâm thời (gồm 5 người) là một sáng kiến nhưng không đúng nguyên tắc tổ chức của Đảng. Thay mặt Quốc tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong chỉ đạo cải tổ lại thành các đảng bộ của Việt kiều trực thuộc Trung ương sẽ được thành lập lại nay mai”.
b. Tham gia soạn thảo và triển khai “Chương trình hành động của Đảng” tạo bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam
Trong khoảng thời gian cuối năm 1932, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Lê Hồng Phong, ngoài việc tổ chức, cơ cấu mạng lưới cơ sở Đảng trong nước, liên tục vận động cán bộ sang huấn luyện, bồi dưỡng lý luận cách mạng, đồng chí còn chỉ đạo thành lập một Ban lãnh đạo lâm thời của Đảng. Ban lãnh đạo thống nhất chủ trương tuyên truyền, học tập và hành động theo nội dung của bản kế hoạch: “Chương trình hành động của Đảng” do Lê Hồng Phong tham gia soạn thảo đã được Quốc tế Cộng sản thông qua. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi trong lúc cách mạng Việt Nam bị khủng bố trắng, giữa lúc Đảng đang gặp thoái trào, những tư tưởng dao động, cơ hội, đang thừa cơ trỗi dậy, Chương trình hành động của Đảng như một luồng gió mới tiếp sức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng giữ được niềm tin vững chắc vào tiền đồ cách mạng, đẩy lùi tư tưởng cầu an, hoang mang dao động, tạo điều kiện cho việc khôi phục nhanh chóng hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng. Bản Chương trình hành động của Đảng đã được Lê Hồng Phong dùng làm tài liệu giảng dạy cho các lớp cán bộ ở Quảng Tây (Trung Quốc), đồng thời còn được nhân bản đưa về nước làm tài liệu tuyên truyền giáo dục cho đông đảo cán bộ đảng viên và nhân dân trong nước, do đó nó còn có tác dụng thiết thực to lớn hơn.
Như vậy, cho đến cuối năm 1933, bằng năng lực, trí tuệ và quyết tâm phi thường, Lê Hồng Phong đã bước đầu hoàn thành trọng trách mà Quốc tế Cộng sản giao cho, xây dựng lại hệ thống tổ chức của Đảng trong cả nước, khôi phục các cơ sở cách mạng và khơi dậy niềm tin của quần chúng đối với Đảng, với cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Lê Hồng Phong, các tổ chức Đảng trong nước dần dần hoạt động trở lại và ngày càng lớn mạnh, phong trào cách mạng hồi sinh.
c. Chủ trì thành lập và đứng đầu Ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài
Vậy là chỉ sau một thời gian ngắn nhận nhiệm vụ trở về nước, mặc dù mạng lưới mật thám lùng sục gắt gao, đồng chí Lê Hồng Phong vẫn kiên định mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng, tìm bắt liên lạc được với cơ sở Đảng trong nước, từ đó móc nối, khôi phục tổ chức, đào tạo cán bộ, bổ sung cho đội ngũ cán bộ đã bị bắt, bị giết trong thời kỳ khủng bố trắng, dần dần khôi phục lại hệ thống cơ sở Đảng trong toàn quốc. Các tổ chức Đảng hải ngoại như đảng bộ Việt kiều ở Xiêm, ở Lào cũng được chỉnh đốn củng cố, góp phần đưa phong trào cách mạng trong nước phát triển lên một bước mới.
Đặc biệt, với việc thành lập Ban Chỉ huy ở ngoài, mà vai trò như Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, đã có tác động hết sức to lớn đối với phong trào cách mạng trong nước. Trước hết là duy trì niềm tin của quần chúng đối với Đảng, đồng thời khẳng định sức sống mãnh liệt và vị trí lãnh đạo của Đảng, không một thế lực nào có thể dập tắt được. Song trên hết, với sự hoạt động tích cực của Ban Chỉ huy ở ngoài, trong đó phải kể đến những cống hiến to lớn, hoạt động không mệt mỏi của đồng chí Lê Hồng Phong, đã góp phần quan trọng đưa Đảng ta trở lại vai trò lãnh đạo cách mạng, hệ thống tổ chức của Đảng từ cơ sở tới Trung ương đã dần dần được khôi phục, tạo tiền đề thuận lợi cho các bước phát triển của cao trào cách mạng cả nước ở giai đoạn sau.
