Đề Xuất 3/2023 # “Cuốn Theo Chiều Gió” – Gone With The Wind (Margaret Mitchell) # Top 4 Like | Altimofoundation.com

Đề Xuất 3/2023 # “Cuốn Theo Chiều Gió” – Gone With The Wind (Margaret Mitchell) # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về “Cuốn Theo Chiều Gió” – Gone With The Wind (Margaret Mitchell) mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. “Burdens are for shoulders strong enough to carry them.” Gánh nặng là để dành cho những đôi vai đủ mạnh mẽ để nâng đỡ chúng. 2. “Well, my dear, take heart. Some day, I will kiss you and you will like chúng tôi not now, so I beg you not to be too impatient.” Vâng, em yêu, hãy can đảm lên. Một ngày kia, tôi sẽ hôn em và rồi em sẽ thích điều đó. Nhưng không phải là bây giờ, vì vậy tôi xin em hãy đừng quá nôn nóng. 3. “I’ll think of it tomorrow, at Tara. I can stand it then. Tomorrow, I’ll think of some way to get him back. After all, tomorrow is another day.” Tôi sẽ nghĩ về nó vào ngày mai, tại Tara. Tôi có thể đứng đó. Ngày mai, tôi sẽ nghĩ cách làm thế nào để đưa anh quay trở lại. Sau tất cả, ngày mai đó sẽ là một ngày khác. 4. “Hardships make or break people.” Khó khăn sẽ tạo nên hoặc hủy hoại con người 5. “Until you’ve lost your reputation, you never realize what a burden it was or what freedom really is.” Cho đến khi bạn đánh mất đi danh tiếng, bạn sẽ không bao giờ nhận ra gánh nặng hay tự do thực sự là gì. 6. “Life’s under no obligation to give us what we expect. We take what we get and are thankful it’s no worse than it is. Cuộc sống không có nghĩa vụ phải trao cho chúng ta những gì ta kì vọng. Chúng ta mất những gì chúng ta có và tôi biết ơn vì nó đã không tồi tệ hơn thế. 7. “And apologies, once postponed, become harder and harder to make, and finally impossible.” Lời xin lỗi, cứ mỗi lần bị trì hoàn, nó lại càng trở nên khó khăn hơn để nói ra, và cuối cùng là không thể. 8. “Say you’ll marry me when I come back or, before God, I won’t go. I’ll stay around here and play a guitar under your window every night and sing at the top of my voice and compromise you, so you’ll have to marry me to save your reputation.” Hãy nói rằng em sẽ kết hôn với tôi khi tôi quay trở lại và trước chúa, tôi sẽ không đi đâu cả. Tôi sẽ ở quanh đây và chơi ghita dưới ô cửa sổ của em mỗi đêm và hát những nốt cao nhất, thỏa hiệp với em, và em sẽ lấy tôi để cứu vớt danh tiếng của em.

‘Cuốn Theo Chiều Gió’ Và Sự Thật Bẽ Bàng Sau Nụ Hôn Kinh Điển

Clark Gable và Vivien Leigh viết nên câu chuyện tình đẹp đến kinh điển trong bộ phim “Cuốn theo chiều gió”, nhưng sự thật phía sau màn ảnh lại khá bẽ bàng.

Đó là chuyện tình ngọt ngào, ngây thơ tuổi thiếu thời của chàng Romeo và nàng Juliet, tình yêu vượt qua rào cản địa vị của Jack và Rose trong Titanic. 80 năm qua, khán giả cũng không thể nào quên mối tình như trò “cút bắt trốn tìm” của cô gái độc lập cá tính Scarlett O’Hara và tay chơi bất cần Rhett Butler trong bộ phim Cuốn theo chiều gió.

Vivien Leigh như sinh ra để trở thành nàng Scarlett O’Hara cá tính còn Clark Gable nhiều năm qua đóng khung với Rhett Butler. Họ yêu nhau trên phim nhưng lại là những người xa lạ phía sau ống kính.

