Đề Xuất 3/2023 # Cố Tt Ngô Đình Diệm: Tôi Chết Thì… # Top 9 Like | Altimofoundation.com

Đề Xuất 3/2023 # Cố Tt Ngô Đình Diệm: Tôi Chết Thì… # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cố Tt Ngô Đình Diệm: Tôi Chết Thì… mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cố TT Ngô Đình Diệm: Tôi Chết Thì Trả Thù Cho Tôi.

Lê Xuân Nhuận

http://sachhiem.net/LICHSU/LEXNHUAN/LeXNhuan16.php

21-Oct-2017

LTS: Tựa đề theo ý kiến riêng của trang nhà. Tác giả chỉ đề tựa như sau: “TÔI CHẾT, THÌ … ???” Đây là một chuyện lẽ ra rất nhỏ nhưng chính người muốn né tránh hai chữ “trả thù” của ông Diệm mà chuyện trở thành to. Lý do họ sửa đổi tuy không ai nói ra nhưng theo dõi các động thái của những người suy tôn ông Diệm, đã từng đòi đề nghị giáo hoàng phong thánh cho Ngô Đình Diệm, thì hai chữ “trả thù” sẽ là trở ngại lớn lao! Dù sao thì các tôi tớ của ông Diệm cũng vẫn làm mọi cách để trả thù cho chủ rồi, ít nhất là trên các mặt trận làm giỗ mỗi năm, mặt trận viết bài ca tụng, mặt trận xây tượng đài, mặt trận chửi các tướng lãnh,… (SH)

Đây là một câu nói “để đời” (đã đi vào lịch-sử) của cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm.

Nhưng gần đây (29-5-2011) có kẻ đã sửa khác đi lời trối-trăng của người mà họ tôn sùng (như sau – SH).

… Lúc sinh thời, tại nhiều nơi. Trước nhiều cơ quan, đoàn thể, Quân trường … mỗi khi thuận tiện, Ông [TT Diệm] đều nhắn nhủ:

-Tôi tiến. Hãy tiến theo tôi !

-Tôi lui. Hãy giết tôi !

–Tôi chết. Hãy nối chí tôi !

… Người viết cũng không quên những lời của Thượng Nghị sĩ Lê Châu Lộc luôn luôn nhắc nhở về Di Huấn của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

… Người viết là kẻ hậu sinh. Vì thế, trước khi viết bài này, tôi đã phải gọi sang Hoa Kỳ để được nghe chính những lời của Thượng Nghị Sĩ Lê Châu Lộc truyền đạt qua điện thoại viễn liên Mỹ – Pháp về những điều mà chính Ông Lê Châu Lộc đã biết – nghe – thấy trong suốt thời gian là Tùy Viên ở bên cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Mỗi lần hầu chuyện với Ông Lê Châu Lộc, tôi đều được Ông nhắc lại nhiều lần, để phải ghi nhớ những điều Ông đã nói:

– Tôi tiến. Hãy tiến theo tôi !

– Tôi lui. Hãy giết tôi !

– Tôi chết. Hãy nối chí tôi !

29-5-2011

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

(trong bài “Tổng Thống Ngô Đình Diệm Và Phật Giáo“)

Lời “trối-trăng” liên-hệ đã được Tổng-Thống Ngô Đình Diệm nói ra, chỉ một lần (chỉ một lần mà đã là gở miệng, thần khẩu buộc xác phàm) vào dịp Quốc-Khánh 26-10-1963.

Thế mà ngày nay người ta bảo là tại “nhiều nơi“, “mỗi khi thuận tiện”, cố TT họ Ngô “đều nhắn nhủ” như thế – mà lại là Di Huấn phịa mới là chuyện ngược đời.

Tôi thử dò lại một số tài-liệu thỉ được biết Sự Thật. Sự Thật, câu nói đó là:

TÔI CHẾT, THÌ TRẢ THÙ CHO TÔI!

A – NGUỒN GỐC VIỆT-NAM:

Theo Tiến-Sĩ HOÀNG NGỌC THÀNH:

“… Tổng thống Diệm thường đi Đàlạt nghỉ cuối tuần, nhất là sau khi ông Nhất Linh Nguyễn Tường Tam uống thuốc độc quyên sinh ngày 7-7-1963, tức ngày kỹ niệm 9 năm cầm quyền của ông Diệm. Một số người nhận thấy rằng tổng thống Diệm đã cảm thấy có cái gì bất ổn trong tình thế. Trong ngày Quốc khánh cuối cùng 26-10-1963, khi tiếp các đoàn thể, mặt tổng thống Diệm “thoáng buồn”, bằng một giọng ai oán, ông nói mấy lời mà nhiều người cho là gở:

“Chế độ này tuy còn nhiều khuyết điểm, cũng còn hơn nhiều chế độ khác. Người ta chê là độc tài, nhưng chỉ ngại còn những thứ độc tài khủng khiếp hơn… Tôi tiến thì theo Tôi, Tôi lùi thì bắn tôi, Tôi chết thì trả thù cho Tôi… ”

(Trích từ cuốn sách “Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm” của Hoàng Ngọc Thành và Thân Thị Nhân Đức, do Quang Vinh & Kim Loan & Quang Hiếu, ở San Jose, USA, xuất bản, năm 1994, trang 441)

(Trích từ cuốn sách “Những Ngày Chưa Quên” của Đoàn Thêm, do Xuân Thu, ở Los Alamitos, USA, xuất bản, năm 1989, trang 205)

Theo Ký-Giả PHAN VIẾT PHÙNG:

[ChinhNghiaViet] NGÔ ĐÌNH DIỆM – NGÔI SAO ÁI QUỐC

Saturday, October 15, 2011 2:11 PM

Bcc: ChinhNghiaViet@yahoogroups.com

NGÔ ĐÌNH DIỆM – NGÔI SAO ÁI QUỐC

PHAN VIẾT PHÙNG

Lời Tòa Soạn: Bài viết của tác giả Phan Viết Phùng với tựa đề “Ngôi sao ái quôc giữa đêm tối của dân tộc” chúng tôi xin trích đăng phần sau của bài viết đề cập tới việc Mỹ làm áp lực Tổng Thống Ngô Đình Diệm và đi tới đảo chánh. Xin cám ơn tác giả và giới thiệu với bạn dọc một bài viết rất công phu .

