Cập nhật nội dung chi tiết về Câu Đối Tết Của Cao Bá Quát – Tống Phước Hiệp Vĩnh Long mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cao Bá Quát giỏi văn tài, thao lược, có chí lớn, nhưng phải cái tội nghèo, ông rất xót xa đau khổ vì cái nghèo của mình . Xem Tài Tử Đa Cùng phú của ông sẽ rõ ! …. Các câu như….
Lều nho nhỏ kéo tấm tranh lướt thướt, ngày thê lương hạt nặng giọt mưa sa; Đèn cỏn con ron chiếc chiếu lôi thôi, đêm tịch mịch soi chung vầng trăng tỏ.
Áo Trọng Do bạc phếch, giãi xuân thu cho đượm sắc cần lao; Cơm Phiếu Mẫu hẩm sì, đòi tuế nguyệt phải ngậm mùi tân khổ.
Gió trăng rơi rụng, để cái quyên gầy; Sương tuyết hắt hiu, làm con nhạn võ. …
Vì tài giỏi, nên rất cao ngạo, ông từng nói : Trong thiên hạ có 4 bồ chữ. Một mình tôi giữ hết 2 bồ. Anh tôi Bá Đạt và bạn tôi Nguyễn văn Siêu giữ một bồ. Còn một bồ phân phát cho thiên hạ !
Tương truyền, vì tánh khí cao ngạo nên mọi người đều xa lánh. Một hôm Vua Tự Đức- Ông vua rất giỏi về văn chương – làm được môt đôi câu đối hay, tình cờ Cao Bá Quát lại vào chầu, Vua muốn khoe đôi câu đối mới của mình, nên mời Quát xem câu đối hay, mà không có nói là của mình làm, để thử xem Quát bình phẩm như thế nào ?. Câu đối như thế nầy :
THẦN KHẢ BÁO QUÂN ÂN 臣可报君恩 TỬ NĂNG THỪA PHỤ NGHIỆP 子能承父業
Có nghĩa : Bề tôi, có thể báo đáp được ơn của Vua ban Làm con, có thể kế thừa được sự nghiệp của Cha.
Ý của Vua Tự Đức là muốn tự hào về mình có thể nối được cơ nghiệp của cha mình mà làm vua một cách thật tốt, và các bề tôi của mình cũng rất trung thành mà báo đáp ơn của mình. Rất tự hào và hay quá ! Định khoe tài với Cao Bá Quát, biết là của Vua làm nhưng cũng giả nai, và không ngờ khi xem xong, Cao Ba Quát lại tâu rằng : ” Xin Bệ hạ hãy cho chém đầu ngay kẻ nào đã làm ra 2 câu đối nầy ! ” Nhà Vua ngạc nhiên hỏi : Tại sao ? , thì đáp là : ” Đại nghịch bất đạo “, Hỏi : ” Như thế nào ? ” , thì Quát đáp rằng : ” Chữ THẦN 臣 là bề tôi mà lại để trên chữ QUÂN 君 là Vua ( vì liễn viét đứng ). Chữ TỬ 子 là con mà lại để nằm trên chữ PHỤ 父 là cha, không phải ” Đại nghịch bất đạo ” là gì ?. Hỏi : ” Phải làm sao ? “, thì Quát sửa lại là :
Quân ân, thần khả báo 君恩臣可報 Phụ nghiệp, tử năng thừa 父業子能承
Có nghĩa : Ơn Vua, bề tôi có thể báo đáp. Cơ nghiệp của Cha, con có thể thừa kế.
Vua Tự Đức nghe xong, phải cho là giỏi, định khoe tài, không ngờ bị bẻ mặt. Rất phục tài Cao Bá Quát, nhưng với cái lối phê bình hỗn xược đó, nhà vua cũng không ưa…..
Khi theo giặc Châu Chấu Lê Duy Cự làm phản, bị bắt rồi bị tru di tam tộc, tan tành mộng làm đế vương, trong gông cùm nhưng vẫn luyến tiếc mộng ĐẾ VƯƠNG của mình, ta nghe ông làm đôi câu đối sau :
Mấy bước cùm gông chân có Đế, Ba vòng xích sắt bước còn Vương.
Quả là đau khổ và cao ngạo tột cùng !. Ông lại đưa cả những lời văng tục ( chưởi thề ) vào trong câu đối nữa mới là độc đáo chứ !. Các bạn hãy đọc đôi câu đối sau đây , ông làm trước khi bước lên đoạn đầu đài :
Ba hồi trống giục…đù cha kiếp, Một nhát gươm đưa…bỏ mẹ đời !
Không nói chuyện buồn nữa, ta nói chuyện vui hơn… Lúc đương thời Cao Bá Quát đang nghỉ ở nhà. Vì nổi tiếng về văn tài, nên nhân dân quanh vùng thường rủ nhau đến xin câu đối về nhà dán, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán .
