Đề Xuất 6/2023 # Đảng Và Mùa Xuân Đất Nước # Top 7 Like | Altimofoundation.com

Đề Xuất 6/2023 # Đảng Và Mùa Xuân Đất Nước # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đảng Và Mùa Xuân Đất Nước mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mỗi độ Tết đến Xuân về, nhân dân Việt Nam ta luôn có câu khẩu hiệu quen thuộc, thiêng liêng “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới” để bày tỏ lòng biết ơn đối với Đảng, Bác Hồ kính yêu và để khắc dạ ghi tâm mốc son lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sự kiện Đảng ta ra đời ngày 3-2-1930 – đúng vào thời khắc giao hoà giữa đất trời và lòng người.

Đảng là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng thật ý nghĩa, là sự lựa chọn mang tính quy luật, tính lịch sử, để rồi từ đó “ý Đảng, lòng dân” trở thành vũ khí “bách chiến bách thắng”, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì lý tưởng sáng ngời “không có gì quý hơn độc lập tự do”, đem lại mùa Xuân bất tận cho dân tộc.

Kể từ mùa Xuân ấy, hơn mười năm sau – Xuân năm 1941, Bác Hồ trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước. Giữa một vùng núi non trùng điệp với muôn hoa đua sắc và lòng người rưng rưng, lắng đọng trong giờ phút Bác Hồ đặt bước chân đầu tiên lên đất mẹ tại cột mốc 108 (Pác Bó – Cao Bằng) trong sắc hoa Xuân rực rỡ sau bao năm xa Tổ quốc đã trở thành cảm hứng vô tận cho sự ra đời bài thơ “Mùa Xuân năm 1941” của nhà thơ Tố Hữu: Ôi sáng Xuân nay, Xuân bốn mốt/Trắng rừng biên giới nở hoa mơ/Bác về… im lặng. Con chim hót/Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ… như báo hiệu tương lai xán lạn của dân tộc Việt Nam sắp tới gần!

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, một Đảng mới 15 tuổi đã cùng nhân dân vùng lên Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành lại nền độc lập, tự do, đưa đất nước ta thoát khỏi “đêm trường nô lệ”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Vì vậy, tất cả người dân Việt Nam đều gọi ngày 2-9 hằng năm là Tết Độc lập với một tình cảm thiêng liêng, thành kính ghi nhớ công ơn trời biển của Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại!

Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta, với biết bao mất mát hy sinh, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân làm nên những chiến công oanh liệt “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” ở thế kỷ XX cùng nhiều mùa Xuân lịch sử. Chiến công nối tiếp chiến công ở hai miền đất nước là cơ sở để bài thơ “Bài ca mùa Xuân 61” của Tố Hữu ra đời: “Chào 61! Ðỉnh cao muôn trượng/Ta đứng đây, mắt nhìn bốn hướng/ Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau/ Trông Bắc, trông Nam, trông cả địa cầu”. Bài thơ thể hiện niềm lạc quan phơi phới của dân tộc Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng bước vào cuộc chiến tranh đầy cam go, đẫm máu nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc trên nền tảng “đỉnh cao muôn trượng” của công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và những thắng lợi bước đầu đạt được của nhân dân miền Nam và một niềm tin tất thắng của dân tộc Việt Nam.

Dân tộc ta còn nhớ như in Mùa Xuân năm 1968 với lời thơ chúc Tết bất hủ, đồng thời cũng là lời hiệu triệu của Bác Hồ “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!” như tiếp thêm sức mạnh, thúc giục miền Nam nổi dậy tiến công đồng loạt, làm “rung chuyển Lầu Năm góc”; miền Bắc nén đau thương, đánh bại siêu pháo đài bay B.52- niềm kiêu hãnh của không lực Hoa Kỳ, làm nên huyền thoại 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội, buộc Mỹ phải ký vào Hiệp định Pa-ri mùa Xuân năm 1973, tạo bước ngoặt để Mùa Xuân năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa dân tộc ta bước vào một mùa Xuân bất tận – cả nước đi lên xây dựng CNXH.

Từ đó đến nay, các kỳ Đại hội toàn quốc của Đảng thường được tổ chức vào những mùa Xuân. Sau mỗi kỳ Đại hội, Đảng ta lại đem đến cho đất nước những mùa Xuân ấm áp, sinh chồi nảy lộc. Nếu như Đại hội Đảng lần thứ VI – Xuân 1986 đánh dấu sự nghiệp đổi mới toàn diện, thì Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ thứ XI mùa Xuân 2011 là Đại hội tổng kết 25 năm đường lối đổi mới của Đảng với “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, tiếp tục đưa đất nước phát triển, để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong phát biểu bế mạc Đại hội XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Điều quan trọng là từ Đại hội này tỏa ra một niềm tin lớn, một khí thế mới, một sự đoàn kết thực sự chứ không phải là hình thức, để nhân dân tin tưởng, phấn khởi hơn”….

Một mùa Xuân mới đã về. Với bản lĩnh chính trị được rèn luyện qua 85 mùa Xuân, với sức sáng tạo luôn tươi mới như “chồi non, lộc biếc”, tin rằng Đảng ta sẽ lãnh đạo đất nước vượt qua thử thách, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ vinh quang.

Với những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng 85 năm qua, nhân dân ta đều có quyền tự hào với một niềm tin mãnh liệt: Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới đem lại những mùa Xuân cho đất nước, sức Xuân của lòng người. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Ngoài lợi ích của nhân dân, của dân tộc, Đảng không có lợi ích gì khác!” hay “Đảng ta là đạo đức, là văn minh, là thống nhất, độc lập, là hòa bình, ấm no…”. Lời dạy ấy đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với Đảng và trở thành lẽ sống, lời tuyên thệ của tất cả những người đảng viên chân chính dâng lên Đảng và Bác Hồ kính yêu mỗi khi Tết đến, Xuân về./.

Phạm Thị Nhung, Trường Sĩ quan Lục quân 2

Theo Tạp chí Xây dựng Đảng

Tâm Trang (st)

Mùa Xuân Đất Việt Qua Ca Dao Và Tục Ngữ (Trường Thy)

Mùa Xuân Đất Việt Qua Ca Dao Và Tục Ngữ (Trường Thy)

Mùa Xuân Đất Việt Qua Ca Dao Và Tục Ngữ

 TRƯỜNG THY

Trong kho tàng Văn Chương Bình Dân, nói khác đi là Văn Chương Truyền Khẩu gồm nhiều thể loại, song thông thường, dễ nhớ và thường nghe nhắc nhở nhiều, đó chính là Tục Ngữ và Ca Dao.

Trên bình diện Văn Học và đời sống, Tục ngữ có địa bàn rộng rãi hơn, mang tính phổ cập và được coi như là “Túi khôn của nhân loại”, ví dụ ta nói:

Cha nào con nấy

Người Anh, người Mỹ nói:

Like father like son

Và người Pháp nói:

Tel père tel fils

hoặc:

Xa mặt cách lòng

Người Anh/Mỹ nói:

Out of sight, out of mind

và người Pháp nói:

Loin des yeux loin du Coeur v.v.

