Cập nhật nội dung chi tiết về Chuyện Ăn Chay, Mặn Trong Phật Giáo mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
NGƯỜI ĂN CHAY THÌ HÃNH DIỆN CHO MÌNH TU THẬT, NGƯỜI ĂN MẶN NHƯNG ĂN MỘT BỮA THÌ CHO MÌNH TU ĐÚNG LỜI PHẬT DẠY.
Trong một chuyến hành hương sang Ấn Độ, trên máy bay vào giờ ăn có vài vị Sư Nam Tông ăn thịt do chiêu đãi viên đưa tới. Thấy thế vài Phật tử Việt Nam xì xào với nhau: “Mấy ông Thầy này tu hành kiểu gì mà ăn mặn, không biết từ bi chỗ nào!”.
Một dịp khác, có một Thầy Việt Nam đi cùng với Phật tử đến viếng thăm một trung tâm Phật Giáo Tây Tạng. Không biết Thầy này thơ thẩn làm sao mà lại đi ngang nhà bếp thấy họ đang xào nấu thịt bò, trở ra nói với Phật tử: “Trời ơi, ở đây họ ăn thịt!”.
Quan niệm của đa số Phật tử Việt Nam là người tu hành không được ăn thịt, nếu ăn thịt thì không phải kẻ tu hành. Trong khi đó Phật tử các nước Nam Tông khi nhìn vào người tu hành Bắc Tông thì họ nói: “Tu hành gì mà lại ăn chiều, không giữ đúng giới luật của Phật!”. Khi thấy quý Thầy ăn chay, họ hỏi: “Bộ quý Thầy theo Đề Bà Đạt Đa hay sao?”. Nếu không may, Thầy nào thành thật trả lời: “Truyền thống chúng tôi tu hành phải ăn chay” thì họ bẻ lại ngay: “Trâu ngựa kia ăn chay ăn cỏ, vậy chúng cũng tu hành sao?”.
Người ăn chay thì hãnh diện cho mình tu thật. Còn người ăn mặn nhưng ngày ăn một bữa thì cho mình tu đúng lời Phật dạy.
Là du Tăng có dịp lang thang qua các Tu-Viện không phải truyền thống Việt Nam nên tôi thông cảm, không bênh bên nào cả. Tôi chỉ nói về kinh nghiệm cá nhân của mình để bạn đọc tùy ý lựa chọn.
Trước hết, trở về dòng lịch sử. Xưa kia đức Phật và chư Tăng đi khất thực, ai cho gì thì các ngài ăn cái đó, không đòi hỏi phân biệt chay mặn. Trong bộ Mahavagga có vài giới cấm Tỳ Kheo không được ăn thịt của một số loài vật như: voi, ngựa, sư tử, rắn và chó. Như thế có nghĩa là được quyền ăn những loại thịt khác. Khi đi khất thực, Tỳ Kheo được phép ăn năm thứ thịt, gọi là ngũ tịnh nhục:
Thịt ăn mà không thấy người giết.
Thịt ăn mà mình không nghe tiếng của con vật kêu la.
Thịt ăn mà mình không nghi người ta giết vì mình và cho mình ăn.
Thịt của con thú tự chết.
Thịt của con thú khác ăn còn dư.
Cũng cần thông cảm là khi đi xin ăn, một vị khất sĩ không thể nào đòi hỏi thí chủ phải cúng cho mình thứ này thứ kia theo khẩu vị và ý thích của mình được. Hơn nữa khi đi khất thực, nhiều khi phải đi đến những làng mạc xa xôi hẻo lánh nơi mà thí chủ đa số không phải là Phật tử.
“Ăn mặn nói ngay, hơn ăn chay nói dối”. Câu này không có nghĩa khuyên người nên ăn mặn mà cốt cảnh tỉnh người ăn chay. Vì có nhiều người ăn chay dễ dàng nên sinh lòng kiêu mạn, tự cho mình hơn người rồi khinh người ăn mặn. Hoặc có người mới bước vào Đạo đã ăn chay trường ngay, cốt để người khác khen ngợi. Ăn chay như vậy là do lòng háo danh mà ra.
Tại sao Phật tử Đại Thừa lại có giới ăn chay? Trong hai kinh Đại Thừa: Lăng Già và Đại Bát Niết Bàn, đức Phật dạy đệ tử không được ăn thịt cá. Đại ý trình độ chư Tỳ Kheo lúc ban đầu còn thấp kém, chưa có thể lãnh thọ giáo pháp Đại Thừa nên Phật nói pháp Tiểu Thừa, phương tiện cho các Thầy dùng ngũ tịnh nhục. Sau này trình độ các Thầy khá hơn, lãnh thọ được pháp Đại Thừa nên Như Lai cấm tuyệt không cho ăn thịt cá nữa. Nếu còn ăn các thứ ấy thì còn phạm giới sát sinh, không trực tiếp thì cũng gián tiếp sát sinh, làm mất hạt giống từ bi. Sau nữa Đại Thừa có kinh Phạm Võng nói về Bồ Tát giới: gồm 10 giới trọng và 48 giới khinh, trong đó giới khinh thứ 3 cấm ăn thịt. Bởi thế người nào thọ giới Bồ Tát phải trường trai.