Cơn gió vĩnh cửu của Rhett Butler và Scarlett O’Hara

Cuốn theo chiều gió ra mắt khán giả vào cuối năm 1939, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Margaret Mitchell. Bộ phim xô đổ mọi kỷ lục lúc bấy giờ. Với kinh phí 3,85 triệu USD, doanh thu của Cuốn theo chiều gió chạm mốc vượt 390 triệu USD, theo Wiki.

Tại lễ trao giải Oscar, Cuốn theo chiều gió đoạt 8 giải thường niên và 2 giải tôn vinh đặc biệt từ Viện Hàn lâm Điện ảnh Mỹ. Khán giả thế giới mê đắm Cuốn theo chiều gió bởi câu chuyện tình của nam chính và nữ chính không theo mô típ thông thường.

Nàng, Scarlett O’Hara là người phụ nữ có tham vọng, ngạo mạn, dám yêu và dám tỏ tình. Nàng khác hẳn những cô gái miền Nam khác thời bấy giờ.

Người mà Scarlett đem lòng yêu là một quý tộc trẻ tuổi nhiều hoài bão tên Ashley. Scarlett yêu và thất vọng trong tình yêu nhanh chóng khi Ashley kết hôn với em họ cô.

Giữa những lúc đau khổ nhất, Scarlett luôn có một người đàn ông ở bên. Tiếc rằng, gã trai này không phải người tử tế như Ashley. Rhett Butler là tay chơi giàu có và đào hoa.

“Tôi yêu em vì chúng ta đều là những người xấu xa, chúng ta thông minh, ích kỷ. Tôi yêu em hơn tất cả những người phụ nữ từng qua đời tôi. Tôi sẵn sàng chờ đợi em”, Rhett Butler nói. Scarlett không tin vào lời nói này.

Nhưng quả thật Rhett Butler đã làm nhiều hơn những gì anh nói. Rhett Butler bên cô sau khi cô đổ vỡ cuộc sống riêng, dỗ dành cô khi gia đình O’Hara rơi vào bế tắc. Trong hành trình đó, O’Hara chưa bao giờ nghĩ rằng mình yêu gã đàn ông này. Dù kết hôn với anh, cô vẫn gọi đó là sự trao đổi. Giây phút cuối cùng khi Rhett Butler quyết định rời bỏ tình yêu, Scarlett mới bỏ đi cá tính kiêu ngạo và cố chấp. Cuối cùng cô mới chịu nói yêu người bạn đời.

Rhett Butler đáp trong sự lạnh lùng như bản tính của gã: “Em yêu, anh cóc cần quan tâm”.

Cuối bộ phim là câu nói đầy nghị lực quen thuộc của Scarlett O’Hara khi cô quyết định trở lại Tara, bắt đầu mọi thứ lại từ con số không: “Sau tất cả, ngày mai là một ngày khác”.

Clark Gable không muốn đóng Rhett Butler

Với nụ cười nửa miệng, Clark Gable như chàng Rhett Butler bước ra từ tiểu thuyết. Phía sau ống kính, Gable hóa ra lại không thích bộ phim và nhân vật của chính mình như người ta tưởng tượng.

Nữ diễn viên Olivia de Havilland, người đóng vai cô em họ Melanie trong phim, từng chia sẻ về những câu chuyện phía sau ống kính khi bà bước vào tuổi 100.

“Tôi luôn được hỏi về Cuốn theo chiều gió. Bộ phim chưa bao giờ bị quên lãng với một sức sống vĩnh cửu. Tất cả chúng ta đều từng trải qua sự đau khổ của chiến tranh, thất bại và phải đứng dậy. Có lẽ bởi thế Cuốn theo chiều gió luôn mang lại sự đồng cảm”, bà nói.

Trong buổi trò chuyện với ký giả Pháp, Olivia de Havilland gọi Clark Gable là một ngôi sao lớn.

“Nhưng tôi sợ nói chuyện với anh ấy. Tôi được biết Clark Gable không thích cuốn tiểu thuyết này. Theo anh ấy, Cuốn theo chiều gió là câu chuyện về những người phụ nữ. Tại thời điểm đó, anh đang hoàn tất thủ tục ly hôn, anh ấy ghét nhân vật Rhett Butler. Thực tế là anh ấy cần tiền để giải quyết ly hôn, anh ấy cần đóng bộ phim này vì tiền”, bà nhớ lại.

