Cập nhật nội dung chi tiết về Câu Chuyện Về Hòn Đảo Nơi Mai An Tiêm Tìm Ra Trái Dưa Hấu mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hầu hết chúng ta đều đã được nghe kể về Mai An Tiêm và sự tích quả dưa hấu. Thế nhưng, vẫn còn nhiều điều ta chưa biết hết, ví như chàng bị đi đày cụ thể ở đâu?
Không chỉ là lời kể truyền khẩu, câu chuyện về Mai An Tiêm còn được nhiều thư tịch cổ đề cập tới dù có khác biệt đôi chút nhưng nhìn chung nội dung tương đồng.
Theo như Lĩnh Nam chích quái liệt truyện thì ngày xưa, đời Hùng Vương có một người ngoại quốc, mới được 7 tuổi theo thuyền buôn từ phương Nam đến nước Văn Lang, vua Hùng mua về làm đầy tớ.
Khi trưởng thành, cậu bé ngày nào nay đã là một chàng trai cao lớn, diện mạo đoan chính, thông minh, tuấn tú; vua Hùng rất yêu mến mới nhận làm con nuôi và đặt tên là Mai Yến, tên chữ là Mai An Tiêm và chọn một cô gái xinh đẹp, hiền thục gả cho làm vợ, sau sinh được một trai.
Nhờ được vua yêu, tin dùng nên dần dần Mai An Tiêm thành phú quý, ai cũng muốn lấy lòng, thường đến dâng lễ vật không thức gì là không có; từ đó Mai An Tiêm sinh ra kiêu mạn, thường tự bảo rằng: “Của cải này là vật tiền thân của ta, ta không cần nhờ vào sự ban ơn của vua”.
Hùng Vương nghe được, nổi giận nói rằng:
“Làm thần tử mà nó không biết ơn chúa, sinh ra kiêu mạn, nói rằng của cải đều là vật tiền thân của nó. Bây giờ ta đem bỏ nó ra ngoài biển, ra nơi không có người sinh sống để coi thử nó có còn cái vật tiền thân nữa hay không?”.
Nói rồi ra lệnh đày Mai An Tiêm và vợ con ra một hòn đảo hoang ở ngoài cửa biển Nga Sơn, bốn phía không có dấu chân người, chỉ cấp cho lương thực đủ dùng trong 4-5 tháng mà thôi, ăn hết là chết đói.
Vào ngày nọ, bỗng thấy một con bạch hạc lớn từ phương tây bay lại, đậu lên mỏm núi cao, kêu lên ba bốn tiếng thì 6-7 hạt màu đen rơi trên mặt cát, một thời gian sau hạt đơm hoa kết trái; chim chóc kéo đến mỏ khoét để ăn.
An Tiêm thấy thế mừng rỡ nói: “Chim ăn được tất người ăn được. Đây chính là thứ mà trời ban cho để nuôi ta đó”.
Quả thật, trái đó ăn vào mùi vị thơm tho ngọt ngào, mát ruột vô cùng. Mỗi năm trồng tỉa thêm, ăn không hết thì đem đổi cho các thuyền buôn qua lại vùng biển đảo đó lấy lúa gạo nuôi vợ con. Có người hỏi Mai An Tiêm đây là quả gì, chợt nhớ đến chuyện chim tha hạt từ phương Tây đem đến nên đặt tên là quả Tây qua.
Lâu ngày, Hùng Vương nhớ đến người con nuôi của mình bèn sai người đến chỗ hòn đảo nơi Mai An Tiêm ở để xem có còn sống hay không. Người ấy về tâu lại mọi chuyện với vua. Vua Hùng than thở hồi lâu mới nói rằng:
– Lời nói của nó năm xưa tuy tự mãn nhưng quả thực là đúng như vậy!
Sau đó vua Hùng cho gọi Mai An Tiêm về, trả quan chức lại và ban cho thêm của cải, lại đặt tên chỗ vợ chồng Mai An Tiêm ở là “An Tiêm Sa Châu”.
