Cập nhật nội dung chi tiết về Áo Yếm Trong Thơ Văn Việt Nam mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lịch sử
Áo yếm xuất hiện từ bao giờ không ai rõ, chỉ biết rằng nó đã có mặt trong cuộc sống của người dân Việt từ rất xa xưa. Nó được mặc bởi phụ nữ Việt ở mọi tầng lớp giai cấp xã hội, từ các tôn nữ công chúa nơi thâm cung, các phu nhân tiểu thư của những gia đình quý tộc, đến những người phụ nữ bình dân tần tảo, vất vả sớm hôm để nuôi chồng, nuôi con.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng chiếc yếm được ra đời là để tôn lên cái lưng ong vốn được xem là một nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam. Theo quan niệm truyền thống của người Việt, một cô gái đẹp là phải có cái lưng được thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưng ong. Người Việt xưa cho rằng những cô gái với cái lưng ong không chỉ mang một dáng hình đẹp mà còn có đầy đủ tất cả những đức hạnh của một người vợ, người mẹ. Chúng ta có câu ca dao:
Đàn bà thắt đáy lưng ong Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.
Hình dạng của chiếc áo yếm có thể là đã được thay đổi theo thời gian nhưng nó lần đầu tiên được ghi nhận vào thế kỷ 12 dưới triều Lý.
Vào thế kỷ 18-19, chiếc áo yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét tròn làm cổ, hai đầu của lỗ đính mẩu dây để cột ra sau gáy. Nếu cổ tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cổ xe, đáy chữ V mà sẻ sâu xuống gọi là yếm cổ nhạn.
Cuộc cách mạng áo yếm xảy ra vào thế 20 khi các kiểu áo Tây phương xâm nhập vào Việt Nam với sự ra đời của rất nhiều kiểu yếm mới lạ.
Màu sắc áo yếm nói lên khá nhiều về người chủ của nó: Người lao động đồng ruộng mặc yếm màu nâu bằng vải thô. Con gái nhà gia giáo thì mặc yếm nhiều màu trang nhã và kín đáo. Người lớn tuổi mặc yếm màu thẫm. Kiểu yếm màu sặc sỡ, cổ khoét sâu thì ít người dùng, chỉ những người như kiểu thị Màu mới dám xài, với câu thơ ỡm ờ:
Gió xuân tốc dải yếm đào Anh trông thấy oản sao không vào thắp hương
Áo yếm thường được dùng kết hợp với áo cánh hoặc áo dài, mặc với nón quai thao, khăn nhiễu và khăn mỏ quạ.
Áo yếm trong thơ văn Việt Nam
Từ những câu tỏ tình của các chàng trai trong các cuộc gặp gỡ
Hỡi cô mặc áo yếm hồng Đi trong đám hội có chồng hay chưa? Cô kia yếm trắng lòa lòa Lại đây đập đất trồng cà với anh. Bao giờ cà chín cà xanh Anh cho một quả để dành mớm con.
Cho đến câu nhớ nhung, mong đợi của kẻ xa quê
Mình về mình có nhớ chăng Ta về như lạt buộc khăn nhớ mình. Ta về ta cũng nhớ mình Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao
Rồi chiếc yếm lại trở thành vật trao tình của các cô gái trẻ. Yêu anh thì mới trao yếm cho anh. Khi anh hỏi mượn em chiếc yếm là ý anh muốn hỏi em có yêu anh không, có đồng ý theo anh không.
Thuyền anh ngược thác lên đây Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền. Ở gần mà chẳng sang chơi Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu. Mồng tơi chẳng bắc được đâu Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang
Dải yếm thì làm sao mà dùng dây kéo thuyền được, làm sao mà bắc cầu được? Nhưng đấy chỉ là ẩn ý thôi, cái anh thực sự muốn là chân tình của em. Em phải dùng “yếm” làm dây bắc cầu thì anh mới sang.
Rồi dải yếm lại trở thành một biểu tượng cho tình yêu giữa đôi trai gái
Trời mưa trời gió kìn kìn Đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông
Bên ngoài mưa gió lạnh rét, đôi uyên ương dùng đôi dải yếm để đắp và vẫn thấy ấm áp hơn nằm trong nghìn lớp chăn bông. Đó không phải là vì dải yếm có sức cách lạnh tốt, mà là vì dải yếm là biểu tượng cho tình yêu của lứa đôi, tình yêu ấy có thể làm ấm lòng người giữa tiết trời giá rét.