TUẦN BÁO ĐỜI

… Vào giai đoạn này, Tổng Thống Diệm hình như có linh cảm về một cái gì không lành. Hôm lễ Quốc Khánh 26-10-1963, khi nói với các đoàn thể về chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa ông có nói câu “Tôi tiến thì theo tôi, tôi lùi thì bắn tôi, còn tôi chết thì trả thù cho tôi“…

Tác Giả: Phan Viết Phùng

Trích Tuần Báo ĐỜI (Số 25 )

Năm Thứ Nhất Ngày 17-24/10/2003 – Trang 8 & 9

Theo Ký-Giả PHẠM PHONG DINH:

Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM, Kẻ Sĩ Cuối Cùng

(2.11.1963 – 2.11.2006)

Tôi tiến, hãy theo tôi;

tôi lùi, hãy bắn tôi;

tôi chết, hãy trả thù cho tôi.

Theo Ký-Giả LE TRAN:

RE: [GoiDan] Đốt nén hương lòng kính dâng Ngô Tổng Thống,

Thursday, October 28, 2010 4:44 PM

To: goidan@yahoogroups.com

“TÔI CHẾT XIN ĐỒNG BÀO HÃY TRẢ THÙ CHO TÔI!”

Đó là lời cuối của bài Hiệu Triệu TT N Đ D đọc sáng ngày 26-10-1963

TT Ngô Đình Diệm nói: “Tôi tiến, đồng bào tiến theo tôi; tôi lùi, đồng bào hãy giết tôi; tôi chết, xin đồng bào trả thù cho tôi” (bài hiệu triệu cuối cùng đọc ngày Quốc Khánh 26-10-1963).

B – NGUỒN GỐC ANH-MỸ:

http://www.famousquotesandauthors.com/…

Ngo Dinh Diem Quotes and Quotations

http://www.brainyquote.com/quotes/authors/n/ngo_dinh_diem.html

Ngo Dinh Diem Quotes

Ngo Dinh Diem

http://www.searchquotes.com/search/Ngo_Dinh_Diem/

Ngo Dinh Diem Quotes

Ngo Dinh Diem quotes

About: Ngo Dinh Diem quotes

http://www.searchquotes.com/quotes/author/Ngo_Dinh_Diem/

Ngo Dinh Diem Quotes & Sayings

Related Results

Ngo Dinh Diem Quotes About:

Ngo Dinh Diem quotes

http://118.139.165.228/quotes/t/ngo-dinh-diem/

Ngo Dinh Diem Quotes (1 Quote)

(Ngo Dinh Diem Quote)

http://www.searchquotes.com/quotes/author/Ngo_Dinh_Diem/1/new/

Ngo Dinh Diem Quotes & Sayings Related Results

Ngo Dinh Diem Quotes About:

Ngo Dinh Diem quotes

C – Ý-KIẾN:

Kẻ nào, dù với lý-do hay mục-đích gì, mà sửa-đổi lời nói của cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm, thì:

Về mặt pháp-lý: kẻ ấy đã phạm tội man-khai, một tội hình-sự mà bất-cứ quốc-gia nào cũng kết án.

Về mặt giáo-lý: kẻ ấy đã phạm tội làm chứng dối, phạm Điều Răn thứ 9 trong “10 Điều Răn của Chúa Trời” (Xuất-Hành 20:3-17; Phục-Truyền 5:7-21), thêm điều đặt chuyện là bởi Lòng Tà mà ra (Ma-Thi-Ơ 5:37): sẽ bị đày xuống “hỏa-ngục”.

Về mặt chính-trị: kẻ ấy cho rằng cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm nói sai [nên phải “chỉnh” lại], tức là đã phạm tội khinh-mạn, xúc-phạm, bôi nhọ, lăng-mạ… không chỉ một mình cố Tổng-Thống Diệm mà cả chế-độ Đệ-Nhất Cộng-Hòa lẫn mọi phần-tử hoài-Ngô (trong đó có cả bản-thân các đương-nhân).

Về mặt tâm-lý: kẻ ấy hiểu thấu tâm can của người chết thảm, đã quyết thực-thi “di-huấn” trả thù, song lại vụng-về ―đáng lẽ phịa ra một câu nói khác, thì lại dùng chính câu nói đã thành “bất-tử” mà bịa-đặt hai tiếng “nối chí” thay cho hai tiếng ác-ôn kia ― tưởng là tô son, hóa ra để lộ tim đen của chính mình.

LÊ XUÂN NHUẬN

Về cổng chính

Chủ-Nghĩa Nhân Vị

Đảng Cần-Lao

Ấp Chiến-Lược

Chính Đề Việt Nam (2) (3)

Tại Sao Phải Giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm?

Your browser does not support the audio element.

Cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 đã đưa đất nước Việt Nam vào một khúc quanh lịch sử. Cái chết của hai anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông là Ngô Đình Nhu, những tướng lãnh tham gia cuộc đảo chánh không ai biết người ra lệnh thủ tiêu hai ông là ai nhưng sau khi tro bụi của cuộc cách mạng lắng xuống những gương mặt đứng phía sau giật dây cho cuộc tàn sát ấy bắt đầu được điểm danh và lịch sử luôn công bằng cho từng người một.

Mặc Lâm phỏng vấn ông Bùi Kiến Thành, một nhân chứng lịch sử, một người bạn, người cố vấn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm từ những ngày đầu tiên khi từ Mỹ trở về Việt Nam chấp chính cho tới khi biến cố xảy ra.