Hòn đảo nơi Mai An Tiêm bị đày đến sau này dần dần được bồi đắp trở thành đất liền, người dân đến sinh sống ngày một đông, dựng thành làng ấp và đặt tên là làng Mai An, còn gọi là Mai Thôn (nay thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa).
Tương truyền vì là vùng đất gốc nên là nơi trồng dưa ngon nhất nước; người dân ở đây tôn vợ chồng Mai An Tiêm là “Bố Cái dưa hấu” hay “ông bà tổ dưa tây”. Sách Lĩnh Nam chích quái liệt truyện cho biết khi lễ bái đều lấy quả dưa Tây qua làm đồ tế tự.
Còn về xuất xứ tên gọi, quả dưa ban đầu có tên là Tây qua vì được chim tha từ phía Tây đến. Chuyện xem chừng không có gì đáng lưu ý nhưng thực ra xét theo khoa học là hoàn toàn có lý và logic vì nguồn gốc của loại quả này ở vùng Tây Á có tên Ả-rập là Baticha, tiếng Pháp là Pasteque.
Còn về sau được gọi là dưa hấu, theo một số bản chép về câu chuyện này thì khi được về đất liền, Mai An Tiêm đã dâng lên vua Hùng một thuyền đầy dưa, vua ăn thấy ngọt mát thấu dạ nên truyền đặt là dưa thấu, chữ thấu ở đây còn hàm ý vua đã thấu hiểu được sự cố gắng và tấm lòng của Mai An Tiêm. Dưa thấu sau được đọc chệch gọi là dưa hấu.
Lời bình
Ý nghĩa của về Mai An Tiêm và sự tích quả dưa hấu chính là lời ngợi ca bản lĩnh, ý chí vượt khó khăn để sinh tồn. Bằng trí tuệ và sức lao động con người thời Hùng Vương, mà Mai An Tiêm là hình tượng tiêu biểu đã xây dựng, vun đắp lên một đời sống vật chất đầy đủ, sung túc.
1. 99 Câu hỏi đáp về thời đại Hùng Vương – NXB Lao Động, 2007
2. Lĩnh Nam chích quái – NXB Văn hoá, 1960.
3. Tân đính Lĩnh Nam chích quái – NXB Khoa học xã hội, 1993.
4. Tìm hiểu thời đại Hùng Vương – NXB Lao động, 2005
5. Tìm hiểu văn hóa thời đại Hùng Vương – NXB Quân đội nhân dân, 2010
6. Truyền thuyết Hùng Vương (Nguyễn Khắc Xương)- NXB Văn hóa dân tộc, 2008
Nguồn: http://soha.vn/chua-chac-ban-da-biet-hon-dao-mai-an-tiem-bi-di-day-nam-o-dau-20161028095809871.htm
Khám Phá Hòn Đảo Mai An Tiêm Xây Dựng Sự Nghiệp
Sự tích Quả dưa hấu nói về chàng trai tên Mai An Tiêm
Tương truyền câu chuyện bắt nguồn từ đời Hùng Vương thứ XVII, vua Hùng có mua một bé trai người ngoại quốc về làm đầy tớ. Vì lanh lợi nên Vua rất yêu mến, nhận cậu làm con nuôi, đặt tên là Mai An Tiêm. Được vua tin dùng, Mai An Tiêm được sống trong vinh hoa phú quý và được nhiều người quý mến. Vua Hùng đã gã con gái của mình cho Mai An Tiêm.
Quan niệm của Mai An Tiêm cho rằng “Của mình làm ra mới quý, còn của biếu là của lo, của cho là của nợ” Câu nói kia đến tai vua, khiến Hùng Vương nổi giận, đày An Tiêm và cả gia đình ra ngoài hoang đảo. Tưởng chừng không thể sống sót trên đảo cuộc sống rất vất vả. Nhưng lạ thay Mai An Tiêm phát hiện một đàn chim bay từ phương Tây đến, thả các hạt màu đen lên cát. Mai An Tiêm đem những hạt đó trồng ít lâu hạt đơm hoa kết trái, chim đến khoét quả để ăn.