Đối với những đôi trai gái không được nên duyên nên phận vợ chồng như mong ước, chiếc yếm lại hiện lên trong câu thơ xót thương tiếc nuối của các chàng trai.
Kiếp sau đừng hóa ra người Hóa ra dải yếm buộc người tình nhân
Yếm còn trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ thi sĩ Việt. Tác giả bài “Chùa Hương” khi tả một cô thiếu nữ đẹp đang lên chùa đã viết
“Em đeo giải yếm đào Quần lĩnh áo the mới Tay cầm nón quai thao”.
Vẫn nguồn cảm hứng từ chiếc áo yếm, nhà thơ Hoàng Cầm đã viết nên khúc “Hội Yếm Bay”
“Ngất núi ô kìa anh vỗ nhịp Bay cờ triệu yếm ríu ran ca Ngũ sắc chen nhau cầu lễ hội Nuột nà cởi bỏ áo hoa khôi”
Còn nhà thơ Nguyễn Bính khi bày tỏ sự tiếc nuối đối với cô em thôn nữ của ông đã viết
“Nào đâu chiếc yếm lụa đào. Chiếc khăn lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?…”
Yếm, đã đẹp, lại còn lôi cuốn ở nét vừa kín vừa hở. Xem Hồ Xuân Hương tả cô gái sau thì rõ:
“Lược trúc lỏng cài trên mái tóc Yếm đào trễ xuống dưới nương long Ðôi gò Bồng đảo sương còn ngậm Một lạch Đào nguyên suối chửa thông”
(Bài viết Thùy An, Tranh: họa sỹ Quốc Dũng)
Rừng Trong Văn Học Việt Nam
Rừng trong văn học Việt Nam
Thái Công Tụng
1. Dẫn nhập
Con người từ thời cổ đại cách đây mấy trăm ngàn năm cũng phải dựa vào rừng mà sống: rừng đã là nơi cung cấp chỗ trú ẩn, chỗ nương tựa, chỗ săn bắn, vật liệu làm nhà.. Do đó con người tôn thờ cây như một cái gì linh thiêng, chứa đựng những linh hồn.
2. Vai trò của rừng.
Có thể nói rừng liên hệ đến con người qua 4 khía cạnh chính sau đây :
2.1 cung cấp :
-rừng cung cấp gổ củi: gổ làm bàn ghế giường tủ; củi nấu ăn, nung trong lò gạch, làm than .
– rừng cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ củi như nấm, mật ong, măng tre, mây, hoa lan, dược thảo, trầm v.v. Người lính thú đời xưa ở các đồn hẻo lánh cũng chỉ dựa vào rừng m à sống:
Ba năm trấn thủ lưu đồn
Ngày thời canh điếm tối dồn việc quan
Chém tre đẵn gỗ trên ngàn
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai
Miệng ăn măng trúc măng mai
– rừng cung cấp thuốc trị bệnh
Xưa kia, con người nhờ các loại cây cỏ trong rừng để chữa bệnh vì cây cỏ có chất làm lành vết thương, giải nhiệt, giải độc, mụn nhọt, trị cảm cúm, trị ho .. Ngày nay, dù khoa học có tiến bộ nhưng rừng vẫn là nơi các thực vật cung cấp nguyên liệu để khảo cứu, trích các tinh dầu
Nạn sốt rét gây tàn phá làm chết rất nhiều sinh mạng. Cây quinquina (Cinchona sp) cho chất quinine và các thuốc trị sốt rét như chloroquine, quinacrine, primaquine đều từ quinine mà ra .
Trong quãng 3000 cây chứa các đặc tính chống ung thư thì có đến hơn 2000 cây từ rừng nhiệt đới .
2.2 rừng cho nhiều loại trái cây ăn được
Nhiều loài cây trong rừng có trái ăn được: sim, mồng quân, dâu rừng, trái giẻ (noyer; walnut), trái mơ ..