Một hôm có hai người láng giềng cùng đến một lúc, chỉ trước sau mấy bước. Người đến trước là một anh làm nghề đóng hòm . Người đến sau là một chị đang có chửa gần ngày sinh. Cao Bá Quát không cần phải nghĩ ngợi lâu, cầm bút viết vào tờ giấy đã được rọc sẵn cho anh thợ đóng hòm như sau :
Thiên thiêm tuế nguyệt nhân thiêm Thọ,
天 添 歲 月 人 添 壽, Xuân mãn càn khôn, phúc mãn Ðường.
春 滿 乾 坤 福 滿 堂。
Nghĩa là:
Trời thêm năm tháng, người thêm thọ, Xuân khắp càn khôn, phúc khắp nhà.
Ông đã khéo dùng hai chữ “Thọ” và “Ðường” để nói đến cái quan tài ( cái hòm ), vì ngày xưa dân chúng Miền Bắc quen gọi cái quan tài là Cỗ THỌ ĐƯỜNG . ( Dân Miền Nam cũng gọi cái Hòm là Cái Hàng, Cái THỌ. Đi mua Hòm gọi là đi Nhắc Cái Hàng )
Anh thợ nghe giảng rõ, vui mừng vái chào đi ra. Ðến chị bụng chửa. Cao nhìn chị hóm hỉnh cười, rồi lấy mảnh giấy khác, viết ngay:
Thiên thiêm tuế nguyệt, nhân thiêm,
天 添 歲 月 人 添 Xuân mãn càn khôn, phúc mãn.
春 滿 乾 坤 福 滿。
Nghĩa là:
Trời thêm năm tháng, người thêm, Xuân đầy vũ trụ, phúc đầy.
Như vậy là Cao Bá Quát đã dùng lại câu đối cho anh thợ đóng hòm hồi nãy, chỉ có bớt ở mỗi vế một chữ cuối. Nhưng như thế vẫn nói lên được rất rõ việc chị phụ nữ sắp đẻ ( thêm người ) và việc hiện tại trước mắt là chị đang có mang vì chữ “phúc” 福 là ” phúc lộc ” trùng âm với chữ “phúc” 腹 là cái “bụng” ( “phúc mãn” là ” bụng đầy” tức là bụng đang có chửa).
Đỗ Chiêu Đức kể.
Cao Bá Quát: Văn Hay Chữ Đẹp Tót Vời, Bởi Chưng Tài Chẳng Gặp Thời Tiếc Thay…
Cao Bá Quát nhân tài kiệt xuất trời Nam, một con người nổi tiếng văn hay chữ tốt được dân gian tôn xưng là “Thánh Quát”. Quá tài giỏi nhưng vì khí khái kiêu căng, ngạo nghễ nên cuộc đời ông gặp đầy gian truân…
Cao Bá Quát (1809 – 1854) tự là Chu Thần, hiệu Cúc Đường, biệt hiệu Mẫn Thiên, là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ông là văn tài xuất chúng của nước ta vào thế kỷ XIX. Ngay từ thuở nhỏ, Bá Quát đã nổi tiếng học giỏi nên được mọi người coi như thần đồng.
Tự buộc tóc lên trần nhà, cùm chân vào án thư để luyện chữ
Là người thông minh từ nhỏ, năm 12 tuổi, Cao Bá Quát đã theo các bậc đàn anh lều chõng đi thi. Khi còn đi học ở Bắc Ninh, Cao Bá Quát nổi tiếng về tài văn thơ đối đáp thông minh và tài họa, nhưng lại viết chữ rất xấu. Xấu hổ với chữ viết như gà bới, đêm đến, ông thường thức khuya miệt mài tập viết chữ. Buồn ngủ quá, ông tự buộc tóc mình lên mái nhà để mỗi lần ngủ gật bị giật tóc đau, phải tỉnh lại.
Ông còn buộc chân vào án thư để không thể “chạy đi chơi” được. Nhờ sự quyết tâm, kiên nhẫn, một thời gian sau, từ viết chữ xấu, Cao Bá Quát nổi tiếng khắp vùng về biệt tài viết chữ đẹp.
Tương truyền, chữ viết của ông như “rồng bay phượng múa”, bút tích còn lại hiện nay được lưu lại trong bài đề tựa cuối cùng của “Mai Am thi tập” của công chúa Lại Đức, con gái vua Minh Mạng.
Không những viết chữ đẹp, Cao Bá Quát còn nổi tiếng về tài văn thơ. Ông có thể “xuất khẩu thành thơ”, làm vế đối mọi lúc mọi nơi, ý tứ rất chuẩn mực, sắc sảo. Tài năng văn chương của ông khiến ngay cả ông vua hay chữ Tự Đức cũng phải thán phục. Vua trực tiếp ca ngợi ông và người bạn vong niên của ông là Nguyễn Văn Siêu rằng: “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán”, nghĩa là: Văn như Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát, đời tiền Hán không có ai bằng.