Gần đây năm 1987, Thượng Tọa Đức Niệm soạn dịch quyển Tại Gia Bồ Tát Giới, gồm 6 giới trọng và 28 giới khinh, trong đó không bắt phải trường trai nữa mà phải giữ ít nhất 6 ngày chay trong một tháng (giới khinh thứ 7).
Nếu ta thích ăn chay vì lòng từ bi hoặc giữ giới Bồ Tát thì ta cứ việc ăn chay, nhưng đừng nên chỉ trích coi thường người ăn mặn, vì họ cũng có lý của họ.
Ngoài ra vào thời đức Phật, Đề Bà Đạt Đa đã yêu cầu Phật ban hành thêm năm điều sau đây trong giới luật của hàng xuất gia:
Tỳ Kheo phải sống trọn đời trong rừng.
Tỳ Kheo phải sống đời du phương hành khất.
Tỳ Kheo phải đắp y Pamsakula (y may bằng những mảnh vải lượm ở đống rác hoặc nghĩa địa).
Tỳ Kheo phải sống dưới gốc cây.
Tỳ Kheo phải ăn chay suốt đời.
Với lòng từ bi và đức khoan dung, đức Phật tuyên bố rằng các đệ tử của ngài được tự do hành động về năm điều này, muốn áp dụng hay không cũng được. Ngài không bắt buộc phải theo chiều nào nhất định.
Vì lý do này nên khi thấy quý Thầy ăn chay, các Sư Nam Tông mới nói: “Bộ quý Thầy theo Đề Bà Đạt Đa hay sao?”.
Nên biết ngày nay chỉ có chư Tăng Việt Nam, Trung Hoa và Đại Hàn là còn truyền thống ăn chay, các nước khác đều ăn mặn. Nhất là Tây Tạng, không những ăn thịt mà lại ăn cả ba bữa nữa.
Trong giới Bồ Tát của Tây Tạng gồm 18 giới trọng và 64 giới khinh, không có giới nào cấm ăn thịt cả. Tôi đã thọ giới này với Ganden Tripa Rinpoché thứ 98 tại Institut Vajrayogini trong dịp lễ Điểm Đạo Yamantaka Tantra năm 1987. Cùng lúc ấy tôi cũng thọ giới Kim Cang Thừa gồm 14 giới trọng và 10 giới khinh. Trong 24 giới này cũng không có giới cấm ăn thịt. Bởi vậy chư Tăng và các Lạt Ma Tây Tạng ăn thịt như thường, nhất là thịt Yak (một loại bò núi rất to).
Một lần trong buổi thuyết pháp của Thrangou Rinpoché (một vị Lạt Ma cao cấp của phái Kagyupa), có người hỏi: “Tại sao các Sư Tây Tạng không ăn chay?”. Thrangou Rinpoché trả lời: “Dân Tây Tạng giết một con Yak nuôi được 10 người trong một tháng, trong khi đó nếu rửa và nấu một bó cải làm chết biết bao côn trùng sâu bọ mà chỉ nuôi được một người trong một bữa. Vậy thì cái nào lợi và ai sát sinh nhiều hơn?”.
Không biết bạn đọc có đồng ý không? Nhưng theo tôi câu trả lời của Thrangou Rinpoché cũng chỉ là một lối biện hộ cho người ăn thịt mà thôi. Ta có thể tranh luận mãi về vấn đề này, vì người ăn thịt sẽ có lý lẽ của người ăn thịt và người ăn chay cũng có lý lẽ của người ăn chay. Không ai chịu thua ai! Tu hành đâu phải để ăn thua đủ với nhau để dành phần thắng về mình!
Như vậy, ăn chay hay ăn mặn cái đó tùy ý bạn. Nhưng nếu là người muốn tu hành thì chắc bạn sẽ đồng ý với tôi rằng chúng ta ăn để sống chứ không phải sống để mà ăn. Ăn để nuôi thân, cho thân có sức khỏe để tu hành, hoặc nếu không tu thì cũng làm sao tránh khỏi bệnh tật, sống đời an vui.
Có câu “bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất”, có nghĩa là mọi căn bệnh đều vào từ miệng và mọi tai họa đều từ miệng mà ra. Con người có hai phần: thể xác và tinh thần. Người đời thường chỉ lo cho thể xác, còn người tu lo tinh thần. Có nhiều người tu ăn chay chỉ ăn rau luộc chấm nước tương vì cho rằng việc ăn uống không quan trọng, việc tu niệm quan trọng hơn. Sau một thời gian cơ thể thiếu sinh tố dinh dưỡng, bệnh hoạn đủ thứ, lúc đó liền đổ thừa tại “nghiệp”! Tôi thấy cái đó đúng là tại nghiệp, nghiệp vô minh không biết ăn uống đúng với luật dưỡng sinh. Thân thể ví như chiếc bè để qua sông sinh tử đến bờ Niết Bàn. Muốn qua sông mà không săn sóc chiếc bè, để bè mục nát, chưa đến giữa dòng bè đã tan rã, như vậy có đến được bờ bên kia không?