Cái tốt và chưa tốt của chế độ Đệ nhất Cộng hòa

Mặc Lâm: Thưa ông Bùi Kiến Thành, xin cảm ơn ông cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Ngày 1 tháng 11 hàng năm có lẽ ai theo dõi tình hình Việt Nam trong lịch sử đương đại đều nhớ là ngày mà cuộc đảo chính không những lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm mà còn giết cả hai anh em ông ấy tại Sài gòn vào năm 1963. Ông có nhận đình gì về ngày lịch sử này thưa ông?

Bùi Kiến Thành: Có lẽ cũng là một ngày chúng ta nên ôn lại cái được và cái chưa được cái tốt và cái chưa tốt của chế độ Đệ nhất Cộng hòa để chúng ta rút bài học.

Mặc Lâm: Vâng, trước khi đi sâu hơn vào chi tiết xin ông vui lòng cho biết về mối quan hệ của ông với Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Bùi Kiến Thành: Trong khi tôi học ở Columbia vào những năm 1952 cho tới năm 1954 lúc đó thì chí sĩ Ngô Đình Diệm đang ở New Jersey. Cứ mỗi cuối tuần thì ông qua New York thăm chơi với tôi cùng một anh bạn nữa là anh Bùi Công Văn, ảnh là phóng viên của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Cứ tối thứ Bảy thì ông qua ngồi nói chuyện suốt đêm cho tới sáng Chủ Nhật thì ông đi lễ, đi lễ về rồi lại nói chuyện suốt ngày, tới chiều Chúa Nhật thì ông trở lại tu viện Maryknoll.

Chúng tôi sống với nhau trong cảnh bạn cố tri trao đổi như thế trong suốt gần hai năm tại New York trước khi ông Diệm về bên Pháp và sau đó về làm Thủ tướng chánh phủ.

Sau khi ông Diệm về làm Thủ tướng chính phủ chấp chánh vào ngày mùng 7 tháng 7 thì ông Diệm gửi điện qua New York và Washington yêu cầu tôi trở về để giúp đỡ. Ngày 23 tháng 8 năm 1954 sáu anh em chúng tôi là cựu sinh viên của các đại học Mỹ về giúp cho ông Diệm trong thời kỳ rất là khó khăn. Làm Thủ tướng mà không có cảnh sát không có quân đội chỉ vỏn vẹn có 27 sĩ quan đi theo mà thôi.

Người Mỹ không chấp nhận cái lý luận của ông Ngô Đình Diệm nên họ tìm cách lật đổ ông Diệm đi, đó là vấn đề cốt lõi chứ không phải do bà Nhu thế này thế khác. Bà Nhu gây ra nhiều tai tiếng, nhưng không có vai trò chánh hay lý do chánh làm sụp đổ chính phủ Ngô Đình Diệm. -Bùi Kiến Thành

Cả một đất nước do Pháp đang cai trị vì vậy khi nắm lại quyền tự do, quyền tự chủ, quyền độc lập trong thời kỳ đó rất là khó khăn vì vậy chúng ta phải đánh giá cao việc ông Diệm bình định được tình hình, đưa quân Pháp ra khỏi nước Việt Nam một cách ổn định và xây dựng nền đệ nhất cộng hòa. Điều này khi nghiên cứu lịch sử và đánh giá cao tinh thần của cả một thời kỳ không riêng gì ông Diệm mà những người đi theo hỗ trợ giúp đỡ cho ông Diệm, những nhân sĩ ở miền Nam, nhân sĩ ở miền Trung, miền Bắc… tất cả đều có công lớn đã xây dựng chế độ đệ nhất cộng hòa, nhưng rất tiếc rằng sau đó chúng ta không làm được những chuyện ta cần phải làm để đến nỗi bị đổ vỡ.

Mặc Lâm: Thưa ông trong khi gần gũi với Thủ tướng Ngô Đình Diệm ông và các người được Thủ tướng mời về cụ thể làm những việc gì để giúp cho chính phủ còn non nớt lúc ấy?

Bùi Kiến Thành: Tôi bên cạnh ông Diệm suốt ngày mà! Khi tôi về tại Dinh Gia Long ngày 23 tháng 8 đó ăn cơm trưa với ông Diệm và một số Bộ trưởng, Tổng trưởng, có những nhân hào nổi tiếng của Việt Nam như ông Phạm Duy Khiêm, Bác sĩ Bùi Kiến Tín, Nguyễn Văn Châu… chúng tôi hết sức khẩn thiết làm bất cứ việc gì để ổn định tình thế, tôi ở suốt ngày suốt đêm trong dinh một thời gian rồi sau đó tôi mới dời ra ngoài. Sau khi bố trí lại thì ngày nào đêm nào tôi cũng vào trong dinh để mà làm việc với Thủ Tướng rồi Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Riêng về tôi đặc biệt là có trách nhiệm giúp cho Tổng thống, khi ấy là Thủ tướng, quan hệ với các phái bộ đặc biệt của Mỹ từ bên Mỹ gửi qua chứ không phải quan hệ với sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn thân với Pháp, ông đại sứ Mỹ Donald Heath rất thân với Pháp, sau đó thì Lawton Collins cũng thân với ông Cao Ủy Pháp Paul Ely. Công việc của tôi và của ông Ngô Đình Nhu là bắc cây cầu trực tiếp với chính phủ Mỹ ở Washington, qua những phái bộ đặc biệt của Hoa Kỳ gửi qua trong đó có Trung tướng O’Daniel, Đại tá Lansdale sau này là General Lansdal, Paul Hardwood (Trưởng phái bộ CIA), việc của tôi làm lúc ấy cũng chỉ trong 4 người mà thôi bao nhiêu là công việc hết sức khó khăn.