Olivia de Havilland nhớ rằng Clark Gable không phải là sự lựa chọn đầu tiên cho vai diễn này mà là Gary Cooper. “Gary từ chối vì anh ấy nghĩ bộ phim sẽ thất bại thảm hại, là thảm họa của lịch sử Hollywood”, Olivia de Havilland nói.

Olivia de Havilland tiết lộ Clark Gable từng muốn bỏ vai khi bị yêu cầu đóng cảnh khóc khi con gái qua đời. Cảnh quay này khiến tài tử khó chịu vì ông chưa từng rơi nước mắt trên màn ảnh.

“Tôi có lẽ nên dừng bộ phim này, đó là những gì anh ấy nói với tôi. Tôi đã nói với anh ấy rằng nước mắt đàn ông không phải là sự yếu đuối. Khóc khiến anh mạnh mẽ hơn”.

Vivien Leigh và Clark Gable không ưa nhau

Rhett Butler và Scarlett O’Hara không đi đến trọn ở cuối phim nên không ít người mong ngóng Vivien Leigh và Clark Gable sẽ nên duyên ngoài đời. Nhưng đó luôn là sự tưởng tượng không có thật.

Khi đang quay Cuốn theo chiều gió, Clark Gable giải quyết thủ tục ly hôn. Ông còn biến mất khỏi đoàn phim trong 2 ngày để tổ chức lễ cưới bí mật với minh tinh nổi tiếng Carole Lombard ở Arizona. Còn Vivien Leigh lại chỉ muốn phim sớm kết thúc để có thể ở bên tài tử danh giá Laurence Olivier.

“Leigh luôn làm việc với cường độ cao. Cô chán với cảnh cứ ở phim trường trong khi Olivier đang ở một nơi khác”, nguồn tin kể.

Mối quan hệ giữa Vivien Leigh và Clark Gable còn bị miêu tả là “bất hòa”. Trong một lần phỏng vấn, Vivien Leigh thẳng thắn nói: “Hôn Clark Gable không hề thú vị chút nào. Tôi không thích hàm răng giả và hơi thở đầy mùi của anh ta”.

Một điều khiến Vivien Leigh không ưa Clark Gable còn vì khoảng cách thù lao quá lớn giữa hai người. Cô phải làm việc trong 125 ngày và được nhận 200 USD một ngày. Trong khi bạn diễn nam làm việc trong 10 tuần và nhận 12.000 USD cho mỗi tuần.

Daily Mail tiết lộ Vivien Leigh khó chịu với Clark Gable và từng có cảm giác “người đàn ông ấy định cưỡng bức tôi”. Cô không hài lòng khi bạn diễn nam tan làm vào 18h, như một viên chức nhà nước.

Điểm chung giữa Clark Gable và Vivien Leigh trên phim trường có chăng là thuốc lá. Clark Gable có thể hút 3 bao thuốc mỗi ngày còn Vivien Leigh hút tới 4 bao.

Họ cũng có những bước ngoặt buồn trong cuộc đời. Vivien Leigh từ một ngôi sao hàng đầu trở thành nữ diễn viên bị chê gàn dở, tâm thần bất ổn, nghiện rượu. Vivien Leigh ly hôn Laurence Oliviver vào năm 1961 và qua đời vì bệnh lao khi mới 54 tuổi.

Clark Gable từng rơi vào giai đoạn bế tắc vì rượu và chất kích thích sau khi bạn đời Carole Lombard qua đời do tai nạn máy bay. Ông mất năm 1960 do đột quỵ, ở tuổi 59.

Góc Review • That Winter The Wind Blows • Ngọn Gió Đông Năm Ấy (2013) – Tách Cà Phê Nóng Giữa Trời Đông Giá Lạnh

Mỗi khi mùa thu dần trôi và những ngày đông lạnh giá kéo đến, lòng tôi lại có một cảm giác xao xuyến khôn tả, một nỗi bi thương đến lạ chẳng cách nào lí giải. “Gió đông” đã đem đến cho tôi cảm giác như thế. Bộ phim âm thầm gửi gắm cho người xem một nỗi buồn, một nỗi cô đơn u uất chan chứa trong tim chẳng thể giãi bày thành lời…

Oh Soo:

Con người ta sống trên đời…

Nhất định phải có lí do sao?