Mai An Tiêm bắt đầu sự nghiệp với những hạt giống
Thấy chim ăn quả mà không sao nên gia đình Mai An Tiêm ăn thử và phát hiện quả đó rất mát và ngọt, thứ quả ấy chính là quả dưa hấu. Mai An Tiêm lấy hạt trồng tiếp nhiều vụ sau đó, đổi với tàu buôn lấy gạo nuôi sống gia đình. Sau này khi những quả dưa hấu đến tay vua, vua Hùng nhận ra An Tiêm đã nói đúng, cho gọi về trả lại tước vị, lại ban thêm nhiều vinh hoa phú quý.
Vua gọi gia đình Mai An Tiêm về khi ăn thử dưa hấu
Tương truyền, hòn đảo nơi Mai An Tiêm bị đày và sinh sống đến sau này dần dần được bồi đắp trở thành đất liền, người dân đến sinh sống ngày đông hơn, dựng thành làng ấp và đặt tên là làng Mai An, còn gọi là Mai Thôn, nay thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Hòn đảo Mai An Tiêm sinh sống hiện thuộc tỉnh Thanh Hóa
Nơi đây được xem là vùng đất gốc nên là nơi trồng dưa ngon nhất nước; người dân ở đây tôn vợ chồng Mai An Tiêm là “Bố Cái dưa hấu” hay “ông bà tổ dưa tây” và thờ cúng. Theo sách Lĩnh Nam chích quái liệt truyện khi đến lễ bái đều lấy quả dưa Tây (dưa hấu) qua làm đồ tế tự. Về xuất xứ, quả dưa hấu ban đầu có tên là Tây qua vì được chim tha từ phía Tây đến. Xét theo khoa học nguồn gốc của loại quả này ở vùng Tây Á có tên Ả-rập là Baticha, tiếng Pháp là Pasteque. Về sau được gọi là dưa hấu, vì sau khi dâng lên Vua ăn thấy ngọt mát thấu dạ nên truyền đặt là dưa thấu, chữ thấu ở đây còn hàm ý Vua đã thấu hiểu được sự cố gắng và tấm lòng của Mai An Tiêm. Sau này được đọc chệch gọi là dưa hấu theo tiếng địa phương.
Thanh Hóa là vùng đất địa linh nhân kiệt là thủy nguồn của những vị nhân, vị vua khai thiên lập địa như: nhà Tiền Lê, nhà Hồ, nhà Hậu Lê, chúa Trịnh hay chúa Nguyễn. Nơi đây còn nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú như nem chua, gỏi cá nhệch. Làng nghề thủ công như: làng chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng, vải tơ Nam Định, lụa Hà Đông.
Nếu như cách đây chỉ khoảng 5 năm Nga Sơn còn khó khăn do áp lực cạnh tranh chỉ có vài hộ giữ nghề truyền thống này. Nhưng những năm gần đây được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, ngành dưa hấu nơi đây đã phát triển hơn hẳn.
Kể Chuyện Về Biển Đảo Quê Hương
Biển đảo quê hương, nơi một phần là máu thịt của dân tộc Việt Nam đang sinh sống ở ngoài khơi xa, nơi thiếu thốn trăm bề nhưng tấm lòng của người dân biển đảo vẫn hướng về đất liền…
Ngược lại, người dân đất liền cũng ngày đêm khắc khoải nhớ về biển đảo quê hương, tuy xa cách rất nhiều hải lý, không gian nhưng tình cảm vẫn luôn nối liền từ trái tim đế trái tim người dân biển đảo.
Em ước mình được đặt chân đến tất cả các bãi biển trên dải đất hình chữ S để thấy rằng: Tổ quốc mình thật đẹp vì có biển đảo.