Tuy vậy, Cao Bá Quát là người không mấy may mắn trên con đường công danh khoa cử. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), ông thi Hương ở trường Hà Nội, đậu Á nguyên Cử nhân, tức là đỗ thứ nhì trong kỳ thi đó. Nhưng khi bài thi bị duyệt lại vì có lỗi, ông bị đánh tụt xuống cuối bảng. Vào kinh để thi Hội nhiều lần, ông đều bị đánh trượt.
Chuyện cá nuốt cá, người trói người
Chuyện kể rằng khi còn bé, Cao Bá Quát ra tắm ở Hồ Tây. Đúng vào lúc vua Minh Mệnh tuần du ở ngoài bắc, nhà vua cũng đến Hồ Tây xem phong cảnh. Đạo ngự đi qua, tàn lọng rợp trời, gươm đao sáng quắc, ai cũng phải tránh xa, riêng cậu Quát cứ tự do vùng vẫy. Lính đến bắt lôi lên bờ, cậu cứ trần truồng đến trước mặt vua, tự khai là học trò, vì trời nực ra hồ tắm mát. Vua nhìn xuống hồ thấy có con cá lớn đang đuổi đàn cá con, liền đọc một câu đối, bảo nếu đúng Quát là học trò thì phải đối được, sẽ tha không đánh đòn; vua đọc:
“Nước trong leo lẻo, cá đớp cá”.
Bá Quát bèn ứng khẩu đối ngay:
“Trời nắng chang chang, người trói người”
Vua và đoàn tùy tùng nghe xong đều khen hay và tha cho Bá Quát.
Chơi khăm “ngài” lý trưởng
Ở làng Cao Bá Quát có viên lý trưởng có tiếng là hay nhũng lạm. Dân làng chê trách nhưng không ai dám chỉ trích công khai. Cao Bá Quát tuy còn nhỏ tuổi, nhưng cũng biết chung mối bất bình với dân chúng. Nhân có hội làng, dân làng cho đắp đôi con voi thờ dựng trước cửa đình, mà tiền đắp voi chủ yếu là do vị lý trưởng kia bỏ ra lấy tiếng là làm công đức nhưng thực chất là mua danh. Bá Quát liền rủ chúng bạn ra xem rồi lựa lúc vắng vẻ lấy bút viết luôn vào lưng voi bài thơ như sau:
Ước đời như Nghiêu, Thuấn
Một lần Cao Bá Quát đến nghe bình văn ở một trường Đốc. Nghe đọc những câu văn tầm thường, ông cứ lắc đầu và còn bịt mũi tỏ ra khó chịu. Lính bắt vào nộp quan đốc học. Quát xưng là học trò, hỏi học với ai, ông trả lời:
– Tôi học với ông Trình ông Chu.
Trình, Chu là hai vị học giả vào hàng tôn sư trong đạo Nho. Trả lời như vậy là tỏ ra mình học với các bậc thánh hiền, học từ gốc chứ không thèm học ngọn! Quan đốc giận lắm, ra câu đối bắt Quát phải đối ngay:
– “Nhĩ tiểu sinh hà xứ đáo lai, cảm thuyết Trình Chu sự nghiệp”?
(Tạm dịch là: Chú bé này ở đâu đến đây, dám nói đến sự nghiệp ông Trình, ông Chu to lớn?)
Cậu Quát bèn lập tức đối lại:
– “Ngã quân tử kiến cơ nhi tác, dục vi Nghiêu Thuấn quân dân”.
(Tạm dịch: Người quân tử gặp thời làm việc, muốn quân dân đều được như đời Thuấn, đời Nghiêu).
Quan đốc phục tài, nhất là cảm cái chí hướng lớn lao của người trẻ tuổi này. Ông đã không giận mà còn thưởng cho Cao Bá Quát.
Kết bạn vong niên với Nguyễn Siêu
Thời bấy giờ có ông Nguyễn Văn Siêu nổi tiếng là hay chữ. Được biết ông Siêu dạy học ở Hà Nội, Cao Bá Quát liền từ Bắc Ninh sang Hà Nội, tìm đến trường của ông Siêu dạy để nghe giảng bài. Bá Quát tới nơi, đứng cửa sổ dòm vào, thấy một ông đồ khoảng 25, 26 tuổi, ngồi trên một cái chõng cũ siêu vẹo, học trò thì ngồi lê la dưới đất, chứng tỏ là một lớp học nghèo. Thầy đồ Siêu nhìn thấy một anh chàng trẻ tuổi chừng mười lăm, mười sáu, thơ thẩn đứng ngoài cửa sổ nhìn vào, thầy đồ hỏi:
– Anh đi đâu mà đứng ở đây?