Xuất hiện ngay từ những giây đầu của “Gió đông”, Oh Soo được khắc hoạ như một gã tay chơi lắm tiền, vô cảm và bất cần đời. Anh từ nhỏ đã chẳng có người thân và đồng thời cũng chẳng có lí do gì để thiết tha với chính cuộc đời của mình. Đêm đến, anh “tung hoành” trên khắp các sòng bạc phố Cheongdamdong, trở thành một con bạc có tiếng ở đây. Song do bị người yêu cũ hãm hại, khoản nợ 7, 8 tỷ đổ xuống người, Oh Soo chấp nhận giả danh người khác để sống tiếp.

Như những gì Oh Soo nói, cuộc đời của anh thật vô nghĩa, không có mục tiêu, lý tưởng, sinh ra đã thiếu thốn tình cảm gia đình. Nhưng may thay Oh Soo lại gặp được một người con gái sẵn sàng bất chấp tất cả để đứng về phía anh. Thế rồi chỉ vì sự xuất hiện của một sinh linh bé nhỏ – đứa con của hai người, cùng nỗi lo sợ bản thân sẽ vất bỏ trách nhiệm như người mẹ năm xưa, Oh Soo ép cô ấy từ bỏ đứa con. Người con gái anh yêu thương cuối cùng đã phải chịu cảnh hy sinh trong đau khổ. Tưởng như cả thế giới đã sụp đổ, trái tim Oh Soo hẳn đã chết thì không. Oh Soo lại kiên cường hơn trước, anh cố chấp tìm đủ mọi cách để sống tiếp.

Phải chăng là do khát vọng muốn sống của anh quá đỗi mãnh liệt, cảm thấy cuộc đời này quá đỗi bất công và mình xứng đáng được hạnh phúc hơn hay chỉ là không lỡ tự kết liễu đời mình dẫu sẽ lại tự dằn vặt bản thân trong đau đớn tuyệt vọng? Oh Soo vốn dĩ là một con người như vậy. Bề ngoài toát lên vẻ nguy hiểm, bất cần nhưng thực chất lại vô cùng mâu thuẫn. Có lẽ chỉ sau khi đã quan sát Oh Soo một cách thận trọng, người xem mới có thể nhìn thấu và đồng cảm với số phận bi thương của anh.

Người muốn sống là tôi

Đã gặp một người con gái muốn chết

Rõ ràng vận mệnh của chúng tôi rất khác nhau

Nhưng tại sao…

Khoảnh khắc ấy…

Tôi cảm thấy người con gái đó rất giống tôi

Lần đầu tiên đối với người con gái ấy

Tôi cảm thấy thật hiếu kì.

Spoiler: Còn nhớ, ngay từ tập 1, lúc Oh Soo gặp Oh Young lần đầu tiên, sau khi biết cô là người khiếm thị, anh đã tỏ vẻ lo lắng, dè dặt và cẩn trọng. Tôi đặc biệt thích phân đoạn lúc Oh Young đi xuống, Oh Soo tinh ý hỏi Oh Young có cần giúp đỡ không. Đến khi bị từ chối thẳng thừng thì người đàn ông vốn vô cảm, bất cần đời kia lại lúng ta lúng túng. Lúc đọc bức thư cho Oh Young và biết được hoàn cảnh bi thương của cô, Oh Soo đã dành cho Oh Young một ánh nhìn rất đặc biệt. Đó có thể là ánh nhìn sững sờ, lo lắng, hay thậm chí là sự đồng điệu giữa hai con người đều phải gánh chịu những bất công của xã hội. Lúc bị cảnh sát tìm đến nơi, nguy hiểm cận kề, anh vẫn không quên nói với Oh Young rằng anh trai cô yêu cô.

Oh Soo tuy lúc nào cũng ra vẻ lãnh đạm, không quan tâm ai, nhưng bản chất lại tốt đẹp và dường như bởi vì muốn được người ta yêu thương nên cũng muốn thử yêu thương người khác.