Trái sim có nhiều miền duyên hải Trung Việt:
Đói lòng ăn mớ trái sim
Nhịn ăn khát nước đi tìm người thương
Trái mơ cũng có trong thơ Nguyễn Bính :
Thơ thẩn đường chiều một khách thơSay nhìn xa rặng núi xanh lơ. Khí trời êm ả và trong trẻo Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ.
2.3 điều hoà : rừng hút được chất CO2 và nhả ra oxy; rừng cản dòng nước lũ, giữ lại một phần lượng nước mưa và như vậy, giảm xói mòn, lũ lụt, giúp nước ngầm phong phú hơn. Trong thời kỳ biến đổi khí hậu như hiện nay mà thủ phạm là các khí thải CO2 do sự sử dụng các nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu hoả và hơi đốt thì rừng giúp giảm các khí đó vì với hiện tượng quang hợp, cây rừng có thể hút được các loại khí CO2. Thực vật rừng cũng có khả năng bốc và thoát hơi nước nên trong khí quyển có nhiều hơi nước bốc lên cao làm nguồn nước mưa . Nếu phá rừng thì mỗi khi mưa to, gió, bão, lại càng dễ bị lụt hơn . Lý do là vì nhờ cây rừng có thể giảm được sức mạnh của dòng chảy. Tại nhiều miền duyên hải nhiệt đới, có loại rừng ngập mặn với cây bần, cây đước. Loại rừng này giúp chận lại các trầm tích phù sa và cũng giúp cản trở dòng nước mặn ngoài biển vào nội điạ . Rừng ngập mặn che chở cho cả một hệ sinh thái đa diện dưới chân nó: cua, tôm, cá, cá sấu và chim cò, khỉ, ong trên cây
Trong bài Lời nguyện của rừng, có những câu sau, đề cao vai trò đều hoà đọc ghi nhận :
Để ta sống, ta điều hòa mưa nắng, hoa xinh tươi cây cối nẩy thêm tươi.
Để ta sống, ta ngăn luồng vũ bão; chận cát bay làn gió bốc tung trời.
Để ta sống, ta đùn mây quyện gió, gieo mưa tuôn đầm ấm cõi trần gian.
Để ta sống, ta cản dòng nước lũ, cứu nhân dân cơn thủy nộ lầm than.
2.4 rừng đóng góp vào các giá trị văn hoá, như tâm linh, thẩm mỹ, giải trí, sức khoẻ và giáo dục
Rừng không phải chỉ là tài nguyên hay môi trường vật lý mà rừng là tâm linh, là cõi vĩnh hằng, là cõi sâu thẳm của nội tâm, là ‘một cõi đi về’
Các tôn giáo lớn luôn luôn nhắc nhở đến cây: cây bồ đề trong Phật giáo, rừng trúc ở đó Phật Thích Ca truyền đạo; cây sồi trong Thánh Kinh
Rừng có vai trò to lớn trong đời sống tinh thần của con người, và nhất là con người thời đ ại ngày nay . Với dân số tăng nhanh, với công nghiệp hoá, đô thị hoá, loài người đã mất đi không gian thiên nhiên, chỉ sống với cao ốc beton, chung đụng với ô nhiễm, với tiếng đ ộng nhà máy, tiếng động xe cộ, máy bay v.v. do đó, muốn lấy lại thăng bằng, con người ngày nay lại càng cần đi tìm những khu rừng, những ngọn núi cao vì chỉ ở đó, họ mới cảm thấy mình tan biến trong cái tĩnh lặng uyên nguyên. :
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Lắm khi con người ngày nay sống hối hả ở đô thị cũng chỉ muốn những niềm vui đơn giản như đi dạo dọc theo hàng me xanh lướt thướt như trong câu thơ : Con đường có lá me bay, chiều chiều ta lại cầm tay nhau về., tìm lại chút bình yên thư thái
Vào rừng, thở không khí trong lành, nhìn sao ban đêm, nhìn suối, nghe nước róc rách, bướm lượn nhởn nhơ, chuồn chuồn, nghe côn trùng rỉ rả, mặt trăng lên, sao đêm nở đày trời, giúp ta tránh được các căng thẳng của cuộc sống máy móc đô thị, giúp ta quên đi những nôi nhọc nhằn của thể chất và của tâm linh, ngỡ lòng mình là rừng, ngỡ hồn mình là mây (thơ Hồ Dzếnh), tạo điều kiện giúp con người thoát tục dễ dàng hơn, buông xả được các bụi bặm phù du phiền muộn của cái tôi để hoà mình vào nhịp sống bao la của vũ trụ, giúp ta dễ đồng nhất với vũ trụ, cảm nghiệm lẽ trời trong tĩnh lặng để buông xả, để phá chấp.