Xây dựng được tờ báo Tự Do là việc tôi hết sức thú vị. Tôi nói với Thủ tướng mình cần có cơ quan ngôn luận tự do. Tờ báo đó được Bác sĩ Bùi Kiến Tín, lúc đó là Bộ Trưởng Bộ Thông tin, ký giấy phép. Tôi tập hợp những nhân sĩ ở Bắc Hà vào làm trong đó có Tam Lang, có Đinh Hùng, Mặc Đỗ, Mặc Thu, Như Phong, Vũ Khắc Khoan …làm ban biên tập để cho tờ báo Tự do có tiếng nói tự do trong thời kỳ hết sức khó khăn như thế. Chỉ có tờ báo Tự do lúc ấy là thực sự nổi tiếng, có tiếng nói tự do trong một khung cảnh rất khó khăn và để chống lại những tờ báo thiên Pháp hay thân các chế dộ trước kia của Sàigon và những đài phát thanh khi đó tại Sài Gòn theo phe quân đội chửi bới Ngô Đình Diệm suốt ngày. Tôi có nhiệm vụ lập nên đài phát thanh “Tiếng nói Quốc dân đoàn kết”, một đài phát thanh đặc biệt để nói lên những sự việc như thế nào trong khi chúng ta phải xây dựng một chính quyền độc lập đó là việc Thủ tướng Ngô Đình Diệm giao cho tôi làm.

TT Ngô Đình Diệm bắt tay với Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower, tại sân bay Dulles, Washington DC năm 1957. Courtesy U.S. Air Force.

Mặc Lâm: Xin ông nói rõ hơn tại sao đã là thủ tướng mà còn bị đài phát thanh bên quân đội chống phá bằng cách chửi bới công khai như ông vừa nói, phải chăng còn một thế lực nào công khai chống lại Thủ tướng vào lúc sơ khai ấy hay không?

Đài Quốc gia cũng như đài quân đội thì người Pháp, hay thân Pháp, quản lý cứ mỗi ngày chửi bới Ngô Đình Diệm thế này, chửi bới Ngô Đình Diệm thế kia…ngồi trong dinh mà không giải quyết được vấn đề đó vì vậy phải kiên trì xây dựng lực lượng mình lên để giải quyết điều đó.

Không có tổ chức chính trị nồng cốt

Mặc Lâm: Báo chí quốc tế cũng như giới tướng lãnh đa số cho rằng chính phủ Ngô Đình Diệm sụp đổ bởi những tuyên bố gây sự giận dữ trong và ngoài nước của bà Ngô Đình Nhu cùng với những hành động đàn áp Phật giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm. Ông có chia sẻ gì về việc này?

Bùi Kiến Thành: Đấy chỉ là một phần thôi thực sự ra chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ còn nhiều vấn đề cốt lõi hơn nữa. Ông Ngô Đình Diệm là một người hết sức yêu nước và có công tâm nhưng ông Diệm không có kinh nghiệm tổ chức. Còn ông Nhu thì rất uyên thâm về vấn đề học thuật, ông học rất giỏi về tổ chức thư viện, ông nghiên cứu rất tốt nhưng không có tài năng tổ chức lực lượng chính trị. Nếu quản lý một nhà nước mà không có tổ chức thì làm sao? Vì vậy cho nên cái Đảng Cần lao của ông Nhu không có tổ chức tốt còn cái “Phong trào cách mạng quốc gia” mà ông Bác sĩ Tín làm chủ tịch sáng lập thì nó cũng chỉ là phong trào thôi. Sau một phong trào rồi thì nó lặng im. Quyền chính trị trong nước là ở trong đảng, mà Đảng Cần Lao không được tổ chức tốt vì vậy cho nên chế độ Ngô Đình Diệm không tồn tại được vì không có tổ chức chính trị nồng cốt để làm việc.

Đấy chỉ là một phần thôi thực sự ra chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ còn nhiều vấn đề cốt lõi hơn nữa. Ông Ngô Đình Diệm là một người hết sức yêu nước và có công tâm nhưng ông Diệm không có kinh nghiệm tổ chức. -Bùi Kiến Thành

Chính phủ Ngô Đình Diệm không làm được, không xây dựng được một đảng chính trị thật sự của dân, do dân và vì dân vì vậy cho nên không đứng vững được và vì thế có thể nói sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm không phải là vấn đề nhỏ bé như chuyện bà Nhu nói cái này cái kia. Có! nó có ảnh hưởng nhưng chuyện đó là chuyện nhỏ đối với khả năng xây dựng nên một chính đảng mạnh thì chính phủ Ngô Đình Diệm không làm được.

Mặc Lâm: Vậy phải chăng do điều mà người ta nhận xét về ông Ngô Đình Diệm là người theo chủ nghĩa dân tộc đã khiến ông bị người Mỹ lo sợ vì không theo sự dẫn dắt của họ, đặc biệt là khi Mỹ muốn đổ quân vào Việt Nam thưa ông?

Người Mỹ không chấp nhận cái lý luận của ông Ngô Đình Diệm nên họ tìm cách lật đổ ông Diệm đi, đó là vấn đề cốt lõi chứ không phải do bà Nhu thế này thế khác. Bà Nhu gây ra nhiều tai tiếng, nhưng không có vai trò chánh hay lý do chánh làm sụp đổ chính phủ Ngô Đình Diệm.

Mặc Lâm: Thưa ông, một câu hỏi cho tới ngày nay vẫn nằm trong bí mật, ông thân cận với Tổng thống Ngô Đình Diệm nên có lẽ hiểu được phần nào câu trả lời: ai ra lệnh giết anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và tại sao phải giết họ khi đã nắm tất cả quân đội trong tay và họ đã bị bắt?

Mặc Lâm: Trong ngày đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963 ông đang làm gì và có theo dõi hay tham gia trong một vai trò nào đó hay không?