2. Lê Hồng Phong – Một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sự gặp gỡ giữa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với Lê Hồng Phong đã mở ra bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của người thanh niên Xứ Nghệ. Là thế hệ cán bộ đầu tiên được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp tuyển chọn, huấn luyện và đào tạo, Lê Hồng Phong đã được nghe những bài giảng đầu tiên về lịch sử phong trào cách mạng quốc tế và cách mạng giải phóng dân tộc, về những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin… Những bài học đó đã dẫn dắt và nâng tầm nhận thức của Lê Hồng Phong, từ một thanh niên giàu lòng yêu nước, dám xả thân vì sự nghiệp cứu nước, cứu dân, trở thành người cộng sản và là một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay từ khi được dự khoá huấn luyện chính trị ở Quảng Châu (1925), đồng chí Lê Hồng Phong đã bộc lộ tư chất, tài năng của người cán bộ cách mạng và được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc phát hiện. Chính vì thế, Người đã gửi đồng chí vào những cơ sở đào tạo cán bộ cao cấp của Chính phủ Trung Hoa và trường đào tạo lãnh tụ của Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô. Trong suốt thời gian đồng chí Lê Hồng Phong đi học tập, đào tạo ở Liên Xô, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vẫn thường xuyên liên lạc thông qua đường dây của Quốc tế Cộng sản. Trong bức thư Nguyễn Ái Quốc gửi Lê Hồng Phong ngày 2-3-1930, Người thân mật gọi là: “Gửi Hồng Phong Lão”, thông báo về sự kiện ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời khẳng định: “Trong nước bây giờ đã có đảng thống nhất vững vàng, không còn những tệ chia lìa ấu trĩ như trước nữa”. Điều đó thể hiện sự theo dõi, quan tâm đặc biệt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với Lê Hồng Phong. Không phụ lòng của người thầy dẫn dắt – lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Lê Hồng Phong đã từng bước trưởng thành cả về nhận thức lý luận và năng lực lãnh đạo. Với những đóng góp to lớn đối với việc khôi phục và phát triển phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1932-1935, đồng chí được mời tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản và được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản; được Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.
Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939), với vai trò Uỷ viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương, đồng chí Lê Hồng Phong đã có rất nhiều đóng góp vào việc hình thành chủ trương, đường lối của Đảng, góp phần đưa cách mạng Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới. Đồng chí Lê Hồng Phong đã thể hiện một tấm gương sáng ngời của người cộng sản: sống vì Đảng, chết không rời Đảng, trọn đời hy sinh phấn đấu vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đồng chí xứng đáng là một trong những học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Lê Hồng Phong – Tấm gương người cộng sản kiên cường
Ngày 22-6-1939, đồng chí Lê Hồng Phong bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn. Biết đồng chí là cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, bọn mật thám dùng mọi thủ đoạn tra tấn dã man; dụ dỗ, lừa phỉnh, nhưng chúng không thể lay chuyển được tinh thần và ý chí của người cộng sản kiên cường. Không đủ chứng cớ để buộc tội, tòa án của đế quốc Pháp đành kết án đồng chí 6 tháng tù giam và 3 năm quản thúc ở Nghệ An. Mặc dầu bị quản thúc, theo dõi chặt chẽ, đồng chí vẫn dành thời gian viết báo, bí mật gửi cho các tờ báo của Đảng như tờ Dân Chúng, Đông Phương tạp chí… thể hiện tinh thần chiến đấu ngoan cường của người cách mạng kiên trung. Chính vì thế, thực dân Pháp rất sợ người lãnh tụ cộng sản mà chúng gọi là: “Tên phiến loạn nguy hiểm”, cho nên, khi chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, dù đang trong thời gian quản thúc tại quê, nhưng mật thám Nam Kỳ đã ra Nghệ An bắt Lê Hồng Phong và áp giải vào giam giữ tại Sài Gòn. Trong thời gian gần 1 năm trời bị tra tấn, hành hạ, kẻ địch tìm mọi cách để khép đồng chí vào tội xử tử hình, nhưng không đủ chứng cứ, chúng giở đủ mọi thủ đoạn, kể cả dùng đòn tâm lý hòng lung lạc tinh thần của đồng chí. Biết đồng chí Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai là vợ chồng, có con nhỏ (Hồng Minh) mới được mấy tháng, chúng đưa Nguyễn Thị Minh Khai đến gặp Lê Hồng Phong, hy vọng 2 người sẽ nhận nhau, qua đó chúng có cớ khép tội đồng chí dính líu tới “âm mưu lật đổ chính phủ Nam Kỳ”. Mặc dù hai vợ chồng lâu ngày không được gặp nhau, nay gặp lại trong cảnh tù đày, sống chết chia ly không biết thế nào, lòng đầy thương cảm, nhưng đồng chí vẫn kìm nén tình cảm riêng, kiên quyết phủ nhận mọi chứng cứ của kẻ thù đưa ra, làm thất bại âm mưu của chúng. Mặc dù vậy, thực dân Pháp vẫn buộc tội đồng chí phải “chịu trách nhiệm tinh thần” cho cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, kết án 5 năm tù giam và 10 năm quản thúc, đày ra Côn Đảo.