Trong khi Ca Dao mang tính địa phương hơn, tùy thuộc vào văn hóa và môi trường, hoàn cảnh sống của mỗi dân tộc v.v.

Ca Dao có đặc tính chung là bao trùm mọi sinh hoạt gia đình, xã hội, và nếp sống tinh thần cũng như tình cảm con người trong một xã hội.

Nói đến sinh hoạt gia đình và xã hội là nói đến sự bao gồm cả lễ nghi tôn giáo, hội hè đình đám v.v.

Tóm lại là Ca Dao phản ảnh mọi tình tự trong: Quan – Hôn – Tang – Tế và ở một khía cạnh nào đó còn được coi là “Lịch sử ngầm”, ví như những câu nói về Huyền Trân công chúa:

Tiếc thay cây quế giữa rừng

để cho chú mán chú mường nó leo!

Nhân dịp Xuân về, người người dù ở trên quê hương hay đang thả bước lưu vong nơi hải ngoại đều nô nức sắm sửa đón Xuân, mừng Tết Nguyên Đán vì đó là truyền thống, là văn hóa dân tộc nên không tránh khỏi những giây phút bồi hồi trong tâm hồn vào những chiều cuối năm:

Mỗi khi nghe nói đến xuân

bỗng dưng lòng thấy bâng khuâng ít nhiều

Để nhớ lại những mùa Xuân qua trên quê hương của một thời nước non thanh bình, từ phố phường, thành thị đến đồng quê thôn trang, mọi người tưng bừng mừng Tết, đón xuân, nhà nhà đều vui với: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ” thiết tưởng không gì hơn là cùng nhau ôn lại những áng Ca Dao để gợi lại trong ta những khúc tình quê ngọt ngào, nhiều vương vấn và cũng là để có dịp hun đúc tinh thần trong sứ mệnh duy trì và phát huy văn hóa cổ truyền.

Mỗi năm mới có một lần, những ngày cuối đông cũng là những ngày cuối năm. Năm hết Tết đến, nhà nhà lo lắng đủ điều, nào là công nợ, việc làm dở dang, nào là lo sửa sang nhà cửa, mua sắm đồ Tết v.v.

Quanh năm cuộc sống tất bật, Tết đến mừng vui song không tránh được những âu lo về tài chánh, về vật chất nên Ca Dao có câu:

Tết đến sau lưng

trẻ con thì mừng

người lớn thì lo.

Chính vì phải mua sắm đủ điều cho mấy ngày Tết nên chật vật, thiếu hụt, do đó người đời có câu:

Đi cày ba vụ không đủ ăn ba ngày Tết!

Trong tâm tư người dân Việt luôn canh cánh những ưu tư, đã vậy lại còn bị những gánh tuồng, gánh hát kéo đến làm rộn những âu lo:

Bây giờ tư tết đến nơi

tiền thì không có sao nguôi tấm lòng

nghĩ mình vất vả long đong

xa nghe lại thấy Quảng Đông kéo còi

về nhà công nợ nó đòi

trong lòng bối rối đứng ngồi không yên.

Trong một xã hội luôn có kẻ nghèo người giầu song những ngày thường trong năm ít ai để ý, đến cuối năm nhìn vào việc mua sắm mới hay nhà ai khấm khá, nhà ai túng quẫn. Cảnh huống ấy cũng từng được ghi nhận qua mấy câu:

Có/không mùa Đông mới biết

Giầu/nghèo ba mươi Tết mới hay.

Từ ngày xưa, những ngày sống trên đất tổ, Tết là dịp quan trọng, những ai vì hoàn cảnh phải xa nhà, rời bản quán cũng cố gắng thu xếp để gồng gánh, dìu dắt nhau về đón Tết, mừng tuổi ông bà, cha mẹ, họ hàng. Theo tục lệ này hầu như mọi người đều thuộc lòng những câu ca và cứ theo như thế mà làm:

Mồng Một tết cha

mồng Ba tết thầy.

hoặc nói khác đi cho đầy đủ, trọn tình trọn nghĩa hơn, nếu như đã có gia đình riêng thì không thể quên lãng bổn phận:

Mồng Một thì ở nhà cha

mồng Hai nhà vợ, mồng Ba nhà thầy.

Sở dĩ có lệ tết thầy vì người Việt ta luôn có tinh thần “Tôn sư trọng đạo” và đã được giáo huấn từ thuở ban sơ:

Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa

bởi:

Không thầy đố mày làm nên

Trong nền tảng giáo dục ấy, cái ĐỨC rất quan trọng. Vào hậu bán thế kỷ 19 và tiền bán thế kỷ 20, ở Thăng Long Thành xuất hiện hai nhân vật nổi tiếng về trào phúng, hay trêu chọc thiên hạ, đó là Ba Giai và Tú Xuất. Từ đó như để nhắc nhở, răn đe những kẻ hay ăn gian, nói dối, người ta có câu:

Hễ ai mà nói dối ai

Thì mồng Một Tết Ba Giai đến nhà.

Trong tập trường thi Kim Vân Kiều của thi hào Nguyễn Du cũng đã không bỏ qua tục lệ Tảo Mộ vào mùa Xuân, những ngày tháng đầu năm:

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.

Người dân vẫn có lệ Chạp Mả, dọn dẹp cỏ rác cho các ngôi mộ vào tháng Chạp để mời gia tiên về ăn Tết. Lệ này cũng rất quan trọng đối với lòng hiếu của con cháu nên người đời thường nhắc nhớ nhau qua những câu:

Đi đâu thì mặc đi đâu

đến ngày giỗ chạp phải mau mà về

Ảnh hưởng của tục lệ này cũng rất sâu sắc, trong đó có Lễ Bàn Thờ Gia Tiên. Lơ là hay quên lãng là điều bất hiếu vì thế nên có người con gái đã trách vị hôn phu của nàng:

Chiều Ba Mươi anh không đi Tết

rạng ngày Mồng Một anh không đi lạy bàn thờ

hiếu trung mô nữa mà bảo em chờ uổng công!

Thế rồi người con trai thấy mình có lỗi bèn kiếm cớ biện bạch chạy tội bằng cách nói bận việc làng:

Hôm Ba Mươi anh mắc lo việc họ

Sáng Mồng Một anh bận việc làng

Ông bà bên anh cũng bỏ huống chi bên nàng, nàng ơi.

Nếp sống của người dân không chỉ gắn bó với đồng ruộng mà còn phần nào theo đuổi thương nghiệp. Trong lãnh vực này, nhất là vào dịp Tết, nếu không nhắc đến chợ phiên quả là điều thiếu sót. Chợ Tết là chợ cuối năm bày bán những món hàng từ hoa trái, trang phục đến đồ chơi, đồ thờ, đồ dùng cho mấy ngày Tết; cũng có thể còn là phiên chợ đầu năm, họp để lấy hên, lấy ngày. Vào thời điểm này, không chỉ là ở khu chợ mà có thể còn là tại một khoảng đất trống nào đó, người ta tổ chức những trò chơi như: đánh đu, đô vật, bịt mắt đập niêu, ném vòng v.v.