Bùi Kiến Thành: Hôm đó tôi đang đi làm việc ở ngoài thì nghe phong phanh ngày hôm đó có bạo động. Tôi gọi về trong dinh thì gặp ông già Ẩn, tức là cận vệ của Tổng thống tôi hỏi anh Ẩn hiện giờ có vấn đề gì không vậy? tôi nghe ngoài này xào xáo lắm, thì ông Ẩn trả lời không có vấn đề gì đâu anh Thành ơi, mình hoàn toàn kiểm soát được mọi chuyện!

Ngày hôm đó tôi ở Sài Gòn, tôi muốn làm một cái gì đó để giúp đem lại trật tự an ninh nhưng mà cái thời thế có lẽ như là định mệnh của đất nước mình không cho mình làm gì được trong lúc ấy. Có làm gì được nữa trong lúc ấy khi thế lực của kẻ chủ mưu là người Mỹ đứng sau lưng những ông tướng của mình? thế lực ấy nó quá mạnh chúng ta không làm gì được.

Việc đảo chánh ông Ngô Đình Diệm không phải là chuyện của Dương Văn Minh, Dương Văn Minh chỉ là một con cờ thôi, cũng như Trần Văn Đỗ cũng như mấy ông kia củng chỉ là con cờ còn người chỉ huy, đưa ra tất cả những chiến thuật chiến lược để làm việc này. là người Mỹ mà người đại diện cho Mỹ làm việc này là đại tá Conein, ngồi thường trực tại Bộ Tổng tham mưu để điều khiển mấy ông tướng kia thành ra tất cả bộ tham mưu lúc đó nghe theo lời của một anh đại tá mật vụ của Mỹ, anh thấy có đau khổ chưa?

Mặc Lâm: Theo ông thì tại sao các tướng lĩnh lúc ấy lại nghe theo người Mỹ? Vì những hứa hẹn quyền lực hay âm mưu chính trị nào khiến họ trở thành như vậy?

Bùi Kiến Thành: Do những ông tướng không nghiên cứu tình hình đất nước, do không hiểu lý tưởng, không hiểu được chính nghĩa như thế nào mà đi theo lời của nước ngoài để mà sát hại một tổng thống, tưởng mình làm được cái gì nhưng cuối cùng cũng đầu hàng cộng sản mà thôi chứ làm được gì đâu.

Cái tội của những anh đảo chính Ngô Đình Diệm là tội ngu dốt không biết tình hình kinh tế, tình hình chính trị, tình hình chiến lược trên thế giới nó như thế nào, họ làm cái việc tự mình sát hại mình, đi đến chỗ 10 năm sau phải chắp tay đầu hàng cộng sản.

Đấy là cái tội của các anh làm cho bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa phải chết, đó là tội của các anh vì các anh không hiểu gì về chính trị, hữu dũng vô mưu, đưa đất nước đến chỗ suy tàn.

Nếu chúng ta có cơ hội thì còn thương lượng được giữa miền Bắc với miền Nam, cũng như Tây Đức và Đông Đức có thể thương lượng với nhau. Chúng ta phải có nội lực có sức mạnh để mà thương lượng chứ không phải giao đất nước cho ngoại bang, giao cho Mỹ rồi đi đến chỗ chết.

Đó là tội của những người tự cho mình giỏi hơn người khác. Không thể nào một dân tộc một đất nước nào giữ được chính nghĩa của mình bằng cách bước theo những đội quân nước ngoài bắn phá làng xóm cả. Không thấy cái đó là mất chính nghĩa. Đầu óc các anh ở đâu mà anh vác súng đi theo người Mỹ vào trong làng xóm bắn giết dân chúng mình, như vậy là không thể được. Vì không thấy nên anh làm hại cả một thế hệ, làm hại cả một đất nước.

Mặc Lâm: Nhiều tài liệu lịch sử nói là chính phủ Ngô Đình Diệm từng có ý định nói chuyện với miền Bắc, ông có ý kiến gì về những chi tiết này?

Bùi Kiến Thành: Khi chính phủ Ngô Đình Diệm thấy cái nguy cơ lính Mỹ đổ bộ lên Việt Nam rồi mà không rút ra được thì chiến tranh sẽ tràn lan, mà chiến tranh khi đã tràn lan rồi thì dù cho quân đội Mỹ có đánh thẳng tới Hà Nội đi nữa thì chúng ta vẫn thua như thường tại vì quân đội Trung Quốc nó sẽ vào vì nó không để cho mình tiến qua biên giới của nó. Vì vậy Miền Bắc sẽ chiến đấu đến cùng để không cho quân của Trung Quốc qua chiếm đóng Việt Nam.

Vì vậy nhìn về chiến lược thì hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu thấy rõ ràng cái nguy cơ tác hại cho cả miền Nam và miền Bắc. Hà Nội cũng có những đầu óc thông minh để mà hiểu rõ sự nguy hiểm khi chiến tranh lan rộng như thế. Đó là đồng thuận về tinh thần là làm sao phải làm dịu chiến tranh xuống để tránh việc tàn phá đất nước. Giữa Nam Bắc Việt Nam phải có sự hiểu biết và tìm giải pháp tránh chiến tranh. Muốn làm việc đó thì Việt Nam phải mạnh, không mạnh thì không nói chuyện được.

Qua sự trung gian của đại sứ Ấn Độ trong Ủy ban Đình chiến, và Đại sứ Pháp…qua các cuộc đi săn bắn của ông Nhu trên vùng biên giới hai bên đã có những cuộc chia sẽ, chưa hẳn là thương thảo nhưng đã liên lạc được với nhau rồi. Khi Mỹ nghe như thế thì họ nói chính phủ Ngô Đình Diệm phản thùng và nó đưa việc này ra cho mấy ông tướng lãnh Việt Nam bảo là ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bán nước cho cộng sản, vì vậy anh phải lật đổ Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm đi để “cứu nước” không thì họ theo cộng sản,  “bán đứng” các anh cho cộng sản….