Em tự ru mình bằng những suy nghĩ miên man trong tiềm thức, biển là máu thịt trong em vì rất gần cũng rất xa. Quê em có bãi biển Cửa Lò đẹp nổi tiếng, dù không gần biển nhưng mỗi lần có dịp đi chơi em chỉ muốn được ngắm biển.
Em yêu biển quê mình, vì sao ? vì biển đối với em như hơi thở của cuộc sống. Em gửi lại ở biển nỗi nhớ và khát vọng của một thời tuổi trẻ. Anh từng hỏi em vì sao em yêu biển. Em thích ngắm hoàng hôn của biển. Em thích được ngắm nhìn biển lúc ánh bình minh. Những khoảnh khắc đó thật diệu kỳ mà em không thể diễn tả hết. Cuộc đời con người ai cũng trải qua những thăng trầm lúc vui lúc buồn. Em chọn biển là nơi để mình gửi gắm những nỗi buồn cũng như giữ hộ cho em những niềm vui trong cuộc sống.
Em đã từng không tìm ra lối thoát khi tình yêu đầu đời trong em bị đánh cắp. Người đó đã từng làm em đau đớn. Lúc em cần người, người lại bỏ em đi để một mình em bơ vơ giữa biển lộng gió. Em nghĩ mình không thể sống và đã cố tình trầm mình xuống biển để ngày mai không còn có mặt trên cuộc đời. Nhưng biển bao la như lòng mẹ đã vỗ về em. Hát cho em khúc hát về cuộc sống. Khi em bắt đầu lội xuống nước bất chợt em nhìn thấy thấy hình ảnh một cậu bé theo cha xuống biển buông lưới. Tim em thôi khóc, em biết mình cần phải sống.
Em vẫn yêu biển vẹn nguyên như ngày đầu. Biển không chỉ cho em những giây phút suy tư được thả hồn mình về bên biển. Biển cho em một niềm tự hào sâu sắc về biển đảo quê hương về đất nước. Em từng khóc khi nhìn trên báo, trên mạng hình ảnh các chiến sĩ ngoài đảo Trường sa trang nghiêm chào cờ. Hình ảnh đó khiến em vô cùng xúc động, giữa biển khơi hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay trước gió một lần nữa khẳng định chủ quyền thiêng liêng của biển đảo Việt Nam. Em cũng từng thổn thức khi mỗi lần trên ti vi chiếu hình ảnh cuộc sống của những người lính biển, của ngư dân đảo Trường Sa, Hoàng Sa nơi đầu sóng ngọn gió biết bao khó khăn thiếu thốn trăm bề vẫn ngày đêm bám biển để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc. Máu cùng hoa, nước mắt cùng vị mặn của biển như hòa quyện thành dòng chảy không ngừng vươn ra biển lớn.
Em khóc khi mỗi lần nghĩ đến biển. Người sẽ hỏi em vì sao em mau nước mắt đến lạ lùng. Chỉ cần nhìn biển thôi em cũng khóc. Em kể người nghe câu chuyện về biển của em. Tuổi trẻ với bao ước mơ hoài bão khi không thực hiện được những ý định của mình em tìm đến cái chết, chính biển bao dung chở che em. Em mãi mãi mất đi một người anh của mình từng rất yêu thương em, ngày mẹ sinh em ra chính anh là người đã gửi cho mẹ những con cá ngon nhất từ biển về cho mẹ nấu để mẹ có thêm sữa nuôi em vì lúc đó anh làm thuê cho một người dân đánh cá trên biển. Sau này lớn lên chính anh đã tự nguyện tham gia bảo vệ vùng trời biển đảo quê hương ở Khánh Hòa. Những năm tháng chiến tranh biên giới anh đã vững chắc tay súng của mình để bảo vệ chủ quyền. Anh mãi mãi thuộc về biển khi xác của anh nằm lại giữa biển khơi. Ngày đó em còn rất nhỏ để hiểu hết được nỗi đau của sự chia ly em chỉ biết rằng mãi mãi anh thuộc về biển.