Chợ phiên có những nơi một năm chỉ họp một lần vào ngày nào đó cuối năm, ví như ta vẫn từng nghe:

Bỏ con bỏ cháu

Không ai bỏ hai mươi sáu chợ Yên

Bỏ tổ bỏ tiên

Không ai bỏ chợ Viềng mồng tám.

Chợ Yên và chợ Viềng là tên hai chợ ở Nam Định ngày trước, đó là những phiên chợ sầm uất quy tụ rất đông, nam phụ lão ấu, kể cả những vùng lân cận cũng kéo đến mua sắm.

Tại cố đô Huế, dân đất thần kinh có chợ phiên Gia Lạc gần thôn Vỹ Dạ, hàng năm chỉ nhóm họp trong mấy ngày Tết, thường thì từ 29 tháng Chạp đến mồng ba Tết. Theo truyền thuyết thi do vị hoàng tử thứ tư của vua Gia Long cho họp vào ba ngày đầu năm trên một khoảng trống gần phủ đường, lúc đầu có ý để người trong hoàng tộc tiện tới mua sắm, sau dân làng chung quanh cũng được tham dự nên có câu:

Gia Lạc chỉ mở ngày xuân

Quanh năm suốt tháng khó lần tìm ra.

Tỉnh Vĩnh Yên có chợ Dưng, Dưng là tên của làng Văn Trưng thuộc phủ Vĩnh Tường. Hàng năm nơi đây mở hội Xuân vào mồng sáu tháng Giêng. Trong phiên chợ cũng nhiều trò chơi, đặc biệt có trò chơi “nam nữ bắt chạch trong chum”. Do đó người dân cũng có câu:

Bỏ con bỏ cháu

Không ai bỏ mồng sáu chợ Dưng.

Rồi nữa, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa có chợ phiên Cầu Quan, dân ở đây còn gọi là chợ Thượng, họp ngay bên bờ con sông đào. Người ta đi chợ còn được thú vui xem đua thuyền rồng thật vui mắt:

Cầu Quan vui lắm ai ơi

Trên thì họp chợ, dưới bơi thuyền rồng.

Vùng Quan Họ Bắc Ninh cũng khá nhiều chợ phiên nổi tiếng một thời qua những câu hát:

Xứ Nam nhất chợ Bằng Gồi

Xứ Bắc Vân Khám, xứ Đoài Hướng Canh

Những tên gọi Xứ Nam, Xứ Bắc, và Xứ Đoài là có ý chỉ các tỉnh Hà Nam, Hà Bắc, và Sơn Tây.

Vùng đất Nam Định người ta cũng được nghe những câu ca nói về những thú vui nơi các phiên chợ trong những ngày đầu xuân:

Mồng Một chơi cửa, chơi nhà

Mồng Hai chơi xóm Mồng Ba chơi đình

Mồng Bốn chơi chợ Qủa Linh

Mồng Năm chợ Trình Mồng Sáu Non Côi

Qua ngày Mồng Bảy nghỉ ngơi

Bước sang Mồng Tám đi chơi chợ Viềng

Chợ Viềng một năm mới có một phiên

Cái nón em đội cũng tiền anh mua.

Theo tục lệ ngày Tết Nguyên Đán người ta trồng cây nêu trước nhà có ý để xua đuổi tà ma không cho xâm nhập nên trong dân gian có câu:

Thứ nhất nêu cao

thứ nhì pháo kêu.

Trong tâm thức người Việt cho rằng cây nêu là biểu tượng của sức mạnh, quyền lực xua tan những điều xấu xa, và tràng pháo nổ dòn là niềm vui, hạnh phúc và may mắn. Nhà nào có cây nêu cao là giầu sang, quyền quý:

Cu kêu ba tiếng cu kêu

Trông mau đến Tết trồng nêu ăn chè

Những lễ nghi trong ngày Tết ngoài việc cúng gia tiên còn lệ cúng trời cúng đất. Vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày Mồng Mười tháng Giêng là ngày vía đất nên có câu nhắc nhớ người dân:

Mồng Chín vía trời

Mồng Mười vía đất

Sáng ngày đầu năm các viên chức trong làng, xã cùng các vị bô lão tụ họp về đình làng để cầu cùng Thành Hoàng và các thần linh phù trợ cho dân làng qua những câu vừa chúc tụng vừa khấn nguyện:

Chúc mừng thượng đẳng tối linh

Phù trì dân xã hiển vinh sang giầu

trước đình lại có rồng chầu

có đôi quy phụng tựa mầu non tiên

giữa đình có đấng bát tiên….

Trong những ngày xuân vô vàn trò chơi; tuy nhiên, mỗi lớp tuổi thường thiên về những môn chơi thích hợp. Trẻ có trò chơi của trẻ, ví như miền Bắc có trò hát “Xúc xắc, xúc xẻ”. Thường vào đêm giao thừa nhóm trẻ chừng mươi, mười lăm em cầm ống bơ đựng vài đồng tiền kẽm, rủ rê nhau đến từng nhà hát mừng gia chủ năm mới gặp nhiều may mắn, mọi sự hạnh thông:

Xúc xắc xúc xẻ

Nhà nào còn đèn còn lửa

mở cửa cho chúng tôi vào

bước lên giường cao có đôi rồng ấp

bước xuống giường thấp có đôi rồng chầu

bước ra đàng sau có nhà ngói lợp

ngựa ông còn buộc

voi ông còn cầm

ông sống một trăm linh năm tuổi lẻ

vợ ông sinh đẻ

những con tốt lành

những con như tranh…

một vài nơi khác lại có tục hát ”Sắc Bùa” theo điệu dân ca của từng địa phương. Cũng có nơi kết hợp múa và hát cũng trong điệu dân gian. Đặc biệt là một vài xã miền biển quận Đức Phổ, Quảng Ngãi, Phường Sắc Bùa còn đặt ra những câu hát riêng cho mỗi ngành nghề:

Thánh chúa vạn niên

Thánh chúa vạn niên

Chúng tôi nay dâng cách đội đèn

Thái hòa gặp tiết xuân thiên

Gió đưa chồi ngọc, hoa chen cành vàng

Trong nhà ta đèn thắp sáng trưng

Song le còn muốn chơi trăng ngoài thềm

để cho trong ấm ngoài êm….

Cũng trong những ngày hội xuân, thanh niên nam nữ tổ chức hát hò, nào là hát dặm, hát đố/đối, hát quan họ, hát trống quân v.v., những điệu hát và lời ca mang tính trữ tình như nhắn nhe, ngỏ ý, trao duyên v.v.