Những đầu óc suy yếu của những anh tướng hữu dũng vô mưu không biết gì cả, nghe như thế lại tưởng rằng mình là người ái quốc ái quần, lật đổ Ngô Đình Diệm để cứu đất nước khỏi họa cộng sản.

Tôi đề nghị anh đọc cuốn sách “Robert Kennedy and His Time” của Arthur Schlesinger Jr. viết, trong đó có một chương nói về tình hình Việt Nam. (*)

Trong chương đó có viết Bùi Kiến Thành nói cái gì, Ngô Đình Diệm nói cái gì và Tổng thống Kennedy đã quyết định cái gì. Rất tiếc rằng Tổng thống Mỹ không thực hiện được. Tháng 9 năm 1963 Tổng thống Kennedy đã quyết định rút quân ra khỏi Việt Nam rồi nhưng do cuộc bầu cử năm 1964 nên không thể làm được cho nên chờ tới năm 64 sau khi bầu xong thì sẽ làm, nhưng rất tiếc vận hạn của nước ta và nước Mỹ là Kennedy bị bắn chết, Ngô Đình Diệm bị lật đổ Việt Nam đi vào cuộc chiến tranh tàn khốc do sự thiếu hiểu biết của một số người nông cạn của phía Mỹ cũng như Việt Nam.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông

(*)Robert Kennedy and His Times – Page 718 – Google Books Result

https://books.google.com/books?isbn=0544080076 Arthur M. Schlesinger – 2012 – ‎Biography & Autobiography

Tuyển Tâp Stt Yêu Anh Là Lỗi Của Tôi Nhưng Việc Phản Bội Tôi Thì Lỗi Là Ở Anh

Tuyển tập câu status tâm trạng (stt) yêu anh là lỗi của tôi nhưng việc phản bội tôi thì lỗi là ở anh rất hay để mọi người tham khảo và chia sẻ lên facebook. Người ta nói khi hai trái tim hòa cùng một nhịp là định mệnh, nhưng với em nó là điềm báo của sự phản bội. Em cũng như bao người khác, mong muốn có một tình yêu trọn vẹn, một tình yêu đơn giản nhưng chung thủy. Thế nhưng, có những định mệnh mà khiến mỗi con người ta lại cẩm thấy đau khổ tột cùng.

Sau những năm tháng tin yêu, dành cả thanh xuân yêu anh, em không tiếc. Em chỉ tiếc mình đã yêu một người mà ngay từ khi bắt đầu đã phản bội em.

Em đã làm gì sai, em có gì không tốt, tại sao lại đối xử với em như vậy? Mỗi khi anh bên người ấy, đối xử tốt với cô ấy, anh có một giây nào nghĩ đến và cảm thấy có lỗi với em? Em nói với anh rồi mà.. em có thể tha thứ cho anh vì anh thất hẹn, vì anh bận rộn, nhưng tuyệt đối không vì anh thay lòng mà nói dối em.

Đứng trước tự trọng của anh, em thấy mình thật nhỏ bé, đứng trước tình yêu của anh, em thấy thật lãng phí. Lãng phí cho cái mác được gắn tên Yêu Thương. Giữa hận và không hận, là cả một khoảng trời yêu thương. Em phải làm sao???

Cô gái ấy, sẽ phải cảm ơn em… Vì em đã dành cho người cô ấy yêu những điều tốt đẹp nhất. Vì em đã giữ cho trái tim người cô ấy yêu không hằn bất kì một vết xước nào của sự tổn thương…

Nếu tình yêu kia là thật, anh hãy cứ xem như, em là kẻ dư thừa… Rằng em, chỉ là kẻ giữ hộ người tình cho một người ở xa, một người… lạ mặt… Rằng bấy lâu nay, chỉ là em đang yêu, một người tình mượn…

Anh đã yêu người con gái đó nhưng lại không dám đối diện với em. Anh đã khiến trái tim em tan nát rồi lại quay lại nói yêu thương em ngọt ngào, không hề hay biết, em đã biết chuyện giữa anh và người ta. Anh thật sự đáng coi thường.

Em thực sự biết mình đã sai khi yêu một người phản bội như anh. Nhưng, em sẽ không khóc vì buồn đau… Em chỉ khóc vì những người em xem là thân yêu, lại là người làm em đau xót nhất… Em sẽ không khóc vì để mất niềm tin… Em chỉ khóc vì hình như, em đã vung vãi niềm tin của mình, cho một người hoàn toàn không xứng đáng…

Dù cho anh có tha hồ biện minh, dù cho anh có tha hồ níu kéo, em cũng hiểu, tình yêu anh thực sự không dành cho em. Anh đã yêu người con gái ấy.

Anh chính là người đã tôn thờ tình yêu của chúng mình biết bao nhiêu thì giờ đây chính anh lại phá nát chúng bấy nhiêu. Cuối cùng, anh không chọn người con gái cùng anh vượt mọi khó khăn mà anh chọn người phụ nữ biết nịnh nọt và rót những lời đường mật vào tai anh. Em quá đau, mình chia tay thôi anh.

Em cứ ngỡ tình yêu chúng ta thật êm đềm như truyện cổ tích nhưng cuối cùng em nhận ra tất cả những lời hứa, những quan tâm, những ngọt ngào ấy chỉ là lừa dối, là ngụy biện, là trò đùa thôi. Em không trách anh, chỉ trách bản thân quá ngu ngốc, quá chân thành, quá ảo tưởng và tỉnh mộng quá muộn màng. Sự phản bội này, cảm ơn anh đã giúp em biết cách vượt qua nỗi đau và biết tự đứng vững trên đôi chân của mình.

Cám ơn anh vì đã cho em bài học quý giá về tình yêu và niềm tin là thế nào. Dù sao thì cũng cám ơn anh đã cho em nhận ra, không nên tin tưởng tuyệt đối vào điều gì.