Bá Quát trả lời:
– Tôi là học trò đi qua trường, thấy thầy giảng văn muốn xin thầy cho vào nhập học.
Ông Siêu muốn thử tài học của Bá Quát, bèn nói:
– Nếu thật anh là học trò, thì anh đối thử vế đối này:
“Tiên sinh tọa tịch thượng, cót chi két, két chi cót, cót cót két két”.
(Tạm dịch là: Ông thầy ngồi trên chõng, kêu cót két, két cót, cót cót két két).
Bá Quát liền đối lại:
“Tiểu tử nhập đình trung, thẩn chi thơ, thơ chi thẩn, thẩn thẩn thơ thơ”
(Tạm dịch: trò nhỏ vào sân trường, đi thẩn thơ, thơ thẩn, thẩn thẩn thơ thơ).
Nguyễn Văn Siêu nghe thấy vế đối tài tình rất phục, mời vào trong ngồi, hỏi tên tuổi và lai lịch mới biết là Cao Bá Quát ở Bắc Ninh, là người mà ông đã nghe tiếng đồn là thần đồng. Về sau hai người đi lại thăm nhau luôn và trở thành đôi bạn vong niên thân thiết.
Đèn nhà ai nhà nấy rạng
Chuyện kể rằng Cao Bá Quát có dịp vào Quảng Nam, đến thăm nhà một cụ đồ (sau này là thân sinh ông Nguyễn Hiển Dĩnh). Nhiều người nghe tiếng ông giỏi thơ văn đã đến xin chữ. Một người làm đôi đèn lồng để thờ mẹ, xin ông cho một đôi câu đối chữ Nôm. Ông Quát viết luôn vào đôi đèn lồng hai câu rất tài tình như sau:
“Trước mẹ dạy con: gió chiều nào che chiều ấy, con dạ. Giờ con thờ mẹ: đèn nhà ai rạng nhà nấy, mẹ ơi!”
Người đời đều khen tụng là cặp câu đối rất hay, dùng toàn thành ngữ dân gian mà lại rất tương hợp với hoàn cảnh của chủ nhân cũng như ý nghĩa và công dụng của cái đôi đèn thờ.
Bản tấu trình hiểm hóc
Nhờ có tài văn chương, tuy chức phận thấp, Cao Bá Quát vẫn thường được nhiều người coi trọng, kể cả nhà vua. Chuyện kể rằng một hôm có hai vị quan trong triều là Phan Văn Nhã và Võ Văn Khải đánh nhau vì chuyện văn chương. Ông Khải xem bài văn của ông Nhã, chê kém và nói: “Văn như thế chó nó cũng làm được”. Thế là hai bên sinh sự. Cao Bá Quát vì có chứng kiến việc này nên vua Tự Đức bắt viết tờ tấu trình cho vua rõ đầu đuôi. Quát cứ “sự thực tường khai” như sau:
Thử diệc viết: cẩu Thượng hạ giai cẩu Lưỡng tương đấu ẩu Thần kiến thế nguy Thần cụ thần tẩu”.
Mấy câu thơ trong bản tấu trình trên tạm dịch là:
Bên kia cũng: chó Trên dưới đều chó Hai bên đấu võ Thần thấy thế nguy Thần sợ thần chạy!”
Vua Tự Đức đọc tới câu “Thượng hạ giai cẩu”, biết là Cao Bá Quát lợi dụng lời khai để chơi khăm cả nhà vua, nhưng vì lời khai hay và đúng sự thực quá nên cũng đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Cả gan mà vuốt râu hùm
Thời Bá Quát còn làm quan đương triều, Vua Tự Đức thường cứ nghĩ ra những trò văn chương độc đáo để khoe tài với các quan. Một lần, ông nói với họ: – Đêm qua, trẫm nằm mơ thấy hai câu thơ thật đặc biệt:
“Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai”
(Ý tứ là: Trong vườn chim oanh hót giọng “khề khà”; Ngoài đồng hoa đào nở “lấm tấm”).
– Các khanh thấy thế nào?
Các quan đều nức nở khen thơ hay và lạ, có chữ Hán kèm tiếng Nôm, rõ nghĩa mà có hình ảnh tân kỳ, chắc là tiên thánh nào ban cho, hoặc nhà vua nghĩ được câu thần cú. Chỉ có Cao Bá Quát quỳ tâu:
– Tâu bệ hạ, câu thơ ấy là thơ cũ đấy ạ! Nguyên là hai câu 3, 4 ở một bài thơ thần đã được nghe.