Trong những ngày bị biệt giam trong hầm đá, hoặc trong Banh II, nơi giam giữ tù cộng sản, kẻ thù luôn tìm cách đánh hành hạ, tra tấn, đánh đập dã man đồng chí Lê Hồng Phong, hòng làm nhụt tinh thần, ý chí của người lãnh đạo cộng sản. Có lần đồng chí vừa bưng bát cơm lên ăn, thì bọn cai ngục xông vào đánh túi bụi. Bát cơm của đồng chí bị nhuộm đỏ, do máu chảy từ đầu, từ mặt rớt vào, nhưng đồng chí vẫn thản nhiên, tiếp tục ngồi ăn “bát cơm chan máu”, với quyết tâm phải sống để: “còn sống còn chiến đấu”. Những trận đòn thự tàn ác, dã man, liên tục đó làm Lê Hồng Phong dần dần kiệt sức, đồng chí đã vĩnh biệt anh em, đồng chí vào trưa ngày 6-9-1942.
Đồng chí Lê Hồng Phong hy sinh khi mới 40 tuổi đời, trong đó có hơn 20 năm liên tục hoạt động, cống hiến cho Đảng, cho cách mạng. Trước lúc đi xa, đồng chí Lê Hồng Phong còn căn dặn: “Nhờ các đồng chí nói với Đảng rằng, tới giờ phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lũng tin thắng lợi vẻ vang của cách mạng”. Đó là lời chào của người cộng sản bất tử Lê Hồng Phong với anh em, đồng chí trước khi về cõi vĩnh hằng. Cho đến giờ phút cuối cùng, đồng chí vẫn tỏ rõ khí phách hiên ngang, ý chí kiên cường, bất khuất. Đồng chí là người chiến sĩ cộng sản tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Hình ảnh, tên tuổi và sự nghiệp của đồng chí mãi mãi được khắc ghi trong trái tim, tâm hồn của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.
(Theo Ban Tuyên giáo Trung ương. Cập nhật tháng 9/2012 nhân kỉ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong)
Phần mộ của đồng chí Lê Hồng Phong nằm trên một ngọn đồi cát dưới chân núi chúa, cách ngôi mộ của nhà yêu nước Nguyễn An Ninh không xa. Cuộc đời đồng chí Lê Hồng Phong là một tấm gương sáng ngời về khí phách đấu tranh, tấm lòng quả cảm, một tấm lòng hy sinh rộng lớn, quên đi cái riêng để vun đắp cho cái chung, vun đắp cho sự nghiệp cách mạng, làm vẻ vang cho một thế hệ người Việt Nam Yêu nước. Xin mượn câu danh ngôn của nhà văn Xô Viết nổi tiếng Nhicôlai Oátxtơrốpxki, kết thành muôn vạn bông hoa tươi thắm tượng trưng cho các thế hệ sau đã và đang tiếp bước xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, giàu đẹp dâng lên hương hồn đồng chí Lê Hồng Phong kính mến:
“Cái quý nhất của con người là đời sống. Đời người ta chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn về dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”.