Em yêu vị mặn của biển. Có thể người bảo em không giống ai ngọt không thích lại thích mặn, nhưng người biết không nếu không có vị mặn của biển làm sao có quả ngọt cho em hái ngày hôm nay. Em sinh ra trong thời bình nên không thể thấu hiểu hết những đau thương mất mát của chiến tranh. Em chọn học lịch sử như một cách tri ân để tôn trọng quá khứ. Biển sừng sững hiên ngang có từ bao đời như ôm trong lòng tất cả mỗi người dân Việt. Học lịch sử cũng là cách để em tìm hiểu thêm về chủ quyền biển đảo quê hương cũng là cách để cho em nhận ra không có con đường nào đi đến vinh quang và hạnh phúc khi không đấu tranh. Cha ông ta hàng ngàn năm qua vẫn quyết tâm bám biển để giữ gìn biển đảo, hơn thế nữa đó là quốc hồn quốc túy của cả dân tộc. Dân tộc Việt Nam tự hào khi có những bãi biển đẹp nổi tiếng. Nhưng đó không phải là tất cả. Chính những khúc ca bi tráng oai hùng của lịch sử giữ nước, bảo vệ biển đảo chủ quyền tô thêm vẻ đẹp ngàn năm đó.
Em cũng là vợ của một người lính, cũng thường xuyên phải một mình chăm sóc quán xuyến việc gia đình lại phải hoàn thành việc cơ quan. Có những lúc em thấy rất cô đơn tủi thân khi hiu quạnh nuôi con một mình vì chồng đóng quân xa. Em đã từng than thân trách phận khi mình không đủ đầy tình cảm. Nhưng khi qua phương tiện thông tin đại chúng, báo đài em biết rằng mình vẫn thật hạnh phúc vì dù sao chồng mình ở đất liền thỉnh thoảng vẫn có thể đoàn viên. Còn đối với các chiến sĩ ở ác nhà dàn hay ở các đảo Trường Sa, Hoàng Sa thì những người vợ người con của họ và ngay bản thân các anh còn vất vả hơn nhiều. Vậy mà những con người đó vẫn kiên trung bám biển vẫn hy sinh cho gia đình cho đất nước. Em làm sao quên được câu nói của một ngư dân ở đảo Lý Sơn- Quảng Ngãi từng nói rằng: Chừng nào còn sống thì còn bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Chính họ- những con người bình dị nhất lại viết nên khúc khải hoàn ca về tình yêu biển đảo.
Em xa biển đã mấy mùa thu qua, chưa một lần được trở lại thăm biển quê nhà để ngắm biển vào mùa đông như một thói quen vốn có của em. Em cũng không được sống gần biển để thỏa niềm đam mê nhìn buổi từ buổi sáng bình minh đến ánh chiều tà. Em cũng chưa một lần được ra thăm đảo lớn Trường Sa hay Hoàng Sa dù rằng trong tim em luôn khát khao một lần được đặt những bước chân của mình đến đó để cảm nhận mảnh đất hình chữ S của tổ quốc mình thật thiêng liêng biết mấy. Biển hát em nghe, biển vỗ về khỏa lấp nuôi dưỡng tâm hồn em lớn lên.
Biển đảo quê hương hai tiếng thiêng liêng, làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo? là câu hỏi lớn cần em hay mỗi công dân trả lời. Đối với mình, em ru mình bằng khúc ca tự hát: Biển đảo trong tim em. Xin gửi đến biển đảo quê hương Việt Nam bằng tất cả tình yêu và niềm tự hào: Ôi biển Việt Nam. Ôi biển tự hào.
35 Câu Nói Hay Của Người Nhật Giúp Bạn Tìm Ra Phương Châm Sống
1. Nếu một vấn đề có thể giải quyết, thì bạn chẳng cần phải nghĩ mãi về nó. Nếu vấn đề đó không thể giải quyết, thì bận tâm về nó phỏng có ích gì.