Tới đây viếng cảnh thăm hoa

trước mừng các cố sau là mừng dân

sau nữa xin mừng cả làng tuần

mừng cho nam nữ chơi xuân hội này

một mai đàn có bén giây

ơn dân vạn bội biết ngày nào quên.

Và tình tứ hơn ta nghe:

Mở đầu chàng trai khéo léo ướm hỏi:

Tiện đây Mận mới hỏi Đào

vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Cô gái đáp:

Mận hỏi thì Đào xin thưa

vườn hồng sẵn lối nhưng chưa ai vào

Sự tình đã rõ: vườn hồng để ngỏ đấy song ai thấy có đủ bản lĩnh thì xin mời bởi cuộc đối đáp cũng còn gay go lắm đấy:

Chàng khoe chàng lắm văn chương

Nên đây thiếp mới hỏi rằng:

Dầu gì không ai thắp

bắp gì không ai rang

than gì không ai quạt

bạc gì chẳng ai mua?

Anh cả anh hai đó ơi

Ai bên chàng đáp được thiếp bên này xin theo.

Gặp dịp như mở cờ trong bụng, chàng trai có chút học thức bèn lên tiếng đối đáp:

Dầu thoa không ai thắp

bắp chuối chẳng ai rang

than thân không ai quạt

bạc tình chẳng ai mua

cô cả cô hai đó ơi.

hoặc như khúc hát đố, thử tài tính toán của nhau cũng rất tình tứ trong lời nhắn nhe. Chàng trai lên tiếng trước:

Đôi ta thấy toán thì mê

Em đi đố trước anh về đố sau

thỏ, gà ăn ở cùng nhau

đếm chân ba mươi sáu đếm đầu mười ba

toán đề em giảng cho ra

thì anh kết nghĩa giao hòa cùng em

cô gái cũng nhanh nhẹn đáp lại:

Được rồi em tính anh xem

Anh giờ đứng tuổi còn em trưởng thành

hợp đề em thấy rành rành

thỏ năm gà tám cộng thành mười ba

nghĩa là mười sáu chân gà

hai mươi chân thỏ bài ra đúng rồi

anh còn đố nữa hay thôi

hay là anh tính thề bồi chi đây.

Trong dịp Xuân về, Tết đến, người Việt còn có những thú vui tao nhã, đó là thú chơi câu đối, nói đến câu đối đỏ ta thường nghĩ ngay tới bài thơ “Ông Đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên:

Mỗi năm hoa đào nở

lại thấy ông đồ già

bày mực tầu giấy đỏ

bên phố đông người qua

thế rồi:

nhưng mỗi năm mỗi vắng

người thuê viết nay đâu

giấy đỏ buồn không thắm

mực đọng trong nghiên sầu.

Các cụ đồ luôn nghĩ ra những câu đối cho phù hợp với gia cảnh và tình huống của mỗi người, mỗi nhà, và để thêm vào những chuyện vui trong ngày Xuân chỉ xin ghi lại đây một vài giai thoại về câu đối:

Tết với nhất, nhất với tết, một Tết một bết

Cậu lớn còn đang suy nghĩ thì em nhỏ đáp ngay:

Hội cùng hè, hè cùng hội, hai hè hai nhè.

Và một giai thoại nữa nói lên một tình cờ mà tuổi trẻ đã đáp ứng được yêu cầu của người lớn qua vế đối. Chuyện kể ông Nghè Thanh có đứa cháu nội 7 tuổi, sáng 30 đòi tiền mua pháo, bà nội cho tiền mua nhưng tối đến định đem pháo ra đốt lại sợ nên nài nỉ ông nội đốt hộ. Bà nội thấy vậy bật cười…, đốt pháo xong cậu bé đói bụng chạy vô đòi ăn, bà nội mắng “Đồ mua pháo mượn người đốt”, cậu cháu cãi lại “Ông đốt chứ người nào đâu”. Bà Nghè nói muốn ăn thì phải đối được câu này:

Mua pháo mượn ông đốt

Cậu bé nói “Cháu đói quá rồi không đối được – Lấy giò cho cháu ăn”

Bà nội chưa kịp nghĩ ra bèn nói không đối được thì đừng ăn.

Ông Nghè nghe vậy bèn cười nói với bà Nghè “Cháu nó đối rồi đó, Lấy giò cho cháu ăn đối với Mua pháo mượn ông đốt thì chỉnh qúa rồi còn gì. Thế là bà nội đành phải chiều cháu.

Xuân về đón Tết mà có những thú vui như thế thật là hạnh phúc. Tiếc rằng thời ấy đã qua mất rồi. Ngày nay trên quê hương mùa xuân vẫn về, www.hocxa.com.

Trường Thy

Văn Hóa Việt Nam, số 64 – Mùa Xuân 2014

Cùng Tác Giả

Bài Thơ: Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Những năm 1970, 1971,… ông sống và hoạt động tại chiến trường Trị – Thiên; trường ca Mặt đường khát vọng được ông sáng tác vào thời gian ấy. Chương V Đất nước trích trong trường ca Mặt đường khát vọng.

Mặt đường khát vọng là trường ca độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm, ra đời trong chiến tranh ác liệt thời chống Mĩ, tại chiến trường Trị – Thiên – một điểm nóng – trên chiến trường miền Nam vào năm 1971. Bài thơ đã truyền đến người đọc bao xúc động, tự hào về đất nước và nhân dân. Trong bài Có một thời đại mới trong thi ca, Trần Mạnh Hảo viết:

Vào đêm giao thừa Tết âm lịch 1973 – 1974, dưới rừng Phước Long, chúng tôi xúc động nghe trích đoạn Đất nước trích trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm phát trên Đài phát thanh. Những suy nghĩ về đất nước, về dân tộc đã được nhà thơ hiện đại hoá bằng chất suy tư lắng đọng và cảm xúc mãnh liệt.

Đất nước – là chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng dài 110 câu thơ (trong “Ngữ văn 12” chỉ trích 89 câu). Phần đầu (42 câu) là cảm nhận của nhà thơ trẻ về đất nước trong cội nguồn sâu xa văn hoá – lịch sử, và trong sự gắn bó thân thiết với đời sống hằng ngày của mỗi con người Việt Nam. Phần thứ hai, cảm hứng chủ đạo về đất nước là sự ngợi ca, khẳng định tư tưởng đất nước của nhân dân. Từ đó, nhà thơ nhận diện phát hiện đất nước trên bình diện về địa lý, lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống tinh thần dân tộc – nền văn hiến Việt Nam. Vẻ đẹp độc đáo của chương V Đất nước là tác giả vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố văn hoá dân gian, tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện cổ, phong tục…, cùng với cách diễn đạt bình dị, hiện đại gây ấn tượng vừa gần gũi vừa mới mẻ cho người đọc.