Hán Học Danh Ngôn Về Phẩm Tiết, Chí Khí
Việc không hợp đạo thì một lưng cơm cũng không lấy của ai.
~*~
Xử những việc khó xử càng nên khoan dung; xử người khó xử, càng nên trung hậu; xử thời buổi khó khăn, ngờ vực, càng nên tự nhiên như vô tâm.
Lý Tiêu Viễn
~*~
Tâm phải cho lớn để dung nạp người trong thiên hạ, tâm phải cho rộng để chứa đựng điều hay trong thiên hạ, tâm phải công bình để làm việc trong thiên hạ, tâm phải trầm tĩnh để xét lý trong thiên hạ, tâm phải vững vàng để chống đỡ với biến cố trong thiên hạ.
~*~
Thà cho người phụ bạc ta, nhất thiết không thể là ta phụ người.
宁可人负我,不可我负人。 Ninh khả nhân phụ ngã, thiết mạc ngã phụ nhân.
Tăng Quảng Hiền Văn
~*~
Tự mình khinh mình trước, người ngoài mới khinh mình sau.
~*~
Thà rằng chính trực mà thiếu thốn, chứ không khuất tất để dư thừa.
寧可正而不足,不可邪而有餘。 Ninh khả chính nhi bất túc, bất khả tà nhi hữu dư.
Tăng Quảng Hiền Văn
~*~
Quân tử gặp cùng khốn thì cố chịu đựng, kẻ tiểu nhân thì phóng túng, làm liều.
君子固穷,小人穷斯滥矣。 Quân tử cố cùng tiểu nhân cùng tư lạm hĩ.
~*~
Chim, hoa còn sợ ngày xuân hết, chẳng lẽ con người uổng phí xuân.
莺花犹怕春光老,岂可教人枉度春。 Oanh hoa do phạ xuân quang lão, khởi khả giáo nhân uổng độ xuân.
Tăng Quảng Hiền Văn
~*~
Kẻ sĩ cần nhất phải khí độ cho to, và kiến thức cho rộng.
Bùi Hành Kiệm
~*~
Vấn tâm không có điều gì đáng thẹn, thì còn lo gì, sợ gì.
~*~
Tâm phải cho to để dung nạp những người trong thiên hạ; tâm phải cho rộng để chịu đựng cái hay trong thiên hạ; tâm phải công bằng để bàn việc trong thiên hạ; tâm phải trầm tiềm để xét lý trong thiên hạ; tâm phải vững vàng để chống lại với biến cố trong thiên hạ.
~*~
Tu thân bớt dục mọi bề Siêng năng cần kiệm gia tề đến nơi Đừng xa hoa, cấm ăn chơi Để dành để dụm để ngơi lúc cần Hiển vinh với nhục cũng gần Yên vui phải nhớ những lần nguy nan Đạo cao đức trọng mới sang Áo rách mà sạch hơn vàng tanh hôi
修身寡欲,勤儉齊家 禁止奢華,須防後用 得榮思辱,居安思危 道高徳重,不恥劑衣 Tu thân quả dục, cần kiệm tề gia Cấm chỉ xa hoa, tu phòng hậu dụng Đắc vinh tư nhục, cư an tư nguy Đạo cao đức trọng, bất sỉ tề y
Minh Đạo Gia Huấn
~*~
Dậy sớm, thức khuya, nghĩ làm sao không để nhục đến cha mẹ.
~*~
Nguồn trong thì dòng nước trong, nguồn đục thì dòng nước đục.
~*~
Cây chi, cây lan tuy mọc chỗ rừng vắng mà hoa vẫn thơm; người quân tử theo lẽ phải, làm điều hay, tuy gặp khốn cùng, mà tiết hạnh vẫn không đổi.
~*~
Con rùa ấy, thà chết để lại xương cho người ta quý trọng, hay thà sống mà kéo lê đuôi nó trong vũng bùn?
此龜者,寧其死而留骨而貴乎?寧其生而曳尾于涂中乎? Thử quy giả, ninh kì tử nhi lưu cốt nhi quý hồ? Ninh kì sinh nhi duệ vĩ vu đồ trung hồ?
~*~
Giữ việc đạo nghĩa, làm việc trung tín, trọng việc danh tiết.