Hay như trong một vài tập tiếp theo, cảnh Oh Soo kể cho Oh Young nghe về câu chuyện của mình, sự tự chỉ trích bản thân nặng nề ấy khiến tôi cảm thấy rất đau lòng. Tự nghĩ mình hèn, bẩn thỉu, coi mình như rác rưởi, cặn bã của xã hội là một suy nghĩ hết sức đáng sợ. Người nói ra những lời như thế hẳn đã rất tuyệt vọng và chẳng còn thiết tha gì nữa. Người ấy, dẫu đã kinh qua bao sóng gió bão táp của cuộc đời, khi lắng nghe những lời an ủi của cô em gái hờ lại vô tư bật khóc. Giá như có ai đó đã thấu hiểu anh sớm hơn thì có lẽ anh đã chẳng phải chịu nhiều đau khổ đến vậy, và có lẽ giờ đây anh đã chung sống hạnh phúc cùng với người con gái anh yêu và đứa con đầu lòng của mình… Người đàn ông ấy tuy không hoàn hảo, nhưng bản chất vẫn là tốt đẹp, muốn yêu thương và được yêu thương. Và phải chăng anh ấy xứng đáng được sống thật hạnh phúc để được làm người tốt một lần?

Song, trớ trêu thay, ngay từ giây phút anh chấp nhận đóng giả làm anh trai Oh Young thì sai lầm đã xảy ra, càng tiến càng sai. Bởi vì quá cô đơn, bởi vì đều đau khổ như nhau nên khi trông thấy cô gái muốn kết liễu cuộc đời mình lại nảy sinh lòng đồng cảm. Thì ra cũng có người như mình, thì ra cô tiểu thư nhà giàu kia cũng chẳng khác mình là bao. Cả hai đều thấy cô đơn đến cùng cực, nhưng anh ấy muốn sống còn cô ấy lại chỉ nghĩ về cái chết. Cô gái mang trong mình bao vết sẹo ấy đang sợ hãi và tuyệt vọng.

Oh Soo đóng giả làm anh trai rất tốt, biết quan tâm, chăm sóc, dành cho cô em gái của mình những lời ngon ngọt để lấy lòng. Lúc nào cũng tính toán, suy nghĩ thật cẩn trọng. Nhưng người rơi vào lưới tình đầu tiên không phải cô em gái mà lại là Oh Soo. Nhìn thấy cô ấy cười liền cảm thấy vui vẻ, thấy cô ấy khóc thì tim lại đau nhói, sẵn sàng vì cô mà chịu mọi đau khổ. Quan trọng nhất, sau bao nhiêu năm tháng thăng trầm của cuộc đời lại vì cô ấy mà cảm thấy cuộc sống rẻ rách của mình có ý nghĩa, bắt đầu muốn trở thành con người tốt hơn.

Tất nhiên không phải ai cũng hoàn hảo và Oh Soo cũng thế. Tình yêu của Oh Soo không chỉ là sự yêu thương, muốn che chở, bao bọc mà còn là sự chiếm hữu, đôi khi có phần thái quá. Trong nhiều phân cảnh của phim, chúng ta bắt gặp hình ảnh Oh Soo cưỡng hôn, ôm hay nhiều hành động bạo lực khác cốt để lấy lòng Oh Young. Tất nhiên, theo quan niệm của các nhà làm phim Hàn, nam chính như thế mới là chuẩn mực, là hình mẫu. Nhưng đối với “Gió đông” nói riêng và đại đa số phim Hàn nói chung, những hành động này quả thật không được phù hợp cho lắm.

Có thể nói, nhân vật Oh Soo là để dành cho Jo In Sung đóng. Thú thật, tôi không thể nghĩ ra một diễn viên nào khác có thể đem đến cho người xem một Oh Soo chân thật và rõ nét đến thế. Cả cái chất bất cần đời, lạnh lùng của Oh Soo cho đến tình cảm sâu đậm mà anh dành cho Oh Young đều được Jo In Sung truyền tải vô cùng tinh tế. Có lẽ điều đó phần nào đã giải thích lí do Jo In Sung lại bị vai diễn này ám ảnh một thời gian lâu sau đó.