Ta cũng thấy trước cảnh vật bao la của vũ trụ rằng con người chỉ là một thành phần nhỏ bé và từ đó cảm thấy khiêm tốn hơn .Mà khiêm tốn giúp cho con người đến đức tin chân thật và đức tin chân thật mới hưóng dẫn con người đến được nơi có Thượng Đế ngự trị dễ đi vào nội tâm hơn, cõi lòng lắng xuống .
Hãy đọc Bà Huyện Thanh Quan:
Dừng chân đứng lại :trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
Chỉ có hai câu thơ cổ điển trên mà bao gồm mọi yếu tố môi sinh: nào là dừng chân trên đất (thổ quyển), nhìn trời tức mây trôi, gió thổi (khí quyển), nhìn non tức là núi có đá là căn nguyên của đất (thạch quyển), nhìn nước tức sông suối, biển (thủy quyển) và sinh vật, tức tác giả bài thơ (sinh quyển)
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
đến những nương dâu bát ngát trong cảnh khi người vợ lính chiến xa chồng:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai !
Trong văn học dân gian, cũng nhiều ca dao tục ngữ đề cập đến rừng
Tình yêu trai gái cũng sử dụng thiên nhiên để so sánh:
Chim xa rừng thương cây nhớ cộí
Người xa nguời tội lắm người ơi
Nỏ thà không biết thì thôi
Biết nhau rồi mỗi đứa một nơi, răng đành
Tình yêu trai gái đôi khi cũng mãnh liệt như trong hình ảnh này :
Yêu người như suối cuộn rừng sâu, như con tàu say gió v.v (bài Phượng Yêu)
Một môi trường hài hoà, êm ả giúp con người thảnh thơi trí óc để có thể có tư duy sáng tạo, tư duy thiền:
.. Thu ăn măng giá, đông ăn trúc
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắm
Nhìn xem phú qúy tựa chiêm bao
Chúng ta đang ở Quebec, thấy mùa thu với lá nửa vàng nửa đỏ, sau đó từ đầu tháng 10 trở đi là lá bắt đầu rụng: Thu đi cho lá vàng bay, lá rơi cho đám cưới về
Lá rụng vào thu cũng là cảm xúc cho bao nhiêu nhạc sĩ, thi sĩ viết lên nhiều bài thơ, bài nhạc để đời :
Rừng thu thay lá mưa bay buồn rầu
Rừng đông buốt giá mưa bay dạt dào
Rừng thu lá úa em vẫn chưa về
Rừng đông cuốn gió em đứng bơ vơ
Kiếp người cũng được ví như mùa thu với những chữ quên lãng, chết, rất ngắn, nhạt phai trong bài Nhìn những mùa thu đi “Nhìn những mùa thu đi, em nghe sầu lên trong nắng/ Và lá rụng ngoài song, nghe tên mình vào quên lãng/ Nghe tháng ngày chết trong thu vàng (…) Đã mấy lần thu sang / Công viên chiều qua rất ngắn / Chuyện chúng mình ngày xưa, anh ghi bằng nhiều thu vắng, đến thu này thì mộng nhạt phai”.
Thơ của Hoàng Ngọc Ẩn Rừng lá thay chưa cũng nói đến sự vô thường của kiếp người:
Anh đi rừng chưa thay lá
Anh về rừng lá thay chưa
Phố củ bây chừ xa lạ
hắt hiu đợi gió giao mùa
Khi nàng Kiều tiễn chân Thúc sinh về quê vợ, cụ Nguyễn Du đã lồng vào cảnh mùa thu:
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
Cũng khi trời vào thu thì nhiệt độ hạ thấp, nước ngầm trong đất bị đông lại nên thực vật phải thich nghi với sự thay đổi khí hậu bằng cách rụng lá, nhưng trước đó, lá cây từ từ chuyển màu từ xanh sang màu vàng, màu đỏ, –nhuốm màu quan san – như mọi rừng ôn đới có lá rụng (temperate deciduous forest ) ở Canada.