Ăn chay là điều rất tốt nhưng nên ăn chay một cách thông minh. Những hành giả Yogi Ấn Độ ăn uống rất kỹ lưỡng. Họ chia thức ăn theo ba loại: tamasique, rajasique và sattvique.
Thức ăn Tamasique là những loại có tính chất làm hại cơ thể tiêu hao nguyên lực và làm tâm trí hôn ám đần độn. Đó là thức ăn thiu chua hoặc quá chín, thịt cá, hành tỏi, rượu, thuốc lá, thuốc phiện, đồ hộp, đồ đông lạnh, v.v… Ăn quá no cũng được xem là Tamasique. Hành giả Yogi tuyệt đối tránh ăn những loại thức ăn này.
Rajasique là những loại kích thích cơ thể, tâm trí và cảm xúc. Nó kích thích luôn cả đam mê và làm mất tự chủ. Hành giả Yogi cố tránh những thứ này càng nhiều càng tốt. Đó là trứng, cà phê, trà, đồ gia vị mạnh, quá chua, quá đắng, đường trắng, bột trắng, đồ hóa học, v.v… Ăn quá nhanh hoặc ăn nhiều thứ trộn lẫn cũng được xem là rajasique. Người tu thiền ăn những thứ này dễ bị loạn tưởng chi phối.
Sattvique là loại thức ăn bổ dưỡng cho cơ thể, đầy đủ sinh tố, dễ tiêu, giúp cho tâm trí bén nhạy, sáng suốt và vắng lặng. Đây là thức ăn chính của hành giả Yogi, gồm ngũ cốc, hoa quả, rau cải tươi, bơ, sữa, fromage, đậu hạt, mật ong, nước trái cây, nước suối, v.v…
Người ăn chay nên ăn những thức ăn Sattvique, nhưng cũng phải biết ăn theo thời tiết bốn mùa, tùy theo phong thổ và tạng âm dương
Thầy Thích Trí Siêu
Lời Dạy Của Đức Phật Về Ăn Chay
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo. Lời Phật dạy dưới đây sẽ giúp mỗi người chúng ta giác ngộ ý nghĩa của việc ăn chay cho cuộc sống tốt đẹp và hài lòng.
Ăn chay, hay ăn lạt, là một phương cách ăn lành mạnh luôn được khuyến khích trong cách hành trì theo Phật giáo. Lời Phật dạy rằng ăn chay nghĩa là ăn những loài thảo mộc: hoa quả, rau cải, không ăn những món ăn thuộc loài động vật như thịt, cá, tôm, cua, sò, ốc, những vật hữu tình, biết tham sống sợ chết như người. Khi đức Phật còn tại thế, một hôm Ngài A Nan hỏi Phật rằng:
– Bạch Phật, tại sao trước kia, Phật cho các đệ tử ăn ngũ tịnh nhục (ngũ tịnh nhục là năm thứ thịt thanh tịnh: Thịt ăn mà không thấy người giết, Thịt ăn mà mình không nghe tiếng con vật bị giết kêu, Thịt ăn mà mình không nghi người ta giết cho mình, Thịt con thú tự chết, Thịt con thú khác ăn còn dư) mà nay Ngài lại cấm tuyệt ăn thịt cá?
Phật trả lời Ngài A Nan:
– Vì trình độ các ông trong buổi sơ cơ còn thấp kém, chưa có thể lãnh thọ giáo pháp Ðại Thừa, thực hành đúng lý đặng, nên khi ta còn nói pháp Tiểu Thừa, phương tiện cho các ông tạm dùng ngũ tịnh nhục. Ðến nay trình độ các ông đã cao, lãnh thọ được giáo pháp Ðại Thừa, nên ta cấm tuyệt ăn thịt cá. Còn ăn thứ ấy, thì còn phạm giới sát sanh, nếu không trực tiếp sát thì cũng gián tiếp sát, làm mất hạt giống từ bi bình đẳng, không thể nào tu hành thành Phật được.
Lời Phật dạy đã rõ ràng: Ăn chay là cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng. Chúng sinh đều là anh em, đều có sự sống; để biểu hiện tình thương yêu lẫn nhau ta không nên ăn thịt lẫn nhau. Ngoài ra đó cũng là một cách để thể hiện sự công bình, tức là đừng làm cho kẻ khác những gì mình không muốn kẻ khác làm cho mình.
Rất nhiều danh nhân nổi tiếng thế giới lựa chọn ăn chay, có người ăn chay vì cơ địa, vì sức khỏe và cũng có người ăn chay vì môi trường. Sử học gia Diogenes kể rằng, ông Pythagore dùng điểm tâm buổi sáng bằng bánh mì và mật ong và dùng bữa ăn chiều với nhiều loại rau quả.
Léonard Da Vinci (1452 – 1519), nhà danh họa và điêu khắc gia người Ý, đồng thời cũng là một thi sĩ nổi tiếng trên thế giới quan niệm ăn chay là đạo đức của con người. Sự ăn chay sẽ tránh được những tội ác về sát sinh.