– Nếu khanh đã nghe cả bài thì đọc thử xem:
Cao Bá Quát bèn đọc tức thì:
Tạm dịch là:
Đức vua bị một “đòn” đau quá. Ông biết rõ Cao Bá Quát bịa ra, mà lại ngang nhiên trêu chọc ông: “Khù khờ thơ đã cũ rồi, ông còn khệnh khạng hỏi người hay thơ”. Nhưng ngoài mặt nhà Vua vẫn phải khen hay – vì đúng là thơ của Bá Quát hay thật, và sai lính mang trà tặng thưởng Cao Bá Quát.
Tiếc cho một nhân tài
Cao Bá Quát là người rất bản lĩnh. Ông dù sống một đời thanh bần nhưng luôn coi thường những kẻ khom lưng, luồn cúi để được giàu sang, và là người thường tự tin rằng có thể thay đổi được vận mệnh của đời mình. Khi ra làm quan, ông muốn đem tài năng giúp đời, nhưng rồi sớm nhận ra có những vấn đề không thể thay đổi được.
Những lúc cảm thấy như bất lực trước thời cuộc ấy, ông muốn hưởng an nhàn. Nhưng khi chứng kiến nỗi thống khổ của nhân dân ông lại không thể. Cuối cùng, con đường ông lựa chọn là tham gia khởi nghĩa nông dân.
Triều Nguyễn càng về cuối càng suy tàn. Năm 1850, Cao Bá Quát được triều đình cử đi giữ chức Giáo Thụ ở Quốc Oai (Sơn Tây). Năm 1853 các tỉnh Sơn Tây, Kinh Bắc bị nạn châu chấu cắn lúa, dân đói khổ, nổi loạn. Ông từ chức, lấy cớ nuôi mẹ già rồi liên lạc với các nhóm nghĩa quân, lại bầu Lê Duy Cự (tức Duy Đồng, tự xưng là cháu bốn đời của Lê Hiển Tông) lên làm Minh chủ, còn mình thì làm Quốc sư. Nghĩa quân phát động khởi nghĩa ở Mỹ Lương, tức Chương Mỹ và Lương Sơn, Bắc Ninh, tiến đánh vùng Hà Nội, Sài Sơn (Sơn Tây) nhưng mấy tháng sau thua trận phải rút về Mỹ Lương. Tháng 11 năm 1854 ông mất.
Về cái chết của Cao Bá Quát có nhiều thuyết khác nhau. Một số người tin rằng ông bị bắt, giải về Hà Nội rồi đưa vào giam ở Huế trước khi đem ra chém đầu, Trong thời gian bị giam trong ngục ông có làm đôi câu đối nổi tiếng :
“Một chiếc cùm lim chân có đế, Ba vòng dây xích bước còn vương”.
Dựa vào văn phong, người ta có thể tin đôi câu đối trên là do ông sáng tác. Song theo cuốn chính sử của nhà Nguyễn – “Đại Nam Thực lục chính biên” thì cho hay: “Năm 1854 ông bị suất đội Đinh Thế Quang bắn chết tại trận. Vua Tự Đức hạ lệnh bêu đầu ông khắp các tỉnh miền Bắc rồi bổ ra ném xuống sông. Sau Quang được thăng lên Cai đội”.
Như vậy là ông chết trận chứ không hề bị giam cầm. Cũng có thuyết nói ông bị bắt và tự sát trên đường giải về Kinh. Có lẽ người ta đã nhầm ông với người anh song sinh của ông là Cao Bá Đạt khi ấy đang làm Tri huyện Nông Cống (Thanh Hóa), vì em làm phản mà bị vạ lây, bị bắt giải về kinh đô, giữa đường Bá Đạt cắn ngón tay viết bản trần tình rồi tự tử.
Sau khi Cao Bá Quát qua đời, các tác phẩm của ông bị triều đình tiêu hủy khá nhiều. Hiện nay còn giữ lại được khoảng 1.353 bài thơ và 21 bài văn xuôi.
Đường Phong
Tuyển Chọn 100 Câu Đối Tết, Câu Chúc Tết Thư Pháp 2022
2 . Mừng tết đến gia đình vui sum họp,đón xuân về con cháu sống bình an
3 . Chúc tết đến trăm điều như ý,mừng xuân sang vạn sự thành công
4 . Phúc như đông hải,Thọ tỷ nam sơn,Lộc tấn vinh hoa
6 . Xuân an khang đức tài như ý, niên thịnh vượng phúc thọ vô biên
7 . Phúc đầy nhà năm thêm giàu có,,đức ngập tràn ngày một vinh hoa
8 . Chúc tết đến trăm đều như ý
9 . Người trồng cây hạnh người chơi,ta trồng cây đức để đời về sau
10 . Tổ tiên nhân đức muôn đời thịnh,con cháu thảo hiền vạn kiếp xuân
11. Ngày tháng yên vui nhờ phúc ấm
Cần kiệm sớm hôm dựng cơ đồ
12. Nghiệp tổ vững bền nhân trí dũng
Gia phong muôn thở đức thảo hiền 13. Nhờ tiên tổ anh lịh phù hộ
Dìu con cháu tiến bộ trưởng thành
14 . Chúc mừng năm mới 15. Mã đáo thành công. 16. An khang thịnh vượng. 17 . Vạn sự như ý. 18. Đắc lộc toàn gia. 19 . Phúc lộc thọ toàn. 20 . Tân gia tấn phúc. 21 . Lộc tài vô tận. 22 . Tấn tài tấn lộc. 23 . Cát tường như ý. 24 . Ngũ phúc lâm môn 25 . Mai vàng tung cánh đón xuân sang 26 . Lan vờn cánh gió ngóng tình quân 27 . Cúc khẽ nghiêng mình đùa nắng sớm 28 . Trúc xinh vững chãi chốn hồng trần
29 . Phúc lai miên thế trạch Lộc mãn trấn gia thanh. (Phúc dâng tràn mọi nẻo Lộc thơm ngát cửa nhà).