2. Nếu đã suy nghĩ kĩ thì nên hành động. Khi đã làm rồi thì đừng nghĩ nữa.
3. Đừng đuổi theo những thứ đã đi, đừng xua đuổi những thứ đang đến.
4. Nhanh nghĩa là đi chậm mà không gặp trở ngại.
5. Làm kẻ thù của người quân tử còn hơn làm bạn của kẻ tiểu nhân.
6. Chẳng có cá nhân phi thường nào lại không cần những người bình thường bên cạnh hỗ trợ.
7. Người muốn vươn lên sẽ tự bắc cho mình một cái thang.
8. Vợ chồng cũng giống như tay và mắt. Khi tay bị đau, mắt sẽ khóc. Khi mắt khóc, tay sẽ lau khô những giọt lệ.
9. Ông trời chẳng biết ai đúng ai sai. Mặt trời vẫn chiếu sáng và sưởi ấm vạn vật. Do đó đừng than trời nữa.
10. Ếch ngồi đáy giếng chẳng bao giờ hiểu được sự bao la của biển cả.
11. Mọi cuộc hành trình dài đều bắt đầu từ một chuyến đi ngắn.
12. Người nghiện rượu thì chẳng biết đến tầm nguy hiểm của rượu. Người không uống rượu lại chẳng biết đến lợi ích của nó. Cái gì cũng có 2 mặt, phải trải qua mới biết.
13. Kiếm để lâu chẳng dùng cũng mòn, tài năng không dùng thì hoài phí.
14. Hoa đẹp không sinh ra quả ngon.
15. Nỗi buồn giống như một chiếc áo đẹp bị xé rách, vứt vào xó nhà thì hơn.
16. Khi một người đang yêu, thì dù là vết sẹo xấu xí cũng đẹp như lúm đồng tiền trên má.
17. Chẳng ai vấp ngã khi nằm trên giường cả. Họ vấp ngã khi bước ra đời.
18. Một lời tốt đẹp đủ sưởi ấm bạn qua 3 tháng mùa đông.
19. Hãy rộng lượng với kẻ ngốc và người điên.
20. Nếu muốn vẽ một cành cây, bạn phải nghe nhịp thở của gió.
21. Hãy kiểm tra 7 lần trước khi nghi ngờ ai đó.
22. Hãy làm mọi thứ có thể rồi để phần còn lại cho số phận.
23. Thật thà quá hóa ra ngu dốt.
24. May mắn sẽ đến với ngôi nhà tràn ngập tiếng cười.
25. Chỉ cần chịu đựng hơn đối thủ khoảng nửa tiếng là bạn đã có thể chiến thắng.
26. Chừng nào sỏi biết bơi thì lá mới chìm.
27. Ngay cả khỉ cũng có thể bị ngã cây.
28. Trà nguội cũng được, cơm lạnh cũng được. Chỉ cần ánh nhìn đừng lạnh và lời nói đừng đau.
29. Không vào hang cọp làm sao bắt được cọp con.
30. Nếu phụ nữ đã muốn điều gì đó, cô ấy sẵn sàng vượt núi cao để lấy nó.
31. Hỏi 1 câu có thể khiến bạn xấu hổ một chút. Nhưng không hỏi bạn sẽ vĩnh viễn không biết câu trả lời và xấu hổ cả đời.
32. Thợ dở chẳng thể nào tạo ra được chiếc bình đẹp.
33. Mặt đất luôn cứng hơn sau mỗi trận mưa. Sau mỗi cơn phong ba, đất dưới chân bạn sẽ vững vàng hơn.
34. Dòng sông sâu nhất luôn chảy trong im lặng.
35. Nếu quyết định đi một mình, bạn sẽ cô đơn nghìn trùng cây số.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Câu Chuyện Về Hòn Đảo Nơi Mai An Tiêm Tìm Ra Trái Dưa Hấu trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!