Loại rừng này có ở các vùng miền hạ lưu sông Dương Tử, sông Hoàng hà, nghĩa là các vùng khí hậu ôn đới . Loại rừng này cũng có nhiều bên Âu Châu (Pháp, Đức ..) và ngoài cây phong (tên Latin là Acer, họ Aceraceae), còn có nhiều loại cây khác như cây sồi (chêne; oak), cây sồi rừng (hêtre), cây tần bì (frêne; ash), cây lê đá (sorbier), cây đào gai (aubépine), cây hồ đào ( noyer; walnut); cây dẻ (chataignier; chesnut); cây dương (peuplier; poplar); cây du (orme; elm), cây dẻ (marronnier; common-horse chesnut). Loại rừng này hiện diện ở các vùng núi phía Montreal, Sherbrooke, Hull, Trois Rivieres) …Gần mặt đất, trong loại rừng ôn đới này có nhiều loài dương sĩ, thảm cỏ tươi, thảm cỏ mục. Động vật thì gặp các loài chồn, chim, sóc ..
Tưởng cũng cần nói thêm là trên thế giới, tùy theo khí hậu, ta có những loại rừng khác nhau. Vài ví dụ: tại Việt Nam, Indonesia, Mã Lai cũng như vùng Amazone bên Brésil, có rừng mưa nhiệt đới (tropical rainforest), có nhiều tầng cây con chằng chịt.
Cũng có loại rừng khô nhiệt đới (tropical seasonal forest) khi có mùa khô kéo dài như các rừng Đông Bắc Ấn độ, Đông Bắc Thái Lan.
Trên kia là nói về rừng ôn đới trong đó có cây phong là cây chiếm dạng ưu thế .Nhưng ở ven sông, thường có nhiều đất ẩm thì thực vật cảnh hay quần xã thực vật thường gặp là một loại rừng khác, có tên là rừng ở bờ nước (riparian forest) với những rặng liễu:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
(thơ Xuân Diệu)
hoặc cây liễu như trong câu Kiều:
Sông Tần một giải xanh xanh
Loi thoi bờ liễu mấy cành dương quan
2.5 rừng có vai trò hỗ trợ như giúp tạo ra đất, làm nhiều khối đá đầu tiên vỡ ra . Thực vật với rễ cây có thể xuyên qua các khe nứt của đá và dần dà làm đá bể ra, tạo điều kiện dễ dàng cho đất hình thành ; rễ cây và vi sinh vật thải vào môi trường chất CO2 và các acid khác nhau để huỷ hoại các khoáng chất trong đá, giúp sự phong hoá dễ dàng hơn
3. Kết luận
Với sự biến đổi khí hậu toàn cầu do sự phát thải các khí độc của các nhà máy, xe cộ, kéo theo nhiều hệ quả như băng hà tan, nước biển dâng, bão lụt tăng thì vai trò bảo vệ môi tr ường lại càng quan trọng hơn .
Do đó, giáo dục môi sinh trong học đường rất cần thiết; những thơ văn, ca dao, tục ngữ đề cao vai trò của môi sinh, từ sông ngòi đến thác nước sẽ giúp trẻ em học sinh hiểu nhanh hơn vai trò cûa con người trong các hệ sinh thái nhằm bảo vệ chung trái đất.Giáo dục cho mọi người về sự cần thiết của niềm đồng cảm giữa người và vũ trụ, tình gắn bó giữa con người với thiên nhiên để con người yêu thêm thiên nhiên, tạo vật, tìm lại mây trời hiền hoà, màu xanh của nước và của núi rừng, nói theo danh từ thời đại là green awareness và từ đó thấy sự cần thiết có một sự hài hoà giữa dân số và thiên nhiên, hài hoà giữa thiên nhiên và phát triển kinh tế, một sự hài hoà mà chính hệ thống triết học Á Đông luôn luôn đề cao.
Thái Công Tụng
.