1. Hai câu thơ mở đoạn là sự thức nhận chân lý về cội nguồn, về truyền thống, về lịch sử,… đất nước gần gũi và gắn bó thân thiết với “anh và em”, với mọi người:

Trong anh và em hôm nayĐều có một phần đất nước

Chỉ “một phần” nhỏ bé thôi, nhưng xiết bao gần gũi, gắn bó, yêu thương và tự hào. Từ khái niệm, ý niệm “mỗi công dân là một phần tử của cộng đồng, của đất nước” được diễn đạt một cách “mềm hoá” qua tiếng nói tâm tình của lứa đôi, của “anh và em”.

2. Bảy câu thơ tiếp theo mở rộng ý thơ trên từ “hai đứa” đến “mọi người”, từ “hôm nay” đến “ngày mai” và muôn đời mai sau.

Khi hai đứa cầm tayĐất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm

Ở phần trước, nhà thơ cảm nhận: “Đất là nơi anh đến trường – Nước là nơi em tắm – Đất nước là nơi ta hò hẹn – Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Và “khi hai đứa cầm tay” thì một mái ấm, tổ ấm gia đình đã được xây dựng. Gia đình là “một phần” của đất nước. Chỉ có tình yêu và hạnh phúc gia đình mới tạo nên sự “hài hoà, nồng thắm” với tình yêu quê hương đất nước. Đó là bản chất thống nhất trong tình cảm của thời đại mới. Ý tưởng ấy đã được Nguyễn Đình Thi thể hiện trong một tứ thơ sâu và đằm về nỗi “nhớ”:

Anh yêu em như anh yêu đất nướcVất vả đau thương tươi thắm vô ngần…

Từ tình yêu và hạnh phúc lứa đôi mà biết yêu gia đình, yêu quê hương, yêu đất nước, mới có thể có tình nghĩa sâu nặng “Đất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm”, mới tìm thấy đất nước quê hương cả trong niềm vui và nỗi đau của anh, của em, của bao lứa đôi khác:

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướmCó những lần trốn học bị đòn roi.Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đấtCó một phần xương thịt của em tôi(Giang Nam)

Nói về cội nguồn của giòng giống, của dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm nhắc lại sự tích trăm trứng: “Đất là nơi Chim về – Nước là nơi Rồng ở – Lạc Long Quân và Âu Cơ – Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng – Những ai đã khuất – Những ai bây giờ…”. Từ huyền thoại thiêng liêng ấy mới có ý thơ này:

Khi chúng ta cầm tay mọi ngườiĐất nước vẹn tròn, to lớn

Hai chữ “cầm tay” trong câu thơ “Khi hai đứa cầm tay” có nghĩa là giao duyên, là yêu thương. “Khi hai chúng ta cầm tay mọi người” là đoàn kết, là yêu thương đồng bào,… Mọi người có cầm tay nhau, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau mới có hình ảnh “Đất nước vẹn tròn, to lớn”, mới có đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh Việt Nam. Từ “hài hoà, nồng thắm” đến “vẹn tròn, to lớn” là cả một bước phát triển và đi lên của lịch sử dân tộc và đất nước. Đất nước được cảm nhận là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Chỉ khi nào “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, và chỉ khi nào “lá lành đùm lá rách”, “Người trong một nước phải thương nhau cùng” thì mới có hình ảnh đẹp đẽ, thiêng liêng “Đất nước vẹn tròn, to lớn”.

Đất nước “Nguồn thiêng ông cha”, đất nước “Trong anh và em hôm nay”, đất nước trong mai sau. Như một nhắn nhủ, như một kỳ vọng sáng ngời niềm tin:

Mai này con ta lớn lênCon sẽ mang đất nước đi xaĐến những tháng ngày mơ mộng

Nguyễn Thi, Anh Đức, Lê Anh Xuân, Sơn Nam… đã tạo nên giọng điệu Nam Bộ hấp dẫn trong thơ ca và truyện của mình. Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Hải,… cũng có một giọng điệu riêng “rất Huế”, dễ thương dịu ngọt. Hai tiếng “mai này” là cách nói của bà con xứ Huế.

Thế hệ con cháu mai sau sẽ tiếp bước cha ông “Gánh vác phần người đi trước để lại” xây dựng đất nước ta “Vạn cổ thử giang sơn” (Trần Quang Khải), “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” (Hồ Chí Minh). Hai chữ “lớn lên” biểu lộ một niềm tin về trí tuệ và bản lĩnh nhân dân trên hành trình lịch sử đi tới ngày mai tươi sáng. “Mơ mộng” nghĩa là rất đẹp, ngoài trí tưởng tượng về một Việt Nam cường thịnh, một cường quốc văn minh. Điều mà “anh và em”, mỗi người chúng ta mơ mộng hôm nay, sẽ biến thành hiện thực “mai này” gần.

Bốn câu thơ cuối đoạn cảm xúc dâng lên thành cao trào. Giọng thơ trở nên ngọt ngào, say đắm khi nhà thơ nói lên những suy nghĩ sâu sắc, đẹp đẽ của mình:“Em ơi em” – một tiếng gọi yêu thương, giãi bày và san sẻ bao niềm vui sướng đang dâng lên trong lòng khi nhà thơ cảm nhận và định nghĩa về đất nước: “Đất nước là máu xương của mình”. Đất nước là huyết hệ, là thân thể ruột thịt thân yêu của mình, và mồ hôi xương máu của tổ tiên, ông cha của dân tộc ngàn đời. Vì “Đất nước là máu xương của mình” nên Trần Vàng Sao đã viết:

Nuôi lớn người từ ngày mở đất,Bốn ngàn năm nằm gai nếm mậtMột tấc lòng cũng đẫy hồn Thánh Gióng(Bài thơ của một người yêu nước mình, 19/12/1967)

Với Nguyễn Khoa Điềm thì “gắn bó”, “san sẻ”, “hoá thân” là những biểu hiện của tình yêu nước, là ý thức, là nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng. “Phải biết gắn bó và san sẻ… phải biết hoá thân…” thì mới có thể “Làm nên đất nước muôn đời”. Điệp ngữ “phải biết” như một mệnh lệnh phát ra từ con tim, làm cho giọng thơ mạnh mẽ, chấn động. Có biết trường ca “Mặt đường khát vọng” ra đời tại một nơi nóng bỏng, ác liệt nhất của thời chiến tranh chống Mỹ thì mới cảm nhận được các từ ngữ: “gắn bó”, “san sẻ”, “hoá thân” là tiếng nói tâm huyết “mang sức mạnh ý chí và khát vọng vượt ra ngoài giới hạn thông tin của ngôn từ” như một nhà ngôn ngữ học lừng danh đã nói.