Cùng một quan niệm trên, ông Benjamin Franklin (1706 – 1790), một khoa học gia và là một chính trị gia nổi tiếng của Hoa Kỳ, người đã bắt đầu ăn chay từ năm 16 tuổi đã bảo rằng nhờ ăn chay mà cơ thể của ông được trong sạch, tinh thần của ông được minh mẫn, trí óc của ông được tiến bộ và sự hiểu biết của ông được nhanh chóng hơn.
Albert Einstein (1879 – 1955), nhà bác học nổi danh của thế kỷ thứ 20, người đã phát minh ra thuyết tương đối và được tặng giải Nobel về vật lý học năm 1921 cũng là một người ăn chay trường. Ông từng phát biểu: ” Không gì ích lợi cho sức khỏe của con người để có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn chay“.
Theo lời Đức Phật dạy về ăn chay, hãy quan sát một cách sáng suốt những gì chúng ta dùng trong bát thức ăn của mình. Ta ăn không phải để vui đùa, ham thích, để cho thân thể mập mạp hay để làm đẹp. Ta ăn chỉ vì để duy trì và nuôi sống thân thể này để nó hỗ trợ mang cho ta cuộc sống thoải mái.
Minh Tuệ
Ăn Chay Sao Cho Đúng Lời Phật Dạy Ở Đời
Ăn Chay Sao Cho Đúng Lời Phật Dạy Ở Đời – Phật Pháp Nhiệm Màu
Ăn chay mà không có thực tập Bát chánh đạo thì chính là đang gieo duyên tái sanh thành loài chúng sanh ăn thực vật trong tương lai.
Ăn mặn mà không thực hành Bát chánh đạo thì đang gieo duyên tái sanh thành loài chúng ta ăn thịt trong tương lai.
Nam Mô Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Rất nhiều người theo Đạo Phật tự hào nói rằng: “Tôi ăn chay trường, tôi ăn chay khi từ trong bụng Mẹ, hay thấy đồ mặn là muốn nôn thật là hôi thối…” và tự nhận rằng mình là mẫu Phật tử chân chánh luôn muốn người khác ăn chay như mình vì nghĩ rằng đó là tu hành.
Tư tưởng “khiếm khuyết” này xảy ra rất phổ biến tại Việt Nam đó là quan niệm rằng “ăn chay” chính là tu Phật. Với quan điểm ảnh hưởng bởi Phật giáo Đại thừa Trung Quốc (PG Trung Quốc ảnh hưởng bởi lệnh của vua Lương Võ Đế (502-536), các tư tưởng trong nước thời bấy giờ và Bà-la-môn Giáo…) rằng đạo Phật chủ trương ăn chay, cấm tuyệt đối việc ăn “mặn”. Họ tự đắc với việc ăn chay và lấy việc này ra để so sánh rồi chỉ trích những người có phương pháp ăn khác, đây là một điều góp phần khiến nội bộ Phật giáo bị phân chia về tinh thần đoàn kết lẫn giáo lý căn bản. Chính việc này đã vô tình khiến cho bản ngã ảo tưởng của họ ngày càng lớn và kiến chấp, xong rơi vào giới cấm thủ vì chỉ “Chay miệng nhưng tâm ý chưa chay” và cũng gây chia rẽ Đạo Phật, bởi lẽ chỉ mới “ăn chay” mà bản ngã to lớn như thế thì đến khi “chứng đắc này kia” thì bản ngã càng to lớn thêm nhiêu nữa!.
Ở cuối bài tôi sẽ dẫn chứng một bài chánh kinh mang tên Amagandha (kinh Hôi thối) cho quý vị thấy rằng: Ăn chay hay ăn mặn không quyết định đến sự thanh tịnh hay giác ngộ giải thoát mà phải có sự tu tập cụ thể để đoạn trừ ác pháp, tăng trưởng thiện pháp, thanh lọc tâm.
Sự phân chia “Chay – Mặn” chỉ bắt đầu phát sinh từ khi các luận sư Bà-la-môn đời sau gia nhập vào Phật giáo. Nếu quý vị nào ai có một chút tìm hiểu về Bà-la-môn (hay Ấn độ giáo) thì đều biết rõ ăn chay vốn là truyền thống lâu đời của các Bà-la-môn giáo, chứ không phải của Đạo Phật. Không phải chỉ vào thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không thôi, mà từ nhiều đời kiếp trước các Bà-la-môn cũng đã dựa vào việc ăn chay để chống phá Chư Phật như trong bài kinh Amagandha đã nói lên.
Phật pháp nhiệm màu , chúng ta hiểu như thế nào? Thông thường khi chúng ta gặp khổ thì lạy Phật khấn vái: “Đức Phật phù hộ cho con được hết khổ, được mọi sự như ý”. Nếu lời khấn vái ấy được như ý, ta cho là Phật pháp nhiệm mầu. Hiểu Phật pháp nhiệm mầu như thế là không đúng. Tại vì cầu xin thành tựu thì ta cho Phật pháp nhiệm mầu. Giả sử không thành tựu thì sao? Chúng ta cho rằng Phật pháp không nhiệm mầu. Cả hai trường hợp nhiệm mầu và không nhiệm mầu trên đều là hiểu sai lệch.