~*~
Nhất tâm (*) ăn ở cho phải đạo, thì trời cũng không làm hại nổi. (*) Nhất tâm: Trước sau bao giờ cũng một lòng như vậy.
~*~
Sống mà nhục, không bằng chết mà vinh.
生以辱, 不如死以榮。 Sinh dĩ nhục, bất như tử dĩ vinh.
~*~
Học trò trong nước mà không có chí tiết, thì thế nước thoi thóp như người sắp chết.
~*~
Chớ lo không được quan to, nên lo cái “đức” của mình còn kém cỏi; chớ tủi không được lộc hậu, nên tủi cái “trí” của mình còn hẹp hòi.
Trương Hành Truyện
~*~
Quân tử xem nghĩa là trên hết. Quân tử có dũng mà bất nghĩa thì làm loạn, tiểu nhân có dũng mà bất nghĩa thì làm trộm cướp.
君子义以为上。君子有勇而无义为乱,小人有勇而无义为盗。 Quân tử nghĩa vi thượng. Quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo.
~*~
Những việc nghĩa, nên làm, sức đủ làm, bụng muốn làm; vì bè bạn, vợ con gàn trở, mà thôi không làm, thế là người vô chí.
~*~
Thấy việc nghĩa mà không làm, chẳng phải là kẻ dũng.
见义不为,无勇也。 Kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã.
~*~
Tự xét thân mình, miễn là không thẹn; thị phi miệng thế, thì có quản chi.
Ban Siêu Truyện
~*~
Người chỉ làm giàu là người bất nhân, người chỉ làm nhân là người không giàu.
~*~
Nghèo không là xấu, nghèo mà không có chí mới là xấu; hèn không đáng ghét, hèn mà không có tài mới đáng ghét; già không nên than thở, già mà sống thừa mới đáng than thở; chết không nên bi ai, chết mà vô bổ mới đáng bi ai.
~*~
Khí tượng như chim phượng hoàng liệng trên mây xanh, thì những lợi hại cỏn con, không động được tâm nữa.
~*~
Liêm sỉ là việc lớn, tử sinh là việc nhỏ.
Diệp Mộng Đắc
~*~
Tâm thuật quý nhất là quang minh, trung hậu; dung mạo quý nhất là chính đại, lão thành (1); ngôn ngữ quý nhất là giản dị, chân thật. (1) Lão thành: Từng trải.
~*~
Học dễ mà thích học thì khó, làm dễ mà hết sức làm thì khó, xấu hổ dễ mà biết xấu hổ thì khó.
Vương Thuyền Sơn
~*~
Ta có tai, mắt, ta nghe, ta trông; ta có tâm tư, ta suy, ta nghĩ; ta đối với người đời xưa, có lúc ta thờ như thầy, có lúc ta kính như bạn, cũng có lúc ta kình địch không chịu. Ta theo công lý, nhất quyết ta không làm tôi tớ cổ nhân.
Lương Khải Siêu
~*~
Tâm niệm trầm tiềm mãi mãi, thì lẽ gì mà nghĩ chả ra. Chí khí phấn phát luôn luôn, thì việc gì mà chả làm nổi.
~*~
Lâu nay đời vẫn làm đắm đuối loài người, cái chí của ta là cái để độ thân ta, mà sóng gió không thể xiêu dạt vùi dập được.
Chúc Vô Công
~*~
Đáng chết thì chết: quyết không cầu thả cầu sống, để cho “tâm” không được yên, thà chỉ nên thí thân đi, để cho “tâm” được yên và “đức” được trọn vẹn.
~*~
Người có chí thì việc gì cũng nên.
Hán Quang Vũ
~*~
Thà làm người tốt mà giá quý đệ nhất phẩm, còn hơn làm người xấu mà quan to đệ nhất phẩm.
~*~
Tâm sự người trượng phu, nên sáng như trời xanh, rõ như ban ngày, để cho ai ai cũng được trông thấy.
~*~
Người quân tử không buồn tuổi sắp già, chỉ lo chí trễ nải.
~*~
Người đời đục cả, ta một mình trong; người đời say cả, ta một mình tỉnh.