Oh Young:

Oh Young là một hiện thân khác của Oh Soo. Ngay từ khi còn nhỏ cô cũng phải chịu cảnh gia đình chia ly, thiếu đi tình yêu thương của mẹ và anh trai. Không những thế Oh Young còn mất đi thị lực và đồng thời phải chịu cảnh lăm le soi mói, ánh mắt dình mò của những người xung quanh, Oh Young đành phải khuất phục, học cách trưởng thành. Cô bé con mới bảy tuổi còn non dại ấy ép mình phải tự lập, mang chiếc mặt nạ, sống được đến đâu thì hay đến đấy. Có lẽ giàu sang phú quý cũng chẳng thể khiến con người ta hạnh phúc.

Nhưng dẫu có ngụy trang, có giả vờ tốt đến đâu, thì người con gái ấy thi thoảng vẫn để lộ nét yếu đuối, cần được quan tâm và yêu thương chân thành. Vậy mà xung quanh Oh Young lúc này lại toàn những con người chỉ biết lăm le chực chờ cơ hội moi tiền. Bảo mẫu, hàng xóm, chồng sắp cưới hay thậm chí người bạn thân cận nhất, tất cả đều muốn lợi dụng cô. Từ thưở còn bé, Oh Young phải tập giữ mình, luôn nghi ngờ, dè chừng với bất cứ ai, bất cứ thứ gì. Lúc bố mắc bệnh nặng, Oh Young đã quyết tâm đi tìm người anh trai – chỗ dựa còn lại của mình. Nhưng hạnh phúc vẫn không mỉm cười với cô: ngày cô đi tìm anh trai là ngày cả anh trai và bố cô mất. Lúc anh trai mất, cô đã vô tình chứng kiến nhưng vì khiếm thị nên chẳng hay biết gì. Người ta nói, bàn về melodrama thì không có cái gì cẩu huyết hơn phim Hàn. Quả nhiên là vậy. Chỉ có điều, đối với tôi, bộ phim này đã nâng sức melo của phim Hàn lên một tầm cao mới. Đủ đau đớn, đủ bi kịch nhưng cũng đủ logic và khiến người xem cảm động.

Oh Young đáng thương ấy, dốt cuộc một năm sau cũng được hội ngộ với anh trai, đáng tiếc lại không phải anh ruột. Bởi sự thông minh và cẩn trọng của mình, Oh Young không dễ mắc mưu của Oh Soo giả, hết thử lòng bằng cách kêu anh giết mình lại đến tra hỏi về những kí ức trời còn bé. Ấy vậy mà cô ấy vẫn cắn câu, thật sự tin Oh Soo giả ấy. Thậm chí khi bao nhiêu người nói với cô Oh Soo là lừa đảo, lừa gạt lấy tiền hay không phải anh ruột, cô dù đã cố ngăn cản bản thân nhưng vẫn nhất quyết chấp nhận tin anh trai. Lúc biết cả hai phát sinh tình cảm sai trái thì coi như không có gì. Phải chăng là do cô sợ mất đi chỗ dựa cuối cùng của mình nên mới bất chấp như vậy? Dù biết là sai trái thì thà lừa mình dối người còn hơn phải đối mặt với sự thật tàn nhẫn ấy? 

Oh Young thật sự là một cô bé yếu đuối. Sự yếu đuối ấy được thể hiện ngay từ những phân cảnh đầu tiên khi cô phản kháng với những người xung quanh hay người anh trai giả của mình cho đến tận lúc sự thật được phơi bày. Lúc Oh Young đã rõ ngọn ngành sự việc, biết rằng Oh Soo trước mặt mình đây chỉ là giả, Oh Young đã vô cùng phẫn nộ khi Oh Soo chẳng muốn biện minh gì. Sự phẫn nộ ấy thoạt đầu có vẻ khó hiểu nhưng lại rất hợp lý. Phải chăng, chính bản thân Oh Young đã lựa chọn tha thứ cho Oh Soo từ lâu, chỉ là cần một cái cớ, một cái cớ thật hợp lý và cô sẽ tha thứ cho anh.