Trước khi nói về sự nhiệm mầu của Phật pháp, chúng ta cũng nên nhắc lại đạo Phật là đạo giác ngộ. Phương tiện để đi đến sự giác ngộ là trí tuệ. Chúng ta thuộc bài nói dễ dàng, nhưng đó mới chỉ là ngôn ngữ, chưa thấy được tính nhiệm mầu của Phật pháp đâu. Phải dùng trí tuệ quán chiếu sâu sắc, thật sự giác ngộ và sống với nền tảng giác ngộ ấy mới thấy được tính nhiệm mầu của Phật pháp. Người có trí tuệ không hẳn là người lịch lãm, nhưng bên trong rất sáng suốt, tỉnh táo, luôn kiểm soát được ba nghiệp
nhớ Like và đăng ký kênh để lời phật dạy đi đến khắp nơi mọi công đức có được xin hồi hướng khắp pháp giới chúng sanh tình giữ vô tình đồng thành Phật Đạo
https://danhnhan.vn/meo-vat
Các Câu Danh Ngôn Đặc Sắc Về Ăn Chay
Công nghiệp thịt bò đã giết chết công dân Mỹ còn nhiều hơn cả chiến tranh bao gồm tất cả các thiên tai và tai nạn giao thông hợp lại. Nếu quan niệm của quý vị thịt bò là “thức ăn thực cho con người thực” thì tốt nhất quý vị nên sống gần một bệnh viện. – Bác sĩ Neal D. Barnard
Những chất dinh dưỡng đến trực tiếp từ cây cỏ không chứa đựng những độc tố như thịt cá là nguồn gốc của nhiều bệnh tật. Hầu hết những người đổi sang ăn chay đều thể nghiệm được sự cải tiến đáng kể về sức khỏe, thể chất tốt, và sống lâu. – Sant Thakar Singh
Khi ăn chay, chúng ta không phải lo nghĩ đến thịt súc vật chúng ta ăn bị giết vì bệnh gì, điều này làm một bữa ăn chay của chúng ta nhiều thú vị hơn. – J.H. Kellog
Không gì ích lợi cho sức khỏe của con người để có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn chay. – Nhà bác học Albert Einstein
Con người khôn lớn nhờ vào trái cây, rau cải và đậu hạt; những thứ này cung cấp năng lượng chống lại bệnh tật; điều này có thể giải thích tại sao không ăn nhiều rau cải giàu chất vitamin thì con người dễ mắc bệnh nhiều hơn. – Liz Szabo
Thực phẩm có chất mỡ và đường cao như những sản phẩm từ động vật với chất muối mà lại ít chất sợi, ít khoáng chất và sinh tố sẽ dẫn đến bệnh ung thư, bệnh đường ruột và bệnh tim mạch. – McLibel
Khi quý vị theo cách ăn chay vì lý do sức khỏe thì tâm tính của quý vị sẽ thay đổi từ việc sợ chết chuyển sang vui hưởng đời sống. – Bác sĩ Dean Ornish
Càng ngày mọi người sẽ càng thấu hiểu rằng thực phẩm chay là một khái niệm hay. – Bác sĩ Edward Martin
Thực phẩm quý vị lựa chọn có thể ảnh hưởng đến triển vọng lâu dài về sức khỏe hơn bất cứ hành động nào khác. – C. Everett Koop
Hãy tự bỏ hẳn sự ăn uống từ thịt động vật hay dùng những sản phẩm có sữa bò; đó mới là một đường lối dinh dưỡng sức khỏe lạc quan. – Bác sĩ Klaper
Lớn lên trên nông trại gia súc đó là nguyên nhân tôi trở thành một người ăn chay, bởi vì thịt hôi tanh… cho môi trường và sức khỏe của quý vị. – Ca nhạc sĩ K. D. Lang
Chúng ta đã có ngũ cốc, rau quả, phó mát, dưa và dầu thực vật. Đó là những thức ăn cung cấp cho chúng ta những chất dinh dưỡng dồi dào. Thịt đối với chúng ta sẽ không nghĩa lý gì nếu chúng ta ăn chay đầy đủ và đúng cách. – Kinh tế gia Adam Smith
Một khi bạn đã chọn con đường trường chay để tránh sát sinh thì sự ích lợi thiết thực đầu tiên là có sức khỏe và trở thành một con người có đạo đức. – Nữ diễn viên Alicia Silverstone
Từ thời thơ ấu tôi đã nguyện bỏ dùng thịt, và thời gian tới khi loài người cũng như tôi sẽ đứng nhìn sự sát hại loài vật như họ bây giờ đứng nhìn sự chém giết của con người. Nhà danh họa, điêu khắc, khoa học gia đại tài Leonardo Da Vinci
Chúng ta tiêu thụ xác của những thú vật ăn cho ngon miệng, say mê hưởng thụ… để những lò sát sinh mỗi ngày đều tràn đầy tiếng la thét của sự sợ hãi và đau đớn. Nhà văn – thi sĩ Robert Louis Stevenson
“Hành động giết chết một con bò chẳng khác gì hành động vặn cổ một con người vậy”. Isaiah 66:3, Old Testament Prophet