Anh đã không tôn trọng em, không biết những điều gì là thiêng liêng cao quý, anh đã hành xử như kẻ không có đạo đức. Vết hằn này sẽ không thể nào cho chúng ta những tiếng cười hồn nhiên, sẽ không bao giờ có những cuộc nói chuyện thâu đêm, sẽ chẳng còn gì để em tôn thờ, cũng chẳng còn lý do em vun đắp.

Anh biết không, có những thứ mất đi rồi em mới cảm thấy nuối tiếc vì không biết trân trọng. Nhưng có những thứ mất đi rồi em mới nhẹ nhõm nhận ra: Đáng lẽ ta phải từ bỏ nó từ lâu lắm rồi! Và anh, không còn xứng đáng chiếm ngự trái tim nữa, khi chính anh đã phản bội lại tình yêu của em.

Đến tận cùng của nỗi đau là sự buông bỏ, em bị bỏ ngoài tình yêu của anh. Còn anh, từ giờ về sau, em chối bỏ sự xuất hiện của anh trong cuộc đời mình. Bởi vì em xứng đáng với mọi điều tốt đẹp hơn là anh. “Phản bội lần đầu là lỗi của anh, nhưng để anh phản bội thêm lần này nữa, thì là lỗi của tôi rồi.”

Lời kết: Đừng bao giờ tha thứ cho kẻ phản bội, thà đau một lần rồi thôi, còn hơn để trái tim mình tổn thương hết lần này lần khác. Tình yêu mà cứ lừa dối nhau, có người thứ 3 xen vào thì miễn cưỡng cũng chẳng hề có hạnh phúc.

nguồn : stthay.vn

Bài I: Chết Vì Tổ Quốc Chết Vinh Quang

Cuộc Khởi nghĩa Yên Bái diễn ra đêm 9 rạng ngày 10/2/1930 do Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) lãnh đạo và tổ chức cách nay đúng 90 năm.

Cuộc khởi nghĩa thất bại và bị dìm trong biển máu, 17 đảng viên VNQDĐ đã bị giặc Pháp chém đầu, nhưng khí phách hiên ngang của họ đã khiến bao thế hệ phải cúi đầu. Như Nguyễn Thái Học- lãnh tụ Khởi nghĩa Yên Bái đã nói: “Chết vì Tổ quốc chết vinh quang”…

Trước đêm cuộc khởi nghĩa

Đêm 25/12/1927, nhóm trí thức yêu nước Nam Đồng Thư Xã đứng đầu là Nguyễn Thái Học đứng ra thành lập VNQDĐ. Chỉ sau hai năm VNQDĐ đã phát triển lên tới cả ngàn đảng viên, có 120 chi bộ ở khắp các tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Phú Thọ, Bắc Ninh, Sơn Tây, Yên Bái…trong đó có cả trong các đơn vị binh lính.

Sau khi tên trùm mộ phu Bazin bị ám sát, thực dân Pháp đã truy lùng ráo riết, bắt bớ nhiều đảng viên VNQDĐ từ Trung ương đến địa phương, tổ chức đảng có nguy cơ tan vỡ.

Tháng 9/1929, Nguyễn Thái Học tổ chức hội nghị tại làng Võng La (Phú Thọ) để kiểm điểm lại lực lượng và phân công nhiệm vụ cho cuộc khởi nghĩa với câu nói nổi tiếng của Nguyễn Thái Học: “Không thành công cũng thành nhân”. Theo sự phân công, Nguyễn Thái Học phụ trách các tỉnh miền xuôi: Hải Phòng, Kiến An, Hải Dương, Phả Lại…, Nguyễn Khắc Nhu phụ trách các tỉnh miền núi: Yên Bái, Phú Thọ…, Phó Đức Chính phụ trách đánh đồn Thông, một đại bản doanh của Pháp tại Sơn Tây.

Tết Nguyên đán năm 1930, đền Tuần Quán gần thị xã Yên Bái mở hội linh đình, thu hút nhiều khách thập phương từ khắp nơi kéo đến dự lễ hội. Trên chuyến tàu lửa xuống ga Yên Bái chiều 9/2/1930 có nhiều đảng viên VNQDĐ cải trang là khách đi hội đền, họ mang súng, dao găm, lựu đạn, bom tự chế…đặt dưới các thúng bánh chưng, hoa quả cho đêm khởi nghĩa.

Đêm khởi nghĩa

Tối 9/2 trước khi khởi nghĩa, một hội nghị quân sự được tổ chức tại đồi Sơn ở thị xã Yên Bái thống nhất giờ khởi nghĩa và phân công nhiệm vụ cho từng đảng viên.

Đúng 1 giờ sáng ngày 10/2/1930 nghĩa quân khởi nghĩa chia thành 3 toán, toán thứ nhất phối hợp với lính khố đỏ đánh chiếm trại lính lớn ở đồn Dưới, giết bọn sĩ quan tại nhà riêng, chiếm kho vũ khí phân phát cho nghĩa quân. Toán thứ hai tiến đánh đồn Cao, giết sĩ quan chỉ huy và cướp trại. Toán thứ 3 xông vào nhà riêng các sĩ quan nằm giữa trại lính tiêu diệt chúng.

Nghĩa quân mang theo dao găm, súng lục và bom tự chế đến gõ cửa từng nhà nói là có mật lệnh của trung tá Tacon rồi bất ngờ hạ sát. Quan ba Jourdan, quan một Robert bị tiêu diệt ngay tại chỗ, quan ba Gainza, quan hai Reul thì bị thương nặng. Trên đồn Cao tên Quản Cunéo và tên Đội Sevalier bị bóp cổ và đâm chết ngay tại trận. Còn các tên Renaudet, Rolland, Troutox bị thương nặng.

Toàn bộ sĩ quan và hạ sĩ quan ở hai đồn binh này đều bị giết hoặc bị thương, trung tá tư lệnh Tacon sau khi nghe tiếng súng nổ đã kịp chui xuống hầm trú ẩn nên thoát chết, ngoài ra còn một viên hạ sĩ quan da đen cũng thoát được bàn tay của nghĩa quân.