Trong thơ ca Việt Nam thời kháng chiến, đề tài quê hương đất nước được tô đậm bằng nhiều bài thơ kiệt tác, những đoạn thơ hay, những câu thơ tuyệt cú. Cảm hứng về đất nước được diễn tả bằng nhiều tứ thơ độc đáo, mang phong cách sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ. Chất trữ tình thấm đẫm dư ba. Đất nước trong máu lửa mới mang cảm xúc sâu nặng thế. Đây là tiếng nói ở hai đầu đất nước:

Tôi yêu đất nước này chân thậtNhư yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôiNhư yêu em nụ hôn ngọt trên môiVà yêu tôi đã biết làm ngườiCứ trông đất nước mình thống nhất(Trần Vàng Sao)

Ôi! Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịtNhư mẹ cha ta như vợ như chồngÔi Tổ quốc, nếu cần ta chếtCho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông(Chế Lan Viên)

“Em ơi em, đất nước là máu xương của mình…” – một tứ thơ rất đẹp! Một tứ thơ lung linh mang vẻ đẹp trí tuệ! Lúc hoà bình phải biết đem “trí lực” để xây dựng Đất Nước, “làm nên đất nước muôn đời”, đất nước “to đẹp hơn đàng hoàng hơn”. Lúc có chiến tranh phải đem xương máu để bảo toàn Sông núi. “Gắn bó, san sẻ, hoá thân” cho đất nước, ấy là nghĩa vụ cao cả thiêng liêng, ấy là tình yêu đất nước của “anh và em” hôm nay, của thế hệ Việt Nam “Mai này con ta lớn lên”…

99+ Stt Mùa Xuân, Những Câu Nói Hay Về Mùa Xuân Mới

Mùa xuân – mùa của yêu thương lan tỏa, mùa của sắc màu tràn ngập những hi vọng, sức sống được nảy nở. Là khoảnh khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, mùa xuân đem lại cho ta cảm giác dịu êm, mát mẻ và yên bình.Hãy đọc và cảm nhận STT Mùa Xuân hay nhất để cảm nhận hơi thở mùa xuân đang ùa về trong ta.

STT Mùa Xuân Ngọt Ngào, Lãng Mạn Khi Yêu

Mùa xuân hay mùa yêu là cách diễn tả tâm trạng của ai đang đắm chìm trong cảm xúc yêu đương. Có sự ngọt ngào, êm dịu và bình yên của nắng xuân, có chút lãng mạn, mặn nồng của hơi thở nàng xuân. Hãy để những tâm trạng được bộc lộ qua STT về mùa xuân ngọt ngào nhất.

1.

Tim ta quá bé nhỏ để cất giữ mùa xuân, để lưu hương vị nhớ, để mãi một niềm yêu, bầu trời rộng lớn xin hãy ôm lấy mùa xuân, đừng để tình yêu đi mất, để ta sống trọn trong những vấn vương.

2.

Ngoài trời mưa cứ rơi, xin đừng cuốn niềm yêu đi mất, đừng mang mùa xuân rời xa, để tim ta thôi nhớ nhung.

3.

Từng giọt nhớ của mùa xuân mang về cho ta chút bồi hồi, bồi hồi của thuở ban đầu mới yêu.

4.

Xuân về, cây lá đâm chồi, lòng người cũng tràn ngập một niềm yêu khó tả, cứ ngỡ như một cơn gió khiến lòng người êm dịu những nỗi buồn, để niềm vui được lên ngôi.

5.

Thổn thức theo từng nhịp thở của mùa xuân, theo những bồi hồi của trái tim yêu, hình như mùa yêu đã về.

6.

Mùa xuân vui trong từng nhịp thở, vui trong một cái buồn thật đẹp.

7.

Có mùa yêu bắt đầu từ mùa xuân, có những miền nhớ trôi dạt vào trong tâm trí anh khi nghĩ về em.

8.

Mùa xuân ơi, xin một lần được du dương trong tiếng thì thầm của gió, được nghe trái tim hôn lên từng nhịp thở của em.

9.

Mùa xuân của tôi là những ấm êm trong vòng tay ai đó giữa cái se lạnh hòa cùng chút nắng nhạt.

10.

Đi theo em vào một buổi chiều mưa xuân, thấy lòng bình yên đến lạ những niềm yêu dạt dào.

11.

Tình ta có biết bao nhiêu nồng say tựa mùa xuân ngọt ngào, có những nhung nhớ như sóng vỗ, có những đắm say như gió mát.

12.

Mùa xuân cho em cái yêu, cho em những phút giây được nồng cháy với tuổi trẻ tươi đẹp.

13.

Có cánh hoa đợi ngày nắng trong lành, có tiếng yêu thổn thức giữa nhịp thở của mùa xuân.

14.

Mùa xuân như dệt nỗi nhớ ai vào trong từng tiếng thở, nỗi nhớ như gieo mầm, thắt chặt tim ta.

15.

Mang đi theo giấc mơ những niềm yêu của nắng, những trong trẻo của mây, những ngọt ngào của mùa xuân chợt nỡ rộ.

16.

Tình yêu phút ngọt ngào rồi đắng cay, như mùa xuân có chút nắng, cũng thấm giọt mưa đầu mùa làm ướt lòng người.

17.

Có tiếng yêu chưa kịp nói, có mùa xuân vừa đến rồi chợt đi. Cuộc sống vốn dĩ là chuỗi ngày cứ tiếp nối nhau, chỉ cần một phút chần chừ sẽ lạc nhau mãi muôn đời.

18.

Mùa xuân đến mang bao tia nắng tràn ngập vào lòng người, sưởi ấm những nỗi buồn lạnh lẽo, chia xa những kí ức đau buồn, lòng chợt rộn ràng một niềm yêu khó tả.

19.

Níu giữ mùa xuân ở lại thêm chút cho lòng ngập tràn những niềm yêu, cho bao thương nhớ quay về tựa thuở ban đầu.

20.

Mùa xuân đã về, sao em còn đứng đó, không chạy lại ôm chặt lấy anh để đôi bàn tay ta đan vào nhau, để những hơi ấm xua tan đi cái se lạnh đầu mùa.

21.

Mùa xuân năm nay tràn ngập không khí tưng bừng của một không gian tràn ngập niềm yêu, có những niềm yêu đang yêu và những nỗi buồn thật đẹp.

22.

Xuân lại về, sắc xuân bao phủ cả khoảng không gian vốn dĩ đã rất lạnh lẽo của tàn dư mùa đông, đem lại cái nắng ấm cùng những yêu thương ùa về.

23.

Mùa xuân gợi cho ta bao nhiêu niềm yêu, cho ta sống lại với tuổi trẻ mơ mộng, say đắm trong những cảm xúc du dương không tên.

24.

Chúng ta đã cùng đi qua mùa xuân của tuổi trẻ, đã đắm chìm trong những cơn mưa đầu mùa, đã cùng đi qua cái mơ mộng chẳng còn quay lại.

25.

Có ngã tư tuổi trẻ cất giữ bao nỗi nhớ về khoảng thời gian tươi đẹp tựa như khói sương của màu xuân.