Không bạo lực sẽ dẫn đến những đạo lý cao thượng, đó là mục đích của mọi sự tiến hóa. Chúng ta vẫn là người man rợ cho đến khi nào chúng ta ngừng sát hại tất cả những chúng sinh khác. Thomas Edison, inventor
Bao lâu mà con người còn giết hại động vật thì họ sẽ còn tàn sát lẫn nhau. Thực vậy, ai mà trồng hạt giống giết chóc và đau đớn thì không thể nào gặt hái được hạnh phúc và tình thương. Nhà toán học Pythagoras
Con người có thể sống khỏe mạnh mà không cần phải giết động vật để ăn; cho nên, nếu ăn thịt thì chúng ta đã góp phần trong việc giết hại động vật vô tội chỉ để thỏa mãn sự ăn uống của mình mà thôi. Đó là hành động trái đạo đức. Văn hào Leo Tolstoy
Sự sát sanh trên bàn ăn còn nhiều hơn ngoài chiến trận. Chân ngôn Catalan
Chúng ta đều là con cái của Thượng Đế. Trong khi chúng ta cầu xin Thượng Đế tha tội cho chúng ta, ngược lại chúng ta cứ tiếp tục phạm tội sát hại sinh mạng của các chúng sinh khác. Văn hào Isaac Bashevis Singer
Giết một thể xác và ăn thịt của nó, trên đời này không có cái gì tàn ác, đau khổ, và tim sắc đá hơn nữa; cho nên nếu thí chủ ăn thịt, thì lòng nhân từ và giàu tình cảm của thí chủ để ở đâu? Đại Sư Liên Chi
Sự sát sinh đã làm cho những người vốn có một tâm hồn cao thượng, có lòng vị tha đối với mọi người như đối với chính bản thân mình, trở thành những kẻ hung bạo. Văn hào Léon Tolstoi
Nếu lò sát sinh có tường kiếng thì mọi người sẽ ăn chay. Ca sĩ và nhạc sĩ Paul and Linda McCartney
…Để có một miếng thịt trên bàn một sinh vật sống phải bị cắt cổ và lột da. Ca nhạc sĩ Paul McCartney
Ồ, những người bạn của tôi ơi, xin đừng làm nhơ nhớp thân thể của mình với những thức ăn tội lỗi. Chúng ta có bắp đầy đồng, có táo thơm trên cành nặng trĩu, có nho chín căng phồng trên cây, có thảo mộc hương vị ngọt ngào, có rau xanh luột mềm trên bếp lửa… Trái đất đủ sức cung cấp quá nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng và vô hại, nó khoản đãi quý vị bữa tiệc không dính líu đến sự chém giết và đổ máu… Nhà toán học Pythagoras
Nhà nhà chúng sanh vô sát nghiệp. Lo gì thế giới động đao binh! Bắt đầu cho một bữa ăn an lành là nhận thức được rằng ăn thịt không phải vấn đề của người ăn mặn mà là vấn đề của động vật bị dày vò và giết chết. Lời Phật Norm Phelps
Tôi mới khám phá được rằng một người uống nước và ăn chay nghiêm ngặt thì người đó có thể được một số tính chất vĩ đại của sự thông suốt siêu phàm, biện tài vô ngại và nhạy cảm. Nhà văn và tu sĩ Charles Kingley (1819-1875)
Hãy nghĩ thật sâu và chú tâm vào một hạt sồi. Quý vị đem chôn nó dưới lòng đất thì nó sẽ mọc lên cây sồi, còn nếu đem chôn một con cừu thì chẳng mọc lên được gì mà lại bị thúi rữa nữa. Kịch Tác Gia George Bernard Shaw
Một người có cảm xúc tâm linh mãnh liệt không ăn xác chết. Kịch Tác Gia George Bernard Shaw
Tôi nghĩ rằng sự tiến bộ tâm linh đòi hỏi – ở một giai đoạn nào đó – chúng ta phải ngưng tàn sát những bạn bè của chúng ta để thỏa mãn cho thể xác. Ghandhi
Hãy cố gắng sống một đời sống trong sạch, lễ độ và đạo đức vì thân thể chúng ta là ngôi đền của Thượng Đế. Hãy gắng dùng những thực phẩm tinh khiết, những thức ăn bổ dưỡng và tránh xa những độc dược. Tóm lại một người ăn chay sẽ mau tiến bộ về tâm linh. Shri Anandi Ma
Thiền định ăn chay rất quan trọng nếu chúng ta muốn nâng ý thức của chúng ta lên tới một bình diện cao hơn. Chúng ta dùng tình thương và từ bi đối với muôn loài, đừng để trái tim chúng ta thành sắt đá, hãy chuyển mục đích này cao xa hơn tầm tay với. Wai Lana
Thức ăn là chất hóa học, và chất hóa học này sẽ ảnh hưởng đến ý thức của chúng ta; nếu chúng ta muốn đạt đến những tầng giới ý thức cao hơn thì chúng ta phải tiêu thụ chất hóa học nào giúp ích cho cơ thể và cho sự tiến hóa tâm linh của chúng ta. Daya-Arjava-Mitahara