Diễn xuất của Song Hye Kyo thì vẫn tốt như mọi khi. Trong số những bộ phim của Song Hye Kyo mà tôi xem thì có vẻ như Oh Young là một trong những nhân vật có chiều sâu và trải qua nhiều diễn biến tâm lý, cảm xúc phức tạp nhất. Nhưng cô vẫn có thể hoàn thành vai diễn một cách xuất sắc. Qua diễn xuất tinh tế của cô, người xem có thể dễ dàng cảm nhận được nỗi đau đến thấu tận tâm can của nhân vật để từ đó có cái nhìn đồng cảm hơn với những mảnh đời còn chịu nhiều bất công của xã hội.

Ending: Biên kịch đã để người xem tự quyết định kết cục của hai nhân vật chính. Nhưng tôi vẫn muốn tin vào HE hơn. Tôi thà tin rằng Oh Young đã chữa được bệnh tình của mình, Oh Soo đã thoát chết và cả hai có một cuộc sống thật viên mãng, hạnh phúc bởi lẽ cả hai đau khổ đến thế, bị dằn vặt và dày vò đến vậy là đủ rồi. Phải chăng chính biên kịch của bộ phim cũng muốn vẽ ra cái kết ấy, dẫu biết là phi lý, phi logic thì con người ta vẫn có quyền được mơ ước và hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn. Chắc chắn một số bạn sẽ không đồng tình với kết thúc của phim cho lắm nhưng theo tôi đây chính là cái kết trọn vẹn và phù hợp nhất.

Tóm lại:

Người viết: Yoongie Phạm

Chia sẻ:

Tweet

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Những Trích Dẫn Hay Trong Gone Girl

Nếu yêu thích bộ phim Gone Girl, bạn không nên bỏ qua những trích dẫn sách hay được tuyển chọn từ quyển sách cùng tên ( Cô gái mất tích ) của nhà văn Gillian Flynn

“Thật là chẳng dễ chịu chút nào khi nhớ về một ký ức ấm áp của ngày xưa mà chỉ có thể cảm nhận luồng khí lạnh lẽo còn sót lại”.

“Có một sự khác biệt giữa việc yêu một người vì chính họ và yêu tượng đài của người đó mà ta tự dựng lên”.

“Giấc ngủ giống như một chú mèo đỏng đảnh: nó chỉ đến với bạn khi bạn tỏ ra thờ ơ với nó”.

“Mẹ tôi thường hay dặn dò chúng tôi rằng: Nếu con còn đang lưỡng lự không biết điều mình sắp làm là tốt hay xấu, hãy tưởng tượng đến việc nó sẽ được in ra thành sách cho toàn thế giới này đọc”.

“Tôi không hiểu lý do hai người phải ở bên cạnh nhau nếu họ không thể khiến đối phương trở thành người hạnh phúc nhất”.

“Người ta hay nói những đứa trẻ lớn lên trong gia đình đổ vỡ rất dễ bị tổn thương, nhưng đứa trẻ sống trong hào quang của gia đình hạnh phúc cũng có những trở ngại tâm lý của riêng nó”.

“Chúng ta dường như là người hoàn toàn khác khi chìm đắm trong tình yêu, và khi ta trở lại là mình, thì ngạc nhiên chưa – ta trở thành độc dược. Và rồi chúng ta sẵn sàng hoàn thiện cuộc đời nhau bằng những cách thức xấu xa và kinh khủng nhất có thể”.

“Tình yêu có thể khiến một người đàn ông tầm thường trở nên tốt đẹp. Nhưng cũng chỉ tình yêu đích thực mới có thể chấp nhận cho anh ta trở về con người tầm thường như vốn thế”.

“Tôi thường rất ít khi nói ra suy nghĩ của mình – thậm chí vào cả những lúc cần thiết. Tâm tư của tôi được cất giữ và phân loại rất rõ ràng: Sâu tận đáy cõi lòng tôi là hàng ngàn lọ thuỷ tinh chứa đựng vô vàn nỗi sợ hãi, căm phẫn, đớn đau. Nhưng chẳng ai có thể biết được nếu chỉ nhìn vào vẻ bên ngoài của tôi”.