Cap Hay Về Mùa Xuân Của Tuổi Trẻ

Mùa xuân – mùa của tuổi trẻ, của tình yêu, của những khát khao được làm chủ cuộc đời, được phiêu theo khúc nhạc du dương, là khoảnh khắc tươi đẹp nhất của trời đất, hãy để tuổi trẻ được đắm chìm trong dòng nước mát của mùa xuân vỗ về qua STT mùa xuân tuổi trẻ.

26.

Mùa xuân của em hay tuổi trẻ của anh, là những ngày ta có nhau trong phút êm dịu nhưng chợt thoáng qua, chúng ta đã bước qua nhau.

27.

Chúng ta sau này sẽ có tất cả, chỉ là không có nhau những mùa xuân tiếp đến.

28.

Nỗi buồn đẹp lắm, nỗi buồn của mùa xuân tuổi trẻ, của những giấc mơ chưa kịp vẽ đã vội qua đi.

29.

Trong vali tôi cất giữ hàng trăm nỗi nhớ, rời xa nơi này, nỗi nhớ về mùa xuân năm ấy sẽ mãi ở lại cùng tôi trên từng chặng đường.

30.

Tôi hong khô nỗi nhớ về một mùa xuân đã qua, mùa xuân có em, có tuổi trẻ của chúng ta, có rất nhiều điều hối tiếc không thể chạm vào.

31.

Giá như có ai đó, nắm lấy đôi bàn tay này chạm vào mùa xuân để tim, tôi thôi cô quạnh trong những tàn dư của màu đông.

32.

Mùa xuân không chỉ đẹp vì có đất trời nảy nở những niềm yêu, mà còn chứa chang nhiều kỉ niệm của tuổi thanh xuân.

33.

Mùa xuân – mùa yêu – mùa tuổi trẻ hay “thanh xuân” đều có nghĩa, bởi chúng ta đã rất bước qua khoảng thời gian đẹp nhất của đất trời, của đời người.

34.

Nhớ những mùa xuân ta đã cùng nhau gieo mầm những yêu thương, nhưng rồi yêu thương ấy lại nảy nở thành nỗi nhớ.

35.

Em chạy thật xa để kí ức ấy không bao giờ đuổi kịp, nhưng vô hình mùa xuân đã kéo nỗi nhớ đến gần, em chẳng thể trốn chạy được nữa.

36.

Liệu rằng mùa xuân có mãi tươi đẹp như lúc bấy giờ, như tuổi trẻ đang phơi phới một niềm yêu.

37.

Mùa xuân đến cho ta phút giây hân hoan giữa những ngỗng ngang của cảm xúc chưa thể cất gọn. Thế là ta vui trong một nỗi buồn thật đẹp.

38.

Điều gì khiến em hối tiếc khi đi qua mùa xuân của tuổi trẻ – là không thể đi cùng anh hết đoạn đường này.

39.

Vội vàng đi qua mùa xuân của tuổi trẻ để bấy giờ chỉ còn lại những tiếc nuối.

40.

Lại một mùa xuân nữa đang đến trong bao mong chờ, mùa xuân đồng hành của tuổi trẻ, của những khát khao cháy bỏng.

41.

Những điều em giấu kín hóa ra chỉ là một nỗi buồn thật đẹp của tuổi trẻ, của mùa xuân năm ấy, của những dấu yêu chưa thành lời.

42.

Ta không thấy tìm lối ra trong sự mù mịt của màng sương đầu xuân, như cách ta không thể chạy trốn những yêu thương.

43.

Những điều tốt đẹp vốn dĩ sẽ qua đi rất nhanh, như một cơn gió thoáng qua, như mùa xuân vội vã rời đi, như thanh xuân trêu đùa với cuộc đời.

44.

Phút đắm đuối, tình ta như ánh trăng chìm ngập trong những dịu êm, rồi lại vụt qua như mùa xuân vội vã đi qua.

45.

Thu đi để lại lá vàng, xuân đi để lại muôn vàng nhớ nhung.

46.

Mùa xuân là khởi đầu cho một tình yêu, cho một tuổi trẻ đắm say trong những mơ mộng của tình đầu.

47.

Tuổi trẻ đâu ai muốn quên đi cái mộng mơ để sống với hiện thực, ta muốn quên đi những ưu sầu và chìm đắm trong du dương của hương vị yêu.

48.

Vậy là chúng ta đã đi qua mùa xuân của tuổi trẻ, đã yêu xong tình đầu đầy mộng mơ.

49.

Mùa xuân trong ta là những hoài niệm của luân hồi tạo hóa, chẳng thể trốn tránh, nhưng cũng không thể đối mặt.

50.

Gửi niềm yêu vào mùa xuân để lan tỏa một nỗi niềm thật đẹp, để xung quanh ngập tràn một sắc màu của dư vị yêu thương.

Những câu nói hay về mùa xuân buồn, cô đơn

Xuân buồn hay lòng người nặng trĩu những ưu tư, xuân đến mang niềm yêu tràn ngập không gian lạnh lẽo nơi đây, nhưng cũng thể vứt bỏ được những buồn sầu sâu thẫm trong con tim. Từng nhịp đập như mang hơi thở của nỗi buồn. Hãy đọc và tham khảo những tus mùa xuân buồn để trái tim được hòa chung một nhịp đập.

51.

Lặng lẽ bước qua mùa xuân, bao nhung nhớ như bủa vây, xin được một chút nắng ấm hơ nóng con tim này.

52.

Xin em đừng đem mùa xuân đi mất, đừng đem nỗi nhớ rời xa nơi anh, đừng để giọt buồn vương khóe mi.

53.

Tình yêu đã chết, xuân đã úa tàn, nắng nhạt màu thôi chói chang , gió kia cuốn niềm yêu đi xa mãi chẳng thể níu giữ.

54.

Xin xua tan một niềm đau, để mùa xuân trọn vẹn một niềm yêu mãnh liệt không nguôi.

55.

Nắng xuân nhạt màu, ta đánh rơi chiếc hôn lạc lối trong mớ cảm xúc hỗn loạn, ta  trót bỏ rơi người ta yêu nhất.

56.

Ai trên con đường vắng không lẫn quẫn một câu hỏi:” Liệu có nên đi tiếp, liệu có níu kéo mùa xuân, có nên níu bước chân ai quay lại”.

57.

Chúng ta vốn dĩ là hai người xa lạ, đi chung trên chuyến mùa xuân năm ấy mà trót nhớ nhung từng ánh mắt của nhau, rồi trót cho nhau nỗi vấn vương, để rồi bây giờ cách xa mãi chẳng biết lúc nào mới gặp lại.

58.

Xuân buồn hay lòng người vướng bận những ưu tư, xuân vui hay lòng người ngập tràn những niềm yêu.

59.

Tuổi trẻ mãi đâm đầu vào những lạc lối, để rồi khi quay đầu, ta chẳng còn cái gọi là tình yêu, mùa xuân của tuổi trẻ.

60.

Nếu lạc lối trong những u mê tăm tối không thể thoát ra, hãy để màu xuân xoa dịu những đớn đau trong lòng như cách ai đó vỗ về bạn.