30 . Phúc như Đông Hải Thọ tỷ Nam Sơn.
31 . Minh niên tăng vạn lộc Xuân nhật tập thiên tường. (Năm mới tăng vạn lộc Ngày Xuân góp nghìn may).
32 . Lộc không ngoài vòng nhân quả.
34 . Phúc như đông hải mãi trường lưu. Lộc tấn vinh hoa phú quý sinh. Thọ tỷ nam sơn tùng bách lão.
35 . Tài trí cát tường và đức hạnh Kinh doanh phát lộc phát tài nhanh.
36 . Đa lộc đa tài đa phú quý Đắc thời đắc lợi đắc nhân tâm.
37 . Phúc sinh phú quý gia đình thịnh Lộc tấn vinh hoa tử tôn hưng.
38 . Phúc mãn đường niên tăng phú quý Đức lưu quang nhật tiến vinh hoa.
39 . Phúc đầy nhà năm thêm giàu có Đức ngập tràn ngày một vinh hoa.
40 . Phúc do thiên địa nhân do tâm Đức tại tổ tiên tu tại ngã.
41 . Xuân an khang thịnh vượng Niên phúc thọ miên trường.
42 . Tết đến gia đình vui sum họp Xuân về con cháu hưởng bình an.
43 . Chúc tết đến trăm điều như ý Mừng xuân sang vạn sự thành công.
44 . Niên niên như ý xuân Tuế tuế bình an nhật.
45 . Mùa xuân hoa nở khắp quê hương Phúc đức an khang đến mọi nhà.
46 . Tân niên tên phúc tân phú quý Tấn tài tấn lộc tấn bình an.
47 . Lộc biếc mai vàng xuân hạnh phúc Đời vui sức khỏe tết an khang.
48 . Từ em xuân đã trong tôi bốn mùa.
49 . Tân niên như ý xuân Tuế tuế bình an nhật.
50 . Chúc têt đến trăm điều như ý Mừng xuân sang vạn sự thành công.
51 . Tết đến gia đình vui sum họp Xuân về con cháu sống bình an.
52 . Mùa xuân hoa nở khắp quê hương Phúc đức an khang đến mọi nhà.
53 . Ngày xuân hạnh phúc bình an đến Năm mới vinh hoa phú quý về.
54 . Xuân bao nhiêu tuổi xuân già Em bao nhiêu tuổi vẫn là của anh.
55 . Ô hay xuân đến bao giờ nhỉ Chợt thấy hoa mai mới biết là.
56 . Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. (Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một nhành mai
57 . Phúc Lộc Thọ tam tinh cùng chiếu Thiên Địa Nhân nhất thể đồng xuân.
58 . Người trồng cây kiểng người chơi Ta trồng cây đức để đời mai sau.
59 . Xuân đáo bình an tài lộc tiến Mai khai phú quý lộc quyền lai.
60 . Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường.
61 . Trời thêm năm tháng người thêm tuổi Xuân khắp đất trời phúc khắp nhà.
62 . Chở mai về phố mai hóa bướm Gánh chữ vào xuân xuân hóa mây.
63 . Môn đa khách đáo thiên tài đáo Gia hữu nhân lai vạn vật lai.
64 . Nghĩa tổ muôn xuân xanh biếc lộc Tình nhà vạn tết thắm tươi hoa.
65. Mai Đào nở khắp quê nhà An khang thịnh vượng món quà chúc xuân.
66 . Nhị vàng đua nở xum xuê Khách thiền đâu bận xuân về hay chưa.
67 . Xuân an khang đức tài như ý Niên thịnh vượng phúc thọ vô biên.
68 . Mã đáo Đào khai hương bất tận Ngọ lai Mai khởi sắc vô cùng.
69 . Nếu chẳng một phen sương thấm lạnh Hoa mai đâu dễ tỏa mùi hương.
70 . Sinh ý hưng long thông tứ hải Tài nguyên mậu thịnh đạt tam giang. (buôn bán hưng thịnh thông bốn biển Tài nguyên phồn thịnh nối ba sông).