~*~
Quân tử luôn luôn thẳng thắn ung dung vô tư, tiểu nhân lúc nào cũng u sầu lo lắng.
君子坦荡荡,小人长戚戚。Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích.
~*~
Đây Chính Là Những Nhân Vật Cực Kỳ Thành Công Trưởng Thành Từ Ngôi Trường Thpt Chuyên Lê Hồng Phong
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong không chỉ nổi tiếng là ngôi trường lâu đời với chất lượng đào tạo tốt mà nơi đây còn cho ra những thế hệ học sinh “vàng” làm nên thương hiệu cho chính ngôi trường này. Trong đó, phải kể đến những doanh nhân thành đạt mặc dù tuổi đời còn rất trẻ.
Nhắc đến trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, điều khiến mọi người nghĩ đến đầu tiên đó chính là vẻ đẹp cổ kính tiêu biểu cho kiến trúc Đông Dương, khuôn viên rộng rãi với những hàng cây cổ thụ, tháp đồng hồ hay những dãy hành lang cổ kính dưới mái vòng cong độc đáo. Đây còn chính là một trong ba ngôi trường THPT lâu đời nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tiền thân là trường Petrus Ký. Từ năm 1976-1977, ngôi trường này chính thức mang tên của cố Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Hồng Phong.
Không những thế, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong còn là nơi đào tạo nhiều thế hệ nhà giáo, nhà cách mạng, nhà văn, nghệ sỹ nổi tiếng, nhất là những gương mặt trẻ thành đạt. Đáng kể đến thời gian gần đây nhất là chị Lê Diệp Kiều Trang, Võ Thị Minh An, Đoàn Xuân Quang Minh…
“Cả gia đình nữ tướng” Facebook Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang đều là cựu học sinh trường Lê Hồng Phong
Chắc hẳn trong mấy ngày nay, Lê Diệp kiều Trang chính là cái tên được tìm kiếm nhiều nhất trên các trang mạng xã hội. Không chỉ nổi tiếng với gia thế khủng, vẻ bề ngoài xinh đẹp mà hơn hết đó là sự thông minh, tài giỏi của cô.
Trong giới công nghệ Việt, không ai không biết đến Lê Diệp Kiều Trang (Christy Lê) và chồng là ông Vũ Xuân Sơn (Sonny Vũ). Cô sinh năm 1980, lớn lên trong một gia đình có truyền thống kinh doanh, cha của cô là ông Lê Văn Trí, từng giữ chức phó tổng giám đốc Công ty cao su miền Nam, còn anh trai cô là Lê Trí Thông, nguyên phó giám đốc ngân hàng Đông Á.
Không chỉ là một “thiên kim” mà Christy Lê còn sở hữu danh sách làm việc tại nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Hơn hết, cô còn được phong là “cô gái vàng” của giới startup Việt Nam.
Kể từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Kiều Trang đã nổi tiếng với thành tích học tập đáng nể. Theo đó, từ năm lớp 9, Kiều Trang đã có bằng C tiếng anh và được đặc cách học đại học tại chức tiếng Anh của Đại học Nguyễn Tất Thành.
Cô là thủ khoa đầu vào trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, đồng thời cũng là thủ khoa tốt nghiệp lớp 12 của trường. Ngoài ra, cô còn được nhận nhiều học bổng từ các trường Đại học danh giá trên thế giới như học bổng dự bị đại học 2 năm tại Anh (1998), học bổng Đại học Oxford (2000) và theo học MBA Sloan của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Mỹ.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Kiều Trang từng làm việc 3 năm tại ngân hàng HSBC và 2 năm tại Công ty tư vấn McKinsey ở vị trí chuyên gia tài chính. Cột mốc quan trọng nhất của cô phải kể đến đó chính là vào năm 2008, cô theo chồng là ông Vũ Xuân Sơn (Sonny Vũ) về Thung lũng Silicon.
Đến nay, câu chuyện khởi nghiệp của Misfit Wearables được cộng đồng startup tại Việt Nam coi là hình mẫu thành công theo mô hình gọi vốn từ cộng đồng (crowd-funding), và vợ chồng Kiều Trang được mọi người gọi với cái tên thân mật là “cặp đôi vàng” của giới khởi nghiệp Việt.