Các hàng thiện nam thiện nữ tu hành khổ nhọc chốn a lan nhã, hoặc trụ nơi từ tâm, hoặc trì chú thuật, hoặc cầu giải thoát, hoặc hướng về đại thừa, nhưng bởi vì còn ăn thịt nên bị nhiều sự chướng ngại, công hạnh không được thành tựu. Cho nên Bồ Tát nếu muốn được lợi ích cho mình và chúng sanh, quyết không nên ăn thịt. Lời Phật
Khi ăn thịt cầm thú chẳng những khiến chúng ta lún sâu vào ác nghiệp mà còn làm cho tâm trí thô trược, không nhạy cảm đối với tâm linh. Nó kéo con người xuống bình diện cầm thú. Ăn thứ gì giống thứ ấy. Đó là điều không tránh khỏi. Đạo sư Hazur Maharaj Sawan Sing
Sát sanh và ăn thịt động vật là hành vi sinh ra nghiệp chướng nặng nề làm cản trở sự giải thoát của linh hồn – và những nghiệp quả này phải trả bằng bệnh tật và đau khổ. Sant Thakar Singh
Loại thiền định nào cho phép ăn thịt là không có mục đích tu hành cao thượng… Một bữa ăn chay cung cấp những điều kiện cần thiết cho sức khỏe, và thăng bằng thể xác vật chất để ý thức có thể thăng hoa lên trình độ cao hơn ở bên trong. Sant Thakar Singh
Nếu muốn được sống một cuộc sống thánh thiện thì việc đầu tiên chúng ta phải làm là tránh gây tổn thương đến loài vật. Văn hào Leo Tolstoy
Làm thế nào quý vị có thể ăn được bất cứ những gì có hai mắt? Will Kellogg
Bất cứ lúc nào cũng nên kiêng cữ những thức ăn đem lại bạo lực và áp bức. Thomas Tryon
Tình thương dành cho tất cả chúng sinh là tính cao thượng nhất của con người. Charles Darwin
Ngươi sẽ không tìm được bình an cho chính mình đến khi nào con người nới rộng lòng từ bi đối với mọi loài sinh linh. Bác sĩ Albert Schweizer
Làm con người phải đồng cảm với muôn loài điều này sẽ làm chúng ta trở thành một con người chân chính. Bác sĩ Albert Schweizer
Trở thành một người ăn chay sẽ dễ dàng cho chúng ta tăng trưởng tình thương, lòng tốt và từ bi bác ái. Hòa thượng Thích Thanh Từ
Kiến kỳ sinh, bất nhẫn kiến kỳ tử, văn kỳ thanh, bất nhẫn thực kỳ nhục, dĩ quân tử viễn trù giả. Giải nghĩa: Khi chúng ta thấy động vật lúc còn sống thì chúng ta không thể nào nhẫn tâm mà giết chúng, khi nghe tiếng kêu thảm thiết của chúng thì chúng ta không nhẫn tâm ăn thịt chúng, nếu là quân tử hãy tránh xa nhà bếp. Mạnh Tử
Đừng bao giờ tin rằng loài vật ít đau đớn hơn loài người. Đối với chúng ta hay đối với chúng sự đau đớn đều giống nhau… Chúng còn đau khổ hơn nữa vì không thể tự cứu chính mình. Y sĩ thú y Louis J. Camuti
Nếu thấy hoặc cảm giác được sự đau khổ thì quý vị đừng suy nghĩ nhiều. Hãy trả lại sự sống, đừng ăn thịt nữa. Diễn viên điện ảnh Kim Basinger
Tôi không phải là loại người yếu đuối. Nhưng trước cảnh tượng mà tôi đã chứng kiến tại lò sát sanh, tôi thấy mình kinh khiếp và lòng mình mềm yếu vì thương hại. Nhà vô địch quần vợt Peter Burwash
Cầu mong tất cả những gì có sự sống đều được thoát khỏi mọi khổ đau. Lời Phật
Ăn thịt sinh ra nhiều tội ác, làm hư các công đức, bị chư Tiên Thánh rời bỏ… Lời Phật
Trở thành một người ăn chay là bước vào suối nguồn dẫn đến Niết Bàn. Lời Phật
Vì tất cả các loài chúng sinh đều bình đẳng như chính con trai của Ta, làm sao mà Ta có thể để những môn đồ của Ta ăn thịt con của Ta? Ăn thịt đối với Ta không bàn cãi nữa. Ta không chấp nhận và sẽ không bao giờ chấp nhận thực hành này – Ta nghiêm khắc cấm đoán ăn thịt trong bất cứ trường hợp nào. Buddha Shakyamuni
Người nào tìm kiếm hạnh phúc của bản thân mình mà lại hành hạ hoặc chém giết những chúng sinh cũng khao khát được hạnh phúc thì sẽ không bao giờ tìm được hạnh phúc sau khi chết. Buddhist Dhammapada
Chúa phán rằng: Ta đã ban cho các con đầy đủ các loại rau quả và ngũ cốc khắp nơi trên thế giới này. Đó là thức ăn của các con vậy. Thánh kinh (Genesis 1:29)