Những Bài Thơ Viết Về Tà Áo Dài Việt Nam Hay Nhất
Tuyển chọn những bài thơ hay viết về tà áo dài Việt Nam. Đó là những vần thơ miêu tả, ca ngợi vẻ đẹp của chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
BÀI THƠ: TÀ ÁO VIỆT NAM
Thơ: Hằng Ngô
Xin anh giữ trọn lòng tin
Vẫn tà áo trắng xinh xinh thuở nào
Chắc anh thấy dáng ngọt ngào
Nhìn qua anh ngỡ em chào thời trang
Em đây tha thướt đẹp sang
Cũng tà áo lụa vẫn mang dịu dàng
Mai, Lan hay Cúc mãi vàng yêu thương
Anh ơi tình nếu còn vương
Áo dài em vẫn luyến thương trang đài
Em quỳ chánh điện khép gài tà lơi
Áo dài con mãi giữ nơi cổ truyền
Kiệu hoa anh tới dâu hiền vợ ngoan
Đẹp duyên mai trúc ta vang tiếng cười
Em từ thành thị theo người
Nhưng em vẫn giữ dáng ngời Việt Nam!
BÀI THƠ: TÀ ÁO DÀI
Thơ: Lãng Du Khách
Tôn vinh gái đẹp má hường VIỆT NAM
Bồng bềnh mái tóc đuôi sam
Nụ cười nhân ái phô hàm ngọc trai.
Làm em tôi thật trang đài kiêu sa
Để em đằm thắm mặn mà thật duyên
Gót son em bước giáng tiên
Dịu dàng thục nữ gái hiền đoan trang
Em là mỹ nữ hay nàng tiên sa
Áo dài em khoác Mẹ Cha hài lòng
Còn anh thoả chí ước mong
Vuốt ve ôm ấp vào lòng em ơi
Như làn mây tím của trời lang thang
Làm anh xao xuyến ngỡ ngàng
Hồn siêu phách lạc mơ màng cõi yêu
Để cho thế giới phải yêu áo dài
Thời trang hoa lệ các đài thế gian !
BÀI THƠ: ĐẸP MÃI ÁO DÀI
Thơ: Nguyễn Thị Quý
Em xinh xinh quá dáng mảnh mai
Áo dài tha thướt quá tuyệt vời
Nhìn em nhớ một thời áo trắng
Nón lá nghiêng che tóc dài bay
Em cười lúng liếng sao đằm thắm
Đứng cạnh hoa hồng, có ghen thay
Thoáng gặp mà tim cứ rộn thay
Cổ truyền muôn thủa xưa và nay
Từ già đến trẻ ai cũng thích
Tiệc tùng, lễ tết áo dài bay
Em yêu tà áo dài hãnh diện
Non nước việt nam tự hào thay
Nét đẹp áo dài khó đổi thay
Em mơ đến ngày xe hoa kết
Được mặc áo dài tay trong tay
Cùng anh gặt hái mùa tình đợi
BÀI THƠ: ÁO DÀI ƠI Tác giả: Sen Nguyễn
Áo xinh xắn tròn ôm dáng ngọc
Tà thướt tha tạo vóc diễm kiều
Thân hình nhẹ mỏng đáng yêu
Sắc tươi rực thắm thêm nhiều bóng xuân
Trong buổi lễ nét thuần rực sáng
Tạo tác phong mãi rạng ánh hào
Áo dài tha thướt nhẹ trao
Tặng hương đậm nét gởi vào bước chân
Tình em sáng như vầng nhật nguyệt
Dáng thiên thần thuần khiết ngàn năm
Gợi khoe nét đẹp trăng rằm
Ra cùng bốn biển người thăm bạn chào
Em mãi tỏa rực sao Nước Việt
Người thẫn thờ dệt viết thành thơ
Đượm tình thắm mãi ước mơ áo dài
Tà tung vẫy ánh mai réo gọi
Trải trắng đường tiếng nói nữ sinh
Bước đi nhẹ lướt hữu tình
Trắng ngần chân sáo dịu xinh má hường
Thuần tuý đẹp mãi vương hình bóng
Áo dài ơi ! Khát vọng dâng trào
Mãi em là áo tự hào Việt Nam.