61.

Đau khổ nào cũng qua đi, chỉ còn lại mùa xuân úa tàn bên những héo mòn của thời gian.

62.

Mùa xuân giữ lại cho nhau chút dư vị của tình yêu, nhưng cũng tràn ngập một nỗi nhớ không tên.

63.

Dư vị của mùa xuân đọng trên phiến lá, để nỗi buồn bám víu mãi chẳng thể cách xa.

64.

Muốn cất giữ mùa xuân cho riêng mình, để yêu thương đong đầy, để nỗi nhớ đi xa.

65.

Điều gì tàn nhẫn bằng đánh cắp mùa xuân , điều gì đau đớn hơn một thoáng chia li.

66.

Dẫu là đớn đau, anh vẫn muốn ôm chặt lấy mùa xuân của kí ức, mùa xuân của những ngày ta bên nhau.

67.

Có niềm đau nào hơn niềm đau chia xa mùa xuân, đánh rơi tuổi trẻ và tập quên đi người ta từng thương.

68.

Một mình ta ôm trọn những cô đơn trong căn phòng trống, bóng hình em mãi dậy sóng không nguôi, cứ ngỡ mùa xuân sẽ đem chút nắng xoa dịu trái tim, ấy thế mà lại in sâu một nỗi nhớ không nguôi.

69.

Anh không muốn khoảnh khắc chia li, không muốn mùa xuân xa mãi, không muốn nắng trên cao nhạt màu,anh không muốn, nhưng lại không thể…

70.

Khoảnh khắc đi giữa cái nắng ngập tràn của màu xuân nhưng trái tim lại lạnh lẽo dư vị của mùa đông – thật tê tái.

71.

Anh đã rất muốn níu giữ một chút yêu thương, anh đã rất muốn mùa xuân mang em quay về, nhưng tất cả đều không thể.

72.

Chúng ta lạc mất nhau thật rồi, anh đã chờ đợi bao cái xuân qua đi, chỉ để một lần ta quay về bên nhau, nhưng giờ đã quá xa vời.

73.

Mình còn lại gì khi mùa xuân đã úa tàn, khi những niềm yêu đã hóa dĩ vãng.

74.

Câu yêu thương đã hóa sương khói, theo dấu chân người đi mãi chẳng quay về, màu xuân cũng không còn ở lại nơi anh.

75.

Ta chẳng còn lại gì, cũng chẳng còn những lời yêu vương lại, cũng không thể níu giữ chút hơi ấm của mùa xuân, dường như ta đã mất đi phần quan trọng nhất của cuộc sống.

STT Thả Thính Mùa Xuân

76.

Anh có một ước mơ, đó chính là giữ riêng Xuân cho mình anh.

77.

Gọi em là màu xuân , màu của thương nhớ, của những bình yên mỗi sớm mai, của một thoáng ngây dại chẳng thể nào quên.

78.

Anh nghe mùa đông thì thầm :” xuân về mang em đến cạnh anh”,anh nghe tiếng con tim mình đập nhộn nhịp khi em cười, anh như lạc vào những nhớ nhung không lối thoát.

79.

Gọi nỗi nhớ em là nắng, nắng của đầu xuân, nắng của hi vọng, nắng của tình yêu anh.

80.

Có nỗi nhớ dệt thành hình trên khung cửa sổ, để mùa xuân đánh thức giấc ngủ em, để êm đềm một sớm mai trong lành.

81.

Em là nàng thơ, là sắc xuân ngập tràn trong nỗi nhớ anh, một sắc màu thật tươi đẹp.

82.

Anh thích ngắm nhìn cơn mưa trong đôi mắt biếc của em, anh yêu mùa xuân vương trên mái tóc mây.Anh nhớ.

83.

Anh yêu giọt nắng trên mái tóc em, anh yêu mùa xuân vương trên đôi môi hồng.

84.

Giọt nắng vương trên thềm chút yêu kiều từ em, cô gái xuân xanh vừa tròn 18.

85.

Vốn dĩ anh cũng không quan tâm đến bốn mùa trong năm và vốn dĩ anh cũng không thể cảm nhận được cho đến khi em đến trao mùa xuân cho anh.

86.

Chúng ta đã yêu nhau chưa? Đã ướt đẫm trong cơn mưa đầu mùa, đã đi qua mùa xuân ngập nắng, chỉ là chưa nói câu yêu đương.

87.

Mùa xuân dẫu đẹp cũng không thể rực rỡ như cái nắng mùa hạ. Và tình yêu cũng thế, tình yêu đầu tuy đẹp nhưng không nồng cháy, là phút cảm nắng để nhớ thương một đời.

88.

Ta đan đôi bàn tay vào nhau trong tiết trời se lạnh khi dư vị của mùa đông chưa qua, khi mùa xuân chưa kịp đến.

89.

Kìa nắng lên rồi, nắng trong nụ cười em, kìa xuân đã về, về trong tim ta một niềm yêu.

90.

Ta nhớ hơi ấm thân quen, ta nhớ cái ôm da diết một niềm yêu, ta nhớ em – nàng xuân yêu kiều.

91.

Nơi ta hò hẹn ngập tràn những yêu thương của sắc màu mùa xuân, ngỡ như người vẫn thì thầm bên anh.

92.

Phố xa, em cũng đi mãi theo từng bước chân của mùa xuân, em cũng chẳng quay về, chỉ còn anh nơi đây hoài niệm một nỗi nhớ.

93.

Chợt tia nắng ban mai về sưởi ấm trái tim anh, như cách mùa xuân vỗ về cái lạnh giá của đông tàn.

94.

Em mơ màng trong niềm yêu anh, trong tiết trời sương lạnh vấn vương chút đông chưa kịp đi của mùa xuân chợt về.

95.

Ta đắm say trong môi hôn của mùa xuân,  trong những mơ màng của cảm xúc bồng bềnh như may bay khi bên em.

96.

Tiếng yêu như sát gần bên tai, mùa xuân như đang về trong tim.

97.

Anh có nghe tiếng mùa xuân thầm thì tiếng yêu, anh có nghe nhịp tim mình rộn ràng hay không?

98.

Trong tim anh có mấy phần yêu em, có mấy phần đợi chờ mùa xuân về.

99.

Tìm về trong mùa xuân một nỗi nhớ chôn sâu, nỗi nhớ em như sóng vỗ, vỗ mãi không nguôi.

100.

Anh muốn tình yêu mình như mùa xuân, dịu êm mà ngọt ngào, lãng mạn và yên bình.

Mùa xuân hay xuân trong lòng là mùa xuân tràn ngập sắc màu, tràn ngập những tâm trạng, tràn ngập những câu chuyện, câu chuyện của bạn có còn dở dang, nhịp cảm xúc có được nói lên thành lời, hãy để STT Mùa Xuân ôm lấy những nỗi niềm ấy.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đảng Và Mùa Xuân Đất Nước trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!