Nối giữa đồn Cao và đồn Dưới là một hầm ngầm, nghĩa quân chỉ chiếm được trại cơ số 7 của đồn Cao, đại đa số binh lính trại cơ này không hưởng ứng khởi nghĩa lên chạy lên trại cơ số 8, cùng với các binh lính trại cơ số 5 và số 6 đồn Dưới chạy lên dưới sự chỉ huy của trung tá Tacon phản công lại.

Lực lượng nghĩa quân mỏng lại không có người chỉ huy, mặc dù nghĩa quân đã nhiều lần mở các đợt tấn công lên đồi Cao nhưng bị binh lính của Tacon đánh bật trở lại. Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa như Trần Văn Liên, Nguyễn Văn Khôi lần lượt rút lui, nghĩa quân rơi vào tình trạng vô tổ chức, hỗn loạn. Nhiều người chiến đấu dũng cảm như Ngô Hải Hoàng, Nguyễn Văn Thuyết…đã bị bắt sau khi binh lính của Tacon chiếm lại trận địa.

Cuộc khởi nghĩa chỉ sau một đêm đã thất bại, hàng chục binh lính và đảng viên VNQDĐ bị bắt giam.

Cuộc khởi nghĩa ở các tỉnh miền xuôi do Nguyễn Thái Học chỉ huy nổ ra sau 5 ngày dự định ở các địa phương: Phụ Dực, Vĩnh Bảo, Ninh Giang, Hải Dương, Phả Lại, Kiến An và Hải Phòng.

Nhưng khởi nghĩa chỉ nổ ra ở Vĩnh Bảo và Phụ Dực do toán quân của Trần Văn Riệu và Đào Văn Thê cầm đầu, chỉ thu được một số thắng lợi đã bị quân Pháp phản công dập tắt. Lãnh tụ VNQDĐ Nguyễn Thái Học không thể trốn thoát bị giặc Pháp bắt tại Cổ Vịt, Hải Dương.

Hiên ngang bước lên máy chém

Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, hàng loạt đảng viên VNQDĐ bị bắt bớ, trong đó có các lãnh tụ: Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính…

Sau cuộc Khởi nghĩa Yên Bái, Hội đồng Đề hình của Pháp đã tổ chức 7 phiên tòa tại những nơi xảy ra khởi nghĩa xét xử 618 bị cáo, trong đó có 35 bị cáo bị tử hình.

Tại Yên Bái, chúng tổ chức hai đợt tử hình trước sân đồn Dưới, đợt thứ nhất vào ngày 8/5/1930 có 4 đảng viên VNQDĐ phải lên máy chém là: Ngô Hải Hoằng (có sách ghi là Ngô Hải Hoàng), Nguyễn Thanh Thuyết, Đặng Văn Lương (có sách ghi Đặng Văn Lung), Đặng Văn Tiệp (có sách ghi Đặng Văn Tiếp).

Đợt tử hình thứ hai vào ngày 17/6/1930, có 13 đảng viên VNQDĐ bị tử hình, trong đó có Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính. Trước khi bước lên máy chém, tất cả 13 chiến sĩ đều hiên ngang, bình thản bước lên đoạn đầu đài mà không hề ân hận trước việc mình làm.

Phó Đức Chính yêu cầu đặt mình nằm ngửa để nhìn thấy lưỡi máy chém và hô vang “Việt Nam vạn tuế”, khi đó Phó Đức Chính mới 23 tuổi. Nguyễn Thái Học là người bước lên máy chém sau cùng, chúng mời rượu nhưng Nguyễn Thái Học từ chối, ông cầm điếu thuốc lá vừa chậm rãi bước lên máy chém nhìn xuống những binh lính và tất cả những người xung quang thong thả đọc hai câu thơ bằng tiếng Pháp: ” Chết vì Tổ quốc chết vinh quang/ Lòng ta sung sướng, chí ta nhẹ nhàng “. Sau khi đọc xong hai câu thơ đó ông hô vang “Việt Nam vạn tuế”.

Những người già ở Yên Bái tham dự cuộc hành hình đó kể lại: Khi đầu của Nguyễn Thái Học rơi xuống đất, máu từ cổ ông phun lên trời như hình cầu vồng trong buổi sáng mùa hè đỏ rực như lửa, mắt ông mở trừng trừng, môi mấp máy như định nói tiếp một câu gì đó.

Khu lăng mộ và tượng đài Nguyễn Thái Học và các vị tiên liệt VNQDĐ được tỉnh Yên Bái khởi công xây dựng trong công viên Yên Hòa ngày 17/6/2000 nhân kỷ niệm 70 năm ngày Nguyễn Thái Học và các chiến sĩ VNQDĐ bước lên đoạn đầu đài.

Nơi 17 vị anh hùng yên nghỉ nằm bên hồ Cô Giang- Nguyễn Thị Giang, người đồng chí, bạn đời của Nguyễn Thái Học- được các nhà kiến trúc xây dựng 17 cột trụ liên kết bằng vòng tròn không khép kín, biểu hiện sự nghiệp dở dang, không toàn vẹn của cuộc khởi nghĩa. Trên vòng tròn đó ghi câu nói nổi tiếng của Nguyễn Thái Học: “Không thành công cũng thành nhân”.

Tỉnh Yên Bái đã nhiều lần tu bổ khu lăng mộ Nguyễn Thái Học, năm 2019 nhân kỷ niệm 89 năm ngày Khởi nghĩa Yên Bái, một lần nữa khu di tích lịch sử Nguyễn Thái Học được mở rộng trên diện tích rộng hơn 30 ha, trong đó xây dựng nhà tưởng niệm để phục vụ người dân và du khách đến tham quan và tưởng nhớ các vị tiên liệt đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của nước Việt Nam hùng cường.

Thái Sinh

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cố Tt Ngô Đình Diệm: Tôi Chết Thì… trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!