BÀI THƠ: MÀU ÁO ANH THƯƠNG Thơ: Tùng Nguyễn
Yêu sao tà áo thân thương
Sắc màu đất nước quê hương chúng mình
Ngàn đời nét vẫn đẹp xinh
Tung bay trước gió gợi tình chứa chan..
Bốn mùa tươi thắm rộn dàng tiếng ca
Tô thêm vẻ đẹp mắt ta mắt mình..
Thướt tha kiều diễm lung linh
Dịu dàng thân thiết bóng hình mến thương
Dẫu xa muôn dặm nẻo đường
Vẫn không quên nổi vấn vương bên đời..
Thắm trong dáng vẻ tuyệt vời
Để tình lưu luyến gửi nơi bóng hồng
Miệng cười con mắt liếc cong
Khiến ai ngơ ngẩn trải lòng tứ thơ. ..!
Những Câu Nói, Bài Thơ Hay Và Ý Nghĩa Về Áo Dài Việt Nam
Áo dài – Quốc phục đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Tà áo dài đã đi vào văn thơ, vào nhạc họa để tôn vinh sự dịu dàng của người con gái Việt, tôn vinh nét đẹp của dân tộc ta. Những câu nói hay về áo dài theo đó cũng xuất hiện như một minh chứng về sự tồn tại tuyệt vời của tà áo dài.
Những câu nói hay về áo dài Việt Nam không chỉ tôn vinh trang phục đẹp đẽ, tôn lên truyền thống văn hóa của người Việt mà những câu nói hay về áo dài còn tôn vinh phẩm chất của người phụ nữ dịu dàng, đằm thắm của người phụ nữ Việt Nam.
Những câu nói hay về áo dài dần trở thành một công cụ để tôn vinh vẻ đẹp của áo dài. Những ca từ hoa mỹ được trau chuốt cẩn thận những vẫn không làm mất đi cái hồn cốt của dân tộc. Áo dài dần đi vào thơ văn một cách tự nhiên và xinh đẹp nhưng thế.
1. Áo Lụa Hà Đông – Tuấn Ngọc
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…
2. Tháng Giêng, Chim – Nguyễn Tất Nhiên
Đài các chân ngà ai bước khẽ Nguyện theo tà lụa cả phương Đông
3. Em hiền Như Ma Soeur – Nguyễn Tất Nhiên
Đưa em về dưới mưa
áo dài sầu hai vạt
khi chấm bùn lưa thưa…
4. Áo Trắng – Huy Cận
Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong Hôm xưa em đến mắt như lòng Nở bừng ánh sáng em đi đến Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng (Áo trắng).
Xin cho em một chiếc áo dài, cho em đi mua xuân tới rồi Mặc vào đời rồi ra, mừng lạy chào mẹ cha Hàng lụa là thơm dáng tuổi thơ
6. Một Thoáng Quê Hương – Mắt Ngọc
Đẹp biết bao quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu Dù ở đâu Paris, London hay những miền xa Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi.
7. Áo Dài Ơi – Sỹ Luân
Có chiếc áo dài tung tăng trên đường phố Những lúc buồn vui vu vơ nào đó Ánh mắt hồn nhiên vô tư dễ thương á hà…… Áo dài vui áo dài hát bao nắng xuân đang về khắp nơi Áo dài nói áo dài cười mang hạnh phúc đến cho mọi người Áo dài vui vui áo dài hát hát bao nắng xuân đang về khắp nơi Áo dài nói nói áo dài cười cười mang hạnh phúc đến cho mọi người…
Những Bài Thơ Hay Về Áo Dài
Áo Dài Ơi Em Tạo Dáng Làm Chi – Tác Giả: Qui Phi Hoang
Duyên Dáng Áo Dài – Tác Giả: Vũ Thư Lê Phục trang gái Việt khắp gần xa Từ áo tứ thân với bốn tà Óng ả đen tuyền khăn mỏ quạ Mỹ miều đỏ thắm yếm choàng qua
Yêu Lắm Áo Dài Ơi – Tác Giả: Tình Lỡ
Bạn đang đọc nội dung bài viết Áo Yếm Trong Thơ Văn Việt Nam trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!