71 . Trước thềm năm mới xuân lơ lửng Bát ngát tình xuân ý tuyệt vời.
72 . Tài như hiển nhật đằng vân khởi Lộc tựa xuân trào đái vũ lai.
73 . Cung chúc an khang toàn gia thịnh Vạn kỷ niên xuân ý cát tường
74 . Xuân qua lại ngỡ xuân tàn Hoa dù rụng nở vẫn hoàn tiết xuân.
75 . Vinh hoa phú quý niên trường thọ Tài lộc an khang tuế cát tường.
76 . Trúc báo bình an toàn gia thịnh Mai khai phú quý khắp nhà xuân.
77 . Bình an trúc lớn nghìn năm biếc Phú quý nở hoa một đoá hồng.
78 . Ngày xuân xanh khe khắc vô tình qua Nhưng lòng xuân muôn thuở vẫn không già.
79 . Xuân đa tiết khách Hạ bảo bình an Thu tấn vinh hoa Đông nghinh bá phúc.
80 . Mai gọi xuân về lan chịu hạ Cúc tin thu tới trúc nhờn đông.
81 . Sắc cầm hảo hiệp câu mai trúc Vĩnh kết đồng tâm chữ đá vàng.
82 . Bóng trúc qua song hương vào cửa sổ Anh xuân đưa mộng thu nguyệt ấm lòng.
83 . Sống ngày nay biết ngày nay Còn thu xuân trước ai hay làm gì?
84 . Chào xuân mới nơi nơi đầy bí ẩn Gặp thời hay chốn chốn rộ hoa thơm.
85 . Thu tới đầy non chen vẻ đẹp Xuân về khắp chốn ngát hoa thơm.
72 . Vi nhơn hoà khí sinh vô hạnh Xử sự công bình lộc tự nhiên.
73 . Gió trêu sột soạt tà áo biếc Trên giàn thiên lý bóng xuân sang.
74 . Tình xuân xưa vẫn chứa chan Mùa xuân nay vẫn ngập tràn niềm vui.
75 . Nở sắc hoàng mai chiều nguyệt tận Tươi màu thủy trúc sáng tân xuân.
76 . Chim hót chào xuân thơ khởi sắc Hoa cười đón tết bút giang hương.
77 . Nhất nhất thái hòa chân phú quý Mãn môn xuân sắc thị vinh huê. (Một nhà yên vui đích thực giàu sang Sắc Xuân đầy cửa chính thật vinh hoa) 78 . Nhất môn thiên tứ bình an phước Tứ hải nhân đồng phú quý Xuân. 79 . Môn đa khách đáo thiên tài đáo Gia hữu nhân lai vạn vật lai.
80 . Đi trong muôn sắc ngay xuân Đưa hoa lạc bước phố gần phố xa Ngẩn ngơ quên chẳng mua hoa Người đi ngắm cảnh cho ta ngắm người. 81 . Sớm nay chồi biếc vươn trời Múa xuân chim én gọi người cùng bay.
81 . Rẽ mây xuống chợ phiên này Gập ghềnh vó ngựa chở đầy mưa Xuân.
82 . Hoa thả hương vào thời gian Cho mùa Xuân thơm nức Hoa thả hương vào ký ức Để mùa Xuân bâng khuâng.
83 . Chợt nghe tiếng gió đêm trừ tịch Ta hỏi lòng Xuân nghĩ ngợi gì Xuân cười hữu hạn Xuân không tuổi Xuân đến rồi Xuân vội vã đi. Thời gian rũ áo không quay lại Bảng lảng nghìn năm sương khói ơi. 84 . Vẫn quên, vẫn nhớ, vẫn bâng khuâng Một chút tình xa, chút mộng gần Vẫn say men rượu chiều dang dở Ấy vẫn ta còn một chút xuân. 85 . Tương kiến thời nan biệt diệc nan Đông phong vô lực bách hoa tàn Xuân tàm đáo tử ti phương tận Lạp chúc thành hôi lệ thủy can.
86 . Khi em cuốc phố trồng hoa mới Thì mẹ nghiêng vai ghánh Tết về.
87 . Muôn sắc ngàn hồng đua rực rỡ Hoa Xuân như hứa nở vì ai.
88 . Là Tết-là Xuân-là Phúc lạc Ý mừng năm mới khắp non song Hành tinh hòa điệu tình huynh đệ Mỗi đóa thư trao, một đáo hồng
89 . Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua.
90 . Mai vàng vừa hé nụ Xuân đến hôn nhẹ nhàng Hoa cười tươi sắc nắng Đón chào mùa xuân sang.
91 . Xuân đi hoa vẫn nở Xuân ở hoa vẫn rơi Bận lòng chi rơi nở Tự tại thả thuyền chơi.