Thịt có máu là sự sống, các con không được ăn. Thánh kinh (Genesis 9:4)
Chúa phán rằng: Ta ghét các ngươi cúng dường ta nào là thịt trừu nướng, thịt của những loài thú béo bổ khác. Ta không có thích máu của những con bò mộng, của những con cừu hoặc các con dê đực. Vì thế khi các ngươi ngữa tay xin tội, ta đã ngoảnh mặt đi. Khi các ngươi cầu nguyện ta sẽ không nghe, tại vì bàn tay của các ngươi đã vấy đầy máu tanh. Thánh kinh Isaiah (1:15)
Làm sao chúng ta có thể thương yêu Thượng Đế mà không thương yêu con cái của Ngài? Những chúng sinh nào thở hơi thở của sự sống là con cái của Thượng Đế. Dada J.P.Vaswani
Lòng từ bi của con người chỉ dành cho người hàng xóm, nhưng lòng từ bi của Thượng Đế thì dành cho tất cả các chúng sanh. 18: 13. ZECHARIAH
Ăn thịt sẽ đoạt mất hạt giống từ bi. Mahaparinirvana (Phật Giáo)
Tất cả chúng sinh đều tìm kiếm hạnh phúc, vậy quý vị hãy trải rộng lòng từ bi đến muôn loài. Mahavamsa (Phật Giáo)
Nếu muốn được sống một cuộc sống thánh thiện thì việc đầu tiên chúng ta phải làm là tránh gây tổn thương đến loài vật. Văn hào Leo Tolstoy
Làm thế nào quý vị có thể ăn được bất cứ những gì có hai mắt? Will Kellogg
Bất cứ lúc nào cũng nên kiêng cữ những thức ăn đem lại bạo lực và áp bức. Thomas Tryon
Tình thương dành cho tất cả chúng sinh là tính cao thượng nhất của con người. Charles Darwin
Ngươi sẽ không tìm được bình an cho chính mình đến khi nào con người nới rộng lòng từ bi đối với mọi loài sinh linh. Bác sĩ Albert Schweizer
Làm con người phải đồng cảm với muôn loài điều này sẽ làm chúng ta trở thành một con người chân chính. Bác sĩ Albert Schweizer
Trở thành một người ăn chay sẽ dễ dàng cho chúng ta tăng trưởng tình thương, lòng tốt và từ bi bác ái. Hòa thượng Thích Thanh Từ
Kiến kỳ sinh, bất nhẫn kiến kỳ tử, văn kỳ thanh, bất nhẫn thực kỳ nhục, dĩ quân tử viễn trù giả.
Giải nghĩa: Khi chúng ta thấy động vật lúc còn sống thì chúng ta không thể nào nhẫn tâm mà giết chúng, khi nghe tiếng kêu thảm thiết của chúng thì chúng ta không nhẫn tâm ăn thịt chúng, nếu là quân tử hãy tránh xa nhà bếp. Mạnh Tử
Đừng bao giờ tin rằng loài vật ít đau đớn hơn loài người. Đối với chúng ta hay đối với chúng sự đau đớn đều giống nhau… Chúng còn đau khổ hơn nữa vì không thể tự cứu chính mình. Y sĩ thú y Louis J. Camuti
Nhìn chúng sống tôi không thể chịu được khi nhìn chúng chết. Nghe tiếng khóc than của chúng thì tôi không thể nào ăn thịt chúng. Confucius
Nếu thấy hoặc cảm giác được sự đau khổ thì quý vị đừng suy nghĩ nhiều. Hãy trả lại sự sống, đừng ăn thịt nữa. Diễn viên điện ảnh Kim Basinger
Tôi tin rằng những súc vật cũng cảm giác được sự đau đớn trên thân thể chúng cũng như chúng ta ý thức được sự đau đớn trên thể xác của chúng ta. Tôi tin rằng con dao cũng rất bén đối với chúng cũng như đối với chúng ta. Erik Marcus
Lòng nhân từ đối với loài vật liên hệ mật thiết với đức tính lương thiện, và có thể khẳng định rằng người nào tàn nhẫn với loài vật không thể là một con người tốt được. Triết học gia Arthur Schopenhauer
Bất cứ tôn giáo hoặc triết lý nào không dựa trên sự quý trọng sự sống – đó không phải là một triết lý hay hoặc tôn giáo chân chính. Bác sĩ Albert Schweitzer
Tôi không phải là loại người yếu đuối. Nhưng trước cảnh tượng mà tôi đã chứng kiến tại lò sát sanh, tôi thấy mình kinh khiếp và lòng mình mềm yếu vì thương hại. Nhà vô địch quần vợt Peter Burwash
Người ăn chay đang rời đường mê chuyển sang nẻo giác, bình an – TS triết học Trần Văn Thành
Cầu mong tất cả những gì có sự sống đều được thoát khỏi mọi khổ đau.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chuyện Ăn Chay, Mặn Trong Phật Giáo trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!