Mới đây “cô gái vàng” Lê Diệp Kiều Trang đã được bổ nhiệm giữ chức vụ CEO Facebook Việt Nam, làm việc tại trụ sở ở Singapore.
Tuy nhiên điều đặc biệt chưa dừng lại ở đó, không chỉ Lê Diệp Kiều Trang từng học tập tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, mà bố của cô, ông Lê Văn Trí và anh trai cô, Lê Trí Thông cũng là cựu học sinh của ngôi trường danh giá này.
Võ Thị Minh An
Trong xã hội hiện đại ngày nay, phụ nữ ngày càng khẳng định được vị trí cũng như vai trò của mình trên “sàn đấu thương trường” chẳng kém gì nam giới. Đó là minh chứng của chị Võ Thị Minh An, nữ giám đốc nhân sự trẻ nhất tại Việt Nam, từng được cựu tổng thống Mỹ nhắc tên tới 2 lần trong bài diễn văn. Và một điều quan trọng, chị cũng là cựu học sinh trưởng thành từ ngôi trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.
Võ Thị Minh An (sinh năm 1989, tại TPHCM), hiện là giám đốc Tuyển dụng nhân sự của một ngân hàng lớn. Cô được mọi người biết đến là nữ giám đốc nhân sự trẻ nhất tại Việt Nam và cũng là tấm gương vượt qua cơn ác mộng mang tên “thất nghiệp” truyền cảm hứng cho nhiều sinh viên.
Minh An cũng sở hữu cho mình những thành tích học tập “khủng”. Cô giành được học bổng toàn phần trị giá 200.000 USD, tấm bằng cử nhân kép hạng ưu chuyên ngành Quan hệ quốc tế và tiếng Pháp tại Đại học Mount Holyoke (Mỹ), đoạt giải thưởng danh giá Outstanding Commitment Award, từng được cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton nhắc đến 2 lần trong bài diễn văn của ông, đạt giải thưởng báo chí Mỹ…
Điều làm nên tên tuổi cũng như nghị lực của cô đó chính là vượt qua cơn khủng hoảng thất nghiệp để đi lên từ một copywriter nhỏ bé tới chức vụ giám đốc Tuyển dụng nhân sự của một ngân hàng lớn.
Câu nói truyền cảm hứng nhất mà Minh An gửi đến các bạn trẻ đó là: “Bạn càng làm tốt bao nhiêu, hết sức bao nhiêu, cống hiến bao nhiêu thì may mắn sẽ đến với bạn theo một cách rất bất ngờ mà bạn sẽ không bao giờ biết!”.
Đoàn Xuân Quang Minh
Đoàn Xuân Quang Minh là cựu học sinh lớp chuyên Sinh trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong niên khóa 2001 – 2004. Anh từng đoạt giải Nhì Quốc Gia môn Sinh học khi đang là học sinh lớp 11 chuyên sinh, là một trong 30 nhân vật dưới 30 tuổi nổi bật nhất Việt Nam năm 2016 do tạp chí Forbes bình chọn. Anh có gần 12 năm tham gia nghiên cứu trong 6 lĩnh vực: Tế bào học, Tin sinh học, Miễn dịch học, Vi sinh vật học, Hóa sinh và Lý sinh.
Anh từng lọt vào top 30 nhân vật dưới 30 tuổi nổi bật nhất Việt Nam năm 2016 do tạp chí Forbes bình chọn
Đào Xuân Quang Minh sinh năm 1986, sau khi tốt nghiệp cấp 3 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Quang Minh đi du học ngành Y khoa ở Hungary. Và sau đó, anh được Đại học Debrecen, Hungary cấp học bổng toàn phần nghiên cứu sinh tiến sĩ rồi tốt nghiệp tiến sĩ y khoa với điểm số tuyệt đối (5/5). Hiện tại, Quang Minh đang giữ chức vụ Tiến sĩ và Bác sĩ Y khoa, Cơ quan Khoa học trung ương Pháp. Anh đang công tác tại Viện Pasteur, Paris, Pháp.
Tổng hợp Ảnh: Internet
Bạn đang đọc nội dung bài viết Dũng Khí Của Đồng Chí Lê Hồng Phong Trước Quân Thù trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!