92 . Xuân mãi là xuân muôn thưở đó Mừng xuân vui đón buổi hôm nay Men xuân ngào ngạt hương nồng vị Chưa nhấp mà như chếch nhoáng say
93 . Nắng ấm ngày xuân sưởi ấm lòng Mộng tình ai ấp ủ chờ mong Trời lên khúc nhạc tình êm ái Chung điệu tình ca giữa núi sông.
Tham khảo các mẫu thiệp chúc tết thư pháp đẹp tại: Tạo thiệp thư pháp chúc tết
Cái Khôn Vặt Của Người Chẳng Thể Cao Bằng Đạo Lý Của Trời
Vạn lần tính của người không bằng một lần tính của Trời. Cái khôn vặt của người chẳng thể giúp người ta làm nên đại sự. Vạn lần tính toán của người, cũng không bằng một lần tính toán của trời
Người tính không bằng trời tính. Tính toán của ông trời là dựa vào gì đây? Chính là dựa vào “đức” của một người. Con người ta những lúc thường nên nghĩ đến hành vi việc làm của bản thân mình có phù hợp với đạo trời hay không. Rất nhiều phúc báo, không cần cầu cạnh, chẳng cần toan tính, tự nhiên sẽ có. Bởi vậy, cầu họa cầu phúc, toàn dựa vào bản thân cả.
Tuy nói là mọi chuyện trời đã định sẵn, nhưng vẫn là có thể thay đổi được. Chỉ cần mở rộng thiên tính đạo đức vốn có của mình, gắng sức làm nhiều việc thiện, lại biết thủ đức, không làm chuyện xấu… đây là phúc mà chính bạn gây dựng, người khác dù có muốn lấy đi cũng không lấy được.
Hành xử thuận theo chuẩn tắc và quy luật của đạo trời
Những việc con người làm, nếu là trái với đạo trời đều rất nguy hiểm. Hiểu được như vậy, con người sẽ khiêm tốn hơn một chút. Với trời đất, với quỷ thần, với tự nhiên, đều có lòng kính sợ.
Chứ không giống như bây giờ, rất nhiều người đều là dựa vào thủ đoạn cứng nhắc mà đi tranh giành, kiện cáo, hoặc tìm kiếm các mối quan hệ… nhằm mưu lợi cho mình và chiếm đoạt của người khác. Những việc này đều rất hao tổn phúc báo. Trước mắt bạn có thể chiến thắng, đó là bởi phúc báo của bạn lớn. Nhưng chỉ cần cái tâm tranh đấu của con người ta vẫn còn thì dẫu cho bạn thua, hay là bạn thắng, bạn cũng đã kết phải ác duyên với người ta rồi.
“Không cầu mà tự được”
Trong các mối quan hệ, chỉ có “không cầu” thì mới không màng hồi báo, không có oán hận. Trong các cuộc gặp gỡ của cuộc đời, chỉ có “không cầu” thì mới không để tâm đến “được và mất”, mới sống được thoải mái và tự tại.
“Không cầu mà tự được” là có ý muốn nói rằng: Trong cuộc sống sa vào vật chất, con người sẽ thường bị mê hoặc, không thanh tỉnh. Khi người ta càng có tâm chấp nhất vào nó thì lại càng lo lắng mà nhìn không rõ được bản chất và tình thế của sự vật, sự việc. Còn khi trong tâm cảm thấy thoải mái, con người mới có thể “trổ hết tài năng” mà nhìn thấu được nó, đồng thời cũng minh bạch được hướng mà mình nên đi. Đó chẳng phải là “tự được” sao?
“Không cầu mà tự được” còn có một tầng ý nghĩa nữa, đó là “người tính không bằng trời tính!” Trong cuộc đời, khi con người dồn hết tâm trí vào cố gắng, truy cầu thì thường cũng không hoàn toàn được như ý. Có câu nói: “Cố tình trồng hoa, hoa không nở. Vô tâm cấy liễu, liễu thành rừng”, đây mới là thuận theo tự nhiên và số mệnh đã định.
Sách cổ có viết: “Trời không bởi vì con người sợ lạnh mà bỏ đi mùa đông. Đất không bởi vì con người chán ghét hiểm trở mà thôi không rộng lớn. Người quân tử không bởi vì kẻ tiểu nhân mà thay đổi phẩm hạnh của mình. Trời đất có quy luật vận hành nhất định, người quân tử có phẩm hạnh vĩnh cửu. Người quân tử có con đường đứng đắn, tiểu nhân chỉ tính toán tư lợi bản thân.” Cho nên, cưỡng cầu cũng khó được, sống thuận theo tự nhiên, “không cầu mà tự được”!
Bạn đang đọc nội dung bài viết Câu Đối Tết Của Cao Bá Quát – Tống Phước Hiệp Vĩnh Long trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!