“Mọi người thường hay bảo tình yêu chân thật luôn vô điều kiện. Đó được xem như luật bất thành văn. Nhưng nếu quả thật tình yêu không bị cản trở bởi bất cứ biên giới hay điều kiện nào, vậy tại sao mọi người phải lại liên tục cố gắng để giữ gìn nó? Nếu tôi biết người kia sẽ luôn bất chấp tất cả để yêu thương tôi, liệu tôi còn thấy mình cần phải hết lòng để có được tình cảm của anh ấy? Đáng ra chúng tôi phải bỏ qua tất cả thiếu sót của nhau mà tiếp tục yêu thương và vun vén. Nhưng rõ ràng rằng, không ai trong chúng tôi đã làm điều đó. Nó khiến tôi nhận ra tình yêu được bao trùm bởi rất nhiều điều kiện. Để duy trì tình yêu chẳng có cách nào ngoài việc phải giữ mãi hình ảnh tuyệt vời của mình trong mắt đối phương”.

“Cô ấy thật tuyệt vời – phải chăng đàn ông thường xem đó như là một lời khen? Và để xứng với tính từ “tuyệt vời” của các anh, tôi không chỉ phải vô cùng bốc lửa, thú vị, hài hước, mà còn phải yêu thích bóng đá, đánh bài poker, biết vài câu đùa “mặn” của cánh đàn ông. Rồi thì phải biết chơi điện tử và uống bia cùng các chàng, có tư tưởng cởi mở trong chuyện tình dục, không câu nệ các món ăn đẫm chất béo nhưng vẫn bằng cách nào đó, rạng rỡ và thon thả trong bộ trang phục size 2. Bởi vì tôi là “cô gái tuyệt vời” cơ mà. Bốc lửa và thấu hiểu. “Cô gái tuyệt vời” sẽ không bao giờ biết tức giận là gì, cô ấy sẽ chỉ luôn nở một nụ cười quyến rũ và để cánh đàn ông làm bất cứ thứ gì họ muốn. Coi nào, đừng ngần ngại làm khó tôi, tôi là “cô gái tuyệt vời” cơ mà”.

“Cả đêm bạn cố gắng tìm điểm chung với gã đàn ông được-định-nghĩa-là-hoàn-hảo – đêm dài là những chuyện đùa rời rạc được thốt lên vụng về rồi rơi tõm vào không trung. Hoặc anh ta cũng lờ mờ đoán được bạn đang cố đùa vui, nhưng rồi chả biết nên đáp lại thế nào cho hợp nhẽ, nên đành chật vật giữ chúng trong tay như những vết nhớp bẩn thỉu, đợi chờ đến lúc có thể lau sạch đi. Cả hai đều muốn làm gì đó để tìm kiếm lại con người mà ta đã yêu trước đây, nhưng hoá ra chỉ là đang tự chuốc say thật nhiều mà cố gắng lại chẳng bao nhiêu. Và sau đó, khi đặt lưng trên chiếc giường lạnh lẽo, bạn tự nhủ “Cũng ổn mà”. Và rốt cuộc đời bạn cũng chỉ là chuỗi dài những ngày “cũng ổn mà”.

“Bạn và chàng chỉ vừa mới hẹn hò thoáng chốc. Bỗng nhiên, bạn giật mình nhận ra mình đang nằm ườn trên giường vào một sáng Chủ Nhật, sách cầm hờ hững ở trên tay, bánh waffle nóng hổi tận giường và bên cạnh là chàng đang ôm hôn bạn nồng cháy. Mọi thứ còn tuyệt vời gấp nhiều lần hơn trong tưởng tượng của bạn, và bạn biết chẳng còn cách nào để trở lại điểm xuất phát. Và bạn nhận ra: “Đây là một nửa cuộc đời còn lại mà mình muốn trải qua? Cuối cùng thì thời điểm đó cũng đến”.

Abbie H.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Bạn đang đọc nội dung bài viết “Cuốn Theo Chiều Gió” – Gone With The Wind (Margaret Mitchell) trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!